Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Đậu bắp tốt cho người tiểu đường, mỡ máu cao. docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.39 KB, 4 trang )







Đậu bắp tốt cho người tiểu đường, mỡ máu cao


Đậu bắp chứa nhiều axit folic, vì vậy, đây là món thai phụ nên dùng để phòng
ngừa khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi.

Đậu bắp có mặt trong nhiều món ăn, từ chay đến mặn và cả làm “mồi” nhậu cho
quý ông. Nếu nhìn ở khía cạnh món ăn bài thuốc, đậu bắp có khá nhiều công dụng.
Đậu bắp chứa nhiều axit folic, vì vậy, đây là món thai phụ nên dùng để phòng ngừa
khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi. Bà bầu nên chọn các món ăn với đậu bắp
nhưng phong phú về nguyên liệu như: canh chua có nguyên liệu đậu bắp, đậu bắp
xào tôm, đậu bắp tẩm bột chiên giòn ăn với rau xà lách, lẩu ăn với đậu bắp… Đậu
bắp còn được xem như mỹ phẩm giúp đẹp da, mượt tóc, giữ vẻ trẻ trung cho đôi
mắt, tăng cường sức khỏe nhờ bên trong thân hình “nhỏ con” chứa nhiều vitamin
A, vitamin C, calci, kali, magne. Để đạt được công dụng làm đẹp, cần ăn các món
hơi “mầu mỡ” một chút như: đậu bắp hấp mỡ hành, đậu bắp xào, đậu bắp hấp
chấm kho quẹt…
Theo lương y Đinh Công Bảy - Hội Dược liệu TP.HCM thì những người bị tiểu
đường, mỡ trong máu cao nên thường xuyên dùng đậu bắp. Chất xơ trong đậu bắp
giúp giảm lượng mỡ trong hệ thống ống tiêu hóa, giúp đường hấp thu vào máu
chậm. Như vậy, để đậu bắp có thể “hoàn thành nhiệm vụ”, những ai có mỡ trong
máu, tiểu đường cần ăn đậu bắp luộc, hấp; không ăn đậu bắp tẩm bột chiên giòn,
đậu bắp xào. Nước đậu bắp luộc dùng để uống cũng có công dụng tương tự.
Đậu bắp chứa nhiều chất xơ. Trái đậu bắp khi cắt ra khá nhớt, phần nhớt đó chứa
xơ dạng hòa tan, còn “thân hình” và hạt đậu bắp chứa xơ không hòa tan. Các nhà


khoa học sau khi “cân đo” đã cho đáp số: một chén đậu bắp nấu chín có thể cung
cấp khoảng 4g chất xơ. Vì vậy, khi ăn các món nướng như: sườn nướng, xúc xích
nướng, nên tiện tay nướng thêm ít trái đậu bắp ăn kèm, vừa ngon miệng, không
ngán, lại giúp cho việc tiêu hóa thuận lợi. Những ai thường xuyên bị táo bón nên
dùng thử đậu bắp. Sau khi dùng khoảng hai ngày sẽ thấy hiệu quả. Tuy nhiên, để
loại trừ táo bón, không nên “ưu ái” một mình đậu bắp mà nên ăn thay đổi cùng các
món nhuận tràng khác như: khoai lang, đu đủ, bí đỏ, chuối, thanh long…
Bên cạnh làm “phụ tá” đắc lực cho hệ tiêu hóa, chất xơ trong đậu bắp còn giúp
giảm cân nhờ sinh ít năng lượng (một chén đậu bắp chứa khoảng 30 kcal). Vì vậy,
những ai đang “lên lịch” giảm cân nên đưa đậu bắp vào danh sách các món ăn. Tốt
nhất là dùng một chén đậu bắp hấp chấm chao hoặc kho quẹt trước khi dùng cơm.
Điều cần nhớ khi chế biến các món đậu bắp là chỉ nấu chín tới, không để quá lâu vì
có thể mất hết sinh tố.

Đậu bắp là món ăn sống ngon không kém ăn chín, song khi mua nên chọn đậu bắp
nhỏ, có bề mặt mịn màng, không tì vết, ăn sẽ ngon hơn và giàu dinh dưỡng hơn
loại đậu bắp lớn. Nhớ rửa sạch vì lông tơ trên vỏ đậu bắp khiến thuốc trừ sâu dễ
bám. Để có rau sạch, nên trồng đậu bắp, vì đây là cây dễ trồng, sống được ở những
nơi nắng gắt, đất không màu mỡ, rất sai trái.
Bên cạnh những công dụng có lợi nêu trên, “khuyết điểm” của đậu bắp là làm
“lạnh” bụng. Những ai hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, không nên
dùng loại rau này.

×