Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Tổ chức và hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh bình phước hiện nay thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.08 KB, 108 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng đồn (CĐ) là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công
nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành
viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản (ĐCS) Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công
nhân và những người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia
thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị,
doanh nghiệp (DN); tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao
trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) [28].
CĐ có quyền và trách nhiệm: Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về
quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao
động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động; Đại diện cho tập thể
người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao
động tập thể; Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát
việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy
chế thưởng, nội quy lao động; Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải
quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động; Tổ
chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động; Tham gia với cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động; Kiến nghị với
tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi
ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động
bị xâm phạm; Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tồ án khi
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm;
đại diện cho người lao động khởi kiện tại Tồ án khi quyền, lợi ích hợp pháp,



2
chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ
quyền; Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao
động, hành chính, phá sản DN để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng
của tập thể người lao động và người lao động; Tổ chức và lãnh đạo đình cơng
theo quy định của pháp luật [28]. Nói cách khác, CĐ có vai trị rất to lớn trong
việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực, khu vực kinh tế NQD ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều
sâu, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế góp phần tạo động lực
mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sự phát triển nhanh
của các DNNQD trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả to lớn. Đặc biệt là
huy động được nguồn lực cho đầu tư phát triển đất nước, tiếp thu khoa học kỹ
thuật công nghệ hiện đại tiên tiến, xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng tích luỹ cho
ngân sách nhà nước, có ý nghĩa then chốt trong giải quyết các vấn đề xã hội,
tạo việc làm, xố đói giảm nghèo, đào tạo phát triển đồng đều giữa các vùng
trong cả nước. Nhưng thực tế này cũng làm thay đổi căn bản quan hệ giữa
người sử dụng lao động và người lao động, đặc biệt là trong DNNQD. Các
cuộc tranh chấp lao động trong lĩnh vực cơng nghiệp có xu hướng phát triển.
Theo thống kê, năm 2008 cả nước xảy ra 720 cuộc đình cơng, trong đó, các cuộc
đình cơng trong DNNQD, DN có vốn đầu tư nước ngồi chiếm tới 81% [3].
Bình Phước là tỉnh ở miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam. Mười năm trở lại đây, Bình Phước đã phát triển và mở
rộng nhiều KCN, khu chế xuất, thu hút một lực lượng lao động rất lớn. Theo
thống kê hiện nay tại 6 KCN đang hoạt động của tỉnh có khoảng 14 nghìn
cơng nhân lao động, trong đó lao động ngồi tỉnh chiếm trên 60%. Với đà
phát triển hiện nay thì mỗi năm dự kiến sẽ có khoảng 1 - 3 nghìn lao động
được tuyển vào làm việc tại các KCN. Dự báo đến năm 2020 sẽ có khoảng 60
nghìn lao động làm việc trong các KCN của tỉnh [41]. Trong điều kiện mới,



3
CĐ không chỉ thuần túy là “cầu nối” của Đảng đến giai cấp cơng nhân mà cịn
phải là đại diện thực sự của công nhân, là “đệm giảm sốc” cho những va
chạm, tranh chấp lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, CĐ cịn nhiều lúng túng về mơ hình tổ
chức và phương pháp hoạt động. Trong khi tranh chấp giữa người sử dụng lao
động và người lao động trong các DNNQD ở tỉnh Bình Phước vẫn đang diễn
ra, người lao động phải chịu nhiều thiệt thòi, đời sống còn nhiều khó khăn, thì
CĐ lại rất mờ nhạt, hoạt động chưa có nội dung thiết thực, chưa thực hiện tốt
chức năng trung tâm là bảo vệ lợi ích của cơng nhân, viên chức và người lao
động, việc tuyên truyền, giáo dục chưa thật thiết thực, phù hợp với điều kiện
sống và làm việc của người lao động, công tác kiểm tra, giám sát việc thực
hiện chế độ chính sách đối với người lao động thực hiện chưa thường xuyên,
hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý của CĐ chưa đáp ứng được yêu
cầu của đông đảo người lao động … Vì vậy, có nhiều người cho rằng hiện nay
CĐ đang mất dần ảnh hưởng trong đời sống xã hội, đặc biệt là đối với người
lao động
Trước sự phát triển mạnh mẽ của các DNNQD, vấn đề bức thiết đặt ra
cho tổ chức CĐ ở tỉnh Bình Phước là vừa bảo vệ được quyền lợi của người
lao động, góp phần cải thiện quan hệ lao động trong các DNNQD, vừa giúp
DN phát triển trong khi tổ chức này chưa có kinh nghiệm trong việc tham gia
điều chỉnh mối quan hệ lao động trong các DN thuộc khu vực kinh tế NQD.
Là một cán bộ chuyên trách CĐ, tác giả cho rằng nhiều loại hình DN
đang xuất hiện và ngày càng phát triển là “mảnh đất” cho CĐ hoạt động,
nhưng đồng thời cũng đòi hỏi CĐ phải đổi mới nội dung, phương pháp hoạt
động cho phù hợp với xu thế mới, phát huy tích cực vai trị của mình trong xã
hội. Để có được sự tin tưởng của người lao động, để thực hiện đúng và đầy đủ
các chức năng của mình, góp phần thực hiện mục tiêu góp phần đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước, phát triển đất nước và địa phương, tổ chức CĐ ở tỉnh



4
Bình Phước cần đánh giá đúng thực trạng tổ chức và hoạt động, cũng những
yếu tố liên quan, để có những điều chỉnh nhanh chóng, kịp thời về nội dung,
phương thức hoạt động, thu hút sự tham gia của người lao động, tăng cường
ảnh hưởng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn “Tổ chức và hoạt động
của Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh Bình
Phước hiện nay - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
CĐ đã được các nhà lý luận nói đến từ nhiều thập kỉ trước. Trên thế
giới, các nhà nghiên cứu đã có nhiều cơng trình liên quan đến CĐ, đến tổ
chức và hoạt động của CĐ, đặc biệt là nghiên cứu hoạt động và ảnh hưởng
của CĐ đối với Luật lao động, chính sách cơng, chính trị, … Có thể kể đến
hàng loạt cơng trình như: Edward Chamberlin (1958), Labor unions and
public policy; Donald Farquhar Macdonald (1960), The state and the trade
unions; Jerry Bornstein (1981), Unions in transition; Martha Ann Bridegam
(2009), Unions and Labor Laws; …
Daniel B. Cornfield, Holly J. McCammon (2003), Labor Revitalization:
Global Perspectives and New Initiatives đã xem xét sự thay đổi của liên đoàn
lao động và các phong trào lao động ở các quốc gia với hàng loạt các sáng
kiến được áp dụng để tăng cường sức mạnh của tổ chức và tuyển thành viên
mới. Ngoài việc chỉ ra các yếu tố dẫn đến sự suy thoái của CĐ, một nhóm các
học giả quốc tế đã đóng góp vào một chương trình nghiên cứu dựa trên những
sáng kiến CĐ đang áp dụng - và những thách thức xã hội, kinh tế và chính trị
khác nhau mà họ phải đối mặt trong một số khu vực trên thế giới, và nỗ lực để
khôi phục lại bản thân. Những sáng kiến này bao gồm việc thay đổi lãnh đạo
CĐ và chiến lược tổ chức thành viên, mở rộng phạm vi của các dịch vụ cung

cấp cho các thành viên CĐ, và theo đuổi các cải cách chính trị và pháp lý để


5
giành quyền tự do lập hội. Cuốn sách cũng phân tích sự phục hồi của CĐ ở
Úc, Brazil, Đức, Hàn Quốc, Mexico, Hà Lan, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, và
Venezuela. Chương trình nghiên cứu dựa trên hành động chiến lược của các
CĐ để tăng cường sức ảnh hưởng bằng cách xác định lại mối quan hệ của họ
với người lao động, người sử dụng lao động và chính phủ.
Julius G. Getman, F. Ray Marshall (2004), trong The Future of Labor
Unions: Organized Labor in the 21rst Century đã xem xét tương lai của CĐ
từ nhiều quan điểm khác nhau. Phân tích các quan điểm khác nhau đó, các
ơng chỉ ra rằng tất cả đều thống nhất cho rằng là các tổ chức CĐ là quan trọng
trong nền kinh tế hiện đại cũng như trong hệ thống sản xuất hàng loạt, nhưng
khả năng tồn tại của họ phụ thuộc vào việc phát triển các cấu trúc chính sách
phù hợp để đại diện cho lợi ích người lao động trong điều kiện hiện đại.
Ngoài ra, trong cuốn sách, các nhà tổ chức, quản lý cũng đi đến thống nhất
rằng các tổ chức dân chủ và thịnh vượng cần chung yêu cầu Hoa Kỳ và các
nước khác cải cách chính sách tốt hơn, cho phép người lao động thành lập tổ
chức để bảo vệ và thúc đẩy môi trường làm việc của họ cũng như lợi ích
chính trị và xã hội.
Michael Yates (2009), trong Why unions matter (Tại sao CĐ lại quan
trọng) cho thấy tại sao các CĐ vẫn cịn có ý nghĩa. Có CĐ có nghĩa là người
lao động được trả tiền tốt hơn, có nhiều lợi ích hơn và điều kiện làm việc cho
các thành viên tốt hơn. Giới chủ buộc sử dụng lao động và đối xử với nhân
viên một cách tôn trọng và tốt nhất. CĐ cung cấp cho người lao động cách
thức để làm cho cả xã hội dân chủ và bình đẳng. Yates đưa ra các dữ liệu rõ
ràng, và các ví dụ cho thấy tại sao người lao động cần phải có đồn thể, làm
thế nào các CĐ được thành lập như thế nào, hoạt động của nó ra sao, việc
được thương lượng tập thể diễn ra như thế nào, vai trị của các đồn thể chính

trị, và những gì các CĐ đã làm đồn kết được người lao động vượt qua những
khác biệt về chủng tộc, giới tính, tơn giáo…. Cuốn sách, lần đầu tiên, cũng


6
cập nhật các hồ sơ của New Voice slate, từng nắm quyền kiểm sốt AFL-CIO
năm 1995, phân tích sự tiếp tục suy giảm thành viên và mật độ CĐ, khẩu hiệu
“Thay đổi để chiến thắng” năm 2005, tầm quan trọng ngày càng tăng của công
nhân nhập cư, sự nổi lên của các trung tâm công nhân, tác động và phản ứng của
CĐ đối với tồn cầu hóa, và nhu cầu CĐ cần có một tiếng nói chính trị độc lập.
Tơn Trung Phạm, một nhà nghiên cứu về giai cấp công nhân, CĐ ở
Trung Quốc đã viết cuốn sách KTTT XHCN và CĐ, (bản dịch của Nguyễn
Tiến Chiên, Nxb Lao động,1997). Hai tác giả người Nga: V.N.Kiselev và V.G
Smolkov đã viết “Quan hệ đối tác xã hội ở Nga”, đặc biệt nhấn mạnh đến vai
trò của CĐ trong quan hệ đối tác ba bên: CĐ (đại diện cho người lao động),
giới chủ và nhà nước.
Từ những năm 80 của thế kỷ XX cho đến nay, trước sự chuyển biến của
nền kinh tế thế giới, trước tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, cơ sở xã hội
- chính trị của tổ chức CĐ đã có những biến đổi quan trọng. Xuất phát từ tầm
quan trọng của việc nâng cao vị trí, vai trị và chức năng hoạt động của CĐ để
đáp ứng trong tình hình mới, nhiều nhà nghiên cứu lý luận Việt Nam đã tập
trung nghiên cứu về CĐ. Nhiều nhà lý luận trong và ngồi nước đã có những
nghiên cứu có giá trị về CĐ và tìm kiếm những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của CĐ để bảo vệ lợi ích của bản thân người lao động trước
những thách thức của tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế.
“ Giai cấp công nhân và tổ chức CĐ Việt Nam trong nền KTTT định
hướng XHCN” của tác giả PGS.TS Nguyễn viết Vượng, nguyên Hiệu trưởng
Trường Đại học CĐ Việt Nam, Nxb Lao động, năm 2003. “Đổi mới nội dung,
phương pháp hoạt động CĐ” của tác giả Nguyễn Đình Thắng, phó chủ tịch
Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam, xuất bản năm 2003. “Nâng cao hiệu

quả hoạt động CĐ trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài” của TS. Dương
Văn sao, Chủ biên, Nxb Lao động, năm 2003. “Lý luận Mác - Lê nin về CĐ
và vận dụng vào hoạt động CĐ Việt Nam trong KTTT” của PGS.TS Nguyễn


7
Viết Vượng, năm 2005. “Lý luận CĐ trong thời kỳ chuyển sang KTTT định
hướng XHCN” của tập thể tác giả tôn Trung Phạm, An Miêu, Phùng đồng
khánh, Trần ký, xuất bản năm 2004. “Hệ thống tổ chức CĐ Việt Nam thời kỳ
đổi mới” của tác giả Vũ Đạt, xuất bản năm 2006.“Góp phần xây dựng giai
cấp cơng nhân Việt nam từ thực trạng cơng nhân thành phố Hồ Chí Minh”
của tác giả PGS.TS Nguyễn Đăng Thành (Chủ biên) xuất bản năm 2007.“Xây
dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của
Tổng Liên đồn lao động Việt Nam xuất bản năm 2009.
Đặc biệt phải kể đến đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “Nghiên
cứu mối quan hệ ba bên giữa Nhà nước, người sử dụng lao động với người
lao động trong điều kiện KTTT” do PGS-TSKH Nguyễn Viết Vượng làm chủ
nhiệm đề tài. Đề tài đã nỗ lực đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm góp
phần giải quyết được những mâu thuẫn, những xung đột về quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên, hạn chế được những vụ tranh chấp lao động, đình cơng
tự phát, đình cơng bất hợp pháp của người lao động..., đóng góp vào việc xây
dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ ở Việt Nam, trong đó có đề
cập đến vai trị, trách nhiệm rất lớn của tổ chức CĐ.
Ngồi ra, cịn một số bài nghiên cứu về vai trò của CĐ trên các tạp chí:
- “Giai cấp Cơng nhân - CĐ Việt Nam trước thời cơ và thách thức” của
tác giả PGS.TS Nguyễn An Lương, ngun phó Chủ tịch Tổng Liên đồn lao
động Việt Nam, tạp chí Cộng sản, 2003.
- “Xây dựng quan hệ giữa CĐ với chủ DN” của tác giả TS. Dương Văn
sao, báo nhân dân, 2004.
- “Truyền thống hào hùng, trách nhiệm lớn lao của giai cấp công nhân

- CĐ Việt Nam”, của tác giả Cù Thị Hậu, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đồn
Lao động Việt Nam, tạp chí cộng sản, 2004.
- “Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động CĐ” của TS. Lê Thanh Hà,
tạp chí Lao động và CĐ, 2007.


8
Các cơng trình đã tập trung phân tích và khẳng định những luận điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin về CĐ, về vai trò, nhiệm vụ của CĐ. Tất cả đều
khẳng định vai trò to lớn của CĐ trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của
đất nước và vị trí quan trọng của CĐ đối với giai cấp cơng nhân.
Các nghiên cứu trình bày tồn diện, sâu sắc về quá trình hình thành,
phát triển của tổ chức CĐ, đặc điểm tổ chức và hoạt động của CĐ Việt Nam
qua các thời kì, đề cập đến mối quan hệ giữa ĐCS Việt Nam và CĐ, với tư
cách một tổ chức chính trị, xã hội thành viên của MTTQ Việt Nam. Nhiều
cơng trình đã phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động, nêu lên những thách
thức đối với tổ chức CĐ trong quá trình phát triển đất nước và kiến nghị
những giải pháp để nâng cao vai trò của tổ chức CĐ trong đời sống chính trị,
xã hội nói chung.
Tuy nhiên, CĐ trong các DNNQD nói chung và CĐ trong các DNNQD
ở tỉnh Bình Phước nói riêng, mặc dù là một bộ phận quan trọng trong thực
trạng phát triển của các tổ chức CĐ hiện nay, lại chưa được nghiên cứu một
cách cơ bản và có hệ thống.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Đề xuất phương hướng và một giải pháp nhằm đổi mới hoạt động CĐ
trong các DNNQD ở Bình Phước hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động CĐ.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động CĐ

trong các DNNQD trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới hoạt động CĐ trong các
DNNQD ở tỉnh Bình Phước hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các tổ chức CĐ trong các DNNQD trên địa bàn tỉnh Bình Phước


9
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tổ chức và hoạt động của CĐ trong các DNNQD
trên phạm vi tỉnh Bình Phước trong thời gian từ 2008 đến 2012.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của ĐCS Việt Nam, Nhà
nước CH XHCN Việt Nam về vai trò, trách nhiệm, tổ chức và hoạt động của
tổ chức CĐ Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích
và tổng hợp, tổng kết thực tiễn, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê,
và một số phương pháp khác. Việc sử dụng đồng thời các phương pháp này
giúp đề tài chỉ ra một cách hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ
chức và hoạt động của tổ chức CĐ, từ đó soi những vấn đề lý luận đó vào
thực tiễn, cung cấp một bức tranh tổng thể về thực trạng tổ chức và hoạt động
của CĐ ở tỉnh Bình Phước. Phương pháp tổng kết thực tiễn, thống kê và so
sánh cho phép chỉ ra những thay đổi trong tổ chức và hoạt động cũng như
hiệu quả hoạt động của CĐ trong các DNNQD ở tỉnh Bình Phước trong các lĩnh
vực trong khoảng thời gian 2008 - 2012. Các phương pháp phân tích - tổng hợp,
tổng kết thực tiễn cũng cho phép chỉ ra những yêu cầu đối với CĐ trong các
DNNQD trong thời gian tới dựa trên những cơ sơ khoa học và thực tiễn.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn

Luận văn phân tích khái qt một cách có hệ thống tổ chức và hoạt
động của CĐ trong các DNNQD trên phạm vi tỉnh Bình Phước trong những
năm gần đây.
Với kết quả nghiên cứu, luận văn góp phần làm rõ và sâu hơn về vấn đề
CĐ trong các DNNQD trên phạm vi tỉnh Bình Phước trong việc tổ chức hoạt
động; nêu lên những gợi ý có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc tổ chức và
hoạt động của CĐ trong các DNNQD nói chung.


10
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về lý luận: Góp phần vào việc nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức và
hoạt động của CĐ.
- Về thực tiễn: Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy chuyên đề.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 03 chương, 8 tiết.


11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠNG ĐỒN
1.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN,
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ TỔ CHỨC
CƠNG ĐỒN

1.1.1. Quan điểm của C. Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin về tổ chức
cơng đồn

C.Mác, Ph.Ăngghen là những người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân
thế giới. Lý luận về CĐ của C.Mác và Ph.Ăngghen gắn liền với học thuyết về
giai cấp công nhân, về vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân. Tác
phẩm đầu tiên về cơng nhân“Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”của
Ph.Ăngghen được mở đầu bằng phần “Phong trào cơng nhân”, trong đó nêu
rõ hồn cảnh xuất hiện của CĐ, các phong trào bãi công, các cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân. Trong tác phẩm này, Ăngghen đã đưa ra kết luận sâu
sắc rằng giai cấp công nhân có vai trị sứ mệnh lịch sử, quyết định cuộc đấu
tranh chống CNTB, giành chính quyền về tay mình và khẳng định tính tất yếu
phải phải thống nhất giai cấp công nhân về mặt tổ chức và kết hợp CNXH với
phong trào công nhân.
C. Mác, qua nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của phong trào
cơng nhân thế giới cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, đã khẳng định CĐ
xuất hiện là yêu cầu khách quan của phong trào công nhân trên bước đường
đấu tranh chống giai cấp tư sản; “CĐ giữ vai trò trường học - loại trường học
đặc biệt” [15, tr.367] của giai cấp công nhân - trường học tranh đấu giai cấp.
C.Mác nhận định rằng, những mục tiêu quần chúng rộng lớn, nhiệm vụ đấu
tranh chính trị và kinh tế đã xác định rõ ràng, phong trào chính trị của giai cấp
cơng nhân có mục tiêu cuối cùng là giành chính quyền về tay mình. Muốn thế


12
thì trước đó, phải có một tổ chức của giai cấp trưởng thành từ trong bản thân
cuộc đấu tranh kinh tế rời rạc của cơng nhân ở khắp nơi, đó là tổ chức CĐ. Và
khi đã đặt cho mình sứ mệnh giải phóng tồn bộ giai cấp cơng nhân, thì các
CĐ phải rèn luyện năng lực hoạt động một cách tự giác, ủng hộ mọi phong
trào xã hội, phải tự coi mình là những đại biểu của giai cấp cơng nhân và
chiến đấu cho quyền lợi của giai cấp đó.
Chức năng bẩm sinh của CĐ là đấu tranh bảo vệ lợi ích giai cấp cơng
nhân. Chức năng này có vai trị to lớn đối với q trình chuyển biến giai cấp

công nhân từ tự phát lên tự giác, từ “giai cấp tự mình” đến “giai cấp vì mình”.
“Các CĐ đó trở thành những trung tâm tổ chức đối với công nhân cũng giống
như những thị xã và công xã thời trung cổ là những trung tâm tổ chức đối với
giai cấp tư sản. Nếu CĐ cần thiết cho cuộc đấu tranh du kích giữa tư bản và
lao động, thì CĐ lại càng quan trọng hơn với tư cách là một lực lượng có tổ
chức để tiêu diệt bản thân chế độ lao động làm thuê và quyền lực của tư bản
[19, tr.235-236]. Cùng với việc xác định vị trí của CĐ trong cuộc đấu tranh
của giai cấp vô sản, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng nhấn mạnh vai trò lãnh đạo
của Đảng vô sản trong cuộc đấu tranh ấy.
Về bản chất của CĐ, trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, trên
cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm đấu tranh trong phong trào công nhân, C.Mác
chỉ ra rằng phong trào công nhân và đấu tranh giai cấp phát triển đưa đến kết
quả là những liên minh công nhân, tức là tổ chức CĐ mang tính chất chính trị.
Mục đích đầu tiên trong sự phản kháng của giai cấp công nhân chỉ là giữ
vững hoặc địi tăng tiền lương, tức là mục đích kinh tế. Nhưng bọn tư bản
ngày càng đoàn kết lại với nhau trong sự nhất trí về tư tưởng để đàn áp công
nhân, buộc họ phải làm việc với đồng lương rẻ mạt, hơn thế để xóa bỏ tư
tưởng phản kháng của họ. Trong hồn cảnh đó, giai cấp cơng nhân cần liên
kết lại với mục tiêu cao hơn việc đấu tranh đòi giữ vững hoặc tăng tiền
lương... Khi đã đạt tới trình độ ấy, tức là đấu tranh với mục tiêu cao hơn thì


13
các hiệp hội sẽ chuyển từ mục tiêu kinh tế lên mục tiêu chính trị.
Như vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đầu tiên phát hiện vai
trò lịch sử của giai cấp công nhân, kết luận về sự tất yếu của cách mạng
XHCN, sự cần thiết phải kết hợp phong trào của giai cấp công nhân với thế
giới quan khoa học dưới khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các nước đồn kết lại”.
Trong q trình chuyển biến về chất của phong trào công nhân, CĐ trở thành
trường học đấu tranh giai cấp, ở đó cơng nhân được tập hợp, đồn kết thành

trung tâm phản kháng đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, chống lại quyền lực
của chế độ tư bản đương thời .
Kế thừa và phát triển học thuyết C.Mác về CNXH khoa học, V.I.Lênin
đã làm rõ nhiều vấn đề về giai cấp công nhân và phong trào CĐ. Một trong
những vấn đề quan trọng nhất trong lý thuyết của Lênin về CĐ là bảo vệ lợi
ích của người lao động. Chính sách kinh tế mới do Lênin đề xướng đã mang
lại hàng loạt những biến đổi quan trọng về nội dung, hình thức và phương
pháp thực hiện một chức năng nữa của CĐ là gắn liền với việc bảo vệ lợi ích
kinh tế, các quyền của cơng nhân viên chức, việc quan tâm đến điều kiện lao
động và sinh hoạt của họ.
CĐ có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của người lao động theo ý nghĩa đúng
đắn và trực tiếp của từ đó. Bằng cách thường xuyên và khơng ngừng sửa chữa
những thiếu sót và sự cường điệu vấn đề của cán bộ phụ trách, đấu tranh
chống mọi biểu hiện quan liêu trong công tác của các cơ quan kinh tế và bộ
máy quản lý Nhà nước, tuỳ khả năng cho phép, CĐ cần tạo mọi điều kiện để
cải thiện điều kiện lao động và sinh hoạt của công nhân viên chức, nâng cao
phúc lợi vật chất của họ. Mọi tổ chức CĐ thực hiện chức năng bảo vệ ở các xí
nghiệp nhà nước tuyệt nhiên khơng mang và khơng thể mang tính chất đấu
tranh giai cấp về mặt kinh tế. Lênin cịn chỉ rõ:
Các CĐ có nhiệm vụ tuyệt đối phải bảo vệ lợi ích của cơng nhân,
phải góp phần vào phúc lợi vật chất của họ trong phạm vi có thể


14
được, phải luôn luôn uốn nắn những sai lầm và những việc làm thái
quá của các cơ quan kinh tế, khi những cái đó là do một sự lệch lạc
quan liêu chủ nghĩa của bộ máy Nhà nước gây ra [16, tr.9].
Cũng như Mác và Ăngghen, Lênin cũng rất chú ý đến mối quan hệ giữa
CĐ và Đảng của giai cấp cơng nhân, hình thức tổ chức của nó. Lênin chỉ ra
rằng thành công của công cuộc đấu tranh vô sản là tùy thuộc vào sự lãnh đạo

của Đảng đối với tất cả các hình thức của phong trào cơng nhân, trong cơng
tác của mình Đảng dựa vững chắc vào CĐ. Các CĐ là công cụ cần thiết cho
giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh giai cấp. Để giải quyết nhiệm vụ căn bản
là thủ tiêu chế độ TBCN thì CĐ khơng thể tách rời khỏi ĐCS. “Trong hệ
thống chun chính vơ sản, CĐ có một vị trí giữa Đảng, chính quyền Nhà
nước, CĐ tạo ra mối liên hệ giữa đội tiên phong với quần chúng” [15, tr.250].
Điều này có nghĩa CĐ khơng phải là tổ chức mang tính chất đảng phái mà là
một tổ chức độc lập nhưng có quan hệ chặt chẽ với Đảng và Nhà nước.
Trong hoạt động của tổ chức CĐ, sức mạnh của CĐ là ở chỗ tập hợp,
thu hút đông đảo người lao động vào tổ chức CĐ. Lênin chỉ rõ: CĐ muốn
thành cơng thì phải liên hệ với quần chúng; có nghĩa là với tuyệt đại đa số
cơng nhân, đó là điều kiện quan trọng nhất, căn bản nhất cho mọi hoạt động
CĐ thành công. Cán bộ CĐ phải thường xuyên liên hệ với quần chúng công
nhân lao động vô sản và phi vô sản kết hợp thành một khối để tạo nên một
sức mạnh vơ địch. Nếu tự nhốt mình trong phạm vi chật hẹp, CĐ sẽ xa rời
quần chúng và bao phủ lên mình một lớp bụi quan liêu, tất yếu sẽ dẫn tới diệt
vong. “Liên hệ với quần chúng là điều quan trọng nhất, căn bản nhất cho mọi
hoạt động CĐ thành công. Cán bộ CĐ phải sống lâu vào đời sống công nhân,
biết tường tận đời sống công nhân, xác định một cách chắc chắn tâm trạng,
nhu cầu, nguyện vọng, ý nghĩa thật sự của họ” [14, tr.346]. Vai trị và sức
mạnh của CĐ chính là ở khả năng tập hợp quần chúng, hiểu rõ tâm tư nguyện
vọng của quần chúng, nâng cao giác ngộ XHCN cho quần chúng, khơi dậy


15
tinh thần tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của quần chúng. Bên cạnh đó,
CĐ cần quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ CĐ trưởng thành từ
phong trào quần chúng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiệt tình cơng
tác, có trình độ và năng lực cơng tác, sâu sát đồn viên, nói cho đồn viên
biết, làm cho đồn viên tin... , nói cách khác là phải sống sâu vào đời sống

công nhân, biết tường tận đời sống công nhân.
Lênin cũng chỉ ra nhiệm vụ đặc biệt và trách nhiệm cũng như phương
pháp đặc biệt của CĐ khi bãi công xảy ra: nhiệm vụ các CĐ là phải góp phần
giải quyết thật nhanh chóng và khơng đau đớn những xung đột đó, làm thế
nào cho những nhóm cơng nhân mà các CĐ ấy thấy được mặt lợi nhiều nhất,
nhưng với điều kiện là có thể thực hiện được những điều lợi ấy mà không hại
đến nhóm cơng nhân khác, cũng khơng hại đến sự phát triển của Nhà nước
công nhân và của nền kinh tế xét về tồn bộ của Nhà nước đó, vì chỉ có sự
phát triển đó mới có thể tạo ra một cơ sở cho phúc lợi vật chất và tinh thần
của giai cấp cơng nhân. CĐ phải góp phần thanh tốn thật nhanh những xung
đột nhằm loại bỏ những cái không bình thường và vơ trật tự, và nhằm giải
quyết những u sách chính đáng và có thể thực hiện được của quần chúng,
nhằm tác động vào quần chúng về mặt chính trị ...vì
Một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất và chắc chắn nhất để
đánh giá sự đúng đắn và thành công trong hoạt động của một CĐ, là
mức độ mà CĐ đó đã đạt được trong việc ngừa trước được một cách
có ích những xung đột to lớn trong những xí nghiệp Nhà nước bằng
một chính sách ngừa trước nhằm thực sự bảo vệ lợi ích quần chúng
cơng nhân trong mọi lĩnh vực, và loại bỏ kịp thời những lý do xung
đột [16, tr.123-124].
Như vậy, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã cho chúng ta những cơ
sở khoa học về sự phát triển của giai cấp công nhân, các ông đã chỉ rõ vai trị,
vị trí và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cũng như những điều kiện,
giải pháp, con đường mà giai cấp công nhân phải thực hiện để đạt tới mục tiêu


16
giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Cơng đồn
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo các luận điểm của

C.Mác và V.I.Lênin về CĐ vào thực tiễn Việt Nam để xác định đối tượng, xây
dựng tổ chức, chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ, phương pháp hoạt động của CĐ.
Trong cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp" (1925), Người viết: “Việc
cần thiết hiện nay là phát động một cuộc tuyên truyền lớn để thành lập các tổ
chức CĐ ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và phát triển các CĐ hiện có
dưới hình thức phơi thai” [20]. Vì sao cần có CĐ? Trong “Đường cách mệnh”
(1927), Người trả lời “Tổ chức công hội trước là để cơng nhân đi lại với nhau
cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh
hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công
nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thê'giới” [20, tr.163].
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, những tư tưởng cơ bản của
Người về giai cấp cơng nhân và CĐ gắn với tình hình và điều kiện thực tế là
chính quyền đã về tay nhân dân, giai cấp công nhân thực sự trở thành lực
lượng lãnh đạo xã hội; CĐ trở thành người tổ chức phong trào công nhân,
viên chức, thực hiện mục tiêu chung của đất nước là xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN. “CĐ phải thực sự trở thành trường học quản lý Nhà
nước, quản lý kinh tế và văn hóa của giai cấp công nhân” [21, tr.100]. CĐ
phải vận động quần chúng tham gia ngày càng rộng rãi vào toàn bộ sự nghiệp
xây dựng nền kinh tế quốc dân, vào các kế hoạch kinh tế, sản xuất, phân phối.
Theo Người: “Nhiệm vụ của công nhân và CĐ hiện nay là phải xây
dựng CNXH. Muốn thế CĐ phải tổ chức, giáo dục, lãnh đạo công nhân đẩy
mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế
hoạch của Đảng và Nhà nước đề ra” [21, tr.72, 75], cụ thể là:
i) CĐ phải tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng vì Đảng là của
giai cấp cơng nhân “Cơng nhân khơng có sự lãnh đạo của Đảng thì không làm


17
cách mạng thành công được, không thắng lợi được” [21, tr.29]. Do đó, mọi
đường lối, chính sách của Đảng phải được công nhân quán triệt và thực hiện,

thông qua tổ chức CĐ. CĐ phải giáo dục cho công nhân về đạo đức vô sản,
đạo đức cách mạng. Cán bộ CĐ phải đặc biệt chú ý bồi dưỡng cho công nhân
trẻ về mọi mặt để trở thành những người có giác ngộ giai cấp, có trình độ văn
hóa, khoa học kỹ thuật cao. Điều quan trọng là phải tôn trọng họ, tin vào họ,
bồi dưỡng cho họ về phẩm chất, đạo đức cách mạng, về chủ nghĩa anh hùng
và cách mạng của giai cấp cơng nhân, bồi dưỡng văn hóa, khoa học kỹ thuật
và kiến thức quản lý xí nghiệp cho họ, tạo điều kiện cho họ phát huy vai trò
làm chủ tập thể...
ii) Các cấp CĐ cần đổi mới cách thức làm sao cho mọi hoạt động của
CĐ đi vào chiều sâu và có hiệu quả thiết thực. “CĐ các cấp cần cải tiến lề lối
làm việc cần đi sát quần chúng, tăng cường đôn đốc, kiểm tra. Cần bớt giấy tờ
từng đống và hội họp lu bù. Cán bộ cấp trên cần thường xuyên đi đến cơ sở để
giúp đỡ họ một cách thiết thực hơn” [21, tr.150].
iii) CĐ phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao
động, thường xuyên quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần của người lao
động, đảm bảo cơng nhân, người lao động có quyền thực sự trong xí nghiệp,
có quyền phê bình tất cả mọi việc và mọi người trong xí nghiệp trong sản xuất
và đời sống.
iv) Cán bộ CĐ phải cùng công nhân đồng cam cộng khổ, hịa mình với
cơng nhân thành một khối và phải gương mẫu vì “Muốn xây dựng CNXH,
phải có con người XHCN. Công nhân phải thành người XHCN" [21, tr.75].
Cán bộ CĐ cần tích cực để khơng ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, vì
"Kinh tế của ta ngày càng phát triển, hàng ngũ công nhân ngày càng thêm
đông. Muốn làm trịn nhiệm vụ của mình thì cán bộ CĐ phải cố gắng học tập
vươn lên để không ngừng tiến bộ. Có học tập mới hiểu biết được khoa học, có
hiểu biết được khoa học mới tổ chức được phong trào” [21, tr.150]. Và "Muốn


18
giáo dục tốt công nhân, trước hết đội ngũ cán bộ CĐ phải đồn kết nhất trí. Phải

kiên quyết xây dựng cho được sự đồn kết nhất trí. Phải kiên quyết xây dựng
cho được sự đồn kết nhất trí trong hệ thống CĐ… " [21, tr.288].
Từ những luận điểm cơ bản của các nhà sáng lập CNXH khoa học và
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về CĐ, Đảng ta và các nhà lãnh đạo CĐ Việt Nam
đã xác định vị trí, vai trị, chức năng của CĐ Việt Nam trong sự nghiệp đổi
mới, với tinh thần kế thừa phát triển, sáng tạo và khoa học. Nhà nước đã ban
hành các chính sách, luật pháp có liên quan đến giai cấp công nhân, tổ chức
CĐ; tiêu biểu là Luật lao động, Luật CĐ, trong đó xác định rõ vị trí, vai trị
của tổ chức CĐ trong hệ thống chính trị với tư cách là tổ chức quần chúng
rộng lớn nhất, đại diện cho công nhân, lao động.
1.1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Cơng đồn
Cơng đồn Việt Nam, ngay từ khi thành lập, đã là một tổ chức quần
chúng rộng lớn của giai cấp công nhân, nằm trong Mặt trận dân tộc thống
nhất, được ĐCS Việt Nam lãnh đạo. Đảng ta đã nhận thức rõ vai trò và vị trí
hết sức quan trọng của các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là của tổ chức
CĐ trong việc vận động, tổ chức quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chăm lo bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của quần chúng.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định:
Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ
chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn nghề
nghiệp, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH - HĐH
đất nước. Giải quyết việc làm, giảm tối đa số công nhân thiếu việc
làm và thất nghiệp. Thực hiện tốt chính sách và pháp luật về lao
động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động,
chăm sóc, phục hồi sức khỏe đối với cơng nhân; chính sách ưu đãi
nhà ở đối với công nhân bậc cao. Sớm tổ chức thực hiện Quỹ thất


19

nghiệp. Xây dựng tổ chức, phát triển đoàn viên CĐ, Nghiệp đoàn
đều khắp ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh
tế. Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ
quyền lợi chính đáng, hợp pháp của cơng nhân và những người lao
động, chú trọng công nhân làm việc ở các KCN và đô thị lớn. Chăm
lo đào tạo cán bộ và kết nạp đảng viên từ những công nhân ưu tú
[10, tr.118].
Nghị quyết số 20 ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa X) về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước” đã đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo trong xây dựng
giai cấp công nhân:
Một là: Kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo
cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại
diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp
xây dựng CNXH, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; lực
lượng nồng cốt trong liên minh giai cấp cơng nhân với giai cấp nơng dân và
đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lớn mạnh của giai cấp công
nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới,
CNH, HĐH đất nước.
Hai là: Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết hữu cơ với
xây dựng, phát huy sức mạnh của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp
nơng dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, của tất cả các giai
cấp, các tầng lớp xã hội trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, động lực chủ
yếu của sự phát triển đất nước, đồng thời tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp
tác quốc tế với giai cấp cơng nhân trên tồn thế giới.
Ba là: Chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết
chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, CNH, HĐH đất nước, hội
nhập kinh tế quốc tế. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế



20
với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và chăm lo xây dựng giai cấp công
nhân; đảm bảo hài hịa lợi ích giữa cơng nhân, người sử dụng lao động, Nhà
nước và tồn xã hội; khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
công nhân, quan tâm giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, cấp bách của
giai cấp công nhân.
Bốn là: đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho cơng nhân,
khơng ngừng tri thức hóa giai cấp cơng nhân là một nhiệm vụ chiến lược. Đặc
biệt quan tâm xây dựng thế hệ cơng nhân trẻ có học vấn, chun mơn và kỹ năng
nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản
lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân.
Năm là: Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả
hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi
người cơng nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao động;
trong đó sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có vai trị quyết định,
Cơng đồn có vai trị quan trọng trực tiếp trong chăm lo xây dựng giai cấp
công nhân. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn liền với xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xây dựng tổ
chức Cơng đồn, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức
chính trị - xã hội khác trong giai cấp cơng nhân vững mạnh.
Trong đó nhấn mạnh CĐ có vai trị quan trọng trực tiếp trong chăm lo
xây dựng giai cấp công nhân. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải
gắn liền với xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và
tổ chức, xây dựng tổ chức CĐ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và
các tổ chức chính trị - xã hội khác trong giai cấp công nhân vững mạnh.
Những tư duy mới của Đảng ta về CĐ cùng với quá trình đổi mới đất
nước, đã từng bước được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng,
đặc biệt được thể hiện ở sự quan tâm lãnh đạo, cụ thể hoá, thể chế hoá các
quan điểm, đường lối của Đảng về CĐ trong điều kiện nền KTTT định hướng



21
XHCN thành pháp luật, chính sách, tạo cho CĐ Việt Nam cơ sở pháp lý và
điều kiện hoạt động. Vì vậy hoạt động CĐ Việt Nam trong những năm qua đã
có những bước phát triển mới trong tập hợp cơng nhân, viên chức, lao động
trong các thành phần kinh tế vào CĐ, trong tuyên truyền giáo dục, xây dựng đội
ngũ công nhân viên chức lao động không ngừng lớn mạnh và trong chăm lo bảo
vệ quyền lợi ích hợp pháp của người lao động; góp phần tạo cho quan hệ lao
động phát triển, tiến bộ đã tạo động lực mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, xã hội.
1.2. NHỮNG QUI ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ TỔ
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠNG ĐỒN VÀ CƠNG ĐỒN TRONG DOANH
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

1.2.1. Các qui định pháp luật về tổ chức và hoạt động của cơng
đồn trong doanh nghiệp
Xuất phát từ vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ cơ bản của tổ chức CĐ
trong việc đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, Bộ
luật lao động, Luật CĐ và Luật DN đã quy định theo hướng thành lập tổ chức
CĐ ở mọi DN, theo đó, CĐ có những quyền và trách nhiệm cơ bản sau:
Quyền CĐ độc lập quyết định ( Điều 172, 173, 174 Bộ Luật lao động)
Quyền đại diện của CĐ (Điều 11 Luật CĐ, Điều 45 Bộ luật Lao động)
Quyền kiến nghị, tham gia của CĐ (Khoản 2, Điều 82, Bộ luật Lao động)
Quyền kiểm tra, bảo vệ của CĐ” (Điều 6, khoản 3, Điều 9, Luật CĐ).
Quyền pháp nhân của CĐ ( Điều 17, Điều 11, khoản 3 Luật CĐ )
Quyền được đảm bảo điều kiện cho hoạt động CĐ trong DN (Điều 14,
khoản 4, Điều 15, Luật CĐ; khoản 6, Điều 8, Luật DN; Điều 153, 154 Bộ luật
Lao động; Điều 7, 154 Bộ luật Lao động ).
Các yếu tố đó đã tạo tiền đề và hình thành mối quan hệ hữu cơ giữa tổ
chức CĐ với người sử dụng lao động trong DN. Mối quan hệ giữa CĐ với

DN được xác lập ngay từ khi DN được thành lập và người lao động gia nhập


22
CĐ. Các qui định pháp luật về CĐ xác định CĐ trong DN có quyền tham gia
với người sử dụng lao động về quản lý lao động, quản lý sản xuất kinh doanh;
thực hiện quyền dân chủ và chăm lo đời sống cho người lao động. CĐ trong
DN có những quyền cơ bản như: Quyền đại diện cho tập thể lao động
thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao
động, lưu giữ bản thỏa ước lao động tập thể đã ký kết, bổ sung thỏa ước lao
động tập thể hoặc thương lượng khi hết hạn, yêu cầu giải quyết tranh chấp
lao động theo pháp luật, khi thỏa ước lao động tập thể không được thực hiện
hoặc bị vi phạm; Quyền đại diện tập thể người lao động tham gia xử lý kỷ luật
lao động đối với người lao động và quá trình giải quyết tranh chấp lao động;
Quyền tham gia hội đồng hòa giải lao động cơ sở để giải quyết tranh chấp lao
động cá nhân và tập thể; quyền quyết định đình công sau khi quá nửa tập thể
lao động tán thành, bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; Quyền thỏa
thuận nhất trí, quyền này được quy định cụ thể trong BLLĐ như sau:
Được thỏa thuận trước khi người sử dụng lao động khấu trừ lương của
người lao động.
Được thỏa thuận về thời gian làm việc của cán bộ CĐ bán chuyên
trách, và về sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với
người là ủy viên Ban chấp hành Cơng đồn cơ sở.
Người sử dụng lao động phải trao đổi và thoả thuận với Ban chấp hành
Cơng đồn cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Thỏa thuận, nhất trí trong hoạt động của hội đồng hòa giải lao động cơ sở
Quyền được tham khảo ý kiến: Người sử dụng lao động tham khảo ý
kiến CĐ cơ sở trước khi công bố quyết định lịch nghỉ hàng năm; Ban hành
nội quy lao động; tạm đình chỉ cơng việc của người lao động, khi vụ việc có
tình tiết phức tạp trong quan hệ lao động.

Các quy định nêu trên đã đảm bảo vai trò và chức năng của tổ chức CĐ
trong việc đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể lao động khi


23
CĐ được tham gia một cách khá đa dạng vào các lĩnh vực điều kiện lao động.
1.2.2. Chủ trương của Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam về phát
triển Cơng đoàn cơ sở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Đại hội X CĐ Việt Nam xác định: “CĐ Việt Nam nằm trong hệ thống
chính trị của Nhà nước, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục rèn luyện,
xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân lao động. CĐ Việt Nam là chỗ dựa vững
chắc của Đảng, là sợi dây nối liền Đảng với người lao động. CĐ Việt Nam là
người cộng tác đắc lực của nhà nước chuyên chính vô sản” [23]. CĐ là sợi
dây nối liền Đảng với quần chúng. Đảng giữ vai trị lãnh đạo chính trị đối với
CĐ nhưng CĐ giữ độc lập về mặt tổ chức và hoạt động, đó là nguyên tắc
trong mối quan hệ giữa hai tổ chức đó. Với tư cách là một thành viên trong hệ
thống chính trị, CĐ Việt Nam có nhiệm vụ vận động, tổ chức, tập hợp, giáo
dục và xây dựng giai cấp công nhân, những người lao động thành lực lượng
cách mạng, thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước.
Hiện nay, sự phát triển đa dạng của các loại hình DN nói chung và
DNNQD nói riêng, đã và đang đặt ra yêu cầu tổ chức CĐ phải nhanh chóng
mở rộng phạm vi và đối tượng tập hợp, đổi mới nội dung, phương thức hoạt
động để có thể thu hút và tập hợp đông đảo công nhân lao động trong các khu
vực kinh tế khác nhau vào tổ chức CĐ. Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam
đã có chủ trương xây dựng tổ chức, phát triển đoàn viên CĐ khu vực kinh tế
NQD thông nhiều văn bản chỉ đạo như: Chương trình 383/CT-TLĐ ngày
28/4/1992 của Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam về phát triển CĐ và các
hình thức tập hợp công nhân lao động trong các thành phần kinh tế; Chỉ thị
số: 22/CT-TLĐ ngày 28/4/1992 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động

Việt Nam về việc phát triển CĐ và các hình thức tập hợp cơng nhân lao động
trong các thành phần kinh tế tập thể, tư nhân, cá thể; Quy định số: 02/QĐTLĐ ngày 28/4/1994 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc quy


24
định tổ chức và hoạt động CĐ trong các đơn vị kinh tế tập thể, tư nhân, cá thể;
Nghị quyết số: 3b/NQ-TLĐ, ngày 21/9/2009 của Ban chấp hành Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam (khóa VIII) về đẩy mạnh và phát triển đoàn viên,
xây dựng CĐ cơ sở vững mạnh; Kế hoạch số: 206/KH-TLĐ ngày 25/2/2000
của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc triển khai
Nghị quyết 3b; Hướng dẫn số 105/HD-TLĐ ngày 25/2/2000 của Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam về việc tổ chức thành lập, nhiệm vụ và nội dung
hoạt động của CĐ cơ sở ở các DN cổ phần, …
Đại hội IX CĐ Việt Nam (2003) đề ra mục tiêu: Đẩy mạnh phát triển
đoàn viên và tổ chức CĐ trong các thành phần kinh tế, nâng cao năng lực và
trình độ cán bộ CĐ, đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động, xây dựng tổ
chức CĐ vững mạnh.
Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực
hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành TW Đảng khóa X về
“Tiếp tục xây dựng giai cấp cơng nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH HĐH đất nước” cũng đề ra nhiệm vụ tăng cường công tác vận động thành lập
CĐ cơ sở, phát triển đoàn viên ở các khu vực ngồi Nhà nước và DN có vốn
đầu tư nước ngoài.
Đại hội X CĐ Việt Nam (tháng 11/2008) hướng đến:
Tập trung đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát triển tổ chức, tập hợp
đông đảo công nhân lao động trong các thành phần kinh tế gia nhập tỏ
chức CĐ, gắn với việc củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt
động của các CĐ cơ sở đã có. Tiếp tục xây dựng và thực hiện Chương
trình phát triển đoàn viên, trọng tâm là ở các DN ngoài nhà nước và DN
có vốn đầu tư nước ngồi có đủ điều kiện thành lập CĐ cơ sở [8, tr.78].
Như vậy, từ năm 1990 trở lại đây, đặc biệt là từ sau Chỉ thị số 07 của

Bộ Chính trị [1], các cấp CĐ trong cả nước đã bám sát đường lối, chủ
trương của Đảng, tích cực đề xuất, đưa ra nhiều nội dung giải pháp để tiến


25
hành phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức CĐ trong các DNNQD và tổ
chức nhiều phong trào thi đua đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của
cơng nhân, người lao động.
1.3. VỊ TRÍ, VAI TRỊ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC,
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐỒN VIỆT NAM

1.3.1. Vị trí và vai trị của Cơng đồn Việt Nam
* Vị trí của cơng đồn Việt Nam
Điều 10 Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992:
CĐ là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao
động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và
những người lao động khác; tham gia quản lý nhà nước và xã hội,
tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ
chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân viên chức và người lao
động xây dựng và bảo vệ tổ quốc [24, tr.7] .
Điều 1 Luật CĐ cũng ghi nhận: “CĐ là tổ chức chính trị-xã hội rộng
lớn của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam, tự nguyện lập ra
dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, là thành viên của hệ thống chính trị xã
hội Việt Nam, là trường học CNXH của người lao động” [28].
Như vậy, CĐ Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị, là trung
tâm tập hợp, đồn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công
nhân, lao động.
CĐ cũng là tổ chức xã hội được hình thành do nhu cầu của đông đảo
người lao động, thu hút sự tham gia đông đảo của công nhân viên chức, người

lao động khơng phân biệt giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng,
tơn giáo. Đây đồng thời là một tổ chức xã hội có tính chất nghiệp đồn. Tính
chất này biểu hiện ở thành phần tham gia và mục đích tồn tại của CĐ. Các
thành viên CĐ thuộc về lực lượng lao động, đã hoặc đang làm một cơng việc
nhất định. Do đó, CĐ có thể coi là tổ chức nghề nghiệp rộng lớn nhất, thu hút


×