Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Ảnh hưởng của công đồng vatican II (1962 1965) đến đạo công giáo ở tỉnh đồng nai hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 114 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo Cơng giáo là một tôn giáo lớn, bởi vậy, mọi biến động của tình
hình thế giới đều tác động trực tiếp đến giáo hội Công giáo, trước hết là giáo
triều Rôma. Thế kỷ XX, có những biến động vơ cùng dữ dội về chính trị, xã
hội, đồng thời cũng là thời kỳ khoa học cơng nghệ phát triển như vũ bão, lồi
người đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc chinh phục, khám phá tự
nhiên cũng như chính bản thân mình. Trong khi đó, giáo hội Cơng giáo ngày
càng lâm vào tình trạng trì trệ, bảo thủ nặng nề - hệ lụy của hàng trăm năm
truyền giáo bất khoan dung. Để tồn tại và phát triển, buộc giáo triều Rôma
phải thay đổi lại chính bản thân mình. Đó là lý do chính đưa đến sự ra đời của
Cơng đồng Vatican II (1962 - 1965), Công đồng đánh dấu sự đổi mới, canh
tân, thích nghi với thời đại của giáo hội Công giáo. Công đồng Vatican II thực
sự là một luồng sinh khí mới làm thay đổi, tươi mới bộ mặt của giáo hội. Các
nhà thần học thường dùng những thuật ngữ như: cải cách, cải thiện, canh tân,
thích nghi, đối thoại, hoà đồng, dấn thân… để chỉ về giáo hội Công giáo sau
Công đồng Vatican II. Là một “chi thể” của giáo triều Rơma, vì vậy, giáo hội
Cơng giáo Việt Nam, trong đó có giáo phận Xn Lộc đều ít nhiều chịu ảnh
hưởng của Công đồng Vatican II.
Đồng Nai là tỉnh nằm ở khu trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km, tiếp giáp với
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Dương và Thành phố
Hồ Chí Minh. Hiện nay Đồng Nai có 11 huyện, thị, thành với 171 xã, phường,
thị trấn. Tồn tỉnh có 31 tộc người, dân số gần 2,7 triệu người; có 43 tổ chức
tơn giáo với khoảng 1,6 triệu tín đồ chiếm trên 60% dân số [66, tr.01]. Hầu
hết các tôn giáo ở nước ta đều có ở Đồng Nai, trong đó đạo Cơng giáo có số
lượng giáo dân nhiều nhất trong cả nước.


2


Giáo phận Xuân Lộc được thành lập vào thời điểm Công đồng Vatican
II chuẩn bị kết thúc, do vậy, đạo Công giáo ở Đồng Nai đã sớm tiếp thu tinh
thần canh tân, đổi mới của Công đồng này. Ngay từ đầu khi mới được thành
lập, những người đứng đầu giáo hội địa phương đã sớm áp dụng tinh thần
canh tân, đổi mới của Công đồng Vatican II. Sau gần 50 năm thực hiện theo
tinh thần canh tân của Công đồng Vatican II, giáo hội Cơng giáo ở Đồng Nai
đã có những chuyển biến, thay đổi khá tích cực trên nhiều phương diện cả về
tôn giáo và xã hội. Nhưng bên cạnh đó cũng cịn những vấn đề rất đáng được
quan tâm, nhất là trên phương diện chính trị, xã hội. Dường như vẫn cịn một
khoảng cách giữa Cơng giáo và dân tộc, đặc biệt giữa Công giáo với chế độ
xã hội chủ nghĩa ở nước ta, giữa giáo hội với Nhà nước. Vẫn cịn một bộ phận
khơng nhỏ cán bộ, Đảng viên chưa nhận thức đầy đủ những quan điểm mới
của Đảng ta về tôn giáo và vấn đề tôn giáo trong tình hình mới, cịn có những
thành kiến, mặc cảm đối với đạo Cơng giáo. Do đó, chưa thật sự quan tâm tạo
điều kiện động viên, khích lệ đồng bào Cơng giáo “sống Phúc âm giữa lịng
dân tộc” theo tinh thần canh tân của Công đồng Vatican II và Thư chung 1980
của Hội đồng giám mục Việt Nam. Từ đó động viên đồng bào Cơng giáo trên
địa bàn đóng góp phần mình nhiều hơn nữa vào những thành cơng của công
cuộc đổi mới ở địa phương.
Với những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Ảnh hưởng của Công đồng
Vatican II (1962-1965) đến đạo Công giáo ở tỉnh Đồng Nai hiện nay” cho
đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chun ngành tơn giáo của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay ở Việt Nam đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về
Cơng đồng Vatican II ở các phạm vi và góc độ khác nhau. Trong giai đoạn từ
năm 1965 đến năm 1972, Phân khoa thần học giáo hồng học viện Thánh Piơ
X Đà Lạt đã tiến hành biên dịch toàn bộ các văn kiện của Công đồng và xuất
bản thành cuốn: Thánh Công đồng chung Vaticano II: Hiến chế, sắc lệnh và



3
tuyên ngôn. Đây là cuốn sách biên dịch khá đầy đủ và trung thành với nội
dung của các văn kiện của Công đồng Vatican II ra tiếng Việt, tạo điều kiện
cho việc nghiên cứu, triển khai nội dung của Công đồng này tại Việt Nam nói
chung và tại tỉnh Đồng Nai nói riêng.
Cho đến hơm nay đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà
khoa học và giới Công giáo đề cập đến Công đồng Vatican II ở những góc độ
khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số tác phẩm của các nhà nghiên cứu,
như: Đỗ Quang Hưng với Một số vấn đề lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam.
Tủ sách Đại học tổng hợp Hà Nội năm 1990, đã có phần giới thiệu nội dung
của Cơng đồng Vatian II. Nguyễn Đình Q với cơng trình: Tìm hiểu Cơng
đồng Vatican II, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội năm 1990. Mai Thanh Hải
với bài: 40 năm Cơng đồng Vatican II, mười việc cịn dang dở, Tạp chí nghiên
cứu tơn giáo số 4, năm 2005. Hội đồng giám mục Việt Nam tổ chức hội thảo:
Bốn mươi năm sau Vatican II nhìn lại (2005). Nguyễn Hồng Dương với các
cơng trình như: Cơng đồng Vatican II ở Việt Nam (nhìn từ góc độ lí luận về
hội nhập văn hóa), Tạp chí nghiên cứu tơn giáo số 3 năm 2001; 30 năm Thư
chung (1980) Hội đồng giám mục Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội năm
2010; Công giáo thế giới - tri thức cơ bản và Một số vấn đề về Công giáo ở
Việt Nam hiện nay, Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội, năm 2012 …
Các tác phẩm, cơng trình nghiên cứu nói trên đã giành một thời lượng
nhất định để giới thiệu Công đồng Vatican II dưới các góc độ khác nhau và sự
áp dụng ở Việt Nam. Ngồi ra cịn một số cơng trình nghiên cứu của giới
Công giáo và các nhà khoa học, như: Nguyễn Văn Sang với bài: Vai trò của
người giáo dân dưới ánh sáng của Cơng đồng Vatican II, Tạp trí cơng tác tôn
giáo, số 2 năm 2005; Công đồng Vatican II lí do khai mở và những giá trị
được khẳng định của Lê Thị Thanh Hương; Công đồng Vatican II nửa thế kỷ
nhìn lại của Phạm Huy Thơng trên Tạp chí nghiên cứu tôn giáo; Sự hội nhập
của Kitô giáo với thế giới hiện đại của linh mục Thiện Cẩm. Năm 2005, Uỷ



4
ban đồn kết Cơng giáo Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học và xuất bản “Kỷ
yếu hội thảo khoa học từ Công đồng Vatican II đến Thư chung 1980”, Nxb Tôn
giáo ấn hành đã giới thiệu một số bài viết của các nhà khoa học cũng như các học
giả Công giáo về Công đồng Vatican II và ảnh hưởng của nó đến Thư chung 1980
của Hội đồng giám mục Việt Nam. Vinh Sơn Nguyễn Văn Định với tác phẩm:
Vatican II những điều nên biết để đọc các văn bản của Công đồng, Nxb Phương
Đông, năm 2013 ...
Các nghiên cứu trên đã phân tích về mục đích, nội dung, ảnh hưởng của
Công đồng Vatican II tới giáo hội Công giáo tồn cầu, giáo hội Cơng giáo
Việt Nam dưới các góc độ, phạm vi khác nhau. Nhìn chung các cơng trình
trên chủ yếu dừng lại ở vấn đề lý luận, tìm hiểu những nội dung về canh tân
và thích nghi của Công đồng … Tuy nhiên do điều kiện kinh tế, xã hội, đặc
điểm dân cư mỗi vùng miền có khác nhau, nên sự vận dụng, thực hiện những nội
dung của Công đồng Vatican II ở từng giáo phận cụ thể cũng khác nhau. Cho đến
nay, về cơ bản vẫn chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của Cơng đồng Vatican II và
sự áp dụng vào thực tiễn đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những nội dung cơ bản của Công đồng Vatican II và
ảnh hưởng của nó đến đạo Cơng giáo ở tỉnh Đồng Nai hiện nay, đề tài đề xuất
một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế tiêu cực của Công giáo
ở địa phương.
3.2. Nhiệm vụ. Để thực hiện mục đích trên, luận văn có một số nhiệm
vụ sau đây:
Làm rõ những nội dung cơ bản của Công đồng Vatican II (1962-1965).
Làm rõ những ảnh hưởng của Công đồng Vatican II đến một số phương
diện về đời sống xã hội của đồng bào Công giáo ở tỉnh Đồng Nai hiện nay.
Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực,

hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo Công giáo ở tỉnh Đồng Nai hiện nay.


5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng
Nghiên cứu về Công đồng Vatican II và những ảnh hưởng của nó với
đạo Cơng giáo ở tỉnh Đồng Nai.
4.2. Phạm vi
Công đồng Vatican II đề cập đến nhiều vấn đề rộng lớn, luận văn chủ
yếu nghiên cứu những ảnh hưởng đến một số lĩnh vực như: tôn giáo, văn hóa,
chính trị, xã hội của Cơng giáo ở tỉnh Đồng Nai.
Về thời gian, đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của Công đồng Vatican II
đến Công giáo ở Đồng Nai từ khi có chính sách mới về cơng tác tôn giáo
(1990) đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng ta về tơn giáo.
Ngồi phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, như chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các
phương pháp cụ thể như: phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích, tổng hợp …
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Đây là cơng trình bày một cách tương đối toàn diện và hệ thống về ảnh
hưởng của Công đồng Vatican II đến đạo Công giáo ở tỉnh Đồng Nai hiện
nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt
tiêu cực của tôn giáo này trên địa bàn.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận, làm rõ mối quan hệ giữa giáo hội địa phương qua trường
hợp cụ thể giáo phận Xuân Lộc với giáo hội hoàn vũ theo tinh thần canh tân,

đổi mới của Công đồng Vatican II.


6
Về thực tiễn, làm rõ những ảnh hưởng của Công đồng Vatican II đến
đạo Công giáo ở Đồng Nai hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.


7
Chương 1
CƠNG ĐỒNG VATICAN II VÀ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
ĐẠO CÔNG GIÁO Ở ĐỒNG NAI
1.1. CÔNG ĐỒNG VATICAN II (1962 - 1965)

1.1.1. Một số vấn đề chung về Công đồng
Đạo Cơng giáo là tơn giáo có hệ thống tổ chức hành chính đạo chặt chẽ,
thống nhất từ giáo hội hồn vũ (Tòa Thánh), đến giáo hội địa phương (giáo
phận) và giáo hội cơ sở (giáo xứ), hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi chung
cho toàn đạo trên thế giới và được thực hiện khá nhất qn. Tín đồ Cơng giáo
là người có đức tin sâu sắc, tính vâng phục bề trên rất cao. Giáo triều - Nhà
nước Vatican là một quốc gia thần quyền duy nhất trên thế giới, vừa mang
tính chất tồn cầu vừa mang tính chất địa phương.
Tính chất tồn cầu thể hiện ở chỗ, Tịa Thánh Rơma vừa là một quốc
gia độc lập có chủ quyền, vừa là một trung tâm điều hành hoạt động của đạo
Cơng giáo trên tồn thế giới. Giáo hồng vừa là nguyên thủ quốc gia - đứng
đầu Nhà nước Vatican, vừa là thủ lĩnh tối cao của giáo hội Công giáo trên
tồn thế giới. Tín đồ Cơng giáo có niềm tin sâu sắc vào Thiên Chúa Ba Ngôi,

cùng dùng chung kinh thánh, chịu sự chi phối bởi bộ giáo luật, giáo lý hội
thánh và vâng phục sự chỉ đạo của giáo triều Vatican, đứng đầu là giáo hoàng,
người được coi là đại diện tối cao của Thiên Chúa ở trần gian.
Tính chất địa phương thể hiện ở chỗ, dưới Tòa Thánh Vatican là các
giáo hội địa phương (giáo phận) trực thuộc. Hệ thống tổ chức của giáo hội
Công giáo gồm 3 cấp hành chính đạo: Tịa Thánh Vatican, giáo hội địa
phương (giáo phận) và giáo hội cơ sở (giáo xứ). Bên cạnh đó cũng có các cấp
trung gian mang tính liên hiệp như: giáo tỉnh, giáo miền, giáo hạt, người đứng
đầu giáo phận là giám mục. Dưới góc độ thần học, giáo hoàng cũng là một
giám mục cai quản giáo phận Rơma đồng thời cai quản cả giáo hội hồn vũ.


8
Giáo triều Rôma trực tiếp điều hành hoạt động của giáo hội toàn cầu, nhưng
đường hướng chung cũng như những vấn đề thuộc về giáo lý, đức tin do Công
nghị giám mục đồn (hay đại hội, cịn gọi là Cơng đồng) quyết định.
Trong cuốn: Giáo dân với Công đồng Vatican II, Nguyễn Văn Nội
viết: “Một cách tổng quát, Công đồng là hội nghị gồm các giám mục và
một số chức vị trong giáo hội chính thức nhóm họp, nhằm mục đích thảo
luận và quyết định những vấn đề quan trọng thuộc về giáo lý hoặc kỷ luật
của giáo hội” [45, tr.70]. Cịn cuốn: Thánh Cơng đồng chung Vaticano II:
Hiến chế, sắc lệnh, tuyên ngôn, sứ điệp viết: “Một cách tổng quát, Công
đồng là một hội nghị gồm các giám mục cùng một số chức vị trong giáo hội
chính thức nhóm họp với mục đích bàn luận và quyết định những vấn đề
thuộc về giáo lý hoặc quy luật của giáo hội” [64, tr.19]. Như vậy, Công
đồng là hội nghị của các giáo sĩ và các chức sắc của giáo hội Cơng giáo. Có
nhiều cấp độ Cơng đồng, nhưng tựu chung có 2 loại là Cơng đồng chung và
Cơng đồng riêng.
Cơng đồng chung hay công đồng phổ quát là hội nghị toàn thể các giám
mục và các chức sắc cao cấp của giáo hội Công giáo trên thế giới được triệu tập

dưới thẩm quyền của giáo hoàng để bàn luận và quyết định những vấn đề quan
trọng có liên quan đến giáo hội hồn vũ. Bảy Cơng đồng đầu tiên đều do hồng
đế hoặc nữ hồng Kitơ giáo triệu tập. Khơng phải do giáo hoàng, nhưng do nạn
lạm quyền quá đáng của các hồng đế nên Cơng đồng Latơrăng I (1123), thời
giáo hồng Calíttơ II quy định: chỉ có giáo hồng - người kế vị Thánh tơng đồ
Phêrơ mới có quyền triệu tập Cơng đồng chung, hoặc ít nhất cũng phải do đại
diện được giáo hoàng uỷ quyền hay được sự chấp thuận của giáo hồng. Trước
Cơng đồng Vatican II, chỉ có giám mục chính tồ mới được tham dự và biểu
quyết trong Công đồng chung. Nhưng Sắc lệnh nhiệm vụ của các giám mục của
Công đồng Vatican II xác định: “mọi giám mục đều có quyền tham dự Cơng
đồng chung, vì là thành phần của Cộng đồn giám mục” [64, tr.336-337].


9
Cơng đồng chung có vị trí đặc biệt đối với giáo hội Cơng giáo vì nó
xác định chân lý Mạc Khải, giáo lý đức tin, ấn định những hình thức thờ
phụng và kỷ luật, bảo vệ đức tin Công giáo. Cơng đồng chung có thẩm
quyền cao nhất và tồn diện đối với giáo hội, là cơ quan lập pháp và giữ
quyền giáo huấn tối cao; có chức năng bảo vệ tín lý, đức tin, xác định bản
chất và đường hướng hoạt động của giáo hội hoàn vũ. Nghị quyết của Công
đồng gồm hai loại: Nghị quyết về quy luật: ấn định luật lệ, lễ nghi, tập quán
của giáo hội. Nghị quyết về giáo lý: xác định tín lý đức tin, làm sáng tỏ những
điểm giáo lý còn nghi ngờ, xác định chân lý Mạc khải bị các lạc giáo chối từ và
lên án các luận điểm trái với đức tin Công giáo bằng các phán quyết “tuyệt
thông”. Các nghị quyết của Cơng đồng có giá trị tối cao đối với tồn thể giáo
hội và có ân sủng “bất khả ngộ” (không sai lầm). Tất cả các thành phần Dân
Chúa không có quyền bài bác quyết định của Cơng đồng chung. Nếu phạm
phải sẽ bị phạt vạ “tuyệt thông”, khai trừ ra khỏi giáo hội. Đây là hình phạt
thiêng liêng nặng nhất, đáng sợ nhất đối với mỗi một tín đồ Công giáo.
Công đồng riêng là hội nghị gồm các giám mục và các giáo sĩ của giáo

hội ở một khu vực (giáo tỉnh, giáo miền, quốc gia, khu vực châu lục hay châu
lục) nhằm bàn luận và giải quyết những vấn đề có liên quan đến đạo Cơng
giáo ở khu vực đó. Có nhiều loại hình Cơng đồng riêng như: Đại công đồng
hay Công đồng liên giáo tỉnh là hội nghị các giám mục của nhiều giáo tỉnh,
dưới sự chủ tọa của sứ thần Tồ thánh. Cơng đồng giáo tỉnh là hội nghị các
giám mục và giáo sỹ trong một giáo tỉnh dưới sự chủ tọa của Tổng giám mục
hoặc của một giám mục niên trưởng (người cao tuổi nhất). Cơng đồng tồn
quốc, Cơng đồng tồn miền là hội nghị của các giám mục trong một quốc gia
hoặc một vùng nào đó, họp thường kỳ hoặc khơng thường lệ. Cơng nghị giáo
phận là hội nghị của giám mục giáo phận với các giáo sỹ của mình
Thượng Hội đồng giám mục là một định chế có từ sau Cơng đồng
Vatican II do giáo hoàng triệu tập gồm đại biểu được lựa chọn từ các miền


10
trên thế giới nhằm giải quyết những vấn đề có liên quan đến giáo hội mà xét
thấy chưa đến mức phải triệu tập Công đồng chung. Thượng Hội đồng giám
mục họp theo định kỳ bắt đầu từ năm 1965.
Lịch sử giáo hội Cơng giáo đã có nhiều Cơng đồng, nhưng chỉ có 21
Cơng đồng được coi là Cơng đồng chung. Trước Cơng đồng Vatican II, có 20
Cơng đồng, trong đó có 8 Cơng đồng họp tại phương Đơng. Tất cả các hệ phái
Kitô giáo đều thừa nhận giá trị pháp lý của bảy Cơng đồng đầu tiên. Nhìn
chung, 20 Cơng đồng trước Vatican II có những đặc điểm chung sau đây:
Một là, các Công đồng chung trước Vatican II đã xác định chân lý Mạc
khải và hệ thống tín lý cơ bản của giáo hội Công giáo. Cùng với kinh thánh,
những xác quyết của các Cơng đồng này đã góp phần hoàn thiện và thống
nhất hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi của đạo Công giáo.
Hai là, tất cả các Cơng đồng trước Vatican II chỉ có các giáo sỹ phương
Tây tham dự, khơng có giáo sỹ nào thuộc các nước châu Phi và châu Mỹ latinh.
Ba là, tất cả các Công đồng trước Vatican II đều lên án, phê phán hoặc

chống lại các tôn giáo, các giáo thuyết mà giáo hội cho là tà đạo, lạc giáo để
củng cố và bảo vệ đức tin Công giáo, xác lập địa vị độc tôn, duy nhất của giáo
hội Công giáo ở châu Âu trong một nghìn năm thời trung cổ. Nhưng nó cũng
gây nên mâu thuẫn dẫn đến việc Kitơ giáo bị chia rẽ sâu sắc. Đồng thời tạo ra
xu hướng bảo thủ, trì trệ bởi hệ thống giáo lý, giáo luật, nghi lễ rườm rà, khắt
khe, cơ cấu tổ chức giáo hội cồng kềnh.
Công đồng Vatican II được xem là bước ngoặt của giáo hội, vì
những vấn đề đặt ra, xem xét, phán quyết đều hướng tới mục tiêu giáo
hội nhìn lại mình, xác định lại vị trí của giáo hội trong thế giới hiện đại,
tiên tiến, như giáo hồng Phaolơ VI đã viết “làm cho giáo hội phải tự
nhận thức về mình, nghĩ về mình và về tương quan của mình với thế giới
ra sao? đối thoại với những Kitơ hữu khác, tín đồ tơn giáo khác, với thế
giới tân tiến” [73, tr.93].


11
1.1.2. Hồn cảnh ra đời Cơng đồng Vatican II
1.1.2.1. Hồn cảnh thế giới
Công giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới, lịch sử phát triển của nó
ln gắn với lịch sử thế giới, do đó những biến động lớn của lịch sử thế giới
đều có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến đạo Công giáo, trước hết là giáo
triều Rôma. Lịch sử thế giới từ sau Công đồng Vatican I (1870) đến trước khi
diễn ra Công đồng Vatican II đã có những biến động vơ cùng to lớn.
Sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga với việc ra đời của nhà
nước liên bang xã hội chủ nghĩa Xô Viết sau chiến tranh thế giới thứ nhất và
hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo ra
thế lưỡng cực, đối đầu quyết liệt nhau về ý thức hệ: vô sản và tư sản, chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, duy tâm và duy vật, vô thần và hữu thần
trên quy mơ tồn cầu. Các nước xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng tư tưởng
của học thuyết Mác - Lênin, khoa học và cách mạng đã tấn công trực tiếp vào

nền tảng tư tưởng giáo lý cũng như những tín lý, giáo luật, lễ nghi của Giáo
hội Cơng giáo mà với thời gian đã trở nên lỗi thời, đi ngược lại những lợi ích
chung của nhân loại và sự thăng tiến của con người.
Hai cuộc chiến tranh thế giới đã tác động mạnh mẽ vào lịch sử nhân
loại và có ảnh hưởng trực tiếp đến giáo hội Cơng giáo. Hai cuộc thế chiến với
sự huỷ diệt của nó đã làm cho người ta nghi ngờ và thất vọng về chủ nghĩa tư
bản và các giá trị phương Tây Kitô giáo. Từ đó nảy sinh các dịng triết học về
thân phận con người. Hơn nữa, giáo hội Công giáo đã bị dư luận lên án bởi thái
độ thờ ơ của họ trước chủ nghĩa bài Do Thái của phát xít Đức.
Sự giải thể của chủ nghĩa thực dân trước làn sóng giải phóng dân tộc ở
các nước Á, Phi, Mỹ latinh đã kéo theo sự suy thoái của chủ nghĩa giáo hội ở
châu Âu. Đồng thời đã xuất hiện xu hướng khám phá, khẳng định lại các giá trị
nhân văn, văn hóa cổ truyền của các nước vốn là thuộc địa, thuộc thế giới thứ
ba. Nó làm trỗi dậy tinh thần dân tộc và khích lệ giáo sỹ, giáo dân ở các sứ


12
truyền giáo đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa giáo sỹ thống trị trong giáo
hội, đòi thành lập giáo hội quốc gia độc lập do giáo sỹ bản địa coi sóc giáo hội
và đàn chiên của mình. Đó là phong trào đấu tranh địi xố bỏ đặc quyền, đặc
lợi của các giáo sỹ phương Tây và thiết lập hàng giáo phẩm bản quốc do
chính các giáo sỹ bản địa cai quản giáo hội của mình.
Đến nửa đầu thế kỷ XX, đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong
trào thế tục hóa diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, nhất ở các nước châu Âu, đã
tấn công trực diện vào tôn giáo, trước hết là Công giáo. Bên cạnh đó, sự phát
triển của phong trào đấu tranh vì hịa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội
làm cho những lề luật, lễ nghi và thiết chế của đạo Cơng giáo trở nên trật hẹp,
lỗi thời kìm hãm sự phát triển của xã hội và sự thăng tiến của con người.
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, nhất
là từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đã tạo ra xu hướng tâm lý con người

hướng về niềm tin khoa học thực chứng hơn là tin vào những tín điều thần bí
của tôn giáo. Khoa học công nghệ phát triển làm cho nền tảng giáo lý và
nhiều tín điều của Cơng giáo bị lung lay. Với nhiều người, sức thu hút của
Thiên đường trên mặt đất trở nên hấp dẫn hơn nhiều “Thiên đường” của
Thiên Chúa, có người đã tuyên bố rằng “Chúa đã chết”.
Những biến động to lớn của thế giới trong nửa đầu thế kỷ XX đã tác
động mạnh mẽ tới giáo triều Rơma và giáo hội hồn vũ, buộc giáo hội phải
nhìn nhận một cách khách quan, trung thực về sự biến động đó để thích ứng,
sống với và sống cùng nhân loại trong thế giới ngày nay.
1.1.2.2. Bối cảnh giáo hội
Bên cạnh những thách thức của thời đại nêu trên, sang thế kỷ XX, giáo
hội Cơng giáo cịn phải đối mặt với những thách thức chính trong bản thân,
nội bộ của giáo hội.
Sự cấu kết của giáo hội Cơng giáo trong q trình truyền giáo ra vùng
“dân ngoại” với chủ nghĩa thực dân xâm lược thuộc địa trong một thời gian


13
dài đã gây nên sự phản ứng mạnh mẽ của giáo dân và giáo sỹ. Cơng cuộc
truyền giáo ra ngồi châu Âu gắn liền với q trình thực dân hóa, các nước tư
bản phương Tây mở rộng chiến tranh xâm lược thuộc địa ở châu Á, Phi và
Mỹ Latinh. Quá trình đó đã dẫn đến sự cấu kết, lợi dụng lẫn nhau giữa giáo
hội Công giáo và chủ nghĩa tư bản phương Tây trong việc truyền giáo và xâm
lược thuộc địa. Giáo hội và chủ nghĩa thực dân trở thành kẻ thống trị và nô
dịch nhân dân các nước thuộc địa đã gây nên sự phản ứng, lên án của giáo sỹ,
giáo dân.
Thái độ coi thường các tôn giáo khác đã gây bất lợi cho giáo hội
Công giáo trong việc mở rộng ảnh hưởng của mình. Đối với các tơn giáo
anh em trong gia đình Kitơ giáo như: Chính thống giáo, Tin lành, Anh giáo đã
bị giáo hội phạt vạ tuyệt thông gây nên sự chia rẽ, mâu thuẫn kéo dài nhiều

thế kỷ. Nay giáo hội Công giáo thấy cần phải bình tĩnh để nhìn nhận lại và
mong muốn nối kết lại những người anh em Kitơ trong tình hiệp thơng. Đối
với các tơn giáo ngồi Kitơ ln bị giáo hội xem thường, coi là những dị giáo.
Điều ấy đã gây khơng ít khó khăn cho Cơng giáo khi xâm nhập vào những
vùng đất có nền văn hố lâu đời như Á Đơng. Vì vậy, giáo hội thấy cần phải
tơn trọng và thừa nhận các tơn giáo khác.
Tình trạng bảo thủ, trì trệ với một thể chế già nua của mình làm cho
giáo hội càng trở nên lỗi thời khơng theo kịp đà tiến triển chung của nhân
loại. Tình trạng này xuất hiện từ sau Công đồng Trentô (1545 - 1563), càng
được củng cố bởi tín điều “Bất khả ngộ” của giáo hồng do Cơng đồng
Vatican I xác quyết. Cơng đồng Trentơ ra đời trong hồn cảnh cải cách tơn
giáo đưa tới sự ra đời của đạo Tin lành với giáo lý, giáo luật, hệ thống tổ chức
đơn giản lại đề cao tự do cá nhân đã làm cho nhiều tín điều của đạo Cơng giáo
cũng như thiết chế của giáo hội bị lung lay. Do đó, tinh thần chung của Công
đồng Trentô là co xiết chặt lại luật lệ và tổ chức để bảo vệ đạo Công giáo
trước sự tấn công của đạo Tin lành và chủ nghĩa tư bản đang lên. Tình hình đó


14
dần dần kéo theo sự bảo thủ, trì trệ trong giáo hội và được củng cố thêm bởi
tín điều “bất khả ngộ” của cơng đồng Vatican I (1870). Nhìn chung, đường
hướng của Vatican I vẫn theo tinh thần của Công đồng Trentơ mà khơng có sự
thay đổi, trong khi sau hơn 300 năm lịch sử nhân loại đã có nhiều đổi thay.
Từ đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một trào lưu thần học cấp tiến mới như:
Thần học biện chứng, Thần học văn hoá, Thần học Đen, Thần học Phụ nữ,
đặc biệt dịng Thần học giải phóng nổi tiếng. Họ phản đối cứu rỗi mang tính
cá nhân có tính cách tinh thần thuần túy, mà khẳng dịnh cứu rỗi phải mang
tính nhân loại, cả trên phương diện vật chất và tinh thần. Họ cho rằng nhiệm
vụ của thần học ngày nay là phải lên án sự đàn áp, bất cơng, nơ dịch, bênh
vực quyền lợi của các nhóm thiểu số, sắc tộc, ủng hộ phụ nữ. Họ kêu gọi cần

phải giải thích lại kinh thánh theo tinh thần giải phóng, nhiệm vụ chính của
Hội Thánh hơm nay là phải giải phóng nhân dân khắp nơi thốt khỏi tình
trạng bị áp bức, phi nhân bản mà họ đang gánh chịu. Cần phải đánh giá lại,
thậm chí cần phải sửa lại giáo lý chính yếu của Kitơ giáo; phải noi gương Đức
Giêsu Kitơ để giải phóng và bảo vệ người nghèo bị áp bức; nước Thiên Chúa
ở đời này chứ không phải ở đời sau; tội lỗi của con người chủ yếu là những
điều xấu về mặt xã hội chứ không phải là xúc phạm đến Thiên Chúa và do đó
sứ mạng của Hội Thánh là giải phóng con người về mặt chính trị xã hội chứ
khơng phải mang tính cách chung. Mạc khải khách quan của Thiên Chúa tuỳ
thuộc vào kinh nghiệm của mỗi người.
Hệ quả của tư tưởng bảo thủ, trì trệ và ý thức vươn lên theo kịp thời đại
trong nội bộ giáo hội Công giáo được biểu hiện ra hai xu hướng. Xu hướng
bảo thủ cực đoan: tiêu biểu là Hồng y Ốttaviani (Ý), linh mục Misen Cônlanh,
đặc biệt giám mục người Pháp Lefebvre. Họ được xem là những kẻ “bảo
hoàng hơn vua”, chống lại mọi sự thay đổi của giáo hội. Họ cho rằng mọi sự
thay đổi có thể dẫn tới tà đạo, lạc giáo và làm mất đi tính ưu việt của đạo
Cơng giáo. Xu hướng cấp tiến: tiêu biểu là nhóm giáo sỹ trẻ do linh mục Han


15
Skung (Đức) đứng đầu. Phái này lên tiếng phản đối văn bản “Mầu nhiệm giáo
hội” của Bộ Giáo lý đức tin vì nó một lần nữa tái khẳng định lại “ơn bất khả
ngộ” của giáo hoàng. Họ chủ trương xây dựng một nền “thần học về cõi” để
làm nguồn cho “thần học chính trị", cho rằng trách nhiệm của người Công
giáo là phải hoạt động trần thế, cải tạo chứ khơng phải chiêm ngẫm trần thế;
phải lo cho cơng ích, cơng lợi chứ khơng phải chỉ lo cho lợi ích cá nhân. Xu
hướng cấp tiến ngày càng thắng thế trong giáo hội, mà đại biểu là giáo hoàng
Gioan XXIII - người chủ xướng và triệu tập Công đồng Vatican II.
1.1.2.3. Giáo hồng Gioan XXIII và Cơng đồng Vatican II.
Ngày 9/10/1958, giáo hồng Piơ XII từ trần. Ngày 28/10 Hồng y Angelơ

Roncalli, người Ý, 77 tuổi được bầu làm giáo hồng, lấy hiệu là Gioan XXIII.
Trước khi được bầu làm giáo hoàng, Gioan XXIII đã từng làm sứ thần tại:
Bungari, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Paris, năm 1953 được cử làm Hồng y tại Viên.
Ở tuổi cao như vậy nên dư luận chung đều cho rằng đây là vị giáo
hồng đóng vai trị “chuyển tiếp, giao thời”, nhưng ơng đã làm cho cả giáo
hội Công giáo và thế giới phải kinh ngạc khi quyết định triệu tập và điều
hành Công đồng chung thứ 21 - Công đồng Vatican II. Việc làm đầu tiên của
giáo hồng Gioan XXIII là ngày 28/12/1958, ơng tấn phong 23 vị Hồng y,
nâng tổng số Hồng y đoàn lên 75 người, vượt quá con số “truyền thống” 70
đã được giáo hồng Sixtơ V ấn định từ năm 1586. Ngày 29/1/1959 giáo
hồng Gioan XXIII chính thức tun bố triệu tập Cơng đồng chung với mục
đích: "Phát huy đức tin Công giáo, canh tân và làm lành mạnh những phong
tục các dân tộc Kitô giáo và ban hành Bộ Giáo luật thích nghi với nhu cầu
thời đại chúng ta hơn”. Trọng tâm của Công đồng là hiệp nhất giáo hội
“Chúng ta hãy hiệp nhất với nhau và chúng ta hãy chấm dứt mọi bất hoà”;
“để sửa lại Bộ Giáo luật cho thích nghi với thời đại” [64, tr.25]. Như vậy,
mục đích Cơng đồng đã được giáo hồng Gioan XXIII nêu rõ là: Canh tân
đời sống giáo hội, hiệp nhất Kitơ giáo và thích nghi với thời đại.


16
1.1.3. Diễn biến và đặc điểm của Công đồng Vatican II
1.1.3.1. Diễn biến
Thời kỳ chuẩn bị (từ ngày 17/5/1959 đến ngày 11/10/1962), được chia
thành hai giai đoạn: tiền chuẩn bị và chuẩn bị.
Giai đoạn tiền chuẩn bị (từ ngày 17/5/1959 đến ngày 05/6/1960). Ngày
17/5/1959, giáo hoàng Gioan XXIII thành lập Uỷ ban tiền chuẩn bị do Hồng y
Tarddini làm chủ tịch. Ngày 18/6/1959, Uỷ ban gửi cho tất cả các Hồng y, Tổng
giám mục, giám mục, các bộ, Bề trên tổng quyền các dịng tu, các Đại học Cơng
giáo và các Phân khoa Thần học trên thế giới xin góp ý kiến về đề tài cho Công

đồng. Kết quả đã có 2.105 ý kiến trả lời với 8.972 đề nghị về nội dung (Vatican I
chỉ có 35 giám mục được hỏi ý kiến). Vấn đề gây tranh cãi đây là sự tiếp tục
Công đồng Vatican I hay mở Công đồng mới. Cuối cùng, giáo hồng Gioan
XXIII chính thức cơng bố triệu tập Công đồng Vatican II.
Giai đoạn chuẩn bị (từ ngày 14/11/1960 đến ngày 11/10/1962). Ngày
5/6/1960, giáo hoàng tuyên bố kết thúc giai đoạn tiền chuẩn bị, thành lập 12
Uỷ ban và 3 văn phòng để chuyển sang giai đoạn chuẩn bị. Mỗi Uỷ ban tương
đương với một bộ của giáo triều. Thành phần gồm các giáo sỹ được tuyển
chọn từ khắp nơi trên thế giới, do 01 Hồng y làm chủ tịch. Uỷ ban Trung
ương do giáo hoàng làm chủ tịch. Nhiệm vụ của giai đoạn này là các Uỷ ban
tiến hành soạn thảo văn kiện trên cơ sở các ý kiến đã thu thập được trong thời kỳ
tiền chuẩn bị. Kết quả, ban đầu có 70 lược đồ để đưa ra Cơng đồng, nhưng sau
đó rút xuống cịn 17 lược đồ.
Ngày 25/12/1961, giáo hồng cơng bố sẽ triệu tập Cơng đồng vào năm
1962. Ngày 02/02/1962, giáo hồng tun bố ấn định thời gian khai mạc
Công đồng vào ngày lễ đức Maria Mẹ Thiên Chúa là ngày 11/10/1962. Ngày
06/8/1962, ông quyết định thành lập 10 Uỷ ban chính thức của Công đồng,
giai đoạn chuẩn bị kết thúc.
Các kỳ họp chính thức: Cơng đồng trải qua 4 kỳ họp chính thức.


17
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 11/10/1962 đến ngày 08/12/1962). Ngày
11/10/1962, Cơng đồng chính thức khai mạc tại vương cung Thánh đường
Thánh Phêrơ. Tham dự phiên khai mạc có 2.540 nghị phụ thuộc 134 quốc gia
trong tổng số 2.904 nghị phụ được mời tham dự Cơng đồng. Ngồi ra cịn có
460 chuyên viên thần học và giáo luật, 29 quan sát viên thuộc các tơn giáo
như: Chính Thống giáo, Anh giáo, Tin lành, 85 phái đoàn đại diện cho các
quốc gia.
Kỳ họp này kéo dài gần 2 tháng và kết thúc vào ngày 08/12/1962,

nhưng chưa thông qua một văn kiện nào. Công đồng dự định sẽ họp kỳ thứ 2
vào ngày 08/9/1963. Nhưng ngày 03/6/1963 giáo hoàng Gioan XXIII từ trần.
Ngày 21/6/1963 Hồng y Montini, Tổng giám mục Milan được bầu làm giáo
hồng, tước hiệu Phaolơ VI. Ngày 26/6/1963, giáo hồng Phaolơ VI tun bố
sẽ tiếp tục Cơng đồng.
Kỳ họp thứ II từ ngày 29/9/1963 đến ngày 04/12/1963, trải qua 02 khóa
họp thơng qua 01 hiến chế và 01 sắc lệnh.
Kỳ họp thứ III từ ngày 14/9/1964 đến ngày 21/11/1964, qua 02 khóa
họp thơng qua 01 hiến chế và 02 sắc lệnh.
Kỳ họp thứ IV từ ngày 14/9 đến ngày 08/12/1965, qua 04 khố họp
thơng qua 02 hiến chế, 06 sắc lệnh và 03 tuyên ngôn kết thúc Công đồng [57].
1.1.3.2. Đặc điểm của Công đồng Vatican II
So với các Công đồng chung trong lịch sử, Công đồng chung Vatican II
có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Vatican II là Công đồng chung lớn nhất, phổ quát nhất trong lịch sử
giáo hội Cơng giáo. Đây là Cơng đồng có số lượng giám mục, giáo sỹ, đại
biểu được mời dự tham gia đơng nhất, từ nhiều quốc gia nhất; có nhiều ý kiến
đóng góp nhất, thảo luận và thơng qua nhiều vấn đề nhất; nhận được sự quan
tâm, theo dõi nhiều nhất. Có khoảng 3.000 giám mục khắp thế giới tham dự;
460 chuyên viên (linh mục và tu sĩ) tham gia soạn thảo, sửa chữa, hoàn thiện


18
lược đồ và văn bản; 311 đại biểu đại diện của các giáo hội Kitơ khơng phải
Cơng giáo. Có 2.109 ý kiến trả lời với 8.972 đề nghị. Trong các phiên họp có
695 nghị phụ phát biểu với 2.234 lần (Ý 309 lần, Tây Ban Nha 237 lần, Pháp
231 lần, Đức 141 lần, Việt Nam 16 lần) tại nghị trường; có 147 biên bản họp,
2.212 diễn văn, 4.361 bài viết. Qua 04 khóa họp có tất cả 538 cuộc bỏ phiếu,
hàng ngày có khoảng 2.200 giám mục họp, có văn kiện phải bỏ phiếu tới 15
lần mới được thông qua … [57].

Vatican II là Công đồng mà giáo hội tự kiểm điểm về mình. Đây là
Cơng đồng chung đầu tiên trong lịch sử 2000 năm qua, giáo hội tự kiểm điểm
về mình; thẳng thắn nhìn nhận những sai lầm của mình trong quá khứ và sự
lạc hậu về cơ chế trong hiện tại. Qua đó sám hối những sai lầm luân lý của
giáo hội trong lịch sử. Việc giáo hội tun bố về quyền tự do tơn giáo cũng
có nghĩa là sự thừa nhận trong quá khứ giáo hội đã vi phạm tự do tôn giáo,
ngay cả với Tin mừng.
Vatican II là Công đồng về nguồn - Công đồng Mục vụ. Công đồng
không lên án hay chống đối các tôn giáo khác và các trào lưu tư tưởng triết
học, mà cách xác định lại vị trí của giáo hội trong thế giới ngày nay; điều
chỉnh lại sự thăng bằng giữa thánh kinh và thánh truyền; Chú trọng đến nền
thần học thánh linh theo truyền thống phương Đông; Không bàn đến việc sửa đổi
tín lý; Định tín nền thần học tín lý về giáo hội; Giữ nguyên và bảo tồn các giá
trị pháp lý của các Công đồng chung trong lịch sử “Các giáo hội Đơng
phương được khuyến khích trở về với những truyền thống riêng của họ, chấm
dứt một thời kỳ Latinh hóa và mở ra một sự đánh giá mới về tính đa dạng
trong lịng giáo hội hồn vũ” [57, tr.87].
Vatican II con là Cơng đồng thích nghi với thời đại. Đây là Cơng đồng
đầu tiên chính thức và công khai thừa nhận giá trị của các tôn giáo khác theo
tinh thần tôn trọng quyền tự do“lương tâm”. Đồng thời thừa nhận giá trị đức
tin, quyền lợi thánh linh của các tơn giáo trong Kitơ giáo. Giáo hội hồn vũ


19
tun bố hồ nghị với các tơn giáo khác theo tinh thần đại kết, liên tôn. Vấn
đề “đại kết” được quan tâm qua những cuộc đối thoại chính thức giữa giáo hội
Công giáo và các giáo hội Kitô giáo khác cũng như trong các buổi cầu nguyện
hay trao đổi thân mật ở các cấp địa phương” [57, tr.86-87].
1.1.4. Các văn kiện và nội dung của Công đồng Vatican II
1.1.4.1. Các văn kiện của Công đồng

Công đồng Vatican II đã thảo luận và thơng qua 16 văn bản chính thức
gồm: 04 hiến chế, 09 sắc lệnh, 03 tun ngơn. Ngồi ra cịn có 02 sứ điệp
trong dịp khai mạc và bế mạc của Công đồng.
Hiến chế là chế độ lập hiến, tài liệu tín lý có giá trị học thuyết vững
chắc và lâu bền. Đó là văn kiện quan trọng nhất, thể hiện quan điểm thần học
của giáo hội về những vấn đề có tính nền tảng giáo lý của giáo hội Công giáo.
Công đồng đã thông qua 04 hiến chế gồm có:
Hiến chế tín lý, mang tên Ánh sáng mn dân là văn kiện quan trọng
nhất của Công đồng, gồm 08 chương, 69 đoạn, thơng qua ngày 21/11/1964. Nó
tốt lên tồn bộ đặc tính căn bản của giáo hội theo quan điểm thần học, thể hiện
đầy đủ tư tưởng của Cơng đồng Vatican II là Cơng đồng giáo hội nói về chính
mình, tự kiểm điểm về mình. Hiến chế này đặt ra và giải quyết mọi vấn đề về
giáo hội, do đó đã trở thành nền tảng cho khoa giáo hội học. Nó khẳng định
giáo hội là mầu nhiệm cứu độ của Chúa mang đến cho loài người; thành phần
của giáo hội là Dân Thiên Chúa; là thành viên của giáo hội với đầy đủ tư cách,
tất cả giáo dân đều được gọi nên Thánh. Nó nêu những ý tưởng mới về Chúa
Ba Ngôi; về sự mầu nhiệm trong mối quan hệ giữa giáo dân (Dân Thiên
Chúa) và giáo hội; về tư cách truyền giáo của người Kitô hữu; những quy
định mới về chức trách giám mục; về đời sống tu sỹ; về đức mẹ Maria.
Hiến chế Mục vụ về giáo hội trong thế giới ngày nay, mang tên Vui
mừng và Hy vọng là văn kiện quan trọng thứ 02 của Công đồng và là văn kiện
dài nhất, gồm 02 phần, 09 chương, 93 đoạn, thơng qua ngày 07/12/1965. Nó


20
thể hiện rõ thái độ và xác định vai trò phục vụ của giáo hội đối với xã hội trong
thời đại ngày nay; làm rõ chân giá trị của xã hội để phục vụ và tôn trọng xác
đáng, chân thực chứ không phải xa lánh như trước đây. Công đồng khẳng định:
“Giáo hội ngày nay phải thâm nhập vào xã hội trần thế, thi hành sứ vụ phục vụ
con người nhằm thực thi Phúc âm hoá thế giới ... đối thoại với những người vơ

thần, vận động, cổ vũ hịa bình và khoa học, tìm ra những phương tiện điều
hịa sinh sản” [75, tr.29]. Hiến chế trình bày về thế giới hiện đại với những hy
vọng và lo âu về sự chênh lệch giàu nghèo sâu sắc; những bất đồng trầm trọng
về chính trị, xã hội, kinh tế, chủng tộc, ý thức hệ.
Phần I có ý nghĩa mục vụ, giáo hội giải đáp những vấn nạn trên với nội
dung: giáo hội đề cao phẩm giá của con người và gia đình, những yêu cầu để
kiến thiết xã hội ngày nay gắn với sứ mệnh của giáo hội là phục vụ; lý giải và
mời gọi tìm hiểu thế giới hiện tại, con người trong thế giới hiện tại sẽ đi về
đâu? Dân Chúa và nhân loại sẽ giúp nhau như thế nào? quan hệ giữa giá trị
nhân đạo nói chung và tơn giáo? Vai trị của giáo hội với thế giới, thông qua
đối thoại và bằng cách đối thoại giáo hội sẽ mang lại lợi ích cho con người và
xã hội, giúp cho con người hiệp nhất với nhau.
Phần II có ý nghĩa tín lý, đề cập đến những vấn đề của xã hội hiện đại
như: hơn nhân và gia đình, chấn hưng nền văn hóa, đời sống kinh tế, xã hội,
cổ vũ hịa bình và xây dựng cộng đồn dân tộc; vấn đề đời sống chính trị thế
giới với giáo hội. Tóm lại, hiến chế này trình bày mối tương quan giữa giáo
hội và thế giới, giải quyết mối quan hệ giữa nguyên tắc và hành động, đức tin
và đời sống, tín lý và mục vụ.
Hiến chế về phụng vụ thánh, mang tên Thánh Công đồng, là văn kiện
quan trọng thứ 03 của Công đồng, gồm 07 chương, 130 đoạn, thông qua ngày
04/12/1963. Hiến chế này xác định phụng vụ, hoạt động thờ phụng là đỉnh
điểm sinh hoạt của giáo hội và là mạch nguồn của đức tin Công giáo. Nó hàm
chứa các nền tảng thần học về canh tân phù hợp với nguyên tắc thống nhất,


21
phổ quát, thích nghi thời đại và hội nhập được mọi nền văn hố. Trước
Vatican II, chưa có một Cơng đồng nào bàn bạc một cách thấu đáo về phụng
vụ, việc phụng vụ giáo hội là lối phụng vụ cố định, bất biến trong khuôn khổ
thống nhất nhưng không phổ qt, vì tín đồ trong các sứ truyền giáo khơng

thể lĩnh hội hết ý nghĩa của tinh thần phụng vụ. Vì thế, Cơng đồng đã dành
một hiến chế để bàn về phụng vụ và hướng dẫn nguyên tắc trong phụng vụ
phù hợp với thời đại. Do việc canh tân phụng vụ Latinh đang được tiến hành
ở các nước nên Hiến chế chỉ nêu khuôn khổ chung cho việc cải tổ, còn việc áp
dụng tuỳ thuộc ở giáo hội mỗi nước. Đó là quyền hạn pháp lý đầu tiên mà
Cơng đồng uỷ thác cho các Hội đồng giám mục địa phương. Hiến chế đưa ra
những chỉ dẫn tổng quát của việc cải tiến phụng vụ sao cho phù hợp với từng
địa phương, u cầu đưa các loại hình âm nhạc, ngơn ngữ địa phương vào
thánh nhạc hay kiểu kiến trúc truyền thống của từng địa phương vào xây dựng
thánh đường. Giáo dân được mời gọi tham gia phụng vụ dựa trên nền tảng
giáo lý. Tinh thần canh tân đổi mới nổi rõ ở việc đề cao sự thích nghi về ngơn
ngữ, văn hóa với các dân tộc trên thế giới, cho dùng tiếng mẹ đẻ - ngôn ngữ
địa phương trong giảng dạy kinh thánh và trong nghi lễ thờ phụng.
Hiến chế tín lý về Mạc khải của Thiên chúa, mang tên lời Thiên Chúa
là văn kiện quan trọng thứ 4, đồng thời là văn kiện then chốt cho vấn đề hiệp
nhất Kitô giáo, gồm 03 chương, 43 đoạn, thông qua ngày 28/10/1965. Hiến chế
này không đặt vấn đề đưa ra một tín điều nào mới hay sửa đổi, xét lại các tín
điều cũ. Nó khẳng định từ ngun thuỷ đến hiện đại kho tàng đức tin là do chính
Thiên Chúa Mạc khải cho giáo hội; kinh thánh chứa đựng lời Thiên Chúa đã
được ghi chép dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Thần; Thánh truyền cũng là lời
Thiên Chúa do Đức Giêsu Kitô truyền dạy các tông đồ và các Ngài truyền lại
cho những kẻ nối nghiệp trong giáo hội; hàng giáo phẩm phải có nhiệm vụ giải
thích lời Chúa một cách chính thức. Hiến chế nhấn mạnh đến địa vị quan trọng
của thánh kinh trong đời sống giáo hội, cho rằng “Thánh kinh và thánh truyền là


22
một kho tàng chứa đựng lời Chúa và khích lệ sử dụng việc nghiên cứu có tính
cách khoa học tân tiến trong vấn đề học hỏi thánh kinh” [75, tr.26]. Công đồng
đưa ra nguyên tắc trong lưu truyền và chú giải kinh thánh, giải quyết vấn đề then

chốt trong hiệp nhất Kitô hữu, với những nhận thức mới về Cựu ước và Tân
ước, tạo cơ hội xích lại gần hơn với những giáo hội ly khai.
Để hiện thực hóa ý tưởng của 04 hiến chế trên, Công đồng đã thông
qua 09 sắc lệnh và 03 tuyên ngôn. Trong 09 sắc lệnh, trừ sắc lệnh về các
phương tiện truyền thông xã hội, các sắc lệnh khác đều dựa trên nền tảng giáo
lý của hiến chế tín lý về giáo hội để giải thích các khía cạnh và nhất là để nêu
lên một chương trình cụ thể cho việc thích nghi với đời sống của giáo hội.
Sắc lệnh là những văn kiện nhằm cụ thể hoá các quan điểm thần học
của hiến chế về một lĩnh vực nào đó để thực thi. 09 sắc lệnh, gồm có 01. Sắc
lệnh về giáo hội Công giáo phương Đông; 02. Sắc lệnh về hiệp nhất; 03. Sắc
lệnh về nhiệm vụ, Mục vụ của giám mục; 04. Sắc lệnh về canh tân thích nghi
đời sống dịng tu; 05. Sắc lệnh về đào tạo linh mục; 06. Sắc lệnh về tông đồ
giáo dân; 07. Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo; 08. Sắc lệnh về chức vụ và
đời sống linh mục và 09. Sắc lệnh về phương tiện truyền thông xã hội.
Ba Tuyên ngôn (lời bày tỏ ý kiến), gồm: Tuyên ngôn về tự do tôn giáo;
Tuyên ngôn về tự do Kitô giáo và Tuyên ngôn về liên lạc của giáo hội với các
tơn giáo khác ngồi Kitơ.
Ngồi ra, cịn 02 sứ điệp, gồm Sứ điệp gửi cho hết mọi người, mọi dân
tộc trên thế giới và Sứ điệp gửi cho toàn thể nhân loại.
1.1.4.2. Nội dung cơ bản của Công đồng
Công đồng Vatican II đưa ra bàn thảo và quyết định rất nhiều vấn đề,
song chủ yếu tập trung vào ba chủ đề chính dưới đây:
Một là, hình thành và xây dựng một nền thần học trở về nguồn. Về
nguồn có nghĩa là trở về với tinh thần của giáo hội Chúa Giêsu, thời các tông
đồ, thời giáo hội sơ khai trên mọi phương diện của đời sống đức tin.


23
Về giáo lý, Công đồng tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh những vấn đề
chính yếu, những tín điều căn bản đã được ghi trong kinh thánh và những xác

quyết của các Công đồng trong lịch sử như: Thiên Chúa Ba ngơi; cơng cuộc
cứu chuộc lồi người của Chúa Giêsu; vai trị thánh hố hội Thánh của Chúa
Thánh Thần; Đức Maria mẹ Thiên Chúa trong màu nhiệm của Thiên Chúa và
giáo hội, về nước trời và hội thánh …
Vấn đề giáo hội là nội dung lớn nhất và quan trọng nhất, tranh luận
nhiều nhất, trong đó giáo hội tìm định nghĩa cho mình, cho sự đổi mới của
giáo hội. Trong thời đại mới trước những thay đổi nhanh chóng của xã hội cần
phải thực hành chủ trương đối thoại và nhập thế, “làm cho giáo hội trở thành
chủ đề chính của Công đồng, nghĩa là giáo hội phải tự nhận thức về mình,
giáo hội nghĩ về mình thư thế nào và giáo hội nghĩ về tương lai của thế giới ra
sao” [57, tr.93]. Theo các nhà thần học thì đây là "Cơng đồng của giáo hội nói
về giáo hội", trong đó giáo hội đã đi tìm định nghĩa cho mình. Công đồng đã
đưa ra những định nghĩa thần học về giáo hội theo các hình ảnh khác nhau
của kinh thánh, rằng giáo hội là Dân Thiên Chúa; là thân thể Chúa Kitô; là
nước Thiên Chúa; là đền thờ của Chúa Thánh Thần; là gia đình chung tồn
cầu gồm cộng đồn giáo dân và giáo sỹ; là vị hôn thê của Chúa Kitô. Công
đồng cho rằng “Giáo hội ngày nay không thể cứ tự vỗ ngực là thần thánh như
trước đây mà phải hạ mình xuống, phải phục vụ cho con người, do đó cần
phải đổi mới bộ mặt của giáo hội, làm tươi trẻ lại cơ cấu và đem lại nhựa sống
cho thân thế đã già nua của giáo hội” [57, tr.95].
Giáo hội ngày nay phải đi theo hướng "đối thoại", phải "nhập thế" đi
sâu vào những nguyện vọng của con người, phải là một vòng tròn đồng tâm
cắm dễ vào đời sống xã hội trần thế. Muốn vậy, phải noi gương theo Chúa
Kitô xưa kia là không ngừng "canh tân", "cải tổ", "thích nghi", phải "hiệp
thơng cả trong lĩnh vực thế tục cũng như trong hoạt động tôn giáo", phải đem
Phúc Âm đến để cứu rỗi chứ không phải để cai trị và phạt vạ, đi hầu hạ chứ
không bắt ai hầu hạ" [57, tr.95].


24

Về giáo sỹ được đề cập với một tinh thần mới, Cơng đồng nhìn nhận
các giáo phụ là những chứng nhân đặc quyền của tông truyền trong việc chú
giải chứng tích thuộc kinh thánh. Theo Cơng đồng Vatican II giáo sỹ không
phải là những công chức của giáo hội, mà phải tham dự năng động và tích cực
vào các hoạt động xã hội để chu tồn sứ mệnh của mình; chức giám mục, linh
mục không phải bắt người ta hầu hạ mà phải đi hầu hạ người ta, phải từ bỏ
quyền lợi cá nhân, đừng tính tốn đến quyền lợi cá nhân mà phải lo cho quyền
lợi của số đông. Trong hoàn cảnh mới, giáo hội quyết định đổi mới lại phương
thức đào tạo linh mục, khơi phục chức phó tế vĩnh viễn và đề cao vai trị hoạt
động tơng đồ của giáo dân. Đồng thời chủ trương đổi mới cách thức truyền
giáo, cho phép những hình thức rao giảng đạo như dùng tiếng mẹ đẻ và nhằm
đối thoại chứ khơng độc thoại.
Về đời sống tu trì, Cơng đồng cho rằng cần tiếp tục phát triển các hội
dòng, các tu đồn tơng đồ truyền giáo, các tổ chức tu trì mới có khả năng
thích ứng với xã hội hiện đại. Giáo hội chính thức thừa nhận hoạt động truyền
giáo của các dòng nữ tu và các tu hội đời. Việc cải tổ hiến pháp các dịng tu,
Hiến chế tín lý về giáo hội khẳng định “đời sống tu trì là một hồng ân của
Chúa Cha ban cho giáo hội. Giáo hội phải trung thành gìn giữ và hướng dẫn”
[61, tr.224] và “giáo phẩm ln có mặt để săn sóc và bảo trợ những dòng tu
được thiết lập khắp nơi nhằm xây dựng nhiệm thể Chúa Kitơ để các dịng tu
ấy phát triển và sinh hoa kết quả theo tinh thần của các Thánh sáng lập” [61,
tr.226-227]. Sắc chỉ về canh tân thích nghi đời sống dịng tu chỉ rõ “tu sỹ của
bất cứ hội dịng nào, trong lúc đi tìm một mình Thiên Chúa trên hết mọi sự ...
đều phải liên kết việc chiêm nghiệm với nhiệt tâm truyền giáo" [61, tr.381].
Sắc lệnh Canh tân và thích nghi đời sống tu trì theo 04 nội dung: Khẳng định
vị trí của dòng tu trong giáo hội như biểu hiện nước Thiên Chúa giữa trần
gian. Canh tân và thích nghi để cùng trở về với nguồn mạch Phúc âm. Tăng
cường đời sống thánh thiện, trung thành với truyền thống tu trì theo 03 lời



25
khuyên Phúc âm: Khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục. Canh tân theo phương
thức: Bỏ tập tục lỗi thời, duy trì đời sống thánh thiện; am hiểu xã hội, thích
ứng với mọi môi trường truyền giáo; cải tổ các tổ chức tu trì, tu viện và gia
tăng sự tương trợ giữa các dịng tu. Như vậy, có thể thấy dịng tu được đánh
giá có vai trị vị trí cao hơn trước đó và được xem là một phần trong cơ cấu tổ
chức của giáo hội.
Về lễ nghi và tập quán là một vấn đề lớn và quan trọng. Công đồng chủ
trương canh tân lễ nghi, trong đó đặc biệt nhìn nhận và coi trọng đến đặc điểm
tâm lý, phong tục tập qn, văn hóa và tín ngưỡng truyền thống của mỗi dân
tộc, một vấn đề lớn đã từng tạo ra khoảng cách giữa đạo Cơng giáo với văn hố,
tín ngưỡng phương Đông. Cho phép dùng tiếng mẹ đẻ thay tiếng Latinh trong
phụng tự, bỏ bớt những hủ tục lễ bái phiền phức của các bậc chủ chăn, khôi phục
lễ đồng tế và sinh hoạt thờ tự như các giáo đoàn ban đầu. Những thay đổi phụng
vụ rõ nét như: “thay vì xoay lưng lại phía dân chúng. Linh mục đối diện với giáo
dân và khơng cịn việc “xem lễ” hay “làm lễ” mà là “dâng lễ” và “tham dự thánh
lễ”. Ngồi ra thánh lễ khơng hồn tồn bằng Latinh, nhưng một phần trong
thánh lễ bằng tiếng bản xứ, người rước lễ khơng cịn quỳ xuống lan can rước lễ
mà chỉ đứng thơi. Để theo kịp tiến trình thời đại, “thánh lễ dân tộc” cũng được
phổ biến, ban đầu với đàn guitar” [57, tr.97-103].
Cơng đồng chủ trương đề cao vai trị của giáo dân, để các thành phần
Dân Chúa tham dự các hoạt động của giáo hội, điều mà trước đây chỉ thuộc
các giáo sỹ. Sắc lệnh Tông đồ giáo dân làm cơ sở cho nền thần học giáo dân,
được coi là sự chuyển hướng về phía giáo dân, giáo dân được tham gia vào
hầu hết quá trình phụng vụ. Sắc lệnh này làm rõ giáo lý về ơn gọi giáo dân
làm tơng đồ, tức là giáo dân có trách nhiệm tham gia sứ vụ truyền giáo cùng
với hàng giáo sỹ và tu sỹ; nêu rõ mục đích việc tơng đồ là rao giảng Phúc âm
và thực hiện Phúc âm trong đời sống nhân loại để cứu dỗi các linh hồn và
canh tân trật tự trần thế. Môi trường hoạt động của tơng đồ là các cộng đồn



×