Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

SKKN: Xây dựng một số chủ đề stem trong giảng dạy môn Công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.77 KB, 3 trang )

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT THANH ĐA

BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN
Tên Sáng kiến: “Xây dựng một số chủ đề giáo dục stem trong giảng dạy môn công
nghệ tại trường THPT Thanh Đa – Quận Bình Thạnh - Tp. Hồ Chí Minh”
Tác giả: PHAN THỊ MINH LIÊN
Chức vụ: Giáo viên bộ môn Công nghệ
Đơn vị công tác: Trường THPT Thanh Đa
1. Thực trạng:
Hiện nay, mặc dù việc giảng dạy môn Công nghệ trong nhà trường đã áp dụng
các phương pháp dạy học tích cực, kết hợp nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp HS
hứng thú hơn trong học tập, phát triển những kĩ năng cho HS trong đời sống. Tuy
nhiên, việc dạy học hiện nay khá rập khuôn theo chương trình định sẵn theo bài học,
số tiết dạy, phân phối theo tiết học. Thời gian mỗi tiết học giới hạn trong 45 phút, việc
triển khai nhiệm vụ học tập cho HS trở nên bị giới hạn.
Bên cạnh đó, mặc dù giáo dục STEM cũng đã được các trường học triển khai
thực hiện, tuy nhiên lại chưa thực sự bài bản theo giáo án 4 bước, 5 hoạt động mà Bộ
giáo dục và đào tạo triển khai, các tiết học STEM chỉ chú trọng đến việc hình thành
sản phẩm nhưng không chú trọng những kĩ năng các em đạt được trong quá trình thực
hiện, sự hứng thú của các em HS.
Trong việc đánh giá chất lượng của HS trước đây chưa rộng rãi, và phong phú
bằng nhiều hình thức khác nhau. Đa phần đánh giá HS thông qua các bài kiểm tra giấy,
kiến thức trên sách vở. Bản thân tôi quan sát nhận thấy một số GV còn cho rằng làm
sản phẩm STEM không đánh giá được năng lực bằng hình thức kiểm tra giấy.
Xuất phát từ nhận thức trên tôi đã lựa chọn vấn đề “Xây dựng một số chủ đề
giáo dục stem trong giảng dạy môn công nghệ tại trường THPT Thanh Đa – Quận
Bình Thạnh - Tp. Hồ Chí Minh”. Với đề tài này tơi mong muốn góp phần nâng cao hơn
nữa chất lượng dạy học mơn Cơng nghệ tại trường THPT Thanh Đa nói riêng, chất


lượng giáo dục nói chung.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến
a. Mục đích của giải pháp


2

Nhằm góp phần nâng cao nghiệp vụ sư phạm, bên cạnh đó nhằm trao đởi kinh
nghiệm với đờng nghiệp. Quan trọng nhất là nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh,
HS có thể phát triển các kĩ năng của thế kỷ 21, HS sẽ chủ động, thích thú với việc học
tập. Quá trình dạy của GV và quá trình học của HS trở nên sinh động và dễ hiểu hơn.
Thơng qua đó, HS sẽ dễ dàng làm chủ được kiến thức, HS sẽ năng động, tích cực, sáng
tạo, nhiệt huyết hơn với cơng việc mà HS được giao. Đó là những phẩm chất rất cần
thiết cho các em HS khi các em bước vào hoạt động nghề nghiệp trong tương lai. Mặt
khác, nội dung của sáng kiến tôi cũng nhằm hướng đến phát triển một số kĩ năng sau
đây cho HS: kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng thực nghiệm
và trải nghiệm, kỹ năng ứng dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề thực tiễn.
Khi xây dựng các chủ đề dạy học theo giáo dục STEM và đem vào áp dụng GV
có thể đánh giá HS qua quá trình và qua sản phẩm cuối cùng, hình thức đánh giá
phong phú hơn. Việc học tập dựa trên chủ đề, sẽ không bị giới hạn thời gian truyền tải
kiến thức trong một tiết học, chỉ đến khi hết chủ đề.
b. Nội dung giải pháp
Các bước tiến hành trong giải pháp được thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học
Căn cứ nội dung kiến thức trong chương trình mơn học và các vấn đề gắn liền
với thực tiễn để lựa chọn nội dung phù hợp.
Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
Sau khi lựa chọn chủ đề, tôi xác định các nhiệm vụ học tập của HS để giải quyết
vấn đề thực tiễn, HS vận dụng các kiến thức nền của môn học và các kiến thức bổ trợ
môn khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao như: Thiết kế, xây dựng quy trình, chế

biến món ăn/ chế biến siro uống, chế tạo các vận dụng…Trong trường hợp này HS có
quyền làm thử, chế tạo thử nâng cao tính khả thi.
Bước 3: Xây dựng tiêu chí giải quyết vấn đề
Khi xây đã xác định các vấn đề và giao nhiệm vụ cho HS cần nêu ra tiêu chí cho
nhiệm vụ đó cụ thể như: bữa ăn gia đình đủ nhóm dinh dưỡng, trình bày đẹp mắt, ngon
miệng…; Sản xuất thức uống nhiều dinh dưỡng, hạn chế lượng đường…
Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Cuối cùng là thiết kế tiến trình dạy học bằng những hoạt động cụ thể.
3. Đánh giá về sáng kiến được tạo ra


3

a. Tính mới:
Giải pháp này được tơi áp dụng lần đầu cho một số lớp khối 10, 11 tại trường
THPT Thanh Đa trong các năm học 2018-2019, 2019-2020 và 2020-2021. Theo tôi
nhận thấy, chủ đề STEM đã được áp dụng ở nhiều trường, nhiều mơn trước đó, tuy
nhiên đối với chủ đề tơi đưa ra thì tính đến nay chưa thấy sáng kiến nào thể hiện.
b. Hiệu quả áp dụng:
Sau khi xây dựng chủ đề STEM để dạy học cho HS bước đầu đã mang lại hiệu
quả, phát huy được tính mới so với các phương pháp dạy học truyền thống, HS đã có
những kỹ năng giải quyết những vấn đề gặp phải. Theo tôi nhận thấy: Nếu chúng ta
xây dựng các chủ đề STEM qua các mơn học thì kỹ năng tư duy sáng tạo của HS sẽ
ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt để các em ứng dụng vào các vấn đề thực
tiễn cuộc sống. Với kết quả thu được trong quá trình giảng dạy đã khẳng định tính
đúng đắn, hiệu quả, khả thi của chủ đề giáo dục STEM cho HS.
c. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Sáng kiến này đã được áp dụng đối với HS khối 10, 11 tại trường THPT
Thanh Đa.
- Sáng kiến này có thể áp dụng được trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

- Các chủ đề về nhu cầu dinh dưỡng, sản xuất kim chi, chế biến siro hay chế
biến sữa chua, bảo quản lương thực thực phẩm tơi lựa chọn xây dựng có thể được triển
khai trong môn Sinh học nhưng cần thay đổi một số kiến thức cho phù hợp với đặc thù
môn Sinh học; ngoài ra chủ đề chủ đề chiếc hộp dụng cụ có thể được áp dụng trên mơn
vật lý kết hợp với lắp mạch điện; nội dung chế tạo chậu cảnh từ vật liệu composite có
thể áp dụng trên mơn Hóa học... Trong thời gian tới, có thể tở chức liên môn với các
môn học như Sinh học, Vật lý, Hóa học để tạo nên các chủ đề STEM.
HỘI ĐỒNG CÔNG NHẬN SÁNG
KIẾN TẠI CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2022
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

NƠI TÁC GIẢ CÔNG TÁC

PHAN THỊ MINH LIÊN



×