Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình thích ứng với hạn hán trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở tỉnh Ninh Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.66 KB, 15 trang )

TẠP CHÍ
KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

Bài báo khoa học

Nghiên cứu mơ hình phát triển kinh tế hộ gia đình thích ứng với
hạn hán trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở tỉnh Ninh Thuận
Đặng Quốc Khánh1*, Dương Văn Khảm2, Ngô Tiền Giang3
Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn;
;
2
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu;
3
Trung tâm Ứng dụng cơng nghệ Khí tượng Thủy văn; Tổng cục Khí tượng Thủy văn;

1

*Tác giả liên hệ: ; Tel.: +84–974291988
Ban Biên tập nhận bài: 5/5/2022; Ngày phản biện xong: 21/6/2022; Ngày đăng bài:
25/6/2022
Tóm tắt: Ninh Thuận là một tỉnh khô hạn bậc nhất cả nước về khơ hạn, trong đó hạn hán là
thiên tai hàng đầu. Đây chính là bất lợi lớn nhất của thiên nhiên đối với phát triển nơng
nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế hộ gia đình nói chung của tỉnh. Trên cơ sở các kịch
bản biến đổi khí hậu, các số liệu điều tra khảo sát, nghiên cứu đã xác lập mơ hình phân tích,
tính tốn, đánh giá mối tương quan giữa các hành vi thích ứng BĐKH hạn hán theo mùa
của các hộ nông dân khu vực tỉnh Ninh Thuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đứng trước tác
động của diễn biến BĐKH theo hướng hạn hán ngày một gia tăng tại tỉnh Ninh Thuận thời
gian gần đây, đa phần (68,6%) các hộ nông dân đã lựa chọn áp dụng các biện pháp thích
ứng. Các biện pháp thích ứng cụ thể được ưu tiên sử dụng là: thay thế các loại cây trồng
(con giống), chuyển hẳn sang trồng các loại cây khác, điều chỉnh ngày gieo và thu hoạch.
Đáng chú ý, tiền vốn và nhân lực lao động là những yếu tố hạn chế chủ yếu, ảnh hưởng tới


lựa chọn, áp dụng các biện pháp thích nghi BĐKH của hộ nơng dân.
Từ khóa: Ninh Thuận; Hạn hán; Kinh tế hộ gia đình.

1. Mở đầu
Trong tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang diễn biến ngày càng phức tạp hiện
nay, nhận thức chung của toàn nhân loại về BĐKH cũng trở nên ngày càng sâu sắc hơn, các
hành động ứng phó, thích ứng mang tính tồn cầu cũng đã được triển khai mạnh mẽ. Thích
ứng với BĐKH cũng là u cầu mang tính sống cịn đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Tại Việt Nam, theo Kịch bản biến đổi khí hậu cập nhật năm 2020 (kịch bản RCP4.5), BĐKH
tiếp tục diễn ra nghiêm trọng, hiện tượng hạn hán tại các tỉnh Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại
tỉnh Ninh Thuận có xu hướng tiếp tục trở nên khốc liệt hơn, số tháng hạn trong mùa khơ có
xu thế tăng lên [1–5], chuyển đổi sản xuất theo hướng thích ứng với BĐKH là lựa chọn chung
của các hộ nơng dân tại địa phương [6]. Một số mơ hình gần đây được triển khai tại tỉnh Ninh
Thuận như trồng nho Ba Mọi, trồng rừng Neem giữ nước, chống sa mạc hóa hay sản xuất
chun canh cây Táo, hành tím, măng tây... đã bước đầu thu được hiệu quả nhất định [1].
Nhìn từ góc độ nghiên cứu khoa học, khảo sát đánh giá, xác định mơ hình phát triển kinh
tế hộ gia đình thích ứng với BĐKH, thơng qua bộ tiêu chí lượng hóa cụ thể, sử dụng mơ hình
nghiên cứu thực chứng là yêu cầu hoàn toàn cấp thiết. Mơ hình phân tích Logictic, phân tích
hồi quy Poison và Tobit là các công cụ, phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 738, 82-96; doi:10.36335/VNJHM.2022(738).82-96

/>

Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 738, 82-96; doi:10.36335/VNJHM.2022(738).82-96

83

khá phổ biến trên thế giới thời gian gần đây, giúp làm rõ mối tương quan giữa mức độ BĐKH
và các biện pháp thích ứng của nơng dân, điều chỉnh mơ hình sản xuất kinh tế hộ gia đình và
hiệu quả của các biện pháp thu được. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu áp dụng các

phương pháp này để xác định mức độ dễ bị tổn thương về sinh kế của cộng đồng trước tác
động của BĐKH trong thời gian nhất định. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện có tại Việt Nam
cịn chưa đưa các yếu tố điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, thủy văn của khu vực nghiên
cứu, diện tích canh tác, điều kiện tiếp cận nguồn lực của các hộ sản xuất...vào làm tham số
đầu vào để khảo sát, tính tốn, dẫn tới dữ liệu đầu vào sử dụng trong nghiên cứu chưa được
đầy đủ, ảnh hưởng tới tính chính xác của kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở tiếp thu các kết quả
nghiên cứu hiện có, bổ sung, cập nhật thêm các tham số khảo sát, nghiên cứu này chỉ ra, việc
hỗ trợ về vốn, thơng tin, trang bị kiến thức của chính quyền địa phương (cấp xã, huyện) và
đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thơng của chính quyền có ảnh hưởng khá lớn tới hiệu quả
biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất của các hộ nông dân. Các biện pháp này cần
thiết phải được xây dựng triển khai sớm, đồng bộ sao cho thật sát với kịch bản BĐKH, bám
sát tình hình thực tiễn của từng địa phương, có như vậy mới giúp chuyển đổi mơ hình kinh
tế sản xuất hộ gia đình trong điều kiện BĐKH tại khu vực Nam Trung Bộ nói chung và tỉnh
Ninh Thuận nói riêng [11–13].
2. Số liệu, phương pháp nghiên cứu
2.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, song thiên nhiên
đã không thật sự ưu đãi cho người dân Ninh Thuận: khơ hạn và nắng gió được nhắc đến như
một biểu trưng khí hậu khắc nghiệt, thiên nhiên chính là yếu tố gây tác động bất lợi lớn nhất
đối với phát triển nơng nghiệp nói riêng, kinh tế–xã hội nói chung của tỉnh. Nhìn tổng thể, cả
tỉnh Ninh Thuận có dạng như một cái chảo lớn, do vành chảo chắn phần lớn các hướng gió
gây mưa chính nên tỉnh có nắng nhiều và mưa ít [1].

Hình 1. Khu vực nghiên cứu.


Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 738, 82-96; doi:10.36335/VNJHM.2022(738).82-96

84


Ninh Thuận có lượng mưa trung bình năm khoảng 1.000mm, song phân bố không đều.
Lượng mưa trong năm tập trung vào 4 tháng, từ tháng 9–12. Hạ lưu lưu vực sông Cái được
xem là vùng khô hạn nhất cả nước. Cộng thêm vào đó, biến động mưa năm lại rất lớn. Những
năm khơ hạn, lượng mưa chỉ bằng 60–70% trung bình. Mưa ít lại chỉ xảy ra trong 3–4 tháng,
cịn lại là mùa khô kéo dài 8–9 tháng, nên hạn hán đã nghiêm trọng càng nghiêm trọng hơn.
Đặc biệt nhiều năm từ tháng 1 đến tháng 6 khơng có một giọt mưa, nên hầu như năm nào đây
cũng là thời gian hạn, tuy với các mức độ khác nhau. Năm hạn bình thường, diện tích lúa
thiếu nước khoảng 200–300 ha và diện tích rau màu bị hạn 2.000–3.000 ha, gia súc thiếu
nước 40.000–50.000 con... Những năm hạn nặng, con số thiệt hại trên cao hơn 2–3 lần, như
năm 2004, diện tích lúa bị khô hạn và thiếu nước là 1.250 ha, diện tích rau màu bị hạn là gần
4.000 ha, số dân bị thiếu nước lên đến 150.000 người, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng… Liên
tiếp 2 năm 2015–2016, Ninh Thuận lại gặp hạn hán nặng nề. Đến nay, tổng diện tích đất nơng
nghiệp được tưới của tỉnh cũng mới chỉ đạt 18.000 ha (khoảng 35%). Vì thế, hàng năm vẫn
xảy ra tình trạng thiếu nước và nếu gặp năm hạn nặng thì càng nghiêm trọng. Do thiếu nước
tưới nên diện tích phải dừng sản xuất vụ đơng xn 2019–2020 là hơn 7.800 ha đất lúa, hoa
màu. Bên cạnh đó, các loại cây trồng lâu năm có nguy cơ chết hoặc giảm năng suất, sản lượng
do thiếu nước tưới [1,6]. Đáng lưu ý, theo kịch bản BĐKH RCP4.5 mới được cập nhật năm
2020 [3], tình trạng hạn hán mùa khơ tại Nam Trung Bộ nói riêng và Ninh Thuận nói riêng
sẽ tiếp tục kéo dài và tăng về mức độ, gây thách thức nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp
cũng như đời sống người dân trong tỉnh, yêu cầu phải tích cực áp dụng các biện pháp thích
ứng với BĐKH.
2.2. Số liệu nghiên cứu
Các số liệu sử dụng trong nghiên cứu này lấy từ điều tra thực nghiệm về tình hình sản
xuất nơng nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận trong thời gian từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 12
năm 2021. Theo đó, trước tiên xác định phạm vi điều tra là các huyện chịu tác động rõ rệt từ
BĐKH hạn hán theo mùa của tỉnh Ninh Thuận (huyện Ninh Sơn, Thuận Bắc, Ninh Phước,
Bác Ái), lấy 400 hộ nông dân tại các xã thuộc khu vực nói trên, chiếm 0,0041% trong tổng
số 97.198 hộ nông dân tại khu vực noogn thôn của tỉnh. Các hộ tham gia điều tra phân bố tại
30 xã, gồm huyện Ninh Sơn 7 xã, Thuận Bắc 6 xã, ninh Phước 8 xã và Bác Ái 9 xã, không
điều tra đối với các thị trấn. Số hộ tham gia điều tra được chia đều trên 4 huyện nói trên

(100hộ/huyện). Để đảm bảo tính khách quan, chính xác của nghiên cứu, các hộ nông dân này
được lựa chọn ngẫu nhiên. Tổng cộng nghiên cứu này đã phát 400 phiếu điều tra cho 400 hộ
nông dân trên địa bàn của tỉnh Ninh Thuận. Kết quả thu về được 375 mẫu, tỉ lệ mẫu điều tra
hợp lệ là 93,75%. Kết quả liên quan thu được trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1. Các đặc trưng cơ bản liên quan đối tượng điều tra.
Biến số
Độ tuổi

Giới tính
Tình trạng hơn nhân

Học vấn

Miêu tả
≤30 tuổi
31~45 tuổi
46~60 tuổi
>61 tuổi
Nam
Nữ
Đã kết hôn
Chưa kết hôn
Mù chữ
Tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp trung học cơ sở
Tốt nghiệp phổ thông trung học
Tốt nghiệp đại học, cao đẳng trở lên

Số lượng
45

160
138
32
270
105
347
28
65
147
104
47
12

Tỉ lệ (%)
12
42,66
36,8
8,54
72
28
92,53
7,47
17,33
39,2
27,73
12,54
3,2


Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 738, 82-96; doi:10.36335/VNJHM.2022(738).82-96


85

2.3. Phương pháp nghiên cứu
Xác lập cơng thức phân tích hành vi thích ứng với hạn hán theo mùa của hộ nơng dân
Cơng thức tính trong nghiên cứu này tham khảo một số ý tưởng nghiên cứu về xây dựng
một mô hình lý thuyết liên quan hành vi thích ứng với hạn hán theo mùa của hộ nơng dân
[14–17]. Thuật tốn được xác định như sau:
max H = E [U (W͂)] = E{[U [p(f(m) + g(z)e͂ ) – w(m + z) – rz]}
(1)
với: m + z = x,Q͂ ≡ f(m) + g(z)e͂
Trong biểu thức trên: E biểu thị kì vọng thu lợi của người nơng dân khi có lượng thơng
tin là i*, Q͂ chỉ tổng số nông sản mà hộ nông dân thu được trên diện tích canh tác m trong
điều kiện khơng áp dụng biện pháp thích ứng với BĐKH hạn hán và diện tích canh tác z trong
điều kiện áp dụng biện pháp thích ứng hạn hán (tổng diện tích đất canh tác của nơng dân là
x, x = m+z). Giả định khi không thực hiện những biện pháp thích nghi với hạn hán thì hàm
số tương ứng sản xuất trong điều kiện này là hàm số bất định f (∙), khi thực hiện những biện
pháp thích nghi BĐKH hạn hán, người nông dân sẽ phải gánh chịu một số rủi ro nhất định,
vậy nên có thể định nghĩa hàm số sản xuất trong trường hợp này là hàm số tùy biến g(z)e͂ ,
trong đó e͂ là biến ngẫu; w đại diện cho chi phí thơng thường của hộ nơng dân khi họ khơng
dùng biện pháp thích nghi hạn hán; r đại diện cho chi phí bổ sung tăng lên của các hộ nông
dân sau khi áp dụng các biện pháp thích nghi BĐKH hạn hán; p đại diện cho giá nông sản
tương ứng.
Giả sử các hộ nông dân theo đuổi thu nhập tối đa, trong trường hợp giả định các điều
kiện khác không thay đổi, việc các hộ nơng dân đưa ra quyết định có lựa chọn các biện pháp
thích ứng BĐKH hạn hán hay khơng dựa trên so sánh lợi nhuận thu được trước và sau khi áp
dụng các biện pháp thích ứng. Giả sử chi phí tăng thêm khi sử dụng các biện pháp thích nghi
BĐKH hạn hán là r, chi phí khi khơng áp dụng biện pháp thích nghi là w, vậy thì hàm số mơ
tả quyết sách lựa chọn biện pháp thích nghi của hộ nông dân là:
p1 g(m)e͂ (Z) –(w + r)m ≥ p0 f (m) – wm

(2)
Trong đó g(∙) biểu thị hàm số sản xuất có được sau khi áp dụng các biện pháp thích ứng
BĐKH hạn hán, p1 chỉ giá nơng sản sau khi áp dụng các biện pháp thích ứng; p0 chỉ giá nông
sản trong trường hợp không áp dụng các biện pháp thích nghi BĐKH; m chỉ quy mơ quyết
sách; f (∙) chỉ hàm số sản xuất trong trường hợp khơng áp dụng biện pháp thích ứng BĐKH;
e͂ (Z) chỉ hàm số rủi ro chủ quan quyết định bởi nhân tố Z–nhân tố chỉ các tác động tới lựa
chọn quyết sách của người nông dân như tài nguyên sản xuất nơng nghiệp và các nhân tố bên
ngồi khác. Ở đây, e͂ (Z) ∈[0, 1]. Do thay đổi giá nông sản trước và sau khi áp dụng các biện
pháp thích ứng BĐKH hạn hán là tương đối nhỏ nên có thể giả định p1 = p0, cơng thức (2) có
thể được giản hóa thành:
𝑒̃ (𝑧) ≥

𝑝0 𝑓(𝑚)+𝑟𝑚
𝑝0 𝑔(𝑚)

(3)

Do các nhân tố như giá, hệ số sản xuất, chi phí sản xuất trong biểu thức bên phải bất
đẳng thức (3) đều là các biến số tương đối dễ xác định, còn hàm số rủi ro chủ quan của người
nông dân e͂ (Z) lại tương đối khó xác định, bởi nó bị chi phối bởi các yếu tố như tài nguyên
sẵn có cũng như điều kiện mơi trường, nên có thể diễn đạt điều này bằng cơng thức tốn học
sau:
e͂ (Z) = F{G(I), H (O)}
(4)
Trong đó G(I) chỉ nhân tố tài nguyên sẵn có ảnh hưởng tới quyết sách lựa chọn hành vi
thích ứng hạn hán của người nơng dân, chủ yếu bao gồm độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa,
diện tích canh tác, nguồn vốn có được từ cộng đồng. H(O) là biến số chỉ các yếu tố môi
trường bên ngoài ảnh hưởng tới quyết sách lựa chọn các biện pháp thích ứng của hộ nơng
dân, bao gồm các đặc điểm địa hình, khoảng cách đến đường giao thơng, đặc điểm hạn hán
theo mùa, khả năng tiếp cận thông tin liên quan thảm họa. Vì vậy, quyết sách lựa chọn hành

vi để thích ứng hạn hán theo mùa của hộ nông dân bị ảnh hưởng bởi tài nguyên của hộ nơng
dân và các yếu tố mơi trường bên ngồi.


Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 738, 82-96; doi:10.36335/VNJHM.2022(738).82-96

86

3. Kết quả và thảo luận
3.1. Phân tích từ góc độ quyết sách áp dụng hành động thích ứng BĐKH của hộ nơng dân
Xét từ góc độ lựa chọn hành vi thích ứng với BĐKH của hộ nơng dân, trong số 375 phiếu
điều tra hợp lệ thu được, có 259 hộ áp dụng hành động nhằm thích ứng với BĐKH, chiếm
69,06%. Tình hình cụ thể thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2. Phân bố danh mục các hành động thích ứng BĐKH hạn hán của hộ nơng dân.
Đã lựa chọn
Hành vi thích ứng BĐKH

Không lựa chọn

Tần suất

Tỉ lệ/%

Tần suất

Tỉ lệ/%

Bổ sung giống vật nuôi, cây trồng

140


37,33

135

36,0

Thay đổi giống vật nuôi, cây trồng

138

36,8

237

63,2

Điều chỉnh thời gian trồng cấy, thu hoạch

137

36,54

238

63,46

Điều chỉnh lượng nước, thời gian tưới

122


32,53

253

67,47

Tham gia nhóm thủy lợi, tổ canh tác

98

26,17

277

73,86

Tham gia bảo hiểm nông nghiệp

17

4,5

358

95,5

Luân canh

94


25,07

281

74,93

Trong số các hộ nông dân lựa chọn áp dụng hành động thích ứng với BĐKH, có 140 hộ lựa
chọn bổ sung loại con giống, cây trồng nhằm thích ứng BĐKH hạn hán, chiếm tỉ lệ tương đối
lớn (37,33%), sau đó là thay đổi giống vật nuôi, cây trồng (138 hộ, chiếm 36,8%) và điều chỉnh
thời gian trồng cấy, thu hoạch (137 hộ, chiếm 36,54%). Biện pháp thích ứng BĐKH hạn hán xếp
vị trí 4,5 lần lượt là điều chỉnh lượng nước và thời gian tưới (122 hộ, chiếm 32,53%) và tham gia
nhóm thủy lợi, tổ canh tác (98 hộ, chiếm 26,17%). 02 biện pháp ít được các hộ nông dân lựa chọn
nhất lần lượt là luân canh (có 94 hộ lựa chọn, chiếm 25,07%) và tham gia bảo hiểm nông nghiệp
(17 hộ tham gia, chiếm 4,5%). Từ đó có thể thấy rằng, biện pháp thích ứng để thích nghi với hạn
hán theo mùa được các hộ nông dân sử dụng nhiều là bổ sung các loại cây (con giống), thay đổi
các loại cây, con khác và điều chỉnh thời gian ngày canh tác và thu hoạch. Các hộ nông dân lựa
chọn các biện pháp này có thể là do tài nguyên lao động trong gia đình tương đối phong phú. Họ
có xu hướng sẵn sàng lựa chọn các biện pháp thích ứng sử dụng nhiều lực lượng lao động sẵn có
hơn. Để phân tích sâu hơn về xu hướng lựa chọn hành vi thích ứng BĐKH của hộ nông dân, bảng
3 dưới đây chỉ rõ phân bố trình tự ưu tiên trong lựa chọn biện pháp thích ứng của hộ nơng dân.
Bảng 3. Phân bố trình tự ưu tiên trong lựa chọn hành động thích ứng BĐKH hạn hán của hộ nơng dân.
Biện pháp thích ứng

Vị trí số 1

Vị trí số 2

Vị trí số 3


Bổ sung giống vật nuôi,
cây trồng
Thay đổi giống vật nuôi,
cây trồng
Điều chỉnh thời gian
trồng cấy, thu hoạch
Điều chỉnh lượng nước,
thời gian tưới
Tham gia nhóm thủy lợi,
tổ canh tác
Tham gia bảo hiểm nông
nghiệp
Luân canh

175 (46,66%)

0 (0%)

1 (0,25%)

182 (48,53%)

79 (21,06)

2 (0,5)

42 (11,2%)

126 (33,6%)


27 (7,2%)

14 (3,73%)

78 (20,8%)

76 (20,2%)

9 (2,4%)

48 (12,8%)

75 (20%)

5 (1,3%)

14 (3,7%)

136 (36,26%)

0 (0%)

2 (0,5%)

110 (29,33%)


Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 738, 82-96; doi:10.36335/VNJHM.2022(738).82-96

87


Như có thể thấy trong bảng 3, khi đối diện với hạn hán theo mùa, trong số các biện pháp
thích ứng mà hộ nông dân lựa chọn, biện pháp được ưu tiên lựa chọn hàng đầu là thay đổi giống
vật nuôi, cây trồng (182 hộ lựa chọn, chiếm 48,53%), tiếp đó là bổ sung giống vật nuôi, cây trồng
(175 hộ lựa chọn, chiếm 46,66%). Các biện pháp khác có hộ nơng dân lựa chọn xếp ở vị trí tiếp
theo là điều chỉnh thời gian trồng cấy, thu hoạch (42 hộ lựa chọn, chiếm 11,2%) và điều chỉnh
lượng nước, thời gian tưới (14 hộ lựa chọn, chiếm 3,73%). 02 biện pháp được xếp ở nhóm ưu
tiên thấp nhất (vẫn có hộ lựa chọn) là tham gia nhóm thủy lợi, tổ canh tác (9 hộ lựa chọn, chiếm
2,4%) và tham gia bảo hiểm nông nghiệp (05 hộ lựa chọn, chiếm 1,3%). Kết quả điều tra ngẫu
nhiên trên cũng cho thấy, duy chỉ có biện pháp luân canh không được ưu tiên lựa chọn.
Trong nhóm ưu tiên thứ 2, biện pháp điều chỉnh thời gian trồng cấy, thu hoạch được ưu tiên
lựa chọn nhiều nhất với 126 hộ lựa chọn, chiếm 33,6% số phiếu điều tra hợp lệ thu được. Những
số liệu trên cho thấy, thay đổi, bổ sung chủng loại cây trồng, vật ni và điều chỉnh thời gian gieo
trồng, thu hoạch chính là các biện pháp được hộ nông dân ưu tiên lựa chọn trong thích ứng với
BĐKH hạn hán theo mùa.
Xét từ các nhân tố gây ảnh hưởng, hạn chế tới hành vi thích ứng BĐKH hạn hán theo mùa
của hộ nơng dân (Bảng 4), có thể thấy trong số các nhóm nhân tố ảnh hưởng lớn nhất (mục ưu
tiên lựa chọn cao nhất) thì vốn sản xuất được coi là nhân tố chính ảnh hưởng tới lựa chọn, áp
dụng hành vi thích ứng BĐKH của hộ nơng dân (186 hộ lựa chọn, chiếm 49,6% tổng số phiếu
điều tra hợp lệ thu về), tiếp đó là yếu tố sức lao động (57 hộ lựa chọn, chiếm 15,2% tổng số).
Nhân tố chính sách có liên quan và tiếp cận thơng tin, kĩ thuật chỉ lần lượt chiếm 3,73% và 0,8%
trong thống kê này.
Đối với các nhân tố hạn chế lựa chọn hành vi thích ứng BĐKH của hộ nơng dân được xếp
vào vị trí ưu tiên số 2, 02 nhân tố hàng đầu là sức lao động và thông tin, kĩ thuật (lần lượt chiếm
33,6% và 30,13%). Trong số các nhân tố ảnh hưởng xếp ở vị trí ưu tiên thứ 3, chính sách và yếu
tố kĩ thuật, thơng tin được coi là hạn chế chủ yếu nhất với số lựa chọn là 36% và 23,73%. Từ các
kết quả điều tra nói trên có thể thấy, nguồn vốn, sức lao động và các yếu tố thơng tin, kĩ thuật
chính là các rào cản lớn nhất ảnh hưởng tới lựa chọn hành vi thích ứng BĐKH hạn hán của hộ
nơng dân.
Bảng 4. Phân bố trình tự ưu tiên các nhân tố gây ảnh hưởng, hạn chế tới hành vi thích ứng BĐKH

hạn hán theo mùa của hộ nông dân.
Nhân tố hạn chế
Vốn
Sức lao động
Thơng tin, kĩ thuật
Chính sách

Vị trí số 1
186 (49,6%)
57 (15,2%)
3 (0,8%)
14 (3,73%)

Vị trí số 2
7 (1,86%)
126 (33,6)
113 (30,13%)
13 (3,46%)

Vị trí số 3
27 (7,2%)
5 (0,5)
89 (23,73%)
(36%)

3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lựa chọn hành vi thích ứng BĐKH của hộ nơng
dân
3.2.1. Xây dựng mơ hình phân tích định lượng
Mơ hình phân tích định lượng ở đây chủ yếu dùng phân tích các nhân tố ảnh hưởng q
trình lựa chọn quyết sách hành động nhằm thích ứng với hạn hán theo mùa của hộ nông dân.

Như đã đề cập ở phía trên, các quyết sách hành động nhằm thích ứng với hạn hán theo mùa
của hộ nông dân gồm 7 nhóm chủ yếu sau: Bổ sung giống vật ni, cây trồng; Thay đổi giống
vật nuôi, cây trồng; Điều chỉnh thời gian trồng cấy, thu hoạch; Điều chỉnh lượng nước, thời
gian tưới; Tham gia nhóm thủy lợi, tổ canh tác; Tham gia bảo hiểm nông nghiệp; Luân canh.
Trong lựa chọn các hành vi thích ứng nêu trên, người nơng dân chỉ có thể đưa ra hai lựa chọn
là áp dụng và khơng áp dụng. Do đó, có thể sử dụng mơ hình phân tích lựa chọn nhị phân
Probit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn biện pháp thích nghi với hạn hán theo
mùa của hộ nơng dân. Tư duy cơ bản của mơ hình Probit như sau:


Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 738, 82-96; doi:10.36335/VNJHM.2022(738).82-96

88



𝑦 ∗ = 𝛽𝑜 + 𝑥𝛽 + 𝑒 {

𝑦 = 1, 𝑦 ∗ > 0
}
𝑦 = 0, 𝑦 ∗ ≤ 0

(5)

Giả thiết e được phân bố chuẩn phục tùng tỉ lệ thuận theo tiêu chí trên, vậy thì với bất kì
thực số tùy ý z cũng đều tồn tại biểu thức: G(–z) + G(z) = 1
Từ đó có thể kết luận:

|


P(y = 1| x)=P(y* > 0 x)= P[e > –( β0 + xβ)| x] = 1 – G[–( β0 + xβ)] = G( β0 + xβ)

(6)

Tức là:
P(y = 1| x) = G(β0 + xβ) = G(β0 + β1x1 + β2x2 + ⋯ + βk xk)
(7)
Trong công thức trên, y đại diện lựa chọn hành vi thích ứng BĐKH hạn hán mùa của
nông dân, G là hàm số chỉ phạm vi lấy giá trị, nằm giữa từ 0~1, tức là đối với mọi thực số
z, đều tồn tại quan hệ G(z) ∈ [0, 1]. Áp dụng mơ hình Probit thường được sử dụng trong các
phân tích thực tế, hình thức phân bố, tích lũy của hàm số G(z) là:

G (z) =  (z) =

1 e e − x2
dz

2 − 2

(8)

Sau khi xác định được G, thông qua tịnh tiến điều kiện tiến dần tới vơ cực trong phương
trình trên, sẽ xác định được lượng tính tốn trong mơ hình tham số.
3.2.2. Mơ hình phân tích nhân tố ảnh hưởng tới quy mơ áp dụng hành vi thích ứng BĐKH
hạn hán mùa của hộ nơng dân
Quy mơ áp dụng hành vi thích ứng BĐKH hạn hán mùa của hộ nơng dân chính là một
trong những trọng điểm khảo sát của nghiên cứu này. Sử dụng số lượng các hành vi thích
ứng BĐKH thực tế được người nông dân áp dụng để biểu thị quy mơ áp dụng hành vi thích
ứng, vậy thì tham số này sẽ là tham số đơn với giá trị rất nhỏ. Từ đặc điểm trên, nghiên cứu
này quyết định sử dụng mơ hình hồi quy Poisson. Cụ thể như sau:

Nadationi =

μin! ⅇ−μi
n!

+ ui

(9)

Trong đó:
μi = E(Nadationi ) = β 0 + β1 x1 + β 2 x 2 + β 3 x 3 + β 4 x 4 + β5 x5 + β 6 x 6 + β 7 x 7 + β8 x8 + β 9 x 9
+ β10 x10 + β11 x11 + εi
(10)
Trong công thức trên, Nadation là biến số phụ thuộc, biểu thị số lượng hành vi thích ứng
BĐKH hạn hán mà người nơng dân lựa chọn, x1 là hàm số, μi là giá trị bình qn các biện
pháp thích ứng BĐKH hạn hán mùa mà hộ nơng dân i áp dụng. Nó chính là hàm số của hàng
loạt các biến lượng xi. Tiếp đó, β là tham số đánh giá. n! là giai thừa số các biện pháp thích
ứng BĐKH hạn hán mùa. Dựa trên kết quả số liệu điều tra, nghiên cứu thống kê xác định
biến lượng cụ thể hàm số này, từ đó tiến hành phân tích cụ thể. Các biến lượng cụ thể thể
hiện ở bảng 5 dưới đây:
Bảng 5. Định nghĩa và thống kê các biến lượng.
Biến lượng



Định nghĩa

Độ tuổi
Giới tính
Trình độ văn hóa


x1
x2
x3

Nguồn tài ngun
tại khu vực

x4

Khoảng cách gần

x5

Độ tuổi thực tế
Nam = 1, nữ = 0
Mù chữ = 1, tiểu học = 2, trung học cơ sở
= 3, trung học phổ thông, trung cấp = 4,
cao đẳng, đại học trở lên = 5
Số người có thể liên hệ trong danh bạ điện
thoại từ 0–19 = 1, từ 20–40 = 2, từ 50–99 =
3, trên 100 = 4
Số km thực tế

Giá trị bình
quân
44,716
0,713
2,345


Sai số tiêu
chuẩn
11,498
0,452
1,02

2,202

0,861

1,66

1,926


Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 738, 82-96; doi:10.36335/VNJHM.2022(738).82-96
Biến lượng
nhất từ nơi ở tới
đường quốc lộ
Đặc điểm địa hình
Diện tích đất canh
tác
Tần suất phát sinh
hạn hán thực tế

89



Định nghĩa


Giá trị bình
quân

Sai số tiêu
chuẩn

x6
x7

Đồng bằng = 1, đồi núi = 0
Diện tích đất canh tác thực tế, tính bằng
hm2
Số lần hạn hán phát sinh trong mốc thời
gian tính 3a gần đây: 0 lần = 0, 1 lần = 1, 2
lần = 2, 3 lần = 3
Khả năng phát sinh hạn hán trong mốc thời
gian tính 3a từ nay về sau: vơ cùng ít = 1,
tương đối ít = 2, khơng rõ = 3, tương đối
nhiều = 4, vô cùng nhiều = 5
Có tiếp cận được = 1, khơng tiếp cận được
=0

0,659
0,256

0,474
0,326

2,226


0,854

2,743

0,97

0,67

0,47

Có tiếp cận được = 1, khơng tiếp cận được
=0

0,724

0,447

x8

Nguy cơ phát sinh
hạn hán

x9

Khả năng tiếp cận
thông tin chống
hạn trước khi xảy
ra hạn hán
Khả năng tiếp cận

thông tin chống
hạn sau khi xảy ra
hạn hán

x10

x11

3.2.3. Mơ hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ áp dụng hành vi thích ứng BĐKH
của hộ nơng dân
Phần này sẽ tiếp tục đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ áp dụng hành vi
thích ứng BĐKH của hộ nơng dân. Mức độ áp dụng hành vi thích ứng BĐKH của hộ nơng
dân có thể được biểu thị thơng qua tỉ lệ giữa số hành vi thích ứng BĐKH cụ thể trên tổng số
hành vi thích ứng BĐKH mà một hộ nông dân tham gia khảo sát lựa chọn. Căn cứ theo tính
chất của các dữ liệu thu được trong quá trình điều tra, nghiên cứu nhận thấy tồn tại vấn đề
cắt đoạn, phân đoạn biến số. Do đó, nghiên cứu này xác định sử dụng mơ hình Tobit làm
cơng cụ phân tích là tương đối phù hợp. Tư duy phân tích chủ yếu như sau:
yi* = xi β +  ui
(11)
Trong công thức trên, y* chỉ biến số tiềm tàng. Mối quan hệ giữa dữ liệu y quan sát được
với biến số tiềm tàng y* được thể hiện như sau:
0 (𝑦𝑖∗ ≤ 0)
yi = { ∗
(12)
𝑦𝑖 (𝑦𝑖∗ > 0)
Trong công thức trên, tất cả các giá trị âm của y * đều được định nghĩa bằng 0. Hơn nữa
tất cả các số liệu này được xử lý (thẩm tra) theo cách lấy phần bên trái của phân số sau 0 chứ
không thực hiện theo cách trừ đơn giản giá trị âm có được từ phiếu khảo sát, tức yếu tố y *
khơng quan sát được. Do đó, mơ hình này được quy về mơ hình Tobit. Lấy u~N(0,1), sẽ có
thể dùng cách tính cực đại hóa hàm khả nghi để làm rõ các tham số trong mơ hình Tobit, mơ

hình quan hệ tham chiếu giữa đối số với hàm số khả nghi là:
1

(𝑦𝑖−𝑥𝑖𝛽)2

2

𝜎2

− [ln(2𝜋) + lnσ2 +

𝑙𝑛𝐿 = ∑
𝑦𝑖>0

]+∑
𝑦𝑖=0

ln[1 − 𝜙(

𝑥𝑖𝛽
𝜎

)]

(13)

Công thức trên được cấu thành từ hai bộ phận: Phần thứ nhất tương ứng với giá trị quan
sát được không hạn chế (tức là các hộ nông dân đã áp dụng hành vi thích ứng BĐKH), hồn
tồn tương đồng với biểu thức hồi quy kinh điển. Bộ phận thứ 2 trong công thức tương ứng
với các giá trị quan sát bị hạn chế (tức những hộ nông dân khơng áp dụng hành vi thích ứng

với BĐKH hạn hán). Do đó, hàm khả nghi sẽ là giá trị kết hợp giữa phân bố phân tán với
phân bố liên tục, đem tối đa hóa hàm số khả nghi sẽ có thể tính ra giá trị khả nghi cực đại của


Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 738, 82-96; doi:10.36335/VNJHM.2022(738).82-96

90

tham số. Biến lượng và thống kê trong mơ hình này được miêu tả cụ thể trong bảng 5 phía
trên.
Từ kết quả hồi quy ở bảng 5 ở trên, có thể thấy mức độ phù hợp tổng thể của mơ hình là
tương đối tốt, giá trị thống kê LR đều thể hiện rõ rệt ở mức 1%. Phân tích cụ thể đối với từng
biến lượng như sau:
(1) Độ tuổi của hộ nơng dân có tầm ảnh hưởng quan trọng tới các quyết sách lựa chọn
hành vi thích ứng BĐKH của hộ nông dân. Cứ tăng thêm mỗi tuổi, tỷ lệ áp dụng biện pháp
thích ứng bổ sung giống cây trồng (vật nuôi) sẽ tăng thêm 0,16%; tỷ lệ áp dụng biện pháp
thay đổi giống cây trồng, vật nuôi tăng thêm là 0,38%; tỷ lệ áp dụng biện pháp tham gia nhóm
thủy lợi, tổ canh tác tăng thêm 0,12%; tỷ lệ áp dụng biện pháp tham gia bảo hiểm nông nghiệp
tăng 0,27%. Điều này cũng có nghĩa là, các hộ nơng dân có tuổi đời càng cao thì tỷ lệ áp
dụng các biện pháp thích nghi BĐKH hạn hán cũng càng cao, bởi vì độ tuổi của người nơng
dân càng lớn, kinh nghiệm và tri thức liên quan sản xuất nông nghiệp cùng như kinh nghiệm
nhận định về BĐKH cũng phong phú hơn, do đó khả năng áp dụng biện pháp thích ứng cũng
lớn hơn.
(2) Trình độ văn hóa giúp làm tăng khả năng lựa chọn hành vi thích ứng BĐKH hạn hán
của hộ nơng dân. Các hộ nơng dân có trình độ văn hóa cao hơn sẽ có tần suất áp dụng các
biện pháp thích ứng điều chỉnh thời gian gieo trồng và thu hoạch, tham gia các biện pháp bảo
hiểm nơng nghiệp lớn hơn. Trình độ văn hóa cứ tăng 01 bậc thì tỷ lệ lựa chọn áp dụng các
biện pháp điều chỉnh giống cây trồng (con giống) và điều chỉnh thời gian gieo trồng và thu
hoạch sẽ tăng tương ứng 5,09%, tỷ lệ lựa chọn tham gia bảo hiểm nông nghiệp cũng tăng
tương ứng 4,36%. Nguyên nhân là do trình độ văn hóa của người nơng dân càng cao thì một

mặt, họ có năng lực nắm bắt tốt hơn các tri thức sản xuất nơng nghiệp, do dó họ sẽ dễ dàng
quyết định lựa chọn các biện pháp như điều chỉnh cây/con giống cũng như điều chỉnh thời
điểm gieo trồng/thu hoạch; mặt khác, họ sẽ có thể lí giải, nắm bắt tương đối tốt các nội dung
liên quan bảo hiểm nơng nghiệp, đồng thời có ý thức tốt hơn trong kiểm sốt rủi ro tới từ hạn
hán, do đó họ sẽ tích cực hơn trong lựa chọn tham gia bảo hiểm nơng nghiệp.
(3) Nguồn tài ngun có được từ cộng đồng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lựa
chọn biện pháp thích nghi của hộ nơng dân. Nguồn tài nguyên cộng đồng càng phong phú,
tỷ lệ các hộ nơng dân lựa chọn biện pháp thích nghi BĐKH hạn hán sẽ càng cao hơn. Cụ thể,
số điện thoại có trong danh bạ điện thoại của hộ nơng dân tăng thêm 1 bậc (như thể hiện trong
bảng 5), xác suất lựa chọn áp dụng biện pháp bổ sung giống cây trồng (vật nuôi) của hộ nông
dân sẽ tăng 9,02%; xác suất lựa chọn thay đổi sang trồng loại cây/nuôi vật nuôi khác sẽ tăng
4,56%; xác suất lựa chọn biện pháp thích ứng điều chỉnh thời gian gieo trồng, thu hoạch cũng
sẽ tăng 5,23%; xác suất lựa chọn điều chỉnh cường độ hoặc thời gian tưới tiêu sẽ tăng 9,11%;
xác suất lựa chọn tham gia vào các nhóm thủy lợi, tổ hợp tác tăng 4,64%; xác suất lựa chọn
tham gia bảo hiểm nông nghiệp tăng 5,92%, xác suất lựa chọn sử dụng biện pháp luân canh
tăng 2,34%.
(4) Khoảng cách giữa làng/xã tới đường cao tốc gần nhất cũng có ảnh hưởng quan trọng
tới lựa chọn lựa hành vi thích ứng BĐKH hạn hán của hộ nông dân, đặc biệt yếu tố này có
ảnh hưởng rõ rệt tới quyết sách lựa chọn các biện pháp thích ứng gồm thay đổi sang trồng
cây khác, nuôi con khác, điều chỉnh thời gian gieo trồng/thu hoạch và điều chỉnh cường độ
cũng như thời gian tưới tiêu. Biểu hiện cụ thể là, với các thôn/làng sản xuất nông nghiệp càng
cách xa đường cao tốc, xác suất áp dụng các biện pháp thích nghi BĐKH hạn hán sẽ càng
nhỏ. Khoảng cách này cứ tăng thêm 1km, xác suất lựa chọn biện pháp thích ứng thay đổi
sang trồng cây khác/nuôi con khác sẽ giảm 2,55%; xác suất lựa chọn điều chỉnh thời điểm
gieo trồng và thu hoạch cũng giảm tương ứng 3,01%; xác xuất lựa chọn biện pháp điều chỉnh
thời gian và cường độ tưới tiêu cũng giảm 1,66%. Nguyên nhân là do khoảng cách tới đường
cao tốc gần nhất càng xa thì chi phí, giá thành để người nông dân mua sắm các tư liệu vật
chất phục vụ thực hiện các lựa chọn biện pháp thích ứng BĐKH hạn hán cũng sẽ càng tăng



Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 738, 82-96; doi:10.36335/VNJHM.2022(738).82-96

91

lên, từ đó dẫn tới làm suy giảm tích tính cực của người nông dân trong quyết sách lựa chọn
hành vi thích ứng BĐKH hạn hán.
Bảng 6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng lựa chọn hành vi thích ứng BĐKH hạn hán của hộ nông dân.
Bổ sung giống vật
nuôi/cây trồng khác
Hệ số
dy/dx
Độ tuổi
0,004*
0,001
Giới tính
–0,091
–0,034
Trình độ văn hóa –0,007
–0,002
Nguồn tài
0,240*** 0,0902
ngun cộng
đồng
Khoảng cách đến
đường cao tốc
0,034
0,013
gần nhất
Vị trí địa lý
–0,186

–0,070
Biến lượng

Diện tích canh
tác
Tần suất phát
sinh hạn hán
Nguy cơ phát
sinh hạn hán
Khả năng tiếp
cận thông tin
trước khi xảy ra
hạn hán
Khả năng tiếp
cận thông tin sau
khi xảy ra hạn
hán
Thường số
LR
McFadden R2

Thay đổi sang vật
Thay đổi thời gian
nuôi/cây trồng khác gieo trồng, thu hoạch
Hệ số
dy/dx
Hệ số
dy/dx
0,010 **
0,003

0,004
0,001
0,004 7
0,001
–0,106
–0,039
0,050 1
0,018
0,137**
0,05
0,122 **
0,045
0,141 **
0,052

Điều chỉnh thời gian,
cường độ tưới tiêu
Hệ số
dy/dx
–0,003
–0,001
–0,076
–0,027
–0,053
–0,018
0,257 ***
0,091

–0,068 **


–0,025

–0,081 ***

–0,03

–0,046*

–0,016

–0,313 ***

–0,118

–0,582 ***

–0,22

–0,12

–0,043

–0,007

–0,002

0,013

0,005


–0,001

0,000

0,014

0,005

0,097

0,036

0,186 ***

0,069

0,094

0,035

0,165 ***

0,058

0,056

0,021

0,019


0,007

0,113**

0,042

–0,044

–0,015

0,148

0,055

0,383 ***

0,138

0,289

0,105

0,244 ***

0,084

0,273*

0,100


–0,001

0,000

0,196

0,071

0,135

0,047

–1,563*
49,12***
0,049

–1,669**
53,70***
0,054

–1,471*
80,36***
0,081

0,110 ***
57,36***
0,060

Độ tuổi


Tham gia nhóm thủy lợi, tổ tham gia bảo hiểm nông
luân canh
hợp tác
nghiệp
Hệ số
dy/dx
Hệ số
dy/dx
Hệ số
dy/dx
0,003 *
0,001
0,011 *
0,002
–0,003
–0,000

Giới tính

–0,010

–0,003

–0,069

–0,016

–0,145

–0,035


Trình độ văn hóa

–0,009

–0,003

0,181 ***

0,043

–0,098

–0,023

0,046

0,246 ***

0,059

0,095 *

0,022

–0,007

–0,038

–0,009


0,011

0,002

–0,010

0,268 **

0,061

0,044

0,010

Nguồn tài nguyên cộng 0,150 **
đồng
Khoảng cách đến đường –0,023
cao tốc gần nhất
Vị trí địa lý
–0,032
Diện tích canh tác

–0,001

–0,000

0,004

0,001


–0,004

–0,001

Tần suất phát sinh hạn
hán

0,039

0,012

0,092

0,022

0,020

0,004


Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 738, 82-96; doi:10.36335/VNJHM.2022(738).82-96

92

Tham gia nhóm thủy lợi, tổ tham gia bảo hiểm nơng
ln canh
hợp tác
nghiệp
–0,008

–0,002
0,027
0,006
–0,044
–0,010

Nguy cơ phát sinh hạn
hán
Khả năng tiếp cận thông 0,460 ***
tin trước khi xảy ra hạn
hán
Khả năng tiếp cận thông 0,156
tin sau khi xảy ra hạn hán

0,133

0,448 ***

0,100

0,705 ***

0,147

0,046

0,191

0,044


–0,021

–0,005

Thường số
LR

–1,612 **
33,40***

–2,413 ***
57,56***

–1,123 *
36,89***

McFadden R2
0,039
0,080
0,053
Chú thích: các kí hiệu ***,**,*lần lượt đại diện mức độ rõ rệt ở khoảng tương ứng 1%, 5% và 10%.

(5) Đặc điểm địa hình có ảnh hưởng quan trọng đến lựa chọn các biện pháp thích ứng
BĐKH hạn hán của hộ nơng dân. Tỷ lệ các hộ nông dân ở vùng đồng bằng lựa chọn biện pháp
điều chỉnh sang trồng cây khác/nuôi con khác thấp hơn 11,84% so với tỷ lệ lựa chọn biện pháp
thích ứng này của các hộ nông dân ở vùng đồi núi; tỷ lệ lựa chọn biện pháp điều chỉnh thời
điểm gieo trồng và thu hoạch cũng thấp hơn 22,03%. Nguyên nhân dẫn tới điều này là do trong
tương quan so sánh với các hộ nông dân ở vùng đồi núi, trung du, các hộ nơng dân ở vùng đồng
bằng có điều kiện giao thông thuận tiện, nhiều cơ hội việc làm, do đó, họ sẵn sàng chủ động từ
bỏ các biện pháp thích nghi BĐKH hạn hán để chuyển sang tìm kiếm sinh kế phù hợp khác.

(6) Tần suất phát sinh hạn hán là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết sách lựa chọn
biện pháp thích nghi với BĐKH hạn hán của hộ nông dân. Đặc biệt, yếu tố này có ảnh hưởng
rõ rệt tới xác suất lựa chọn các hành vi thích ứng gồm chuyển đổi sang loại cây trồng/vật
nuôi khác, điều chỉnh thời gian cũng như cường độ tưới tiêu. Cụ thể, tần suất phát sinh hạn
hán càng lớn thì tỷ lệ số hộ nơng dân lựa chọn chuyển đổi sang trồng cây khác/nuôi con khác
sẽ tăng tương ứng 6,94%, tỷ lệ lựa chọn điều chỉnh cường độ cũng như thời gian tưới tiêu
cũng tăng 5,85%. Kết quả này cho thấy, người nơng dân có xu hướng lựa chọn nhiều hơn các
biện pháp như thay đổi giống cây trồng/vật nuôi, điều chỉnh mức độ và thời gian tưới tiêu.
Cụ thể, các hộ nông dân sẽ lựa chọn nhiều hơn việc thay đổi các loại cây trồng/vật nuôi hiện
có, áp dụng các giống cây trồng/vật ni có khả năng chống chịu hạn hán. Trong điều kiện
nguồn tài nguyên nước hạn chế, người nông dân sẽ thông qua biện pháp thay đổi mức độ tưới
hiện tại, dùng các phương thức khác như tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun sương, hoặc căn cứ
vào nhu cầu sinh trưởng của cây trồng/vật ni để điều chỉnh thời gian tưới tiêu, từ đó nâng
cao hiệu suất sử dụng tài nguyên nước.
(7) Khả năng tiếp cận thơng tin phịng chống hạn hán có ảnh hưởng quan trọng tới lựa
chọn các biện pháp thích ứng BĐKH hạn hán của hộ nông dân. Nhận được thông tin trước
khi thiên tai diễn ra có thể giúp cải thiện đáng kể động lực cũng như tính tích cực trong áp
dụng các biện pháp thích ứng của hộ nơng dân. Cụ thể, tỷ lệ lựa chọn thay đổi sang trồng cây
khác/nuôi con khác tăng tương ứng 13,87%, tỷ lệ điều chỉnh cường độ hoặc thời gian tưới
tiêu tăng 8,47%, xác suất lựa chọn biện pháp tham gia vào các nhóm thủy lợi, tổ hợp tác tăng
13,31%; xác suất lựa chọn tham gia các loại hình hiểm nơng nghiệp tăng 10%; xác suất lựa
chọn các biện pháp thích ứng như luân canh cũng sẽ tăng tương ứng 14,76%. Việc tiếp cận
được thông tin trong khi hoặc sau khi thiên tai diễn ra lại chỉ có thể làm tăng xác suất lựa
chọn các hành vi thích ứng gồm bổ sung thêm giống cây trồng/vật ni mới, cịn lại khơng
có tác động rõ rệt tới quyết sách lựa chọn các hành vi thích ứng BĐKH hạn hán khác. Gợi ý
có được từ kết luận này là: Một mặt, khả năng tiếp cận thơng tin phịng chống thiên tai có
ảnh hưởng đáng kể đến lựa chọn hành vi thích ứng của hộ nơng dân; Mặt khác, thời gian tiếp
cận được thơng tin phịng chống thiên tai khác nhau, sẽ dẫn tới có sự khác biệt trong ảnh
hưởng đối với quyết sách lựa chọn các biện pháp ứng phó BĐKH hạn hán của các hộ nơng
dân. Cụ thể hơn, có được thơng tin phịng chống thiên tai trước khi thiên tai xảy ra có thể



Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 738, 82-96; doi:10.36335/VNJHM.2022(738).82-96

93

giúp nâng cao động lực, tính tích cực của hộ nơng dân trong lựa chọn các biện pháp thích
nghi. Điều này hồn tồn phù hợp trong các phân tích tâm lí–hành vi tương ứng.
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quy mơ và phạm vi thích ứng BĐKH của hộ nơng
dân
Lần lượt sử dụng các mơ hình phân tích hồi quy Poisson và Tobit [14–17] để tiến hành
phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới quy mô cũng như phạm vi áp dụng các biện pháp
thích ứng BĐKH hạn hán của hộ nông dân. Nghiên cứu đã thu được kết quả phân tích sau:
(Bảng 7).
Bảng 7. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ, quy mô lựa chọn hành vi thích ứng BĐKH của
hộ nơng dân.
Biến lượng
Độ tuổi
Giới tính
Trình độ văn hóa
Nguồn tài ngun cộng
đồng
Khoảng cách gần nhất tới
đường quốc lộ
Vị trí địa lý
Diện tích canh tác

Mơ hình phân tích hồi quy Poisson
Hệ số
dy/dx

0,0041
0,0078
–0,0748
–0,1452
–0,0115
–0,0219

Mơ hình phân tích hồi quy Tobit
Hệ số
dy/dx
0,1701
0,1034
–3,7508
–2,2808
–0,3629
–0,2206

0,1882***

0,3594***

8,6095***

5,2352***

–0,0290**

–0,0554**

–1,4658***


–0,8913***

–0,1752***

–0,3445***

–9,1985***

–5,5934***

0,0022

0,0043

0,2933

0,1784

Tần suất phát sinh hạn
0,1108***
0,2117***
4,8755***
2,9647***
hán
Nguy cơ phát sinh hạn
0,0257
0,0491
0,9109
0,5539

hán
Khả năng tiếp cận thông
0,3986***
0,7161***
15,3643***
9,3427***
tin trước hạn
Khả năng tiếp cận thơng
0,1601**
0,2953***
6,7005**
4,0744**
tin trong và sau hạn
Thường số
–0,413 *
165,75***
–19,995*
190,60***
LR
Pseudo–R2
0,0609
0,0363
Chú thích: các kí hiệu ***,**,*lần lượt đại diện mức độ rõ rệt ở khoảng tương ứng 1%, 5% và 10%.

Cụ thể:
(1) Nguồn tài nguyên cộng đồng có ảnh hưởng đáng kể đến quy mô và cường độ áp dụng
các biện pháp thích nghi của hộ nơng dân. Số điện thoại liên lạc có trong danh bạ của hộ
nơng dân càng nhiều thì các biện pháp thích ứng của hộ nơng dân sẽ có quy mơ và cường độ
càng cao hơn. Đồng thời, nguồn tài nguyên cộng đồng cứ tăng thêm 1 bậc trong thang phân
loại thì số lượng các biện pháp thích ứng của hộ nơng dân sẽ tăng 0,36%, tỷ lệ áp dụng các

biện pháp thích ứng cũng tăng tương ứng 5,24%.
(2) Khoảng cách gần nhất tới đường quốc lộ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
quy mô và và cường độ các biện pháp thích nghi của các hộ nông dân. Làng/xã càng cách xa
đường quốc lộ gần nhất thì quy mơ các biện pháp thích ứng của các hộ nơng dân thích ứng
sẽ nhỏ hơn, cường độ cũng sẽ yếu hơn. Cự li cách xa hơn mỗi 1km, số lượng các biện pháp
thích ứng BĐKH hạn hán của các hộ nông dân sẽ giảm tương ứng số 0,06%, cường độ của
các biện pháp cũng giảm tương ứng 0,89%.
(3) Đặc điểm địa hình cũng có ảnh hưởng quan trọng đến quy mô và cường độ các biện
pháp thích nghi của hộ nơng dân. So với các hộ nông dân ở vùng đồi núi hoặc trung du, các


Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 738, 82-96; doi:10.36335/VNJHM.2022(738).82-96

94

hộ nơng dân ở vùng đồng bằng có cường độ áp dụng các biện pháp thích ứng BĐKH hạn hán
yếu hơn. Số lượng các biện pháp thích ứng BĐKH hạn hán của hộ nơng dân ở vùng đồng
bằng ít hơn 0,34% so với số lượng các biện pháp thích ứng của các hộ nông dân ở vùng đồi
núi, trung du, cường độ các biện pháp thích ứng cũng giảm tương ứng 5,59%.
(4) Bên cạnh đó, tần suất hạn hán cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quy mô
và cường độ các biện pháp thích ứng BĐKH hạn hán của hộ nông dân. Nếu tần suất hạn hán
xảy ra thường xuyên hơn trong vòng 03 năm trở lại đây, vậy thì các hộ nơng dân sử dụng
biện pháp thích ứng BĐKH với quy mô lớn hơn, cường độ mạnh hơn. Hễ hạn hán theo mùa
cấp độ tăng 1 lần, số lượng các biện pháp thích ứng của hộ nơng dân sẽ tăng tương ứng
0,21%, cường độ tăng 2,96%.
(5) Khả năng tiếp cận thơng tin về các biện pháp phịng chống thiên tai phù hợp ảnh
hưởng đáng kể đến quy mơ và cường độ các biện pháp thích ứng của các hộ nơng dân. Việc
tiếp cận được thơng tin phịng chống thiên tai giúp nông dân gia tăng quy mô và cường độ
các biện pháp thích ứng. Đồng thời, số lượng các biện pháp thích ứng BĐKH của các hộ
nơng dân nhận được thơng tin phịng chống thiên tai trước khi diễn ra thiên tai sẽ nhiều hơn

0,72% số lượng các biện pháp thích ứng BĐKH của các hộ nơng dân khơng tiếp cận được
thơng tin phịng chống thiên tai tương ứng, cường độ của các biện pháp thích ứng cũng tăng
thêm 9,34%. Số lượng các biện pháp thích ứng BĐKH hạn hán của các hộ nông dân tiếp cận
được thơng tin phịng chống thiên tai trong và sau khi thiên tai diễn ra là nhiều hơn 0,3% so
với số lượng biện pháp tương ứng của các hộ nông dân không được tiếp cận thông tin, cường
độ các biện pháp này cũng mạnh hơn 4,07%. Như vậy xét cả về cường độ lẫn quy mơ, các
biện pháp thích ứng BĐKH hạn hán do hộ nông dân áp dụng trong trường hợp tiếp cận được
thơng tin phịng chống thiên tai trong và sau khi thiên tai diễn ra đều ít và yếu hơn nhiều so
với trường hợp tiếp cận được thông tin trước khi thiên tai xảy ra.
4. Kết luận
Nghiên cứu đã xác lập mơ hình phân tích, tính tốn, đánh giá mối tương quan giữa các
hành vi thích ứng BĐKH hạn hán theo mùa của các hộ nông dân khu vực tỉnh Ninh Thuận
tương ứng với các mức độ biến đổi của điều kiện hạn hán tại địa phương. Cụ thể, thơng qua
các thuật tốn được xây dựng, áp dụng phương pháp phân tích định lượng, sử dụng các số
liệu điều tra, thống kê thực tế, nghiên cứu đã chỉ rõ phương thức lựa chọn hành vi thích ứng
BĐKH của hộ nông dân, các nhân tố ảnh hưởng tới lựa chọn hành vi thích ứng này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đứng trước tác động của diễn biến BĐKH theo hướng hạn
hán ngày một gia tăng tại tỉnh Ninh Thuận thời gian gần đây, đa phần (68,6%) các hộ nông
dân đã lựa chọn áp dụng các biện pháp thích ứng. Các biện pháp thích ứng cụ thể được ưu
tiên sử dụng là: thay thế các loại cây trồng (con giống), chuyển hẳn sang trồng các loại cây
khác, điều chỉnh ngày gieo và thu hoạch. Đáng chú ý, tiền vốn và nhân lực lao động là những
yếu tố hạn chế chủ yếu, ảnh hưởng tới lựa chọn, áp dụng các biện pháp thích nghi BĐKH
của hộ nơng dân.
Đánh giá cụ thể các yếu tố ảnh hưởng tới quyết sách lựa chọn hành vi thích ứng BĐKH,
quy mơ áp dụng cũng như phạm vi, mức độ áp dụng hành vi BĐKH của hộ nơng dân, thơng
qua sử dụng các mơ hình nghiên cứu hồi quy, nghiên cứu chỉ rõ: (1) Nguồn vốn trong cộng
đồng phong phú hơn, khả năng các hộ nông dân sẽ sử dụng các biện pháp thích ứng, quy mơ
và cường độ các biện pháp thích ứng đều lớn hơn; (2) Làng xã càng xa đường quốc lộ gần
nhất, các hộ nơng dân càng có xu hướng ít lựa chọn các biện pháp thích nghi BĐKH hạn hán
hơn, quy mơ và cường độ các biện pháp thích nghi cũng giảm; (3) Các hộ nông dân ở vùng

đồng bằng càng ít có ý định sử dụng biện pháp thích nghi, quy mơ và cường độ sử dụng các
biện pháp thích nghi cũng nhỏ hơn ở khu vực đồi núi; (4) Tần số hạn hán làm tăng khả năng,
quy mô và cường độ của các biện pháp thích ứng ứng với BĐKH của các hộ nơng dân; (5)
Thơng tin sẵn có liên quan các biện pháp thích ứng của hộ nơng dân có ảnh hưởng quan trọng


Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 738, 82-96; doi:10.36335/VNJHM.2022(738).82-96

95

tới việc lựa chọn, nhưng thông tin trước thảm họa sẽ thúc đẩy các hộ nông dân sử dụng các
biện pháp thích ứng có hiệu quả tốt hơn.
Kết quả thu được từ nghiên cứu này giúp đưa ra các gợi ý liên quan xác định mơ hình
phát triển kinh tế hộ gia đình thích ứng BĐKH tại Ninh Thuận xét từ cả 02 góc độ là tự thích
ứng của bản thân hộ gia đình lẫn hỗ trợ từ chính quyền, địa phương. Tuy nhiên, việc đề xuất
mơ hình phát triển kinh tế hộ gia đình cụ thể yêu cầu cần xây dựng trên cơ sở đặc điểm tình
hình của từng khu vực hẹp (xã, huyện), đặt trong tương quan bối cảnh, xu thế phát triển kinh
tế vùng và của cả nước và cần được kiểm chứng trong thời gian nhất định. Phương pháp
nghiên cứu này cũng có thể áp dụng để phân tích hành vi thích ứng BĐKH hạn hán hoặc
nước biển dâng của các hộ gia đình tại các địa phương khác tại Việt Nam.
Đóng góp của tác giả: Xây dựng ý tưởng nghiên cứu: Đ.Q.K.; D.V.K.; Lựa chọn phương
pháp nghiên cứu: D.V.K., Đ.Q.K.; Viết bản thảo bài báo: D.V.K., Đ.Q.K., N.T.G.; Chỉnh sửa
bài báo: D.V.K., Đ.Q.K., N.T.G.
Lời cam đoan: Tập thể tác giả cam đoan bài báo này là cơng trình nghiên cứu của tập thể
tác giả, chưa được công bố ở đâu, không được sao chép từ những nghiên cứu trước đây;
khơng có sự tranh chấp lợi ích trong nhóm tác giả.
Tài liệu tham khảo
1. Anh, N.N. Hạn hán ở Ninh Thuận và giải pháp khắc phục. />Tạp chí Khoa học cơng nghệ Việt Nam (điện tử), 2020.
2. Bộ Tài ngun và Mơi trường. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi
khí hậu, Triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ–CP ngày 03 tháng 12 năm

2007 của Chính phủ, 2008, 1–65.
3. Bộ Tài nguyên và Mơi trường. Kịch bản biến đổi khí hậu, phiên bản cập nhật năm
2020, Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, 2020.
4. Sơn, N.H. Thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ mơi trường theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội XIII của Đảng. Tạp chí Cộng sản (điện tử), 2021.
5. Thích ứng với biến đổi khí hậu ở việt nam: đánh giá & giải pháp thích ứng tại các đơ
thị, (điện tử), GIZ.
2018.
6. Yu, B.; Zhu, T.; Hai, N.M. Impacts of Climate Change on Agriculture and Policy
Options for Adaptation: The Case of Vietnam. Int. Food Policy Res. Instit. 2010, 1–
23.
7. Trinh, M.V.; Loan, B.T.P.; Hang, V.T.; Lien, Le T.Q.; Them, L.T.T. Project: Climate
change and impacts on rice production in Vietnam: Pilot testing of potential
adaptation and mitigation measures. Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam 2014, 1–
39.
8. Thuận, N.T.; Giai, N.S. Tổn thương về sinh kế ở các vùng liên quan đến dao động
và biến đổi khí hậu. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2016, 667, 9–14.
9. Liên, M.K.; Đại, H.V.; Dũng, L.Đ.; Huyền, N.D. Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chí lồng
ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào chính sách chuyển đổi kinh tế, đảm bảo phát triển
bền vững khu vực Nam Trung Bộ. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2018, 694, 35–45.
10. Ngọc, P.T.B.; Son, N.H. Sinh kế nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu:kinh
nghiệm củ huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu 2018,
63–72.
11. Anh, N.N. Hạn hán ở Ninh Thuận–Bình Thuận và giải pháp khắc phục,
Cổng thông tin điện tử Viện Quy hoạch Thủy lợi miền
Nam 2016.
12. Thắng, N.V.;Khiêm, M.V.; Mậu, N.Đ.; Trí, T.Đ. Nghiên cứu xác định chỉ tiêu hạn
hán cho vùng Nam Trung Bộ. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2014, 639, 49–55.



Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 738, 82-96; doi:10.36335/VNJHM.2022(738).82-96

96

13. Vinh, P.T.; Bình, N.T.; Hương, B.T.T. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện khí hậu
nơng nghiệp đến cây trồng ngắn ngày ở khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận. Tạp chí
Khoa học về trái đất 2013, 364–373.
14. Atanu, S.; Love, H.A.; Schwart, R. Adoption of emerging technologies under output
uncertain. Am. J. Agric. Econ. 1994, 76(4), 836–846.
15. Kong, X.Z.; Fangh, S.H.; Pang, X.P. Analysis of the influence of talents of farmers
in western areas on the agricultural technolo– gy adoption. Econ. Res. 2004, 85–122.
16. Zhu, H.G.; Zhou, S.D. Demonstration analysis of adaptation to climate change of the
farmers living in southern paddy field in accordance with the 346 farmer data of 36
counties (cities) in Jiangxi Province. J. Nat. Resour. 2012, 27(7), 1119–1128.
17. Nhemachena, C.; Hassan, R. Micro–level analysis of farmers adaptation to climate
change in southern Africa [R]. IFPRI Discussion Paper No. 00714. Washington D C.
Int. Food Policy Res. Instit. 2007, 1–30.

Research on model of household economic development adapting
to drought print the background of climate change in Ninh Thuan
province
Dang Quoc Khanh1*, Duong Van Kham2, Ngo Tien Giang1
1

Vietnam Journal of Hydrometeorology, Viet Nam Meteorological and Hydrological
Administration; ;
2
Vietnam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change;

3

Center for Hydro-Meteorological Technology Application; Viet Nam Meteorological and
Hydrological Administration;
Abstract: Drought is a major natural disaster in Ninh Thuan province, the driest in the
country. This is the biggest disadvantage of nature for agricultural development in particular
and household economic development in general in the province. On the basis of climate
change scenarios, survey and research data have established models to analyze, calculate
and evaluate the correlation between seasonal drought climate adaptation behaviors of
households. farmers in Ninh Thuan province. The research results show that, facing the
impact of climate change in the direction of increasing drought in Ninh Thuan province
recently, most (68.6%) of the farming households have chosen to apply these measures.
Adaptation. Specific adaptation measures that are prioritized for use are: replacing crops
(seedlings), switching to other crops, and adjusting sowing and harvesting dates. Notably,
capital and labor are the main limiting factors affecting the choice and application of climate
change adaptation measures of farmers.
Keywords: Ninh Thuan; Drought; Household economy.



×