Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh đối với việc xử lý điểm nóng chính trị xã hội ở gia lai hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.51 KB, 117 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình phát triển của lịch sử, bất kỳ quốc gia nào nếu giữ
vững sự ổn định chính trị - xã hội thì quốc gia đó phát triển hưng thịnh, đồng
thời chỉ có sự phát triển bền vững thì mới ổn định được chính trị - xã hội, ổn
định chính trị - xã hội tạo tiền đề, điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội.
Thực tiễn ở nươc ta qua gần 27 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với những bước đi thích hợp đã tạo nên sự
chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội... mang lại những thành tựu rất to lớn, tạo cho Việt Nam thế và lực mới để
bước vào thế kỷ 21. Cùng với những thành quả đã đạt được thì trong quá trình
đổi mới cũng xuất hiện nhiều yếu tố tiêu cực, phức tạp. Một trong những vấn đề
gay cấn nổi lên là tình hình tranh chấp khiếu kiện, biểu tình, bạo loạn có đơng
người tham gia, hình thành các điểm phức tạp về an ninh, các "điểm nóng
chính trị - xã hội" (ĐNCT-XH) ở nhiều địa phương trong cả nước. Điều này
đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động lãnh đạo, quản lý của tổ chức
Đảng, chính quyền cơ sở, đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đến sản
xuất và đời sống của nhân dân.
Đối với tỉnh Gia Lai, đây là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về
chinh trị, kinh tế, quốc phịng an ninh ở Tây ngun; có đông các đồng bào
dân tộc thiểu số (DTTS ) sinh sống; là địa bàn mà các thế lực thù địch ln
chú ý thực hiện âm mưu “Diễn biến hịa bình”, “Bạo loạn lật đổ”... Trong
những năm vừa qua đã xuất hiện nhiều ĐNCT-XH và là nơi đang tiềm ẩn
nhiều nguy cơ bất ổn trong tồn xã hội. Có những ĐNCT-XH xảy ra đã được
giải quyết ổn thỏa, thiết lập trở lại tình trạng ổn định bình thường. Có những
ĐNCT-XH đang diễn ra và cũng khơng ít những điểm có nguy cơ bùng phát
hoặc tái phát. Các ĐNCT-XH đó có thể do nhiều ngun nhân khác nhau gây
nên, quy mơ, tính chất và mức độ hậu quả cũng không giống nhau nhưng đều



2
cảnh báo về sự yếu kém trong quản lý xã hội, sự lãnh đạo của các cấp ủy
Đảng. Đời sống của đồng bào DTTS tuy đã có nhiều cải thiện, song nhìn
chung vẫn cịn nghèo nàn, lạc hậu, khoảng cách về mức sống giữa vùng đồng
bào Kinh và đồng bào DTTS ngày càng rộng. Do vậy, nếu khơng ngăn ngừa
có hiệu quả và giải quyết tốt các ĐNCT-XH thì khơng thể đảm bảo được an
ninh chính trị tại địa phương. Những ĐNCT-XH ở Tây nguyên nói chung và ở
Gia Lai nói riêng đang đặt ra cho chúng ta một yêu cầu cần phải nghiên cứu
một cách nghiêm túc về nó.
Ở Gia Lai trong những năm qua đã có nhiều bước tiến về xây dựng kết
cấu hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới, quan tâm
nâng cao đời sống của đồng bào DTTS,... Nhưng so với các tỉnh Tây ngun
thì ở đây lại có nhiều ĐNCT-XH có khả năng lây lan rất nhanh và cơng tác
giải quyết phải mất nhiều thời gian, công sức của các lực lượng tham gia.
Trong đó có thể nói, khơng ít những điểm nóng nảy sinh bởi âm mưu chống
phá của các thế lực thù địch, tệ quan liêu, xa dân, mất dân chủ, khơng nắm
được tình hình, bởi phương pháp làm việc, cách thức xử lý các vụ việc của
cán bộ cấp cơ sở; Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng mà trực tiếp là cấp ủy viên
trong bộ máy chính quyền cịn lúng túng, thiếu kiên quyết, khơng phù hợp...
Do đó, để góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị ở Gia Lai nói
riêng và Tây nguyên nói chung rất cần có sự nghiên cứu đánh giá tổng kết cả
lý luận và thực tiễn về sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy đảng đối với việc giải
quyết các điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị - xã hội để rút ra những
bài học kinh nghiệm trong giải quyết xử lý khi có điểm nóng xảy ra mà quan
trọng hơn là rút ra những bài học kinh nghiệm đối với sự lãnh đạo của Đảng
để loại bỏ được nguyên nhân phát sinh điểm nóng, phịng ngừa khơng cho
điểm nóng xuất hiện hoặc tái phát. Trên cơ sở đó cần tìm ra hệ thống những
giải pháp thiết thực để giải quyết các điểm nóng chính trị - xã hội ở vùng đồng
bào DTTS.



3
Với những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh đối với việc xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở Gia Lai hiện nay” làm
luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chính trị và ổn định chính trị là một chủ đề rộng lớn, khá phức tạp cả
về phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Từ cấp độ lý luận chung, từ trước đến
nay, cùng với sự phát triển của các khoa học chính trị trong và ngồi nước, đã
có nhiều cơng trình đề cập, giải quyết với nhiều chiều cạnh khác nhau.
Nghiên cứu và giải quyết chủ đề nói trên từ góc độ điểm nóng và xử lý điểm
nóng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, trên thực tế chỉ đặt ra khi tình hình
chính trị -xã hội Tây Ngun thực sự “nóng lên”.
Sau sự kiện Thái Bình, năm 1998 đồn cơng tác của Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh đi thực tế và tổng kết tình hình đã viết đề tài khoa học
tiềm lực có tên: "Tổng kết thực tiễn về xử lý điểm nóng chính trị - xã hội" do
các nhà khoa học Lê Hữu Nghĩa làm chủ nhiệm, Lưu Văn Sùng làm phó chủ
nhiệm đề tài.
Từ năm 1998, trong khuôn khổ chuẩn bị giáo trình mơn học xử lý tình
huống chính trị, Viện Khoa học Chính trị đã hồn thành tập bài giảng về học
phần xử lý tình huống chính trị (chương trình dành cho cử nhân chính trị do
Lưu Văn Sùng và Hồng Chí Bảo là tác giả). Ngồi những phần lý luận chung
như khái niệm, phương pháp tiếp cận, quy trình và giải pháp xử lý ĐNCT-XH
thì tập bài giảng này cịn đi sâu vào các khía cạnh như:
- Xử lý tình huống chính trị khi bộ máy cầm quyền có nạn quan liêu
tham nhũng.
- Xử lý tình huống chính trị khi chuyển giao quyền lãnh đạo giữa các
thế hệ trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền.
Qua việc nghiên cứu học phần “Xử lí tình huống chính trị” của Viện
Chính trị học trong đó có Tập bài giảng “Xử lí tình huống chính trị” dùng cho

hệ cử nhân do Lưu Văn Sùng và Hồng Chí Bảo là tác giả năm 2002.


4
Báo cáo tổng quan đề tài khoa học nhánh 3 cấp Nhà nước của Lưu
Văn Sùng: “Một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các vùng đa dân
tộc ở miền núi trong những năm gần đây - hiện trạng, vấn đề, các bài học
kinh nghiệm trong xử lí tình huống”, tháng 1 năm 2005.
Ban Nội chính Trung ương Đảng trên cơ sở khảo sát các ĐN ở nơng thơn
trong tồn quốc đã cho xuất bản cuốn sách: "Một số tình hình và giải pháp
phịng ngừa giải quyết điểm nóng ở cơ sở nơng thơn nước ta". Đây là cuốn sách
đầu tiên có sự nghiên cứu mang tính chun sâu về ĐN ở địa bàn nơng thơn. Các
tác giả đánh giá chung về tình hình ĐN ở nông thôn nước ta từ khi đổi mới, xác
định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm ổn định tình hình.
Tác giả Trần Hồng Châu - Chánh thanh tra của tỉnh Nghệ An có bài
viết "Thử bàn về điểm nóng và các biện pháp hạn chế phát sinh điểm nóng"
đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 7 (4/1999). Thơng qua kinh nghiệm cơng tác
của mình, tác giả đã khái quát rút ra khái niệm về ĐN và nêu một số giải pháp
góp phần làm cho ĐN khơng xảy ra.
Tác giả Nhị Lê có bài: "Việc giải quyết "điểm nóng" ở Thanh Hóa"
đăng trên Tạp chí Cộng sản, 3/1994 lại là một cách tiếp cận khác. Qua việc
xác định quy mơ, dạng thức, tính chất của các ĐN mà tác giả đã rút ra những
nguyên nhân và bài học kinh nghiệm giải quyết ĐN.
GS.TS Lưu Văn Sùng liên tiếp trên hai số 3 (10) 2001 và 4(11) 2001
của Thơng tin chính trị học đã có bài đăng về "Xử lý điểm nóng chính trị - xã
hội". Những bài viết này có nội dung khái quát lý luận về xử lý ĐNCT-XH.
Một số luận văn cử nhân chính trị đã viết về vấn đề xử lý tình huống
chính trị khi tại địa phương có xảy ra ĐN như:
- Luận văn của Nguyễn Văn Thiện về "Biện pháp hạn chế khiếu tố
vượt cấp ở Hà Nam" (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000).

- Luận văn của Lê Xn Dung: “Điểm nóng chính trị - xã hội quy
trình và giải pháp của lực lượng công an tham gia giải qut điểm nóng”
(Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000).


5
- Luận văn của Nguyễn Đính Huyên: “Xử lí điểm nóng chính trị - xã
hội ở xã Bản Ngun - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ” (Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, 2000).
- Luận văn của Lê Xuân Thủy về "Thực trạng và giải pháp cơ bản
giải quyết dứt điểm tình trạng khiếu nại tố cáo đơng người ở Giao Thủy
Nam Định" (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001).
- Luận văn của Nguyễn Văn Thịnh: “Phân tích một số điểm nóng
chính trị - xã hội trên địa bàn huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương và rút ra bài
học kinh nghiệm qua thực tiễn xử lí gần đây” (Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, 2002).
- Luận văn của Tơ Văn Cường: “Ba năm khơi phục hậu quả điểm
nóng Thái Bình, những bài học kinh nghiệm” (Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, 2002).
- Luận văn của Vũ Đức Hằng: “Điểm nóng chính trị ở nơng thơn
huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình. Q trình xử lí và một số giải pháp chủ yếu
để ổn định tình hình và phát triển” (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, 2003).
- Luận văn của Nguyễn Xuân Nghinh: “Tình Hình và nguyên nhân
xảy ra điểm nóng chính trị - xã hội ở xã Hồng Thuận - huyện Giao Thủy”
(Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2004).
Bên cạnh đó, một số luận văn thạc sỹ về xử lí điểm nóng chính trị xã
hội như:
- Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Mai Anh: “Điểm nóng chính trị xã hội ở nơng thơn đồng bằng sông Hồng - đặc điểm, nguyên nhân và những
bài học kinh nghiệm” (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002).

- Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Cơng Chuyên về “ Sự lãnh đạo của
Đảng Bộ tỉnh đối với việc xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở nơng thơn Nam
Định hiện nay” (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2009).


6
Các luận văn này thường đi vào phạm vi địa bàn cụ thể của một huyện,
một tỉnh nơi tác giả đang công tác hoặc đã tham gia chỉ đạo trực tiếp giải quyết
ĐN. Những bài viết đó có nhiều giá trị thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm xử lý rất
sinh động, sáng tạo.
Trong số các luận án tiến sĩ và thạc sĩ thuộc chun ngành chính trị
học thì chưa có luận án, luận văn nào viết về vấn đề Sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh đối với việc xử lý ĐN, ĐNCT-XH ở một tỉnh của Tây ngun.
Điểm nóng chính trị - xã hội ở Việt nam nói chung và ở Tây nguyên
nói riêng đã được nghiên cứu và các cách tiếp cận khác nhau như: An ninh
nông thôn, điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị - xã hội. Viện Chính trị
học đã có đề tài tổng kết thực tiễn về xử lý những điểm nóng chính trị - xã
hội. Tỉnh ủy Gia Lai đã tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường cơng tác đảm bảo an ninh quốc gia
trong tình hình mới và Nghị quyết số 05 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng
cường công tác đảm bảo an ninh nông thôn. Các ngành, các cấp, các báo, tạp
chí cũng có nhiều sơ kết đánh giá ở những mức độ, khía cạnh khác nhau.
Ngồi các nghiên cứu chung về điểm nóng ở nước ta và đúc rút kinh
nghiệm, xây dựng chương trình, nội dung của bộ mơn xử lý điểm nóng chính trị
- xã hội của viện Chính trị học, đã có một số đề tài khoa học chuyên ngành và đề
tài luận văn cao cấp lý luận ở Học viện chính trị khu vực III, Bộ công an, Học
viện An ninh nhân dân đã trực tiếp nghiên cứu, tổng kết các vấn đề có liên quan
đến tình hình điểm nóng và việc xử lý các điểm nóng theo chuyên ngành.
Các đề tài nghiên cứu trên nhìn chung đã phản ánh khái quát được
tình hình diễn biến điểm nóng chính trị - xã hội, chỉ ra được quy mơ, tính
chất, thành phần, hậu quả tác hại của các điểm nóng đó ở các giai đoạn

khác nhau, trên địa bàn cả nước, trong đó có Tây nguyên. Mặt khác, các đề
tài đã khẳng định được những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, tính chất,
bài học kinh nghiệm, bước đầu đề xuất được phương châm, nguyên tắc,


7
quy trình, phương hướng giải quyết điểm nóng chính trị - xã hội. Có thể
nói, ở các mức độ khác nhau, các đề tài đã góp phần nâng cao nhận thức,
trách nhiệm đối với các cấp và góp phần phịng ngừa, giải quyết tốt hơn
những điểm nóng chính trị - xã hội.
Tuy vậy, lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu là vấn đề mới, nên việc nghiên
cứu, tổng kêt để đưa ra những khả năng dự tính, đồng thời dự báo và phịng
ngừa cho sát thực là vấn đề khó khăn. Đặc biệt các đề tài chưa đi sâu nghiên
cứu phân tích vai trị, phương châm, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng bộ đối với việc xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở một tỉnh Tây
Ngun có đặc thù là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mặt khác, các đề tài
mới đi sâu đề xuất những vấn đề về quy trình chung, nhưng những bước đi và
kĩ thuật cụ thể và đặc biệt là những vấn đề có tính đặc thù cần chú ý về
phương pháp trong phịng ngừa, trong q trình thanh tra, kiểm tra, kết luận
giải quyết điểm nóng, giải quyết hậu quả thanh tra, kiểm tra v.v. chưa được
làm rõ nên khi vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài trên đi vào giải quyết
điểm nóng chính trị - xã hội khơng tránh khỏi những lúng túng, bất cập.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cở sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về sự lãnh đạo của
Đảng đối với việc xử lý điểm nóng chính trị - xã hội và thực trạng sự lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh Gia Lai trong giải quyết vấn đề này, luận văn đưa ra một số
quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với
việc xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở tỉnh Gia Lai hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ

Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận thực tiễn về điểm nóng chính trị
- chị xã hội và sự lãnh đạo của Đảng trong q trình xử lí.
Đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra trong lãnh đạo xử lí điểm
nóng chính trị - xã hội của Đảng bộ tỉnh.


8
Luận văn đưa ra một số quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả trong lãnh đạo xử lí điểm nóng chính trị - xã hội của Đảng bộ tỉnh
Gia lai hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu một số ĐNCT-XH điển hình đã và
đang xảy ra ở Gia Lai từ 2001 đến nay. Phân tích dưới góc độ Đảng lãnh đạo
đối với việc xử lý điểm nóng chính trị- xã hội để thấy rõ thực trạng tính chất
mâu thuẫn của đời sống xã hội ở Gia Lai hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về quyền lực chính trị, về giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, về
vai trò và quyền lực của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Luận văn dựa trên quan điểm phân tích mâu thuẫn và giải quyết mâu
thuẫn trong xung đột xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Luận văn có kế thừa chọn lọc những kết quả nghiên cứu lý luận có
liên quan đã được cơng bố trong nước, nhất là những kết quả nghiên cứu
trong lĩnh vực Chính trị học.
Dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
về phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội nói chung và về phát triển kinh
tế, ổn định chính trị - xã hội ở Tây nguyên nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu chung của chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp khảo sát thực tế,
phân tích, so sánh và phương pháp phân tích các phương án giải quyết (của
các địa phương) trong những tình huống khác nhau đã diễn ra trong thực tế.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Đây là luận văn thạc sĩ đầu tiên phân tích khái quát một cách có hệ
thống các ĐNCT-XH và việc lãnh đạo trong quá trình xử lý của Đảng bộ tỉnh
trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong những năm vừa qua và hiện nay.


9
Rút ra những hạn chế, bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng
trong xử lý các ĐNCT-XH ở Gia Lai, để từ đó có một cách nhìn khái quát về
sự lãnh đạo của Đảng trong xử lý ĐN trong cả nước. Nêu ra những điểm khác
biệt của ĐNCT-XH ở Gia Lai với các vùng khác trong cả nước.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài ở mức độ nhất định có thể được sử dụng
làm tài liệu tham khảo của các cấp ủy Đảng trong q xử lý tình huống chính trị
và bước đầu làm cơ sở để phân loại các điểm nóng ở Gia Lai nói riêng và ở
Tây Nguyên nói chung.
Đề tài cung cấp những dữ liệu cho việc xây dựng lý thuyết về xung
đột xã hội và giải tỏa xung đột xã hội.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài có thể được các cán bộ lãnh đạo chính trị,
nhất là cấp ủy ở địa phương tham khảo trong quá trình xử lý các tình huống
cụ thể.
Trên cơ sở có cái nhìn tổng thể về các ĐNCT-XH ở Gia Lai mà đưa ra
các giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và phát triển kinh tế - chính trị ở Gia Lai
nói riêng và ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung.
8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.


10
Chương 1
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐIỂM NĨNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
VÀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI VIỆC XỬ LÍ ĐIỂM NĨNG
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỂM NĨNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ QUY
TRÌNH XỬ LÝ

1.1.1. Khái niệm chung về điểm nóng chính trị - xã hội
1.1.1.1. Điểm nóng xã hội
Để làm rõ điểm nóng xã hội là gì, các nhà chính trị học đã đi từ xung đột
và khái niệm xung đột xã hội. Xung đột xã hội được hiểu là sự va chạm, xung
khắc về lợi ích, sự bất đồng nghiêm trọng hay sự tranh cãi gay gắt về ý kiến,
quan điểm, sự đấu tranh với các cấp độ khác nhau, từ các phía trong các quan
hệ xã hội của đời sống con người. Xét từ góc độ chính trị, liên quan đến
quyền lực chính trị thì xung đột xã hội được xem là xung đột chính trị - xã
hội. Những xung đột xã hội, xung đột chính trị - xã hội ở mức cao gọi là
những điểm nóng chính trị - xã hội. Như vậy, điểm nóng xã hội, chính trị - xã
hội có nguồn gốc từ xung đột xã hội, xung đột chính trị - xã hội.
Ở nước ta, cụm từ điểm nóng đã từng xuất hiện trong thời kỳ khủng
hoảng kinh tế - xã hội và đang tiếp tục diễn ra trong giai đoạn thực hiện công
cuộc đổi mới. Vào những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, khi tình hình khiếu nại,
tố cáo diễn ra phức tạp, căng thẳng như khiếu nại, tố cáo đơng người, vượt
cấp thì khái niệm điểm nóng được dùng khá rộng rãi trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên, ở các lĩnh vực khác nhau, ở các địa phương khác nhau, có nhiều ý
kiến khác nhau về thuật ngữ này. Ngành cơng an gọi vấn đề điểm nóng xã hội

là vấn đề an ninh nông thôn; số đông cơ quan nhà nước thể hiện trong các văn
bản quản lý nhà nước gọi là điểm nóng; trong các địa phương, khơng ít địa
phương thậm chí cịn cho rằng địa phương mình khơng có điểm nóng và


11
khơng được gọi là điểm nóng. Mặc dù có những quan niệm khác nhau, nhưng
về cơ bản các địa phương, các ngành đều thừa nhận là những thực tế tồn tại
giống nhau và luôn nêu cao ý thức, trách nhiệm để phịng ngừa và giải quyết,
đó là tình trạng khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp, các hành vi q
khích, gây rối, chống người thi hành cơng vụ có thể lây lan và vượt ra ngoài
quy định của pháp luật. Điều đó chứng tỏ rằng điểm nóng đã và đang là một
thực tế tồn tại cần được hiểu một cách thực chất nội dung và đi đến thống
nhất về khái niệm.
Có quan điểm cho rằng, điểm nóng xã hội là nơi tập trung mâu thuẫn cao
độ cần được giải quyết, hoặc nơi diễn ra tình hình xung đột căng thẳng. Bên
cạnh những khái niệm về điểm nóng theo nghĩa rộng này, có tác giả cho rằng
điểm nóng xã hội diễn ra ở một lĩnh vực hay một địa bàn dân cư nhất định,
điểm nóng là một khái niệm chỉ nơi xảy ra đấu tranh trong nội bộ nhân dân ở
mức cao, thậm chí gay gắt về một vấn đề xã hội nào đó. Điểm nóng xã hội là
một trạng thái có vấn đề diễn ra trên một địa bàn nhất định, từ quy mơ thơn,
xóm trở lên, vượt q giới hạn giải quyết tại chỗ, đòi hỏi cấp bách phải có sự
tham gia giải quyết, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự can thiệp
của các cơ quan pháp luật, từ cấp cơ sở trở nên.
Ở một góc độ khác, có tác giả lại cho rằng, điểm nóng xã hội là nơi xảy
ra nhiều khiếu kiện đông người, tham gia khiếu kiện với nội dung phức tạp,
khó giải quyết, mâu thuẫn trong nội bộ đến mức gay gắt, diễn biến tình hình
căng thẳng làm mất ổn định đời sống cộng đồng, làm rối loạn, vô hiệu sự lãnh
đạo, điều hành của tổ chức chính trị, xã hội và chính quyền sở tại.
Từ thực tế tình hình ở Thái Bình năm 1997, dưới góc nhìn từ ngun

nhân kinh tế, có tác giả xác định, điểm nóng xã hội là sự kiện xã hội có đơng
người tham gia việc tranh chấp lợi ích kinh tế - xã hội trong một địa bàn dân
cư, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất, kỷ cương, nếp sống văn hóa của
đời sống xã hội cộng đồng.


12
Trong cuốn “Từ điển bách khoa Công an nhân dân”, xuất bản năm 2000,
các tác giả nêu khái niệm về an ninh nông thôn là sự ổn định và phát triển
vững chắc về chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, xã hội ở nơng thơn; các tổ
chức đảng, chính quyền, đồn thể quần chúng hoạt động có hiệu quả, không
để xảy ra các vụ việc phức tạp gây mất ổn định nông thôn. Theo cách này, an
ninh nông thôn là trạng thái nông thôn ổn định vững chắc và phát triển, vì vậy
cùng với Đảng và Nhà nước, ngành Công an đã hết sức chú trọng nhiệm vụ
bảo đảm an ninh nơng thơn và coi đó là một bộ phận quan trọng của an ninh
quốc gia.
Năm 2000, khi nghiên cứu tình hình một số điểm nóng ở nơng thơn, Ban
Nội chính Trung ương cho rằng, điểm nóng ở cơ sở nơng thơn là hiện tượng
chính trị - xã hội xảy ra trên địa bàn thôn xã, bắt nguồn từ những mâu thuẫn
nội bộ kéo dài, dẫn đến tranh chấp, xung đột gay gắt, lơi cuốn đơng người
tham gia, có nhiều hành vi cực đoan, quá khích, vi phạm pháp luật nghiêm
trọng, hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền cơ sở giảm sút hoặc tê liệt
gây mất ổn định về an ninh, trật tự xã hội và đời sống nhân dân địa phương.
Sau khi nghiên cứu và tổng kết tình hình ở một số địa bàn trọng điểm,
như Đồng Nai, Thái Bình, Huế, Đắc Lắc v.v.. các nhà khoa học chính trị của
Viện Chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
đã đưa ra khái niệm:
Điểm nóng xã hội là đời sống xã hội trong trạng thái khơng bình
thường, bất ổn định, rối loạn, diễn ra sự xung đột, chống đối giữa
các lực lượng với các hành vi khơng cịn tự kiềm chế được, đã vượt

ra ngồi khn khổ của pháp luật và chuẩn mực văn hóa, đạo đức;
diễn ra tại một điểm, trong một thời gian nhất định và có khả năng
lan tỏa sang nơi khác [21, tr.518].
So với các quan niệm trên, thì quan niệm của Viện Chính trị học đã khái
quát được những vấn đề cơ bản nhất cả về hình thức và nội dung của điểm


13
nóng xã hội. Từ các quan niệm trên, đối chiếu với thực tế điểm nóng ở nước
ta, chúng tơi có thể khái quát khái niệm điểm nóng xã hội ở một số đặc điểm
như sau:
- Về hình thức điểm nóng xã hội xuất hiện do sự khiếu nại, tố cáo đơng
người, vượt cấp, biểu tình, bãi cơng, bãi khóa v.v.. kể cả kéo đến nhà của lãnh
đạo, các trụ sở của cơ quan đảng, chính quyền các cấp. Khơng dừng lại ở việc
đưa đơn khiếu nại, tố cáo mà các hành vi q khích vượt ra ngồi khn khổ
pháp luật ngày càng gia tăng từ đề nghị đến đòi hỏi, yêu sách, gây rối, chống
người thi hành công vụ, bắt giữ cán bộ, hủy hoại tài sản v.v..
- Về xã hội, điểm nóng xã hội có số người ngày càng đơng đảo, thành
phần tham gia đa dạng, ngồi số người có nguyện vọng chính đáng địi hỏi
giải quyết các chế độ, chính sách, đảm bảo cơng bằng xã hội thì có một số
khơng ít quần chúng nhân dân bị kích động, ngộ nhận, một số khác a dua,
đặc biệt là có sự chủ động tích cực kích động của một số người có mâu
thuẫn, khúc mắc cá nhân, một số đối tượng hình sự, một số tiêu cực bất
mãn, cơng thần tham gia để trả thù cá nhân. Vì vậy số này thường gây ra
những hoạt động quá khích và là ngòi nổ cho các vụ vi phạm pháp luật xảy
ra và đương nhiên nó cũng là nhân tố làm cho điểm nóng đã nóng lại càng
nóng lên.
- Về tính chất, các điểm nóng xã hội thường là phức tạp, phản ánh
những mâu thuẫn nội bộ được hội tụ từ lâu không được giải quyết kịp thời, trở
thành mâu thuẫn của số đơng nhưng lại địi hỏi phải giải quyết kịp thời.

Những vấn đề đề cập trong khiếu kiện thường là những vấn đề bức xúc trong
xã hội, kể cả vấn đề liên quan đến sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền.
- Về nội dung, phần lớn điểm nóng xã hội là những khiếu kiện phạm vi
rộng, thời gian dài, bao gồm cả những việc trong lịch sử để lại và có những
vấn đề hết sức nhạy cảm như vấn đề tơn giáo, dân tộc, nhân quyền, chính sách
thương binh, gia đình liệt sĩ, người có cơng với cách mạng, vấn đề đất đai.


14
Như vậy, dù cách gọi điểm nóng xã hội như thế nào, hoặc là vấn đề an
ninh nông thôn hay là sự khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp hay
điểm nóng, chúng đều phản ánh bản chất vấn đề đó là sự mâu thuẫn quyền lợi
trong xã hội, sự bất ổn trong xã hội đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời nếu
khơng dễ chuyển hóa từ vấn đề nội bộ, vấn đề xã hội thành vấn đề chính trị.
1.1.1.2. Điểm nóng chính trị - xã hội
Khi xảy ra điểm nóng xã hội, nếu khơng giải quyết kịp thời, hoặc là để
bị địch, phần tử xấu lợi dụng, kích động quần chúng chĩa mũi nhọn đấu tranh
với chính quyền, những trường hợp đó đã làm cho điểm nóng xã hội trở thành
điểm nóng chính trị - xã hội. Các cơng trình nghiên cứu của Viện Chính trị
học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đã đưa ra khái
niệm điểm nóng chính trị - xã hội. Theo đó, điểm nóng chính trị - xã hội là
điểm nóng xã hội diễn ra trong lĩnh vực chính trị - xã hội. Khi mà sự chống
đối của đám đông quần chúng, của lực lượng đối lập đã hướng trực tiếp vào
những người nắm quyền lực chính trị, cơ quan quyền lực và thể chế, chính
sách của chính quyền Nhà nước.
Trong thực tế có thể thấy điểm nóng chính trị - xã hội có nguồn gốc từ
điểm nóng xã hội; nhưng khơng có nghĩa tất cả các điểm nóng xã hội đều phát
triển thành điểm nóng chính trị - xã hội. Điểm nóng xã hội chỉ có thể trở
thành điểm nóng chính trị - xã hội khi nó khơng được giải quyết kịp thời, dứt
điểm hoặc xử lý sai. Một số điểm nóng xã hội phát triển lên mức cao độ hơn

thành điểm nóng chính trị - xã hội như mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ
nhân dân nếu khơng có biện pháp giải quyết đúng, kịp thời, dẫn tới khiếu tố
vượt cấp, đơng người, có hành vi q khích, trở thành cuộc đấu tranh của bộ
phận nơng dân chống đối chính quyền. Do đó để hạn chế phát sinh đểm nóng
chính trị - xã hội thì chúng ta phải hạn chế điểm nóng xã hội xảy ra và giải
quyết tốt các điểm nóng xã hội khi nó xảy ra.
Điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị - xã hội thường phát sinh vào
thời khủng hoảng kinh tế - xã hội hoặc khủng hoảng chính trị - xã hội. Chỉ


15
riêng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta vào cuối những
năm 70, những năm 80 của thế kỷ trước đã phát sinh trên 3000 điểm nóng,
trong đó có một số điểm nóng chính trị - xã hội. Trong thời kỳ đổi mới, do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, điểm nóng xã hội và điểm nóng
chính trị - xã hội tiếp tục xảy ra. Đáng chú ý là tình hình mâu thuẫn, khiếu
nại, tố cáo đông người, vượt cấp, phức tạp ở một số nơi; có sự xung đột căng
thẳng giữa người dân với người dân, giữa nhân dân với cán bộ chính quyền
địa phương. Do đó, để hạn chế và ngăn ngừa việc xảy ra điểm nóng chính trị xã hội, chúng ta cần tập trung giải quyết tốt những tranh chấp về mặt dân sự,
giải quyết kịp thời những khiếu kiện của nhân dân, không để các thế lực thù
địch lợi dụng kích động, chống phá.
Tuy nhiên, điểm nóng chính trị - xã hội có nổ ra hay khơng, mức độ,
tính chất như thế nào, điều đó cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan,
chủ quan, đặc biệt là chủ thể cầm quyền. Nếu chủ thể cầm quyền có giải pháp
đúng, quần chúng nhân dân có giác ngộ và nhận thức đúng thì kể cả khi xảy
ra khủng hoảng kinh tế - xã hội vẫn có thể khơng phát sinh điểm nóng chính
trị - xã hội hoặc nếu có thể xảy ra điểm nóng chính trị - xã hội thì tác hại của
nó cũng khơng lớn. Ngược lại nếu chủ thể cầm quyền áp dụng giải pháp sai,
đi ngược lòng dân, thì khơng những làm cho khủng hoảng kinh tế - xã hội
thêm trầm trọng, mà cịn rất khó tránh khỏi nổ ra điểm nóng chính trị - xã hội.

Về nhận thức, chúng ta phải thừa nhận rằng, sự tồn tại của các điểm
nóng chính trị - xã hội ở nước ta trong những năm qua là một thực tế khách
quan, có tính lịch sử. Trong mọi hoạt động của xã hội, nhất là khi cơ chế,
chính sách, pháp luật chưa hồn thiện thì các mâu thuẫn phát sinh đụng chạm
tới lợi ích của một số cá nhân, tổ chức là điều không tránh khỏi. Nếu giải
quyết tốt những mâu thuẫn đó sẽ tạo ra lực đẩy xã hội phát triển. Tuy nhiên,
không phải ở đâu, lúc nào cũng giải quyết tốt các mâu thuẫn một cách phù
hợp, đúng luật. Do đó, mâu thuẫn cứ tích tụ dần, từ đơn giản thành phức tạp,


16
từ diện hẹp phát triển ra diện rộng và khi gặp mơi trường, điều kiện thích hợp
nó sẽ phát sinh thành điểm nóng chính trị - xã hội. Chính vì vậy, ở nước ta
hiện nay, các điểm nóng chính trị - xã hội xảy ra là một thực tế phải thừa
nhận, khơng có gì xa lạ và khó hiểu. Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền
các địa phương khơng hề mong muốn để xảy ra điểm nóng chính trị - xã hội,
nhưng vẫn buộc phải chấp nhận, phải đối mặt với chúng và phải tập trung giải
quyết chúng. Xét về góc độ nào đó, nếu điểm nóng chính trị - xã hội được
phát hiện kịp thời và giải quyết tốt cũng được coi như cơn sốt vỡ ra trong qua
trình phát triển đi lên của xã hội. Tuy nhiên, không có những cơn sốt thì vẫn
tốt hơn, bởi điểm nóng chính trị - xã hội khơng phải là duy nhất, tốt nhất để
mở đường, là động lực cho sự phát triển xã hội.
Có hai loại hình điểm nóng chính trị - xã hội đặc trưng hiện nay:
Một là, điểm nóng chính trị - xã hội có sự can thiệp của lực lượng phản
động trong hoặc ngoài nước, lợi dụng những sơ hở trong cơ chế, đường lối,
chính sách để kích động nhân dân đấu tranh. Về hình thức là địi quyền dân chủ,
đòi quyền lợi kinh tế, nhưng thực chất là gây bạo loạn, lật đổ chính quyền.
Hai là, điểm nóng chính trị - xã hội xuất phát từ mâu thuẫn nội bộ nhân
dân, sự khơng đồng tình của dân đối với biểu hiện sai trái của đội ngũ cán bộ hay
với chất lượng của tổ chức bộ máy. Mục tiêu của cuộc đấu tranh là địi hỏi phải

có sự chỉnh sửa những sai lầm để thực hiện đúng với bản chất của xã hội mà
nhân dân mong muốn, đang được nhân dân tập trung xây dựng và bảo vệ.
Ở nước ta, trong những năm qua, phần lớn các điểm nóng chính trị - xã
hội đã xảy ra đều thuộc loại thứ hai, tức là do mâu thuẫn nội bộ nhân dân,
khơng có mâu thuẫn đối kháng; chỉ có điểm nóng chính trị - xã hội ở các tỉnh
Tây Ngun xảy ra tháng 02/2001, tháng 4/2004 và tháng 4/2008 là thuộc loại
thứ nhất. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thực hiện âm mưu “diễn biến hịa
bình”, các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng các mâu thuẫn, sơ hở nội bộ
để chống phá ta, đặc biệt là tích cực lợi dụng quần chúng, cán bộ, đảng viên


17
và nhân dân bất mãn ở các điểm nóng để móc nối, tập hợp lực lượng biến
thành các điểm nóng chính trị - xã hội và bạo loạn. Vì vậy, khi xảy ra điểm
nóng, nhất là điểm nóng chính trị - xã hội thì điều hết sức quan trọng là phải
phịng ngừa khơng để địch và phần tử xấu lợi dụng kích động.
1.1.2. Lý luận chung về quy trình xử lí điểm nóng chính trị - xã hội
Bất cứ điểm nóng chính trị - xã hội nào cũng bắt nguồn từ mâu thuẫn
lợi ích; những mâu đó phải đạt đến một mức độ gay gắt, phức tạp nhất mới
phát sinh điểm nóng chính trị - xã hội. Từ khi xuất hiện mâu thuẫn đến khi trở
thành điểm nóng phải có một q trình chuyển hóa; q trình đó chịu sự tác
động thường xuyên của nhân tố khách quan, chủ quan, làm cho các mâu thuẫn
ngày càng gay gắt, phức tạp dần lên. Chỉ cần có một điều kiện thích hợp hay một
nhân tố tác động có tính chất, vai trị như “ngịi nổ”, “mồi lửa châm mồi” thì
điểm nóng chính trị sẽ bùng phát. Chính vì vậy, khi giải quyết các điểm nóng
chính trị - xã hội phải xác định rõ đâu là nguyên nhân sâu xa, tiềm ẩn, đâu là
“ngòi nổ”, là lý do, cái cớ bùng phát điểm nóng chính trị - xã hội, để có biện
pháp phù hợp thì mới dập tắt được điểm nóng chính trị - xã hội, giải quyết được
tận gốc rễ các nguyên nhân, khơng để điểm nóng đó tái diễn, bùng phát trở lại.
Việc xử lý các điểm nóng chính trị - xã hội đều phải theo một quy trình

nhất định tùy từng trường hợp cụ thể của mỗi điểm nóng với thực tế khác
nhau ở mỗi địa phương, thông thường, việc xử lý điểm nóng là phải thực hiện
các bước cơ bản sau:
Bước 1: Nắm chắc tình hình, phát hiện nguyên nhân và nhận diện các
dạng mâu thuẫn điểm nóng.
Khi điểm nóng chính trị - xã hội xảy ra, những người có trách nhiệm
phải ngay lập tức có biện pháp chỉ đạo, phải bằng mọi cách nắm chắc tình
hình, nguyên nhân, xác định đúng mâu thuẫn để có cơ sở đưa ra phương
châm, nguyên tắc chỉ đạo phương thức giải quyết và tổ chức lực lượng thực
hiện có hiệu quả. Những vấn đề mấu chốt trong bước này là:


18
- Nắm số lượng quần chúng tham gia: thành phần, đối tượng tham gia,
hình thức tổ chức lực lượng; những yêu sách của quần chúng; phân biệt
nguyện vọng chính đáng của quần chúng với âm mưu của các thế lực thù
địch, phần tử xấu kích động.
- Xác định được người đứng đầu, số đối tượng quá khích, bản chất
chính trị của họ, từ đó xác định tính chất điểm nóng và mục tiêu đấu tranh của
quần chúng. Vấn đề này rất quan trọng vì: nếu người đứng đầu là người tốt,
đại diện cho lợi ích của nhân dân, thì u sách của quần chúng thường là
chính đáng, mục tiêu đấu tranh là thực hiện dân chủ, công bằng xã hội. Ngược
lại, nếu người đứng đầu là kẻ xấu, có động cơ chính trị, thì rõ ràng, họ có ý đồ
lợi dụng, kích động, xúi dục đám đơng quần chúng; hình thức bên ngoài là
yêu sách về quyền lợi, đấu tranh chống tham nhũng… để che dấu ý đồ bên
trong là chống phá, tiến tới lật đổ chính quyền.
- Phân tích tâm lý, hành vi của đám đông quần chúng theo 2 khuynh hướng:
+ Bộ phận quần chúng bất bình cao độ, khơng cịn tự kiềm chế, dẫn đến
những hành vi bột phát, quá đà, trong đó có một số phần tử q khích làm
nịng cốt dẫn đầu.

+ Quần chúng bị lơi kéo, kích động, ép buộc, hùa theo do ngộ nhận,
nhẹ dạ, cả tin. Nếu được tuyên truyền, giải thích, vận động hoặc có biện pháp
xử lý đúng mức thì đám đông sẽ bị tan vỡ.
- Đánh giá đúng nguyên nhân phát sinh điểm nóng chính trị - xã hội
trên cơ sở đó tổng hợp thơng tin về nhiều mặt, phân tích, tìm ra ngun nhân
khách quan và chủ quan, nguyên nhân bên trong và bên ngoài, nguyên nhân
sâu xa và nguyên nhân trực tiếp.
- Sau khi phân tích nguyên nhân, đi đến xác định những mâu thuẫn xem
điểm nóng chính trị - xã hội chứa đựng mâu thuẫn đối kháng hay không đối
kháng; mâu thuẫn giữa nội bộ nhân dân hay mâu thuẫn địch - ta; mức độ đan
xen, chuyển hóa của các loại mâu thuẫn.


19
Nếu nắm tình hình khơng chính xác, xác định sai mâu thuẫn thì tồn bộ
nhận thức và hành động sẽ sai lầm, hậu quả sẽ khơn lường, điểm nóng chính
trị - xã hội không những không được giải quyết mà còn bùng phát lớn hơn,
lan tỏa rộng hơn.
Bước 2: Triển khai các biện pháp rút ngòi nổ, “hạ nhiệt độ”, hạn chế
điểm nóng lan tỏa sang nơi khác.
Trong lúc “nước sơi, lửa bỏng”, tình thế phức tạp, phải nhanh chóng
thiết lập được sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất, phát huy hiệu lực của hệ thống
chính trị để giữ vững chính quyền. Phải chọn được người đứng đầu có bản
lĩnh chính trị, tập hợp được lực lượng, kịp thời đưa ra những giải pháp cụ thể
nhằm rút ngòi nổ, “hạ nhiệt độ” điểm nóng.
Khi điểm nóng nổ ra, đặt ra tình huống mất - cịn của hệ thống chính trị
ở phạm vi, mức độ nhất định; hệ thống chính trị cấp cơ sở bị tê liệt; khơng
cịn khả năng điều hành, giải quyết, ổn định tình hình, cần phải có sự nỗ lực
của cấp trên. Do đó, lúc này mục đích cao nhất là bằng mọi biện pháp củng cố
và khơi phục để giữ cho được chính quyền, đồng thời giảm cường độ, căng

thẳng, “hạ nhiệt độ” điểm nóng.
Phải tính toán lựa chọn các giải pháp phù hợp. Nếu điểm nóng chính trị
- xã hội là cuộc đấu tranh của nhân dân với mục đích chống tham nhũng và
những vi phạm của cán bộ ở cơ sở thì cần phải trực tiếp đối thoại với dân, sẵn
sàng nhận thiếu sót, khuyết điểm, có kế hoạch sửa chữa, biện pháp xử lý cán
bộ sai phạm; đồng thời nghiên cứu, chấp nhận và giải quyết kịp thời những
yêu sách chính đáng của quần chúng, tạo niềm tin cho quần chúng.
Nếu điểm nóng chính trị - xã hội là cuộc đấu tranh của nhân dân bị kẻ
xấu lợi dụng, kích động với động cơ, mục đích nhằm lật đổ giữa các phe phái
trong cấp ủy, chính quyền địa phương hoặc trả thù vì hiềm khích cá nhân hoặc
có sự can thiệp của các thế lực chính trị, phản động bên ngồi thì phương thức
giải quyết cần hết sức tỉnh táo, mềm dẻo, linh hoạt, tùy cơ ứng biến; song phải


20
ln kiên định ngun tắc, phải giữ vững đồn kết nội bộ và lựa chọn giải
pháp tốt nhất. Phải huy động lực lượng cán bộ, đảng viên, các ngành, đoàn thể
mở cuộc tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân để phân hóa, cơ lập
những kẻ cầm đầu, q khích, lơi kéo quần chúng về phía mình; động viên
khuyến khích những người tích cực và giáo dục, cảm hóa những người bị lơi
kéo, kích động, gây mất trật tự cộng đồng; răn đe và trừng trị những người có
hành vi q khích.
Khi điểm nóng chính trị - xã hội diễn ra gay gắt, phức tạp, quần chúng
ngộ nhận, bị kẻ xấu kích động lơi kéo tham gia khiếu tố vượt cấp, đơng
người, thì cơng tác tư tưởng phải đi trước một bước, phải sử dụng mọi lực
lượng, biện pháp để làm công tác dân vận, làm cho dân hiểu cán bộ sai đến
đâu, mức độ xử lý nghiêm minh như thế nào, những vấn đề gì chưa giải quyết
được, kế hoạch giải quyết sắp tới; đồng thời từng bước phân tích, vạch trần
âm mưu thủ đoạn của kẻ xấu, khơng để chúng tiếp tục kích động, lơi kéo quần
chúng. Với phương châm là kiên trì, mềm dẻo để thu hút quần chúng về phía

mình, đặc biệt chú ý tránh đối đầu với quần chúng. Dân vận chỉ có thể thành
cơng khi chúng ta hiểu và nắm bắt được nguyện vọng của dân, đáp ứng yêu
cầu chính đáng của nhân dân, làm cho dân hiểu, dân tin và ủng hộ, giúp đỡ ta.
Do đó người cán bộ cách mạng phải hiểu dân, tin dân, mọi động tác xử lý các
tình huống chính trị, xã hội cũng phải vì dân, thì mới có thể giải quyết được
điểm nóng chính trị - xã hội
Phải đặc biệt tránh dùng biện pháp hạ sách là sử dụng lực lượng quân đội,
công an trấn áp đám đông quần chúng. Biện pháp này chỉ đúng và cần thiết để
trấn áp đối với số đối tượng chính trị, phản động, cầm đầu quá khích, khi thời cơ
đã chín muồi và tình hình chính trị cho phép. Nếu áp dụng với số đơng người
quần chúng thì mặc dù có thể giải tán được đám đông, nhưng không thể dập tắt
được điểm nóng, tình hình chỉ n mà khơng ổn; thậm chí cịn là ngun cớ làm
cho điểm nóng bùng phát gay gắt, phức tạp hơn, lan tỏa rộng hơn.


21
Chuẩn bị phương án xử lý tình huống xấu nhất có thể xảy ra, ngăn ngừa
nguy cơ lan tỏa sang nơi khác. Trong q trình giải quyết điểm nóng chính trị
- xã hội, phải chuẩn bị ít nhất ba phương án; theo các mức độ tốt, xấu, thuận
lợi, không thuận lợi và tình huống xấu nhất có thể xảy ra để ứng phó kịp thời,
khơng bị động, bất ngờ. Phương châm giải quyết là: Phải kiên định về nguyên
tắc, kết hợp mềm dẻo, linh hoạt về sách lược “tùy cơ ứng biến” trong q
trình giải quyết điểm nóng; phải chọn giải pháp tốt nhất để giải quyết (thượng
sách), ngay từ đầu không được chọn giải pháp bất đắc dĩ (hạ sách); trong mọi
tình huống đều phải dựa vào dân, cơ lập kẻ xấu, quá khích tranh thủ sự ủng hộ
của đa số quần chúng để giải quyết điểm nóng.
Bước ba: Nhanh chóng khắc phục hậu quả khi điểm nóng chính trị - xã
hội được dập tắt.
Sau khi điểm nóng được dập tắt, phải nhanh chóng đưa các hoạt động
cơ bản của xã hội trở lại bình thường, làm điều kiện để ổn định các mặt khác

nhất là tình hình an ninh nông thôn; khắc phục những thiệt hại về người và
của nếu xảy ra; xử lý đúng mức những người vi phạm, kể cả hai phía cán bộ
sai phạm và những người quá khích vi phạm pháp luật, theo nguyên tắc công
khai, dân chủ, nghiêm minh, đúng pháp luật và các chuẩn mực đạo đức, văn
hóa. Đồng thời củng cố bộ máy chính trị đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn
thể lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động xã hội, khôi phục các phong
trào cách mạng địa phương.
Bước bốn: Rút kinh nghiệm, dự báo tình hình và áp dụng những giải
pháp để điểm nóng chính trị - xã hội khơng tái phát.
Sau khi giải quyết điểm nóng, cần tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm
về công tác lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chủ chốt; công tác tổ chức, chỉ đạo
của hệ thống chính trị; phương thức lãnh đạo, chỉ đạo; những sơ hở, thiếu sót
của chính sách pháp luật liên quan; cơ sở chính trị - xã hội và vai trị của quần
chúng; phân tích, đánh giá lực lượng chống đối, phá hoại, phần tử xấu, đối


22
tượng đầu đơn, quá khích. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá một cách khách
quan, toàn diện những nguyên nhân, điều kiện phát sinh điểm nóng, kết quả
giải quyết điểm nóng, các tác động từ bên ngồi, ngun nhân tồn tại…để có
cơ sở dự báo chính xác tình hình và có các giải pháp có tính chiến lược trong
việc phịng ngừa, khơng để điểm nóng có điều kiện tái phát. Đây là một điều
kiện hết sức cơ bản, thể hiện bản lĩnh, năng lực chính trị của người lãnh đạo
trong q trình giải quyết điểm nóng.
Điểm nóng chính trị - xã hội là một tình huống chính trị - xã hội hết sức
nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội; việc
xử lý các điểm nóng chính trị - xã hội phải đảm bảo các u cầu về chính trị,
pháp luật, quy trình và mục tiêu chung. Song mỗi điểm nóng chính trị - xã hội
xảy ra ở những địa phương khác nhau, có đặc điểm tình huống khác nhau, địi
hỏi phải có sự linh hoạt, nhạy bén trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và xử lý.

Phải dựa trên quan điểm vì dân, phục vụ lợi ích của nhân dân; đồng thời phải
sử dụng tổng thể các giải pháp về kinh tế, chính trị, xã hội và củng cố, nâng
cao hiệu lực của hệ thống chính trị đặc biệt là ở cơ sở.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG ĐỐI VỚI VIỆC XỬ LÍ ĐIỂM NĨNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

1.2.1. Khái niệm về sự lãnh đạo của Đảng và Đảng cầm quyền
1.2.1.1. Đảng lãnh đạo
“ Đảng lãnh đạo” là một khái niệm được các nhà kinh điển Mác-Lênin
nêu ra vào những năm cuối của thế kỷ XIX, đánh dấu sự trưởng thành về mặt
tổ chức với sự ra đời các đảng của giai cấp công nhân, lực lượng tiên phong
thực hiện sứ mệnh lịch sử lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động thủ tiêu
chế độ bóc lột, xây dựng một xã hội mới tiến bộ vì con người, khơng cịn bóc
lột, áp bức, bất cơng. Từ những phân tích của V.I.Lênin về vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Nga đối với quần chúng nhân dân lao động trong cách
mạng vô sản đã cho thấy, nội hàm khái niệm “Đảng lãnh đạo” được hiểu là


23
một hình thức của cuộc đấu tranh giai cấp, là giai cấp cơng nhân - thực hiện
vai trị tiên phong, gương mẫu, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân để làm
sao có được sự đồng tình, ủng hộ một cách tự nguyện của đại đa số nhân dân
lao động đối với đảng, kể cả khi đảng lãnh đạo lúc chưa giành được và sau
khi đã giành được chính quyền. V.I.Lênin viết rằng:
Khơng có sự đồng tình và ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động
đối với đội tiên phong của mình, tức đối với giai cấp vơ sản, thì
cách mạng vơ sản khơng thể thực hiện được. Nhưng sự đồng tình và
ủng hộ đó khơng thể có ngay được và không phải do những cuộc bỏ
phiếu quyết định, mà phải trải qua một cuộc đấu tranh giai cấp lâu
dài, khó khăn, gian khổ mới giành được. Cuộc đấu tranh giai cấp

của giai cấp vô sản để giành lấy sự đồng tình, để giành lấy sự ủng
hộ của đa số nhân dân lao động không phải kết thúc khi giai cấp vơ
sản đã cướp được chính quyền. Sau khi giành được chính quyền,
cuộc đấu tranh đó vẫn tiếp tục như trước, có điều là với hình thức
khác mà thôi [15, tr.251].
Trên cơ sở quan điểm của V.I.Lênin về đảng lãnh đạo, Hồ Chí Minh
khơng chỉ bằng hành động thực tiễn là sáng lập ra một đảng của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc để lãnh đạo tồn dân trong cơng cuộc
giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà đã góp phần
làm rõ cả nhận thức khái niệm về Đảng lãnh đạo. Theo Người: “Lãnh đạo là
làm đày tớ nhân dân và làm cho tốt” [20, tr.222]; “Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất
cả các cán bộ, từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ cấp
nào và ngành nào - đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân” [19,
tr.323]. Với các luận điểm trên, nội hàm khái niệm “Đảng lãnh đạo” trong
quan điểm của Hồ Chí Minh đã được làm rõ qua các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, “Đảng lãnh đạo” là một khái niệm chỉ sự tác động, ảnh
hưởng của Đảng (qua các tổ chức đảng và đảng viên) đối với quần chúng


24
nhân dân. Tức chủ yếu chỉ nói đến sự lãnh đạo của Đảng đối với quần chúng
nhân dân. Hồ Chí Minh không bao giờ sử dụng các khái niệm “Đảng lãnh đạo
Nhà nước” hay “Đảng lãnh đạo Chính quyền”, kể cả sau khi Đảng đã lãnh
đạo nhân dân giành được chính quyền. Đảng lãnh đạo quần chúng nhân dân
có nghĩa là Đảng phải làm sao trở thành lực lượng tiên phong trong dân
chúng, vạch hướng, xác định được mục tiêu đúng đắn đáp ứng được lợi ích và
nguyện vọng cơ bản của đông đảo quần chúng nhân dân; đồng thời phải có được
uy tín cao do làm tốt sứ mệnh “người đày tớ trung thành của nhân dân” từ đó mà
vận động, thuyết phục được quần chúng nhân dân ủng hộ, đi theo Đảng.
Thứ hai, Đảng lãnh đạo là một khái niệm không gắn với việc sử dụng

quyền lực. Tức Đảng không dựa vào quyền lực (quyền lực được hiểu theo
nghĩa có sự cưỡng bức, ép buộc) trong sự ảnh hưởng, trong quá trình tác động
của chủ thể lãnh đạo là Đảng đến đối tượng lãnh đạo là quần chúng nhân dân.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với quần chúng nhân dân có đặc điểm là sự vận
động mang tính thuyết phục. Đảng lấy uy tín của mình là một Đảng có “đạo
đức và văn minh” để thuyết phục quần chúng nhân dân đi theo, ủng hộ, thực
hiện các cương lĩnh, đường lối, nghị quyết của Đảng. Điều đó diễn ra cả trước
và sau khi Đảng lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền.
Thứ ba, khái niệm Đảng lãnh đạo được hiểu như một hình thức của
cuộc đấu tranh giai cấp cả trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Chính từ trong cuộc đấu tranh đó, Đảng đã tỏ ra là lực
lượng “có sức hấp dẫn lớn”, được quần chúng nhân dân tin yêu, ca ngợi, tự
nguyện suy tôn là lực lượng giữ địa vị lãnh đạo. Sau khi Đảng lãnh đạo nhân
dân giành được chính quyền, sự suy tơn đó được kiểm chứng chủ yếu qua các
đợt bầu cử dân chủ và khi mà có đa số đảng viên của Đảng được bầu vào các
cơ quan quyền lực nhà nước các cấp. Tuy nhiên, nhân dân tự nguyện suy tôn
địa vị lãnh đạo của Đảng khơng có nghĩa là Đảng có thể giữ mãi địa vị đó nếu
Đảng đánh mất niềm tin của nhân dân, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nếu


25
Đảng không chiến thắng được trong cuộc đấu tranh gian khổ chống chủ nghĩa
cá nhân. Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ rằng: “Đảng khơng thể địi hỏi Mặt trận
thừa nhận quyền lãnh đạo của mình mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành
nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hằng
ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực
lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo” [ 17, tr.139]; và
“Một dân tộc, một đảng và mỗi con người ngày hơm qua là vĩ đại, có sức
hấp dẫn lớn, khơng nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người u
mến và ca ngợi, nếu lịng dạ khơng trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá

nhân” [20, tr.557-558].
1.2.1.2. Đảng cầm quyền
“ Đảng cầm quyền” là một khái niệm được sử dụng rộng rãi ở các nước
phương Tây ngay khi xã hội bắt đầu hình thành các đảng chính trị. Ở nước
Nga Xô-viết trước đây, V.I.Lênin cũng đã đề cập nhiều các vấn đề liên quan
đến đảng cầm quyền. Theo V.I.Lênin, đảng cầm quyền được hiểu là “đảng
nắm chính quyền” bằng những người đại diện của đảng trực tiếp thực hiện
công việc quản lý trong bộ máy nhà nước. Theo V.I.Lênin, những cán bộ,
đảng viên trong bộ máy nhà nước phải hoạt động làm sao bảo đảm vừa với tư
cách là người đại diện cho đảng thực hiện việc tuyên truyền, vận động nhân
dân đi theo đảng, tức là hoạt động “lãnh đạo”, vừa với tư cách là người đại
diện cho đảng, đồng thời là đại biểu của nhân dân thực hiện công việc quản lý
nhà nước, tức là hoạt động “cầm quyền”. Trong diễn văn tại Hội nghị II toàn
Nga các cán bộ tổ chức (6-1920), V.I.Lênin đã viết:
Người cán bộ ấy phải nhớ rằng anh ta không những là người
tun truyền bằng lời nói, khơng những phải giúp đỡ những tầng
lớp nhân dân mê muội nhất; đó là nhiệm vụ chủ yếu của anh ta và
không làm như vậy anh ta khơng thể tự coi mình là người cộng
sản được. Nhưng ngoài ra, anh ta phải là người đại diện Chính


×