Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đất đai theo nguyên tắc kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ thực tiễn của thủ đô hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.35 KB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
---/---

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
---/---

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THY

một số giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý đất đai theo nguyên tắc kinh tế thị
trờng định hớng xà hội chủ nghĩa từ thực
tiễn
của thủ đô Hà Nội
Chuyờn ngnh

: Quản lý hành chính cơng

Mã số

: 60 34 82

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CƠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN CHÍ THÀNH


HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan nội dung và những số liệu trongluận
văn của tôi là trung thực, không sao chép của bất kỳ luận
văn hay tài liệu nào khác. Tơi hồn tồn chịu trách
nhiệm về nội dung và những số liệu trên.
Tác giả

Nguyễn Thị Phương Thủy


LỜI CẢM ƠN !
Để hồn thành chương trình cao học và thực hiện luận văn này, tôi đã
nhận được sự quan tâm, giảng dạy và tạo mọi điều kiện giúp đỡ của Ban
Giám đốc, các thầy, cô giáo Học viện Hành chính thuộc Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính và các
thầy cơ giáo trực tiếp giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu tại Học viện.
Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Nguyễn Chí
Thành, Vụ trưởng, Văn phịng Chủ tịch nước đã dành nhiều thời gian tâm
huyết và tận tình hướng dẫn nghiên cứu, giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo chủ nhiệm Nguyễn
Thu Thủy, cô giáo chủ nhiệm đầy trách nhiệm và hết lịng vì cơng việc đã
dành nhiều sự quan tâm để tơi hồn thành được khố học này.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công chức Sở
Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội, cảm ơn các đồng nghiệp, đặc
biệt là những nguời thân trong gia đình tơi đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
tốt nhất cho tơi trong q trình học tập tại trường và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Người thực hiện


Nguyễn Thị Phương Thuỷ


Mơc lơc
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .....................................3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn...............................................................5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................7
6. Đóng góp mới của luận văn ..........................................................................8
7. Kết cấu của luận văn .....................................................................................8
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
ĐẤT ĐAI THEO NGUYÊN TẮC KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA................................................................. 9

1.1. Kinh tế thị trường định hướng XHCN......................................................9
1.1.1. Khái niệm thị trường.......................................................................9
1.1.2. Nguyên tắc của thị trường............................................................10
1.1.3. Quan niệm về kinh tế thị trường ...................................................10
1.1.4. Những yếu tố cơ bản của kinh tế thị trường..................................10
1.1.5. Một số vấn đề chủ yếu của kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa........................................................................................12
1.1.6. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa .................................................................................14
1.2. Vai trò của đất đai trong sản xuất, đời sống và phân loại đất....................15
1.2.1. Khái niệm về đất đai......................................................................15
1.2.2. Đặc điểm của đất đai trong sản xuất, đời sống .............................16
1.2.3. Vai trò của đất đai trong sản xuất và đời sống ..............................18

1.2.4. Phân loại đất ..................................................................................19
1.3. Quản lý nhà nước đối với đất đai theo nguyên tắc kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ...................................................................................21
1.3.1. Khái niệm ......................................................................................21
1.3.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai ..............................23
1.3.3. Mục đích của quản lý nhà nước về đất đai ...................................24
1.3.4. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai ...............................................25
1.3.5. Nội dung quản lý nhà nước đối với đất đai theo cơ chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa .............................................27
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất đai .....29
1.4.1. Nhân tố chính sách, pháp luật .......................................................29
1.4.2. Nhân tố xã hội ...............................................................................33
1.4.3. Nhân tố kinh tế...............................................................................34
1.5. Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước và bài học rút ra đối với
Việt Nam .........................................................................................................35
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước .............................35
1.5.2. Bài học rút ra đối với Việt Nam ....................................................46


Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI..................................................................................51

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội ........................51
2.1.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................51
2.1.2. Điều kiện kinh tế............................................................................52
2.1.3. Điều kiện xã hội ............................................................................53
2.2. Tập quán văn hoá ảnh hưởng đến quan hệ ruộng đất ..............................54
2.3. Đơ thị hố và sự tác động của nó đến quan hệ đất đai ở thủ đô Hà Nội...55
2.4. Qũy đất của Hà Nội ..................................................................................60
2.5. Thực trạng sử dụng đất của Hà Nội trong thời gian qua...........................61

2.5.1. Đối với đất nông nghiệp.................................................................61
2.5.2. Đối với đất phi nông nghiệp..........................................................66
2.5.3. Đối với đất chưa sử dụng...............................................................67
2.6. Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội....................69
2.6.1. Bộ máy quản lý đất đai của thành phố Hà Nội..............................69
2.6.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành
phố .................................................................................................73
2.6.3. Đánh giá chung..............................................................................92
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI...............................103

3.1. Quan điểm cơ bản hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai theo nguyên
tắc kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ......................................103
3.2. Các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai
trên địa bàn thành phố Hà Nội.......................................................................104
3.2.1. Hồn thiện cơng tác xây dựng và ban hành chính sách đất đai...105
3.2.2. Đổi mới quy trình lập quy hoạch sử dụng đất đai gắn với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội...................................................105
3.2.3. Tạo điều kiện hình thành thị trường quyền sử đụng đất có sự quản
lý của Nhà nước để chuyển nguồn lực có hiệu quả ....................106
3.2.4. Đổi mới chính sách kinh tế đối với đất đai..................................108
3.2.5. Hoàn thiện hệ thống đăng ký đất đai...........................................110
3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý
nhà nước.......................................................................................111
3.2.7. Đào tạo đội ngũ cán bộ địa chính.................................................112
3.2.8. Nâng cao ý thức pháp luật đất đai của các đối tượng sử dụng đất.......113
3.3. Một số kiến nghị.....................................................................................114
KẾT LUẬN .....................................................................................................117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................118



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH

:

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

KTTT

:

Kinh tế thị trường

QLNN

:

Quản lý nhà nước

TBCN

:


Tư bản chủ nghĩa

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

:

Ủy ban nhân dân

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bảng 2.2: Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng từ đất nơng nghiệp
Bảng 2.3: Đất phi nông nghiệp được sử dụng từ 2000-2010
Bảng 2.4: Số lượng, trình độ cán bộ cơng chức thành phố

Trang
60

63
66
72


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia, là yếu
tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật
khác trên trái đất. C.Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là
điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu
sản xuất cơ bản”. Có thể khẳng định rằng, nếu khơng có đất đai thì khơng có
bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của
cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nịi giống đến ngày nay. Lịch sử
của loài người từ khi biết chiếm hữu đất đai đã biến đất đai từ một sản vật tự
nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia. Luật Đất đai của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: "Đất đai là tài nguyên
quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều
thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được
vốn đất đai như ngày nay”.
Đất đai khơng chỉ có vai trị quan trọng như đã nêu trên mà nó cịn có ý
nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu.
Ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia, vì thế vốn đất đai mà
một quốc gia có được cịn là biểu hiện của sức mạnh dân tộc. Đất đai còn là
nguồn của cải, là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự
an tồn về tài chính, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ... Đất đai có giá trị
và ý nghĩa rất quan trọng đối với cả nhà nước và xã hội, chính vì vậy tất cả các

quốc gia trên thế giới đều có hệ thống luật pháp rõ ràng và cụ thể, làm cơ sở
cho việc quản lý đất đai.
Ở Việt Nam ta kể từ sau ngày đất nước đổi mới, thực hiện nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã thực sự hình thành một hệ thống


2
pháp luật về đất đai, là cơ sở cho việc đổi mới chính sách về đất đai, là khung
pháp lý cho việc quản lý nhà nước về đất đai: Luật Đất đai 1988; Luật Sửa đổi
bổ sung 1992. Đặc biệt Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi
hành đã tạo hành lang pháp lý đưa công tác quản lý đất đai dần vào nề nếp,
việc sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả hơn. Đối với việc nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã có quy
định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia
đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nơng nghiệp... đã tạo hành lang pháp
lý cho các giao dịch về chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói chung và quyền
sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản xuất nói riêng; bước đầu đã
đạt được một số kết quả tích cực, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp,
sản xuất lâm nghiệp, phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số nơi còn xảy ra tình trạng chuyển
nhượng đất sản xuất nơng nghiệp, đất rừng sản xuất, đặc biệt là đất chuyên
trồng lúa nước; chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang đất phi nơng
nghiệp một cách tràn lan mang tính đầu cơ, trục lợi hoặc có hành vi “ơm đất”
chờ quy hoạch để nhằm mục đích kiếm lời, hưởng lợi trong chính sách bồi
thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, làm cho tình hình quản lý đất đai tại
các địa phương diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho cơng tác thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng giữa Nhà nước, doanh
nghiệp và người có đất bị thu hồi.
Những vấn đề trên cho thấy, vai trò của Nhà nước trong quản lý, sử

dụng đất với chức năng là đại diện cho sở hữu toàn dân về đất đai chưa rõ
ràng, buông lỏng hiệu quả quản lý thấp; quan hệ kinh tế giữa đại diện sở hữu
đất đai với người sử dụng đất (SDĐ) chưa minh bạch và nhiều bức xúc nảy
sinh..., đó là những nội dung cần được nghiên cứu và lý giải cả về lý luận và
thực tiễn. Thủ đô Hà Nội, với vai trị là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá


3
- xã hội của cả nước, đặc biệt từ sau khi có Nghị quyết số 08- NQ/QH về việc
mở rộng Thủ đơ Hà Nội, thì vai trị nhà nước trong quản lý sử dụng đất đã trở
thành một nhiệm vụ cấp bách. Yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý và sử
dụng một cách hiệu quả đầy đủ, hợp lý đất đai là mục tiêu quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là một nhiệm vụ cấp bách. Điều đó đã
và đang được Đảng bộ và nhân dân thành phố Hà Nội quyết tâm thực hiện và
đã đạt được những kết quả không nhỏ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh
tế- xã hội của Hà Nội. Để có thể đạt được mục tiêu mà thành phố Hà Nội đề
ra cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền, các bộ ngành có
liên quan. Chính vì vậy, tơi chọn: "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước đối với đất đai theo nguyên tắc kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa từ thực tiễn của Thủ đô Hà Nội" làm đề tài của luận văn
Thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Nước ngồi: Theo những thơng tin tra cứu từ Thư viện Quốc gia và các
nguồn thông tin khác, tính đến thời điểm nghiên cứu tiếp cận cho thấy: lĩnh
vực QLNN về đất đai, trên thế giới đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu,
có giá trị khoa học cao như:
- “Những chính sách đất đai cho phát triển và xố giảm đói nghèo”
(Land policies for growth and poperty reduction) (2004), của Ngân hàng Thế
giới, là cơng trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa chính sách QLNN về đất
đai, khuynh hướng SDĐ ảnh hưởng đến phát triển và nghèo đói của các nước

đang phát triển, các giải pháp khuyến nghị nhằm xóa giảm đói nghèo, thúc
đẩy phát triển bền vững.
- “Chính sách về đất đai” (Land policy) (2003) và “Chính sách sử dụng
đất của địa phương và sự khuyến khích đầu tư” (Local land use policy and
investment incentives) (2004) của Ngân hàng Thế giới, là những nghiên cứu
đưa ra chính sách quản lý đất đai (QLĐĐ), cảnh báo về những quy định,
phương thức quản lý và SDĐ của chính quyền địa phương.


4
Trong nước:
- Luật đất đai năm 1987 (sửa đổi năm 2003) là cơ sở pháp lý quan trọng
cho việc quản lý đất đai nói chung, quản lý nhà nước về đất đai nói riêng.
- Ở góc độ nghiên cứu lý luận về quan hệ sở hữu đất đai trong thời kỳ
quá độ lên CNXH, trong điều kiện nền KTTT đã có một số cơng trình nghiên
cứu quan trọng cơng phu của các Bộ, các Viện nghiên cứu, các nhà khoa học
như: “Cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách đất đai và sử dụng
hợp lý quỹ đất đai”, đề tài nghiên cứu cấp bộ của Viện Khoa học Nông
nghiệp, năm 2003; “Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình
thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam”, đề tài nghiên cứu
cấp nhà nước của Nguyễn Đình Bồng thuộc Bộ Tài ngun và Mơi trường,
năm 2005... Nhìn chung các nghiên cứu đã đề cập đến nội dung sở hữu toàn
dân về đất đai gắn với nền KTTT ở nước ta, với mục tiêu hình thành cơ sở
khoa học, tham mưu cho Nhà nước ban hành các chính sách đất đai ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
- Về nội dung đất đai với tính chất là nguồn lực quan trọng của q
trình cơng nghiệp hố (CNH), hiện đại hố (HĐH) đất nước, trong điều kiện
nền KTTT, cũng đã được nhiều tổ chức, cá nhân các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu như: “Những bất cập hiện nay của chính sách đất đai đối với
phát triển tam nông ở Việt Nam”, của Nguyễn Tấn Phát, Tạp chí Nghiên cứu

kinh tế, số 366 - 2008; “Về sở hữu, sử dụng và sai phạm trong quản lý đất đai
ở Việt Nam từ khi đổi mới”, của Nguyễn Văn Sửu, Tạp chí Nghiên cứu lịch
sử, số 5-2007; “Tình hình thu hồi đất của nơng dân để thực hiện CNH-HĐH
và các giải pháp phát triển”, Tạp chí Cộng sản, số 12-2007… Các nghiên cứu
trên chủ yếu đề cập đến nội dung phân bổ đất đai cho các ngành kinh tế và
quản lý đất đai sao cho có hiệu quả; trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn
kém phát triển, đất đai là nguồn tài nguyên lớn nhất cần được khai thác một
cách hiệu quả để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của đất nước.


5
- Vấn đề QLNN về đất đai và quản lý đất đô thị cũng được nghiên cứu
khá bài bản như: Cuốn “Cơ sở lý luận và thực tiễn tiếp tục hồn thiện chính
sách đất đai ở Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Đình Kháng, Nxb Lao động,
Hà Nội.
- UBND thành phố Hà Nội cũng đã tổ chức một số cuộc hội thảo nhằm
tranh thủ ý kiến của các chuyên gia và các nhà khoa học, để có biện pháp, cơ
chế trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách quản lý đất đai của Nhà nước
trên địa bàn như: Hội thảo khoa học: “Thị trường nhà đất ở Hà Nội - thực
trạng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước”.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu QLNN về đất đai của các nhà
khoa học trong và ngoài nước đối với QLNN về đất đai của Việt Nam đã góp
phần hồn thiện hệ thống lý luận, cũng như thực tiễn QLĐĐ ở Việt Nam. Các
nghiên cứu về QLNN đối với đất đai giai đoạn hiện nay, phần lớn tập trung đề
cập đến cơ chế chính sách về đất đai, trong điều kiện nền KTTT ở nước ta
đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực (AFTA) và nền kinh tế
thế giới (WTO). Đặc biệt các nghiên cứu trong giai đoạn Việt Nam đàm phán
gia nhập WTO, đều đặt vấn đề khai thác nguồn lực trong nước như thế nào để
tạo ra đối trọng cho nền kinh tế khi mở rộng hội nhập, trong đó nguồn lực đất
đai được đánh giá có vị trí vơ cùng quan trọng. Tuy nhiên cho đến nay chưa có

đề tài hoặc cơng trình nghiên cứu nào công bố trùng với đề tài "Nâng cao hiệu
quả cường quản lý nhà nước về đất đai theo nguyên tắc thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa từ thực tiễn của Thủ đô Hà Nội" mà em đã chọn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
Mục tiêu: Hệ thống hố những vấn đề mang tính đặc thù về đặc điểm,
vị trí, vai trị của quản lý nhà nước về quản lý đất đai theo nguyên tắc thị
trưường định hướng XHCN, từ thực tiễn của địa bàn Thủ đô Hà Nội, đề xuất
các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai theo nguyên tắc thị
trường định hướng XHCN từ thực tiễn của Thủ đô Hà Nội.


6
Nhiệm vụ:
- Làm rõ nguyên tắc của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và cách tiếp cận mới về quản lý nhà nước; đặc điểm của đất đai, tính đặc biệt
của hàng hố đất đai; sự cần thiết khách quan vai trò quản lý của Nhà nước
đối với đất đai theo nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước đối với đất đai và nội
dung cơ bản của quản lý nhà nước về đất đai hiện nay, trong điều kiện sở hữu đất
đai toàn dân, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Phân tích kinh nghiệm của một số nước về hoạt động quản lý đất đai,
từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cả nước
nói chung và trên địa bàn Thủ đơ Hà Nội nói riêng: Chiến lược, quy hoạch,
phân cấp, giao quyền sử dụng, cơ chế trách nhiệm, tài chính về đất đai, giám
sát của nhân dân và cơ quan đại diện của nhân dân đối với đất đai.
- Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai theo
các nguyên tắc thị trường định hướng XHCN.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a, Đối tượng nghiên cứu:

- Công tác quản lý nhà nước về đất đai theo nguyên tắc thị trường định
hướng XHCN trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
- Những giải pháp cụ thể tăng cường quản lý nhà nước về đất đai theo
nguyên tắc thị trường định hướng XHCN.
b, Phạm vi nghiên cứu:
- Luận văn giới hạn nghiên cứu về chất lượng QLNN về đất đai theo
nguyên tắc thị trường định hướng XHCN.
- Không gian nghiên cứu: địa bàn thành phố Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: Thực tiễn quản lý nhà nước về đất đai theo
nguyên tắc thị trường định hướng XHCN giai đoạn 2005 -2009.


7
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm
những phương pháp sau:
- Phân tích tài liệu sẵn có: Đề tài đã tiến hành khảo cứu các báo cáo,
nghiên cứu, bài viết của các chuyên gia trong và ngoài nước trong lĩnh vực
đất đai và quản lý nhà nước về đất đai. Kết quả của bước tổng hợp tài liệu này
sẽ cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc tiến hành phân tích, đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai theo nguyên tắc thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Phương pháp quy nạp và diễn dịch: trên cơ sở phân tích những nội
dung cơ bản về quản lý đất đai của Nhà nước, đề tài sử dụng phương pháp
quy nạp để đưa ra những đánh giá chung mang tính khái quát về thực trạng
quản lý nhà nước về đất đai. Thực trạng này được đặt trong bối cảnh chung
của cả nước và dưới tác động của cơ chế KTTT.
- Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Đề tài sẽ thực hiện các
buổi thảo luận nhóm tập trung đối với một số đại biểu Hội đồng nhân các cấp,
cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các địa phương. Các buổi toạ đàm nhóm cũng sẽ

được tổ chức đối với người tham gia thảo luận là đối tượng liên quan đến đất
đai và chính quyền địa phương.
- Tham vấn chuyên gia: Nghiên cứu cũng sẽ tiến hành tham vấn một
số chuyên gia tại các Bộ, Ban, ngành tại Trung ương và địa phương am hiểu
về các chính sách đất đai. Thơng tin đầu vào do các chuyên gia cung cấp qua
các cuộc thảo luận nhóm được tổng hợp và được sử dụng làm một trong
những căn cứ để đưa ra những nhận xét và đánh giá về hiệu quả quản lý nhà
nước về đất đai theo nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Phương pháp trừu tượng hoá khoa học và phương pháp phân tích
hệ thống: việc nghiên cứu vai trị quản lý đất đai của Nhà nước ở nước ta
được thực hiện một cách đồng bộ, gắn với từng giai đoạn, từng hoàn cảnh lịch
sử cụ thể.


8
- Phương pháp thực địa: Phương pháp này giúp tiếp cận vấn đề một
cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có được
tầm nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động chính trong
khi tiến hành phương pháp này gồm: quan sát; mô tả; ghi chép; chụp ảnh,
quay phim tại các điểm nghiên cứu; gặp gỡ trao đổi với chính quyền địa
phương, các cơ quan quản lý tài nguyên, các cơ quan quản lý chuyên ngành ở
địa phương và cộng đồng sở tại.
6. Đóng góp mới của luận văn
a, Về mặt lý luận
Luận văn sẽ hệ thống hoá những vấn đề về lý luận về công tác quản lý
nhà nước về đất đai theo nguyên tắc thị trường định hướng XHCN.
b, Về thực tiễn:
Các kiến nghị, giải pháp trong luận văn có ý nghĩa thực tiễn nhằm góp
phần tác động đến việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai theo
nguyên tắc thị trường định hướng XHCN trên địa bàn cả nước nói chung và

Thủ đơ Hà Nội nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với đất
đai theo nguyên tắc nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai ở Thủ đô Hà Nội
Chương 3: Nâng cao hiệu quả quản lý đất đai theo nguyên tắc kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa


9
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
ĐẤT ĐAI THEO NGUYÊN TẮC KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
1.1.1 Khái niệm thị trường
Thị trường là khái niệm vừa trừu tượng, vừa cụ thể. Có thể hiểu: thị
trường là địa điểm diễn ra hoạt động mua - bán hàng hóa.
Theo đại Từ điển tiếng Việt, thị trường là: (1) hoạt động mua bán, trao
đổi hàng hố nói chung; (2) nơi thường xun tiêu thụ hàng hoá. Khái niệm
“thị trường” của một quốc gia có nghĩa rộng hơn rất nhiều so với khái niệm
chỉ về một địa điểm bán hàng thuần túy. Thị trường còn bao gồm những cơ
chế về kinh tế đã đặt ra hoặc “luật lệ của cuộc chơi”. Những “thành viên”
tham gia thị trường phải tuân thủ mọi luật lệ do các cơ quan quản lý đặt ra.
Thị trường là tổng hoà các mối quan hệ mua - bán trong xã hội, được hình
thành trong các điều kiện lịch sử khác nhau.
Theo C.Mác: “thị trường là lĩnh vực trao đổi”, V.I.Lênin cho rằng:
“khái niệm thị trường” hồn tồn khơng thể tách rời khái niệm phân công lao

động xã hội. Hễ ở đâu và khi nào có phân cơng lao động xã hội và sản xuất
hàng hố thì ở đó và khi ấy có thị trường. Quy mơ thị trường gắn chặt với
trình độ chun mơn hố xã hội.
Xét trên góc độ vĩ mô, thị trường là một phạm trù kinh tế tồn tại một
cách khách quan cùng với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hố và
lưu thơng hàng hố. Ở đâu và khi nào có sản xuất hàng hố thì ở đó và khi ấy
có thị trường. “Thị trường, nghĩa là lĩnh vực trao đổi mở rộng ra thì quy mơ
sản xuất cũng tăng lên, sự phân công sản xuất cũng trở nên sâu sắc hơn”.


10
1.1.2. Nguyên tắc của thị trường
- Các chủ thể kinh tế độc lập với nhau và họ có tồn quyền quyết định
cơng việc kinh doanh của mình.
- Người bán và người mua có khả năng lựa chọn đối tác, nghĩa là tự do
giao dịch.
- Mua bán theo giá cả thị trường.
- Đảm bảo có đủ thơng tin thị trường.
1.1.3. Quan niệm về kinh tế thị trường
Để định nghĩa về kinh tế thị trường trước hết hãy định nghĩa về kinh tế
hàng hoá. Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, mà trong đó
sản phẩm sản xuất ra là để trao đổi và để bán trên thị trường. Cịn kinh tế thị
trường là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá, từ sản xuất đến tiêu
dùng đều thông qua thị trường, các quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá. Kinh
tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường là kinh tế thị trường. Ngày nay
không ai phủ nhận sự tồn tại khách quan của kinh tế hàng hoá, kinh tế thị
trường trong nhiều xã hội khác nhau. Đảng ta khẳng định: “Sản xuất hàng
hố khơng đối lập với CNXH, mà là thành tựu phát triển của văn minh nhân
loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi
XHCN đã được xây dựng”.

Kinh tế thị trường là phương thức vận hành nền kinh tế, là phương
tiện để đạt tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ,
văn minh”, trong đó, q trình phân phối tài ngun, lao động và lợi ích vật
chất đều dựa trên cơ sở các quan hệ cung cầu thị trường và do các quy luật
của trao đổi và lưu thơng hàng hóa (quy luật của thị trường) chi phối. Quy
luật xuyên suốt của kinh tế thị trường là quy luật giá trị.
1.1.4. Những yếu tố cơ bản của kinh tế thị trường
Thứ nhất, chủ thể của nền kinh tế. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự tồn
tại của các chủ thể kinh tế độc lập dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Về


11
bản chất, nền kinh tế thị trường thị trường có cấu trúc đa sở hữu. Trong cấu
trúc, sở hữu tư nhân luôn luôn là thành tố tất yếu, bắt buộc. Nói đến kinh tế
thị trường mà phủ nhận sở hữu tư nhân có nghĩa là bác bỏ kinh tế thị trường
trên thực tế. Bên cạnh sở hữu tư nhân, còn có các dạng thức sở hữu quan
trọng khác là sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và dạng đồng sở hữu của các
chủ thể khác, ví dụ sở hữu công ty cổ phần, doanh nghiệp tư bản nhà nước...
Thứ hai, hệ thống đồng bộ các thị trường và thể chế tương ứng. Nền kinh
tế thị trường là một hệ thống hữu cơ mang tính xã hội hố cao. Do vậy, sự vận
hành của nó ln ln là sự vận hành tổng thể của các yếu tố cấu thành. Mọi nền
kinh tế thị trường đều có các yếu tố cấu thành cơ bản là các thị trường, bao gồm
các thị trường yếu tố [các thị trường đầu vào như thị trường đất đai, thị trường
sức lao động, thị trường tài chính (thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường
chứng khốn), thị trường máy móc thiết bị, thị trường khoa học - công nghệ] và
thị trường hàng tiêu dùng. Để nền kinh tế thị trường hoạt động có hiệu quả, phải
bảo đảm hai yêu cầu: (1) Có sự hiện diện đầy đủ của tất cả các thị trường nói
trên và (2) Các thị trường phải vận hành đồng bộ.
Thứ ba, hệ thống giá cả do cung cầu thị trường quyết định là yếu tố cốt
lõi quyết định sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường

chỉ vận hành được một khi hệ thống giá cả được quyết định khách quan bởi
thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận là động
lực chủ yếu thúc đẩy nỗ lực hoạt động và hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp. Để phục vụ mục tiêu đó, giá cả phải được thiết định trên các cơ sở
khách quan và được điều tiết bằng cơ chế tự điều tiết (cạnh tranh tự do).
Thứ tư, cơ chế nguyên tắc vận hành cơ bản của nền kinh tế thị trường là
cạnh tranh tự do. Khơng có cạnh tranh tự do thì khơng thể nói đến kinh tế thị
trường. Về bản chất, cơ chế cạnh tranh thị trường là cơ chế tự điều chỉnh. Do
vậy, nó cịn được gọi là “bàn tay vơ hình”. Cơ chế này giúp nền kinh tế tạo
lập sự cân bằng mỗi khi bị trục trặc.


12
Thứ năm, vai trị của nhà nước. Thị trường có những khuyết tật và cơ
chế thị trường có thể bị thất bại trong việc giải quyết một số vấn đề phát
triển, ví dụ như khủng hoảng, đói nghèo, cơng bằng xã hội, môi trường,...
Để khắc phục chúng và tránh khỏi thất bại thị trường, nhà nước phải tham
gia quản lý, điều tiết sự vận hành nền kinh tế. Nhà nước tham gia vào các
quá trình kinh tế thị trường vừa với tư cách là bộ máy quản lý xã hội, vừa
là một yếu tố nội tại của cơ chế vận hành kinh tế. Với các tư cách đó, nhà
nước thực hiện ba chức năng:
- Quản lý, định hướng và hỗ trợ phát triển.
- Phân phối lại thu nhập quốc dân.
- Bảo vệ mơi trường.
Để thực hiện ba chức năng đó, Nhà nước phải giải quyết các nhiệm vụ:
- Cung cấp khung khổ pháp lý rõ ràng, nghiêm minh, có hiệu lực và
phù hợp với đòi hỏi của cơ chế thị trường.
- Kiến tạo và bảo đảm môi trường vĩ mô ổn định, có tính khuyến khích
kinh doanh.
- Cung cấp kết cấu hạ tầng cũng như các dịch vụ và hàng hố cơng cộng.

- Hỗ trợ nhóm người nghèo các điều kiện tối thiểu để tham gia thị
trường bình đẳng.
Năm yếu tố nói trên là 5 yếu tố cấu thành cơ bản khung thể chế chung
của mọi nền kinh tế thị trường. Chúng hình thành một tổng thể, quy định lẫn
nhau. Thiếu bất cứ yếu tố nào trong số đó đều khơng thể có nền kinh tế thị
trường bình thường, vận hành hiệu quả.
1.1.5. Một số vấn đề chủ yếu của kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước, theo định hướng XHCN.


13
- Với sở hữu, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa lấy sở hữu tư nhân
làm cơ sở, còn kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa lấy sở hữu công cộng làm
cơ sở.
- Về chế độ phân phối, khẳng định, kết quả cuối cùng của kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa không nhằm tập trung tài sản vào trong tay một số ít
cá nhân như kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, mà nhằm đem lại sự sung túc
chung cho mọi tầng lớp dân cư. Đây là định hướng lâu dài gắn liền với các nỗ
lực quản lý. Chủ nghĩa xã hội lấy phân phối theo lao động là chính, nhưng
cũng chấp nhận các hình thức phân phối khác.
- Về tính chất giai cấp của nhà nước và mục đích quản lý, trong nền
kinh tế thị trường TBCN, sự quản lý của nhà nước luôn mang tính chất tư sản
và trong khn khổ của chế độ tư sản với mục đích nhằm bảo đảm mơi trường
kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự thống trị của giai cấp tư sản, cho sự bền vững
của chế độ bóc lột TBCN. Cịn trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, thì sự can thiệp của nhà nước XHCN vào nền kinh tế lại nhằm bảo vệ
quyền lợi chính đáng của tồn thể nhân dân lao động, thực hiện mục tiêu dân

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Về cơ chế vận hành, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước dưới sự lănh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Cơ chế đó đảm bảo tính hướng dẫn điều khiển nền kinh
tế nhiều thành phần hướng tới đích XHCN theo phương châm nhà nước điều
tiết vĩ mô. Ngược lại, kinh tế thị trường TBCN hoạt động dưới sự quản lý của
đảng tư sản cầm quyền.
+ Về mối quan hệ tăng trưởng, phát triển kinh tế với công bằng xã hội.
Vấn đề công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường TBCN chỉ được đặt ra
khi mặt trái của cơ chế thị trường đã làm gay gắt các vấn đề xã hội, tạo ra
nguy cơ bùng nổ xã hội, đe doạ sự tồn tại của CNTB. Trong kinh tế thị trường
định hướng XHCN, Nhà nước chủ động giải quyết ngay từ đầu mối quan hệ


14
giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Vấn đề công bằng xã hội không
chỉ là phương tiện phát triển nền kinh tế hàng hố mà cịn là mục tiêu của chế
độ xã hội mới.
Tình hình đó đặt ra cho kinh tế thị trường định hướng XHCN phải kết
hợp hài hoà ba vấn đề sau:
Một là, kết hợp vấn đề lợi nhuận và vấn đề xã hội, đảm bảo cho các chủ
thể kinh tế có được lợi nhuận cao, tạo điều kiện kinh tế chính trị - xã hội bình
thường cho sự phát triển kinh tế.
Hai là, kết hợp chặt chẽ nguyên tắc phân phối của CNXH và nguyên
tắc kinh tế hàng hoá: phân phối theo lao động, theo vốn, theo tài năng… trong
đó nguyên tắc phân phối theo lao động là chính.
Ba là, điều tiết phân phối thu nhập: Nhà nước cần có chính sách giảm
khoảng cách chênh lệch giữa lớp giàu và lớp nghèo. Mặt khác, có biện pháp
bảo vệ thu nhập chính đáng của tồn xã hội.
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vẫn phải tôn trọng

các quy luật của kinh tế thị trường, bảo đảm môi trường cạnh tranh giữa các
chủ thể kinh tế một cách minh bạch và công bằng.
1.1.6. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Nhà nước XHCN có vai trị kinh tế đặc biệt đó là: Tổ chức, quản lý
toàn bộ nền kinh tế quốc dân ở cả tầm vĩ mô và vi mô, trong đó vĩ mơ là chủ
yếu, bởi vì:
+ Nhà nước XHCN là người đại diện cho nhân dân toàn xã hội, nhiệm
vụ tổ chức, quản lý đất nước về mọi mặt hành chính, kinh tế, xã hội.
+ Nhà nước XHCN là người đại diện cho sử hữu toàn dân về TLSX có
nhiệm quản lý các nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước.
+ Nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường, có những mặt
tích cực và hạn chế, vì vậy cần có sự quản lý của nhà nước để hạn chế mặt
tiêu cực, phát huy mặt tích cực.


15
- Chức năng quản lý kinh tế của nhà nước:
+ Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi và đảm bảo ổn định chính
trị, xã hội cho sự phát triển kinh tế.
+ Nhà nước tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế.
+ Nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả và lành mạnh.
+ Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã
hội, đảm bảo định hướng XHCN.
1.2. Vai trò của đất đai trong sản xuất, đời sống và phân loại đất
1.2.1. Khái niệm về đất đai
Đất tồn tại từ rất xa xưa, trước khi xuất hiện loài người. Từ thủa sinh ra,
phát triển qua nhiều thiên niên kỷ, con người đã sống và tồn tại cùng với sự
vĩnh hằng của đất. Trong con mắt của các nhà chun mơn, đất có nhiều ý
nghĩa khác nhau:

- Nhà địa lý học xem xét đất trong mối liên hệ với cảnh quan thiên
nhiên, nhà kinh tế học coi đất là một nguồn lực.
- Nhà làm luật coi đất là một dung tích những khơng gian xác định
được bằng pháp lý kéo dài từ tâm trái đất tới vũ trụ bao la...
- Theo Da le & Mclaughlin (1988), đất là "bề mặt của trái đất, vật chất
phía dưới, khơng khí phía trên và tất cả những thứ gắn với nền đất".
- Theo Lucreotit (Triết gia La Mã thế kỷ I TCN): "Đất là mẹ của mn
lồi, khơng có cái gì khơng từ lịng mẹ Đất mà ra".
- Theo Williams Petty (Nhà Kinh tế học Italia): "Lao động là cha, đất
là mẹ sinh sản ra mọi của cải vật chất của thế giới này"
- Tục ngữ Việt Nam ta có câu "Người ta là hoa đất". Theo Phan Huy
Chú (1 8 1 7): "Của báu của một nước khơng có gì bàng đất đai. Nhân dân và
của cải đều do đấy mà ra". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Việt Nam có hai
tiếng Tổ quốc. Ta gọi Tổ quốc là đất nước; có đất, có nước mới thành Tổ
quốc. Có đất lại có nước thì dân giầu, nước mạnh".


16
- Đất như là không gian: theo khái niệm này, đất cố định về mặt định
lượng theo bề mặt của trái đất và khoảng khơng bên trên, có vị trí cố định,
diện tích hiện hữu, chất lượng biến đổi theo thời gian. Đất được coi như một
khu vực hay một nhất thể khống gian từ một thửa đất đến một đất nước cho
đến cả hành tinh.
Đất là sự gắn kết về tinh thần: đất được coi là vị thần linh, nơi con
người gắn số phận của mình vào đó hơn là làm chủ sở hữu nó.
Đất là cộng đồng lãnh thổ: là một khu vực thuộc chủ quyền của một
nhóm người có cùng huyết thống hoặc cùng quyền lợi và các giá trị khác của
cá nhân và tập thể, đó là quê hương, quốc gia của họ.
Đất như là vị trí địa lý: là nơi diễn ra các hoạt động của cuộc sống, bao
gồm cả các hoạt động án ở, sinh hoạt và lao động, sản xuất ra của cải xã hội.

Đất như là nguồn vốn: trong nền kinh tế thị trường đất được coi là
nguồn vốn vì khả năng có thể tạo vốn do thế chấp.
Đất như là mơi trường: càng ngày đất càng được coi như một nguồn
thiên nhiên với giá trị vô cùng quý hiếm đối với cuộc sống con người. Điều
này đã được xác định trong Chương trình Nghị sự 21 (Liên Hiệp quốc).
Đất như là tài sản: đó là quyền của cá nhân hay tập thể đối với đất, tạo
ra bởi tập tục, quy ước hay luật pháp, trở thành tài sản cá nhân hay cộng đồng.
Luật Đất đai của Việt Nam quy định rõ: Đất đai là tài nguyên quốc gia
vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ
sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng.
1.2.2. Đặc điểm của đất đai trong sản xuất, đời sống
Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và
hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động (cho môi trường để tác
động như: Xây dựng nhà xưởng, bố trí máy móc, làm đất...), vừa là phương
tiện lao động (dùng để gieo trồng, ni gia súc...). Vì vậy, đất đai là "Tư liệu


17
sản xuất", tuy nhiên cần lưu ý các tính chất đặc biệt của loại tư liệu sản xuất là
đất so với khác như sau:
- Đặc điểm tạo thành: Đất đai xuất hiện, tồn tại ngồi ý chí và nhận
thức của con người, là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động là điều kiện
tự nhiên của lao động. Chỉ tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội, dưới
tác động của lao động đất đai mới trở thành tư liệu xản xuất. Trong khi đó các
tư liệu sản xuất khác là kết quả của lao động có trước của con người (do con
người tạo ra).
- Tính hạn chế về số lượng: Đất đai là tài nguyên hạn chế, diện tích đất
(số lượng) bị giới hạn bởi ranh giới đất liền trên bề mặt địa cầu. Các tư liệu sản
suất khác có thể tăng về khối lượng, chế tạo lại tuỳ theo nhu cầu của xã hội.

- Tính khơng đồng nhất: Đất đai không đồng nhất về chất lýợng, hàm
lýợng chất dinh dưỡng, các tính chất lý hố... (quyết định bởi các yếu tố hình
thành đất cùng chế độ sử dụng đất khác nhau), các tư liệu sản xuất khác có thể
đồng nhất về mặt chất lượng, quy cách tiêu chuẩn (mang tính tương đối do
quy trình cơng nghệ quyết định ).
- Tính khơng thay thế: Thay thế đất bằng tư liệu sản xuất khác là việc
không thể làm được. Các tư liệu sản xuất khác phải tuỳ thuộc vào mức độ
phát triển của lực lượng sản xuất có thể được thay thế bằng tư liệu sản xuất
khác hoàn thiện hơn có hiệu quả kinh tế hơn.
- Tính cố định về vị trí: Đất đai hồn tồn cố định vị trí trong sử dụng.
Các tư liệu sản xuất khác được sử dụng ở mọi, chỗ mọi nơi có thể di chuyển
trên các khoảng cách khác nhau tuỳ theo sự cần thiết.
- Tính vĩnh cửu: Đất đai là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp, đất sẽ
không bị hư hỏng, ngược lại có thể tăng tính chất sản xuất cũng như hiệu quả
sử dụng đất. Khả năng tăng tính chất sản xuất của đất tuỳ thuộc vào phương
thức sử dụng là tính chất có giá trị đặc biệt, khơng tư liệu sản xuất nào có
được. Các tư liệu sản xuất khác đều bị hư hỏng dần (hiệu ích sử dụng giảm và
cuối cùng bị loại khỏi quá trình sản xuất).


18
1.2.3. Vai trò của đất đai trong sản xuất và đời sống
Đất đai do tự nhiên tạo ra, có trước con người và là cơ sở để tồn tại và
phát triển của xã hội loài người. Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người
cho thấy đất đai là một tài nguyên vô giá và chứa đựng sẵn trong đó các tiềm
năng của sự sống, tạo điều kiện cho sự sống của thực vật, động vật và con người
trên trái đất. Chính vì vậy, đất đai có vai trò ngày càng quan trọng. Đất đai là tư
liệu sản xuất đặc biệt, tham gia vào hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội, có vị
trí cố định, không di chyển được cũng không thể tạo ra thêm tuy nhiên đất đai lại
có khả năng tái tạo thơng qua độ phì nhiêu của đất. Con người khơng thể tạo ra

đất đai nhưng bằng lao động của mình con người tác động vào đất, cải tạo đất để
tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cho cuộc sống của con người. Vì thế đất
đai vừa là sản phẩm của tự nhiên lại vừa là sản phẩm của lao động. Đối với mỗi
lĩnh vực, đất đai lại có vai trị quan trọng khác nhau.
- Trong ngành nơng nghiệp, đất đai có vai trị đặc biệt quan trọng, nó
vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Con người khai phá đất
hoang để chăn nuôi trồng trọt, cũng nhờ có đất mà cây trồng mới có thể sinh
trưởng và phát triển được, cung cấp lương thực thực phẩm để ni sống con
người. Cho nên nếu khơng có đất, các hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ
không thể tiến hành được.
- Trong ngành công nghiệp và các ngành khai khống, đất được khai
thác để làm gạch ngói, đồ gốm phục vụ cho ngành xây dựng. Đất còn làm nền
móng, là địa điểm để tiến hành các hoạt động thao tác, là chỗ đứng cho công
nhân trong sản xuất cơng nghiệp.
Trong cuộc sống, đất đai cịn là địa bàn phân bố khu dân cư, là nơi để
xây dựng nhà ở, hệ thống đường sá giao thơng, các tồ nhà cao tầng, các cơng
trình văn hố kiến trúc tạo nên bộ mặt tổng thể của một quốc gia.
Ngoài ra, đất đai còn là nơi để xây dựng các tụ điểm vui chơi giải trí,
thể dục thể thao, xây dựng các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh để
thoả mãn nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người.


×