Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ đến kinh tế xã hội lưu vực sông thu bồn trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 56 trang )

























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN






Đỗ Thị Ngọc Hoa



ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ
ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG THU BỒN
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC





Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Đỗ Thị Ngọc Hoa



ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ
ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG THU BỒN
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


Chuyên ngành: Thủy văn học
Mã số: 60 44 0224


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THANH SƠN




Hà Nội - 2013
LỜI CẢM ƠN


Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn,
là người trong suốt thời gian qua đã tận tình trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp
đỡ tôi phát huy khả năng và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời đến các thầy cô, gia đình, đồng nghiệp, bàn bè luôn cổ
vũ, động viên, giúp đỡ tôi có thêm nghị lực, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn
trong quá trình học tập và nghiên cứu để có ngày hôm nay.
Luận văn đã hoàn thành song không thể không mắc nhữ
ng sai lầm và

thiếu sót do đây là một đề tài tương đối rộng, phức tạp, bên cạnh đó còn mang
cả tính xã hội học, bản thân tác giả cũng có rất ít kinh nghiệm. Tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp cũng như những lời phê bình quý báu để
giúp tôi tiếp tục hoàn chỉnh hơn nữa và tiến tới áp dụng và thực tiễn.
Tôi chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2013
Tác gi



i
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG 3
1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG LŨ 5
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 7
1.4. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 8
1.5. LŨ LỤT VÀ NHỮNG TỔN THƯƠNG TRÊN LƯU VỰC SÔNG THU BỒN
14

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO
LŨ 16

2.1. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ 16
2.1.1 Phương pháp 16
2.1.2. Các bước đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ, ngập lụt 17
2.2. BẢN ĐỒ NGẬP LỤT LƯU VỰC SÔNG VU GIA- THU BỒN 18

Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ ĐẾN KINH TẾ -
XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG THU BỒN 20

3.1. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGUY CƠ (HIỂM HỌA) DO LŨ, NGẬP LỤT 20
3.2. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ SỰ PHƠI NHIỄM CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG TRƯỚC
LŨ, NGẬP LỤT 24

3.3. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA NGƯỜI DÂN 26
3.4. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ, NGẬP LỤT.35
KẾT LUẬN 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
PHỤ LỤC 40




ii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ lưu vực sông Thu Bồn 9
Hình 2.1: Các bước xác định tính tổn thương do lũ 17
Hình 2.2. Bản đồ ngập lụt hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn 19
Hình 3.1. Bản đồ độ sâu ngập 21
Hình 3.2. Bản đồ vận tốc đỉnh lũ 21
Hình 3.3. Bản đồ thời gian ngập 23
Hình 3.4. Bản đồ nguy cơ lũ, ngập lụt 23
Hình 3.5. Bản đồ sử dụng đất tỉnh Quảng Nam 25
Hình 3.6. Bản đồ sự phơi nhiễm của các đối tượng trước lũ, ngập lụt 26
Hình 3.7. Yếu tố vật lý gây hại chính cho gia đình 30
Hình 3.8. Nhóm đối tượng dễ bị tổn thương 30
Hình 3.9. Khắc phục tổn thương do lũ 31

Hình 3.10. Giảm thiểu tổn thương do lũ 31
Hình 3.11. Bản đồ khả năng chống chịu của cộng đồng 35
Hình 3.12. Bản đồ tính dễ bị tổn thương do lũ, ngập lụt 37


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Trọng số của các yếu tố tạo lên nguy cơ lũ, ngập lụt 20
Bảng 3.2 Tình hình ngập lụt trên hệ thống sông Thu Bồn 22
Bảng 3.3. Ma trận tính toán sự phơi nhiễm của các đối tượng trước lũ 26
Bảng 3.4. Các nhóm đất chính và mức độ thiệt hại 27
Bảng 3.5. Đặc điểm kinh tế xã hội các xã 28
Bảng 3.6. Yếu tố v
ật lý gây hại chính cho gia đình……………………………… 29
Bảng 3.7. Nhóm đối tượng dễ bị tổn thương ………………………………… 30
Bảng 3.8. Khắc phục tổn thương do ngập lụt…………………………………… 31
Bảng 3.9. Giảm thiểu tổn thương do lũ……………………………………………31
Bảng 3.10. Định lượng hóa các phương án trả lời của phiếu điều tra………… 34
Bảng 3.11. Ma trận tính toán mức độ tổn thương do lũ………………………… 36

iii
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ATNĐ Áp thấp nhiệt đới
CHNCND Cộng hòa nhân chủ nhân dân
IPCC Intergovermental on Climate Change (Ban Liên chính
phủ về Biến Panel đổi khí hậu)
ISDR International Strategy for Disaster Reduction ( Chiến
lược giảm nhẹ thiên tai quốc tê)
PCLB Phòng chống lụt bão
SAR Second Assessment Report (Báo cáo đánh giá lần II)

TAR Third Assessment Report (Báo cáo đánh giá lần III)
UNDP United Nations Depvelopment Programme ( Chương
trình Phát triển Liên hợp quốc)













1
MỞ ĐẦU

Miền Trung là vùng có chế độ khí hậu khắc nghiệt là nơi hứng chịu nhiều
thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, nước dâng, lũ lụt và hạn hán với tần suất và cường
độ lớn nhất nước ta. Lũ lụt xảy ra do ảnh hưởng tổ hợp của các yếu tố tự nhiên nội
ngoại sinh cùng với các hoạt động kinh tế xã hội của con người trên bề mặt lưu vực
gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu thì sự
gia tăng về quy mô và cường độ các hiện tượng cực đoan trong đó có lũ lụt cùng
dẫn đến nhiều thảm họa. Đánh giá những tổn thương do lũ lụt trong bối cảnh biến
đổi khí hậu ở Miền Trung là một việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Thiên tai và những tác độ
ng của nó đến kinh tế, xã hội và môi trường ngày
càng gia tăng trên toàn thế giới. Theo tổng quan của Nguyễn Thanh Sơn, Cấn Thu

Văn
[7] trong mười năm qua, Việt Nam chịu tác động vô cùng nặng nề của lũ lụt .
Các cơn bão Lina năm 1997 ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, làm chết gần
3.000 người. Năm 1999, lũ lịch sử ở miền Trung Việt Nam gây kết quả làm thiệt
mạng 715 người, gần 1 triệu căn nhà bị ngập, nền kinh tế bị tổn thất khoảng 350
triệu USD, là thiệt hại lớn nhất trong th
ế kỷ XX tại Việt Nam (CCFSC 2005). Vào
tháng mười năm 2008, lũ lụt trong 20 tỉnh thành phố phía Bắc và Thủ đô Hà Nội
làm 85 người chết, phá hủy hơn 100.000 ngôi nhà và ảnh hưởng đáng kể cơ sở hạ
tầng, nông nghiệp cây trồng. So với các loại thiên tai khác, mặc dù không phải
nguyên nhân gây tử vong lớn nhất, lũ lụt lại có mức độ ảnh hưởng thuộc loại lớn
nhất.
Để tăng c
ường ứng phó với lũ lụt ngoài các biện pháp công trình như đê kè,
hồ chứa cắt lũ thượng lưu… thì các biện pháp phi công trình cũng đóng vai trò rất
quan trọng, mà phần lớn trong số đó có tính dài hạn và bền vững như các biện pháp
quy hoạch sử dụng đất, bố trí dân cư, nâng cao nhận thức của người dân. Mặt khác,
ứng phó nhanh với lũ lụt bằng các biện pháp như dự báo vùng ngập lụt, di d
ời và sơ
tán dân đến nơi an toàn…cũng đã tỏ ra hiệu quả trong việc hạn chế thiệt hại về
người và tài sản.
2
Vì vậy, để đánh giá được tính dễ bị tổn thương do lũ lụt gây ra đối với kinh
tế-xã hội thì hướng tiếp cận trong công tác quản lý tổng hợp rủ ro thiên tai là cần
thiết để xây dựng các giải pháp nhằm giảm nhẹ thiệt hại do lũ gây ra. Đây là lý do
dẫn đến sự hình thành luận văn “ Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ đến kinh tế
xã hội lư
u vực sông Thu Bồn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ”. Nhưng do cuộc
điều tra thực địa cũng như quá trình phát và thu hồi phiếu điều tra đến người dân
trong vùng nghiên cứu kéo dài (đến cuối tháng 10 đầu tháng 11/2013 mới nhận lại

được phiếu), nên thời gian để hoàn thiện luận văn bị hạn chế, vì thế tác giả đã chưa
đưa được kết quả tính tính dễ bị tổn th
ương do lũ của lưu vực nghiên cứu vào
nghiên cứu trong mảng bối cảnh biến đổi khí hậu. Kết quả nghiên cứu tính dễ bị
tổn thương do lũ này sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các nhà họach
định chính sách ra quyết định chiến lược phát triển bền vững kinh tế xã hội. Bố cục
luận văn bao gồm:
Mở đầu
Chương 1 : Tổng quan
Chương 2: Phươ
ng pháp đánh giá tính dễ tổn thương do lũ
Chương 3: Đánh giá tính dễ tổn thương do lũ gây ra đối với kinh tế- xã hội
lưu vực sông Thu Bồn.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục






3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
1.1.1. Khái niệm chung về tính dễ tổn thương.
Mục đích của việc đánh giá tính dễ bị tổn thương nhằm cung cấp cho các nhà
ra quyết định hay các bên liên quan về những lựa chọn nhằm giảm thiểu ảnh hưởng

của những mối nguy hiểm do lũ lụt. Nghiên cứu tính dễ bị tổn th
ương là để đưa ra
những hành động chính xác có thể làm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Sự
cần thiết của việc phân tích, đánh giá tính dễ bị tổn thương đã được trình bày trong
nhiều tài liệu khoa học với các khái niệm bao gồm: tính dễ bị tổn thương tự nhiên,
tính dễ tổn thương xã hội và những tổn thương kinh tế.
Khái niệm về tính dễ bị tổn thương
đã có nhiều thay đổi trong 20 năm qua.
Đã có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại các thành phần, yếu tố để
đánh giá tính dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuật ngữ liên quan đến
tính dễ bị tổn thương giữa các ngành, lĩnh vực nghiên cứu vẫn còn nhiều tranh cãi
trong các cộng đồng, các hướng nghiên cứu khoa học khác nhau.
Theo tổng quan của Đặng Đình Khá [5], trong ngành khoa học kinh tế - xã
hội: Vớ
i cách tiếp cận của Ramade (1989) thì tính dễ bị tổn thương bao gồm cả con
người và kinh tế - xã hội, liên quan đến khuynh hướng hàng hóa, con người, cơ sở
hạ tầng, các hoạt động bị thiệt hại, sức đề kháng của cộng đồng, khi được giới thiệu
trong một số nghiên cứu địa lý vào những năm 1980. Nhưng nghiên cứu đó lại
không đề cập đến mặt tự nhiên, mứ
c độ, tần suất xuất hiện của các hiện tượng thiên
tai. Trong nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực này đã giải thích tính dễ bị tổn thương
của một hệ thống địa lý, vùng lãnh thổ là kết quả của các hoạt động, khả năng
chống chịu khác nhau xã hội, bối cảnh kinh tế và công nghệ không đồng nhất.
Cũng theo [5] Watts và Bohle (1993) đã xem xét đến bối cảnh xã hội củ
a các
mối nguy hiểm và liên hệ tính dễ bị tổn thương xã hội tới khả năng phục hồi, chống
4
chịu của cộng đồng. Họ đã cố gắng tìm mọi cách dễ dàng hơn để hiểu và đơn giản
hóa khái niệm đó thông qua các nghiên cứu sâu hơn về nền tảng xã hội. Tính dễ bị
tổn thương được mô tả bởi tổ chức chiến lược giảm nhẹ thiên tai thế giới (ISDR,

2004) như là các điều kiện xác định bởi các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế
và môi
trường hay các quá trình, làm tăng tính nhạy của cộng đồng.
Trong cách tiếp cận của ngành khoa học xã hội, thì tính dễ bị tổn thương lại
tập trung vào năng lực của con người để đối phó với mối nguy hiểm và kịp thời
khôi phục lại các thiệt hại và những tổn thất. Cách tiếp cận này đòi hỏi ít kiến thức
về hệ thống địa lý vì mục tiêu của nghiên c
ứu là giải thích các hành vi xã hội.
Ngành khoa học tự nhiên có một điểm khác để giải thích tính dễ bị tổn
thương, họ tập trung vào các hệ thống vật lý để xác định tính dễ bị tổn thương mà
ban đầu ít xét đến những đặc điểm kinh tế - xã hội của hệ thống.
Trong lĩnh vực vật lý, ngành khoa học tự nhiên đã giải thích tính dễ bị tổn
thương do ả
nh hưởng của biến đổi khí hậu. Hội đồng Quốc tế về Biến đổi khí hậu
(IPCC) đã phát triển các định nghĩa về tính dễ bị tổn thương qua nhiều năm. Năm
1992, họ xác định tính dễ bị tổn thương như mức độ không có khả năng đối phó với
những hậu quả của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Năm 1996, SAR
đã xác định tính dễ bị tổn thương như mức độ mà biến đổi
khí hậu có thể gây tổn hại hay bất lợi cho hệ thống; không chỉ phụ thuộc vào độ
nhạy của hệ thống mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của cộng đồng với
điều kiện khí hậu mới. Được xem như những tác động còn lại của biến đổi khí hậ
u
sau khi các biện pháp thích ứng được thực hiện (Downing, 2005). Định nghĩa này
bao gồm sự lộ diện, tính nhạy, khả năng phục hồi của hệ thống để chống lại các mối
nguy hiểm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu [5].
IPCC TAR (2001) [5] đã giải thích khái niệm tính dễ bị tổn thương như mức
độ dễ bị ảnh hưởng của hệ thống hoặc kh
ả năng không thể đối phó được với các tác
động của biến đổi khí hậu. Tính dễ bị tổn thương là một hàm đặc trưng của cường

độ, tốc độ biến đổi khí hậu khi hệ thống bị lộ diện, bao gồm cả độ nhạy và khả năng
thích ứng.
5
Các định nghĩa này đã thể hiện sự phát triển, với định nghĩa của SAR và
TAR đã bao gồm các thành phần xã hội để giải thích tính dễ bị tổn thương. Trong
những năm 1980 và đặc biệt là những năm 1990 thì những nghiên cứu về mối quan
hệ giữa các hoạt động con người và tác động của thiên tai theo chiều hướng tổn
thương kinh tế xã hội đã tăng lên. Các định nghĩa v
ề tính dễ bị tổn thương đã dần
được cải thiện thể hiện một cái nhìn toàn diện của xã hội, liên quan đến lĩnh vực tự
nhiên và kinh tế xã hội của hệ thống.
1.1.2. Tổn thương do lũ lụt
Theo Nguyễn Thanh Sơn, Cấn Thu Văn [7], khái niệm tính dễ bị tổn thương
sử dụng dựa trên khái niệm của UNESCO-IHE “ Tính dễ bị tổn thương là mứ
c độ
gây hại có thể được xác định trong những những điều kiện nhất định thông qua tính
nhạy, sự tổn thất và khả năng phục hồi”.
Để tăng cường tính ứng dụng của các nghiên cứu trong thực tế, đặc biệt là
trong chủ động đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ thì Janet Edwards (2007)[5] đã
đưa ra một khái niệm nữa là bản đồ tính dễ bị t
ổn thương do lũ “là bản đồ cho biết
vị trí các vùng nơi mà con người, môi trường thiên nhiên, của cải gặp rủi ro do các
thảm hoạ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thiệt hại về người, gây ô
nhiễm môi trường”.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu khác định nghĩa: Khái niệm tính dễ bị tổn
thương do lũ lụt là việc xem xét lưa chọn tiếp xúc, nhạy cả
m và các chỉ số đối phó
của người dân trong khu vực nghiên cứu. Phân tích các chỉ số này cung cấp một cái
nhìn sâu sắc vào các đặc tính dễ bị tổn thương của người dân bị ảnh hưởng và tác
động với quản lý nguy cơ lũ lụt. Khi định lượng được tính dễ bị tổn thương của một

vùng nào đó thì nó sẽ cung cấp những thông tin cần thiết hỗ trợ trong việc ra quyết
định nhằ
m chống lại các mối nguy hiểm do lũ lụt gây ra mà xã hội phải hứng chịu.
1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG LŨ
Trong những năm qua việc quản lý lũ bằng các phương án công trình như đê
và hồ chứa, được thiết kế với các trận lũ có tấn suất khác nhau đã chiếm ưu thế. Đây
là cách tiếp cận nhằm giảm thiên tai lũ, nghĩa là gi
ảm xác suất xuất hiện, cường độ
6
lưu lượng lũ, cũng như giảm diện ngập lụt.
Thời gian gần đây đã có sự phát triển quan trọng: đó là chuyển mục tiêu quản
lý thiên tai sang quản lý rủi ro lũ, trong đó rủi ro lũ là những thiệt hại do lũ lụt gây
ra với một tần suất nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Vì thế, việc đánh
giá những thiệt hại, tổn th
ương lũ cần được nghiên cứu một cách cẩn trọng trong
quản lý rủi ro lũ.Việc đánh giá thiệt hại, tổn thương lũ đang đạt được những kết quả
quan trọng phục vụ cho việc đưa ra các quyết định trong quản lý rủi ro lũ thông qua
các bước sau:
Đánh giá tổn thương lũ: Các đối tượng trong vùng lũ như nhà ở, cộng đồng,
công trình vv…. bị tổn thươ
ng một cách biến động không chỉ theo không gian, thời
gian mà còn phụ thuộc vào khả năng chống chịu của người dân tại đó. Ví dụ, các
cộng đồng phải thường xuyên đối mặt với lũ lụt, họ sẽ phát triển các chiến lược đối
phó với các hiện tượng đó. Còn các cộng đồng không phải đối mặt với các trận lũ
lụt thường bỏ qua việc thích nghi với các nguy c
ơ lũ, vì thế họ sẽ bị tổn thương lớn
hơn khi phải đối diện với lũ. Do đó, những đánh giá về tổn thương lũ đóng vai trò
quan trọng trong bài toán xác định phương án giảm rủi ro thích hợp, như phát triển
các kế hoạch khẩn cấp và thực hiện các bài tập trong tình huống khẩn cấp.
Bản đồ hóa tổn thương lũ: Bản đồ tổ

n thương lũ là một phần quan trọng
trong quản lý rủi ro lũ, cung cấp những thông tin về đối tượng, thể hiện một cách
trực quan về những rủi ro tiềm tàng trong vùng có nguy cơ lũ.
Quyết định tối ưu cho các phương án giảm nhẹ lũ: An toàn lũ và giảm thiểu
tổn thương lũ là mục đích của bài toán, do vậy việc lựa chọn các phương án giảm
thiểu t
ổn thương lũ phải được xác định, và những lợi ích, chi phí cho các lựa chọn
khác phải được định lượng và so sánh. Những bước này nhằm sử dụng chi phí quản
lý rủi ro một cách hiệu quả, do vậy những đánh giá thiệt hại, tổn thương lũ là một
yếu tố quan trọng.
Đánh giá tài chính ngay sau lũ được thực hiện khi lũ xảy ra, cơ quan quản lý
thiên tai và Chính phủ cần đánh giá nhanh nhữ
ng thiệt hại, tổn thương do lũ, để dự
thảo ngân sách và đưa ra các quyết định về bồi thường thiệt hại cho các đối tượng
7
trong vùng bị lũ lụt [5].
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Trong khoảng 30 năm trở lại đây, thì tính dễ bị tổn thương được các nhà
khoa học tập trung nghiên cứu nhiều trong các lĩnh vực như: kinh tế - xã hội, môi
trường, tự nhiên, thiên tai…Tuy nhiên các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương do
ngập lụt thì mới được nghiên cứu trong những năm gần đây theo các cách tiếp cận
khác nhau.
Theo [5], trong nghiên cứu của Viet Trinh (2010) đã đ
ánh giá rủi ro do lũ cho
lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị dựa trên bản đồ nguy cơ do lũ và bản đồ
tính dễ bị tổn thương, tác giả coi tính dễ tổn thương do lũ là một hàm của bản đồ sử
dụng đất và mật độ dân số chưa xét đến khả năng chống chịu của cộng đồng. Với
cách tiếp cận này, Viet Trinh chỉ dựa trên m
ật độ giá trị của các vùng khác nhau
trong khu vực nghiên cứu, dựa trên giả thiết tính dễ bị tổn thương của cộng đồng

với cùng các điều kiện kinh tế xã hội là giống nhau.
Cũng theo [5] Mai Dang (2010) đã nghiên cứu cả về khía cạnh kinh tế, xã hội
và môi trường trong nghiên cứu tổn thương lũ ở lưu vực sông Đáy. Tác giả chưa
đánh giá được khả năng chống chịu củ
a cộng đồng, khả năng tự phục hồi của hệ
thông và tính nhạy của cộng đồng (sự hiểu biết, khả năng nhận thức rủi ro, sự chuẩn
bị, các công trình và biện pháp phòng chống lũ ).
Với các cách tiếp cận ở trên, tuy đã sử dụng khía cạnh kinh tế để đánh giá
tính dễ bị tổn thương lũ, nhưng chưa tính đến khả năng ch
ống chịu của cộng đồng
cũng như sự hiểu biết, khả năng nhận thức rủi ro, sự chuẩn bị, các công trình và
biện pháp phòng chống lũ vv… Các yếu tố này, thực chất rất quan trọng trong việc
đánh giá các tổn thương do lũ.
Một hướng nghiên cứu khác đánh giá tổn thương lũ dựa vào bản thân cộng
đồng dân cư mà không xét đến sự lộ diện của c
ộng đồng đó trước nguy cơ lũ.
Nghiên cứu của Conner (2007) [5] đã đưa các biện pháp công trình và phi công
trình vào tính toán chỉ số tổn thương lũ, thể hiện khả năng chống chịu của cộng
đồng dân cư. Sebastian (2010) [5] đã xác định tính tổn thương lũ là sự kết hợp giữa
8
xác suất tác động (thiệt hại) và khả năng chống chịu. Theo cách tiếp cận này thì tính
tổn thương lũ của các cộng đồng sống ven sông ngang bằng với những cộng đồng
sống ở vùng cao [5].
Các cách tiếp cận đánh giá tổn thương lũ ở trên chỉ xem tính tổn thương lũ là
một yếu tố trong việc xác định rủi ro lũ và chỉ tập trung vào một mặt nhất đị
nh như
kinh tế hay khả năng chống chịu của cộng đồng. Trong nghiên cứu của Villagra’n
de Leo’n JC (2006) [5] và UNESCO – IHE (2007)[5] thì tổn thương lũ được xác
định qua khả năng chống chịu, tính nhạy và sự lộ diện của các đối tượng trước nguy
cơ lũ và đó cũng là hướng lựa chọn để tiệm cận nghiên cứu của luận văn này. Cơ sở

khoa học của phương pháp củ
a nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết trong chương
2, đồng thời áp dụng để đánh giá tổn thương lũ lưu lưu vực sông Thu Bồn.
1.4. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
1.4.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
a)Ví trí địa lý
Hệ thống sông Thu Bồn là một sông lớn thuộc tỉnh Quảng Nam và cũng là
một trong những con sông lớn trong các tỉnh duyên hải Trung Bộ, trải ra trong
ph
ạm vi từ 107
0
07’ – 108
0
37’ độ kinh Đông và 16
0
15’ – 14
0
47’ độ vĩ Bắc, hợp
thành dòng chính Thu Bồn và các sông nhánh Vu Gia, Ly Ly, Túy Loan
Lưu vực hệ thống sông Thu Bồn nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn Nam,
phía Bắc giáp lưu vực sông Hương, phía Tây giáp sông Xê Công (nhánh sông Mê
Công) ở lãnh thổ Lào, phía Nam giáp các lưu vực sông: Tam Kỳ, Sê San, Ba, Trà
Bồng, Trà Khúc, phía Đông giáp biển. Với diện tích 10.350km
2
, lưu vực hệ thống
sông Thu Bồn bao gồm phần lớn địa phận tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và
một phần tỉnh Kon Tum. (hình 1.1)
b) Địa hình và địa mạo
Địa hình trong lưu vực phần lớn là đồi núi, riêng phần hạ lưu sông giáp biển
là đồng bằng. Phần phía Bắc là những dãy núi cao chạy song song với dãy Bạch

Mã, kéo dài từ Đông sang Tây với một số đỉnh cao trên 100m (Núi Mang 1708m,
Bà Nà 1483m); phía Tây là dãy Trường S
ơn Nam với một số đỉnh cao trên 200m (A
9
Tuất 2500m, Lum Heo 2045m, Tion 2032m, ); phía Nam là khối núi Kon Tum
thuộc dãy Trường sơn với đỉnh Ngọc Linh cao 2598m, chạy ra tới biển. Như vậy,
lưu vực hệ thống sông Thu Bồn được bao bọc bởi các dãy núi cao ở ba phía, Bắc,
Tây và Nam. Chuyển tiếp từ vùng núi cao xuống đồng bằng là vùng trung du với
những đồi núi thấp có độ cao (100-800m).

Hình 1.1. Bản đồ lưu vực sông Thu Bồn
Vùng đồng bằng hẹp có địa hình thấp dưới 30m, phân bố ở một số huyện
thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam ( Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Thăng Bình, Hội
An) và thành phố Đà Nẵng (huyện Hòa Vàng, các quận Ngũ Hành Sơn và Hải
10
Châu). Tiếp giáp với biển là những dải cát có những cồn cát cao hơn 10m [8].
c) Thổ nhưỡng
Đất được phát tiển trên các loại đá mẹ [8], gồm các loại chính: nhóm đất mùn
trên núi cao; nhóm đất feralit phát triển đá mác ma và các loại đá khác, phân bố
rộng rãi ở vùng đồi núi thấp; đất phù sa; đất phenfm đất mặn; đất cát biển và đất xói
mòn từ sỏi đá.
d) Thực vật
Thực v
ật trong lưu vực khá phong phú và đa dạng, gồm kiểu rừng kín thường
xanh ẩm á nhiệt đới phân bố ở độ cao trên 1000m; kiểu rừng kín lá rụng hơi ẩm
nhiệt đới; kiểu rừng cây thưa, lá rộng hơi khô nhiệt đới và kiểu rừng cây là kim hơi
khô nhiệt đới. Ngoài ra, còn có các trảng cỏ, cây bụi. Rừng bị tàn phá, khai thác
thiếu quy hoạch. Tính đến năm 2006, diện tích rừng trong tỉnh Quảng Nam khoảng
457,7.10
3

ha, trong đó rừng tự nhiên 396,3.10
3
ha, rừng trồng 61,4.10
3
ha, tỷ lệ che
rừng phủ khoảng 43,9% [8].
e) Đặc điểm khí tượng thủy văn
Do nằm ở phía Nam dãy Bạch Mã và phía Đông dãy Trường Sơn Nam, nên
khí hậu trong lưu vực hệ thống sông Thu Bồn cũng có đặc điểm chung của khí hậu
vùng Nam Trung Bộ với mùa Đông không lạnh, nắng nhiều, chịu ảnh hưởng bởi gió
Tây khô nóng, mùa mưa vào cuối Hè, đầu mùa Đông.
- Lượng bức x
ạ tổng cộng trung bình năm khoảng 140-150kcal/cm
2
. Cân
bằng bức xạ trung bình năm khoảng 75-100kcal/cm
2

- Số giờ nắng trung bình năm biến đổi trong phạm vi từ 1800 giờ ở vùng núi
cao đến hơn 2000 giờ ở vùng đồng bằng ven biển
- Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 21-26
0
C, giảm từ đồng bằng
ven biển lên miền núi theo sự tăng cao củah hình. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể
trên 40
0
C vào những ngày có gió Tây khô nóng. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể
dưới 15
0
C ở vùng đồng bằng và dưới 10

0
C ở vùng núi.
- Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và lượng
11
mưa. Vào các tháng mùa mưa độ ẩm không khí vùng đồng bằng ven biển có thế đạt
85- 88%, vùng núi có thể đạt 90- 95%. Các tháng mùa khô vùng đồng bằng ven
biển chỉ còn dưới 80%, vùng núi còn 80-85%. Độ ẩm không khí vào những ngày
thấp nhất có thể xuống mức 20-30%.
- Lượng mây tổng quan trung bình năm biến đổi trong phạm vi (5-7,7)/10
bầu trời, có xu thế tăng dần từ đồng bằng lên miền núi
- Tốc độ gió bình quân hàng năm vùng núi đạt 0,7-1,3 m/s, trong khí đo vùng
đồng bằng ven biển
đạt 1,3 -1,6 m/s. Tốc độ gió lớn nhất đã quan trắc được ở Trà
My mùa hạ đạt 34m/s, trong mùa mưa đạt 25m/s. Vùng đồng bằng ven biển gió
thường mạnh hơn và đạt 40m/s như ở Đà Nẵng khi có bão
- Lượng bốc hơi phụ thuộc vào yếu tố khí hậu: nhiệt độ không khí, nắng, gió,
độ ẩm Lượng bốc hơi trung bình năm trên lưu vực khoảng 680-1040mm, ở vùng
núi lượng bốc hơi khoả
ng 680-800mm, vùng đồng bằng ven biển lượng bốc hơi
khoảng 880-1050mm.
- Lượng mưa năm phân bố rất không đều trong lưu vực, từ dưới 2000mm ở
thung lũng sông Bung tăng lên tới trên 4000mm ở vùng núi, trong đó trung tâm mưa
lớn Trà My – thượng nguồn sông Thu Bồn là trung tâm mưa lớn nhất ở Nam Trung
Bộ, và là một trong một số trung tâm mưa lớn ở nước ta [8].
f) Mạng lưới sông ngòi trên lưu vực
Với hình d
ạng lưu vực hình bầu nên mạng lưới sông trên lưu vực Thu Bồn
phát triển tới các phụ lưu cấp IV và trong tổng số 78 phụ lưu có chiều dài sông
chính lớn hơn 10km được phân chia theo các cấp : 19 phụ lưu cấp I, 36 phụ lưu cấp
II, 22 phụ lưu cấp III và 2 phụ lưu cấp IV.

Sự sắp xếp của các dãy núi đã tạo ra hướng dốc chính của địa hình lưu vực
sông Vu Gia - Thu Bồn là h
ướng Tây Nam - Đông Bắc, và dòng chính sông Thu
Bồn có hướng chảy chính Tây Nam - Đông Bắc ở phần thượng, trung du và chuyển
hướng chảy Tây - Đông ở vùng hạ du lưu vực. Vì vậy hệ số uốn khúc của các sông
lớn trên lưu vực sấp xỉ 2 như dòng chính 1,86, sông Bung 2,02, sông Tĩnh Yên
2,67 Địa hình núi đồi chiếm tỷ trọng diện tích khá lớn (trên 60%) nên độ cao bình
12
quân lưu vực 552m, độ dốc bình quân lưu vực 25% thuộc vào loại lớn nhất so với
các lưu vực sông dải duyên hải Việt Nam.
Mạng lưới sông suối trong lưu vực sông Thu Bồn kém phát triển với mật độ
lưới sông 0,47km/km
2
. Phần thượng du lưu vực độ dốc địa hình lớn trên 30%, cấu
tạo địa chất vùng núi là các đá Granit sườn dốc, đỉnh núi nhọn với lớp vỏ phong hoá
chủ yếu là sa thạch, diệp thạch xen lẫn cuội kết nên mạng lưới sông suối trong vùng
chỉ phát triển ở những vùng thấp còn ở phần sườn núi hầu như không xuất hiện
dòng chảy thường xuyên, mật độ lưới sông 0,38km/km
2
. Phần hạ du sông chảy
trong vùng đồng bằng ven biển thấp, độ dốc bề mặt giảm và lớp vỏ thổ nhưỡng
trong vùng này chủ yếu là đất cát, đất đỏ nên mạng lưới sông suối ở đây cũng không
phát triển mạnh, mật độ sông suối 0,57 km/km
2
[8].
1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a) Dân số và dân tộc
Theo Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2011 [2], dân số trung bình
của tỉnh 1.435.000 người. Dân số phân bố không đều đặc biệt có sự khác biệt lớn
giữa đồng bằng và miền núi. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh: 137người/km

2
,
thành phố Tam Kỳ 1178 người/km
2
, thành phố Hội An 1473 người/ km
2
trong khi
đó huyện Nam Giang 12 người/km
2
. Dân cư trong vùng đông nhất là dân tộc Kinh
có 1.280.587 người, chiếm 93,2%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Cơ Tu có
37.310 người, chiếm 2,71%; dân tộc Xơ Ðăng có 30.231 người, chiếm 2,2%; dân
tộc Mnông có 13.685 người, chiếm 0,99%; dân tộc Giẻ Triêng có 4.546 người,
chiếm 0,33%; dân tộc Co có 4.607 người, chiếm 0,33%; dân tộc Hoa có 1.106
người, chiếm 0,08%; dân tộc Tày có 509 người, chiếm 0,03%; dân tộc Mường có
364 người, chiếm 0,02%; dân tộc Nùng có 247 người, chiếm 0,01%; các dân tộc
khác chiếm 0,1%.
b) Văn hóa và giáo dục
Chất lượng giáo dục qua các năm được nâng cao rõ rệt: Trẻ em 5 tuổi được
huy động đi học trường mẫu giáo đạt tỷ lệ 98% hàng năm. Tỷ lệ tốt nghiệp phổ
thông trung học năm 2009-2010 đạt 94,85% đối với trung học phổ thông, trong đó
13
20,59% em trúng tuyển vào các trường đại học- cao đẳng; học sinh khối giáo dục
thường xuyên đạt tỷ lệ tốt nghiệp là 54,63%.
Quảng Nam đang nỗ lực thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và
Nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012. Theo kế hoạch đã được phê duyệt,
tổng mức đầu tư Đề án này triển khai tại địa phương là 155,640 tỷ đồng; trong đó,
tỷ lệ vốn đối ứng của địa phương là 40%, tương đương với 45,439 t
ỷ đồng [9].
c) Cơ cấu kinh tế

Một trong những mục tiêu quan trọng của phương hướng chung về phát triển
kinh tế - xã hội của Quảng Nam là tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cư cấu kinh tế
theo hướng tỉnh công nghiệp, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành
phần kinh tế. Trong những năm qua xu hướng chuyển dịch cơ cấ
u kinh tế là tích cực
và rõ nét, nhất là cơ cấu ngành. Tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm
trong tổng GDP đã tăng lên qua các năm, giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp,
trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng của ba khu vực và các ngành kinh tế. Khu
vực công nghiệp, xây dựng từ 28,38% (2002) tăng lên 35,53% (2006) và năm 2008
chiếm 38,18%. Khu vực dịch vụ từ 33,45% (2002) tăng lên 35,48% (2006) và năm
2008 chiếm 36,84%. Tỷ trọ
ng khu vực nông nghiệp từ 38,17% (2002) giảm còn
29% (2006) và năm 2008 còn 24,98%. Đây là sự chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế đúng
hướng, phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [9].
d) Cơ sở hạ tầng
Y tế: Mạng lưới y tế phát triển rộng khắp ở các cộng đồng dân cư nhất là y tế
cộng đồng, phòng ngừa quản lý và phát hi
ện các dịch bệnh. Mỗi huyện có một bệnh
viện với quy mô từ 45 giường bệnh trở lên, riêng thành phố có 7 bênh viện với quy
mô giường bệnh lên đến 1.130 giường bệnh, công tác y tế đã đóng vai trò tích cực
trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phát huy thắng lợi chương trình sinh đẻ có
kế hoạch [2].
Giao thông: Hệ thống giao thông ở đây tương đối phát triển, các tuyến
đường quốc lộ là đường Hồ Chí Minh, 1A, 14B, 14D, 14E với chiều dài hơn
14
400km. Đường tỉnh lộ gồm 18 tuyến với tổng chiều dài gần 500 km. Đặc biệt, quốc
lộ 14 (14B, 14D, 14E) là tuyến đường bộ thông suốt với nước CHDCND Lào qua
cửa khẩu Đắc Ốc (huyện Nam Giang). Cửa khẩu này đã được công nhận là cửa
khẩu cấp quốc gia và sẽ trở thành cửa khẩu quốc tế trong thời gian đến. Tuyến
đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn tỉnh Quảng Nam có chiều dài 95 km. Cảng

Kỳ Hà là một cảng nước sâu nằm trong khu kinh tế mở Chu Lai và ngay cạnh khu
kinh tế Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), hiện nay tàu có trọng tải dưới 2 vạn tấn
thường xuyên ra vào cảng này Quảng Nam có 8 tuyến đường sông với tổng chiều
dài khoảng 200 km phân bố tương đối đồng đều trên khắp địa bàn tỉnh, đảm bảo cho
phương tiện từ 5 - 25 tấn vận chuyển hàng hoá, hành khách thông suốt. Sân bay
Chu Lai là một trong sáu sân bay hiện đại nhất của Việt Nam, có đường băng dài
3.050 mét, có khả năng phục vụ các loại máy bay trọng tải lớn như: Boing,
Airbus [9].
Về du lịch, tỉnh Quảng Nam có 125 km bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc (giáp
bãi biển Non Nước, thành phố Đà Nẵng) đến giáp vịnh Dung Quất (tỉnh Quảng
Ngãi), với nhiều bãi tắm đẹp lý tưởng như: Hà My (huyện Điện Bàn), Cửa Đại
(thành phố Hội An), Bình Minh (huyện Thăng Bình), Tam Thanh (thành phố Tam
Kỳ), Kỳ Hà, Bãi Rạng (huyện Núi Thành) nơi đâu cũng hoang sơ, tràn đầy gió và
ánh nắng mặt trời [9].
1.5. LŨ LỤT VÀ NHỮNG TỔN THƯƠNG TRÊN LƯU VỰC SÔNG THU BỒN
Do vị trí địa lý, đặc điểm về địa hình, địa mạo cùng với tác động biến đổi khí
hậu toàn cầu, tình hình thiên tai tại lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn diễn ra hết sức
phức tạp và có xu thế ngày càng gia tăng về số lượng cũng như mức độ khốc liệt.
Các loại hình thiên tai thường xuất hiện ở lưu vực là áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt,
giông sét, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất…Trong đó hai loại hình thiên tai là
bão và lũ lụt là nguy hiểm nhất và gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản.
Bão và ATNĐ thường xảy ra trong thời gian từ tháng V đến tháng VII, tập
trung chủ yếu vào tháng X và XI. Các cơn bão và ATNĐ thường xuất hiện kèm
15
theo gió xoáy, mưa to nên dễ gây ra lũ lụt. Theo thống kê trên biển Đông từ năm
1997 đến 2009 xuất hiện 174 cơn bão và ATNĐ, trong đó có 26 cơn bão và 12
ATNĐ ảnh hưởng đến lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Đặc biệt có cơn bão số 6
(2006) có tên quốc tế là Sang Sane và cơn bão số 9 (2009) có tên quốc tế là Ketsana
đã đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Quảng Nam gây thiệt hại nhiều về người và tài sản.
Lũ lụt th

ường xuất hiên từ tháng IX đến tháng XI hàng năm. Có 3 loại hình
thế thời tiết gây lũ trên lưu vực gồm bão, ATNĐ, gió mùa Đông – Bắc, dải hội tụ
nhệt đới. Một số trận lũ lớn xảy ra vào các năm 1964, 1999, 2007, 2009.
Theo Báo cáo tổng hợp của Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Nam và Thành
phố Đà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2009 thiên tai trên lưu vực sông Vu Gia – Thu
Bồn đã làm 765 người chết, 63 ngườ
i mất tích và 2403 người bị thương, tổng giá trị
thiệt hại về tài sản hơn 18,000 tỷ đồng. Kết quả thống kê từ năm 1997-2009 cho
thấy thiệt hại về người và kinh tế trong các trận bão lũ lớn xảy ra với tỷ lệ khá
tương đồng, đặc biệt trong các năm 2006 đến 2009 thiệt hại về người và kinh tế là
rất cao. Nguyên nhân là do các trận bão trong năm này đã đổ bộ th
ẳng vào khu vực
Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, trong khi nền kinh tế khu vực đang trong thời
kỳ phát triển nên đã gây ra thiệt hại nặng nề [10].










16
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ
2.1. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ
2.1.1 Phương pháp
Năm 2006, Villagra’n de Leo’n JC đã đưa ra mối quan hệ giữa tính dễ tổn

thương lũ, sự phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng chống chịu qua công thức [5]:
Tổn thương =
(2.1)
Trong khi đó UNESCO – IHE [5] lại đưa ra một cách tính khác:

Tổn thương lũ = Sự phơi nhiễm + Tính nhạy – Khả năng phục hồi (2.2)
Trong đó, sự phơi nhiễm được hiểu như là các giá trị có mặt tại vị trí lũ lụt có
thể xảy ra. Những giá trị này có thể là hàng hóa, cơ sở hạ tầng, di sản văn hóa, con
người, nông nghiệp…hay sự phơi nhiễm có thể được hiểu là mức độ phơi bày c
ủa
tài sản, con người nằm trong vùng nguy cơ lũ. Sự phơi nhiễm phụ thuộc vào tần
suất xuất hiện con lũ, cường độ lũ và giá trị tài sản, con người có mặt tại đó.
Tính nhạy được định nghĩa là các yếu tố tiếp xúc trong hệ thống, ảnh hưởng
đến xác suất bị tổn hại ở những thời điểm nguy hại của l
ũ lụt. Tính nhạy liên quan
đến các đặc tính của hệ thống, bao gồm bối cảnh xã hội của dạng thiệt hại do lũ.
Đặc biệt là nhận thức và sự chuẩn bị sẵn sàng của người dân trước nguy cơ lũ, các
tổ chức liên quan đến giảm nhẹ thiên tai, các biện pháp bảo vệ cộng đồng trước lũ.
Khả năng phục hồi là khả năng của h
ệ thống chịu được những nhiễu loạn do
lũ gây ra và duy trì hiệu quả các hoạt động của thành phần kinh tế xã hội, môi
trường, vật lý của hệ thống.
Trong tình hình thực tế, rất khó khăn để đánh giá tính nhạy cảm, khả năng
phục hồi và khả năng đối phó một cách riêng biệt cho các cộng đồng, do
vậy những khía cạnh đó có thể được kết hợp thành kh
ả năng chống chịu, khi đó tổn
thương lũ có thể tính như sau:
Tổn thương = Sự phơi nhiễm – Khả năng chống chịu (2.3)
17
Nếu như sự phơi nhiễm thể hiện sự phơi bày của tài sản, con người trước

nguy cơ lũ thì khả năng chống chịu lại đặc trưng cho các biện pháp mà con người sử
dụng trước thiên tai nhằm chống lại những thương tổn do lũ gây ra. Khả năng chống
chịu phụ thuộc vào sự nhận thức của cộng đồng, các biện pháp phòng chống lũ
, sự
hỗ trợ của các cơ quan chức năng, công tác cảnh báo lũ, sự phục hồi sau lũ [3].
2.1.2. Các bước đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ, ngập lụt
Dựa trên công thức (2.3) luận văn đã xây dựng khung tính toán tính tổn
thương lũ gồm 4 bước:
Bước 1: Xây dựng bản đồ nguy cơ lũ, ngập lụt
Bước 2: Xây dựng bản đồ sự
phơi nhiễm của các đối tượng trước lũ, ngập lụt
Bước 3. Xây dựng bản đồ khả năng chống chịu của người dân
Bước 4: Xây dựng bản đồ tính dễ bị tổn thương do lũ, ngập lụt
Nội dung công việc của tưng bước được cụ thể hóa và minh họa trong hình 2.1 [3].














Hình 2.1. Các bước xác định tính tổn thương lũ
18

Qua hình 2.1, để xây dựng được bản đồ tổn thương lũ cần xác định đựơc sự
phơi nhiễm (phơi bày) của các đối tượng trước lũ và khả năng chống chịu của cộng
đồng. Trong đó sự phơi bày của các đối tượng trước lũ được thành lập dựa trên bản
đồ nguy cơ lũ và bản đồ sử dụng đất. Ở đây bả
n đồ nguy cơ lũ được tích hợp dựa
trên ba bản đồ: bản đồ độ sâu ngập, bản đồ thời gian ngập, bản đồ vận tốc đỉnh lũ.
Các bản đồ này là kết quả đầu ra của mô hình thủy lực, cụ thể là mô hình thủy lực
MIKE FLOOD đã được sử dụng để xây dựng bản đồ nguy cơ lũ.
Bản đồ nguy cơ lũ có th
ể được đánh giá thông qua các chỉ số cơ bản như bản
đồ ngập lụt, thời đoạn lũ, vận tốc lũ, xung lượng lũ (là tích của mực nước lũ và vận
tốc lũ), vật liệu trong dòng lũ (trầm tích, muối, các chất hóa học, nước thải và đất
đá) vv…Trong các yếu tố đó thì độ sâu ngập lụt, vận tốc đỉnh lũ, thời gian ng
ập lụt
đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định các thiệt hại về lũ. Sự tích hợp giữa
độ sâu ngập và vận tốc đỉnh lũ thể hiện khả năng phá hủy các đối tượng trên vùng
mà lũ đi qua, ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng như nhà cửa, các công trình,
tính mạng của người dân và sức khỏe của cộng đồng. Thời đoạn lũ
hay thời gian
ngập lụt lại ảnh hưởng gián tiếp đến sự phá hủy như làm ngập úng hoa màu, gián
đoạn các hoạt động kinh tế xã hội, gây ô nhiễm, bệnh dịch vv… Để đánh giá được
nguy cơ lũ trong vùng nghiên cứu luận văn sử dụng kết quả của bộ mô hình MIKE
FLOOD đã được Vũ Thị Thu Lan và các cộng sự áp dụng mô phỏng ngập lụt trên
lưu vực nghiên cứu và
đã xây dựng bộ bản đồ ngập lụt với các tần suất khác nhau
để mô phỏng lại các trận lũ trong lịch sử. Dựa trên phương pháp chồng xếp bản đồ
độ sâu ngập, vận tốc lũ, thời gian ngập (kết quả đầu ra của mô hình MIKE FLOOD)
theo trọng số nghiên cứu đã xây dựng bản đồ nguy cơ lũ.
2.2. BẢN ĐỒ NGẬP LỤT LƯU VỰC SÔNG VU GIA- THU BỒ
N

Bản đồ ngật lụt dựa trên cở sở tính toán, kết nối của các mô hình MIKE 11,
MIKE 21 và MIKE FLOOD đã được Vũ Thị Thu Lan và các cộng sự tiến hành xây
dựng và tính toán vào năm 2011. Luận văn này kế thừa các kết quả tính toán đó để
sử dụng đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ.
Sau khi nghiên cứu lựa chọn phương pháp xây dựng bản đồ ngập lụt và tính
19
toán tác giả Vũ Thị Thu Lan và cộng sự đã cho kết quả Bản đồ ngậy lụt lưu vực
sông Vu Gia -Thu Bồn như sau:

Hình 2.2. Bản đồ ngập lụt hạ lưu sông Vu Gia- Thu Bồn năm 2007

×