Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

TIỂU LUẬN QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHỔNG THÔNG NĂM 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.38 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
Lớp bồi dưỡng CBQL MNPT
Tên tiểu luận: Công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực ở trường THCS Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang
năm học 2021 - 2022

Học viên: Phạm Văn Tâm
Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Đông – Tân Hiệp – Kiên
Giang.

Kiên giang, tháng 7 năm 2022


MỤC LỤC
TÊN TIỂU LUẬN.................................................................................................2
1.Lý do chọn chủ đề tiểu luận:..............................................................................2
1.1. Lý do pháp lý:.....................................................................................................2
1.2. Lý do lý luận:......................................................................................................3
1.3. Lý do thực tiễn:..................................................................................................3

2.

Phân tích tình hình cơng tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực tại trường THCS Thạnh Đông..........................................................4

2.1 Giới thiệu về Trường THCS Thạnh Đông :......................................................4
2.2 Thực trạng hoạt động liên quan đến công tác xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực ở trường THCS Thạnh Đông...............................................5


2.2.2. Những tồn tại, hạn chế...................................................................................7
2.2.3. Nguyên nhân...................................................................................................7
2.2.4. Biện pháp khắc phục......................................................................................7
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức liên quan đến công tác
xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường THCS Thạnh
Đơng.............................................................................................................................. 8
2.3.2. Những điểm yếu:.............................................................................................8
2.3.3. Những cơ hội:..................................................................................................9
2.3.4. Những thách thức:..........................................................................................9
2.4. Kinh nghiệm thực tế khi thực hiện xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực tại trường THCS Thạnh Đông..............................................................9
* Những thành công, nguyên nhân:.....................................................................10
* Chưa thành công, nguyên nhân:.......................................................................10

4.

Kết luận và kiến nghị...................................................................................14

4.1. Kết luận.............................................................................................................14
4.2. Kiến nghị...........................................................................................................15
4.3. Kiến nghị...........................................................................................................15
4.3.2. Về phía Phịng giáo dục huyện Tân Hiệp....................................................15
4.3.3. Về phía trường THCS Thạnh Đơng............................................................15

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................17
Phiếu nhận xét nghiên cứu thực tế.............................................................................18

1



TÊN TIỂU LUẬN
Công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường
THCS Thạnh Đơng, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang năm học 2021 – 2022
1.Lý do chọn chủ đề tiểu luận:
1.1. Lý do pháp lý:
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, sự phát triển của xã hội đang đặt
ra yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục. Nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ
trở thành những con người có đạo đức, tri thức, sức khỏe, lành mạnh, an toàn,
thân thiện và ý thức làm chủ đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại;
- Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ giáo dục và đào
tạo (GD&ĐT) về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong giai đoạn 2008 – 2013 với mục tiêu như sau: Huy
động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngồi nhà trường để xây
dựng mơi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện
của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Phát huy tính tích cực, chủ động
sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp
và hiệu quả.
- Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 V/v triển khai thực hiện
phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong
các trường phổ thơng năm học 2008- 2009 và giai đoạn 2008- 2013, Kế hoạch
chỉ rõ: “Tổ chức phổ biến mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào thi đua
trường học thân thiện, học sinh tích cực theo nội dung Chỉ thị tới tất cả các Sở
giáo dục và đào tạo, các trường phổ thông”.
- Văn bản 1741/BGD ĐT- GDTrH ngày 05/3/2009 của Bộ GD&ĐT
hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” với mục đích đánh giá như sau:
+ Nhằm xác định mức độ đạt được, tính sáng tạo trong việc thực hiện, sự
tiến bộ của các trường mầm non, phổ thông và các địa phương trong việc thực
hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thể hiện
qua các hoạt động mang lại hiệu quả thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục.

+ Kết quả đánh giá nhằm góp phần giúp các cơ sở giáo dục có biện pháp
phát huy mặt mạnh, khắc phục yếu kém, phấn đấu hoàn thiện mơi trường sư
phạm thân thiện, phát huy vai trị tích cực của người học.
Chỉ thị số 07/2009/CT-UBND ngày 11/3/2009 về việc thực hiện phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các
trường mầm non, trường Phổ Thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2008
-2013;
Văn bản 7043/BGDĐT - CTHSSV hướng dẫn triển khai thực hiện phong
trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Chủ đề " dẫn
các cơ sở giáo dục tổng kết 5 năm phong trào thi đua; Tổng kết và thu go các mơ
hình, kinh nghiệm làm tốt. Chỉ đạo điểm một số trường, địa phương trong việc
tổng hợp các sáng kiến kinh nghiệm và hỗ trợ một số trường phát huy kết quả
Điều lệ trường Tiểu học thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày


30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về một số quy định về cảnh
quan môi trường sư phạm và nhiệm vụ của các cán bộ quản lý và giáo viên trong
nhà trường.
Công văn số 282/BGDĐT-CTHSSV ngày 25/01/2017 của Bộ GDĐT về
việc đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học.
1.2. Lý do lý luận:
Mơi trường giáo dục ln có những tác động rất lớn đến sự hình thành
và phát triển nhân cách con người thơng qua các mối quan hệ xã hội đa
dạng.Trong nhiều năm qua, phần lớn các trường THCS ở nước ta vẫn tồn tại
phương pháp giảng dạy và giáo dục mang tính áp đặt, gị bó, chưa quan tâm lắng
nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Việc đánh giá, sửa sai học sinh cịn có
những biểu hiện khắt khe, thiếu dân chủ. Học sinh còn những khiếm khuyết về
nhân cách: rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, không dám đề đạt ý kiến,
không mạnh dạn thể hiện khả năng.Trước tình hình đó địi hỏi trường THCS
phải chọn lựa con đường, cách thức giáo dục phù hợp, để chuẩn bị thật tốt cho

các em thành những công dân tương lai có đạo đức, trí tuệ và thể lực tốt. Một
trong các con đường đó là phải xây dựng được mơi trường thân thiện, học sinh
tích cực trong trường THCS.
Mục đích của việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
là nhằm huy động mọi nguồn lực từ bên trong nhà trường và bên ngoài xã hội để
xây dựng một mơi trường giáo dục an tồn, thân thiện, hiệu quả. Phát huy được
thế mạnh truyền thống anh hùng cách mạng, bản sắc văn hóa dân tộc, để đáp
ứng với nhu cầu xã hội, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo, tính tích cực của
học sinh trong học tập, sinh hoạt và các hoạt động xã hội phù hợp hiệu quả.
Xây dựng Trường học thân thiện - học sinh tích cực” ở cấp THCS khơng
chỉ tạo điều kiện cho học sinh vui chơi, học tập mà còn là việc xây dựng môi
trường vui tươi, lành mạnh và hấp dẫn, nơi học sinh được trân trọng, được đối
xử công bằng, học sinh được quan tâm chăm sóc, giáo dục, được bảo vệ phát
biểu ý kiến của mình và tích cực tham gia vào quá trình học tập để phát triển
tồn diện. Một mơi trường Thân thiện phải đáp ứng đầy đủ các cơ sở vật chất
theo yêu cầu của ngành TPP? thỏa mãn nhu cầu làm việc của cán bộ giáo viên,
học sinh được sinh hoạt 98" trường tự nhiên an tồn – xanh – sạch – đẹp.
Cơng tác “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường
tiêu học gồm 5 nội dung cụ thể sau đây:
- Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn;
- Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh,
giúp các em học sinh tự tin trong học tập;
- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh;
- Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh;
- Tích cực tham gia các hoạt động do ngành và địa phương tổ chức.
1.3. Lý do thực tiễn:
Với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS thì tình cảm các em
cịn mong manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc. Vì vậy, tác động tình cảm của
các em phải tế nhị, nhẹ nhàng thể hiện sự ân cần, cởi mở và tấm lòng tâm phúc.
Với đặc điểm tâm lý nói trên, nếu có được một mơi trường học tập thân thiện thì



chắc chắn các em sẽ không những được phát triển tình cảm tốt đẹp mà cịn giúp
các em tiếp thu kiến thức và phát triển năng lực, phẩm chất tốt nhất.
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là một phong trào
nhằm tập trung các nguồn lực để giải quyết những yếu kém về cơ sở vật chất,
tạo điều kiện cho học sinh đến trường được vui vẻ, sự tham gia một cách tích
cực của học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, phát huy sự sáng
tạo của thầy, cô trong nhà trường đồng thời cũng tạo điều kiện cho sự tham gia
tích cực của các cá nhân tổ chức trong việc giáo dục văn hố truyền thống lịch
sử cách mạng của cả nước nói chung và của địa phương nói riêng cho học sinh.
Trường THCS Thạnh Đông, xác định đây là một phong trào thi đua lâu
dài với năm nội dung phong phú, thiết thực, được thực hiện trên diện rộng tới
từng bậc học. “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một
việc làm hết sức cần thiết nhằm làm thay đổi mục tiêu và phương pháp giảng
dạy đào tạo thật tốt cho các em trở thành những công dân tương lai có trí tuệ,
đạo đức, kỹ năng sống và thể lực tốt.
Bên cạnh đó thì nhà trường cũng cịn có một số hạn chế về việc phân
công trách nhiệm và đề ra biện pháp thực hiện chưa được cụ thể và rõ ràng; Đối
với giáo viên lớn tuổi và giáo viên mới ra trường chưa sáng tạo đổi mới phương
pháp tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục học sinh; Công tác phối hợp giữa
giáo viên và phụ huynh chưa đồng bộ về việc giáo dục học sinh ý thức giữa gìn
vệ sinh mơi trường, vệ sinh cá nhân; Về tổ chức các hoạt động tập thể còn hạn
chế, nội dung tổ chức chăm sóc các khu di tích lịch sử, văn hóa địa phương chưa
được phong phú... Chính vì thế công tác xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực tại trường THCS Thạnh Đơng chưa đạt kết quả cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của phong trào trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ với trách nhiệm là một cán bộ quản lý đã học xong lớp Bồi dưỡng - PP
quản lý giáo dục qua chuyên đề 14: “Xây dựng và phát triển văn hóa nhà
trường”, tơi chọn đề tài: “Công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh

tích cực ở trường THCS Thạnh Đơng, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang năm
học 2021 – 2022” để viết tiểu luận nhằm thực hiện tốt trong phong trào xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường tơi đang cơng tác.
2. Phân tích tình hình cơng tác xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực tại trường THCS Thạnh Đông.
2.1 Giới thiệu về Trường THCS Thạnh Đông :
Trường THCS Thạnh Đông tọa lạc tại số 39, ấp Đông Lộc, xã Thạnh
Đông, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Trường nằm dọc theo quốc lộ 80 thuận
lợi cho việc đi lại của giáo viên và học sinh. Trường trực thuộc xã nông thôn
mới, đời sống nhân dân tương đối ổn định. Thế mạnh của xã Thạnh Đông là
nông nghiệp, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và làng nghề truyền thống. Được sự
quan tâm của Huyện ủy, UBND xã Thạnh Đơng, của chính quyền, đồn thể, địa
phương… nhân dân trong xã đã phát huy thế mạnh, từng bước chuyển đổi giống
cây trồng nhằm phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, hồn thành tương
đối các mục tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo mục tiêu quốc phịng, an ninh. Từ đó,
đời sống nhân dân được nâng lên mọi mặt.


Trường THCS Thạnh Đông được thành lập ngày 30/10/1990 theo Quyết
định số …/…/QĐ-UB ngày …/…/…của UBND tỉnh Kiên Giang. Hiện nay,
trường có 56 cán bộ-viên chức; tỷ lệ nữ 30/56. Tỉ lệ độ tuổi bình quân là 43 tuổi.
Hiệu trưởng của trường mới luân chuyển công tác về trường được một năm và
mới hơn 40 tuổi, trình độ chun mơn trên chuẩn. Trường có 2 hiệu phó đều là
nữ, cả ban giám hiệu đều đạt trình độ chun mơn trên chuẩn. Đa số các giáo
viên ln u nghề, nhiệt tình, ham học hỏi và hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
Về cơ sở vật chất: Trường có 23 phịng học văn hóa; 02 phịng tin học
với 40 máy tính bàn phục vụ học tập, 08 máy tính bàn và 05 máy laptop phục vụ
hành chính; 01 thư viện (có đủ SGK cho học sinh mượn học); 01 phòng thiết bị;
01 phòng y tế; 01 phòng truyền thống. Nhà trường đã đạt chuẩn quốc gia mức

độ 2. Khối phòng phục vụ học tập, khối phịng hành chính đảm bảo quy định.
Có trang thiết bị y tế tối thiểu và tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu theo quy
định. Có cơng trình vệ sinh riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh,
riêng cho nam và nữ, vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, an toàn, thuận
tiện, sạch sẽ. Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh, hệ thống cung cấp nước uống đạt tiêu chuẩn, hệ
thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo yêu cầu. Thư viện đáp ứng nhu cầu
nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Về họat động giáo dục: Nhà trường tiến hành triển khai đến toàn thể
giáo viên phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh;
Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Đánh
giá học sinh thường xuyên và đánh giá định kỳ theo quy định hiện hành của Bộ
Giáo dục và Đào tạo; việc nhận xét, đánh giá thường xun có thể bằng hình
thức trực tiếp, trực tuyến hoặc qua các sản phẩm học tập của học sinh.
Về quy mô trường, lớp: Năm học 2021-2022 trường có 23 lớp với tổng
số học sinh là 767 em (Khối 6 có 05 lớp với 172 em; khối 07 có 06 lớp với 193
em; khối 08 có 06 lớp với 203 em và khối lớp 09 có 06 lớp với 199 học sinh.
Một số thành tích đạt được của nhà trường năm học 2021-2022:
- Trường đạt danh hiệu: Tập thể lao động xuất sắc.- 56 giáo viên đạt
danh hiệu: Lao động tiên tiến.
- 08 giáo viên đạt danh hiệu: Chiến sĩ thi đua cơ sở
- 06 giáo viên được đề nghị nhận bằng khen của UBND Tỉnh.
- Học sinh giỏi cấp huyện: Đạt 18 giải
- Học sinh giỏi cấp tỉnh: Đạt 08 giải
- Học sinh thi Tiếng Anh qua mạng (I.O.E) đạt 12 giải vong huyện, 07
giải vòng tỉnh.
- Học sinh thi Vyolympic vòng huyện đạt 15 giải, vòng tỉnh đạt 06 giải.
- Học sinh thi Vyolympic, I.O.E vịng tồn quốc đạt 03 giải.
- Trường tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật đạt 02 giải vòng huyện; 01



giải vòng tỉnh.
- Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường có 23 giao viên được cơng nhận.
- Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh đạt 05 giáo viên.
- Chất lượng hai mặt giáo dục: Tỷ lệ học sinh lên lớp sau thi lại đạt
96,9%; trong đó khá, giỏi 65.8%; yếu kém 3.1%. Hạnh kiểm tốt, khá 100%.
Học sinh xét TN.THCS đạt 100%.
2.2 Thực trạng hoạt động liên quan đến công tác xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực ở trường THCS Thạnh Đông.
2.2.1. Những ưu điểm:
*
Tổ chức thực hiện xây dựng trường, lớp xanh – sạch – đẹp an tồn:
Trường có đủ diện tích, có khn viên, tường bao, cơng, biên trường, đảm bảo
an tồn và vệ sinh trường học. Phịng học an tồn, thống mát, đủ ánh sáng, bàn
ghế. Sân chơi vườn trường qui hoạch hợp lý, có cây bóng mát, cây cảnh. Trường
tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh (CB, GV, NV, HS) trồng
cây xanh trong khuôn viên trường và phân công cho mỗi lớp chăm sóc một bồn
hoa trong khn viên cây của trường. Tổ chức cho học sinh vệ sinh trường, lớp
hàng ngày vào mỗi buổi sáng, nhằm giúp học sinh có ý thức bảo vệ giữ gìn
khn viên trường, lớp ln xanh sạch- đẹp. Ngồi ra, nhà trường cịn vận động
cha mẹ học sinh (CMHS) trông thêm cây xanh cho bóng mát và trồng rau xanh
làm đẹp vườn trường, trang bị thùng rác có nắp đậy ở khắp khn viên trường
và giáo dục học sinh biết nhặt rác bỏ vào thùng để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
Trường có đủ nhà vệ sinh cho giáo viên, học sinh (riêng cho nam, nữ); các thiết
bị vệ sinh phù hợp thuận tiện và thường xuyên giữ gìn sạch sẽ.
*
Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học
sinh, giúp các em tự tin trong học tập:
Bên cạnh việc xây dựng trường lớp xanh-sạch- đẹp, an toàn thì việc đổi
mới phương pháp dạy học ln được nhà trường quan tâm thực hiện theo quan

điểm “lấy học sinh làm trung tâm”, giúp học sinh tích cực, tự tin trong học tập.
Ngồi việc dạy đủ các mơn học bắt buộc trong chương trình giáo dục tiểu học
thì nhà trường cịn tổ chức cho các em hoạt động ngồi lớp học...nhằm tạo điều
kiện cho các em phát huy hết năng lực, sở trường của mình. Lên kế hoạch thao
giảng, dự giờ, thanh tra chuyên môn, dự đột xuất, giáo viên đăng ký giờ dạy tốt
để nâng cao chất lượng chuyên môn và phát huy tay nghề cho giáo viên ngày
càng cao. Vận động giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, biết ứng dụng
công nghệ thông tin vào việc soạn giảng thường xuyên.
*

Tổ chức hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh:

Đoàn thanh niên và Tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch hoạt động
văn nghệ, vui chơi theo từng tháng, học kỳ, năm học phù hợp điều kiện địa
phương. Phổ biến và sử dụng trò chơi dân gian, ca dao, đồng dạo bài hát dân ca
phù hợp với học sinh trong các hoạt động vui chơi tập thể. Hàng năm vào các
dịp lễ, Tết nhà trường đều tổ chức nhiều hoạt động tập thể để thu hút hầu học
sinh tham gia như: đêm hội trăng rằm, lễ hội mừng xuân nhằm giúp các tin


mạnh dạn, tự tin trong học tập và vui chơi. Tổ chức cho học sinh biểu diễn văn
nghệ qua các hội thi an tồn giao thơng, hát dân ca, trị chơi dân gian, tết trung
thu,... qua đó tạo cho học sinh sự vui tươi, phấn khởi.
*

Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh:

Song song với việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh tự
tin, tích cực trong học tập, nhà trường còn quan tâm rèn luyện kỹ năng sống cho
cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm. Việc tổ chức các hoạt động

tập thể luôn được nhà trường quan tâm và tổ chức thực hiện tốt nhằm giúp học
sinh có cơ hội tham gia giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Trên cơ sở
đó hình thành ở học sinh các phẩm chất tốt, mạnh dạn, tự tin trong hoạt động,
thân thiện với mọi người xung quanh, biết lễ phép với mọi người, có lỗi biết xin
lỗi và nhận lỗi. Ở lớp tổ chức sinh nhật cho các em, bồi dưỡng cho các em có
năng khiếu về âm nhạc, vẽ, viết, làm đồ dùng học tập. Tổ chức cho các em chăm
sóc vườn rau, vườn thuốc nam, vườn hoa của lớp, nhặt rác bỏ vào nơi quy định,
biết quan tâm chăm sóc cây xanh, có ý thức chấp hành tốt qui định về an toàn
giao thơng.
*Tích cực tham gia các hoạt động do ngành và địa phương tổ chức:
Nhà trường tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp các tổ
chức đoàn thể tổ chức cho học sinh làm quen với văn hóa truyền thống địa
phương. Huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư, các tổ chức đoàn thể, cá
nhân trong việc đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, tạo mơi trường giáo
dục lành mạnh, an tồn cho học sinh. Trường ln tích cực tham gia các hoạt
động do ngành và địa phương tổ chức.
Tóm lại, thực hiện tốt 5 nội dung xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực; đã giúp nhà trường xây dựng được môi trường giáo dục an toàn,
thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của trường và giúp học sinh
phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập.
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế
- Một số giáo viên trẻ mới ra trường chưa có kinh nghiệm, chưa thật sự
gần gũi với học sinh, chưa tìm hiểu kĩ tâm sinh lý học sinh để có biện pháp giáo
dục phù hợp.
- Khả năng linh hoạt, ít sáng tạo, chưa nhạy bén, cứng nhắc, ngại đổi mới
phương pháp giáo dục của một số giáo viên lớn tuổi dẫn đến không phát huy khả
năng chủ động tích cực của học sinh trong học tập.
- Trường được xây dựng khang trang tuy nhiên còn hạn chế các loại
hoa lá màu trồng trong nhà trường chưa phong phú.
- Về năng khiếu thẩm mỹ hạn chế nên một số giáo viên bố trí sắp xếp

trang trí lớp học chưa thật gần gũi, khoa học.
- Tổ chức các hoạt động tập thể còn hạn chế, nội dung tổ chức chăm sóc
các khu di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương chưa được phong phú.
2.2.3. Nguyên nhân
- Một số giáo viên lớn tuổi và giáo viên mới ra trường chưa sáng tạo
đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục học sinh.


- Một số giáo viên kỹ năng triển khai chưa linh hoạt, chưa có thống
nhất trong quan điểm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Một số học sinh ý thức kém trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường,
trong sinh hoạt hằng ngày.
- Công tác phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh chưa đồng bộ về
việc giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân
2.2.4. Biện pháp khắc phục
Trên cơ sở những tồn tại hạn chế và nguyên nhân nêu trên, tôi xin đề
xuất một số biện pháp khắc phục như sau:
- Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học. Thường xuyên kiểm tra
việc thực hiện chương trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học
sinh của đội ngũ giáo viên.
- Tổ chức tốt ngày hội học sinh đến trường năm học 2021 – 2022.
- Tổ chức họp CMHS trao đổi về tình hình học tập sinh hoạt của học
sinh.
- Huy động kinh phí từ CMHS, các mạnh thường quân và doanh nghiệp
trên địa bàn để tổ chức cho học sinh đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử,
văn hóa của địa phương
- Giáo viên cần chủ động phối hợp với CMHS và lồng ghép giáo dục học
sinh ý thức giữa gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.
- Thường xuyên kiểm tra nề nếp học tập của học sinh và phát động
phong trào trang trí đẹp ở các lớp học.

2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức liên quan đến
công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường THCS
Thạnh Đơng.
2.3.1. Những điểm mạnh:
- Trường đã có kế hoạch chiến lược cho từng giai đoạn. Hàng năm nhà
trường đều triển khai kế hoạch thực hiện xây dựng “Trường học thân thiện, học
sinh tích cực” trong đó chú trọng nhất là cơng tác xây dựng mơi trường thân
thiện và an toàn ngay từ đầu năm học để có hiệu quả cao.
- Hiệu trưởng nhà trường ln năng động, sáng tạo biết tìm tịi học hỏi
từng bước xây dựng tạo cho cảnh quan nhà trường ngày càng khang trang, sạch
sẽ, phù hợp với thực tế địa phương.
- Trong nhiều năm liền trường đạt thành tích cao: Thủ tướng tặng Bằng
khen; UBND Tỉnh tặng bằng khen, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và tái
công nhận đạt, được đoàn kiểm định Sở GD&ĐT đánh giá hoàn thành tốt công
tác kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 1, tạo được niềm tin đối với CMHS.
- Đội ngũ CB, GV trẻ năng nổ, có tay nghề, yêu nghề mến trẻ, có kinh
nghiệm và nhiệt tình, trong cơng tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực.
- Nhà trường đã có khn viên trồng cây xanh, cây cảnh theo quy hoạch
để đảm bảo thoáng mát, sạch đẹp cho học sinh vui chơi. Cơ sở vật chất khang
trang đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
2.3.2. Những điểm yếu:


- Trình độ giáo viên khơng đồng đều, một số giáo viên kiến thức kỹ năng
triển khai chưa linh hoạt, chưa có sự thống nhất trong quan điểm xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực. Một số giáo viên lớn tuổi chưa linh
hoạt, ít sáng tạo, chưa nhạy bén, cứng nhắc, ngại đổi mới phương pháp giáo dục
dẫn đến khơng phát huy khả năng chủ động tích cực của học sinh trong học tập.
- Trường được xây dựng khang trang tuy nhiên các phòng chức năng phụ

vụ cho hoạt động của nhà trường diện tích chưa đầy đủ không đạt yêu cầu chuẩn
IP nay, trang thiết bị bên trong còn thiếu, các loại hoa lá màu chưa phong phú.
- Một vài học sinh còn hạn chế trong ý thức, thói quen xấu chậm thay đổi
trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, hành vi văn minh trong sinh hoạt hằng
ngày.
- Một số giáo viên trẻ mới ra trường chưa có kinh nghiệm, chưa thật sự
gần gũi với học sinh, chưa tìm hiểu kĩ tâm sinh lý học sinh để có biện pháp giáo
dục phù hợp.
- Nhà trường chưa kịp thời động viên khích lệ kịp thời những giáo viên
làm tốt trong các phong trào.
2.3.3. Những cơ hội:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền địa phương
sự phối hợp và hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường,
các tổ chức đoàn thể, các đơn vị bộ đội kết nghĩa luôn quan tâm xây dựng bổ
sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học bảo đảm trường học an tồn sạch sẽ,
có cây xanh thống mát và ngày càng đẹp hơn.
- Được sự lãnh đạo trực tiếp về chuyên mơn của Phịng GD&ĐT huyện
Tân Hiệp, Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang.
- Được sự đồng thuận ủng hộ của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban đại
diện cha mẹ học sinh nhiệt tình có trách nhiệm trong việc phối hợp giáo dục con
em. Có sự hỗ trợ của các mạnh thường quân trong các phong trào của nhà
trường.
- Phần đông phu huynh học sinh có nhận thức tốt về tầm quan trọng việc
học của con em mình, nhiệt tình phối hợp với nhà trường qua các tổ chức ngày
hội, ngày lễ, tham quan cũng như hỗ trợ CSVC cho nhà trường. Đây là những
tiện để tốt cho công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
2.3.4. Những thách thức:
- Các cấp lãnh đạo chưa quan tâm kịp thời trong việc sửa chữa cơ sở vật
chất và biên chế giáo viên cho nhà trường.
- Sự thiếu quan quan tâm của lãnh đạo ngành và chính quyền địa

phương; Các văn bản do của nghành và chính quyền địa phương đôi khi chưa
kịp thời. Sự quan tâm của các cấp đơi khi cịn chưa đồng đều cịn thiên về các
mối quan hệ.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh họ là những người tích cực trong việc
phối hợp với nhà trường nhưng họ vì họ cịn có việc ở cơ quan, gia đình nên
giành thời gian để cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh là rất ít
- Một số phụ huynh là dân nhập cư ở nơi khác đến sinh sống, hồn cảnh
gia đình khó khăn, do áp lực cơm áo gạo tiền nên ít quan tâm đến việc học tập
của con mình, đơi khi cũng có những ý kiến phiến diện một chiều, chưa nhìn


hết những khó khăn từ phía nhà trường trong giáo dục, cũng như việc phối hợp
với nhà trường thực hiện công tác phối hợp để xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực cịn hạn chế.
2.4. Kinh nghiệm thực tế khi thực hiện xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực tại trường THCS Thạnh Đơng.
Qua thực tiễn thực hiện công tác xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực, tơi rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo
trong công tác xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” như sau:
- Hiệu trưởng phải thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các nội dung về giáo dục mơi trường, coi đó như một hoạt động chun
mơn thường xuyên, liên tục của nhà trường.
- Nắm được điểm yếu của giáo viên về phương pháp dạy học tích cực
cịn hạn chế để có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy
học lấy học sinh làm trung tâm bằng cách xây dựng các tiết dạy mẫu để giáo
viên học hỏi trao đổi kinh nghiệm.
- Việc đổi mới văn hóa nhà trường là một q trình với sự tham gia tích
cực của tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh. Để đổi mới có hiệu
quả cần có sự tiếp cận từ cấp trên xuống cấp dưới và từ cấp dưới lên, trong đó
người hiệu trưởng có vai trị chỉ dẫn, đi đầu, gương mẫu trong việc thực hiện..

- Trong công tác xã hội hóa, nhà trường thường xuyên bồi dưỡng cho
giáo viên kỹ năng trao đổi với phụ huynh, có thái độ ân cần gần gũi với Phụ
huynh để trao đổi tình hình học tập của học sinh, đồng thời Phụ huynh đóng
góp ý kiến cho công giáo dục học sinh. Những điểm nổi bật của nhà trường
công khai cho phụ huynh Duc về chất lượng giáo dục trên học sinh, cô giáo,
công khai tài chính, tài sản để phụ huynh cùng hỗ trợ giúp sức cho nhà trường
về vật chất và tinh thần.
Các kinh nghiệm nêu trên tôi đã áp dụng vào thực tế góp phần đạt hiệu
quả trong cơng tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
*Những thành cơng, ngun nhân:
- Nhà trường gương mẫu trong việc gìn giữ môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội ở địa phương, gắn bó, tham gia tốt các phong trào do ngành và địa
phương phát động là trường học thân thiện với ngành ở địa phương, chất lượng
giáo dục và đào tạo ngày càng được nâng cao.
- Môi trường tạo sự thân thiện trong tập thể sư phạm với nhau, là cơ sở
để thân thiên với mọi đối tượng khác. Để làm được điều đó, vai trị của ban giám
hiệu, của lãnh đạo tổ chức Đảng và các đoàn thể là cực kỳ quan trọng. Thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở; trong quan hệ tài chính ln trong sáng, công khai,
minh bạch; trong quan hệ đồng nghiệp, thực sự tôn trọng, thương yêu lẫn nhau,
giúp đỡ nhau trong cuộc sống và công tác; trong công việc, nghiêm túc tự phê
bình và phê bình.
- Sự tận tâm trong giảng dạy và giáo dục học sinh, công tâm trong quan
hệ ứng xử giáo viên đã xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò.
- Cảnh quan nhà trường sạch – xanh - đẹp là do cán bộ, giáo viên, nhân
viên trong trường thường xuyên lao động, vệ sinh, chăm sóc cây đảm bảo trường
sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học


sinh, giáo viên hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không làm ảnh
hưởng xấu đến lớp học và cảnh quan môi trường cho học sinh.

*Chưa thành công, nguyên nhân:
- Một bộ phân giáo viên thiếu đầu tư, chậm đổi mới phương pháp, chưa
tận dụng các phương tiện điện tử để hỗ trợ tiết dạy để khơi gợi sự chủ động sáng
tạo trong học tập của học sinh. Một số giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm
trong giảng dạy.
- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh có quan tâm nhưng hiệu quả
cịn thấp.
- Cơng việc của người hiệu trưởng ngày càng nhiều, nên thời gian tập
trung cho công tác “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cịn hạn
chế.
- Một số lớp có số học sinh động, vượt mức quy định dẫn đến đổi mới
phương pháp dạy học cịn khó khăn.
- Cha mẹ học sinh thường đi làm rất sớm và về trễ nên điều kiện phối
hợp với phụ huynh học sinh gặp rất nhiều khó khăn.
*Tình huống thực tế xảy ra và cách xủ lý:
- Tình huống: Năm học 2020-2021, tổ kiểm tra nội bộ của nhà trường đi
kiểm tra nghiệp vụ sư phạm nhà giáo của giáo viên dạy lớp 6C, phát hiện giáo
viên này chưa dạy 2 tiết GDCD cho học sinh, qua kiểm tra sách vở và hỏi thông
tin từ học sinh.
- Cách xủ lý của hiệu trưởng: Sau buổi kiểm tra, hiệu trưởng mời tổ kiểm
tra, Tổ trưởng tổ Văn - GDCD, hiệu phó chun mơn, Chủ tịch cơng đồn và cơ
giáo dạy lớp 6C về văn phịng để nhận xét. Khi Hiệu trưởng hỏi lí do vì sao cơ
khơng dạy tiết GDCD đã 2 tuần thì cơ trả lời: “Đầu năm, học sinh học chậm em
chỉ kịp dạy các môn khác nên chưa dạy môn GDCD, nhưng em có dặn học sinh
về nhà đọc thêm”. Hiệu trưởng hỏi tổ trưởng : “Tình hình lớp thầy và các lớp
cịn lại có thực hiện giống lớp 6C khơng ?”, Tổ trưởng trả lời: “Tất cả các lớp
còn lại đều dạy đúng thời khố biểu và phân phối chương trình”, Hiệu trưởng
hỏi: “Trình độ và khả năng tiếp thu lớp 6 C có phải yếu nhất khơng?”, Tổ trưởng
trả lời: “Theo kết quả cuối năm học trước và kết quả khảo sát đầu năm thì các
lớp khơng chênh lệch nhiều ạ ? ”, Hiệu trưởng hỏi cô giáo lớp 6C: “Cô có nhận

xét gì về việc khơng dạy 2 tiết GDCD của mình”. Cơ giáo lớp 6C trả lời : “
Tiết GDCD không quan trọng lắm nên lúc nào rảnh em sẽ dạy ạ” Hiệu trưởng
nói: “Việc làm của cơ là đã vi phạm vì cắt xén chương trình theo điều lệ trường
THCS, cơ phải phân bố thời gian hợp lí của các tiết học, không được coi nhẹ bất
cứ môn học nào.”, Hiệu trưởng hỏi Chủ tịch cơng đồn cho ý kiến về biện pháp
xử lí vi phạm của cơ giáo lớp 6C. Chủ tịch cơng đồn nói: “Mong lãnh đạo nhà
trường nhắc nhở cô lần đầu vi phạm và đề nghị Hiệu phó chun mơn cùng tổ
trưởng theo dõi , kiểm tra và dự giờ môn GDCD của lớp 6C.”, Hiệu trưởng lấy ý
kiến biểu quyết : 100% số người có mặt đồng ý. Cơ giáo nhận ra được sai sót
của mình nên hứa dạy bổ sung, rút kinh nghiệm để làm tốt nhiệm vụ được giao,
kế hoạch của nhà trường.
3. Kế hoạch hành động để thực hiện công tác xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cức ở trường THCS Thạnh Đông.


Điều kiện
Tên
phương
cơng
tiện, thời
việc
gian thực
hiện
kế Hiệu
Các
cơng
1. Lập - Có
hoạch
trưởng/
văn có liên

kế
xâ PHT, cơng quan
hoạch
y
dựng đồn, Đồn - Trong đầu
xây
tháng
dựng phù hợp, TN.
8/2021.
THTT cụ thể khả
HSTC thi
Mỗi thành
năm
học
viên hiểu
2021- được
2022
Người
Mục tiêu
thực
/ Kết quả
hiện/
cần đạt
Phối hợp

2.
Triển
khai kế
hoạch
xây

dựng
THTTHSTC
năm
học
20212022
3. Tổ
chức
thi giáo
viên
giỏi
cấp
trường

-Hiệu
trưởng
triển khai
kế hoạch
và chỉ đạo.
-Làm căn
cứ
xây
dựng nội
quy.

4. Thực
hiện
các
chun

-Trong

Mỗi
tổ
TTCM,
tháng
chun
GVCN
lớp
10/2021
mơn hồn
trong
từng
thành một

- Nâng
cao chất
lượng
dạy

học
- Chọn
được giáo
viên ưu
tú.

Hiệu
-Cần

trưởng/
kinh phí.
PHT,

- Trong
HĐSP, Ban cuối tháng
đại
diện 8/2021.
CMHS

Hiệu - Kinh phí
- Cơ sở
trưởng,
PHTCM, vật chất
- Trong
TTCM,
tháng
GV
9/2021.

Biện
pháp
thực
hiện

Dự kiến
khó
khăn/rủ
i ro

Dự kiến
hướng
khắc
phục


-Hiệu
trưởng
thơng qua
các cơng
văn liên
quan và
lập ban
ch

đạo
đóng góp
ý kiến.

Một
số Thảo
chỉ tiêu luận điều
chưa khả chỉnh
thi.
lại
chỉ
tiêu cho
phù hợp.

Gửi qua
mail cho
từng
thành
viên.
-Cơng

khai trước
hội đồng
sư phạm,
bản
tin
trường.

Một số
thành
viên
trong nhà
trường
khơng có
đồng
thuận

Các
TTCM
chọn
giáo viên

lên lịch
dạy.
PHTCM
kiểm tra
đánh giá.
Các giáo
viên trao
đổi kinh
nghiệm



giáo
viên từ
chối
khơng
tham
gia.

TTC
M
nhắc
nhở
và đưa
vào
xét thi
đua.

Các
bộ
phận làm
khơng đạt
hiệu quả.

Hiệu
trưởng
chỉ đạo,
kiểm tra

CTCĐ

tìm hiểu
nguyện
vọng
của
số
người
này

thuyết
phục.


đề về chun
cơng
đề
tác xây
dựng
THTTHSTC
5. Tổ
chức
họp
CMHS
trao
đổi về
tình
hình
học tập
sinh
hoạt
của HS


Tạo mối
gắn kết
giữa
GVCN

CMHS
trong
việc nâng
cao hiệu
quả giáo
dục HS.

6. Tổ
chức
văn
nghệ
TDTT,
chào
mừng
20/11

-Giáo dục
học sinh
truyền
thống
“Tôn sư
trọng đạo”

7.

Tuyên
truyền,
tổ chức
các
hoạt
động
nhân
các
ngày lễ
lớn

- Giúp
học sinh
hiểu rõ
truyền
thống yêu
nước, đấu
tranh của
dân tộc

ý
nghĩa các
ngày lễ

khối thực
hiện.

Hiệu
trưởng/
PHT,

TTCM,
Ban đại
diện
CMHS,
CMHS


vận
dụng thực
tiễn

- Dự thảo
nội dung
cuộc họp.
- Trong
đầu tháng
11/2021.

GVCN
động
phối hợp
với
CMHS
và lồng
ghép
giáo dục
học sinh
ý
thức
giữa gìn

vệ sinh
mơi
trường,
vệ sinh
cá nhân.
-Tổ chức
-Điạ điểm biểu diễn
-Hiệu
tổ chức là văn nghệ
trưởng,
sân trường và thi đấu
Chủ tịch
công đồn, -Quy định TDTT
giáo viên thể lệ.
phụ trách -Kinh phí tổ
văn
thể, chức lễ.
-Trong
GVCN
cuối tháng
11/2021.
- Hiệu
- Có kinh
Kể
trưởng,
phí và tài Đồn
liệu tuyên chuyện
truyền
Thanh
truyền.

thống đấu
Niên, mời - Ngày
cựu chiến 2/9/; ngày tranh của
binh của
22/12/2021 địa
phương.
địa
.
Tổ
phương
chức thi
nói
văn nghệ,
chuyện


đơn
đốc
thường
xun.

Một số
CMHS
chưa
nhiệt
tình
phối
hợp

-Tiết mục

khơng
đúng
chủ đề.
-Các lớp
khơng
tham gia
đầy đủ
Trườn
g
khơng
mời
được
cựu
chiến
binh
- Thiếu
kinh
phí tổ

Nhở
Ban
đại
diện
CMHS
vận
động
thuyết
phục
họ
tham

gia
phối
hợp.
-Kiểm
duyệt nội
dung
các tiết
mục.
-Có hình
thức kỷ
luật

- Tìm
tại liệu
tun
truyền
từ hội
cựu
chiến
binh
của địa
phương.
- Lập


lớn

8. Phát
động
Phong

trào
trang
trí đẹp

các lớp
học

Làm cho
các
lớp
học xanh
– sạch –
đẹp hơn,
thu hút HS
tham gia
học
tập
thoải mái
hơn.

9. Tổ
chức
cho HS
tham
quan,
tìm
hiểu
các di
tích
lịch sử,

văn
hóa
của địa
phươn
g

Giúp học
sinh hiểu
và tự hào
về lịch sử
văn hóa
của
địa
phương

10.
Tổng
kết,
đánh
giá kết
qủa
thực
hiện

Nắm
chính xác
kết quả
thực hiện
phong
trào.


truyền
thống

trị chơi
dân gian,
dọn dẹp
cảnh
quan, học
tập ngoại
khóa.

chức

kế
hoạch
dự trù
ngay từ
đâu
năm.

PHTCSVC Kinh phí và
/ TTCM, vật tư trang
GVCN, HS trí.
và CMHS. - Trong
cuối tháng
11/2021
(Chào mừng
ngày 20/11)


Thiếu vật Vận động
tư trang CMHS
trí
tham gia
đóng góp
hỗ trợ

Đồn TN/
TTCM,
GVCN,
HS,
Ban
quản lý các
di tích văn
hóa của địa
phương.

Kinh phí
khơng đủ
theo kế
hoạch.

Hiệu
trưởng/
HĐSP,
Ban
Đại diện
CMHS.

Thường

xun
kiểm tra
nề
nếp
học sinh

phát
động
phong
trào trang
trí đẹp ở
các
lớp
học
-Kinh phí tổ Huy động
chức tham kinh phí
quan.
từ CMHS,
-Trong
các mạnh
tháng
thường
12/2021
quân và
doanh
nghiệp
trên địa
bàn để tổ
chức cho
học sinh

đi tham
quan.
- Có báo
cáo cụ thể
và minh
chứng.
- Hồn
thành trước
ngày
31/12/2021

Kiểm tra,
đánh giá
dựa trên
báo cáo
của các
bộ phận,
bộ môn.

Đánh
giá
không
đúng
thực
chất,
không
cụ thể.

Vận động
các mạnh

thường
quân và
doanh
nghiệp
hỗ
trợ
thêm.

Kiểm
tra, đối
chiếu
với kế
hoạch,
theo
phân
công.


4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Công tác “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ
GD&ĐT đã tiếp thêm sức mạnh cho trường THCS Thạnh Đơng. Với việc tương
ứng phong trào này đã có sự chuyển biến tích cực trong cơng tác giảng dạy. Về
phía nhà trường cũng nhìn nhận lại khả năng quản lý, điều hành và công tác tổ
chức thực hiện và là thước đo thật sự cho mọi nguồn lực của trường, thước đo
của mỗi cá nhân như: qua phong trào lãnh đạo nhà trường biết được trường đang
ở vị trí nào trong xã hội, có những mặt mạnh và vẫn cịn tồn tại những yếu kém
cần tiếp tục khắc phục trong thời gian tới. Bản thân đã nhận ra có rất nhiều
cơ hội tạo điều kiện rất tốt cho việc xây dựng này thành cơng. Tuy nhiên
bên cạnh đó vẫn cịn những thách thức cần phải vượt qua nhưng với sự đồn kết

đồng lịng, tin tưởng lẫn nhau, giáo viên đã từng bước nắm bắt tâm tư, nguyện
vọng của học sinh để phục vụ tốt cho công việc giảng dạy.
Điều thành công nhất của công tác này là do sự phối hợp của nhà trường
với chính quyền các ban ngành, đồn thể, phụ huynh học sinh có sự gắn kết tác
động qua lại một cách năng động thiết thực trong việc góp phần xây dựng và giữ
gìn, làm thế nào để nhà trường chính là trung tâm là nền tảng vững chắc cho học
sinh đó là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Để thực hiện được nhiệm vụ xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực, người cán bộ quản lý cũng cần tìm hiểu về đặc điểm phát triển của học
sinh, lựa chọn biện pháp chỉ đạo các hoạt động giáo dục phù hợp với tình hình
các khối lớp. Chỉ đạo tổ chức việc giáo dục học sinh thơng qua các hoạt động
ngồi giờ lên lớp kết hợp chặt chẽ với giáo dục ở lớp.
4.2. Kiến nghị
cơ hội tạo điều kiện rất tốt cho việc xây dựng này thành cơng. Tuy nhiên
bên cạnh đó vẫn cịn những thách thức cần phải vượt qua nhưng với sự đoàn kết
đồng lòng, tin tưởng lẫn nhau, giáo viên đã từng bước nắm bắt tâm tư, nguyện
vọng của học sinh để phục vụ tốt cho công việc giảng dạy.
Điều thành công nhất của công tác này là do sự phối hợp của nhà trường
với chính quyền các ban ngành, đồn thể, phụ huynh học sinh có sự gắn kết tác
động qua lại một cách năng động thiết thực trong việc góp phần xây dựng và giữ
gìn, làm thế nào để nhà trường chính là trung tâm là nền tảng vững chắc cho học
sinh đó là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Để thực hiện được nhiệm vụ xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực, người cán bộ quản lý cũng cần tìm hiểu về đặc điểm phát triển của học
sinh, lựa chọn biện pháp chỉ đạo các hoạt động giáo dục phù hợp với tình hình
các khối lớp. Chỉ đạo tổ chức việc giáo dục học sinh thông qua các hoạt động


ngoài giờ lên lớp kết hợp chặt chẽ với giáo dục ở lớp.
4.3. Kiến nghị

4.3.1. Về lãnh đạo địa phương xã Thạnh Đơng.
Chỉ đạo các tổ chức đồn thể địa phương: Thơng tin văn hố, Đồn thanh
niên, Hội phụ nữ tích cực phối hợp cùng nhà trường thực hiện các phong trào;
các tổ nhân dân tự quản cùng nhà trường tuyên truyền trong nhân dân, cha mẹ
học sinh xây dựng gia đình văn hố, bảo vệ mơi trường, rèn luyện sức khoẻ, kỹ
năng sống cho các em.
Cần quan tâm hơn đối với nhà trường trong việc phối hợp thực hiện
phong trào; Tăng cường hỗ trợ vật chất và tình thành nhằm động viên giáo viên
thực hiện tốt các tiêu chí đánh giá của phong trào.
4.3.2. Về phía Phịng giáo dục huyện Tân Hiệp.
Tiếp tục đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất để phục vụ cho việc dạy và
học nhất là hỗ trợ để hoàn thành tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực.
Bồi dưỡng và tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo và giáo viên về
phương pháp dạy học tích cực.
4.3.3. Về phía trường THCS Thạnh Đơng
Nên hỗ trợ tốt về mặt kinh phí cho các hoạt động để thúc đẩy chất lượng
giáo dục được nâng cao hơn và có dấu ấn địa phương một cách mạnh mẽ; Hình
thành và phát triển các kỹ năng ứng xử hợp lý các tình huống trong cuộc sống,
sinh hoạt.
Kiên Giang, ngày 15 tháng 7 năm 2022
Người thực hiện

Phạm Văn Tâm


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ giáo dục và đào
bộ (GD&ĐT) về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong giai đoạn 2008 – 2013.

2/ Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 V/v triển khai thực hiện
phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong
các trường phổ thơng năm học 2008 - 2009 và giai đoạn 2008 - 2013.
3/ Văn bản 1741/BGD ĐT- GDTrH ngày 05/3/2009 của Bộ GD&ĐT
hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”.
4/ Điều lệ trường Tiểu học thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày
30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo..
5/ Văn bản 7043/BGDĐT - CTHSSV hướng dẫn triển khai thực hiện
phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ngày 23
tháng 10 năm 2012.
6/ Công văn số 282/BGDĐT-CTHSSV ngày 25/01/2017 của Bộ GDĐT
về việc đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học.
7/ Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông.
8/ Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên
THCS.




×