Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

ột số biện pháp úng dụng CNTT trong công tác quản lý ỏ các trường trung học phố thông quận thủ đức, TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.7 KB, 97 trang )

21
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG
ĐẠIVÀ
IIỌC
VINII
Bộ
GIÁO DỤC
ĐÀO
TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VŨ ANH TUÁN

MỘT SÓ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHÊ
MỘT SÓ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHÊ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ MINH PHƯONG

NGHEAN-2013
AN-2013
NGHỆ


3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Một trong những trăn trở của cán bộ quản lý nhà trường là làm thế nào
đê giải quyết tốt công việc quản lý nhà trường. Nhất là trong thời đại công
nghệ thông tin, có công cụ CNTT nhưng khai thác sao cho hiệu quả nhất để
CNTT giúp CBQL nhà trường xử lý công việc một cách khoa học, nhẹ nhàng,
đẻ có nhiều thời gian tập trung vào việc lãnh đạo phát triển nhà trường. Ưng
dụng CNTT trong giáo dục nói chung và ímg dụng CNTT trong công tác quản
lý nhà trường nói riêng là phương thức đối mới giáo dục theo đường lối chủ
trương của Đảng và Nhà nước.

- Chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước:

Ngày 29/6/2006, tại kỳ họp thứ 9 - Quốc hội khoá XI đã thông qua
Luật công nghệ thông tin (luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007). Đây
là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh một cách
toàn diện và đầy đủ về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin,
tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu hình thành, phát
triển xã hội thông tin, rút ngắn quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Luật Công nghệ thông tin cùng với các văn bản của Chính Phủ,
các bộ, ngành về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đã tạo điều kiện


4

vực trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh
tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng.

Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
được thông qua tại Đại hội XI của Đảng đã đưa ra quan điểm về giáo dục theo
đường lối đối mới, nhấn mạnh: “Phát triến giáo dục và đào tạo cùng với phát
triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và

đào tạo là đầu tư phát triển”

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 trong văn kiện Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ XI nêu rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng
đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuân
hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi
mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là
khâu then chốt”.

- Chủ trương của ngành:


5

dục và Đào tạo đã triển khai cuộc vận động “Năm học ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy” ở tất cả các cấp học từ Đại học, Cao đẳng cho đến
THPT, THCS, Tiểu học và Mầm non. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất quan
tâm đến công tác quản lý ở cơ sở, đặc biệt kể từ khi có sự ra đời của Dự án
SREM năm 2007 - ứng dụng CNTT trong quản lý trường học; và gần đây có
hệ thống SMAS - quản lý nhà trường do Tống công ty bưu chính viễn thông
quân đội Viettel triển khai.

- Tình hình chung ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ở các
trường THPT:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý trường học
phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ quản lý, Có CBQL chỉ sử dụng được
CNTT ở mức đánh văn bản, thậm chí có CBQL không thể sử dụng được máy
vi tính và do đó cũng không mặn mà với việc triển khai ứng dụng CNTT vào
nhà trường. Mặc dù chủ trương đẩy mạnh ímg dụng công nghệ thông tin trong

công tác quản lý đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quán triệt nhưng không ít
trường học hiện nay không có những trang thiết bị tối thiểu cho công việc
hành chính như máy tính, máy phô tô, máy Fax. Có nơi có máy vi tính, có kết
nối Internet nhưng “án binh bất động” vì hư hỏng, không có tiền trả cước phí.
Hiện tượng “an phận thủ thường” cũng khá phổ biến ở những CBQL thiếu
năng lực, luống tuổi, không mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm, chỉ làm
việc theo kiêu hành chính nhà nước cho hết nhiệm kỳ. Một bộ phận khác khi


6

chiếc máy vi tính thường chỉ là công cụ thay thế cho chiếc máy đánh chữ
đã đi vào dĩ vãng.

Tuy nhiên, đa số các CBQL hiện nay đều ít nhiều biết sử dụng máy vi
tính và hiểu tầm quan trọng của CNTT trong mọi lĩnh vực hoạt động. Họ có
chủ trương và quyết tâm đổi mới cách quản lý với công cụ là chiếc máy vi
tính với các phần mềm ứng dụng, ít nhiều đã thay đổi phương thức quản lý.
Nhưng ứng dụng như thế nào đế mang lại hiệu quả cho công tác? Đó là điều
mà tất cả các CBQL đều quan tâm.

- Tình hình ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ở các trường THPT
quận Thủ Đức - TP.HỒ Chí Minh:

Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ở các trường THPT trên
địa bàn Thủ Đức hiện nay tùy thuộc vào trình độ sử dụng CNTT của cán bộ
quản lý ở từng trường. Đa số chỉ tập trung khai thác hệ phần mềm Office,
phần mềm hỗ trợ xếp thời khóa biểu... Điều này chưa đáp ứng được yêu cầu
đối mới công tác quản lý, chưa đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác
quản lý nhà trường một cách toàn diện.



7
3. Khách thê và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: vấn đề ứng dụng CNTT trong công tác quản

ở truờng trung học phổ thông.

3.2. Đối tuợng nghiên cứu: Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin

trong công tác quản lý ở các trirờng trung học phố thông quận Thủ Đức,
TP.HCM.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất đuợc các biện pháp khoa học, phù hợp với thục tiễn và có
tính khả thi để ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thì sẽ nâng
cao chất luợng giáo dục ở các trirờng trung học phố thông quận Thủ Đức, TP
Hồ Chí Minh.

5. Nhiệm vụ nghiên cúu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của ứng dụng công nghệ thông tin trong

công tác quản lý ở các trirờng trung học phổ thông.


8

I Khái quát hóa các nhận định độc lập về hệ thống quản lý của các

trường có CNTT tham gia ít (hoặc không có CNTT tham gia) và về hệ thống
quản lý của các trường được áp dụng CNTT.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, thu thập các

thông tin thực tiễn đê xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Cụ thể là:

+ Điều tra, khảo sát triển khai, ứng dụng CNTT trong quản lý nhà
trường tại các trường THPT trên địa bàn Thủ Đức.


9

CHƯƠNG 1

Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
Ở CÁC TRƯỜNG TRƯNG HỌC PHỎ THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tại Úc:

Tháng 3 năm 2000, Hội đồng Bộ trưởng Ưc đã ủng hộ hướng đi được
trình bày trong tài liệu “Cơ cấu chiến lược cho nền kinh tế thông tin”, tài liệu
này bao gồm hai mục tiêu giáo dục trường học bao quát cho nền kinh tế thông
tin, đó là:

Một là: Tất cả mọi học sinh sẽ rời trường học như những người sử dụng
tin cậy, sáng tạo và hiệu quả những công nghệ mới, bao gồm CNTT và viễn

thông, và những học sinh này cũng ý thức được tác động của những ngành
công nghệ này lên xã hội.


10
đào tạo về tinh thần và nội dung của các văn bản quan trọng: Quyết định 698/
QĐ - TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế
hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020; Chỉ thị số 55/2008/CT - BGDĐT ngày
30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và
ứng dụng CNTT trong ngành GD giai đoạn 2008 - 2012; Quán triệt và triển
khai Nghị định 102/2009/NĐ - CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 về quản lý đầu
tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Các Sở GD&ĐT đã cùng với các Chi nhánh của Tổng công ty Viễn
thông quân đội Viettel, phối hợp với các sở, ban ngành địa phương tiếp tục
triển khai mạnh mẽ việc thực hiện kết nối Internet băng thông rộng miễn phí
đến các cơ sở giáo dục mẫu giáo, mầm non, tiếu học, trung học cơ sở và trung
học phổ thông, các phòng giáo dục và đào tạo, các trung tâm giáo dục thường
xuyên, trung tâm học tập cộng đồng và các trường trung cấp chuyên nghiệp.

* Một số nghiên cún về úng dụng CNTT trong quản lí:
- Ưng dụng CNTT trong quản lí hoạt động NCKH trong giáo dục. (Tác

giả Lê Lâm, Luận án tiến sĩ - Thư viện Quốc gia, 2009).

- Một số biện pháp tổ chức triên khai việc ứng dụng công nghệ thông


11

- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng Công Nghệ thông tin

trong hoạt động quản lý ở các trường THCS Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ
Chí Minh. (Tác giả Văn Công Lộc, luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục - Đại
học Vinh, năm 2012).

- Đe án nghiên cứu lớn nhất và sâu nhất về ứng dụng CNTT trong quản

lí giáo dục là đề án xây dựng chuẩn kiến thức kĩ năng về CNTT cho cán bộ
quản lí giáo dục, được thực hiện bởi Dự án phát triển giáo viên Trung học Phổ
thông và Trung cấp chuyên nghiệp (Bộ GD & ĐT). Dự án này đã nghiên cứu
thực trạng về ứng dụng CNTT trong quản lí và xây dựng chương trình, tài liệu
bồi dưỡng, chuẩn kiến thức và kỹ năng về CNTT phù hợp từng nhóm đối
tượng được bồi dưỡng là cán bộ, công chức, cán bộ quản lý giáo dục, giáo
viên, giảng viên và viên chức chuyên trách ứng dụng CNTT. Triển khai phổ
biến các chuân kiến thức và kỹ năng về CNTT của các nước tiên tiến. Triên
khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý giáo dục. Các khoa, phòng phải có cán bộ, viên chức phụ trách
ứng dụng CNTT có trình độ trung cấp chuyên nghiệp về CNTT trở lên, có
giáo viên nòng cốt về ứng dụng CNTT trong dạy học các môn học. Tăng
cường công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng CNTT trong công tác
nghiên cứu khoa học, công nghệ. Xây dựng chương trình nghiên cứu về công
nghệ giáo dục theo tinh thần áp dụng CNTT trong quá trình quản lý cũng như
dạy và học. Từ năm học 2008 - 2009, Bộ GD & ĐT chính thức đưa chỉ tiêu
thi đua về ímg dụng CNTT trở thành một tiêu chí để đánh giá và biểu dương
các cơ sở giáo dục đào tạo và các cá nhân đóng góp tích cực về ứng dụng
CNTT trong giáo dục. Hằng năm, Bộ GD & ĐT và các sở GD & ĐT tổ chức


12


Qua các nghiên cứu các tác giả đều khẳng định ý nghĩa và vai trò quan
trọng của việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và giảng dạy. Qua đó
các tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị với các cấp quản lý như Phòng GD
& ĐT, Sở GD & ĐT trong việc triển khai một số biện pháp quản lý ứng dụng
CNTT vào các trường thuộc phạm vi quản lý.

Tuy nhiên, việc “Ưng dụng công nghệ thông tin trong quản lý” hiện
nay ở hầu hết các trường phổ thông nói chung và các trường THPT quận Thủ
Đức, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng còn tồn tại nhiều bất cập, chưa có
nghiên cứu thỏa đáng, đáp ứng yêu cầu đổi mói GD - ĐT và phát triển KT XH. Một trong những nguyên nhân chính của vấn đề này như Chỉ thị 40 CT/TW của BCH TW đã nêu là “Năng lực của đội ngũ CBQL GD chưa
ngang tầm với yêu cầu phát triển của công nghệ thông tin”. Chế độ, chính
sách và đầu tư trang bị còn bất họp lý, chưa tạo động lực đủ mạnh đê đẩy
mạnh hon nữa việc “Ưng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ”

Từ các phân tích trên, tác giả nhận thấy việc ứng dụng CNTT trong
công tác quản lý ở trường THPT là một vấn đề cấp thiết nhưng chỉ được
nghiên cứu dưới góc độ tổng quan, chưa đáp ứng được thực trạng đặc thù của
từng địa phương. Thực tế ở Việt Nam việc đưa CNTT vào quản lý các hoạt
động nhà trường nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng còn tồn tại


13
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1.

Quản lý, quản lý nhà trường

1.2.1.1.


Quản lý

Quản lý là một hoạt động thiết yếu được hình thành đế tổ chức, phối
hợp và điều hành các hoạt động của các cá nhân khác nhau trong một nhóm
nhỏ hay là tổ chức rộng lớn nhằm đạt mục đích nhất định. Quản lý là một hoạt
động phổ biến và cần thiết diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và hên
quan đến mọi người. Nếu không có quản lý thì sẽ dẫn đến tình trạng tự phát,
tuỳ tiện, hỗn loạn trong các tổ chức và hoạt động trở nên kém hiệu quả.

Xã hội phát triển thì trình độ tố chức, điều hành hay trình độ quản lý
nói chung cũng được nâng cao và phát triên theo. Quản lý là một khoa học
đồng thời là một nghệ thuật và nhiều nhà khoa học đã đưa ra nhiều khái niệm
khác nhau:

- Theo từ điển tiếng Việt: Quản lý là trông nom, coi sóc việc gì. [1]

- Theo Wikipedia, Quản lý (Management) là hành động đưa các cá

nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau đê thực hiện, hoàn thành mục tiêu
chung. [2]


14

- Elton Mayo (1880-1933) kết luận rằng, con người lao động cần được

xem xét trong toàn bộ hoàn cảnh xã hội của họ, trong môi trường hoạt động
của họ. Các yếu tố tình cảm cũng chi phối mạnh mẽ hành vi và kết quả hoạt
động của con người; những quan hệ tốt đẹp trong tố chức cũng thúc đẩy công
nhân tăng năng suất không kém gì vai trò của lợi ích kinh tế và yếu tố kỹ

thuật. Đó chính là cách nhìn về nhân bản hoạt động quản lý. Ông nhấn mạnh
muốn quản lý thành công phải tìm hiểu các nhóm nhỏ và không nên tách công
nhân ra khỏi nhóm của họ.[2]

- Công việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ (theo Henry Fayol); xây dựng

kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiêm soát. Trong đó, các nguồn lực có
thẻ được sử dụng và đê quản lý là nhân lực, tài chính, công nghệ và thiên
nhiên. Đầu thế kỷ 20 Mary Parker Follett định nghĩa quản lý là "nghệ thuật
khiến công việc được làm bởi người khác" [2]

Các nhà nghiên cứu Việt Nam, xuất phát từ góc độ khác nhau cũng đã
đưa ra những khái niệm quản lý.

Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý



15
Quản lý là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập
thể, là sự tác động của chủ thể vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là
khách thế con người, đê đạt được các mục tiêu chung của tổ chức đề ra một
cách hiệu quả nhất.

Qua định nghĩa, quản lý phải bao gồm các điều kiện sau: Chủ thể quản
lý có thể là một cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức, là cái tạo ra hành
động (hoạt động quản lý); Khách thể quản lý cũng có thể là một cá nhân, một
nhóm người hay một tổ chức, tiếp nhận sự tác động quản lý; Công cụ quản lý
là các phương tiện mà chủ thể quản lý dùng tác động đến đối tượng quản lý;
Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thê quản lý đến đối tượng

quản lý. Phương pháp quản lý tương đối phong phú: Phương pháp thuyết
phục, phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính-tổ chức, phương pháp
tình cảm, phương pháp tâm lý - GD...

* Bản chất của quá trình quản lý: Là sự tác động có mục đích đến một

tổ chức nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Quản lý nhà trường là sự tác động
của nhà quản lý đến tập thê cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường
và các lực lượng khác trong xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra.

* Các chức năng cơ bản của quản lý: Là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo


16

trong cùng một tổ chức... nhừ nó mà chủ thể quản lý có thể điều phối tốt các
nguồn lực phục vụ cho mục tiêu đề ra.

- Chỉ đạo: Là tác động nhằm hướng dẫn, thúc đây, động viên người

dưới quyền làm việc có hiệu quả để đạt được mục tiêu đề ra.

- Kiếm tra: Là đo lường đánh giá và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm

đảm bảo rằng các mục tiêu của tổ chức và các kế hoạch đặt ra được hoàn
thành. Hoạt động kiểm tra là một hoạt động giám sát các hoạt động để đảm
bảo rằng các hoạt động này được thực hiện theo kế hoạch và điều chỉnh các
sai lệch nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

1.2.1.2.


Quản lý nhà trường

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý Giáo dục là hệ thống
những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của các chủ thể quản
lý, nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng,
thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, thực hiện được
các mục tiêu GD đề ra”. [22]


17

- Quản lý nhà trường bao gồm hai loại:

I Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà
trường.

+ Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường.

1.2.2.

Trường THPT

Mỗi quốc gia đều có hệ thống giáo dục của mình để thực hiện chiến
lược giáo dục trong toàn quốc, gọi là hệ thống giáo dục quốc dân. Hệ thống
giáo dục quốc dân là mạng lưới các trường học, các cấp học, các ngành học
để tiến hành giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nhân lực có tri thức theo yêu cầu
của xã hội, thỏa mãn nhu cầu học tập của nhân dân.

Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam: Được tổ chức trên cơ sở khả

năng và nhu cầu hiện tại, cũng như xu hướng phát triển trong tương lai của
nền KTXH nước ta, hội nhập quốc tế theo xu thế phát triển thời đại nhưng
mang đậm đà bản sắc dân tộc. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam được


18

nhằm đào tạo người lao động có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phổ thông,
công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

* Giáo dục đại học và sau đại học
- Giáo dục đại học đào tạo trình độ cao đẳng và đại học. Đào tạo

trình độ cao đẳng được thực hiện trong 3 năm đối với người đã có bằng tốt
nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp THCN. Đào tạo trình độ đại học được
thực hiện từ 4-6 năm học tùy theo ngành nghề, áp dụng cho người đã có
bằng tốt nghiệp THPT hoặc 1-2 năm học đối với người đã tốt nghiệp Cao
đẳng cùng chuyên ngành.

- Giáo dục sau đại học đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Đào tạo thạc sĩ

được thực hiện trong 2 năm đối với người đã có bằng tốt nghiệp đại học. Đào
tạo tiến sĩ được thực hiện trong 4 năm đối với người đã có bằng tốt nghiệp đại
học, hoặc đào tạo 2-3 năm đối với người đã có bằng thạc sĩ.

* Ngoài ra còn có giáo dục không chính quỉ là phương thức giáo dục

giúp mọi người vừa làm, vừa học, học liên tục, học suốt đời để hoàn thiện
nhân cách mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn chuyên môn
nghiệp vụ.



19
Đối tượng tham gia giảng dạy được gọi là giáo viên trung học. Các giáo
viên phải tốt nghiệp trường đại học sư phạm hoặc đại học chuyên ngành các
môn học phổ thông có bổ sung chứng chỉ sư phạm. Nhiệm vụ của người giáo
viên là giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý, chương trình giáo
dục.Các môn học qui định bậc học phố thông bao gồm: Toán, Lý, Hóa, Tin
học, Sinh vật, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ, Kỹ thuật, Giáo dục công dân, Giáo
dục thể chất, Giáo dục quốc phòng, Nghề phổ thông.

1.2.3.

Biện pháp quản lý

Theo từ điển tiếng Việt, biện pháp là cách làm, cách giải quyết vấn đề.
Như vậy biện pháp quản lý là cách thực hiện các công việc quản lý nhằm đạt
được các mục tiêu quản lý. [1 ]

Biện pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thế quản lý đến đối
tượng quản lý thông qua các công cụ quản lý và phương pháp quản lý.

Biện pháp quản lý giáo dục là cách thực hiện: Mục tiêu giáo dục đào
tạo của nhà trường; xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nhà trường, quản
lý hoạt động dạy học; quản lý các hoạt động giáo dục; quản lý cơ sở vật chất
và thiết bị dạy học trong nhà trường; xây dựng tập thể giáo viên, học sinh và
đảm bảo mối quan hệ giữa các tổ chức trong nhà trường; quản lý việc thực


20


kinh tế-xã hội khác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân. CNTT được phát triển trên nền tảng phát triển của các công nghệ Điện
tử - Tin học - Viễn thông và tự động hoá (Theo Nghị định 49/CP).

1.2.4.2 ứng dụngCNTT

Ưng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh
vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả của các hoạt động này (điều 4,
Luật CNTT).

ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT thực hiện số hóa thông tin, xử
lý thông tin dưới dạng số. Điều này đã làm thay đối phương thức lao động của
con người. Công cụ lao động trong xã hội tin học hóa là các thiết bị máy móc
thông minh, hiện đại, tự động... mà con người sử dụng hằng ngày từ trong gia
đình cho đến cơ quan làm việc. Ngày nay CNTT được ứng dụng vào mọi lĩnh
vực trong đời sống, giúp con người xử lý công việc nhiều hơn, nhanh hơn,
chính xác hơn khi chưa có CNTT. CNTT mở ra thời kỳ mới của nhân loại:
Thời kỳ “nền kinh tế tri thức”


21

bằng giây, chi phí thấp.

+ ứng dụng CNTT trong giáo dục: Internet là phương tiện quan trọng
trong việc nối kết giữa học sinh và nhà trường, giữa nhà trường và phụ huynh.
Các hệ đào tạo từ xa, học trực tuyến qua mạng, giúp học sinh có thể tự học để
tìm hiểu rõ hơn những vấn đề trong học tập. Có thê nói internet là một trong

những phương tiện hiệu quả giúp mọi người có thể học tập mọi lúc mọi nơi và
học suốt đời.

+ ứng dụng CNTT trong các công việc ngành nghề: Phần mềm máy
tính là hệ thống chương trình chạy trên máy tính để thực hiện một công việc
cụ thẻ nào đó. Đối vói người dùng điều quan tâm nhiều hơn cả là các phần
mềm ứng dụng. Đó là các phần mềm trợ giúp thực hiện những nhiệm vụ trong
các hoạt động, các công việc thường hàng ngày như: soạn thảo văn bản, tính
toán, trình chiếu, xử lí hình ảnh, quản lý công ty, quản lý chi tiêu, quản lí học
sinh, lập thời khoá biểu,... Muốn máy tính thực hiện một công việc cụ thể nào
đó, thì cần phải cài đặt phần mềm ứng dụng tương ứng lên máy tính. Như vậy
phần mềm rất quan trọng trong việc ứng dụng CNTT đê xử lý các công việc
thường ngày.


22

1.3. Công tác quản lý ở trường THPT
1.3.1.

Mục đích quản lý

Mục đích quản lý ở trường THPT là làm thế nào đế điều khiển, thúc
đẩy hệ thống nhà trường hoạt động một cách trôi chảy, đạt được hiệu quả cao
nhiệm vụ từng năm học. Muốn đạt được mục đích quản lý, người quản lý giáo
dục cần phải nắm rõ các hoạt động cơ bản của công tác quản lý nhà trường,
đó chính là nội dung quản lý nhà trường.

1.3.2.


Nội dung quản lý

1.3.2.1. Quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của

nhà trường
Điều 2 của Luật Giáo dục nêu mục tiêu giáo dục là đào tạo con người
Việt Nam phát triến toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thâm mỹ và
nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phâm chất và năng lực của công dân, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. [12]

Điều 27 của Luật Giáo dục đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông
là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thâm mỹ và
các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo,
hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách
nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống
lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tố quốc... Giáo dục THPT nhằm giúp


23

các lực lượng bên ngoài) phát huy vai trò làm chủ, ra sức thi đua “ dạy tốt,
học tốt”, tiến hành các hoạt động giáo dục cơ bản theo chỉ thị, hướng dẫn của
Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, nhằm thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục
của địa phương và nâng cao chất lượng và đào tạo; Chỉ đạo xây dựng các điều
kiện giáo dục (đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất thiết bị trường học...) đê tiến
hành tốt các nhiệm vụ giáo dục; Cán bộ QL thường xuyên chăm lo tự bồi
dưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt, không ngừng cải tiến phương pháp
quản lý...


1.3.2.2. Quản lý việc xây dụng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch

của
trường THPT
Ke hoạch của cán bộ quản lý trường THPT gồm các vấn đề sau: Các
hình thức gián tiếp hoặc trực tiếp nắm bắt tình hình của nhà trường: xây dựng
một chương trình hoạt động tương ứng với từng loại hoạt động trong trường
theo từng quý, tháng, năm...; lên lịch kiểm tra các hoạt động cụ thể; kế hoạch
phối hợp trong và ngoài nhà trường: tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng bộ và
chính quyền địa phương; định kỳ báo cáo lên Sở GD & ĐT.

Việc tổ chức thực hiện kế hoạch gồm các công việc sau: Truyền đạt,
giải thích nhiệm vụ cho các bộ phận, các cá nhân thực hiện kế hoạch, phân
công thực hiện, quy định chức năng, quyền hạn cho từng bộ phận; phân bó
kinh phí và các điều kiện vật chất cho việc thực hiện kế hoạch: xác lập cơ chế


24

quan trọng nhằm hạn chế những yếu kém, phát huy hết năng lực các cá nhân
đế tạo nên sức mạnh tổng hợp cúa tập thể nhằm hoàn thành xuất sắc mục tiêu
đã đặt ra của kế hoạch.

Kiểm tra và đánh giá kịp thời từng giai đoạn thực hiện kế hoạch nhằm
điều chỉnh sai lệch nếu có đê định hướng đi đúng đắn, thậm chí giúp người
quản lý có cơ sở để mạnh dạn thay đổi hướng đi nếu cần.

1.3.2.3. Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT

Quản lý hoạt động dạy và học là quản lý quá trình dạy của giáo viên và

quá trình học của học sinh:

- QL quá trình dạy của giáo viên: Bao gồm QL việc thực hiện chương

trình dạy học, việc soạn bài, chuẩn bị lên lóp của GV; việc kiêm tra đánh giá
kết quả học tập của học sinh; quản lý toàn diện các hoạt động chuyên môn
nghiệp vụ của GV; tố chức đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ cho GV.

- QL quá trình học của HS: Thông qua GV, hiệu trưởng QL hoạt động


25

học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng bộ môn. Tổ chức tự làm, sưu
tầm TBDH; quản lý thư viện; quản lý TBDH; quản lý thiết bị tin học. cần
nghiên cứu quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển csvc trong kế hoạch
chiến lược của nhà trường

1.3.2.6. QL xây dụng tập thể giáo viên, học sinh và đảm bảo

mối

quan

hệ

giữa các tô chức trong nhà trường
- Xây dựng tập thể giáo viên đoàn kết, thân ái giúp đỡ lẫn nhau trong

công tác và sinh hoạt, xây dựng được không khí ấm cúng, dư luận lành mạnh

trong tập thể. Chú trọng xây dựng quy hoạch cán bộ: điều tra cơ bản, toàn
diện về CB GV; trao đối và thống nhất ý kiến với trưởng phòng giáo dục, quy
hoạch được bàn bạc thông qua hội nghị Chi bộ nhà trường, sắp xếp, sử dụng
CB GV theo đúng năng lực, sở trường để phát huy sức mạnh của từng thành
viên hướng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Bồi dưỡng
đội ngũ GV đáp ứng được yêu cầu của đổi mới nội dung, chương trình và
phương pháp dạy học bậc THPT, đáp ứng với xu thế phát triển của GD trong
nước và trên thế giới.

- Xây dựng tập thể HS bằng việc lập kế hoạch xây dựng tập thể HS, chỉ

đạo xây dựng đội ngũ GVCN... Quản lý học sinh và các hoạt động của học
sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký
xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình trường THPT và quyết


26
cơ bản của nền giáo dục XHCN.

Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục
tiêu giáo dục. Gia đình là tế bào của xã hội, có trách nhiệm xây dựng gia đình
văn hóa, nêu gương mẫu cho con em, phối hợp cùng nhà trường giáo dục học
sinh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Các cơ quan đoàn thê
xã hội có trách nhiệm hỗ trợ, giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục
và nghiên cứu khoa học; góp phần xây dựng phong trào học tập và môi
trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh
hưởng xấu đến trẻ em.

1.3.2.8. Quản lý chất lượng giáo dục của nhà trường


Chất lượng GD đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của bất kỳ
một nhà trường nào. Quản lý chất lượng GD đang trở thành yêu cầu cấp
thiết trong quản lý nhà trường. Do đó cần nghiên cứu các vấn đề sau:
Nghiên cứu hệ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 và phương pháp
quản lý chất lượng tổng thể; Nghiên cứu quy trình kiểm định và đánh giá
chất lượng GD trong các nhà trường; Nghiên cứu việc phân cấp công tác
QL chất lượng GD trong các nhà trường; Nghiên círu việc ứng dụng CNTT
trong QL chất lượng GD.


×