Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.09 KB, 139 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa là hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần do lao động của
con người sáng tạo ra, được cộng đồng khẳng định, tích lũy lại, tạo ra bản sắc
riêng có của từng tộc người, từng xã hội. Xã hội càng phát triển văn minh,
hiện đại thì càng địi hỏi mỗi dân tộc phát huy cao độ bản sắc văn hóa của dân
tộc mình. Cùng với việc phát triển kinh tế, chúng ta không thể coi nhẹ việc
xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, bởi lẽ một quốc
gia, một dân tộc đều được biểu hiện ở bộ mặt văn hóa của nó. Nếu phát triển
kinh tế mà chúng ta không coi trọng phát triển văn hóa thì dễ dẫn đến tình
trạng đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Nền văn hóa Việt Nam được hun đúc nên từ suốt chiều dài lịch sử của
dân tộc. Những tinh hoa văn hóa của con người Việt Nam luôn là yếu tố nền
tảng tạo nên sức sống dân tộc, là nguồn sức mạnh để Việt Nam chiến thắng
mọi kẻ thù, để trường tồn và phát triển. Với những sắc thái riêng biệt của một
quốc gia đa dân tộc đã cùng góp phần tạo nên một nền văn hóa Việt Nam
thống nhất trong sự đa dạng. Trong bối cảnh hội nhập, tồn cầu hóa hiện nay,
những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam giúp chúng ta khẳng định bản
sắc văn hóa của dân tộc mình với bạn bè trên thế giới. Những giá trị văn hóa
ấy sẽ là chất keo kết dính mọi tâm hồn người dân Việt Nam cùng hướng về
cội nguồn, vun đắp cho sự phát triển đời sống dân tộc và tiếp thu những tinh
hoa văn hóa thế giới.
CNH, HĐH ở nước ta phát triển trong bối cảnh của cơ chế thị trường,
có mặt tích cực là khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển
mạnh mẽ về KT-XH, tạo thêm nhiều giá trị văn hóa mới, làm giàu thêm bản
sắc văn hóa dân tộc, nhưng đồng thời cũng nảy sinh những mặt tiêu cực,
chính mặt trái của cơ chế thị trường (được biểu hiện trên mọi lĩnh vực mà đặc
biệt là lĩnh vực VH-XH) có nguy cơ hủy hoại bản sắc văn hóa dân tộc.



2
Trước những thử thách mới trong thời kỳ CNH,HĐH đất nước và xu
thế tồn cầu hóa đã, đang diễn ra với tốc độ nhanh và quy mơ lớn thì việc bảo
tồn, phát huy giá trị VHTT các dân tộc Việt Nam đang gặp phải những thách
thức không nhỏ. Trong quá trình hội nhập, bản sắc văn hóa của các DTTS tuy
có cơ hội để phát triển nhưng đồng thời lại có nguy cơ lớn bị mai một đi, nếu
như khơng bảo vệ những giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống.
Việc bảo tồn và phát huy những giá trị VHTT của các dân tộc trong
thời kỳ CNH,HĐH đất nước, trong xu thế hội nhập là vấn đề lớn, phù hợp với
định hướng bảo vệ DSVH của Đảng và Nhà nước ta. Làm thế nào để vừa bảo
tồn nhưng vẫn phải duy trì được sự phát triển theo xu hướng tiến bộ của xã
hội, bảo vệ văn hóa truyền thống trong nền văn minh công nghiệp. Bảo vệ,
bảo tồn nhưng vẫn phải bảo đảm cho những chủ thể ở đây được hòa nhập,
được hưởng thụ những thành quả mà xã hội đem lại.
Trong giai đoạn hiện nay, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về sự
phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của các tộc người thiểu số, điều này đã
làm nên một diện mạo mới trong cuộc sống tộc người. Huyện A Lưới của tỉnh
Thừa Thiên Huế cũng là một trong những trường trên.
A Lưới là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế,
tiếp giáp với nước bạn Lào. Trải qua thời gian dài với những biến đổi thăng
trầm của lịch sử, hiện nay toàn huyện A Lưới có tổng dân số hơn 45.000
người, là nơi hội tụ những sắc màu văn hóa của các dân tộc anh em Pa cô, Tà
ôi, Ka tu, Vân kiều, Pa hy và Kinh.
Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều
dự án đã được đầu trên địa bàn huyện A Lưới cho thấy: Đồng bào DTTS hiện
nay đã định canh, định cư, hoạt động kinh tế nương rẫy truyền thống dần
được thay thế bằng kinh tế ruộng nước, mơ hình VAC, hệ thống giao thơng
được bê tơng hóa, những ngơi nhà sàn truyền thống thay thế bằng nhà xây
kiên cố, các hộ gia đình có nước sinh hoạt tại chỗ, xây dựng trường học, trạm
y tế... Điều này đã tạo nên làn sóng đan xen các yếu tố sinh hoạt của vùng



3
đồng bằng vào các sinh hoạt của người miền núi. Từ những lẽ đó nét văn hóa
truyền thống của các tộc người ở đây đã phần nào có xu hướng ảnh hưởng của
cuộc sống hiện đại. Các tiết mục văn nghệ trong ngày cưới, hội làng... xuất
hiện những ca khúc nhạc trẻ, lãng mạn mà người Kinh thường sử dụng.
Chứng tỏ, các hoạt động VHTT ngày càng mất dần vai trò chủ đạo, điều này
dẫn đến những làn điệu dân gian như Kâr lơi, Babói, Cha chấp, Oát của các
tộc người Pa cô, Tà ôi, Ka tu, Vân kiều... gần như biến mất, chúng được thay
thế bằng những bài hát hiện đại của vùng đồng bằng. Số nghệ nhân am hiểu
kiến thức dân gian ngày càng ít, giới trẻ lại khơng mấy mặn mà học hỏi các
hoạt động văn hóa cổ truyền.
Trước và sau khi mùa vụ kết thúc, các nghi lễ liên quan đến nơng
nghiệp xuất hiện rất ít, lý do của hiện tượng này là kinh tế ruộng nước đã
manh nha đánh đổ các yếu tố thiêng trong quan niệm truyền thống. Vì lẽ đó
nét sinh hoạt văn hóa dân gian của các tộc người ở đây gần như chịu sự ảnh
hưởng bởi dịng chảy văn hóa vùng đồng bằng, điều này sẽ làm mờ dần
những giá trị VHTT vốn ăn sâu trong tiềm thức của họ.
Như vậy:
Đứng ở góc độ bảo tồn vốn quý dân tộc, hiện tượng vừa nêu như tín
hiệu cảnh báo về sự hao mịn, mất dần, nghèo đi những tài sản vơ giá,
có bề dày lịch sử và được xây dựng bởi nhiều thế hệ. Mất một mảnh
nhỏ là vĩnh viễn khơng tìm lại được, nhiều mảnh nhỏ góp lại sẽ thành
khối lượng lớn và mất quá nhiều chẳng khác gì đánh mất chính mình.
Và khi đánh mất mình có nghĩa là mất tất cả [35, tr.163].
Trước những đổi thay mạnh mẽ của cuộc sống, mơi trường dung dưỡng,
phát huy vốn VHTT cịn q ít cơ hội thể hiện. Nhưng “văn hố, giao lưu văn
hoá là quy luật của giao tiếp xã hội, là công thức của sự phát triển, là con
đường vươn tới văn minh cao hơn. Vì vậy, chúng ta cần chăm sóc và tạo điều

kiện cho sự giao lưu văn hoá diễn ra đúng quy luật khách quan và tiến bộ” [20,
tr.73].


4
Việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc là một vấn đề
có tính quy luật cho sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, dân tộc và
xuyên suốt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Văn
hóa truyền thống các DTTS ở A Lưới cũng vậy. Nếu khơng có phương pháp
bảo tồn cụ thể rất có thể những bản sắc VHTT tốt đẹp sẽ mất dần.
Thực tiễn cho thấy, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề văn
hóa các DTTS lại càng trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Văn hóa tộc người
trong thời kỳ này khơng cịn bị giới hạn ở những sinh hoạt văn hóa thuần túy
mà đã trở thành một nhân tố nền tảng, động lực tác động mạnh mẽ đến q
trình phát triển KT-XH.
Văn hóa truyền thống ở A Lưới với những giá trị văn hóa vật thể là các
kết cấu không gian ba chiều và tập tục liên quan ghi đậm dấu ấn tư duy, lối
ứng xử trong mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên và với xã hội
cộng đồng. Với văn hóa phi vật thể, đó là những giá trị văn hóa “ẩn tàng”
trong đời sống lam lũ bình dân nhưng lại ánh lên những sắc vàng lấp lánh của
triết lý sống, lối ứng xử giàu tính nhân văn cao cả đã làm nên những nét
VHTT của đồng bào DTTS ở A Lưới. Để bảo tồn và phát huy những giá trị
VHTT của dân tộc mình trong thời kỳ CNH,HĐH đất nước, A Lưới cần phải
khắc phục những tồn tại, đồng thời nỗ lực hơn nữa để bảo tồn và phát huy giá
trị VHTT mà cha ơng đã để lại.
Với mong muốn góp phần vào việc giữ gìn và phát huy những giá trị
VHTT của dân tộc mình, phát huy vai trị của văn hóa đối với sự nghiệp phát
triển KT-XH của huyện A Lưới - một vấn đề có tính khoa học và thực tiễn.
Tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên

Huế hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp.
Nghiên cứu vấn đề này có tính cấp thiết để giúp chúng ta có một cái
nhìn tổng thể hơn về VHTT của các tộc người Tà ôi, Pa cô, Ka tu… đang cư
trú trên địa bàn huyện A Lưới, cũng như thực trạng của nó trong thời gian


5
qua, đồng thời nâng cao hiệu quả việc bảo tồn và phát huy các giá trị VHTT
của đồng bào DTTS ở huyện A Lưới trong giai đoạn hiện nay, góp phần vào
q trình phát triển KT-XH của địa phương nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế
nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Văn hóa, giá trị văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị VHTT trong q
trình tồn cầu hóa hiện nay khơng chỉ là nhiệm vụ của mỗi quốc gia, dân tộc
mà đã trở thành vấn đề mang tính tồn cầu.
Ở nước ta, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị VHTT được quan tâm từ
khá sớm trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đảng
và Nhà nước ta đã luôn chủ trương nhất quán trong việc bảo tồn và phát huy
các giá trị VHTT của dân tộc. Việc nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị
VHTT nói chung và văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói riêng đã
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nghiên cứu từ nhiều góc độ, phạm vi
khác như sau:
Nhóm tư liệu chung về những vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa
truyền thống
Bảo vệ và phát triển di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số miền núi
Việt Nam (1996) của tác giả Ðặng Nghiêm Vạn, trong Tạp chí Dân tộc học, số
04; Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam (1997)
của nhiều tác giả; Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam (2010) của
GS, TS Ngơ Đức Thịnh [chủ biên].
- Riêng với đồng bào các dân tộc ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên

cũng đã có những cơng trình như:
"Người thượng dọc theo dãy Trường Sơn" (1996) của Lan Đình, trong
Tạp chí Bách Khoa, số 297-298; Văn hóa các dân tộc ở Trường Sơn - Tây
Nguyên, trong tuyển tập Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu
số ở Việt Nam (1997) của các tác giả Lị Giàng Páo, Nơng Quốc Thắng; Ngôi
nhà cộng đồng vùng Trường Sơn - Tây Nguyên - dấu ấn tâm linh và giá trị


6
nghệ thuật (Dẫn liệu từ kiến trúc Gươl Katu) (2004) trong Nhà rơng văn hóa
của Nguyễn Phước Bảo Ðàn; Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên - Thực trạng
và những vấn đề đặt ra (2004) của tác giả GS, TS Trần Văn Bính; Các tộc
người thiểu số bắc miền Trung: những thách thức trong quá trình hội nhập
(2005) của Nguyễn Phước Bảo Ðàn; Văn hóa Ê Đê - Truyền thống và biến
đổi, (2007) của PGS,TS Nguyễn Ngọc Hịa …..
Những cơng trình nêu trên đã cung cấp cho chúng ta có cái nhìn tổng
quan hơn về VHTT của dân tộc Việt Nam nói chung cũng như nét VHTT của
đồng bào các DTTS nói riêng, trên cơ sở những quan niệm về VHTT của
quốc tế và Việt Nam, các tác giả đã đưa ra hệ thống lý luận về VHTT và việc
bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đó.
Là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng và với vốn VHTT đa
dạng, phong phú, từ trước đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về các
giá trị VHTT của các tộc người Ka tu, Tà ôi, Pa cô ở A Lưới, cũng như các
dân tộc ở Thừa Thiên Huế trên nhiều bình diện khác nhau, có tác giả giới
thiệu chung, có tác giả đi vào những vấn đề cụ thể như:
Nhóm tư liệu về những vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa truyền
thống các dân tộc thiểu số ở A Lưới.
+ Về lĩnh vực sưu tầm truyện cổ có: Truyện cổ Tà ơi (1985), Nguyễn
Quốc Lộc [chủ biên]. Về sau, một số nhà sưu tầm đã có thêm rất nhiều truyện
cổ nữa đó là: Truyện cổ Tà ôi (2005) của Trần Nguyễn Khánh Phong, Nguyễn

Thị Sửu [sưu tầm]; Chàng phuật nà (truyện cổ Tà ôi, Ka Tu) (2006), Trần
Nguyễn Khánh Phong; Truyện cổ Pa cô (2012) của Ta Dưr Tư và Trần Nguyễn
Khánh Phong…Tất cả đều cho chúng ta một cái nhìn về nguồn gốc và sự ra đời
của các nhóm người, sự tích dịng họ và một số động vật, thực vật...
+ Về lĩnh vực âm nhạc có: Nguyễn Minh Phương (1997), Dư âm tình
rừng (Tìm hiểu nhạc cụ các dân tộc Pa cơ, Tà ôi, Ka tu); Vĩnh Phúc
(2005),“Nhạc cụ thuộc họ hơi của người Tà ôi, Ka tu” trong Tập nghiên cứu
văn hố dân gian Thừa Thiên Huế; Trần Hồng (2005), Đơi nét về ca múa


7
nhạc của người Tà ôi; Trần Nguyễn Khánh Phong (2005), "Dân ca Tà ôi"
trong Tập san GD - ĐT Thừa Thiên Huế, số xuân Ất Dậu. Gần đây nhất có
Nguyễn Đình Sáng [chủ biên] (2010), Dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc
thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế. Các cơng trình này đã làm nổi bật về sự đa
dạng trong vốn âm nhạc, cũng như vốn văn nghệ dân gian truyền thống của
các tộc người ở A Lưới.
+ Về lĩnh vực Du lịch, bảo tồn văn hóa truyền thống có: Lê Mai Loan
(2011),“Tiềm năng du lịch ở A Lưới, Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Đời sống văn
hóa cơ sở, Cục VHCS, số 11; Bảo Đàn (2008)“Du lịch A Lưới: Những hấp
lực từ sản phẩm dệt Zèng”, trong Tham luận HTKH Quy hoạch và Phát triển
Du lịch tuyến Huế - Hương Trà - A Lưới; Trần Đức Sáng, Trần Thanh Hoàng
(2006, "Phương tiện che đội của các tộc người thiểu số ở miền Tây Thừa
Thiên Huế", trong T/c Nguồn Sáng Dân gian, số 4; Lê Mai Loan (2011),“Bảo
tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc
thiểu số ở A Lưới”, Tạp chí Đời sống văn hóa - Cục VHCS, số 5... qua các tài
liệu này, một số tác giả đã có những góc nhìn về bảo tồn văn hóa của các tộc
người ở đây theo nhiều xu hướng khác nhau như dựa vào các hoạt động khai
thác du lịch, hoặc đưa ra nhiều phương hướng chung, riêng của từng tộc
người cụ thể.

+ Về lĩnh vực làng nghề có: Nguyễn Phước Bảo Ðàn (2000), “Trang
trí A rắc trên Zèng của người Tà Ơi”, trong Tập nghiên cứu Văn hoá Dân
gian Thừa Thiên Huế; Nguyễn Thị Sửu (2002),“Ðôi nét về hoa văn trên
trang phục Tà ơi”, trong Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 8; Trần Đức Sáng
(2007),“Từ hệ sản phẩm thủ công truyền thống, nhìn về tiềm năng du lịch văn
hố các tộc người thiểu số”, trong 320 năm Phú Xuân Huế - Nghề truyền
thống, bản sắc & và phát triển, [kỷ yếu hội thảo]... đối với lĩnh vực về hoạt
động thủ công các tộc người ở đây đã được các tác giả miêu tả rất cẩn thận từ
các công đoạn của nghề dệt, đan lát cũng như giải mã các hệ hoa văn trên vải
của các tộc người một cách khoa học...


8
+ Lĩnh vực chung về nghiên cứu phải kể đến tác giả Nguyễn Quốc
Lộc (1984), “Các dân tộc ít người ở Bình Trị Thiên”; Nguyễn Xn Hồng
(1998), “Hơn nhân - Gia đình - Ma chay của người Tà ơi, Ka tu, Bru Vân
Kiều ở Quảng Trị - Thừa Thiên Huế”; Trần Hồng - Nguyễn Sửu (2004),
“Góp phần tìm hiểu văn hố dân gian của dân tộc Tà ơi ở A Lưới -Thừa
Thiên Huế”; Hồ Chư (1995),“Vài nét về đời sống văn hố của người Pa cơ,
Tà ơi”, Tạp chí Cửa Việt, số 4; Nguyễn Văn Mạnh [chủ biên] (2001), “Luật tục
của người Tà ôi, Ka Tu, Bru Vân Kiều ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế”; Hoàng
Sơn [chủ biên] (2007), “Người Tà ôi ở Thừa Thiên Huế”; Trần Đức Sáng, Lê
Anh Tuấn (2011), “Ẩm thực truyền thống của các tộc người thiểu số ở phía
Tây Thừa Thiên Huế”; “Bản sắc văn hố của người Tà ơi, Ka tu, Vân Kiều ở
Thừa Thiên Huế trong q trình hội nhập văn hố hiện nay”, T/c Dân tộc học,
số 02... ở lĩnh vực chung nhất, các tác giả đã miêu tả về mọi hoạt động trong sinh
hoạt văn hóa vật chất cũng như đời sống tinh thần, giúp chúng ta hiểu được cuộc
sống thường nhật đang diễn ra của các tộc người nơi đây...
Những kết quả nghiên cứu các cơng trình này thật sự có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn. Tuy nhiên, những cơng trình nêu trên chỉ mới dừng lại ở mức độ

nghiên cứu về VHTT của đồng bào DTTS ở A Lưới, các tác giả chưa đi vào
cụ thể từng mảng nhỏ lẻ của một vấn đề VHTT theo lối thống kê, sưu tầm, chi
chép, sử dụng phương pháp liên đa ngành của Văn hóa học, chưa thực sự đề
ra những nhiệm vụ, phương hướng, bảo tồn và phát huy giá trị VHTT của các
tộc người ở đây. Mặc dù vậy, những tài liệu trên sẽ làm cơ sở cho công việc
thực hiện đề tài được thuận lợi hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống về các giá trị VHTT của
đồng bào DTTS ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, trình bày những
truyền thống văn hóa mang tính đặc trưng của đồng bào nơi đây, từ đó đánh
giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị VHTT của đồng bào DTTS ở huyện


9
A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua. Trên cơ sở đó, đề xuất
những giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị VHTT mang ý nghĩa tích
cực đối với phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa trong
cộng đồng các DTTS ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, góp
phần vào việc phát huy các giá trị VHTT các dân tộc Việt Nam mang đặc
trưng thống nhất trong đa dạng, để những giá trị văn hóa này trở thành nguồn
lực quan trọng đối với sự nghiệp CNH,HĐH ở nước ta trong thời kỳ đổi mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ lý luận về giá trị văn hóa truyền thống; về vai trò của việc bảo
tồn, phát huy giá trị VHTT các dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Khảo sát, điều tra đánh giá thực trạng việc bảo tồn, phát huy giá trị
văn hoá truyền thống trong hoạt động văn hóa ở huyện A Lưới trong những
năm qua.
- Xây dựng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu

quả công tác bảo tồn giá trị VHTT và khai thác giá trị VHTT vào việc phát
triển KT-XH của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời kỳ đổi mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Văn hóa truyền thống là lĩnh vực khá rộng. Trong cơng trình này, đối
tượng mà luận văn tập trung nghiên cứu là thực trạng bảo tồn và phát huy giá
trị VHTT (văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể) của đồng bào DTTS ở
huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm vừa qua. Từ đó đề ra
những phương hướng, giải pháp để quản lý, bảo tồn và phát huy những giá trị
văn hóa này mang ý nghĩa tích cực và phù hợp với địa phương trong giai đoạn
hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là VHTT của đồng bào DTTS ở
huyện A Lưới như Pa cô, Tà ôi, Ka tu… chủ yếu là văn hóa vật thể và văn
hóa phi vật thể.


10
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh về việc kế thừa
VHTT trong sự phát triển văn hóa cũng như các đường lối, quan điểm, chiến
lược, nghị quyết... của Đảng, Nhà nước Việt Nam về bảo tồn và phát huy giá
trị VHTT các dân tộc, xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.

- Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên/đa ngành như: văn
hóa học, bảo tàng học, lịch sử, xã hội học, đặc biệt chú ý phương pháp chuyên
ngành bảo tồn, bảo tàng.
Ngoài ra, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: điều tra xã
hội học, thống kê, phân loại, phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh,
logic và lịch sử… nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của
luận văn đã đề ra.
6. Đóng góp mới của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Luận văn góp phần làm rõ thêm phương diện lý luận về giá trị VHTT
và khẳng định vai trò to lớn của việc bảo tồn và phát huy giá trị VHTT đối với
sự phát triển KT-XH ở huyện A Lưới nói riêng, cũng như tỉnh Thừa Thiên
Huế nói chung hiện nay. Trên cơ sở đó, luận văn khảo sát, đánh giá một cách
tổng thể thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị VHTT của đồng bào DTTS
huyện A Lưới trong những năm qua, đề xuất phương hướng, giải pháp, kiến
nghị để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc bảo tồn và phát huy giá trị
VHTT của đồng bào DTTS ở huyện A Lưới trong thời gian tới.


11
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần phác dựng bức tranh tồn
cảnh giá trị VHTT của đồng bào DTTS ở huyện A Lưới và sự cần thiết phải
bảo tồn và phát huy các giá trị VHTT quý báu đó. Luận văn có thể làm tài liệu
tham khảo cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý của huyện A Lưới nói riêng, của
ngành Văn hóa nói chung; đồng thời đây cũng là tài liệu phục vụ cho công tác
nghiên cứu và giảng dạy, học tập về lĩnh vực văn hóa và quản lý văn hóa…
góp một phần nhỏ giúp cho những thế hệ tương lai của các DTTS ở A Lưới
hiểu biết về nền văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1: Giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở huyện A
Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới, tỉnh
Thừa Thiên Huế
Ngoài ra cịn có phần Tài liệu tham khảo, Phụ lục gồm biểu bảng, phiếu
điều tra xã hội học, các hình ảnh minh họa...


12
Chương 1
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1.1. GIÁ TRỊ VĂN HĨA TRUYỀN THỐNG VÀ VAI TRỊ CỦA NĨ TRONG
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

1.1.1. Khái niệm giá trị
Thuật ngữ giá trị: value (tiếng Anh), valuer (tiếng Pháp), cennost (tiếng
Nga) có nghĩa là giá trị, giá cả. Khái niệm giá trị trong triết học, xã hội học
chỉ "ý nghĩa của các hiện tượng vật chất cũng như tinh thần có khả năng thoả
mãn nhu cầu, phục vụ lợi ích của con người. Ở đây các hiện tượng được đánh
giá dưới góc độ đáng hay khơng đáng mong muốn, có ý nghĩa tích cực hay
tiêu cực đối với đời sống" [21, tr.175-176].
Sự hình thành thuật ngữ giá trị gắn liền với các quan điểm triết học, xã
hội học trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Nhận thức về giá trị có từ rất
sớm trong tư tưởng nhân loại được thể hiện trong các quan điểm triết học cổ

đại phương Tây (Hy-La cổ đại) và phương Đông (Nho giáo nguyên thuỷ).
Song đến thế kỷ XIX, khi khoa học Triết học phát triển đến mức có sự phân
ngành thì giá trị được xem là đối tượng của ngành khoa học mới xuất hiện giá trị học, gắn với tên tuổi nhà khoa học Đức Lotze. Kể từ đây, các quan
điểm khác nhau, đối lập nhau về giá trị được các nhà khoa học nêu ra.
Vinđenban cho rằng mọi giá trị đều là mục đích tự thân, người ta hướng tới nó
vì chính bản thân nó chứ khơng phải vì lợi ích vật chất hay vì sự thoả mãn
cảm tính; giá trị khơng phải là hiện thực mà là lý tưởng. Còn Richcơt cho giá
trị khơng phải là cái có thực, khơng phải là cái khách quan cũng không phải là
cái chủ quan mà chỉ là cái có ý nghĩa; nó là cái tiên nghiệm đối với bất cứ tồn
tại nào cũng như đối với chủ thể nhận thức. Selơ cho rằng con người cảm
nhận giá trị (qua trực giác) chứ không lý giải giá trị (qua trí tuệ); các thang
bậc giá trị được thiết lập dựa vào sự ưa thích: giá trị càng cao thì đem lại sự


13
thoả mãn càng lớn [36, tr.98-99]. Phích-chơ cho rằng: "Tất cả những gì có lợi
ích ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân, hoặc xã hội đều có một giá
trị" [22, tr.175]. B.J.Côhen lại cho rằng: "Các giá trị là những tình cảm tiềm
ẩn trong cộng đồng, chúng thường đóng vai trị chỉ đạo hành động và các
hành vi của các thành viên trong xã hội"[2, tr.47]. C.Klác-khôn nhà xã hội học
Hoa Kỳ đã đưa ra một quan niệm về giá trị được nhiều người chấp nhận: "Giá
trị là những quan niệm thầm kín hay bộc lộ về điều ao ước riêng của một cá
nhân hay của một nhóm. Những quan niệm ấy chi phối sự lựa chọn các
phương thức, phương tiện và mục đích của hành động" [13, tr.156].
Các nhà nghiên cứu theo quan điểm mác xít, trên cơ sở quy định của
tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội đưa ra những quan điểm mang tính duy vật
về giá trị như sau:
Các tác giả của Từ điển triết học Liên Xô quan niệm giá trị là:
Những khẳng định xã hội đặc biệt về những đối tượng của thế giới
bao quanh, biểu hiện của ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của những

đối tượng ấy đối với con người hoặc xã hội (hạnh phúc, lương thiện,
cái ác, cái đẹp và cái xấu, thể hiện ra trong các hiện tượng của đời
sống xã hội hoặc của tự nhiên [26, tr.206].
Xét về bề ngoài của giá trị là các đặc tính của sự vật hoặc hiện tượng,
tuy nhiên chúng khơng phải là cái vốn có tự nhiên ban cho sự vật và hiện
tượng, không phải đơn thuần do kết cấu bên trong của bản thân khách thể, mà
do khách thể bị thu hút vào phạm vi tồn tại của con người và trở thành cái mang
những quan hệ xã hội nhất định. Đối với chủ thể (con người) các giá trị là những
đối tượng lợi ích của nó, cịn đối với ý thức của nó thì chúng đóng vai trò những
vật định hướng hàng ngày trong thực trạng vật thể xã hội, chúng biểu thị các
quan hệ thực tiễn của con người đối với sự vật, hiện tượng xung quanh.
Theo các tác giả trong từ điển Bách khoa tồn thư Xơ viết:
Giá trị là sự khẳng định hoặc phủ định ý nghĩa của các đối tượng
thuộc thế giới xung quanh đối với con người, giai cấp, hoặc toàn bộ


14
xã hội nói chung. Giá trị được xác định khơng phải bởi bản thân các
thuộc tính tự nhiên mà là bởi tính chất cuốn hút của các thuộc tính ấy
vào phạm vi hoạt động sống của con người, phạm vi hứng thú và nhu
cầu, các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực và phương thức đánh giá
ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực
đạo đức, trong tâm tưởng, tâm thế và mục đích [25, tr.1462].
Như vậy, quan điểm duy vật mác xít cho rằng: giá trị là một hiện tượng
mang tính xã hội. Hơn nữa, nó là một hiện tượng chức năng (chức năng đánh giá)
nên nhận thức phải có tính chủ thể, khách thể. Cái gì khơng liên quan đến con
người và đời sống xã hội thì cũng khơng tồn tại trong phạm trù giá trị [12].
Có thể hiểu rằng giá trị là khái niệm của nhiều bộ môn khoa học khác
nhau như Toán học, Xã hội học, Triết học, Nghệ thuật, Văn hóa học… Do vậy
trong mỗi bộ mơn khoa học, khái niệm này mang hàm nghĩa khác nhau. Ở đây

khái niệm giá trị được từ hiểu từ góc độ Văn hóa học - một bộ mơn nghiên cứu
mang tính liên ngành, nên giá trị được hiểu theo những ý nghĩa sau:
Giá trị cũng như tập quán, chuẩn mực, tri thức…đều là sản phẩm của quá
trình tư duy, sản xuất tinh thần của con người, nó là yếu tố cốt lõi nhất của văn
hóa [34, tr.21]. Giá trị, giá trị văn hóa là hình thái của một ý thức, của đời sống
tinh thần, nó phản ánh và kết tinh những giá trị của cả đời sống văn hóa vật chất
và đời sống văn hóa tinh thần của con người. Cho nên quan điểm cho rằng văn
hóa hay giá trị chỉ là lĩnh vực đời sống thơi thì chưa thật thỏa đáng. Tuy nhiên
tùy theo mỗi một bộ môn khoa học, mỗi góc độ tiếp cận, thậm chí tùy thuộc vào
mục đích nghiên cứu riêng, người ta có thể nhấn mạnh hay chỉ quan tâm đến giá
trị tinh thần hay giá trị vật chất của các hiện tượng văn hóa này hay khác.
Các nhà xã hội học Việt Nam, trong quan niệm về giá trị của mình đã
khẳng định rõ hơn yếu tố chủ thể thơng qua nhận thức, tình cảm và hành vi
của chủ thể:
Bất cứ sự vật nào đó cũng có thể xem là có giá trị, dù nó là vật thể
hay tư tưởng, miễn là nó được người ta thừa nhận, người ta cần đến


15
nó như một nhu cầu, hoặc cấp cho nó một vị trí quan trọng trong đời
sống của họ…Trong mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức,
yếu tố tình cảm và yếu tố hành vi của chủ thể trong mối quan hệ với
sự vật, hiện tượng mang giá trị, thể hiện sự lựa chọn và đánh giá của
chủ thể [40, tr.55].
Giáo sư, viện sỹ Trần Ngọc Thêm đưa ra quan niệm về giá trị gắn với
các loại hình sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh có quan hệ mật
thiết với con người và xã hội: Giá trị là khái niệm có độ bao quát lớn. Giá trị
có thể hữu hình hoặc vơ hình: khơng chỉ các sản vật, vật thể, sách vở, tác
phẩm nghệ thuật mới có giá trị, mà cả truyền thống, nếp sống, chuẩn mực, tư
tưởng, thể chế xã hội, biểu tượng, thông tin... đều có thể là giá trị. Giá trị có

thể tĩnh hoặc động: không chỉ đồ vật mới là giá trị, mà cả các hoạt động, cơng
nghệ, quy trình, phương thức quan hệ... đều có thể xác định như là các giá trị.
Khơng chỉ là các vật có thật, nhìn thấy, sờ thấy, cảm thấy mới là giá trị, mà cả
các huyền thoại, huyền tính do con người tưởng tượng ra nếu có ý nghĩa thì
cũng là giá trị [12].
Từ những định nghĩa trên, tuy cách diễn đạt của mỗi định nghĩa khác
nhau nhưng tất cả các nhà khoa học đều có nhận thức khá thống nhất về khái
niệm giá trị. Trước nhất đó là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan
của con người về bất cứ một hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng
những cái đó là cần, là tốt, là hay, là đẹp, nói theo cách của các nhà triết học
phương Tây một thời, đó chính là những cái được con người cho là chân thiện - mỹ giúp khẳng định và nâng cao bản chất người [34, tr.23]. Một khi
những nhận thức giá trị ấy được hình thành và định hình thì nó chi phối cách
suy nghĩ, niềm tin, hành vi, tình cảm của con người.
Có giá trị cá nhân và giá trị xã hội. Xét đến cùng giá trị cá nhân cũng là
sự biểu hiện của giá trị xã hội, thông qua các giá trị cá nhân, ta có thể nhận
biết được giá trị xã hội. Do vậy nói giá trị ở đây cũng chính là giá trị xã hội,
nó gắn bó mật thiết với hoạt động sống của con người, sự tồn tại và phát triển


16
của mỗi xã hội. Vả lại, có cái gì gắn bó với con người mà lại khơng thuộc về
xã hội, bởi vì bản chất người về cơ bản vẫn là bản chất xã hội của nó.
1.1.2. Khái niệm giá trị văn hóa
Như vậy có thể hiểu, giá trị là kết quả của một q trình chắt lọc, tinh
chế; khơng phải mọi hoạt động sáng tạo đều đạt đến tầm của một giá trị. Giá
trị không đồng nghĩa với sản phẩm hoạt động của sáng tạo, nghĩa là không
phải bất cứ sản phẩm nào cũng mang được giá trị văn hoá. Giá trị đồng thời
được coi là chuẩn mực của xã hội trong thời điểm lịch sử nhất định của cộng
đồng người. Khi gắn với văn hố thì các nhà văn hoá học thường khái quát:
Giá trị văn hoá là cái dùng để căn cứ vào đó mà xem xét, đánh giá, so sánh

nền văn hoá của dân tộc này với nền văn hoá của dân tộc khác; là cái để xác
định bản sắc văn hoá của một dân tộc, những nét đặc thù về truyền thống,
phong tục, tập quán, lối sống, nếp sống của một dân tộc trên nền tảng: chân thiện - mỹ; hay nói một cách khác, giá trị văn hoá là cái tồn tại mãi mãi với
con người sau tất cả những gì đã mất đi trong q trình vận động của nó.
Giá trị văn hố được kết tinh trong những điều kiện lịch sử nhất định,
nó đáp ứng sự cân bằng các mối quan hệ xã hội. Có những giá trị xã hội mang
tính bền vững, trở thành chuẩn mực của dân tộc qua nhiều thời đại lịch sử
nhưng rất nhiều giá trị văn hoá khác hoặc phải biến đổi hoặc khơng cịn là giá
trị nữa khi xã hội thay đổi. Bao giờ cũng vậy, ở mỗi cộng đồng, tộc người, quốc
gia…giá trị văn hóa đều tạo nên một hệ thống, với các ý nghĩa là các giá trị ấy
nảy sinh, tồn tại trong sự liên hệ, tác động hữu cơ với nhau. Những giá trị văn
hoá tồn tại trong các sản phẩm vật chất, tinh thần được thể hiện trong lối sống,
nếp sống, truyền thống, phong tục, tập qn, tín ngưỡng… Đó là tài sản vơ giá
của cộng đồng, dân tộc được tích luỹ và trao truyền từ đời này qua đời khác, từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Người ta gọi những giá trị ấy là DSVH.
Nói đến di sản văn hố là nói đến giá trị văn hố. Thực chất DSVH là
giá trị văn hoá tồn tại từ đời này sang đời khác trong lòng một dân tộc cho nên
mối quan hệ giữa chúng cần phải được làm rõ, nhận thức đúng để hành động


17
đúng. Một giá trị văn hố có thể nằm trong nhiều di sản và ngược lại một di
sản có thể chứa đựng nhiều giá trị văn hoá…Giá trị văn hoá cùng với DSVH
một dân tộc, giúp nhận diện dân tộc đó và giữ vững sự nhận diện trong tiến
trình dân tộc.
1.1.3. Khái niệm giá trị văn hóa truyền thống
Cụm từ truyền thống được dùng thông dụng trong tiếng Việt hiện đại là
một từ Hán - Việt, do vậy nó chịu ảnh hưởng về mặt ngữ nghĩa, quan niệm
của người Trung Hoa. Theo từ điển Từ Hải, từ truyền thống được định nghĩa:
"Truyền thống là sức mạnh của tập quán xã hội được lưu truyền từ lịch sử. Nó

tồn tại ở các lĩnh vực chế độ (chế độ xã hội), tư tưởng, văn hóa, đạo đức.
Truyền thống có tác động khống chế vơ hình đến hành vi xã hội của con
người. Truyền thống là biểu hiện tính kế thừa của lịch sử" [34, tr.20].
Truyền thống, nếu được hiểu một cách thông thường theo tiếng Việt thì
đây là một từ được dùng khá rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Có thể gắn từ
truyền thống với các loại hình cộng đồng. Như có thể nói truyền thống gia
đình, dịng họ, truyền thống của một địa phương, của một vùng hoặc có thể
rộng ra của cả một dân tộc, thậm chí là một khu vực rộng lớn như truyền
thống châu Á, truyền thống phương Đông....
Trong Bách khoa thư Từ điển của Liên Xô (cũ) giải thích khái niệm
truyền thống:
Đó là những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội truyền thống từ đời
này qua đời khác và được lưu giữ trong các xã hội, giai cấp và nhóm
xã hội trong một quá trình lâu dài, truyền thống được chế định xã
hội, chuẩn mực và hành vi, các giá trị, tư tưởng, phong tục tập quán
và lối sống… Truyền thống tác động khống chế đến mọi xã hội và
tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội [17, tr.10].
Qua đó, có thể thấy truyền thống không đồng nhất với tất cả những gì
đã diễn ra mà chỉ là những yếu tố được di tồn tại. Truyền thống là cái hiện
hữu vơ hình [34, tr.72]. Nó tồn tại thơng qua sự khống chế các hành vi xã hội


18
của con người, nghĩa là những cái đã kết tinh trong mơi trường xã hội cũ, có
sức mạnh chi phối hành vi con của người xã hội hiện nay được xem là truyền
thống. Cái truyền thống thường được gắn kết với cái hiện đại trong một thực
thể văn hóa hữu cơ và có một giá trị nhất định.
Lịch sử cho thấy rằng, truyền thống có tính hai mặt rõ rệt: Một là,
truyền thống góp phần suy tơn, giữ gìn những gì là quý giá, là cốt cách, là nền
tảng cho sự phát triển, cho sự vận động đi lên của cộng đồng, của dân tộc. Xét

từ mặt này thì truyền thống mang ý nghĩ tích cực, là cái góp phần tạo nên sức
mạnh, là điểm dựa không thể thiếu của dân tộc trên đường đi tới tương lai.
Hai là, truyền thống đồng thời cũng còn là mảnh đất hết sức thuận lợi cho sự
dung dưỡng, duy trì và làm sống lại mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời khi mà điều
kiện và hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi. Mặt thứ hai này có tác dụng khơng nhỏ
trong việc kìm hãm, níu kéo làm chậm sự phát triển của một quốc gia, dân tộc
nào đó, nhất là khi quốc gia, dân tộc này hạn chế giao lưu hoặc thi hành chính
sách đóng cửa với thế giới bên ngồi vì các lý do khác nhau.
Vì vậy, khi nói đến truyền thống, cần phân biệt được những truyền
thống lạc hậu, lỗi thời phải khắc phục, phải loại bỏ so với những truyền thống
tốt đẹp, cần phải được duy trì, bảo tồn và phát triển những truyền thống tạo
nên các giá trị và bản sắc riêng của cộng đồng, dân tộc. Đó chính là những giá
trị sáng tạo, quan điểm thẩm mỹ của dân tộc; các chuẩn mực về tư tưởng đạo
đức, giao tiếp, ứng xử, phong tục nghi lễ... thông qua đời sống vật chất và đời
sống tinh thần của dân tộc.
Như vậy, có thể hiểu rằng văn hóa truyền thống hay giá trị văn hóa
truyền thống là văn hóa và giá trị gắn với xã hội tiền cơng nghiệp, nó được
phân biệt với văn hóa, giá trị văn hóa thời đại cơng nghiệp hóa. Tất nhiên,
khái niệm truyền thống để chỉ những cái gì đã hình thành từ lâu đời, mang
tính bền vững và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì khơng
chỉ xã hội tiền cơng nghiệp mới có mà với cả xã hội CNH, HĐH thì truyền
thống vẫn hình thành và định hình. Hơn thế nữa, cịn có sự kết nối giữa truyền


19
thống tiền công nghiệp với truyền thống CNH thể hiện trong từng hiện tượng
hay giá trị văn hóa ngày nay.
1.2. BẢN SẮC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN
TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN A LƯỚI


Việt Nam có 54 dân tộc anh em, khơng phân biệt trình độ phát triển
kinh tế cao hay thấp, số lượng lớn hay nhỏ đều sáng tạo nên những bản sắc
riêng biệt, độc đáo và đều có giá trị như nhau. Trong lịch sử dựng nước và giữ
nước, bên cạnh việc đoàn kết một lòng xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mỗi dân
tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam đều đã sáng tạo ra những yếu tố
văn hóa riêng biệt, làm phong phú bản sắc văn hóa độc đáo, thống nhất trong
sự đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Có thể nói rằng bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa, những
biểu hiện văn hóa đặc trưng cho nền văn hóa dân tộc để phân biệt nền văn hóa của
dân tộc này với dân tộc khác, nó bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa
của cộng đồng dân tộc, thể hiện trí tuệ, tâm hồn, cốt cách của một dân tộc.
Cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới và tồn cầu hóa trên mọi lĩnh vực
thì vai trị của bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng được phát huy. Thật ra, vai
trò của bản sắc văn hóa nằm trong tiềm năng của sự đa dạng mà không một
quốc gia nào, vùng miền nào lại khơng tận dụng nó như một lợi thế so sánh để
phát triển. Nhu cầu muốn khám phá các vùng đất mới ln kích thích các dự
án đầu tư của các tập đồn kinh tế trên thế giới. Và chính bản sắc văn hóa đã
làm cho ngành kinh tế du lịch - ngành cơng nghiệp khơng khói tăng trưởng
khá nhanh. Nhiều quốc gia, vùng miền, các địa phương đã thoát khỏi sự
nghèo đói, tăng trưởng kinh tế nhanh và giàu có nhờ biết phát huy tính đặc
thù của văn hóa trong hoạt động kinh tế du lịch. Các quốc gia phát triển như
Pháp, Italia, Anh, Nhật... đã biết khai thác tốt các giá trị văn hóa của mình để
phát triển. Một số quốc gia có tốc độ phát triển nhanh như Hàn Quốc, Brazin,
Thái Lan...cũng đã tận dụng tài sản văn hóa của mình trong hoạt động kinh
doanh du lịch.


20
1.2.1. Vai trị của văn hóa truyền thống các dân tộc đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội

1.2.1.1. Xác định văn hóa truyền thống là bộ phận quan trọng của
văn hóa tạo nên mơi trường văn hóa của các cộng đồng
Chúng ta đều biết rằng văn hóa là thiên nhiên thứ hai nuôi dưỡng đời
sống cá nhân và cộng đồng. Loài người tồn tại và phát triển được nhờ vào hệ
sinh thái có quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau. Sinh thái tự nhiên (cái tự
nhiên), sinh thái văn hóa (cái nhân tạo). Nếu thiếu một trong hai hệ sinh thái
đó con người khơng thể tồn tại được với tư cách là con người.
Trong sinh thái văn hóa, giá trị VHTT chiếm một vị trí đáng kể so với
những sản phẩm văn hóa và giá trị văn hóa mới được sáng tạo ra trong hiện
đại. Giá trị văn hóa đó được tích tụ trong thời gian tạo nên mơi trường nhân
tạo, giúp cho con người an tồn hơn trong mơi trường đại tự nhiên, quan trọng
hơn nó giúp con người có năng lực mang bản chất người để phát triển, trên
nền tảng văn hóa mà mình đã sáng tạo ra. Và mơi trường văn hóa chính là
sinh thái văn hóa được trừu tượng hóa khi tách các yếu tố, các giá trị văn hóa
ra khỏi những cá nhân, những nhóm cộng đồng cụ thể. Như vậy, VHTT có vai
trị bảo tồn, bảo vệ sự sống của con người.
1.2.1.2. Giá trị văn hóa là yếu tố cơ bản tạo nên truyền thống và là cơ
sở để giáo dục truyền thống, là yếu tố mang bản sắc văn hóa, cơ sở lựa
chọn giá trị văn hóa mới, động lực tinh thần xã hội
Truyền thống là cái cũ đã trở thành thói quen, thành nền nếp (thể thống)
được truyền lại và được tiếp nối trong hiện tại. Nó bao gồm cái cũ được phát
huy. Khi nói kế tục truyền thống nghĩa là làm cho truyền thống không bị đứt
đoạn, mang tính liên tục.
Cịn bản sắc dân tộc là đặc tính dân tộc, là "cốt cách dân tộc được biểu
hiện ở hệ giá trị dân tộc, được cả cộng đồng lựa chọn, thừa nhận, chấp nhận"
trên nền cảnh lịch sử của cộng đồng được đem vào vận hành trong đời sống
cộng đồng. Bản sắc dân tộc Việt Nam theo quan niệm của Đảng ta, đó là


21

những "giá trị bền vững", những "tinh hoa của các dân tộc Việt Nam được
vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước". Đó là lịng
u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng
đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lịng nhân ái khoan dung,
trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế
trong ứng xử tự nhiên, giản dị trong lối sống [5, tr.56].
Các nhà xã hội học hiện đại cho rằng bản sắc văn hóa dân tộc có hai
đặc điểm:
- Thứ nhất, là hệ thống những giá trị văn hóa đã được định hình, phát
triển trong suốt lịch sử phát triển của dân tộc. Nó là cái căn cước mang đậm
diện mạo, trí tuệ, tâm hồn và phong cách dân tộc. Nó thẩm thấu vào mọi hoạt
động vật chất, tinh thần và cả trong sinh hoạt cá nhân của các thành viên trong
mỗi dân tộc.
- Thứ hai, là luôn luôn biến đổi và phát huy trong hiện đại, tuy nhiên
phải tùy thuộc vào nhận thức và nhu cầu có tính lịch sử - cụ thể. Đây chính là
nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong việc đánh giá và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc ở mỗi thời kỳ, mỗi khơng gian lịch sử cụ thể. Khi nói đến bản
sắc dân tộc cần nói đến các giá trị đặc trưng của văn hóa tộc người, do tộc
người nào đó tạo nên hoặc tiếp biến văn hóa ngoại lai trên cơ sở các giá trị
dân tộc.
Trong VHTT của một dân tộc có chứa đựng những giá trị văn hóa của
dân tộc đó trong quá khứ, làm cơ sở cho sự chuyển đổi thành giá trị mới, làm
cho bản sắc dân tộc luôn được khẳng định và trường tồn cùng dân tộc. Trong
một nền văn hóa dân tộc nếu những giá trị VHTT bị chối bỏ, bị xóa bỏ thì nền
văn hóa ấy sẽ mất bản sắc và sẽ dẫn đến việc tự đánh mất mình.
Bản sắc văn hóa giống như cái màng lọc để lựa chọn những yếu tố mới
được sáng tạo ra. Cái nào phù hợp (có giá trị), tiến bộ sẽ được phát triển, cái
không phù hợp sẽ bị loại bỏ. Mặt khác văn hóa truyền thống cịn là tiền đề, là
cơ sở cho sự sáng tạo cái mới. Nếu khơng có cái cũ thì khơng có cái mới. Cái



22
mới chỉ ra đời trên cơ sở kế thừa và phát triển của cái cũ. Hơn nữa VHTT còn
là "nguyên liệu", "vật liệu" cho sự phát triển văn hóa bằng sự tích lũy vốn
liếng văn hóa của q khứ. Văn hóa truyền thống cịn là đối tượng cho sự tiếp
thu, cải biến để phát triển. Quan trọng hơn, trong VHTT của thời đại trước sẽ
tạo ra những nấc thang cho sự phát triển văn hóa của thời đại sau. Mỗi lần cái
mới xuất hiện bằng sự phủ định biện chứng cái cũ là một lần đánh dấu sự tiến
bộ của văn hóa. Trong mối quan hệ nhân quả này, vai trị của VHTT hết sức to
lớn: khơng có VHTT thì khơng có cái mới, khơng có cái mới thì khơng có sự
phát triển.
1.2.1.3. Giá trị văn hóa truyền thống là một bộ phận hợp thành nền
tảng tinh thần xã hội, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Trong nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Đảng ta đã khẳng định
"Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của sự phát triển kinh tế xã hội" [5, tr.55]. Chúng ta đều biết trong nền văn
hóa của mỗi dân tộc bao giờ cũng có sự hiện hữu của những giá trị VHTT. Do
vậy, VHTT hiển nhiên là yếu tố cơ bản của nền tảng tinh thần của xã hội.
Năm 1938 học giả Đào Duy Anh đã nêu lên quan điểm: "Ta muốn trở
nên một nước cường thịnh vừa về vật chất, vừa về tinh thần thì phải giữ văn
hóa cũ làm thế, và lấy văn hóa mới làm dụng, nghĩa là khéo léo điều hịa tinh
túy của văn hóa phương Đông với những điều sở trường về khoa học và kỹ thuật
của văn hóa phương Tây" [1, tr.27]. Điều đó nói lên rằng: Vai trị nền tảng tinh
thần của văn hóa dân tộc đối với sự phát triển KT-XH là rất to lớn. Tổng kết kinh
nghiệm về sự thành công của nước Nhật, ông viết: "Nước Nhật Bản ở phương
Đơng vì biết bắt chước văn hóa vật chất ấy cho nên chỉ nữa thế kỷ sau đã trở
thành một nước phú cường. Song Nhật Bản chỉ bắt chước Châu Âu những khoa
học kỹ thuật, mà vẫn giữ vững nền văn hóa phương Đơng, cho nên nền văn hóa
vật chất không thể làm cho xã hội tổ chức của họ lay động vỡ lỡ".
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, khi con người không được đặt vào trung

tâm của sự phát triển kinh tế, thì chẳng những con người khơng có sự phát


23
triển mà bản thân kinh tế cũng khơng có sự tăng trưởng. Khi kinh tế khơng
bắt rễ trong văn hóa hoặc xa lạ với truyền thống văn hóa thì nó trở nên trì trệ
và kìm hãm sự phát triển của đời sống xã hội. Cải cách ruộng nước, hợp tác
hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp trong cả nước - những phong
trào đó đã khơng được đặt trên nền tảng tinh thần, truyền thống của văn hóa
dân tộc đã đưa lại hậu quả như chúng ta đã biết.
Ngày nay với tinh thần đổi mới và mở cửa, chúng ta lại một lần nữa ý
thức đầy đủ hơn vai trò của văn hóa dân tộc trong việc định hướng phát triển
KT-XH nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng. "Đi vào kinh tế thị trường,
hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống là làm mất bản
sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác,
dân tộc khác" [19].
Từ kinh nghiệm phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới,
từ thực tiễn đời sống dân tộc, chúng ta thấy được vai trò của VHTT là nguồn
năng lực mềm của sự phát triển KT-XH.
1.2.1.4. Văn hóa truyền thống thúc đẩy cho quy luật
giao lưu, tiếp biến được vận thơng, làm cho văn hóa dân
tộc và nhân loại phát triển đa dạng
Q trình phát triển văn hóa dân tộc là q trình khơng ngừng sáng tạo
những giá trị văn hóa mới, đồng thời tiếp biến những yếu tố ngoại lai, biến
đổi chúng thành yếu tố nội sinh, trên cơ sở bản sắc dân tộc. Do vậy, vấn đề
đặt ra là phải dựa vào các yếu tố cốt lõi của bản sắc dân tộc để kế thừa và tiếp
biến các giá trị văn hóa mới. Trong xu thế phát triển đa dạng của văn hóa,
VHTT của dân tộc góp phần vào việc giao lưu văn hóa, tạo ra sự hiểu biết lẫn
nhau, hình thành tinh thần hịa bình, hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc và
toàn nhân loại. Năm 1946, sau khi xem Bảo tàng các dân tộc ở Pari, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: các dân tộc dù có những biểu hiện khác nhau
về văn hóa như thế nào thì họ cũng đều "yêu sự lành, ghét sự dữ". Điều đó nói
lên rằng, chính các DSVH của các dân tộc thể hiện khát vọng về hịa bình,


24
hữu nghị giữa các dân tộc. Nhờ đó mà các dân tộc có sự giao lưu, hợp tác để
cùng nhau bảo vệ hịa bình, bảo vệ sự sống cịn của nhân loại.
Trong xu thế tồn cầu hóa, VHTT góp phần vào tạo lập các quan hệ
KT-XH giữa các nước với nhau. Để hợp tác, kinh doanh, buôn bán các nhà
doanh nghiệp nước ngồi cần phải hiểu biết về văn hóa, về tâm hồn, tính
cách, truyền thống và năng lực tinh thần của một dân tộc để lựa chọn đối tác.
Và tất nhiên, văn hóa truyền thống sẽ là nguồn cung cấp thông tin quan trọng
nhất và đáng tin cậy cho họ. Qua các bảo tàng lịch sử, văn hóa, qua tiếp xúc
với con người Việt Nam, đất nước Việt Nam - nếu chúng ta biết gieo vào họ
những ấn tượng tốt đẹp thì chắc chắn sẽ tạo nên mối thiện cảm và niềm tin
trong hợp tác làm ăn. Từ đó có thể giúp chúng ta kêu gọi đầu tư của các công
ty, các tổ chức quốc tế và quốc gia trên thế giới.
1.2.2. Giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu
số ở A Lưới
Cư dân ở A Lưới có q trình tụ cư lập nghiệp từ lâu đời và gắn liền với
các bước phát triển của đất nước qua từng thời đại. Với các tộc người thiểu số ở
A Lưới, sinh hoạt văn hóa xuất hiện thường xuyên gắn bó với từng cá thể, từng
gia đình, làng, bản. Nó được quy định khá phức tạp và chặt chẽ, các dân tộc ở
đây sống gắn bó với núi rừng từ lâu đời, từ trong lao động và từ các mối quan hệ
xã hội. Xuất phát từ môi trường sống, nơi rừng thẳm, núi cao nên các tộc người
ở đây đã bảo lưu được nhiều nét văn hóa cội nguồn. Chính họ đã hun đúc nên
những truyền thống văn hóa độc đáo, phong phú và mang đậm bản sắc dân tộc.
Những truyền thống văn hóa này thể hiện một cách sinh động khả năng thích
ứng với mơi trường tự nhiên và xã hội tạo nên một nét văn hóa độc đáo riêng có,

nó tơ điểm thêm trong bức tranh mn màu của văn hóa các dân tộc Việt Nam.
1.2.2.1. Những giá trị văn hóa vật thể thể hiện trong kiến trúc, ẩm
thực, trang phục
a. Các dạng kiến trúc cư trú
- Nhà cộng đồng (Gươl/Rông/Moong - mái nhà cộng đồng)


25
Nhà làng - trái tim của cộng đồng - dạng kiến trúc biểu tượng cho sức
mạnh vật chất lẫn tinh thần của một đơn vị cư trú, phổ biến nhiều ở các tộc
người cư trú trên dãy Trường Sơn - Tây Nguyên. Trải qua thời gian với nhiều
biến động khác nhau, hình ảnh, vai trị, chức năng và sự hiện hữu của nó ở
một số tộc người ngày càng được định hình mạnh mẽ. Đối với tộc người Ka
tu, nhà Gươl vẫn là hình ảnh thân quen - một nhu cầu thân thiết của cuộc sống
cộng đồng. Trong một chừng mực nào đó, nó đã trở thành kiến trúc nhà làng
biểu trưng của vùng núi rừng Bắc Trung bộ. Bên cạnh đó, nhà làng-Rơng của
người Tà ơi cũng khơng kém phần quan trọng, đó là một sản phẩm có nhiều
nét tương đồng với nhà cộng đồng của tộc người Ka tu. Nhà Rông của người
Tà ôi thường không xuất hiện cột giữa (drưng măng). Cấu trúc nhà làng của
người Tà ơi và Ka tu 1 thường có một hình mẫu kế thừa là mơ hình phóng lớn
ngơi nhà sàn nhỏ rất phổ biến trong các tộc người ở Bắc Trường Sơn. Đối với
người Ka tu, sự xuất hiện cây cột giữa lớn mang nhiều chức năng: kiến trúc,
thẩm mỹ, tín ngưỡng...nhân sinh và vũ trụ quan trong đời sống của họ. Đây là
một kiểu kết cấu khá đặc biệt, “khắp Trường Sơn - Tây Nguyên mới chỉ thấy
kiểu nhà có một cột cái như vậy ở nhà Gươl Katu”[14].
Nhìn chung có thể nói nhà cộng đồng của các tộc người Ka tu, Tà ôi và
Pa cô là của ngôi nhà sàn cư trú bình thường với kiểu chái trịn và sàn nhà
được trải bằng những liếp tre, nứa đập dập. Tuy được xây dựng bằng vật liệu
thô sơ chủ yếu là sản phẩm của núi rừng như gỗ dùng làm cột cái, vì kèo; mây
để buộc; lồ ơ, tre, nứa đập dập - ép thẳng để lót sàn; lá mây, tranh, lá nón, lá

kè dùng để lợp; một số vỏ cây được dùng để bưng tường, ốp vách (đối với
loại vách làm bằng gỗ ván độc mộc, dày khoảng 10cm, đòi hỏi phải đẽo gọt

1

Trong các tộc người thiểu số ở A Lưới, thì người Pa cơ khơng có ngơi nhà cộng đồng riêng biệt giống như nhà Roong
của người Tà Ôi và nhà Gươl của người Katu. Nhà cộng đồng của người Pa cô nằm trong ngôi nhà Dài truyền thống
(Đùng târ đah) - một ngôi nhà dài của đại gia đình gồm nhiều thế hệ, trong đó có một phịng ở giữa, có khơng gian rộng
hơn gấp nhiều lần các phịng cịn lại (có thể chứa trên 100 người), gọi là Moong. Moong là nơi hội họp, tiếp khách, tổ
chức các nghi lễ, phong tục của dòng họ, làng bản đó.
Hiện nay với nhiều dự án của nhà nước, đa phần ở mỗi làng bản trên địa bàn của huyện đều có một ngơi nhà cộng đồng
được xây dựng bằng bê tông. Điều này đã làm thay đổi cách nhìn cũng như làm mất đi một số yếu tố văn hóa truyền
thống của tộc người.


×