Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 129 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Di sản văn hóa là bằng chứng sinh động, xác thực nhất về đặc
trưng văn hóa của từng vùng, cộng đồng, dân tộc. Bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa nhằm giữ gìn những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân
tộc, kế thừa và khai thác giá trị phục vụ cho việc phát triển đất nước, là
nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược: “xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” một xu hướng phát triển tất yếu
trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, một vấn đề có ý nghĩa sống cịn của dân
tộc trong thời kỳ tồn cầu hóa hiện nay.
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã
xác định các quan điểm chỉ đạo cơ bản và những nhiệm vụ cụ thể để xây
dựng và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Các quan điểm này
được bổ sung, phát triển tại các văn kiện qua các kỳ Đại hội đại biểu tồn
quốc của Đảng trong đó có những quan điểm chỉ đạo cơ bản sau:
Thứ nhất, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
Thứ ba, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng
trong cộng đồng các dân tộcViệt Nam.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định:
Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về
sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các DSVH vật thể và phi
vật thể của dân tộc. Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hóa,
văn nghệ, bảo tồn, phát huy giá trị các DSVH với phát triển du lịch
và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá
trị văn hóa trong cơng chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ và người nước



2
ngồi. Xây dựng và thực hiện các chính sách bảo tồn, phát huy giá
trị văn hóa, ngơn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số [14].
Như vậy, nghiên cứu vấn đề “bảo tồn và phát huy giá trị DSVH
Champa vùng Quảng Nam – Đà Nẵng hiện nay” là một hoạt động thiết thực
nhằm triển khai quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về
giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH nhất là DSVH
Champa vùng Quảng Nam – Đà Nẵng hiện nay.
1.2. Quảng Nam – Đà Nẵng là địa danh có bề dày lịch sử và văn hóa
lâu đời. Các cuộc khai quật khảo cổ trên địa bàn đã minh chứng rằng nơi đây
đã trải qua các thời kỳ giao thoa, phát triển của văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa
Champa và văn hóa Đại Việt. Các di tích lịch sử - văn hóa ở nhiều loại hình
khác nhau cịn lưu dấu lại, các DSVH Champa như di tích kiến trúc đền tháp
Champa, các thành lũy, các tác phẩm điêu khắc là sản phẩm văn hóa đặc sắc
nổi bật, trong đó phải kể đến như Mỹ Sơn – DSVH thế giới, Bàng An, Chiên
Đàn, Khương Mỹ là những di tích cấp quốc gia. Các di tích Trà Kiệu, Đồng
Dương, Khương Mỹ, Hương Quế, Phong Lệ, Quá Giáng, Khuê Trung… là
những di tích quan trọng góp phần làm phong phú thêm trên hệ thống bản đồ
của DSVH Champa còn lưu dấu lại trên vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng
ngày nay. Đồng thời các DSVH đó đã minh chứng rằng trên dải đất miền
Trung Việt Nam đã từng xuất hiện một nền văn hóa Champa rực rỡ, huy
hồng trong q khứ, góp phần không nhỏ vào bức tranh tổng thể của nền
văn hóa Việt Nam.
Lịch sử xây dựng các cơng trình kiến trúc tháp Champa kéo dài từ thế
kỷ VII đến thế kỷ XVII, với thời gian tồn tại khá lâu của nó, với những biến
thiên của lịch sử đã hứng chịu biết bao những yếu tố khắc nghiệt của tự
nhiên và những tác động từ con người, những quần thể kiến trúc Champa
cũng như các DSVH phi vật thể của người Champa xưa đã bị hư hại, mai
một và xuống cấp dần theo thời gian với nhiều mức độ khác nhau. Vì vậy,



3
bảo tồn các giá trị DSVH Champa là việc làm cần thiết, nhằm gìn giữ các giá
trị của DSVH Champa - một bộ phận không thể không nhắc đến trong hệ
thống DSVH miền Trung nói riêng và của Việt Nam nói chung.
1.3. Thời gian qua, hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH
Champa tại Quảng Nam – Đà Nẵng đã đạt được một số thành tựu đáng kể.
Tuy nhiên trên thực tế, quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH
Champa cũng đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần phải giải quyết. Tình
hình đó địi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu “bảo tồn và phát huy các
giá trị DSVH Champa tại Quảng Nam – Đà Nẵng hiện nay”.
Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi bức xúc về lý luận và thực tiễn
của công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH ở Quảng Nam – Đà Nẵng,
chúng tôi chọn hướng nghiên cứu “bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH
Champa tại Quảng Nam – Đà Nẵng hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ
chuyên ngành văn hóa học.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị
DSVH Champa ở nước ta thời gian qua
Bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trong thời đại ngày nay không chỉ
là nhiệm vụ của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc mà trở thành vấn đề mang tính
tồn cầu. Vấn đề DSVH đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa
học, nhà quản lý và nhiều tổ chức phi chính phủ về bảo vệ DSVH mang tính
quốc tế lần lượt ra đời cũng là nhằm để cùng nhau phối hợp bảo vệ DSVH
chung của nhân loại.
DSVH Việt Nam là tài sản vô giá của cộng đồng 54 dân tộc anh em
cùng chung sống lâu đời trên mảnh đất Việt Nam; là một bộ phận của DSVH
nhân loại. Với ý nghĩa đó mà vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị DSVH ở
nước ta đã được quan tâm từ rất sớm. Ngay từ các triều đại phong kiến, ý
thức giữ gìn, bảo vệ, kiểm kê, tu bổ các di tích đã được chính quyền Trung



4
ương và toàn xã hội chú ý. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đảng và Nhà
nước ta đã chăm lo đến sự nghiệp bảo vệ DSVH, trong đó phải kể đến hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật về về bảo vệ DSVH; điều đó được thể
hiện ở việc ban hành Sắc lệnh số 65/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 do Chủ
tịch Hồ Chí Minh ký về việc giao nhiệm vụ bảo tồn cổ tích trên tồn cõi Việt
Nam. Và sau này, ngày 24 tháng 2 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký
Quyết định số 36/2005/QĐ - TTg về việc hàng năm lấy ngày 23 tháng 11 là
“Ngày DSVH Việt Nam”, nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm
của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị DSVH Việt Nam,
động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát
huy giá trị DSVH dân tộc.
Ngoài ra các văn bản quy định về bảo vệ và phát huy giá trị DSVH
còn được khẳng định tại các Thông tư, Nghị định như:
Thông tư số 38-TT/TW ngày 28 tháng 6 năm 1956 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng về việc bảo vệ những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.
Thơng tư số 954/TTg ngày 03 tháng 7 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị định số 519/TTg ngày 29 tháng 10 năm 1957 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành về việc bảo vệ di tích lịch sử văn hóa.
Pháp lệnh số 14/LCT/HĐNN ngày 4 tháng 4 năm 1984 về việc bảo vệ
di tích lịch sử văn hóa.
Hiện nay, Luật DSVH ra đời ngày 29 tháng 6 năm 2001 và có hiệu lực từ
ngày 1 tháng 1 năm 2002 (sửa đổi bổ sung năm 2009) đang được áp dụng.
Qua các văn bản trên cho thấy chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà
nước ta trong việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH của dân tộc.
Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Champa cũng đã được
Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Tuy nhiên việc nghiên cứu, kiểm kê, phân

loại, bảo tồn DSVH Champa đã được tiến hành từ rất lâu; từ cuối thế kỷ XIX


5
- đầu thế kỷ XX những cơng trình nghiên cứu đầu tiên của các học giả người
Pháp về kiến trúc, đền tháp Champa như: “Thống kê khảo tả các di tích
Chàm ở Trung kỳ” của Henry Parmentier,“Nghệ thuật Chàm và q trình
phát triển của nó”, “Những nước Ấn Độ hóa ở Đông Dương và quần đảo
Mã Lai” của G.Coedes, “Vương quốc Champa” của M.G. Maspero …
Trong thời gian từ năm 1975 trở lại đây vấn đề nghiên cứu về văn hóa
Champa nói chung và vấn đề bảo tồn DSVH Champa nói riêng cũng thu hút
được nhiều nhà khoa học quan tâm trong đó có các cơng trình nghiên cứu
như: “Vương quốc Champa” của GS Lương Ninh; “Thánh địa Mỹ Sơn”,
“Tháp Chăm sự thật và huyền thoại”, “Văn hóa Champa”, “Thánh địa Mỹ
Sơn” của PGS, TS Ngô Văn Doanh; “Bảo tồn và phát huy DSVH Champa”
của PGS, TS Nguyễn Hồng Sơn; “Những dấu vết văn hóa Ấn Độ tại Việt
Nam” của Geetesh Sharma; “Đền Tháp Champa bí ẩn xây dựng” của TS
Trần Bá Việt; “Di tích Chăm ở Quảng Nam” của Hồ Xuân Tịnh, Điêu khắc
Đá Champa, Luận án Phó tiến sĩ của Phạm Hữu Mý…
Ngồi ra cịn có các cuộc hội thảo khoa học như: Kỹ thuật trùng tu các
đền tháp Chăm, Giải pháp bảo tồn di tích Chăm phật viện Đồng Dương, Hội
thảo 100 năm phát hiện, nghiên cứu, bảo tồn Mỹ Sơn, Văn minh Chăm - mối
liên hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ …
2.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Tuy nhiên, để bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Champa cần tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn. Trên cở sở đó xây dựng chiến lược bảo tồn và phát huy
giá trị cũng như để bảo vệ khẩn cấp những phế tích, di tích đang bị xâm hại.
Trong quá trình bảo tồn DSVH Champa, tiếp tục nghiên cứu kỹ thuật
công nghệ cao trùng tu tôn tạo di tích, tìm giải pháp cho bảo tồn và phát huy
để nâng cao giá trị DSVH Champa.

Tìm hiểu cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, nhất là việc tiếp
cận những phương pháp hiện đại của nhân loại và những bài học kinh
nghiệm về bảo tồn di sản của các trường phái bảo tồn trên thế giới.


6
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục tiêu
Thông qua quá trình khảo sát lại hệ thống các DSVH Champa trong
vùng Quảng Nam – Đà Nẵng, đối chiếu với các tài liệu của người đi trước,
đặc biệt là các tài liệu của các học giả người Pháp nghiên cứu về DSVH
Champa từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, qua việc nghiên cứu các
chương trình, dự án bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Champa nói chung
trên địa bàn Quảng Nam – Đà Nẵng, luận văn tổng hợp đánh giá thực trạng
bảo tồn và phát huy các DSVH Champa vùng Quảng Nam – Đà Nẵng, đề
xuất những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của DSVH Champa
hướng tới phục vụ công tác nghiên cứu, trùng tu các di tích kiến trúc tháp
Champa, cơng tác bảo quản hiện vật và khai thác phát huy tác dụng, phục vụ
cho phát triển du lịch trên địa bàn vùng Quảng Nam – Đà Nẵng và các địa
phương có hệ thống DSVH Champa.
3.2. Nhiệm vụ
Làm rõ những vấn đề lý luận về DSVH, bảo tồn và phát huy giá trị
DSVH, vai trò của bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Champa vùng Quảng
Nam – Đà Nẵng hiện nay.
Khảo sát tồn diện thực trạng cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị
DSVH Champa vùng Quảng Nam – Đà Nẵng từ năm 1975 đến nay.
Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Champa vùng Quảng Nam – Đà
Nẵng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn sẽ nghiên cứu hệ thống DSVH Champa (mà phạm vi chủ
yếu là DSVH Champa vùng Quảng Nam – Đà Nẵng như các di tích đền tháp,
các cơng trình về thành lũy, các phế tích tháp các tác phẩm điêu khắc và


7
những giá trị của DSVH phi vật thể Champa), đồng thời tìm hiểu sâu về hoạt
động bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH Champa từ 1975 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học của
chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hố và các đường lối,
chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về văn hoá nói
chung và cơng tác bảo tồn và phát huy gia trị của DSVH nói riêng, từ đó
hướng tới xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc
dân tộc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê khảo tả
Phương pháp so sánh đối chiếu, phân tích – tổng hợp
Điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu
Phương pháp logic và lịch sử
Phương pháp khảo cổ học, dân tộc học
Phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành như văn hóa học, bảo
tàng học…
6. Đóng góp mới của đề tài
- Luận văn nghiên cứu cụ thể, bao quát và toàn diện về DSVH
Champa vùng Quảng Nam – Đà Nẵng.
- Luận văn sẽ góp phần tổng hợp, khái quát và làm rõ thêm về phương
diện lý luận bảo tồn phát huy DSVH nói chung, DSVH Champa nói riêng,

nhất là các phương diện bảo tồn, trùng tu các cơng trình kiến trúc bằng gạch,
bảo quản - tu sửa các tác phẩm điêu khắc…
- Luận văn đưa ra những nhận định về các phương pháp trùng tu
DSVH Champa trên địa bàn Quảng Nam – Đà Nẵng.


8
- Luận văn đưa ra các giải pháp về phát huy giá trị của DSVH đặc biệc
là chiến lược khai thác phát huy giá trị DSVH Champa phục vụ nghiên cứu
và phát triển tham quan du lịch tại các di tích đền tháp Champa và là tiền đề
để xây dựng việc kết nối cho việc phát triển du lịch ở các tỉnh miền Trung,
nơi có nhiều tiềm năng và thế mạnh để khai thác và phát triển du lịch.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ
lục, Nội dung luận văn được triển khai trong ba chương.
Chương 1: Vai trò của hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH
Champa trong xây dựng văn hóa vùng Quảng Nam - Đà Nẵng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH
Champa vùng Quảng Nam – Đà Nẵng từ 1975 đến nay.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị
DSVH Champa vùng Quảng Nam – Đà Nẵng.


9

Chương 1
VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ DSVH TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT
NAM TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DSVH


1.1.1. Khái niệm về văn hóa
Trong khoảng một thế kỷ qua, thuật ngữ văn hóa đã thâm nhập vào đời
sống xã hội một cách sâu sắc đồng thời nó cũng trở thành đối tượng nghiên
cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn. Ở lĩnh vực khoa học thì
thuật ngữ văn hóa trở thành một đối tượng nghiên cứu của một số ngành
như: khảo cổ học, dân tộc học, nhân học, văn hóa học, triết học, văn hóa học,
lịch sử… Mỗi ngành khoa học lại bao gồm nhiều trường phái lý thuyết khác
nhau, cho nên mỗi nhà khoa học khi triển khai công việc nghiên cứu đều
phải có quan niệm của mình về văn hóa. Từ đó khái niệm văn hóa ngày càng
trở nên đa nghĩa.
Năm 1980 Ca-rơ-min, nhà nghiên cứu văn hóa người Nga, tại hội nghị
Triết học quốc tế tuyên bố đã thống kê được 500 định nghĩa về văn hóa.
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa của các nhà khoa học văn hóa hiện
thời. Căn cứ vào khía cạnh, góc độ nghiên cứu, người ta phân các định nghĩa
giống nhau theo các nhóm như sau:
- Định nghĩa mang tính chất miêu tả
- Định nghĩa mang tính chất lịch sử
- Định nghĩa mang tính quy phạm
- Định nghĩa mang tính tâm lý học
- Định nghĩa mang tính cấu trúc


10
- Định nghĩa nhấn mạnh vào tính chất di truyền xã hội, tức khả năng
học tập của con người.
Ngoài ra cịn có các nhóm định nghĩa nhấn mạnh vào các lĩnh vực
như: Nếp sống xã hội, sự thích ứng của con người với môi trường tự nhiên,
phương thức ứng xử, phương diện giá trị của văn hoá, hoạt động sáng tạo
trong lịch sử, mơ hình thể chế xã hội, ý nghĩa biểu trưng của văn hóa, định

nghĩa mang tính chất điều khiển học… Đặc điểm chung của các nhóm định
nghĩa là nhấn mạnh vào một khía cạnh đặc sắc nào đó của văn hóa, phù hợp
với cách tiếp cận của họ.
Theo nghiên cứu của nhà ngôn ngữ học người Đức W. Wundt, thì từ
văn hóa bắt nguồn từ một động từ tiếng Latinh “colere” sau chuyển thành
“cultura” nghĩa là cày cấy, vun trồng. Từ đó từ agri-cultura là cày cấy ngồi
đồng, tức nơng nghiệp. Về sau, từ Cultura chuyển nghĩa từ trồng trọt cây cối
sang vun trồng tinh thần, trí tuệ. Xi-xê-ron (106-43 tr.cn) – nhà chính trị
hùng biện thời La mã có một thành ngữ nổi tiếng là “Filosofia cultura animi
est”, nghĩa là: Triết học là văn hóa, “sự vun trồng” tinh thần. Ở đây nói về
q trình giáo dục, bồi dưỡng về mặt tinh thần, trí tuệ cho con người. Các
triết gia thế kỷ 17 vận dụng phương pháp khoa học để nghiên cứu con người
và nói đến việc bồi dưỡng trí tuệ, rèn luyện con người.
Ở phương Tây, khái niệm "văn hóa" lần đầu tiên được các nhà luật học
Putedort, nhà triết học Herder, nhà ngôn ngữ học Adelung ở Đức sử dụng
vào giữa thế kỷ XVIII. Suốt thời kỳ Phục hưng, từ văn hóa áp dụng vào nghệ
thuật và văn chương trong các thành ngữ “Cultura banarum artium” và
“Cultura littératum humanionum” (văn hóa nghệ thuật và văn hóa văn
chương nhân đạo). Năm 1855 trong cuốn sách 2 tập "Khoa học chung về văn
hóa" của Gustave Klemm, người Đức, khái niệm văn hóa như đối tượng của
một khoa học độc lập bắt đầu được hình thành rõ nét với tiến trình phát triển
của lồi người được đề cập tới như một lịch sử văn hóa: sự phát sinh, phát


11
triển tồn diện của lồi người như là q trình phát triển văn hóa của một con
người. Cơng việc của Klemm được lặp lại trong cùng thời với ông, tham gia
vào việc xác định lĩnh vực của một ngành khoa học mới, gần hai mươi năm
sau, năm 1871, Edward B.Tylor xuất bản cuốn Văn hóa nguyên thủy, đưa ra
một định nghĩa văn hóa được chấp nhận rộng rãi. Theo Tylor: “Văn hóa là

phức thể bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập
quán và mọi khả năng, thói quen mà con người với tư cách là thành viên xã
hội, đạt được” [82, tr. 33].
Trong suốt thời kỳ Khai sáng, các ngành khoa học ở phương Tây bắt
đầu sử dụng thuật ngữ văn hóa nhưng chưa trở thành đối tượng của môn
khoa học cụ thể nào nhưng thống nhất cho rằng văn hóa là tồn bộ những gì
được tạo ra do hoạt động xã hội, nghĩa là văn hóa đối lập với trạng thái tự
nhiên. Tại Đại hội về sinh ngữ tại Vienne, thủ đô nước Áo, thuật ngữ "văn
hóa học" được chính thức sử dụng và trở thành phổ biến sau sự ra đời của
tác phẩm "Khoa học về văn hóa" (The Science of Culture) năm 1949 của
Leslie White, người Mỹ. Từ đây Văn hóa học trở thành ngành khoa học tri
thức nhân văn, nhưng có rất nhiều trường phái với nhiều hệ chuẩn nghiên
cứu khác nhau.
Về định nghĩa văn hóa, theo nghĩa tổng quát nhất thì văn hóa là hệ
thống các giá trị và biểu trưng thể hiện cách sống và trình độ sống của con
người - con người với tư cách là cộng đồng và cá nhân - trong quan hệ với
thiên nhiên - trong quan hệ giữa người và người với bản thân. Văn hóa kết
tinh những cố gắng nhiều mặt và liên tục của con người trong trường kì lịch
sử để khẳng định bản chất và năng lực của mình, để nâng cao chất lượng
sống, văn hóa vừa là mục tiêu sống, là cái đích của con người phấn đấu vươn
tới trong mọi hoạt động của mình, vừa là điều kiện sống, môi trường sống
của con người.


12
Tại Hội nghị quốc tế của UNESCO năm 1982 tại Mêhicơ, người ta
đưa ra hơn 200 định nghĩa văn hóa, cuối cùng trong bảng tuyên bố chung,
người ta chấp nhận một quan niệm về văn hóa như sau: “Văn hóa là tổng thể
những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định
tính cách của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và

văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ
thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng” [82, tr.42].
Chính văn hóa đem lại cho con người khả năng xem xét về bản thân.
Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản,
có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn
hóa mà chúng ta ta xét đốn được những giá trị và thực thi những lựa chọn.
Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết
mình là phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của
bản thân, tìm tịi khơng biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên
những cơng trình vượt trội lên bản thân mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích
của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ
cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở, và các phương thức sử dụng. Tồn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [82, tr 42].
Qua một số quan niệm trên, ta thấy lao động sáng tạo là cội nguồn,
khởi điểm của văn hóa, nhưng sáng tạo phải hướng về các giá trị nhân bản,
nhằm hoàn thiện con người thì mới trở thành văn hố đích thực.
1.1.2. Khái niệm DSVH
DSVH là một khái niệm rộng lớn gồm cả môi trường thiên nhiên lẫn
văn hoá, bao gồm cảnh quan, các di tích lịch sử, các sưu tập, các tập tục
truyên thống, tri thức và kinh nghiệm sống. DSVH ghi nhận và thể hiện quá


13
trình phát triển lịch sử lâu dài vốn đã tạo nên bản chất của các thực thể quốc
gia, khu vực và địa phương và là một bộ phận hữu cơ của đời sống hiện đại
là một nên tảng quan trọng cho phát triển, hôm nay và cả mai sau.
DSVH được hiểu như ý niệm về một tài sản chung, tài sản của mọi
công dân chứ không phải của riêng một ai, đó là ý niệm đã tạo thành cái

ý thức về di sản quốc gia. Từ điển tiếng Việt (Nxb Hà Nội 1992) định
nghĩa “di sản” là cái của thời trước để lại; cịn “văn hóa” là tổng thể nói
chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong
quá trình lịch sử [73].
Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị DSVH ngày càng được nhiều người
quan tâm nghiên cứu. Trong những năm gần đây đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về DSVH với các góc độ khác nhau, với nhiều cách phân loại
phục vụ các mục đích nghiên cứu khác nhau. Hầu hết các cơng trình nghiên
cứu có quan niệm tương đối thống nhất về DSVH, dù nó tồn tại dưới dạng
vật chất hay tinh thần nhưng đều là những thành quả sáng tạo của nhân dân,
có giá trị to lớn trong đời sống tạo nên sức sống mãnh liệt của một dân tộc.
Năm 1992, Ủy ban Di sản thế giới đã đưa ra khái niệm mới đối với di
sản hỗn hợp hay cịn gọi là cảnh quan văn hóa để miêu tả các mối quan hệ
tương hỗ nổi bật giữa văn hóa và thiên nhiên của một số khu di sản, đề cao
các giá trị của các di sản về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học
hoặc thẩm mỹ, dân tộc học, nhân chủng học. UNESCO cũng đề cao vai trị
của các quốc gia tham gia Cơng ước phải xác định và phân định những tài
nguyên thuộc loại DSVH hay di sản thiên nhiên để bảo vệ, bảo tồn và truyền
lại cho các thế hệ tương lai trên từng lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, việc
phân định hoặc những quan niệm khác nhau về DSVH và di sản thiên nhiên
cũng chỉ tương đối, bởi bất cứ DSVH nào cũng không tránh khỏi khung cảnh
thiên nhiên mà nó tồn tại và chịu sự chi phối, tác động của yếu tố thiên


14
nhiên. Và ngược lại, trong các di sản thiên nhiên lại ẩn chứa các yếu tố văn
hóa, lịch sử và các cơng trình, sự sáng tạo của con người.
Luật di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi bổ, sung năm 2009 nêu
rõ: “DSVH Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
và là một bộ phận của DSVH nhân loại, có vai trị to lớn trong sự nghiệp

dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” [46].
Điều 1 của Luật di sản văn hóa có nêu: “DSVH bao gồm DSVH vật
thể và DSVH phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước
Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [46, tr.32].
Có thể nói rằng DSVH là yếu tố cốt lõi của văn hóa, chuyển tải bản
sắc văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc trong xã hội. DSVH Việt Nam
là tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam và là một bộ
phận của DSVH nhân loại, có vai trị to lớn trong sự nghiệp dựng nước
và giữ nước của nhân dân ta. Vì vậy, bảo tồn và phát huy các giá trị
DSVH Champa là hoạt động thiết thực. Nhằm thực hiện chủ trương
đường lối của Đảng ta hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào việc giữ gìn và làm phong
phú cho kho tàng DSVH nhân loại.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề
bảo tồn và phát huy giá trị DSVH. Đảng ta xác định: “Văn hóa là nền tảng
tinh thần xã hội là mục tiêu là động lực để phát triển kinh tế xã hội” [11].
nhằm phục vụ đời sống xã hội và góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
DSVH Việt Nam khi được bảo tồn và phát huy sẽ có tác dụng tích cực trong
việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, hướng đến xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.


15
Tại phiên họp thứ 32, (tháng 10/2003) UNESCO đã thống nhất quan
niệm rằng: DSVH bao gồm DSVH vật thể và DSVH phi vật thể.
DSVH vật thể
DSVH vật thể vật thể là những sản phẩm vật thể văn hóa hữu hình (có
thể sờ thấy được). Là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới dạng

vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu
sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định.
Luật di sản văn hóa của Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
ghi: “DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia” [46, tr. 33].
Theo GS.TS Hoàng Vinh: “DSVH vật thể bao gồm những hiện vật
(động sản và bất động sản) có giá trị đặc biệt về các mặt lịch sử truyền
thống, nghệ thuật, dân tộc học, khảo cổ học, cổ nhân học, lịch sử tự nhiên…
(Ví dụ: các di tích, cơng trình lịch sử, đền đài, cung điện, thư viện, sách, di
chỉ khảo cổ, mẫu vật hóa thạch, đất đá trong thiên nhiên.v.v…) Một số danh
lam thắng cảnh có ý nghĩa quan trọng về mặt văn hóa cũng có thể xếp vào
loại này” [83, tr. 109].
DSVH phi vật thể
DSVH phi vật thể là dạng thức tồn tại của các giá trị văn hóa tiềm ẩn
trong trí nhớ, ký ức cộng đồng, tập tính, hành vi ứng xử của con người và
thông qua các hoạt động sống của con người trong sản xuất, giao tiếp xã
hội mà thể hiện ra. Từ đó người ta có thể nhận biết được sự tồn tại của
văn hóa phi vật thể.
Luật Di sản văn hóa của Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam nêu rõ: DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền
bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu


16
truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp
sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược
học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và

những tri thức dân gian khác [46].
DSVH phi vật thể luôn tiềm ẩn trong tâm thức của một cộng đồng xã
hội và chỉ bộc lộ ra qua hành vi và hoạt động của con người, nó được lưu giữ
trong thế giới tinh thần của con người và thơng qua các hình thức diễn
xướng, nó được bộc lộ sinh động trong tư cách một hiện tượng văn hóa.
DSVH phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện,
biểu đạt tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là các cơng cụ, đồ vật, đồ tạo tác và
các khơng gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và
một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần DSVH của họ.
Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, DSVH phi vật thể được
các cộng đồng và nhóm người khơng ngừng tái tạo để thích nghi với mơi
trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ,
đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó
khích lệ thêm sự tơn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của
con người [78].
DSVH phi vật thể cũng có thể bị mai một, biến dạng, hoặc mất đi vĩnh
viễn bởi thử thách của thời gian, bởi sự vơ ý thức của con người. Cho nên,
văn hóa phi vật thể vừa có tính bền vững (trong ký ức của cộng đồng) lại vừa
mang tính mong manh, dễ bị tổn thương (phụ thuộc vào cuộc sống của một
cá nhân – nghệ nhân với những may rủi bất ngờ). Hơn nữa, văn hóa phi vật
thể cịn có nguy cơ biến dạng rất cao bởi tính dị bản của nó do sự can thiệp
của các nhóm xã hội qua các thời đại.
Trong khái niệm DSVH vật thể và DSVH phi vật thể cũng chỉ mang
tính chất tương đối. Bởi mọi hiện tượng văn hóa đều có phần vật thể và phần


17
phi vật thể, chúng cùng song song tồn tại và là hai mặt của một thể thống
nhất. Bởi vậy, nghiên cứu DSVH cần phải đặt DSVH vật thể và DSVH phi
vật thể trong mối quan hệ tương tác không thể tách rời, như vậy mới hiểu rõ

được giá trị vật chất và giá trị tinh thần của DSVH đối với đời sống xã hội.
1.1.3. Vai trò của DSVH
Hoạt động sáng tạo của con người trong lịch sử cũng như hiện tại đã
sản sinh ra những hiểu biết, những kinh nghiệm sống được đúc kết lại thành
các giá trị và chuẩn mực xã hội, là tài sản văn hóa của các thế hệ trước để lại.
“DSVH là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc
dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa” [11,tr.63].
DSVH là bộ phận trọng yếu của nền văn hóa dân tộc. Thái độ ứng xử với
DSVH nói lên trình độ nhận thức của mỗi quốc gia. Điều này, một phần tùy
thuộc vào việc xem xét vai trò của DSVH đối với sự phát triển xã hội trong
từng thời điểm lịch sử nhất định.
Muốn hiểu và bảo tồn DSVH thì khơng thể khơng chú ý đến việc
nghiên cứu các DSVH. Di sản văn hóa của mỗi dân tộc tồn tại như những
tấm gương phản chiếu các mặt của bản sắc văn hóa dân tộc. Với tư cách là
những chứng cứ lịch sử gốc có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tiếp cận
bản sắc của dân tộc, DSVH Việt Nam phản ánh tinh thần, truyền thống, tình
cảm, bản lĩnh, trách nhiệm cũng như cách ứng xử của con người Việt Nam
trước những biến cố của tự nhiên và lịch sử. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi
mới đất nước, việc nhận thức đúng chức năng xã hội của DSVH, vai trò của
DSVH đối với sự phát triển văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội là một vấn
đề hết sức cần thiết.
DSVH dù tồn tại dưới hình thức hữu hình hay vơ hình (cịn gọi là vật
thể hay phi vật thể) cũng đều xuất phát từ những nguồn cảm hứng sáng tạo
trước thiên nhiên và cuộc sống làm nên. Văn hóa là thiên nhiên thứ hai nuôi


18
dưỡng đời sống cá nhân và cộng đồng. Loài người tồn tại và phát triển được
nhờ vào hai hệ sinh thái có quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau: sinh thái tự
nhiên và sinh thái văn hóa (nhân tạo). Trong sinh thái văn hóa, DSVH chiếm

một vị trí đáng kể so với những sản phẩm, giá trị văn hóa mới được sáng tạo
ra trong hiện tại và nó có vai trò bảo tồn, bảo vệ sự sống của con người.
DSVH Việt Nam là bản sắc của dân tộc Việt Nam, là đặc tính dân tộc,
là cốt cách dân tộc được biểu hiện ở hệ giá trị dân tộc, được cả cộng đồng
lựa chọn, thừa nhận, chấp nhận trên nền tảng lịch sử của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam được vận hành trong đời sống cộng đồng. Bản sắc dân tộc Việt
Nam theo quan điểm của Đảng ta, đó là:
Những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước
và giữ nước. Đó là lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân
tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, gắn kết cá nhân, gia
đình, làng xã, Tổ quốc, lịng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình,
đạo lý, đức cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng
xử, giản dị trong lối sống [11, tr. 56].
DSVH của một dân tộc nó chứa đựng những giá trị văn hóa của dân
tộc trong quá khứ, làm cơ sở cho sự chuyển đổi thành giá trị mới, làm cho
bản sắc dân tộc được khẳng định và trường tồn cùng dân tộc. Trong một nền
văn hóa dân tộc nếu di sản bị chối bỏ thì nền văn hóa ấy sẽ mất bản sắc, tự
đánh mất mình. Bản sắc văn hóa giống như cái màng lọc để lựa chọn những
yếu tố mới được sáng tạo ra. Cái có giá trị, tiến bộ sẽ được phát triển, cái
không phù hợp sẽ bị loại bỏ.
Ngày nay, trong thời kỳ CNH, HĐH hội nhập với thế giới, vai trị của
văn hóa dân tộc trong việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội được khẳng
định. Phát triển kinh tế thị trường, hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế quốc tế
mà xa rời những giá trị truyền thống là làm mất bản sắc dân tộc, thì sẽ đánh


19
mất bản thân mình, biến mình trở thành cái bóng mờ của người khác, dân tộc
khác. Phát huy các giá DSVH dân tộc, biến nó thành ý chí, sức mạnh để

phục vụ phát triển đất nước sẽ tạo nên một động lực lớn vượt qua mọi thách
thức của thời đại mới. Các giá trị tinh thần truyền thống nếu được nuôi
dưỡng trong tâm hồn dân tộc sẽ điều chỉnh, điều tiết cân bằng của xã hội,
làm bớt đi những tiêu cực, những mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường. Từ
kinh nghiệm phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới, từ thực
tiễn đời sống dân tộc, chúng ta thấy DSVH có vai trị quan trọng đóng góp
vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ngồi ra, DSVH cịn là cầu nối thúc đẩy việc giao lưu, tiếp xúc văn
hóa, làm cho văn hóa dân tộc được khẳng định trong sự phát triển đa dạng
của văn hóa nhân loại. Trong xu thế phát triển đa dạng của văn hóa, DSVH
dân tộc góp phần vào việc đẩy mạnh giao lưu văn hóa, tạo ra sự hiểu biết lẫn
nhau, hình thành tinh thần hịa bình, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc và
toàn nhân loại. DSVH là cơ sở để giao lưu văn hóa với nước ngồi, qua đó
quảng bá, giới thiệu những văn hóa dân tộc với bạn bè quốc tế. Trong giao
lưu văn hóa thì DSVH ln ln giữ vai trị như màng lọc những yếu tố văn
hóa ngoại lai. Đồng thời phát huy tính đặc sắc của các nền văn hóa dân tộc,
làm cho văn hóa các dân tộc và nhân loại phát triển vừa mang tính đa dạng,
vừa mang tính thống nhất.
Từ nhận thức đúng vai trò cũng như tầm quan trọng của DSVH trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta sẽ có những chính sách,
giải pháp nhằm hướng đến bảo tồn và phát huy những giá trị của DSVH
đúng hướng. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, văn hóa được nhìn nhận như
là động lực để phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống DSVH được coi là tài
sản, nguồn lực để phát triển kinh tế. Song việc thực hiện các nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội phải gắn với việc bảo vệ, giữ gìn các DSVH. Việc khai


20
thác những nguồn lực từ DSVH phải hướng dẫn cả hai chức năng là kinh tế
và văn hóa. Nếu như chỉ chú trọng tới lợi ích kinh tế mà khơng quan tâm đến

việc bảo tồn, tôn tạo sẽ dẫn đến nguy cơ làm biến dạng và phá hủy tài sản
văn hóa của đất nước. Vì vậy, chúng ta phải hết sức coi trọng, bảo tồn, kế
thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), để
từ đó thấy được vai trị to lớn của DSVH đối với sự xây dựng đất nước và
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta hiện nay.
1.2. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DSVH

1.2.1. Quan niệm bảo tồn DSVH
Các di sản văn hóa của các thế hệ trước để lại thấm đượm một thông
điệp từ thời quá khứ, đến ngày nay vẫn còn như là những chứng nhân sống
của những truyền thống lâu đời cổ xưa đó. Ngày nay, chúng ta càng ý thức rõ
ràng tính thống nhất của các giá trị của các thế hệ trước để lại các DSVH và
coi chúng như là một tài sản chung. Vì vậy, con người hiện nay phải có ý
thức trách nhiệm, phải giữ gìn bảo vệ các DSVH đó và chuyển giao cho các
thế hệ mai sau những DSVH đó với đẩy đủ vẻ rực rỡ huy hồng đích thực
của chúng.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa “bảo tồn là giữ lại không để cho mất đi”
[73, tr, .261].
Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng
thức vốn có của nó. Bảo tồn là khơng để mai một, khơng để bị thay đổi, biến
đổi. Khi nói đến bảo tồn DSVH, đối tượng được bảo tồn ở đây là các giá trị
DSVH kể cả di sản vật thể và di sản phi vật thể.
Trong trong hoạt động bảo tồn di sản cịn có các cụm từ: bảo tồn, bảo
quản, tu bổ, trùng tu, tôn tạo…
Tại Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh được Bộ Văn hóa – Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể
thao và du lịch) giải thích:


21

“Bảo tồn di tích là những hoạt động nhằm đảm bảo sự tồn tại lâu dài,
ổn định của di tích để sử dụng và phát huy giá trị của di tích đó;
Bảo quản di tích là hoạt động nhằm phịng ngừa và hạn chế những tác
nhân hủy hoại di tích mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn
có của di tích;
Tu bổ di tích là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố,tơn tạo di tích;
Gia cố, gia cường di tích là biện pháp xử lý các cấu kiện của di tích
nhằm giữ ổn định về mặt cấu trúc và tăng cường khả năng chịu lực của các
cấu kiện này;
Tơn tạo di tích là những hoạt động nhằm tăng cường khả năng sử dụng
và phát huy giá trị di tích nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn, sự hài hịa
của di tích và cảnh quan lịch sử - văn hóa của di tích;
Phục hồi di tích là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh đã bị hủy hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đó;
Tu sửa cấp thiết di tích là hoạt động sửa chữa nhỏ nhằm gia cố, gia
cường các bộ phận di tích để kịp thời ngăn chặn di tích tránh khỏi bị sập đổ
trước khi tiến hành cơng tác tu bổ tồn diện.
Bảo tồn DSVH là nỗ lực của con người làm cho DSVH được bảo đảm
sự an tồn, bền lâu là khơi phục và tôn tạo lại để phục vụ xã hội.
Như vậy cơng tác bảo tồn DSVH có nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm
các hoạt động như: Bảo tồn nguyên trạng, trùng tu, gia cố, tái định vị, phục
hồi, tái tạo (làm lại), qui hoạch bảo tồn…
Hiến chương quốc tế về bảo tồn và trùng tu di tích và di chỉ năm 1964
(Hiến chương Venice) nhấn mạnh: “bảo tồn đòi hỏi phải giữ gìn tính ngun
gốc, có nghĩa khơng được phép làm thêm hay bớt đi mà phải bảo tồn nguyên
vẹn; khi hãy còn là một khung cảnh truyền thống thì khung cảnh đó phải
được bảo vệ. Khơng một cơng trình xây dựng gì mới, một sự phá hoại hoặc



22
sửa sang nào mà làm biến đổi mối tương quan giữa khối hình và màu sắc
được phép tiến hành” [92].
Tại Công ước về việc bảo tồn các DSVH và thiên nhiên thế giới
(1972) do UNESCO đề xướng và khởi thảo dựa trên tinh thần tôn trọng Hiến
chương Venice. Năm 1981, Hiến chương Burra ra đời nhằm bổ sung thêm
cho Hiến chương Venice, chủ trương xử lý thận trọng sự thay đổi: làm mọi
việc cần thiết để bảo tồn di sản, song mặt khác càng ít thay đổi càng tốt để di
sản giữ được tối đa giá trị văn hóa của nó.
Năm 1994, Văn kiện Nara về tính ngun gốc đã nhấn mạnh tính đa
dạng văn hóa và đa dạng di sản như sau:
Tính đa dạng của văn hố và di sản văn hố là một nguồn trí tuệ và
tinh thần phong phú khơng thể thay thế được đối với tồn thể nhân
loại. Việc bảo vệ và làm nổi bật tính đa dạng văn hoá và di sản
trong thế giới chúng ta cần phải được thúc đẩy tích cực thành một
nhân tố cơ bản của sự phát triển nhân loại. Tính đa dạng văn hoá
và di sản tồn tại trong thời gian lẫn khơng gian, nó địi hỏi phải có
sự tơn trọng đối với các văn hoá khác và với mọi mặt trong hệ
thống tín ngưỡng của các văn hố đó. Trong trường hợp các giá trị
văn hố có vẻ như là xung đột lẫn nhau, thì sự tơn trọng tính đa
dạng văn hố địi hỏi phải thừa nhận tính chính đáng của các giá trị
văn hoá riêng của mọi bên. Mọi văn hoá và xã hội đều bắt nguồn
từ những hình thái và phương thức biểu thị hữu hình và vơ hình
riêng, tạo nên di sản của họ. Các hình thái và phương thức đó cần
phải được tơn trọng [92].
Văn kiện này mở ra một con đường mới, lối suy nghĩ thống hơn và
linh hoạt hơn tùy theo tính chất, hồn cảnh cụ thể để mà phán xét về tính
ngun gốc của DSVH. Tuy nhiên văn kiện Nara vẫn khẳng định vị trí khơng
thể thay đổi của Hiến chương Venice về tính nguyên gốc của DSVH.



23
Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng
thức vốn có của nó. Bảo tồn là khơng để mai một, khơng để bị thay đổi. Hoạt
động bảo tồn DSVH là làm cho DSVH (những tài sản văn hoá mà các thế hệ
trước để lại cho thế hệ sau là giá trị của xã hội) được tồn tại lâu dài và nhằm phục
vụ cho cho xã hội hiện tại cũng như hướng đến các thế hệ trong tương lại.
Hoạt động bảo tồn DSVH phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản được
cộng đồng quốc tế chấp nhận. Khi tiến hành bảo tồn, tu bổ, phục hồi cần
thiết phải duy trì hiện trạng, đảm bảo tối đa các giá trị lịch sử, giá trị thẩm
mỹ… Và khi tiến hành bảo tồn phải hiểu biết chắc chắn và có cơ sở khoa học
để hạn chế đến mức thấp nhất những sai phạm dẫn đến sai lệch nguyên gốc
ngoài ra chúng ta cần thiết áp dụng những tiến bộ của CNTT vào việc lưu trữ
những dữ liệu nguyên gốc của DSVH.
DSVH tồn tại bằng những hiện trạng vật chất cụ thể. Để cho DSVH
tồn tại dài lâu, chúng ta cần phải bảo tồn nó. Và khi nói đến bảo tồn DSVH
tức là bảo tồn những giá trị văn hoá chứa đựng kinh nghiệm, tri thức sống,
những truyền thống và thị hiếu, các giá trị và chuẩn mực xã hội được tích luỹ
trong q trình dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc, là niềm
tự hào của dân tộc, là bản sắc của dân tộc, là tài sản văn hoá mà các thế hệ
trước để lại. Vì vậy chúng ta cần hết sức cẩn thận và nghiêm túc, xem đó là
việc làm quan trọng. Khi tiến hành bảo tồn chúng ta cần nghiên cứu sâu về nó
để đưa ra những giải phát tối ưu nhất, phải áp dụng những thành tựu của KH CN hiện đại và thực hiện đúng nguyên tắc trong chức năng bảo tồn DSVH.
Khi bảo tồn một DSVH cụ thể cần nghiên cứu thật kỹ, chọn lựa
phương án thích hợp với từng địa phương, từng đặc thù riêng của nó để đảm
bảo cho cộng đồng và các thế hệ mai sau rằng: “Cái chúng ta đang trưng
bày là xác thực chứ không phải đồ giả, là lịch sử chứ không phải là tuyên
truyền, là sự uyên bác chứ không phải là định kiến, là thông tin chứ không



24
phải là sự kích động và là sự cảm hứng chứ không phải là những lời sáo
rỗng” [9, tr. 46]
1.2.2. Quan niệm về phát huy giá trị DSVH
Cùng với bảo tồn DSVH, khai thác, phát huy tác dụng DSVH là nhằm
phục vụ sự tiến bộ xã hội là nguyên tắc nhất thiết phải thực hiện có hiệu quả.
Phát huy giá trị DSVH là nhằm mục đích phục vụ nhu cầu nâng cao trình độ
hiểu biết của nhân dân, hướng xã hội đến những điều Chân – Thiện – Mỹ.
Muốn khai thác phát huy DSVH đạt hiệu quả cao, hơn ai hết, người làm công tác
phát huy tác dụng phải hiểu rõ nội dung, giá trị của DSVH như địa danh DSVH
tồn tại, nội dung lịch sử, những chuyển biến, mối quan hệ giữa di sản với những
vấn đề văn hóa – xã hội ở thời kỳ đó và các giá trị thẩm mỹ của nó…tất cả, là
những vấn đề, những lượng thông tin cần cho sự hiểu biết về DSVH.
Phát huy giá trị là những tác động làm cho cái hay, cái đẹp, cái tốt tỏa
sáng, phát huy tác dụng và tiếp tục nảy nở. Có thể nói, phát huy giá trị
DSVH cũng chính là việc khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả.
Phát huy giá trị DSVH là một hoạt động có tính liên ngành, có tiêu chí
chung, mục đích là phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội, cho việc phát triển bền
vững và góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời là cầu nối cho sự giao lưu, hội nhập quốc tế.
Ngày nay, du lịch là một trong những phương tiện hàng đầu để trao
đổi văn hoá, tạo cơ hội cho mỗi con người được trải nghiệm khơng chỉ
những gì q khứ còn để lại mà cả cuộc sống và xã hội đương đại của dân
tộc, quốc gia khác. Du lịch ngày càng được thừa nhận rộng rãi là một động
lực tích cực cho việc bảo vệ di sản thiên nhiên văn hố. Du lịch có thể nắm
bắt các đặc trưng về kinh tế của di sản và sử dụng chúng vào việc bảo vệ
bằng cách gây quỹ, giáo dục cộng đồng và tác động đến chính sách. Đây là
một bộ phận chủ yếu của nhiều nển kinh tế quốc gia và khu vực và có thể là
một nhân tố quan trọng trong phát triển, khi được quản lý hữu hiệu.



25
Cách thức phát huy của mỗi di sản, mỗi thời điểm có khác nhau, điều
đó tùy thuộc vào văn hóa của mỗi vùng, vào nhận thức của từng người.
Nhưng tất thảy các hoạt động này đều phải dựa vào giá trị sẵn có của di sản,
làm tơn vinh vẻ đẹp và phát triển các giá trị văn hóa đó. Hình thức chủ đạo
của phát huy là quảng bá hình ảnh của di sản trên mọi phương diện nhằm
khai thác, thu hút khách đến tham quan. Từ đó giúp việc phục hồi tối đa các
giá trị văn hóa truyền thống, tạo cơ hội giao lưu giữa các nền văn hóa khác
nhau góp phần hiểu biết lẫn nhau và tăng cường mối quan hệ quốc tế vì hịa
bình, vì sự phát triển thịnh vượng chung của xã hội.
Bảo tồn DSVH ngày nay cũng nhằm mục đính để phát triển, khai thác
các giá trị văn hố truyền thống là làm cho nó sống lại, làm cho các giá trị đó
tồn tại trong đời sống, năng động hố các hình thức tồn tại của di sản văn
hoá trên cơ sở thu hút sự quan tâm của các tầng lớp xã hội, nhờ đó mà các
giá trị được vận hành, thâm nhập vào cuộc sống hiện tại.
Trên thế giới hiện nay ở một số nước phát triển đã phát huy được tác
dụng giáo dục của văn hố truyền thống vì mục tiêu phát triển, làm cho văn
hóa truyền thống thêm vững bền, phong phú hơn. Tạo điều kiện cho những
giá trị của DSVH lan tỏa, thấm sâu vào từng con người và toàn thể cộng
đồng, trở thành động lực mạnh mẽ để phát triển toàn diện. Để thực hiện mục
tiêu xây dựng văn hóa và phát triển kinh tế xã hội, Nhật Bản đã tiến hành
rộng rãi sự hợp tác giữa chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, giữa Trung
ương và địa phương, giữa bộ máy hành chính nhà nước và nhân dân và giữa
các thiết chế văn hoá hữu quan. Sự hợp tác với các tổ chức phi chính phủ
làm tăng mạnh mẽ nguồn kinh phí cho các hoạt động khai thác di sản văn
hố. Các cơng ty tư nhân tham gia đầu tư cho lĩnh vực văn hoá quảng cáo
cho thương hiệu. Điều đó được nhà nước cũng khuyến bằng việc áp dụng
chính sách miễn giảm thuế cho những cơng ty này. Bên cạnh đó, sự hợp tác
chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, giữa nhân dân và các cơ quan nhà



×