Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến đời sống đạo đức của nhân dân tỉnh đồng nai hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.24 KB, 106 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo ra đời vào thế kỷ VI trước Công nguyên ở Ấn Độ cổ đại và du
nhập vào nước ta từ rất sớm, khoảng thế kỷ II sau Công nguyên. Phật giáo đã
trở thành một trong những hệ tư tưởng - tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến
đời sống tinh thần của người Việt Nam trong lịch sử, góp phần kiến lập và bảo
vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Đặc biệt là nhân sinh quan Phật giáo đã ảnh
hưởng sâu đậm trong đời sống xã hội và góp phần xây dựng nên truyền thống
đạo đức của dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, những giá trị tư tưởng tích cực của Phật giáo vẫn còn là nhu
cầu, sức mạnh tinh thần của nhân dân ta. Trước thực trạng đạo đức xã hội
xuống cấp do tác động của mặt trái kinh tế thị trường, Phật giáo nói chung và
nhân sinh quan Phật giáo nói riêng vẫn ảnh hưởng đến đời sống đạo đức của
người Việt Nam ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Điều mà chúng ta thấy rõ
nhất là Phật giáo góp phần giáo dục con người tu dưỡng đạo đức, làm điều
thiện, tránh điều ác, giữ gìn phẩm hạnh, tạo ra một nếp sống hiền hòa, thương
yêu con người, an vui, hạnh phúc.
Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vì
thế trong giai đoạn đổi mới và hội nhập, con người Đồng Nai trở nên năng
động, thích ứng tốt với điều kiện mới. Kinh tế phát triển đời sống nhân dân
được nâng lên. Việc thực hiện dân chủ trong Đảng và trong xã hội, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân có nhiều tiến bộ. Đa số cán bộ, đảng viên tiên
phong, gương mẫu, học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực hoạt
động, đóng vai trị nịng cốt trong công cuộc đổi mới.
Tuy nhiên, là một tỉnh công nghiệp nên Đồng Nai cũng không tránh
khỏi sự tác động rất nhanh bởi mặt trái của kinh tế thị trường, đã kéo theo
nhiều hệ lụy, nhất là suy thoái về đạo đức, lối sống; biểu hiện chủ nghĩa cá
nhân, lối sống vị kỷ, vụ lợi, ham muốn tầm thường mà bất chấp luân thường



2
đạo lý; tình trạng tội phạm, tệ nạn xã hội: ma túy, mại dâm, trộm cắp, lừa
đảo… ngày càng tăng, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội và
đời sống của nhân dân, cản trở sự phát triển tiến bộ xã hội.
Trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay, dưới tác động tiêu cực của
kinh tế thị trường, ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống đạo
đức như thế nào là vấn đề khơng dễ nhận diện. Vì vậy, việc đứng trên lập
trường quan điểm mác - xít để đánh giá ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật
giáo đến đời sống đạo đức của nhân dân Đồng Nai hiện nay trên cả hai mặt
tích cực và tiêu cực, để đề ra giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực,
khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo là việc
làm rất thiết thực cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Với ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài: “Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật
giáo đến đời sống đạo đức của nhân dân tỉnh Đồng Nai hiện nay” làm luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phật giáo và ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh
thần trong đó có đời sống đạo đức của con người Việt Nam là một đề tài rộng,
có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này.
Năm 1984, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam - Viện Triết học xuất bản
cuốn "Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam", tập hợp 25 bài
tham luận của các nhà nghiên cứu có tên tuổi của giới khoa học nước ta như:
Trần Văn Giàu, Nguyễn Tài Thư, Nguyễn Đức Sự, Trần Bạch Đằng, Hà Văn
Tấn, Phan Đại Dỗn, Trần Đình Hượu..., trong tập bài tham luận này, các tác
giả đã phân tích, làm sáng tỏ mối quan hệ tác động qua lại giữa Phật giáo và
lịch sử tư tưởng Việt Nam, tính chất của Phật giáo và Phật giáo Việt Nam. Đề
cập đến một số tông phái Phật giáo ở Việt Nam, ảnh hưởng của Phật giáo tới
chủ nghĩa yêu nước, tới văn hóa Việt Nam.
Năm 1988, Nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản cuốn "Lịch sử Phật
giáo Việt Nam" của Viện Triết học do PGS Nguyễn Tài Thư chủ biên. Cuốn



3
sách đề cập đến quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo vào Việt Nam từ
đầu công nguyên cho đến nửa đầu thế kỷ XX.
Năm 1994, tác giả Thích Tâm Thiện viết cuốn "Tìm hiểu nhân sinh
quan Phật giáo" do Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh xuất bản.
Đây là cuốn nhập môn Phật học. Tác giả trình bày Dun sinh - Vơ ngã qua
các thời kỳ, trong các bộ kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Tăng Già..., cuối cùng
nhận diện Phật giáo trong sự đối chiếu với các học thuyết triết học, thấy được
vị trí và giá trị của Phật giáo với những nguyên lý nền tảng của Phật giáo. Tuy
nhiên, trong tác phẩm này, tác giả trình bày nhân sinh quan Phật giáo nguyên
thủy dưới góc độ một Phật tử.
Cuốn “Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam” (2002) của Nguyễn
Hùng Hậu. Tác giả đã trình bày lược sử Phật giáo Việt Nam, trong đó trình
bày một số đặc điểm nhân sinh quan Phật giáo nói chung và sự thể hiện nhân
sinh quan của Phật giáo Việt Nam qua một số đại biểu tiêu biểu.
Cuốn “Một số tôn giáo ở Việt Nam” của Nguyễn Thanh Xuân (2005). Ở
phần Phật giáo, tác giả đã trình bày một số nội dung cơ bản của Phật giáo nói
chung và Phật giáo ở Việt Nam nói riêng. Sự phát triển và ảnh hưởng của Phật
giáo từ khi du nhập vào Việt Nam cho đến nay.
Liên quan đến nội dung của đề tài cịn có một số luận án như: Luận án
tiến sĩ Triết học “Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống
văn hóa tinh thần ở Việt Nam” của Lê Hữu Tuấn (1998), Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ triết học “Ảnh hưởng của đạo đức
Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay” của Tạ Chí
Hồng (2003), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Trong luận án này,
tác giả đã phân tích một số phạm trù đạo đức như: lẽ sống, thiện ác, sự khoan
dung… qua đó thấy được sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đời
sống đạo đức hiện nay ở nước ta.

Một số luận văn thạc sĩ của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh như: Luận văn “Nhân sinh quan Phật giáo và sự thể hiện của nó ở
một số tín đồ Phật giáo hiện nay” (qua quan sát một số chùa ở Hà Nội) của


4
Nguyễn Thị Hảo (2000), luận văn “Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo
trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam và sự biến đổi của nó trong
quá trình đổi mới hiện nay” của Mai Thị Dung (2003), luận văn “Ảnh hưởng
của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống đạo đức con người Việt Nam hiện
nay” của Đặng Phương Diệp (2008), luận văn “Ảnh hưởng của Phật giáo đối
với đời sống tinh thần người dân Bắc Giang hiện nay” của Dương Ngơ Minh
(2010)...
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trên đây đều khẳng định: Phật
giáo có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam, trong đó
có đời sống đạo đức. Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến nhân sinh
quan Phật giáo, nhưng do yêu cầu cụ thể của từng công trình nên chưa có
cơng trình nào bàn về ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống
đạo đức của nhân dân tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, các công trình trước đây là
cơ sở để tác giả tham khảo, kế thừa, hồn thiện luận văn này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ tác động ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo
đến đời sống đạo đức, luận văn đề ra những giải pháp, kiến nghị, nhằm phát
huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục mặt tiêu cực đến đời sống đạo đức
của nhân dân Đồng Nai.
3.2. Nhiệm vụ
Thực hiện mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ sau:
- Khái quát nhân sinh quan Phật giáo và đời sống đạo đức của nhân dân
Đồng Nai hiện nay

- Thực trạng ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống đạo
đức của nhân dân Đồng Nai và vấn đề đặt ra.
- Giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực,
khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống đạo
đức nhân dân Đồng Nai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu


5
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống đạo đức của
nhân dân tỉnh Đồng Nai hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu "Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến
đời sống đạo đức của nhân dân tỉnh Đồng Nai hiện nay", chủ yếu trong
thuyết “Tứ diệu đế” và một số nội dung về các thuyết nhân quả, luân hồi,
nghiệp báo; Ngũ giới, Thập thiện nghiệp đạo, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ
khi thực hiện Nghị quyết 25 - NQ/TW ngày 12/03/2003 của Ban Chấp hành
Trung ương (khóa IX).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về tơn giáo, đồng thời có tham khảo các
cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và
Chủ nghĩa duy vật lịch sử với các phương pháp cụ thể: lịch sử và lơgíc, phân
tích và tổng hợp, kết hợp các phương pháp khái quát hóa, trừu trượng hóa,
phỏng vấn, trao đổi.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn

- Về nhận thức, lý luận: Luận văn làm rõ ảnh hưởng của nhân sinh quan
Phật giáo đến đời sống đạo đức của nhân dân tỉnh Đồng Nai hiện nay.
- Về thực tiễn: Trên cơ sở làm rõ tác động ảnh hưởng của nhân sinh
quan sinh Phật giáo đến đời sống đạo đức của nhân dân tỉnh Đồng Nai hiện
nay, luận văn nêu lên một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích
cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống
đạo đức của nhân dân tỉnh Đồng Nai thời gian tới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy về tơn giáo ở Trường chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng
chính trị huyện.
8. Kết cấu của luận văn


6
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.


7
Chương 1
NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC
CỦA NHÂN DÂN ĐỒNG NAI HIỆN NAY
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG NAI VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC
CỦA NHÂN DÂN ĐỒNG NAI

1.1.1. Khái quát về kinh tế - xã hội, cư dân, văn hóa, dân tộc, tơn
giáo của Đồng Nai
1.1.1.1. Kinh tế - xã hội
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách

trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30km, diện tích tự nhiên 5.894,74 km 2
bằng 1,76% diện tích cả nước. Tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Dương. Đồng Nai có 11
đơn vị hành chính cấp huyện gồm: thành phố Biên Hịa là trung tâm chính trị
- kinh tế - văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện (Tân Phú, Định
Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Long Thành và
Nhơn Trạch); 171 xã, phường, thị trấn; dân số trên 2,6 triệu người, trong đó dân
tộc Kinh chiếm đa số trên 90%, còn lại là dân tộc thiểu số và người Hoa.
Đồng Nai có hệ thống quốc lộ gắn với đường xuyên Á, hệ thống đường
liên tỉnh và tuyến đường sắt Bắc - Nam, sân bay Biên Hịa; hệ thống cảng
sơng phát triển với năng lực lớn; gần cảng Sài Gòn và sân bay quốc tế Tân
Sơn Nhất là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Về vị trí địa lý, Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, khí hậu ơn hịa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ, phù hợp
nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế như: cao su, cà phê, chôm chôm, sầu riêng...
Phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh đều đạt kết quả cao, tốc độ
tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng bình qn từ năm 2003 đến nay là
13,2%/năm; trong đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng 14,4%/năm, dịch vụ
tăng 14,9%/năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,6%/năm. Cơ cấu kinh tế
trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông


8
nghiệp (57%, 37%, 6%). GDP bình quân đầu người đến năm 2013 đạt 47 triệu
đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2003 [52].
1.1.1.2. Cư dân và Văn hóa
Cột mốc đánh dấu lịch sử hành chính của Đồng Nai là năm 1698, khi
Chúa Nguyễn Phước Châu cử chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý, ổn
định xã hội ở phương Nam, đặt đất Đồng Nai - Gia Định thuộc phủ Gia Định
gồm 2 huyện: Tân Bình (lập dinh Phiên Trấn) và Phước Long (lập dinh Biên

Trấn). Lúc ấy, huyện Phước Long là vùng đất phía Đơng sơng Sài Gịn bao
gồm tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu và một phần
Bình Thuận ngày nay. Qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, đến 1995
tỉnh Đồng Nai mới ổn định như hiện nay.
Quá trình hình thành cộng đồng dân tộc ở Đồng Nai thực chất là quá
trình hợp cư bởi các đợt di dân qua các thời kỳ. Lớp người Việt đáng kể gốc ở
Quảng Nam miền Trung có mặt sớm nhất, chính sách khẩn hoang từ những
lưu dân tự phát đến việc có sự bảo trợ của Nhà nước thời Chúa Nguyễn làm
cho bộ mặt ở Đồng Nai ngày càng thay đổi.
Năm 1670, đoàn người Hoa do Trần Thượng Xuyên (Trung Quốc) dẫn
đầu sang Việt Nam lánh nạn vì khơng thuần phục Triều Mãn Thanh, được
Chúa Nguyễn cho cư trú ở Bàn Lân, Cù Lao Phố (Biên Hịa) làm xuất hiện
cộng đồng người Hoa giỏi bn bán và nghề thủ cơng, nhanh chóng hịa nhập
với lớp người đến trước, khuếch trương thương mại, tạo nên Nông Nại Đại
Phố sầm uất, giao dịch rộng với thuyền nhân trong và ngoài nước.
Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đưa hàng chục ngàn lao động vào các
đồn điền ở Đông Nam bộ, Đồng Nai lại tiếp nhận lớp người Việt di cư gốc
vùng đồng bằng Bắc Bộ vào sinh sống chủ yếu ở các đồn điền cao su thuộc
các huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Long Thành, Định Quán hiện nay.
Năm 1954 - 1955, một đợt di dân quan trọng khác do Mỹ - Diệm tổ
chức đưa nhiều giáo dân vào Đồng Nai, phân bố tạo thành vành đai phía


9
Đơng - Nam Sài Gịn hình thành các giáo xứ dọc theo quốc lộ 1, lộ 51, lộ 20
thuộc địa bàn các huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Thống Nhất, Trảng Bom,
Long Thành... nhóm cư dân này chủ yếu gốc đồng bằng Bắc bộ.
Sau ngày thống nhất đất nước 1975, nhân dân nhiều vùng đất nước đến
cư ngụ tại Đồng Nai lập nghiệp. Do vậy, dân cư ở Đồng Nai được hình thành
từ sự hợp cư của nhiều nguồn cư dân, xã hội ở Đồng Nai là cộng đồng đa tộc

người, đa tơn giáo. Đặc điểm nổi bật trong tính cách của người Đồng Nai:
Giàu lòng yêu nước, kiên cường bất khuất, cương trực, thể hiện cao tính cố
kết cộng đồng, giản dị, chất phác, chân tình, trọng nghĩa, khinh tài, phóng
khống, hiếu khách, cần cù, sáng tạo trong lao động xây dựng và phát triển
đất nước.
1.1.1.3. Dân tộc - Tôn giáo
Trên địa bàn Đồng Nai có 30 dân tộc ít người chung sống. Đồng bào
dân tộc thiểu số ở Đồng Nai số lượng không nhiều, sinh sống không tập trung
ở khắp các vùng trung du trong tỉnh, gồm các dân tộc như: Chơ ro, Mạ,
Xtiêng, Khmer, Bahnar, Chăm, Jarai, Êđê…, số lượng đồng bào dân tộc thiểu
số 157.870 người, chiếm tỉ lệ khoảng 8% dân số toàn tỉnh.
Người Hoa ở Đồng Nai có tính cố kết cộng đồng cao, lại cần cù trong
lao động và nhanh nhạy trong sản xuất, kinh doanh. Tổng số người Hoa trên
địa bàn Đồng Nai có 17.567 hộ với 11.456 khẩu, chiếm 5,1% dân số toàn
tỉnh; đại bộ phận người Hoa ở Đồng Nai theo tín ngưỡng dân gian, thờ cúng
ơng bà, tổ tiên và đa thần (87,61%); một số ít theo Phật giáo (12,39%), trong
cách thức sinh hoạt tôn giáo lại không tuân thủ theo đúng như những nghi
thức, tín điều vốn có của tơn giáo mà thường gắn với tín ngưỡng dân gian.
Đồng Nai là tỉnh có nhiều tơn giáo và nhiều chức sắc, tín đồ các tơn
giáo sinh sống. Hiện tồn tỉnh có 43 tổ chức giáo hội thuộc 10 tơn giáo đang
hoạt động như: Công giáo, Phật giáo, 30 hệ phái Tin lành (09 hệ phái được
công nhận về mặt tổ chức, 21 hệ phái chưa được công nhận), 05 hệ phái Cao


10
Đài (04 hệ phái được công nhận về mặt tổ chức, 01 hệ phái chưa được cơng
nhận), Phật giáo Hịa Hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Tứ ân Hiếu nghĩa, Hồi
giáo (Ixlam), Bửu sơn Kỳ Hương, Baha’i. Có 1.731.565 tín đồ; 8.081 chức
sắc, tu sĩ, 21.685 chức việc; 1.468 cơ sở thờ tự. Hoạt động của các tôn giáo
trên địa bàn Đồng Nai thuần túy, ổn định, đa số chức sắc, nhà tu hành, tín đồ

các tơn giáo chấp hành pháp luật, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vai trò
quản lý của Nhà nước [52].
Phật giáo đã được du nhập vào Đồng Nai từ xa xưa trong lịch sử. Đầu
thế kỷ XVII, vùng đất xứ Đồng Nai vẫn cịn hoang vu, rừng núi bạt ngàn,
sơng rạch chằng chịt, đất đai phì nhiêu, rất thuận tiện cho việc định cư của
người Việt ở Đàng Ngoài theo Chúa Nguyễn vào Nam, Phật giáo cũng theo
đoàn di dân này vào vùng đất mới ở Đồng Nai.
Đến nữa sau thế kỷ XVII, khi nhà Thanh đánh bại nhà Minh chiếm trọn
quyền ở Trung Quốc, nhiều người Trung Quốc không thuần phục nhà Thanh
đi sang Việt Nam. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã cho họ cư trú ở Đồng Nai,
cũng bất đầu từ đó phái Thiền Lâm Tế của người Trung Quốc đã được truyền
vào Việt Nam, vị tổ đầu tiên là Thiền sư Nguyên Thiều.
Các đệ tử của Thiền sư Nguyên Thiều là Thành Nhạc, Thành Trí, Thành
Đãng cùng với cư dân Đồng Nai xưa lập nghiệp, đã xây các Chùa: Hòa
thượng Thành Nhạc xây chùa Long Thiền (phường Bửu Hòa - thành phố Biên
Hịa), Hịa thượng Thành Trí xây chùa Bửu Phong (phường Bửu Long - Biên
Hòa), Hòa thượng Thành Đãng xây chùa Đại Giác (xã Hiệp Hòa - Biên Hịa),
đây là những ngơi chùa lâu đời của Đồng Nai, nay trở thành di tích văn hóa.
Các phái Thiền Trúc Lâm, Lâm Tế, Tào Động đã truyền vào Biên Hòa Đồng Nai từ xa xưa trong lịch sử và biến vùng này thành một trong những cái
nôi của Phật giáo Đàng Trong. Về sau, Phật giáo Đồng Nai có nhiều hệ phái,
nhưng Thiền Tơng nhập thế, hịa nhập với tín ngưỡng dân gian truyền thống
là chủ yếu, có ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian. Sự hòa nhập thể hiện rõ


11
nhất trong việc thờ cúng pha tạp các hình thức tín ngưỡng dân gian trong một
ngơi chùa Phật giáo Đại thừa, có rải rác khắp Đồng Nai. Khác với các làng
miền Bắc, ở Đồng Nai, nhiều làng, chùa thay cho đình làng, tín ngưỡng dân
gian truyền thống và tín ngưỡng Phật giáo hòa nhập vào nhau thành một, tạo
nên bản sắc riêng của Phật giáo Đồng Nai. Chính bản sắc riêng này đã làm

cho Phật giáo Đồng Nai tuy có nhiều hệ phái cả Bắc tông và Nam tông nhưng
lại có sự dung hịa trong quan niệm, trong tư tưởng thể hiện việc chấp nhận cả
Thiền, Tịnh, Mật... không phân biệt đối xử, các tơng phái hịa hợp.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, Phật giáo Đồng Nai gắn bó với nhân dân,
đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Pháp, một số chùa đã bí mật tham
gia Mặt trận Việt Minh, vận động ủng hộ cách mạng trong tổ chức Phật giáo
cứu quốc do Hịa thượng Thích Huệ Thành làm chánh hội trưởng...
Trong kháng chiến chống Mỹ, Phật giáo tiếp tục phân hóa. Sau năm 1954
đế quốc Mỹ chính thức thay chân Pháp, chúng thực hiện nhiều biện pháp lợi dụng
Phật giáo. Đây là thời kỳ hoàng kim của Phật giáo trong việc trùng tu, mở rộng cơ
sở Phật học và đưa tăng ni đi du học ở nước ngoài. Các viện phật học được trùng
tu, mở rộng, hệ thống tổ chức được xây dựng đến cơ sở.
Sau khi chế độ Ngơ Đình Diệm đổ (tháng 11/1963), Mỹ thấy cần phải
nắm lực lượng Phật giáo, nên vào tháng 01 năm 1964 đã đồng ý cho các hệ
phái Phật giáo gồm 11 tập đoàn tham dự đại hội lập ra giáo hội Phật giáo Việt
Nam thống nhất, cho hình thành tổ chức từ Trung ương đến địa phương.
Chúng lợi dụng chọn một số con bài đưa vào tổ chức để lôi kéo Phật giáo đi
theo con đường có lợi cho Mỹ. Tuy nhiên cũng còn nhiều hệ phái Phật giáo ở
Đồng Nai không tham gia giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất như: Lục
hòa Tăng, giáo hội nguyên thủy, Nam Tông, Tịnh Độ cư sĩ...
Năm 1981, các tổ chức hệ phái Phật giáo trong cả nước đã tổ chức Đại
hội thành lập "Giáo hội Phật giáo Việt Nam", đây là sự kiện đáp ứng nguyện
vọng của tăng, ni, phật tử Việt Nam. Năm 1982, đại hội đại biểu Phật giáo
tỉnh Đồng Nai lần thứ nhất đã được tổ chức. Kể từ thời điểm này, đa số cơ sở


12
thờ tự thuộc các sơn môn, pháp phái Phật giáo trong tỉnh đã được Ban trị sự Phật
giáo Đồng Nai quản lý, hướng dẫn hoạt động. Hiện có 13 hệ phái: Cổ Truyền,
Lâm tế Chánh Tông, Lâm tế Nguyên Thiều, Lâm tế Liễu Quán, Lâm tế Tây

Thiên, Thiền Tông Trúc Lâm, Tịnh độ Tông, Thiên Thai, Linh sơ nghiên cứu
Phật học, Vĩnh Nghiêm, Nam Tông Kinh, Nam Tông Khmer và Khất Sỹ.
Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai được lập năm 1982, trải qua 6 kỳ
đại hội, đến ngày 15 - 16/5/2012 đã tiến hành đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh
Đồng Nai lần thứ VII nhiệm kỳ 2012-2017. Qua 30 năm hoạt động, Phật giáo
Đồng Nai thực hiện đúng với tinh thần Hiến chương của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam là: “Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức.
Đồng thời vẫn tôn trọng và duy trì các truyền thống hệ phái, cũng như các
pháp mơn và phương tiện tu hành đúng chính pháp”.
Hoạt động của tỉnh hội Phật giáo Đồng Nai đã phát huy vai trị của
mình trong khối đại đồn kết tồn dân, thực hiện nhiều phật sự có ý nghĩa:
“Hội nhập đoàn kết đạo đời, kiến tạo đời sống đạo theo tinh thần lục hịa cộng
trụ, góp phần xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Đến nay, Phật
giáo Đồng Nai có 574 cơ sở thờ tự, 600 am cốc; 5.001 tăng ni, trong đó có 13
vị Hịa thượng, 77 Thượng tọa, 05 Ni trưởng, 99 Ni sư. Tồn tỉnh có 698.000
tín đồ phật tử (so với năm 2003 tăng khoảng 200.000 tín đồ).
1.1.2. Đặc điểm đời sống đạo đức của nhân dân Đồng Nai hiện nay
1.1.2.1. Khái niệm đạo đức và đời sống đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc, quy
tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con
người trong quan hệ với nhau và quan hệ với thiên nhiên, xã hội.
Đạo đức phản ánh thực trạng xã hội, do tồn tại xã hội quyết định ý thức
xã hội. Những mâu thuẫn đang tồn tại trong xã hội được thể hiện trong đạo
đức xã hội. Một xã hội bị tha hóa về đạo đức thể hiện những mâu thuẫn đang
tồn tại trong xã hội chưa được giải quyết.


13
Về mặt ngữ nghĩa, từ “đạo đức” có nguồn gốc tiếng Latinh là “moralis” :
mos (moris) có nghĩa là thói, moralis có nghĩa là liên quan đến lề thói, tập tục.

Như vậy khi nói đến đạo đức, người ta nói đến lề thói, tập tục, cả tính cách, phẩm
chất của con người hình thành trong quan hệ với nhau và trong xã hội nói chung.
Đạo đức theo tư tưởng triết học phương Đông, cụ thể là triết học Trung
Quốc cổ đại, từ “đạo đức” được cấu thành bởi hai từ “đạo” và “đức”. Hai từ
này mang nội dung và ý nghĩa của những quan niệm rất lớn và sâu sắc: “đạo”
có nghĩa là con đường, đường đi, là quy luật (của tự nhiên, xã hội), cịn có
nghĩa là phương pháp, quy tắc. Còn “đức” được sử dụng rộng rãi trong các hệ
thống quan niệm, tư tưởng, đặc biệt với Nho giáo, đạo đức được hiểu với
nghĩa là những phẩm chất, tính cách và cả tình cảm đạo đức của con người.
Ngồi ra, trong cuộc sống hàng ngày đạo đức cịn được hiểu với những
nội dung, ý nghĩa khác. Có khi người ta hiểu đạo đức đồng nghĩa với “cái
tâm” hoặc “chữ tâm” (“chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”- Nguyễn Du), nghĩa
là đạo đức được hiểu là cái tốt đẹp thuộc về đời sống tinh thần như tình cảm,
đức hạnh và nó phân biệt với “tài” (chữ tài). Đạo đức còn được hiểu đồng
nghĩa với cái “thiện” hoặc với một yếu tố nào đó của thiện. Chẳng hạn như
lịng tốt, tình u thương, tính trung thực, sự dũng cảm, hiếu thảo... trái ngược
với đạo đức là điều xấu, điều ác.
Như vậy, xét về ngữ nghĩa, ta thấy rằng trong các hệ thống quan niệm, tư
tưởng phương Tây cũng như phương Đông, “đạo đức” được hiểu rất đa nghĩa,
đa dạng, vừa là những yêu cầu, phương thức, nguyên tắc, chuẩn mực và
những giá trị xã hội nhất định nhằm điều chỉnh các hành vi con người, vừa là
những đức hạnh (phẩm hạnh), tính cách, tình cảm của con người. Mỗi thời
đại, mỗi lực lượng, giai cấp xã hội và mỗi góc nhìn, mỗi cách tiếp cận có thể
đem lại những quan niệm riêng về bản chất của đạo đức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có những quan niệm độc đáo và sâu sắc về đạo
đức trong đời sống xã hội và trong mỗi người. Người khẳng định đạo đức là


14
gốc của người cách mạng; đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con

người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sơng, suối. Người nói: "Cũng
như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải
có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng
có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân".
Quan điểm đạo đức Hồ Chí Minh đã bao quát các mối quan hệ cơ bản
của con người trong xã hội, gồm những phẩm chất đạo đức đó là: trung với
nước, hiếu với dân; yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình; có tinh
thần quốc tế trong sáng; suốt đời trau dồi và thực hành cần, kiệm, liêm, chính,
chí cơng vơ tư, đây là điều cốt lõi của đạo đức cách mạng.
Đạo đức mới là nền đạo đức chủ đạo hiện nay, hệ tư tưởng làm nền tảng
là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nền đạo đức mới có thể
tóm tắt với những nội dung như: mọi công dân sống tuân thủ pháp luật, sống
vì mọi người, tích cực lao động sản xuất, có tinh thần u nước, đồn kết,
tương thân, tương ái, hướng về cội nguồn, làm việc thiện, giữ gìn truyền
thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc, trung thành và tự nguyện cống hiến cho lý
tưởng xã hội chủ nghĩa...
Đạo đức: đạo lý và đức hạnh. Đời sống: thời gian sống trên đời, cách
sống, nếp sống sinh hoạt của con người. Như vậy, cũng có thể hiểu "đời sống
đạo đức" có nghĩa là đạo đức trong đời sống của con người, hành vi đạo đức
của con người.
Đời sống đạo đức của con người là một chỉnh thể hết sức phức
tạp. Nó vừa là bản chất vừa là hiện tượng, vừa là khả năng vừa là
hiện thực, vừa là nội dung vừa là hình thức; đạo đức của con
người vừa là chỉnh thể vừa là bộ phận, vừa mang tính chất tự
nhiên, vừa mang tính chất xã hội; nó vừa là đạo đức cá nhân vừa


15
là đạo đức xã hội; đạo đức con người bao hàm cả mặt tinh thần và
mặt hiện thực - thực tiễn [11, tr.15]

Đạo đức của con người không tồn tại trừu tượng, mà là đạo đức của
những con người sống, hoạt động, lao động trong những quan hệ, hệ thống xã
hội xác định, cụ thể. Vì vậy, đời sống đạo đức chính là đời sống vì đời sống,
đời sống đạo đức luôn gắn với đời sống xã hội.
Đạo đức con người có tính hai mặt và có thể tóm tắt lại trong mối liên hệ
giữa thiện và ác. Lịch sử nhân loại xét về mặt đạo đức là lịch sử đấu tranh
không ngừng giữa thiện và ác, giữa cái tốt và cái xấu. Nói chung cái thiện, cái
tốt đẹp biểu hiện xu thế tiến bộ đi lên của con người, xã hội; còn cái ác, cái
xấu biểu hiện xu thế tụt lùi, chệch hướng, thối hóa trong phát triển. Khơng
có đạo đức nào thuần túy tốt hoặc xấu. Đạo đức tồn tại, phát triển, phát huy
tác dụng bởi chính tính hai mặt của nó.
Con người trong đời sống của mình, khơng có việc gì, hoạt động gì tách
rời đạo đức, kể từ việc suy tư đến hành động. Đạo đức đi theo con người, mỗi
cá nhân, cũng như cộng đồng và cả nhân loại, trong suốt cuộc đời, suốt hành
trình lịch sử.
Chính trong hoạt động xã hội, trước hết là trong lao động, con người có
nhu cầu về đạo đức, nhu cầu về đức hạnh và những giá trị, quy tắc, chuẩn
mực đạo đức để hướng dẫn, điều tiết những hành vi của mình, giúp con người
đạt được mục đích hoạt động và cũng từ hoạt động đó mà những đức hạnh,
giá trị, quy tắc, chuẩn mực đạo đức đã được sinh ra và phát huy tác dụng. Vì
vậy, nguồn gốc, cơ sở sâu xa của đạo đức là lao động, trực tiếp là những quan
hệ xã hội của con người.
1.1.2.2. Đặc điểm đời sống đạo đức của nhân dân Đồng Nai hiện nay
- Đạo đức trong quan hệ kinh tế:
Đồng Nai là địa phương đi đầu trong lĩnh vực xây dựng và phát triển
khu, cụm công nghiệp, các khu công nghiệp, phát triển mạnh cả về số lượng,
khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đến nay, Đồng Nai đã có 31 khu


16

cơng nghiệp, trong đó có nhiều huyện như Xn Lộc, Định Quán, Tân Phú,
Nhơn Trạch, thị xã Long Khánh..., các khu cơng nghiệp phát triển góp phần
giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm của địa phương.
Cùng với phát triển kinh tế, những vấn đề bức xúc của xã hội cũng được
tỉnh Đồng Nai quan tâm giải quyết có hiệu quả. Trong đó giải quyết việc làm
cho người lao động, chăm lo đời sống người nghèo, gia đình chính sách khó
khăn..., ln được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Trên cơ sở đẩy mạnh
phát triển kinh tế nhiều thành phần, mở rộng đào tạo, dạy nghề, thực hiện các
chương trình kinh tế lồng ghép, hàng năm đã giải quyết việc làm cho khoảng
191.000 lao động, đáp ứng kịp thời u cầu của tiến trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa của địa phương.
Đồng Nai có 17.000 doanh nghiệp, trong đó gồm: 132 cơng ty cổ phần,
doanh nghiệp nhà nước; 934 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và
15.934 cơng ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp ngồi quốc doanh, khối
doanh nghiệp này đã tham gia sản xuất ở hầu hết các ngành nghề trong nền
kinh tế địa phương, trong đó có một số ngành nghề phát triển mạnh như: sản
xuất mộc dân dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt, may mặc, giầy dép, bao bì,
xây dựng, kinh doanh xăng dầu...
Trong xu thế phát triển, hội nhập, các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng
Nai đã từng bước đổi mới, thích ứng kinh tế thị trường, đẩy mạnh sản xuất,
kinh doanh có hiệu quả, góp phần tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương. Đa số các doanh nghiệp thể hiện tính năng động, sáng tạo, chấp
hành tốt chính sách, pháp luật; trong làm ăn, kinh doanh ln giữ chữ tín, chú
trọng nâng cao chất lượng hàng hóa, quan tâm đầu tư cải tiến sản xuất, đổi
mới quản lý; một số doanh nghiệp làm ăn có tính chun nghiệp và chất
lượng cao, quảng bá được thương hiệu hàng Việt, đã mở rộng thị phần sang
các nước và khu vực như: Công ty cổ phần xây dựng dân dụng công nghiệp
số 01 Đồng Nai, công ty chăn ni và thức ăn gia súc Thanh Bình...



17
Hoạt động có hiệu quả đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp tích cực
tham gia thực hiện các hoạt động xã hội như: đóng góp xây dựng quỹ đền
ơn đáp nghĩa; quỹ xóa đói giảm nghèo; quỹ hỗ trợ học sinh nghèo vượt
khó; quỹ khuyến học; xây dựng nhà tình thương; cứu trợ bảo lụt..., lực
lượng doanh nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phát triển nhanh về số lượng,
xuất hiện nhiều tấm gương thành đạt, dám nghĩ, dám làm và có tinh thần
trách nhiệm vì cộng đồng.
Tuy nhiên cũng còn một số doanh nghiệp yếu kém về năng lực cạnh
tranh, làm ăn thua lỗ, gian dối, lừa gạt, trốn thuế, thiếu trách nhiệm với xã hội;
thậm chí có doanh nghiệp chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà bất chấp pháp luật,
đạo đức; gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của
nhân dân.
- Đạo đức trong quan hệ xã hội:
Nam bộ nói chung và Đồng Nai nói riêng bao gồm nhiều dân tộc, cư dân
trong vùng theo nhiều tơn giáo, tín ngưỡng khác nhau, nhưng các cộng đồng
dân cư ở đây không tồn tại biệt lập theo từng khơng gian văn hóa tộc người
riêng, mà sống xen kẻ nhau cùng trong một đơn vị hành chính. Điều kiện
cộng cư này làm cho các dân tộc có điều kiện tiếp xúc với nhau nhiều hơn.
Trong quá trình tiếp xúc các dân tộc vừa giao lưu vừa tiếp nhận những giá trị
văn hóa của nhau, trong đó có đạo đức để làm giàu thêm bản sắc văn hóa vốn
có của mỗi dân tộc.
Nhân dân Đồng Nai có truyền thống cách mạng vẻ vang, kiên cường
trong chiến đấu, rất sáng tạo trong sản xuất, có trình độ dân trí cao, thể hiện
tốt tinh thần trách nhiệm đối với tổ quốc, luôn tin tưởng, trung thành với sự
nghiệp lãnh đạo của Đảng. Tích cực lao động sản xuất, xây dựng đời sống no
ấm, bình đẳng, hạnh phúc, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước
và địa phương; mọi người đồn kết, u thương nhau vì tình làng, nghĩa xóm,
sống chan hịa, cởi mở, giúp nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.



18
Tuy nhiên, hiện nay các thế lực thù địch đang tìm mọi thủ đoạn chống
phá, chia rẽ khối đại đồn kết dân tộc, chúng lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc
để kích động, gây rối, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự
an tồn xã hội. Là một địa bàn có nhiều khu cơng nghiệp phát triển năng
động, quy mô ngày càng lớn, lực lượng lao động ngày càng tăng, tỉ lệ dân
ngoài tỉnh nhập cư rất lớn, làm nảy sinh nhiều phức tạp về tình hình an ninh,
trật tự giao thơng, tệ nạn xã hội. Mặt khác, do tác động của mặt trái kinh tế thị
trường đã hình thành một bộ phận dân cư lối sống thực dụng, chạy theo lợi
ích vật chất tầm thường, nhiều vụ việc tranh chấp mâu thuẫn hàng xóm vẫn
còn diễn ra; nhất là một bộ phận thanh thiếu niên sống buông thả, vô cảm,
thiếu trách nhiệm trong gia đình và xã hội.
- Đạo đức trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày:
Đạo đức trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày được diễn ra ở nhiều phương
diện, ngành nghề khác nhau, nhưng rõ nhất, liên quan nhiều nhất đến đạo đức
xã hội đó là đạo đức gia đình. Trong đời sống gia đình, các quan hệ giữa cha
mẹ con cái, vợ chồng, anh chị em là những mối quan hệ căn bản, ổn định và
bền vững nhất.
Đối với gia đình của người Đồng Nai được tiếp thu, kế thừa đầy đủ các
giá trị truyền thống của đạo đức gia đình Việt Nam. Đồng thời hình thành,
phát triển những phẩm chất đạo đức mới, tiến bộ hơn thể hiện tính năng động,
khả năng thích nghi với thời đại, với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình của người Đồng Nai đã
thể hiện tình thương và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái hết sức trân
trọng. Ngược lại, con cái cũng hết sức hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, cố gắng
học hành, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, phấn đấu trở thành con
ngoan, trò giỏi, làm người tốt, để khỏi ảnh hưởng đến truyền thống gia đình,
khơng làm buồn lịng cha mẹ.



19
Khác với quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau,
quan hệ vợ chồng không phải là quan hệ huyết thống. Tuy nhiên, quan hệ vợ
chồng lại là quan hệ căn bản đầu tiên để hình thành một gia đình. Quan hệ vợ
chồng của người Đồng Nai thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc
đó là: tình nghĩa, thủy chung, hịa thuận, có trách nhiệm, tơn trọng nhau trong
cuộc sống.
Với sự đổi mới kinh tế - xã hội đã đem lại nhiều yếu tố tích cực tác động
đến đời sống đạo đức các gia đình, đa phần các gia đình chỉ có từ một đến hai
con; mức sống vật chất lại được cải thiện, sinh hoạt văn hóa, tinh thần phong
phú đa dạng, tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện để xây dựng cuộc sống gia đình
ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, đem lại cho mỗi thành viên trong gia
đình sự phong phú về tình cảm, sự yên ổn về tâm trạng, phát huy được tiềm
năng trí tuệ và ý chí sáng tạo của mỗi cá nhân, đóng góp tích cực cho cộng
đồng, hướng đến xây dựng một xã hội tiến bộ.
Tuy nhiên, với tác động mặt trái kinh tế thị trường, đã làm rạn nứt các
mối quan hệ trong gia đình, nhiều gia đình mâu thuẫn gây gắt, tan vỡ hạnh
phúc, sống trong bạo lực, vợ chồng ly hơn, anh em mất đồn kết, tranh giành
tài sản lẫn nhau..., bởi lối sống vật chất, thực dụng, tham lam, ích kỷ.
1.2. NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO

1.2.1. Khái niệm về nhân sinh quan
Để hiểu nhân sinh quan, trước tiên phải hiểu thế giới quan là gì?
Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm về thế giới, về vị trí của con
người trong thế giới đó, về chính bản thân cuộc sống của con người và loài
người hợp thành thế giới quan của một con người, của cộng đồng người trong
mỗi thời đại nhất định. Thế giới quan bao hàm cả nhân sinh quan.
Nhân sinh quan là quan niệm về cuộc đời, thành hệ thống bao gồm lý

tưởng, lẽ sống, lối sống, v.v...


20
Nhân sinh quan là sự xem xét, suy nghĩ về sự sống của con người, hoặc
nói văn vẻ hơn, nhân sinh quan là quan niệm của chúng ta về những định luật
diễn hóa trong đời sống nhân loại và sự sống của con người.
Tóm lại: Nhân sinh quan là quan điểm sống, cách nhìn nhận của mỗi
người về thế giới chung quanh. Tùy theo trình độ, nhận thức, phong tục tập
qn... mà ở mỗi con người có cái nhìn khác nhau. Ví dụ cũng là màu đỏ,
nhưng có người cho là đẹp, có người cho là xấu, có người cho là khơng đẹp
cũng khơng xấu, có người cho là q rực rỡ, có người cho là ấn tượng...,
những quan niệm về nhân sinh quan trở thành niềm tin, lối sống, tạo ra
phương hướng, mục tiêu lý tưởng sống của con người.
1.2.2. Quan niệm về nhân sinh quan Phật giáo
Người sáng lập ra Phật giáo là Tất Đạt Đa (Siddhartha Gautama, 563483 TCN), con vua Tịnh Phạn (Sudduhodana) thuộc bộ tộc Thích ca (Shakya)
của nước Ca - tỳ - la - vệ, ở miền Đông - Bắc Ấn Độ, nay thuộc Nê-Pan. Năm
29 tuổi, Tất Đạt Đa cảm thông với nổi khổ sinh - lão - bệnh - tử của nhân thế,
lại không thỏa mãn với sự thống trị thần quyền của Bà-la-môn (Brahamana)
và thuyết giáo Phạn Thiên sáng thế của nó, dứt bỏ cuộc sống Vương tộc, xuất
gia tu đạo. Trải qua 6 năm khổ tu ép xác, ngộ thấy khổ tu khơng thể giải thốt,
chuyển sang thiền định tĩnh tu dưới gốc cây bồ đề tại núi Gaya thêm 49 ngày
nữa "thành đạo", người ta gọi Ngài là Phật (Buddha), nghĩa là người đã giác
ngộ - thấu hiểu chân lý. Sau khi thành Phật, Ngài xây dựng Giáo đoàn Phật
giáo để truyền giảng giáo lý của mình và được đệ tử tơn xưng là Thích Ca
Mâu ni, nghĩa là bậc hiền triết của dịng tộc Thích Ca. Đó là cuộc đời của một
trong những vĩ nhân của nhân loại, bản thân Ngài đã là bài học sâu sắc tích
cực về nhân sinh cho mọi người.
Triết lý nhân sinh Phật giáo bắt nguồn từ thế giới quan, do thế giới quan
Phật giáo chi phối, nhất là thuyết nhân duyên sinh, vô thường, vô ngã. Mặt

khác, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, nhân sinh quan Phật giáo chịu


21
sự quy định của tồn tại xã hội và tác động của các hình thái ý thức xã hội khác.
Điều này giải thích tại sao trong lịch sử tồn tại và phát triển, nhân sinh quan Phật
giáo có sự biến đổi, khơng cịn giữ ngun như ở Phật giáo ngun thủy.
Phật giáo là sản phẩm trực tiếp của xã hội Ấn Độ cổ đại với những mâu
thuẫn đẳng cấp gay gắt. Cho nên ngay từ đầu, Phật giáo là tôn giáo của đại đa
số những người đẳng cấp thấp ở Ấn Độ, những người cần được an ủi về mặt
tâm linh trước sự phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt. Chính vì vậy, Phật giáo đã
quan tâm đến vấn đề nhân sinh: quan niệm về con người và cuộc đời con
người, vấn đề sướng, khổ, vấn đề giải thoát...
Nhân sinh quan Phật giáo là một hệ thống các quan điểm về con người,
đời người, thể hiện rõ trong 4 chân lý huyền diệu, gọi là Tứ diệu đế. Đây là
học thuyết lớn của Phật giáo để đạt mục đích cuối cùng là giải thoát chúng
sinh khỏi khổ đau.
1.2.2.1. Quan niệm về con người
Theo quan niệm nhân sinh quan Phật giáo thì con người không phải do
Thượng đế sinh ra, con người gồm 2 phần sinh lý và tâm lý (do sự kết hợp
của ngũ uẩn); con người tuân theo quy luật sinh - trụ - dị - diệt. Sau khi
chết, con người đầu thai vào kiếp khác tuân theo thuyết nhân quả, nghiệp
báo luân hồi.
Thuyết nhân duyên sinh là cái nhìn khoa học và khách quan về thế giới
thực tại, là chân lý của cuộc đời, nó khơng phải là sự sáng tạo của bất cứ ai,
Đức Phật là người đầu tiên khám phá chân lý này, nếu như khơng có Đức Phật
phát hiện thì chân lý này vẫn tồn tại ở thế gian và ln ln chi phối con
người. Nói một cách khác, chúng ta dù có ý thức hay khơng có ý thức về nó,
chấp nhận hay khơng chấp nhận quy luật này, thì con người vẫn phải chịu sự
chi phối, vận hành theo nguyên tắc của nó.

Nói đến dun khởi hay nhân dun là nói đến sự hình thành và tồn tại
của bất cứ một sự vật, hay mọi hiện tượng nào trên thế gian này đều do các


22
nhân duyên hội tụ mà thành; sự vật, vạn pháp sẽ biến diệt khi nhân duyên tan
rã. Nhân duyên hòa hợp, tụ lại thì “có” gọi là “sinh”, là “thành”, nhân dun
ly tán thì “mất” gọi là “diệt”, là “khơng”, rồi nhân này lại hội tụ với các duyên
khác để hình thành sự vật khác, hiện tượng khác. Ngay “sinh” hay “diệt” cũng
là những sự kiện giả tạm của vạn vật, là q trình tạm thời chẳng có gì vĩnh
cửu. Nhân là nguyên nhân, là năng lực tiềm ẩn của mọi sự hình thành, biến
đổi. Khơng có gì là khơng có nguyên nhân. Duyên là những quan hệ, những
điều kiện, những ảnh hưởng chung quanh giúp cho nhân phát khởi hiện hành.
Tất cả mọi hiện tượng đều có quan hệ mật thiết với nhau, không một hiện
tượng nào được thành lập, ngoài sự nương vào nhau, ngoài sự liên hệ trực tiếp
với nhau. Nói về thuyết nhân duyên, trong kinh "Phật Tự Thuyết" (tiểu bộ I
tr. 291) đã có câu:
Cái này có thì cái kia có,
Cái này sinh thì cái kia sinh,
Cái này khơng thì cái kia khơng,
Cái này diệt thì cái kia diệt [8, tr.95].
Trong Kinh Trung bộ Đức Phật Thích Ca cũng đã nói với học trị: “Này
các Tỳ kheo! Hết thảy các sự vật đã có hình tướng thì một ngày kia sẽ bị hoại
diệt”. Như vậy, trong ý nghĩa của thuyết nhân duyên sinh mà đức Phật đề cập,
gợi cho chúng ta nhận thức một điều quan trọng là: Mọi vật trên thế gian này
đều ở trong trạng thái “vơ thường”, ngay cả con người, vì bản chất của nó là
vơ thường cho nên gọi nó là “vô ngã”. Giáo lý nhân duyên sinh của Phật giáo
đưa đến hai quan niệm về vô thường, vô ngã. Thuyết vô thường và vô ngã chi
phối nhân sinh quan Phật giáo.
Thuyết Vô thường (Amicca) là một thuyết cơ bản của giáo lý Phật giáo.

Vô thường là không bất biến, tức là sự vận động, chuyển hóa. Theo thuyết vơ
thường chỉ ra các pháp (sự vật, hiện tượng, con người) ln biến đổi, khơng
có gì là thường trụ, bất biến. Sự vật thường xuyên biến đổi (sắc sắc, không


23
khơng, sự vật là mình nhưng khơng tự là mình). Con người cũng như các sinh
vật đều tuân theo qui luật: sinh - trụ - dị - diệt.
Thuyết Vô ngã (Anatta): là cốt tủy của đạo Phật, là cái trục xung quanh
đó xoay chuyển mọi quan niệm khác nhau của đạo Phật về nhân sinh, đạo
đức, bản thể của sự vật... Vơ ngã là khơng có cái “ta” trường tồn vĩnh cửu. Tất
cả các sự vật tương quan, tương duyên với nhau, đối đãi với nhau mà thành:
Tâm đối với cảnh, cảnh đối với thân, lớn đối với nhỏ, dài đối với ngắn, sống
đối với chết, có đối với khơng... tất cả sự vật đều do đối đãi với nhau mà
thành nên đều vơ ngã, đều khơng có tự tính: Thân vô ngã, tâm vô ngã, cảnh vô
ngã.
Với các nguyên lý cơ bản trên đây, Đức Phật đã giải thích những vấn đề
về nhân sinh: Con người từ đâu mà có? cuộc đời con người ra sao? con đường
giải thốt như thế nào?.
Theo lý “nhân duyên sinh” của Đức Phật Thích Ca, thì con người có
được là do nhân dun kết hợp của 5 uẩn: sắc uẩn (Rupa) là yếu tố vật chất,
còn 4 uẩn tiếp là: thụ uẩn (Védanà), tưởng uẩn (Sanjara), hành uẩn
(Sámskhara), thức uẩn (Vijnaná) là những yếu tố tinh thần.
Sắc uẩn là thể xác người, lại do duyên hợp của 4 nguyên tố chỉ 4 sức
mạnh thiên nhiên mà Phật thường gọi là “tứ đại”, tượng trưng bằng: Phong
đại (gió: tính rung động hay chất chuyển động như hít vào, thở ra...), Thủy
đại (nước: chất lỏng hay tính kết dính như mồ hơi, nước bọt, máu, nước
giải...), Hỏa đại (lửa: chất nóng hay tính bức xạ như thân nhiệt, hơi thở, chà
xát tay chân...), Địa đại (đất: chất đặc và cứng hay tính ỳ như xương cốt, gân,
móng, da, tóc... ) đó là Thân ta, hay cái ta sinh lý, trong đó sự chuyển động

thuộc về “gió”, chất lưu động thuộc về “nước”, hơi ấm thuộc về “lửa”, chất
cứng rắn thuộc về “đất”.
Còn lại 4 uẩn kia: Thụ uẩn là sự cảm thụ, cảm giác vui buồn..., tưởng
uẩn là sự suy nghĩ, suy tưởng, là tri giác..., hành uẩn là hành vi có ý muốn, là


24
hành động có ý chí..., thức uẩn là sự nhận thức có so sánh, phân biệt. Nhờ có
thụ và tưởng mới nảy sinh ra hành. Hành chính là hành động có ý thức tạo ra
nghiệp thiện hay nghiệp ác. Thụ, tưởng và hành là những yếu tố để có được
thức: nhận thức, phân biệt, so sánh được. Tóm lại, 4 uẩn cịn lại này có mối
quan hệ khăng khít với nhau, thể hiện ra 7 tính tình trong mỗi con người:
mừng, giận, vui, buồn, yêu, ghét, muốn. Đó là “Tâm ta” là cái ta tâm lý.
Để có một nhận thức thật rõ ràng, thật ổn định về cái Ta của mình, giáo
lý nhà Phật cho biết con người có Thân và Tâm, Tâm là tinh thần, khơng hình
tướng nên khơng nhìn nhận thấy rõ được nhưng lại phải nương tựa, gắn liền
với một hình tướng vật chất là Thân. Tâm và Thân là hai thứ mà thống nhất là
“Một” mới nên con người.
Khơng thể có con người mà chỉ có Tâm mà khơng có Thân, và cũng
khơng thể ra con người nếu chỉ có Thân mà khơng có Tâm. Con người đã
sinh ra, Thân chỉ trụ lại tồn tại trên thế gian này trong một thời gian rồi sẽ bị
hủy diệt theo quy luật “sinh - trụ - dị - diệt”, đó là quy luật “vơ thường”, lúc
ấy Tâm có thể lại duyên với những yếu tố khác để biến đổi thành vật mới
theo quy luật duyên sinh, Tâm không tồn tại độc lập ngồi sắc thân được. Vì
thế đạo Phật khơng chấp nhận có linh hồn vĩnh cửu, tách rời sắc thân.
Theo giáo lý Phật giáo, con người chỉ là một tập hợp của năm uẩn, tức
là năm nhóm của sự sống và khơng nhóm nào tồn tại độc lập. Và cũng không
một chủ thể nào, một cái “ta” nào thường cịn, bất biến đứng đằng sau năm
nhóm cả, hoặc là tách rời năm nhóm mà có được. Năm nhóm đó ln biến
động, sinh diệt khơng ngừng. Điều này không thấy rõ ở thân thể, tuy rằng các

tế bào luôn luôn bị đào thải và sinh nở mới, trong mỗi “sát na” sự chết và sự
sống cứ kế tiếp nhau diễn ra mau lẹ vô cùng trên thân thể ta, nên ta không
nhận ra được, cứ tưởng rằng “bất biến”. Nhưng trên bình diện tâm thức thì
dịng ý niệm thay đổi trong nháy mắt, không bao giờ yên nghỉ, dù chỉ là một
khoảnh khắc.


25
Ngay đến cái tâm của ta - cái Ta tâm lý, là cái vơ hình, vơ tướng cũng
ln ln biến chuyển theo dòng “niệm” liên tục; những hiện tượng tâm lý thể
hiện như: mừng, giận, buồn, vui, yêu, ghét, muốn cũng không ngừng biến đổi;
vui đấy lại buồn ngay đấy, vừa thích hoặc chán cái này, đã lại chán hoặc thích
ngay đến cái kia. Ở giây phút này trong tâm ta khởi lên một ý niệm “thiện”,
thì ta là một người thiện; ngay trong “sát na” sau, có thể đã khởi lên một ý
niệm “ác”, ta đã trở thành một người ác, khác hẳn con người thiện ở “sát na”
trước. Thiện và ác trong tâm thân của ta xen kẽ với nhau do “nhân duyên” hợp
thì “sinh”, rồi cũng do “nhân duyên” tan thì diệt.
Phật giáo bác bỏ Brahman và Atman nhưng lại tiếp thu tư tưởng luân hồi
Samsara và nghiệp Karma của Upanisad. Mọi sự vật mất đi ở chỗ này và sinh
ra ở chỗ khác, sinh tử luân hồi là do nghiệp chi phối theo luật nhân quả. Phật
giáo giải thích sự chết của con người bằng thuyết luân hồi nghiệp báo (thuyết
tái sinh).
Quan niệm của Phật giáo về sự thay đổi số phận con người là do nghiệp,
nhưng không khẳng định tất cả đều do nghiệp. Con người tạo ra nghiệp và có
thể tu tập để thay đổi nghiệp xấu, tạo ra nghiệp lành cho đời mình ở hiện tại
và tương lai. Con người tạo nghiệp, nhưng đồng thời cũng tu tập, làm điều
thiện để cải nghiệp, tạo nghiệp lành.
Nghiệp (Karma): có nghĩa là hành động có tác ý của thân, khẩu và ý tạo
thành; nghiệp gồm có nghiệp lành và nghiệp ác; nghiệp là động cơ tạo nên
tiến trình nhân quả, luân hồi của con người. Mọi việc thiện - ác trong hiện tại

sẽ tạo ra nghiệp báo tương ứng trong tương lai. Không một ý nghĩ, hành vi
nào dù là nhỏ bé mà không để lại nghiệp báo. Con người ở kiếp này phải chịu
nghiệp báo về tất cả những gì họ đã làm trong q khứ.
Phật giáo khơng thừa nhận có "linh hồn bất tử". Tuy khác với các tôn
giáo khác khi cho rằng linh hồn cùng với thể xác đều tan rã khi con người đã
chết, tất cả đều trở về với những yếu tố ngũ uẩn ban đầu. Song quan niệm về


×