Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ tỉnh uỷ viêng chăn cộng hoà dân chủ nhân dân lào quản lý giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.91 KB, 100 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với
vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác
xây dựng Đảng. Xây dựng đội ngũ cán bộ là mối quan tâm hàng đầu của
Đảng và Nhà nước Lào, nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới hiện nay và
trong tương lai.
Hiện nay, Đảng và nhân dân Lào đang tiến hành đổi mới đất nước,
chuyển từ nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp sang từng bước đẩy mạnh sản
xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng
quan hệ quốc tế với các nước trên thế giới. Công cuộc đổi mới đất nước được
tiến hành trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có cả thuận lợi và
khó khăn, thời cơ và thách thức, chứa đựng những yếu tố bất trắc khó lường.
Điều đó đặt ra cho tồn Đảng, tồn dân và toàn quân nước Cộng hoà Dân chủ
nhân dân Lào những nhiệm vụ hết sức nặng nề, đòi hỏi Đảng Nhân dân cách
mạng Lào phải có tầm nhìn sáng suốt để đề ra đường lối cách mạng đúng đắn
và tổ chức thực hiện thắng lợi. Để đạt được điều đó, yếu tố quyết định là cơng
tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm, đáp ứng địi hỏi của sự
nghiệp đổi mới đất nước, trong đó khâu quan trọng là luân chuyển cán bộ lãnh
đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (TVTU) quản lý.
Để góp phần khắc phục những hạn chế, thiếu sót của đội ngũ cán bộ
trong giai đoạn hiện nay, đồng thời chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 14-7-2003 về việc
“Bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ”, nhằm tạo điều kiện để rèn luyện, bồi
dưỡng, thử thách cán bộ, nhất là cán bộ trẻ có triển vọng phát triển, trong quy
hoạch, được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, giúp cán bộ trưởng thành


2


nhanh hơn và toàn diện, vững vàng hơn; từng bước điều chỉnh việc bố trí cán
bộ hợp lý hơn; tăng cường được cán bộ cho những nơi có nhu cầu cấp bách và
tạo bước đột phá góp phần đổi mới sâu sắc công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
lãnh đạo, quản lý.
Thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ Chính trị, công tác luân
chuyển cán bộ (LCCB) diện Ban TVTU quản lý ở tỉnh Viêng Chăn đã có
chuyển biến, dần đi vào nền nếp. Hàng chục cán bộ diện này đã được ln
chuyển nhiệm vụ, nơi cơng tác và hồn thành tốt nhiệm vụ, được đề bạt, bố trí
vào các chức vụ cao hơn, tăng cường cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
của tỉnh những cán bộ đã được đào tạo, rèn luyện vững vàng. Tuy nhiên, so
với yêu cầu, việc luân chuyển cán bộ diện Ban TVTU quản lý ở tỉnh Viêng
Chăn trong thời gian qua vẫn còn những mặt hạn chế, như: chưa tạo được sự
thống nhất cao về nhận thức và hành động ở các cấp uỷ; còn lẫn lộn giữa luân
chuyển và điều động; LCCB không dựa trên quy hoạch. Những hạn chế,
khiếm khuyết nêu trên đã trực tiếp cản trở, gây khó khăn cho chiến lược xây
dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của tỉnh. Thực trạng đó cho
thấy việc LCCB nói chung và LCCB diện Ban TVTU Viêng Chăn quản lý nói
riêng cần được nghiên cứu, giải quyết dựa trên những luận cứ khoa học gắn
liền với tổng kết thực tiễn.
Để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác
cán bộ nói chung, cơng tác ln chuyển cán bộ nói riêng, đồng thời từ đó rút
ra kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp khả thi phát huy ưu điểm, kết quả
đã đạt được, khắc phục những thiếu sót của cơng tác LCCB diện Ban TVTU
Viêng Chăn quản lý trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, việc tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Luân chuyển cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
Viêng Chăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào quản lý giai đoạn hiện nay” có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết.


3

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cơng tác cán bộ nói chung, luân chuyển cán bộ nói riêng, là vấn đề hết
sức quan trọng và cần thiết, được các nhà nghiên cứu đề cập trong nhiều bài
viết, cơng trình khoa học của Việt Nam và của Lào ở các góc độ khác nhau.
Có thể nêu một số cơng trình tiêu biểu như:
* Ở Việt Nam
+ Sách:
- PGS.TS Trần Đình Hoan (chủ biên),(2009), Đánh giá, quy hoạch,
luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, NxbCTQG, Hà Nội.
- PGS.TS Nguyễn Văn Tài, (chủ biên), (2010), Phát huy tính tích cực
xã hội của đội ngũ cán bộ hiện nay, Nxb. CTQG, Hà Nội.
- Nguyễn Thành Dũng, (chủ biên), (2010), Luân chuyển cán bộ khâu
đột phá trong công tác cán bộ tỉnh Đăc Lak Nxb. CTQG, Hà Nội.
+ Luận văn thạc sĩ:
- Phạm Tất Thắng: Luân chuyển cán bộ quản lý thuộc diện Ban
Thường vụ tỉnh uỷ quản lý ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc
sỹ khoa học chính trị 2005.
- Nguyễn Văn Năng: Luân chuyển cán bộ thuộc diện tỉnh uỷ quản lý ở
tỉnh Bắc Giang hiện nay, Luận văn thạc sỹ khoa học chính trị, 2006.
- Nguyễn Văn Trường: Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc
diện Ban thường vụ thành uỷ Hải phòng quản lý trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn thạc sỹ khoa học chính trị, 2007.
+ Bài báo khoa học
- Lê Dỗn Hợp, Vai trị của bí thư cấp uỷ trong thực hiện luân chuyển
cán bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng 2003, số 8, trang 6.
- Nguyễn Trọng Chăn, Lênin, Hồ Chí Minh nói về vấn đề ln chuyển
cán bộ, Tạp chí Cộng sản 2002, số 9, trang 31.



4
- Trần Văn Đông, Luân chuyển cán bộ cần giải pháp thiết thực, Tạp chí
Xây dựng Đảng 2002, số 8, trang 24.
- Phạm Ngọc Thước, Luân chuyển cán bộ- động lực mới, nguồn sáng
tạo mới trong cơng việc, Tạp chí Xây dựng Đảng 2003, số 5, trang 14.
- PGS.Trần Đình Huỳnh, Tư tưởng Hồ Chí Minh về luân chuyển cán
bộ, đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8/2003
- Trần Bạch Đằng, Vài suy nghĩ về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và
quản lý, đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 1/2005.
* Ở Lào:
Từ khi có Nghị quyết của Trung ương Đảng về LCCB, Đại hội Đảng,
các nghị quyết, Hội nghị BCHTW quan trọng và nội dung của các hội nghị cơng
tác tổ chức cán bộ đều có tổng kết, đánh giá và có chủ trương về LCCB lãnh đạo
quản lý. Ngồi ra cũng đã có một số cơng trình, đề tài nghiên cứu khoa học, các
bài viết trên các tạp chí liên quan đến cơng tác cán bộ và LCCB như:
- Khămphăn Phômmathắt: Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương Đảng NDCM Lào quản lý trong
thời kỳ đổi mới. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ, Hà
Nội 2004.
- Thongchăn Khổngphumkhăm: Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện
Trung ương Đảng NDCM Lào quản lý giai đoạn hiện nay. Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Hà Nội. 2005.
- Bútsađy Thanamương: Luân chuyển cán bộ diện Trung ương Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào quản lý giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ khoa
học chính trị 2010.
- Ban tổ chức Trung ương Đảng NDCM Lào: 50 năm chiến lược lãnh
đạo của Đảng NDCM Lào đối với công tác tổ chức xây dựng Đảng- Cán bộ.
Vấn đề LCCB đã được nêu ra tại các Hội nghị cơng tác cán bộ tồn
quốc của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, năm 1991, 1995. Nghị quyết Hội



5
nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7, khoá V (1993) về “Phát triển tài
nguyên con người ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào”, Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 6 khố VII
Mặc dù, đã có một số cơng trình, bài viết đề cập đến vấn đề LCCB lãnh
đạo, quản lý ở Việt Nam và Lào. Tuy nhiên, đến nay chưa có cơng trình nào
đề cập một cách hệ thống, cụ thể về LCCB diện Ban TVTU quản lý ở tỉnh
Viêng Chăn, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng công tác luân
chuyển cán bộ diện Ban TVTU Viêng Chăn quản lý, đề xuất phương pháp, giải
pháp đẩy mạnh công tác luân chuyển đội ngũ cán bộ này trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ những vấn đề lý luận của việc luân chuyển cán bộ diện Ban
TVTU Viêng Chăn quản lý.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng công tác luân chuyển cán bộ diện
Ban TVTU Viêng Chăn quản lý từ khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị số 02NQ/TW ngày 14-07-2003 về bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, rút ra nguyên
nhân, kinh nghiệm.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt
công tác luân chuyển cán bộ diện Ban TVTU Viêng Chăn quản lý giai đoạn
hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là LCCB diện Ban TVTU Viêng
Chăn quản lý.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu, khảo sát công tác luân chuyển cán bộ diện
Ban TVTU Viêng Chăn quản lý từ khi có Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ



6
chính trị ngày 14-07-2003 về bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ đến nay. Phương
hướng, giải pháp các giá trị đến 2020.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên
cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thể hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và quan
điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về cơng tác cán bộ nói chung và
công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng.
5.2. Cơ sở thực tiễn
Là cơng tác ln chuyển cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng
Chăn quản lý.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin và sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên
ngành: lịch sử-lơgic, phân tích và tổng hợp; thống kê, so sánh, tổng kết thực
tiễn, chuyên gia.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Làm rõ quan niệm về luân chuyển cán bộ thuộc diện Ban TVTU Viêng
Chăn quản lý giai đoạn hiện nay. Rút ra một số kinh nghiệm, đề xuất các giải
pháp khả thi giúp công tác luân chuyển cán bộ diện Ban TVTU Viêng Chăn
quản lý đạt kết quả tốt hơn.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho lãnh
đạo tỉnh Viêng Chăn và các cơ quan làm cơng tác tổ chức - cán bộ trong q
trình chỉ đạo công tác luân chuyển cán bộ thuộc diện cấp uỷ quản lý ở từng
cấp. Đồng thời, luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho

nghiên cứu, giảng dạy môn xây dựng Đảng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,


7
nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1
LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ VIÊNG
CHĂN CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO QUẢN LÝ NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH, BAN THƯỜNG VỤ TỈNH VÀ CÁN BỘ DIỆN
BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ VIÊNG CHĂN QUẢN LÝ

1.1.1. Khái quát về tỉnh Viêng Chăn
1.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Viêng Chăn là một tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng, thuộc phía
Tây của trung Lào, giáp với tỉnh Lng Phạ Bang về phía Bắc, phía Đơng
giáp với tỉnh Xiêng Khoang và Bo Lị Khăm Xay, phía Nam giáp với Thủ Đơ
Viêng Chăn và phía Tây giáp với tỉnh Xay Nhạ Bu Ly. Tỉnh có 97 km đường
biên là sơng Mê Kông, giáp với vương quốc Thái Lan. Tỉnh Viêng Chăn có
diện tích 22.554 km2, địa hình chủ yếu là cao nguyên và núi cao chiếm 4/5
tổng diện tích tỉnh, đồng bằng 1/5 tổng diện tích tỉnh và tập trung phần lớn ở
phía Nam, dọc sơng Mê Kơng, sơng Năm Ngừm và thung lũng các sông nhỏ.
Mặc dù là một tỉnh có địa hình khó khăn hiểm trở, nhưng tỉnh Viêng
Chăn có đất đai, thảm thực vật, tài nguyên tự nhiên phong phú, thuận lợi cho
sự phát triển đa dạng các ngành kinh tế. Năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên
được sử dụng có 286.319 ha, đất nơng nghiệp có 63.000 ha, đất lâm nghiệp có
86.653 ha, đất chưa sử dụng có 20.000 ha. Đặc biệt là tỉnh có ngành du lịch
hấp dẫn và độc đáo (địa bàn tỉnh có 108 điểm du lịch, trong đó có 94 điểm du
lịch tự nhiên, 7 điểm du lịch lịch sử, 7 điểm du lịch văn hố). Tỉnh đã tập

trung phát triển nơng - lâm, công nghiệp chế biến vừa và nhỏ, dịch vụ, khai
thác thế mạnh của tự nhiên để phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố
và hiện đại hố. Đồng thời, tỉnh cũng từng bước hoà nhập kinh tế trong khu


8
vực và quốc tế. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế chuyển biến vẫn cịn chậm, chưa
vững chắc; quy mơ kinh tế cịn nhỏ, sức cạnh tranh yếu; bình qn thu nhập
đầu người thấp, tỷ lệ nghèo cịn cao (có 5.443 hộ gia đình cịn nghèo). Do địa
hình cao, dốc, chia cắt phức tạp, nên việc xây dựng hệ thống đường giao
thơng và giao lưu với bên ngồi rất khó khăn; nhiều vùng trong tỉnh nhất là
vào mùa mưa hầu như biệt lập với bên ngoài, đặc biệt là các bản thuộc các cơ
sở miền núi của tỉnh, như là huyện Mẹt, huyện Xây Xum Bun.
Tỉnh Viêng Chăn là tỉnh giáp với Thủ đơ Viêng Chăn, đó là trung tâm
về mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hố -xã hội và du lịch nên có nhiều
ảnh hưởng thuận lợi cho sự phát triển. Hàng năm, Tỉnh đón một lượng lớn du
khách nước ngoài đến tham quan mang lại doanh thu đáng kể cho ngành du
lịch của tỉnh. Đặc biệt, hiện nay có một số cơ quan, đơn vị, các tổ chức trong
nước và nước ngoài thường xuyên đến tổ chức Hội thảo, hội nghị cũng đóng
góp đáng kể vào ngân sách của tỉnh. Viêng Chăn là tỉnh có nhiều nhà máy sản
xuất công nghiệp so với tỉnh khác như: Thuỷ điện Nặm Ngừm I, Nhà máy Xi
Măng, khai thác mỏ, khai thác mỏ kẽm…
Tỉnh có 13 huyện: huyện Viêng Khăm, Phôn Hông, Thụ Lạ Khôm, Kẹo
U Đôm, Hỉn Hợp, Phương, Xạ Nạ Kham, Văng Viêng, Hồm, Mét, Ka Xỉ, Xay
Xổm Bun và Mừn. Hiện tồn tỉnh có “505 bản, 80.965 hộ gia đình, dân số
473.708 người, nữ 220.683 người, bao gồm 49 dân tộc cùng sinh sống, tốc độ
gia tăng dân số là 20%/ năm, 32,05% dân số sống ở nông thôn, mật độ dân số
19 người/km2”.
1.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế
Có những quyết định thể hiện sự đúng đắn, tính quyết đốn khá đúng

của người lãnh đạo, nhất là về chuyển đổi cây trồng vật nuôi như: Về cây
trồng đã ký kết dự án trồng cây cao su, trồng ngô, trồng khoai lang… Đặc biệt
là ở cơ sở miền núi như: huyện Xay Xôm Bun, Hôm, Mưn, Phương, Hỉn Hấp,
Xạ Nạ Kham… cho nên thu nhập của nhân dân tăng lên so với năm 2005 thu


9
nhập đầu người là 304,38 USD, đến 2010 thu nhập đầu người là 751,4 USD.
Được như vậy là còn do sự cần cù của nhân dân lao động. Đối với vật ni thì
đã áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chăm sóc thúc đẩy kinh tế nơng thơn phát
triển mạnh.. Với lợi thế về phát triển kinh tế của bản, các cán bộ chủ chốt đã
lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Các chỉ tiêu phát triển năm sau cao hơn năm trước, nhất là sản xuất lương
thực, chăn nuôi tiếp tục phát triển nhanh, cụ thể được biểu hiện như sau:
Bảng 2.1: Chỉ tiêu phát triển chăn nuôi qua các năm
Loại vật
ni

Số lượng con và tấn

2005
Đàn trâu
45.000
2.356
Đàn bị
92.500
1.699
Đàn lợn
75.350
2.217


12.600
1.540
Gia cầm
920.642
2.081

6.400.000
5.161
Tổng
7.546.092
15.054
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010.

Đầu 2010
66.829
161.762
101.922
15.949
1.520.932
9.919.500
11.786.894

3.500
2.972
3.000
1.950
3.438
8.000
22.860


Chăn ni bị có xu hướng gia tăng và chiếm ưu thế so với các loại gia
súc khác như trâu, dê, lợn,…Sản lượng thịt gia cầm tăng đáng kể và đạt tới
1.974 tấn vào đầu 2007. Gần đây hình thức chăn ni cơng nghiệp như gà
trứng, vịt trứng, bò, lợn thịt, dê, cá,… đã bắt đầu phát triển ở nhiều bản, nhất
là các bản thuộc huyện đồng bằng như: huyện Phôn Hông, Văng Viêng, Thu
La Khôm, Viêng Kham [44, tr.38].
Bước đầu phát huy được thế mạnh và hiệu quả của kinh tế nông nghiệp,
điều đó mở ra triển vọng lớn của ngành kinh tế này. Ngồi ra; cịn đầu tư đóng
thuyền có cơng suất khá lớn để ngư dân đi khai thác thuỷ sản nước ngọt, đặc
biệt là ở thuỷ điện Nặm Ngừm, nơi nông dân đang sinh sống ở dọc theo vùng
nước này hàng năm đã mở rộng diện tích ni cá. Đến cuối năm 2006 và đầu


10
2007 diện tích ni cá đạt tới 2.491 ha, tăng 1.120 ha so với năm 1999. Từ
đầu năm 2002 đến nay, phong trào làm ao nuôi cá đã trở thành phong trào
rộng lớn. Do diện tích ni cá được mở rộng, trình độ ni khá lên, sản lượng
cá ni của nông dân ở các bản dọc theo hai bờ nước được tăng lên nhanh
chóng (đầu năm 2007, riêng cá ni đạt 6.290 tấn so với năm 1999 tăng gấp
3,5 lần) [44, tr.3].
Năng suất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng khá, góp
phần quan trọng giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, nhất là đầu tư vào thuỷ lợi, điện,
đường giao thông, trường học, trạm y tế, nước sạch,… Trong nhiều năm qua,
hệ thống điện ở nhiều bản (khu nông thôn) được xây dựng, đáp ứng được yêu
cầu sản xuất và sinh hoạt gia đình được sử dụng điện chiếm 88,3% và 91,3%
bản tồn tỉnh có điện sử dụng, làm cho bộ mặt của nông thôn ở tỉnh Viêng
Chăn thay đổi căn bản.
1.1.1.3. Về chính trị, văn hố, xã hội, quốc phịng, an ninh

Tình hình chính trị của tỉnh có sự ổn định, cán bộ, đảng viên và nhân
dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, yên tâm công tác, lao
động, sản xuất và đời sống của nhân dân tương đối ổn định. Hệ thống chính
trị tiếp tục được củng cố; vai trò và hiệu lực lãnh đạo, quản lý của các uỷ
đảng, chính quyền, đồn thể nhân dân tiếp tục được tăng cường; quyền làm
chủ của nhân dân ở cơ sở ngày càng được phát huy; công tác xây dựng Đảng
được chỉ đạo thực hiện trên cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức, năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên được
nâng cao từng bước. Tỉnh uỷ Viêng Chăn đã xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực
hiện có kết quả một số chỉ thị, nghị quyết, chuyên đề, chương trình và nhiều đề
án lớn về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác cán bộ có chuyển biến
tích cực, số cán bộ được đi đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng lên.
Về lĩnh vực giáo dục - đào tạo: Thực hiện nghị quyết của Đảng Bộ tỉnh,


11
ngành giáo dục tập trung triển khai 3 chương trình then chốt là: phát triển
mạng lưới giáo dục; hoàn thiện trang thiết bị dạy học; và nâng cao chất lượng
dạy học của giáo viên. Tính đến năm 2010 tỉnh có 703 trường phổ thông với
47.614 học sinh và 1.250 giáo viên. Trẻ em trong tuổi học đã đi học tăng lên,
92,07% trong năm 2005 đến năm 2010 là 96,51%, sinh viên bỏ học đã giảm
2,3%, xoá mù chữ từ tuổi 15 - 40 được 86% trong 10 huyện. Đồng thời các
trường chuyên nghiệp, trung tâm bồi dưỡng tay nghề của Nhà nước và tư
nhân được thành lập thêm 19 trường [42, tr.16]. Có được những kết quả này
một phần là do đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn đã có
những quyết định đúng đắn, kịp thời về giáo dục và đào tạo.
Về lĩnh vực y tế: Từ việc nhận thức đúng các bệnh phổ biến trên địa bàn
tỉnh như: nhiễm trùng, ký sinh trùng, suy dinh dưỡng, còm, viêm phổi, tiêu chảy,
sốt xuất huyết, lỵ, sốt rét, sởi, viêm gan vi rút, viêm màng não, lao phổi… và
những nguyên nhân gây bệnh, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở có liên quan

đã triển khai kế hoạch của hoạt động y tế tập trung vào 6 mục tiêu lớn do Bộ y tế
đề ra là: tiêm chủng phịng bệnh; điều trị tích cực; đào tạo cán bộ chuyên môn;
quản lý dược phẩm và vệ sinh thực phẩm; nghiên cứu khoa học; và quản lý hành
chính trong lĩnh vực y tế. Tuy nhiên các bệnh theo mùa vẫn còn xảy ra ở một số
nơi, gây ra tử vong cho nhiều bệnh nhân. Một số địa phương năng lực chun
mơn của cán bộ y tế cịn yếu, công tác quản lý, giám sát mạng lưới trạm y tế cấp
cơ sở còn chậm, nên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
Về lĩnh vực văn hoá - xã hội: Hầu hết các cán bộ lãnh đạo chủ chốt cơ
sở đã có những quyết định đúng, kịp thời về việc xây dựng nếp sống văn hoá
mới; gia đình văn hố; giáo dục truyền thống đạo đức tốt đẹp, giữ gìn thuần
phong, mỹ tục tập quán của bà con các bộ tộc. Tuy nhiên, cơng tác phịng
chống các tệ nạn xã hội chưa hiệu quả (tỷ lệ nghiện hút và buôn bán ma tuý
vẫn tăng như ở huyện Phôn Hông, Viêng Khăm, Thụ Lạ Khôm…), công tác
hướng nghiệp cho nhân dân nhất là thanh niên chưa được quan tâm đúng lúc,


12
đúng mức và vẫn cịn chậm…
Về phát triển nơng thơn và xố đói giảm nghèo: Thực hiện theo kế
hoạch xây dựng chính trị ở cơ sở, kế hoạch xố đói giảm nghèo cho mỗi hộ
gia đình các cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh đã cụ thể hoá kế hoạch ngay
từ ban đầu. Từ 5 năm qua cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đã chỉ đạo và cố gắng
làm hết sức mình cho phát triển nơng thơn, xố đói giảm nghèo, thúc đẩy sản
xuất nơng nghiệp gắn với chuyên môn. Quan trọng nhất là cán bộ chủ chốt cơ sở
đã lập kế hoạch, dự án, đầu tư lãnh đạo vào 4 khu tập trung của Nhà nước,
những khu tập trung của tỉnh, huyện, xây dựng cơ sở hạ tầng là trọng tâm, nhất
là giao thông, nước sạch, điện, trạm y tế và …cải tiến hệ thống chính trị ở cơ sở
vững mạnh. Vận động các nhà kinh doanh trong nước và nước ngoài ủng hộ vốn
để sản xuất hàng hố góp phần tăng thu nhập cho nhân dân để xố đói giảm
nghèo cho bản nghèo giảm xuống, năm 2005 có 150 bản, đến năm 2010 cịn 88

bản, giảm xuống cịn 58,66%; thành lập nhóm bản xây dựng làng phát triển như
ở huyện Phôn Hông 3 bản, Kẹo U Đôm 3 bản, Thụ Lạ Khôm 2 bản và huyện
Phương 3 bản; đã thành công lập bản nhỏ thành bản lớn để phát triển kinh tế,
văn hoá, giáo dục… năm 2005 có 592 bản, đến năm 2010 có 505 bản và 66
nhóm bản, mỗi nhóm bản có uỷ viên huyện và cán bộ nguồn chỉ đạo [46, tr.15].
Về lĩnh vực quốc phịng, an ninh trật tự, an tồn xã hội: Nhiệm vụ xây
dựng lực lượng vũ trang và quốc phịng tồn dân, chính sách hậu phương
qn đội, bảo đảm nghĩa vụ quân sự, xây dựng lực dự bị động viên được hiện
tốt. Các động viên, các dự bị đã ra kế hoạch phòng thủ khu vực hàng năm, đã
thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, đề cao tinh thần
cảnh giác cách mạng, bảo vệ nội bộ Đảng, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của
tập thể, của nhân dân; ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ
nạn ma tuý, mại dâm.
1.1.2. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn
1.1.2.1. Khái quát về Đảng bộ tỉnh Viêng Chăn
Đảng bộ tỉnh Viêng Chăn hiện có 88 đảng bộ trực thuộc, 685 tổ chức cơ


13
sở đảng với hơn 12.892 đảng viên. Tổng số cán bộ, cơng chức của tỉnh là
8.832 người, trong đó nữ 3.286 người. Trong số đó, số cán bộ có trình độ văn
hố từ tiểu học đến trung học phổ thơng chiếm 0,20%; sơ cấp đến đại học là
88,89%; trên đại học là 0,91%; cán bộ người dân tộc thiểu số có 1.821 người
chiếm 20%. Nhìn chung đội ngũ cán bộ, cơng chức của tỉnh Viêng Chăn có
trình độ văn hố và chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều và thấp (11,11%
là trình độ đại học). Cán bộ cấp cơ sở là 7.460 người. Trong đó số có trình độ
văn hố tiểu học đến trung học phổ thông chiếm 0,21%; sơ cấp đến đại học là
99,78%; trên đại học là 0,34% . Riêng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có 7.460
người, nữ 2.858 người, đảng viên chiếm 66,63% .
1.1.2.2. Vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của Ban Thường vụ Tỉnh

uỷ Viêng Chăn
* Vị trí, vai trị
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn là cơ quan lãnh đạo do Hội nghị
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu ra, có nhiệm vụ lãnh đạo và kiểm tra việc
thực hiện nghị quyết của Đại hội đại biểu tỉnh; nghị quyết, chỉ thị của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh và cấp trên; quyết định những vấn đề về chủ trương,
tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
* Chức năng, nhiệm vụ
Điều 21 của Điều lệ Đảng nhân dân Cách mạng Lào đã quy định chức
năng, nhiệm vụ của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ như sau:
- Chịu trách nhiệm trực tiếp với Ban Chấp hành Trung ương về kết quả
và thiệt hại trong tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, đường lối,
chính sách, Điều lệ của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Lãnh đạo hoạt động của Đảng bộ, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh giữa
hai kỳ đại hội trong tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội cấp mình, tăng
cường, củng cố đồn kết thống nhất và phong cách làm việc giữa cấp uỷ với


14
cơ quan chính quyền và đồn thể.
- Tun truyền, giáo dục tư tưởng chính trị và lãnh đạo các tổ chức ở cơ
sở làm trịn nhiệm vụ chính trị của mình.
- Xây dựng Đảng bộ và các tổ chức Đảng cấp mình trong sạch, vững
mạnh; góp phần xây dựng và quán triệt đường lối, chính sách của Đảng để tổ
chức thực hiện cụ thể; bàn bạc thảo luận, thừa nhận các chính sách, nhiệm vụ
quan trọng của Đảng bộ, xây dựng - quản lý cán bộ, đảng viên, quản lý tài
chính của Đảng thuộc quyền trách nhiệm của mình.
- Lãnh đạo cơ quan chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đồn thể và cơ
quan, tổ chức xã hội khác hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của

mình; lãnh đạo, kiểm tra cơ quan quản lý địa phương tổ chức thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, nâng cao cuộc sống
của nhân dân, động viên quần chúng nhân dân góp phần xây dựng cơ quan
quản lý địa phương, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.
- Xem xét, công nhận các nghị quyết đại hội và kết quả bầu cử cấp uỷ
cáp dưới; xem xét phê duyệt công nhận quần chúng tiến bộ vào Đảng; thực
hiện kỷ luật tổ chức Đảng và đảng viên thuộc quyền quản lý.
- Xem xét, quyết định việc bố trí đảng viên, cấp uỷ viên cơ sở và tổ
chức cơ sở đảng phù hợp với nhiệm vụ chính trị và tiến hành kiểm tra, giám
sát thường xuyên tổ chức Đảng cấp dưới. Quyết định về công tác cán bộ như:
đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí, sử dụng luân chuyển cán bộ và thực hiện
chính sách đối với cán bộ, đảng viên thuộc quyền quản lý của mình.
Dựa vào chức năng, nhiệm vụ đã nêu trên, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
Viêng Chăn đã phân công phụ trách công việc và khu vực quản lý theo Quyết
định số 163/BTTU, ngày 18-09-2007 như sau:
1. Bí thư tỉnh uỷ, phụ trách chỉ đạo chung mọi công việc, mọi lĩnh vực; đi
sâu phụ trách chỉ đạo công tác an ninh, quốc phòng, chủ tịch dự án đầu tư trong
nước và quốc tế, chỉ đạo việc quan hệ ngoại giao, chỉ đạo việc xây dựng cơ sở


15
chính trị tồn tỉnh, chỉ đạo tồn diện huyện Phơn Hơng và Thụ Lạ Khơm.
2. Phó bí thư tỉnh uỷ, Thường trực tỉnh, Ban Thường vụ (việc Đảng),
chỉ đạo công tác tư tưởng, cơng tác tun truyền, trường chính trị và hành
chính, việc biên giới, chỉ đạo việc xây dựng cơ sở chính trị, chỉ đạo tồn diện
huyện Kẹo U Đơm và Viêng Khăm.
3. Phó bí thư tỉnh uỷ - Phó chủ tịch (1), Thường trực tỉnh (việc Nhà
nước), đi sâu chỉ đạo các công tác như sau: chỉ đạo kế hoạch - đầu tư, việc tài
chính, ngân hàng, giao thơng, chỉ đạo tồn diện huyện Hỉn Hợp và Mừn.
4. Phó chủ tịch (2), giúp việc Phó bí thư, đi sâu chỉ đạo cơ quan quản lý

đất đai, cơ quan tồ án, cơng tố, tư pháp, nơng nghiệp-nơng lâm, nhiên liệuhầm mỏ, công nghiệp-thương mại, khoa học-công nghệ, thông tin và văn hố
chỉ đạo tồn diện huyện Ka Xỉ và Phương
5. Phó chủ tịch tỉnh (3), chỉ đạo các cơng tác như sau: Cơng tác phát
triển nơng thơn, xố đói giám nghèo, du lịch, giáo dục, y tế, lao động và
thương binh - xã hội, chỉ đạo toàn diện huyện Văng Viêng.
6. Chủ tịch Mặt trận tổ quốc tỉnh, chỉ đạo các cơng tác tỉnh đồn, Hội Cựu
chiến binh, việc xây dựng cơ sở chính trị, chỉ đạo tồn diện huyện Xạ Nạ Kham.
7. Trưởng ban chỉ huy tỉnh, chỉ đạo cơng tác an ninh - quốc phịng, an
ninh 6 huyện Viêng Khăm, Phương, Xạ Nạ Kham, Văng Viêng, Mét, Xay
Xôm Bun.
8. Trưởng ban Tổ chức tỉnh uỷ, uỷ viên, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ
đạo công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, công tác đào nguồn nhân lực,
việc xây dựng cơ sở chính trị, chỉ đạo tồn diện huyện Mét.
9. Chủ tịch Kiểm tra Đảng và Nhà nước của tỉnh, chỉ đạo công tác kiểm
tra, ngân sách chi tiêu, các pháp luật, các văn bản-văn kiện, phong cách làm
việc của cán bộ-đảng viên, chỉ đạo toàn diện huyện Xạ Nạ Kham.
1.1.2.3. Đặc điểm của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn
Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ V, ngày 21-09-2010 đã bầu Ban Chấp


16
hành Đảng bộ tỉnh gồm 34 đồng chí, nữ 05 đồng chí; Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh đã bầu Ban thường vụ Tỉnh uỷ gồm 9 đồng chí, nữ 2 đồng chí, độ tuổi từ
47 đến 55 tuổi : 4/9, 56 đến 60 tuổi : 3/9, 61 đến 63 tuổi : 2/9 [xem phụ lục 3].
Trình độ chun mơn: cao đẳng 4/9 (chiếm 44,44%); đại học 4/9 (chiếm
44,44%); tiến sĩ 1/9 (chiếm 11,11%).
Trình độ lý luận: Trung cấp 2/9 đồng chí; cao cấp 4/9 đồng chí; đại học
3/9 đồng chí.
Nhìn chung, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn trình độ chun mơn
cao, độ tuổi cao nhưng các đồng chí là những người có kiến thức, kinh

nghiệm, có khả năng lãnh đạo, thực hiện tốt nhiệm vụ, được nhân dân tin
tưởng, có uy tín và trách nhiệm cao.
Về cơ cấu chức vụ: Các đồng chí trong Ban TVTU đều là cán bộ chủ
chốt của tỉnh. Chức danh Bí thư và Chủ tịch tỉnh là một người. Vì vậy, ở cấp
tỉnh về tổ chức Đảng có Bí thư và Phó bí thư tỉnh uỷ; về tổ chức chính quyền
có Chủ tịch tỉnh và Phó chủ tịch tỉnh. Bí thư tỉnh uỷ là người lãnh đạo trực
tiếp việc tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết, quyết
định của cấp trên và nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh, trực tiếp lãnh đạo việc
xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch của Tỉnh uỷ, chỉ
đạo các tổ chức Đảng, người đảm bảo tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật,
quy định của Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế
- xã hội và an ninh - quốc phòng; quy định và tổ chức thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và kế hoạch ngân sách hàng năm của tỉnh, chỉ đạo công
tác nhà nước.
1.1.3. Cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn quản lý quan niệm, vai trò và đặc điểm
1.1.3.1. Quan niệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn
quản lý
Khi nói đến cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn quản lý


17
hiện nay, tức là nói đến những người giữ các chức vụ cao trong hệ thống
chính trị của tỉnh, có vai trò, trách nhiệm lớn. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ hoặc
trực tiếp quyết định đề cử, đề bạt, thuyên chuyển cơng tác, thực hiện các
chính sách khác, kể cả quyết định thi hành kỷ luật (trong diện thuộc thẩm
quyền thi hành kỷ luật), nhất là đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ
thống tổ chức của Đảng bộ tỉnh; hoặc đề nghị ra ứng cử, đề nghị đề bạt vào
các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống tổ chức của chính quyền, đồn
thể phù hợp với chế độ xét chọn hay bầu cử của từng cơ quan, đơn vị.
Bên cạnh đó, khi nói đến Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý có nghĩa là

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thông qua cơ quan tham mưu về cán bộ của Đảng cấp
tỉnh để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động, quản lý
hồ sơ lý lịch của cán bộ thuộc diện quản lý của mình, nhằm theo dõi, nắm tình
hình đội ngũ cán bộ này. Qua đó, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ có thể tiến hành bố
trí, phân cơng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ diện này vào những chức vụ, vị trí
cơng tác thích hợp.
Từ những nhận thức nêu trên, có thể hiểu rằng: Cán bộ diện Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn quản lý là những người đứng đầu trong hệ
thống bộ máy Đảng, Chính quyền, Mặt trận, các đồn thể chính trị - xã hội
tỉnh và các doanh nghiệp nhà nước; những người đứng đầu bộ máy đảng,
chính quyền cấp huyện và các cơ sở, ban ngành tỉnh, và theo phân cấp cán
bộ, thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, bố trí, phân cơng, bổ nhiệm, thực hiện chính sách cán bộ.
Cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn quản lý là những cán
bộ lãnh đạo, quản lý, chủ chốt, quan trọng của cấp tỉnh, cấp huyện và các ban,
ngành trong tỉnh. Đây là những người giữ vai trò quyết định trong việc đề ra
các chủ trương, chính sách trong tỉnh và tổ chức thực hiện các chủ trương,
chính sách của Trung ương và địa phương.
Quyết định số 02-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 17-10-2006 về phân
cấp quản lý cán bộ, các chức danh diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn


18
quản lý gồm:
Cấp tỉnh: Bí thư, Phó bí thư Đảng bộ tỉnh; Trưởng ban, Phó trưởng ban
tỉnh, Phó trưởng ban tổ chức, Ban Tuyên giáo tỉnh; Chủ tịch, Phó chủ tịch,
Mặt trận tổ quốc tỉnh; Bí thư, Phó bí thư tỉnh, đồn thanh niên; Chủ tịch, Phó
chủ tịch, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Giám đốc, Phó giám đốc các sở, ngành
trong tỉnh và tương đương; Giám đốc, Phó giám đốc cơng ty doanh nghiệp
nhà nước trong tỉnh, Phó hiệu trưởng trường chính trị tỉnh; Chánh án, Phó

chánh Tồ án nhân dân tỉnh; Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, uỷ viên Uỷ ban
Kiểm tra tỉnh uỷ; Chánh văn phịng, phó chánh văn phịng Tỉnh uỷ.
Ở cấp huyện, Chủ tịch, Phó chủ tịch huyện, Bí thư, Phó bí thư huyện uỷ
và huyện uỷ viên.
Đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn quản lý là lực
lượng được lựa chọn, tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, về sự kiện
định, vững vàng và có khả năng đáp ứng yêu cầu các nhiệm vụ được giao.
Theo thống kê năm 2010 của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, có 314 người là cán
bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn quản lý.
1.1.3.2. Vai trò, đặc điểm cán bộ diện Ban thường vụ Tỉnh uỷ Viêng
Chăn quản lý


Vai trò cán bộ diện Ban thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn quản lý

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam và hình thành nên tư tưởng cách
mạng của Người, trong đó có các quan điểm về cán bộ và vai trò của cán bộ
cách mạng. Khi đề cập đến vai trò của cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hoặc thất
bại đều do cán bộ tốt hay kém” [18, tr.269, 273].
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng nhân dân Cách
mạng Lào, chỉ rõ cán bộ có vai trị quan trọng quyết định sự thành công và
thất bại về tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn quản lý là một bộ


19
phận đội ngũ cán bộ của Đảng, họ có vai trị quan trọng của đội ngũ cán bộ
nói chung. Là những cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị ở tỉnh Viêng
Chăn và các huyện, vai trò quan trọng đó thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:

Một là, đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn quản
lý có vai trị có tính quyết định trong việc tổ chức thực hiện thắng lợi đường
lối, chủ trương của Trung ương Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
cũng như các nghị quyết, quyết định, kế hoạch, đề án, chương trình hành động
của tỉnh và của các địa phương trong tỉnh. Vai trò này xuất phát từ mối quan
hệ giữa cán bộ và đường lối, chính sách và từ vị trí của đội ngũ cán bộ này
trong hệ thống chính trị.
Trước hết, họ là lực lượng tổ chức nghiên cứu, quán triệt, cụ thể hoá
đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn. Chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước phần lớn là ở tầm vĩ mơ, mang tính bao qt, địi hỏi phải quán triệt
sâu sắc, vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể của từng địa phương, đơn vị thì mới đi vào cuộc sống, đem lại
hiệu quả thiết thực. Đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn
quản lý chính là những người quyết định trong việc tổ chức nghiên cứu, quán
triệt, cụ thể hoá và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn.
Đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn quản lý cịn
thể hiện vai trị to lớn có tính quyết định của mình trong việc tổ chức thực
hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước cũng như các nghị quyết, quyết định, kế hoạch, đề án,
chương trình hành động của tỉnh. Họ là những người lãnh đạo, trung tâm định
hướng, điều khiển tồn bộ hoạt động của Tỉnh uỷ, chính quyền tỉnh; các cơ
quan, sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; cấp uỷ, chính quyền các huyện, đảng uỷ
trực thuộc Tỉnh uỷ; thơng qua quá trình chỉ đạo hoạt động thực tiễn họ tổng
kết được những kinh nghiệm, bài học, góp phần bổ sung, hoàn thiện các chủ


20
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Hai là, cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn quản lý đóng
vai trị nịng cốt trong việc xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh vững mạnh.
Họ là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở cấp tỉnh
và cấp huyện, thành, thị chịu trách nhiệm chính trong việc tuyên truyền, tổ
chức, hướng dẫn, kiểm tra, các hoạt động của cán bộ, đảng viên và nhân dân
trong tỉnh, chỉ đạo xây dựng và củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy;
xây dựng đội ngũ đảng viên, đoàn viên, hội viên; tuyển chọn, đào tạo bồi
dưỡng, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ và đề ra các chủ trương, giải pháp nhằm
không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan, tổ chức
mình, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ.
Ba là, đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn quản lý
có vai trị quan trọng trong việc xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết thống nhất
trong Đảng, trong đội ngũ cán bộ công chức và nhân dân trong tỉnh. Đội ngũ
cán bộ này nếu có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực tốt,
đồng đều thì cấp uỷ, chính quyền tỉnh, huyện, bộ máy lãnh đạo của các cơ
quan, sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh sẽ mạnh, quy tụ được đội ngũ cán bộ đảng
viên, nội bộ đoàn kết. Nhưng nếu họ thối hố về phẩm chất, trình độ, năng
lực khơng tương xứng với u cầu nhiệm vụ thì sẽ có kết quả ngược lại và các
quyết định thường sẽ thiếu tính hiệu lực và hiệu quả, thậm chí gây mất đồn
kết và phá hoại tổ chức. Do đó, trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đòi hỏi
đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý phải có đủ phẩm chất,
trình độ năng lực ngang tầm nhiệm vụ mới; phải là tấm gương trong học tập,
công tác và sinh hoạt để những người dưới quyền và đảng viên, quần chúng
nhân dân noi theo, là trung tâm đồn kết, tập hợp mọi nguồn nhân lực, trí lực,
vật lực ở địa phương, cơ quan, đơn vị, phát huy sức mạnh tập thể, động viên
mọi người ra sức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Bốn là, đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý là những


21

người có nhiệm vụ trực tiếp hoặc tham gia vào việc giải quyết các mối liên hệ
với hệ thống chính trị của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, của các
huyện. Họ có vai trị quan trọng nhất trong việc quan tâm chăm lo, bảo vệ lợi
ích chính đáng về tinh thần và vật chất của cán bộ, đảng viên và mọi người
dân, phát huy dân chủ trong Đảng, động viên và phát huy tinh thần làm chủ
của nhân dân tích cực tham gia các phong trào hoạt động, nhằm xây dựng và
bảo vệ đất nước, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Năm là, đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý còn là
nguồn bổ sung cán bộ cho các cơ quan, bộ, ngành, đồn thể Trung ương. Bởi
vì hầu hết cán bộ trong đó đó trưởng thành từ các phong trào cách mạng ở địa
phương, được đào tạo cơ bản về các mặt, thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng
phẩm chất đạo đức, trải qua q trình cơng tác ở địa phương đó tích luỹ được
nhiều kinh nghiệm thực tiễn, nhiều đồng chí đã trưởng thành từ cơ sở, độ tuổi
cịn trẻ, có nhiều triển vọng, có thể đảm đương được chức vụ cao hơn.


Đặc điểm của đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng

Chăn quản lý:
- Đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn quản lý là
những người có trình độ hiểu biết sâu, rộng về đường lối, chủ trương, chỉ thị,
nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, am hiểu tình hình
chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh, quốc phòng ở trong nước và ở địa
bàn tỉnh. Là đội ngũ cán bộ có q trình cơng tác và trưởng thành tại tỉnh nên
nhìn chung họ trình độ hiểu biết sâu, rộng, có kiến thức, kinh nghiệm hoạt động
trong cơng tác xây dựng Đảng, đồn thể, vận động quần chúng, quản lý kinh tế,
quản lý nhà nước; có năng lực tổ chức, quản lý, chỉ đạo tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn; có khả năng nghiên cứu khoa học, chủ trì xây dựng hoặc thẩm định
các đề án, chuyên đề công tác liên quan đến lĩnh vực được phân công công tác.
- Đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn quản lý hiện

nay, có nhiều đồng chí đảm nhận nhiều nhiệm vụ cơng tác, nhất là kiêm


22
nhiệm giữa công tác Đảng với công tác quản lý nhà nước hoặc cơng tác đồn
thể. Điều này phản ánh sự lãnh đạo thống nhất của Đảng đối với các lĩnh vực
công tác thông qua đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của mình, làm
cho vai trị, năng lực của mỗi cán bộ được phát huy tối đa, đồng thời làm cho
việc triển khai các chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng vào các lĩnh
vực cụ thể thuận lợi, việc bàn bạc, đưa ra các quyết định và tổ chức chỉ đạo
thực hiện các mặt công tác trong thực tế có thể được tiến hành nhanh chóng.
Nhưng bên cạnh đó, việc phải kiêm nhiệm nhiều chức vụ đó làm cho mỗi cán
bộ phải đảm đương quá nhiều cơng việc, làm nhiều chức năng, khơng có điều
kiện đi sâu sát vào từng vấn đề cụ thể và nhất là khơng có thời gian cần thiết
cho việc nghiên cứu, học tập, kể cả việc cập nhật thông tin khoa học cần thiết,
tham khảo và tiếp thu kinh nghiệm quý giá của khu vực và thế giới, để không
ngừng nâng cao trình độ hiểu biết về lý luận, mở rộng tầm nhìn và hồn thiện
kỹ năng lãnh đạo, quản lý.
- Đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn quản lý là
những người có chức vụ, có vai trị nịng cốt trong hệ thống chính trị của
tỉnh, có tác động, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thống chính trị của
tỉnh. Đây là đội ngũ cán bộ chủ chốt góp phần quyết định vào sự nghiệp xây
dựng và phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã
hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng… ở địa phương.
1.2. QUAN NIỆM, VAI TRỊ, NGUN TẮC, QUY TRÌNH, NỘI DUNG
LN CHUYỂN CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ VIÊNG CHĂN
QUẢN LÝ

1.2.1. Quan niệm và vai trò của luân chuyển cán bộ diện Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn quản lý

1.2.1.1. Quan niệm luân chuyển cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
Viêng Chăn quản lý
Luân chuyển là một từ Hán - Việt, được giải theo nhiều nghĩa khác


23
nhau, trong đó có hai nội dung đáng chú ý, thứ nhất là "sự xoay vần, hay vòng
xoay vần" và thứ hai là "sự thay đổi, lần lượt thay đổi nhau mà làm" [22,
tr.601]. Đại từ điển tiếng Việt (do Nxb VHTT xuất bản năm 1998) định nghĩa
luân chuyển là "chuyển đổi lần lượt theo vòng" [6, tr.1058]. Từ điển tiếng Việt
(do Nxb Đà Nẵng xuất bản năm 1997) quan niệm: luân chuyển là "lần lượt
tiếp nối hay chuyển cho nhau để còn cùng quay trở lại, thành một hay nhiều
vịng" [23, tr.569]. Trong cơng tác cán bộ, ln chuyển cán bộ khơng có nghĩa
đơn giản là chuyển đổi cán bộ lần lượt theo vòng mà luân chuyển cán bộ là
chuyển đổi vị trí cơng tác của cán bộ theo kế hoạch nhằm mục đích chủ yếu là
đào tạo, rèn luyện, thử thách cán bộ lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch.
Ở Lào, trước yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của
tình hình, nhiệm vụ trong thời kỳ mới, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã và
đang từng bước đổi mới các mặt công tác cán bộ, trong đó coi LCCB là khâu
quan trọng. Ngày 14-7-2003, Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã
ban hành Nghị quyết số 02/BCTTWĐ “về việc bổ nhiệm và luân chuyển cán
bộ” để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ, cân đối lực lượng và bồi dưỡng cán bộ.
Thực hiện Nghị quyết số 02, đến nay việc LCCB đã được triển khai trong
tồn Đảng.
Từ quan niệm về lu©n chun c¸n bé nói chung và thùc tiƠn
quản lý c¸n bé ở Lào có thể thấy: Luân chuyển cán bộ diện Ban Thường
vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn quản lý lµ việc Ban Thng v Tnh u chủ động
điều động cán bộ thuộc diện quản lý từ vị trí, nơi công tác
này đến vị trí, nơi công tác khác theo kế hoạch nhằm mục
đích chủ yếu là đào tạo, rèn luyện cán bộ lÃnh đạo, quản lý

trong quy hoạch.
Ch th cú thẩm quyền quyết định luân chuyển cán bộ diện Ban TVTU
Viêng Chăn quản lý là Ban TVTU Viêng Chăn.
Đối tượng luân chuyển là những cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban


24
TVTU Viêng Chăn quản lý cịn trẻ, có triển vọng cần được đào tạo, bồi dưỡng
tồn diện về cơng tác lãnh đạo, quản lý.
Nội dung công tác LCCB diện Trung ương Đảng quản lý gồm những
mặt công tác chủ yếu sau:
-

Xây dựng chủ trơng, kế hoạch, chính sách luân

chuyển cán bé thuộc diện Ban TVTU Viêng Chăn quản lý
- Thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
Viêng Chăn quản lý theo quy trình, nguyên tắc
- Kiểm tra, giám sát, thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật
- Đánh giá và bố trí, sử dụng cán bộ sau luân chuyển
1.2.1.2. Vai trò, tác dụng của luân chuyển cán bộ diện Ban Thường
vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn quản lý
Cơng tác ln chuyển cán bộ, trong đó có luân chuyển cán bộ diện Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý có vai trị, tác dụng trên nhiều phương diện đối
với công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, cụ thể là:
Thứ nhất, luân chuyển cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn
quản lý có vai trị quan trọng đối với việc kết hợp lý luận với
thực tiễn trong q trình cơng tác của cán bộ luân chuyển, tạo
điều kiện thuận lợi cho cán bộ phát triển tồn diện cả về trình
độ lý luận chính trị và năng lực tổ chức thực tiễn.

Về thực chất, luân chuyển cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng
Chăn quản lý là sự tiếp tục quá trình đạo tạo, bồi dưỡng những cán bộ này
trong thực tiễn. Điều này rất cần thiết trong điều kiện hiện nay.
Sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nói chung và CNH, HĐH
nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng đang địi hỏi đội ngũ cán bộ trẻ khơng chỉ
có trình độ về chun mơn nghiệp vụ, về lý luận chính trị, về quản lý nhà
nước mà cịn phải có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, trên nhiều lĩnh
vực. Có như vậy người cán bộ lãnh đạo, quản lý mới phát triển toàn diện, với


25
cương vị là những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các tỉnh miền núi, có vai trị
tham mưu cho cấp uỷ tỉnh xây dựng các chủ trương, chính sách phải đảm bảo
tính tồn diện trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hố - xã hội, an ninh, quốc
phịng… Tuy nhiên, phần lớn đội ngũ cán bộ trẻ, diện Ban Thường vụ tỉnh uỷ
quản lý mới trưởng thành qua đào tạo ở các trường đại học và qua thực tiễn
cơng tác ở một số ngành, cấp phó hoặc cấp trưởng. Vì vậy, họ cịn thiếu kiến
thức của các chun ngành khác, nhất là sự hiểu biết toàn cục, vĩ mơ của
ngành, các địa phương khác. Họ cịn nhiều bất cập, yếu kém về vận dụng lý
luận vào thực tiễn để giải quyết cơng việc được giao.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, cách tốt nhất là luân chuyển cán bộ lãnh
đạo từ cơ sở, ngành này sang sở, ngành khác; từ tỉnh về huyện; từ huyện này
sang huyện khác và ngược lại, để giúp cán bộ mở rộng tầm hiểu biết, có cơ hội
để thực hiện năng lực của mình, cọ sát với thực tiễn, trải nghiệm qua cả thành
cơng và thất bại, qua đó trưởng thành nhanh hơn, toàn diện và vững vàng hơn.
LCCB diện BTVTU Viêng Chăn quản lý cịn là một hình thức đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ có hiệu quả, nó góp phần làm phong phú, đa dạng các hình
thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong điều kiện hiện nay. Vì thế luân chuyển
cán bộ có vai trị to lớn trong đổi mới, nâng cao chất lượng công tác cán bộ
của các cấp uỷ ở tỉnh Viêng Chăn nói riêng và của Đảng nói chung.

Thứ hai, LCCB diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn quản lý góp
phần quan trọng khắc phục tình trạng hẫng hụt cán bộ và khép kín, cục bộ
trong cơng tác cán bộ của tỉnh
Hẫng hụt cán bộ và khép kín, cục bộ trong cơng tác cán bộ là tình trạng
khá phổ biến ở tỉnh Viêng Chăn. Mặc dù các cấp uỷ ở vùng này đã quan tâm
và có các chủ trương, giải pháp khắc phục, nhưng kết quả còn nhiều hạn chế,
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển mọi mặt của địa phương. LCCB diện Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ Viêng Chăn quản lý là một hướng và một giải pháp quan
trọng giải quyết có hiệu quả tình trạng hẫng hụt cán bộ và khép kín, cục bộ


×