Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Ảnh hưởng của phật giáo đối với đạo đức, lối sống của sinh viên trên địa bàn tỉnh đồng nai hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.21 KB, 104 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong q trình tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo đã có đóng
góp cho dân tộc trên nhiều phương diện, đặc biệt là trên lĩnh vực đạo đức, lối
sống. Nhiều quy phạm, chuẩn mực đạo đức Phật giáo đã được người Việt dựa
trên cơ tầng văn hố của mình lựa chọn, tiếp nhận, nâng cao và sử dụng ở các
mức độ và phương diện khác nhau, góp phần hình thành những giá trị, chuẩn
mực trong lối sống của người dân Việt Nam.
Các giá trị đạo đức của Phật giáo đã có ảnh hưởng khơng ít tới đời sống
tinh thần của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân tỉnh Đồng Nai nói
riêng, bởi vì Phật giáo khơng chỉ dừng lại ở việc chia sẻ những khó khăn
trong cuộc sống của người dân mà còn hướng mọi người lấy điều thiện làm
chuẩn mực sống, làm phương tiện và mục đích để đạt tới hạnh phúc thông qua
chức năng giáo dục, hướng con người tới các giá trị tốt đẹp, nhân văn. Là tôn
giáo đã và đang hiện diện ở Đồng Nai, Phật giáo đã có những tác động đến
mọi tầng lớp nhân dân Đồng Nai, trong đó có lực lượng sinh viên.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 13 trường Đại học, Cao đẳng (5 trường
Đại học, 8 trường Cao đẳng) với hơn 30 ngàn sinh viên (đa số là sinh viên
Đồng Nai và 48 tỉnh, thành trong cả nước) được đào tạo các ngành nghề tự
nhiên, xã hội, kỹ thuật, ngành Y, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học...
đáp ứng nhu cầu lao động của địa phương.
Với lực lượng đơng đảo, là nguồn nhân lực có tri thức cao, sinh viên
Đồng Nai không ngừng học tập, lao động sáng tạo để xây dựng và phát triển
tỉnh Đồng Nai theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh. Nhưng bên cạnh đó
vẫn cịn một bộ phận nhỏ sinh viên có nhận thức, biểu hiện và hành vi lệch
lạc, tiêu cực, chạy theo lối sống thực dụng, sa ngã, xa rời các giá trị đạo đức
tốt đẹp của dân tộc, có thái độ thờ ơ, bàng quan trước các sự kiện kinh tế



2
chính trị của đất nước. Cá biệt có một số sinh viên còn phạm vào các tệ nạn
xã hội, vi phạm pháp luật. Đó là những hồi chng cảnh báo về sự suy thoái
đạo đức, lối sống hiện nay của một bộ phận sinh viên.
Thực trạng nói trên đang đặt ra yêu cầu cần phải xây dựng nền đạo đức
và lối sống mới xã hội chủ nghĩa cho lực lượng sinh viên hiện nay. Điều này
vừa nằm trong chiến lược phát triển con người phục vụ cho sự nghiệp đổi mới
đất nước, vừa góp phần ngăn chặn sự suy thối của đạo đức, lối sống. Tuy
nhiên, thực trạng nói trên không thể khắc phục được trong ngày một ngày hai
mà địi hỏi phải được giải quyết bằng cả q trình cải tạo và xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Trong quá trình xây dựng đạo đức, lối sống mới XHCN thì việc kế thừa
những giá trị trong lối sống truyền thống của dân tộc, trong đó có những đóng
góp của các tơn giáo là điều không thể bỏ qua. Ở đây, đạo đức, lối sống Phật
giáo hiện vẫn có những giá trị cần tiếp thu, kế thừa để xây dựng đạo đức, lối
sống mới cho con người Việt Nam nói chung và sinh viên hiện nay nói riêng.
Vì vậy, nghiên cứu Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đạo đức, lối sống
của sinh viên trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai hiện nay nhằm tìm kiếm các giải
pháp phù hợp để phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của
Phật giáo trong quá trình xây dựng đạo đức, lối sống mới cho đội ngũ sinh
viên Đồng Nai là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về Phật giáo nói chung, đạo đức Phật giáo nói riêng và ảnh
hưởng của nó ở Việt Nam đã có khơng ít các cơng trình nghiên cứu. Song,
nghiên cứu một cách khái quát, có hệ thống về ảnh hưởng của Phật Giáo đối
với đạo đức, lối sống của sinh viên ở Đồng Nai thì cho đến nay vẫn chưa có
một cơng trình nghiên cứu nào. Nghiên cứu của các tác giả đi trước sẽ là tiền
đề lý luận cho tôi tiếp tục triển khai đề tài nghiên cứu này, có thể kể đến
những cơng trình nghiên cứu đáng lưu ý như sau:



3
Thứ nhất, vấn đề về tơn giáo nói chung và đạo đức Phật giáo nói riêng
có các tài liệu nghiên cứu:
+ Cuốn "Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người
Việt Nam hiện nay" do Giáo sư Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1997. Phần viết về Phật giáo, các tác giả đã tập trung vào
các khái niệm từ, bi, hỉ, xả cùng các giá trị tư tưởng của Phật giáo với tư
tưởng của con người Việt Nam.
+ Cuốn "Có một nền đạo lý Việt Nam" của Giáo sư Nguyễn Phan Quang,
NXB TP. Hồ Chí Minh 1996. Trong cuốn sách này, tác giả đã cho người đọc
thấy sự hòa nhập của đạo đức Phật giáo trong đạo lý dân gian Việt Nam.
+ Cuốn “Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức xã hội ở Việt
Nam hiện nay” của Tiến sĩ Hồng Thị Lan, NXB Chính trị - Hành chính năm
2011. Nội dung cuốn sách này đề cập đến những ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo
đối với đạo đức xã hội ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp phù hợp để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tơn
giáo trong q trình xây dựng nền văn hóa, đạo đức mới xã hội chủ nghĩa.
+ Cuốn “Ảnh hưởng của tư duy tôn giáo đến lối sống người Việt” của tác
giả Phùng Thị An Na và Phó Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Lan Hiền, NXB Chính trị Hành chính năm 2012. Nội dung cuốn sách đã đưa ra những nhận định và
kiến giải khá sâu sắc về mối quan hệ giữa tư duy tôn giáo với lối sống của
người Việt, mạnh dạn đề xuất những giải pháp có tính khoa học về việc xây
dựng lối sống mới cho người Việt đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc
tế của Việt Nam.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu có tính chất chun đề thì đạo đức
Phật giáo còn được bàn xen kẽ, rải rác trong các tác phẩm văn học, mỹ học,
sử học và tôn giáo học v.v...
Thứ hai, nghiên cứu về xây dựng đạo đức, lối sống cho thanh niên nói
chung, sinh viên nói riêng có các tài liệu:



4
+ Cuốn “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” của
Huỳnh Khái Vinh đã làm rõ vấn đề lý luận về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị
xã hội Việt Nam được hình thành, kết tinh trong suốt hàng ngàn năm lao động
sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam. Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước
tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội hình thành nên xu hướng
chuyển đổi lối sống và đạo đức, chuẩn giá trị xã hội.
+ Cuốn “Giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong
tình hình mới” của tác giả Phạm Đình Nghiệp cũng phân tích những tác động
tích cực và tiêu cực đến tư tưởng, tâm lý, tình cảm của lớp trẻ, vốn rất nhạy
cảm nhưng lại thiếu vốn sống và chưa qua trường học của cuộc đấu tranh giai
cấp khốc liệt như thế hệ cha anh trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
+ Cuốn “Tổng quan tình hình thanh niên, cơng tác Đồn và phong trào
thanh thiếu nhi (2007-2012)” của NXB Thanh niên 2012 phân tích các số liệu
khảo sát thực tiễn và qua những đánh giá nhận định có cơ sở khoa học, có giá
trị lý luận và thực tiễn bổ sung cho dự thảo văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc
lần thứ X đồng thời có giá trị tham khảo lâu dài cho công tác chỉ đạo cũng
như việc đề ra các chủ trương, giải pháp phù hợp với sự phát triển của thanh
niên và cơng tác Đồn.
+ Văn kiện Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Đồng Nai lần thứ I
(2009-2013) đã đánh giá tổng quát tình hình sinh viên trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai, những kết quả đạt được trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống của
Hội Sinh viên tỉnh Đồng Nai
Thứ ba, về sự tác động của đạo đức tôn giáo, đạo đức Phật giáo đối với
sinh viên, có các tài liệu nghiên cứu:
+ Thích Minh Châu trong “Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người”
đã đề cập đến những giá trị nhân đạo, nhân bản trong đạo đức Phật giáo. Theo



5
ông, khi con người được di dưỡng trong nền đạo đức Phật giáo, họ sẽ được an
trú trong niềm hạnh phúc và an lạc.
+ Thích Thanh Từ với “Phật giáo với dân tộc” (Thành hội Phật giáo TP
Hồ Chí Minh 1995) đã bàn về những nét chính trong luân lý Phật giáo, những
giới luật của phật tử tại gia và phật tử xuất gia, về đóng góp của Phật giáo cho
lịch sử dân tộc trên các phương diện chính trị, tư tưởng, văn nghệ, về các giá
trị đạo đức Phật giáo với tuổi trẻ Việt Nam hiện đại.
+ Luận văn thạc sỹ ngành Tơn giáo học của Hồng Văn Nam - Trường
Đại học khoa học xã hội và nhân văn - năm 2010 với đề tài “Ảnh hưởng của
giới luật Phật giáo trong giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay”,
luận văn đã khái quát một số vấn đề lý luận chung về đạo đức và giới thiệu
những nội dung cơ bản về tư tưởng giáo dục trong giới luật Phật giáo. Trình
bày thực trạng và những yêu cầu về đạo đức thanh niên ở nước ta hiện nay;
phân tích một số ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo trong giáo dục đạo đức
thanh niên Việt Nam hiện nay. Đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy
những ảnh hưởng tích cực của Giới luật Phật giáo trong giáo dục đạo đức cho
thanh niên Việt Nam.
Có thể nhận xét một cách khái qt, những cơng trình đã nghiên cứu đều
thống nhất ở một điểm khẳng định Phật giáo có ảnh hưởng nhất định trong
đời sống xã hội Việt Nam đặc biệt là đời sống tinh thần; khẳng định những
yếu tố phẩm chất không thể thiếu về đạo đức lối sống của thanh niên nói
chung, sinh viên nói riêng. Dù ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, các tác giả
đề cập những vấn đề, những giải pháp cần thiết để xây dựng một nền đạo đức
mới, một lối sống đẹp. Tuy nhiên ở từng góc độ tiếp cận và quan điểm khác
nhau nên các tác giả đều có hướng đi của mình để đến mục đích riêng.
Vì vậy, đề tài của tôi sẽ đi vào nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ
thống hơn về những nội dung của Phật giáo từ đó rút ra những ảnh hưởng tích
cực của nó đến đạo đức, lối sống của sinh viên Đồng Nai hiện nay.



6
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đối với đạo đức, lối sống
của sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Đồng Nai, luận văn đề xuất một
số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo
trong q trình xây dựng đạo đức, lối sống mới cho sinh viên Đồng Nai trong
giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những
nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, làm rõ một số vấn đề khái lược về Phật giáo và vai trò của phật
giáo đối với đời sống xã hội ở Đồng Nai
Hai là, phân tích thực trạng ảnh hưởng của Phật giáo đối với đạo đức, lối
sống của sinh viên Đồng Nai hiện nay và những vấn đề đặt ra
Ba là, một số quan điểm và giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực
của Phật giáo trong q trình xây dựng đạo đức, lối sống của sinh viên Đồng
Nai hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: là ảnh hưởng của Phật giáo đối với đạo đức, lối
sống của sinh viên Đồng Nai hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở Đồng Nai
từ năm 1990 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, những nguyên lý, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về tơn giáo.



7
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin. Một số
phương pháp cụ thể được áp dụng cho đề tài là: Lịch sử và lơgic; phương
pháp phân tích tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp nghiên cứu xã
hội học (thực hiện bảng hỏi) với 1.000 phiếu điều tra xã hội học đối với sinh
viên (không phải là phật tử) của 9 trường Đại học, cao đẳng v.v...
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Góp phần làm sáng tỏ những ảnh hưởng của phật giáo đối với đạo đức,
lối sống của sinh viên Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay.
- Trên cơ sở khái quát thực trạng và sự ảnh hưởng của phật giáo đối với
đạo đức, lối sống của sinh viên các trường đại học và cao đẳng ở Đồng Nai,
bước đầu đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của việc
định hướng đạo đức, lối sống cho sinh viên Đồng Nai trong điều kiện phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Góp phần hoạch định chính sách giáo dục đạo đức, lối sống mới cho
thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng ở tỉnh Đồng Nai
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cơng tác Đoàn và phong
trào thanh thiếu nhi tỉnh Đồng Nai, công tác Hội và phong trào sinh viên tỉnh
Đồng Nai trong thời gian tới.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của chuyên đề gồm 3 chương, 9 tiết.


8
Chương 1

KHÁI LƯỢC VỀ PHẬT GIÁO ĐỒNG NAI VÀ VAI TRÒ CỦA
PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Ở ĐỒNG NAI
1.1. KHÁI LƯỢC VỀ PHẬT GIÁO VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN
PHẬT GIÁO Ở ĐỒNG NAI

1.1.1. Khái lược về Phật giáo
Phật giáo được truyền vào nước ta từ những thế kỷ đầu công nguyên.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, Việt Nam đã tiếp thu Phật giáo từ Ấn Độ, Trung
Hoa và sau này một số ít qua Campuchia.
Từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ V có nhiều nhà sư Ấn Độ và Trung Quốc
cùng vào Việt Nam để truyền đạo như Mahakyvưc, Khưudala (Ấn Độ), Mâu
Bác Cư sĩ (Trung Quốc). Ở thế kỷ thứ III có Khương Tăng Hội, Chi Lương
Cương người Ấn Độ, thế kỷ thứ IV có Du Pháp Lan, Du Đạo Tối người
Trung Quốc, thế kỷ thứ V có Đàm Hoằng. Ở thời kỳ này cũng có một số nhà
sư Việt Nam có danh tiếng như Huệ Thắng, Thích Đạo Thiền. Q trình
truyền đạo này đã hình thành nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu (một trong 3
trung tâm Phật giáo lớn: Lạc Dương, Bành Thành, Luy Lâu).
Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ thế kỷ VI đến đầu thế kỷ X vẫn
được xem là giai đoạn truyền giáo. Tuy nhiên, giai đoạn này, ảnh hưởng của
các nhà truyền giáo Ấn Độ giảm dần, trong khi các nhà truyền giáo Trung
Quốc tăng lên. Đáng chú ý hơn cả là việc truyền nhập các phái thiền Trung
Quốc vào Việt Nam, đặc biệt là hai phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi và phái thiền
Vô Ngơn thơng.
Tóm lại, mười thế kỷ đầu truyền bá vào Việt Nam, mặc dù trong hoàn
cảnh đất nước bị xâm lược và đô hộ nhưng Phật giáo đã tạo ra được ảnh
hưởng trong nhân dân và có những chuẩn bị cho sự phát triển mới trong giai
đoạn đất nước độc lập, tự chủ.


9

Đến thế kỷ thứ X, Việt Nam giành được quyền độc lập. Chính trong thế
kỷ này Phật giáo mới bắt đầu hưng thịnh và có những đóng góp tích cực cho
đất nước. Năm 971, vua Đinh Tiên Hoàng định ra phẩm trật tăng già và ban
chức cho tăng sĩ. Bắt đầu từ đây cho đến thế kỷ XIV, các thiền sư được trọng
dụng, được mời tham gia vào chính sự, góp phần to lớn vào cơng cuộc chấn
hưng của quốc gia.
Vua Lê Đại Hành sau khi hoà với nhà Tống đã sai sứ sang triều cống
Trung Hoa và xin thỉnh kinh Phật đem về truyền bá. Nhiều thiền sư đã được
vua Lê Đại Hành mời tham gia đóng góp trí tuệ cho đất nước như Thiền sư
Pháp Thuận, Thiền sư Vạn Hạnh.
Có thể nói, trong 2 triều đại Đinh và tiền Lê, Phật giáo đã trở thành tôn
giáo chiếm địa vị ưu trội. Việc chăm lo phát triển văn hoá, chính trị trong
nước, một phần lớn đều thuộc về hàng tăng sĩ, cho nên Phật giáo được phổ
biến dễ dàng trong quần chúng. Mặc dù Nho giáo và Lão giáo đã truyền vào
từ lâu, nhưng khơng có uy thế được như Phật giáo.
Sở dĩ Phật giáo đời Đinh và tiền Lê được ưu đãi và giữ địa vị chủ đạo vì
các vị tăng sĩ phần nhiều là những người thơng hiểu Nho học. Chữ Nho mặc
dù trước đó đã được đem dạy ở đất Việt, nhưng do chưa có khoa thi cử, nên ít
người theo học. Chỉ có các vị thiền sư vì cần nghiên cứu Phật giáo qua kinh
điển bằng chữ Hán, nên phải học Nho. Các vị thiền sư lúc bấy giờ thực sự là
những trí thức của dân tộc. Họ là người am hiểu nhiều về Nho, hiểu đạo lý lại
vừa là người có đức hạnh. Vì vậy, họ được triều đình trọng vọng, được dân
chúng kính nể. Quan trọng hơn triều đình đã sử dụng Phật giáo như ngọn cờ
tư tưởng để tập hợp, đoàn kết dân tộc nhằm bảo vệ nền độc lập, chủ quyền
quốc gia. Phật giáo thịnh hành trong giai đoạn này cũng là tất yếu.
Triều Lý, triều đại được xem là triều đại Phật giáo đầu tiên và cũng là
triều đại thuần từ trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Lý Thái Tổ (Lý
Công Uẩn), vị vua đầu tiên sáng lập nên triều đại nhà Lý là người xuất thân từ



10
cửa Phật, được nuôi dưỡng và trưởng thành ở chốn thiền mơn. Việc lên ngơi
của Ơng cũng do sự sắp sếp tài tình của thiền sư Vạn Hạnh. Điều đó đủ nói
lên sức ảnh hưởng của Phật giáo trong triều đại này.
Mọi công việc lớn nhỏ của nhà nước thế tục trong giai đoạn này như
chuyện chính trị, quân sự, ngoại giao, chuyện dời đô đến chuyện dạy đạo đức
cho dân... đều có sự đóng góp ý tưởng của các vị thiền sư.
Triều đình phong kiến lúc này đã cử sứ thần sang Trung Quốc thỉnh
kinh và khuyến khích việc xuất gia tu hành. Phật giáo được trọng dụng nên
phát triển rất nhanh. Chùa Phật được xây dựng ở hầu khắp các làng xã và
trở thành trung tâm tôn giáo lớn nhất ở nông thôn miền Bắc Đại Việt lúc
đương thời. Nhiều thiền sư nổi tiếng về việc tu hành và có nhiều đóng góp
to lớn cho đất nước như: sư Vạn Hạnh, sư Viên Chiếu, sư Mãn Giác, sư
Không Lộ, sư Viên Thơng…
Có thể nói, hơn 200 năm dưới triều đại nhà Lý, Phật giáo đã có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến mọi phương diện của đời sống xã hội Đại Việt.
Sang đời Trần, bộ máy hành chính nhà nước đã dần được xây dựng và
hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. Nho giáo dần chiếm vị trí quan
trọng trong đời sống tinh thần cũng như trong tổ chức xã hội. Nhưng Phật
giáo thời Trần đến giữa thế kỷ XIV vẫn giữ được sự thịnh vượng của nó. Các
vua nhà Trần ý thức được rõ ràng vai trò của cả Nho giáo và Phật giáo đối với
xã hội.
Trải qua một quá trình du nhập và phát triển đến đời Trần, Phật giáo ở
Việt Nam đã có sự góp mặt của 3 thiền phái từ Ấn Độ và Trung Quốc là Tỳ Ni
Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường.
Đầu thế kỷ thứ XIII, ba thiền phái nói trên đã dần dần nhập lại làm một để
hình thành nên phái thiền mang đậm tính chất dân tộc là phái thiền Trúc Lâm.
Các tăng sĩ đời Trần không trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp chính trị
như các Thiền sư đời Lý, nhưng Phật giáo vẫn là một yếu tố quan trọng để



11
liên kết nhân tâm, cố kết cộng đồng. Tinh thần Phật giáo đã giúp cho các nhà
chính trị đương thời có những kế sách thân dân trong việc củng cố, xây dựng
và bảo vệ đất nước. Không thể phủ nhận được rằng, Phật giáo đã có những
đóng góp tích cực góp phần làm nên hào khí Đơng A lừng lẫy một thời của
dân tộc Đại Việt qua những chiến thắng giặc ngoại xâm Nguyên, Mông.
Ở thời Trần, rất nhiều chùa tháp qui mô to lớn hoặc kiến trúc độc đáo đã
được xây dựng. Phật giáo thời Trần đã có sự phát triển đến cực thịnh.
Bảy năm dưới triều đại nhà Hồ, Phật giáo suy vi một cách nhanh chóng.
Quân Minh mượn cớ khôi phục nhà Trần kéo quân sang xâm lược nước ta và
đặt chế độ cai trị hà khắc. Với âm mưu Hán hóa văn hóa Đại Việt, quân Minh
đã tịch thu và đốt hết sách vở trong đó có cả kinh sách nhà Phật; chùa chiền bị
đốt phá, sư tăng bị giết hại.
Đến thời Lê sơ, ở Việt Nam xuất hiện thêm hai phái thiền là Thiền Tào
Động ở Đàng Ngoài và Thiền Lâm Tế ở Đàng Trong.
Thời Minh Mạng và Thiệu Trị bắt đầu có sắc trùng tu những ngơi chùa
và Tổ đình quan trọng. Thời vua Tự Đức, nước ta rơi vào vịng đơ hộ của thực
dân Pháp, Phật giáo Việt Nam vốn đã suy vi, nay lại càng suy vi hơn.
Dưới sự cai trị của nhà Nguyễn (cả trước và sau khi Pháp xâm lược),
Phật giáo tiếp tục suy tàn.
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, một số nhà tu hành và một số nhân sĩ,
trí thức Phật giáo đã đứng ra vận động phong trào “Chấn hưng Phật giáo”. Kể
từ đó, Phật giáo có sự khởi sắc. Một bộ phận Phật giáo đi vào hoạt động có tổ
chức, một số cơ sở đào tạo tăng tài lần lượt ra đời như An Nam Phật học hội,
Hội Phật học Bắc kỳ, Hội tăng già Trung Việt, hội Phật học Việt Nam, tổng hội
Phật giáo Việt Nam…
Thời kỳ Mỹ - Diệm, Phật giáo ở hai miền có sự khác biệt nhất định. Ở
miền Bắc, Phật giáo được quy tụ trong một tổ chức duy nhất là “Hội Phật giáo
thống nhất Việt Nam” sinh hoạt tín ngưỡng gắn với các hoạt động yêu nước, gắn



12
bó với dân tộc. Ở miền Nam, do tình hình chính trị phức tạp, Phật giáo bị phân
rã theo nhiều xu hướng chính trị khác nhau và hình thành nên 14 hệ phái.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hồ bình, Bắc Nam thu về một
mối đã tạo điều kiện cho các hệ phái Phật giáo thống nhất. Tháng 11/1981, Đại
hội đại biểu thống nhất Phật giáo đã được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội đã lập ra
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thông qua Hiến chương, Chương trình hành động
và bầu ra cơ quan lãnh đạo. Đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trải qua
sáu kỳ Đại hội và không ngừng trưởng thành, phát triển.
Nhìn suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo Việt Nam có lúc thịnh lúc suy
nhưng ln gắn bó, đồng hành thuỷ chung với dân tộc. Đặc biệt, khi Phật giáo
giảm vai trò ảnh hưởng đối với chế độ phong kiến, với triều đình thì Phật giáo
lại gia tăng ảnh hưởng sâu rộng trong dân chúng, góp phần hình thành lối
sống, nhân cách, đạo đức cho một bộ phận không nhỏ người Việt Nam trong
lịch sử cũng như hiện nay.
1.1.2 Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Đồng Nai
Phật giáo truyền vào Đồng Nai từ xa xưa trong lịch sử và Đồng Nai đã
từng là một trong những cái nôi của Phật giáo Đàng Trong thời vua chúa nhà
Nguyễn, có ảnh hưởng khơng những đối với Phật giáo ở Nam bộ mà còn ảnh
hưởng cả đến Phật giáo ở miền Trung. Nhiều nhà sư nổi tiếng ở Đàng Trong đã
từng tu hành, hoằng hóa ở Đồng Nai và có nhiều đệ tử nổi danh khác đi hoằng
hóa ở các nơi. Đồng Nai có nhiều ngơi chùa cổ kính, trong đó có ba ngơi đã
được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa là chùa Long Thiền, chùa Đại Giác,
chùa Bửu Phong.
Sự hình thành và phát triển từ đầu đến trước thời kỳ Pháp thuộc:
Phật giáo được truyền vào Đồng Nai theo nhiều hướng khác nhau, nhiều
thời điểm khác nhau. Buổi đầu trực tiếp từ Ấn Độ, các nhà sư và phật tử theo
thuyền buôn bằng đường biển đến các nước vùng Đông Nam Á và Viễn Đông

truyền giáo. Những tài liệu khảo cổ tìm thấy ở Đồng Nai chứng tỏ ngay thời


13
kỳ trước và sau cơng ngun, văn hóa, tín ngưỡng tơn giáo ở Ấn Độ đã có ảnh
hưởng đến vùng đất này, trong đó có văn hóa, tín ngưỡng Phật giáo.
Ngay thời kỳ nhà Trần (1225 - 1400) với việc di dân vào phía Nam, tín
ngưỡng Phật giáo cũng được mang theo vào vùng đất mới. Khi nhà Minh xâm
chiếm nước ta, Lê Lợi khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược dựng lên
triều đại nhà Lê, phái thiền Trúc Lâm do các vua nhà Trần lập cũng bị nghi
kỵ. Vì vậy, một số hồng tộc nhà Trần và các thiền sư Trúc Lâm đã phải lẩn
trốn qua Chiêm Thành, Chân Lạp vào tận vùng lưu vực sông Đồng Nai. Họ ẩn
tu, che giấu tên tuổi, tơng tích nên tài liệu về sự truyền thừa của phái Trúc
Lâm ở Đồng Nai chưa xác định được rõ ràng. Chỉ biết rằng, vào khoảng cuối
thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII số người Việt vào sinh sống ở Đồng Nai đã
nhiều. Người Việt vào khai hoang lập ấp đến đâu thì tín ngưỡng Phật giáo
được truyền đến đó. Cho nên "buổi khai nguyên các chúa Nguyễn thì tinh
thần Phật giáo đã theo cuộc di dân nhiều đợt định cư trước đó lan rộng rồi"
[48, tr.148.]. Về sau, các phái thiền Trung Quốc truyền vào đều chịu sự ảnh
hưởng của phái thiền Trúc Lâm đã có trước ở đây.
Năm 1630, khi cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành nổ ra và sau đó nhà Thanh
đánh bại nhà Minh chiếm trọn Trung Quốc, nhiều người Trung Quốc không
thần phục nhà Thanh đã bỏ nước mà đi. Trong số người di cư tị nạn và xin
vào lập nghiệp ở Đàng Trong có cả các tăng sĩ Phật giáo. Vào Biên Hòa Đồng Nai, các nhà sư Trung Quốc được phật tử mời đến trụ trì các chùa do họ
đã tạo dựng trước đó, hoặc tự cất chùa, am để tu hành và hoằng hóa như: chùa
Long Thiền, chùa Bửu Phong, chùa Đại Giác... (thành phố Biên Hịa), chùa
Châu Thới (nay thuộc Bình Dương)...
Năm Kỷ Mùi (1679), các tướng lưu vong nhà Minh đem theo quân vào
Đàng Trong thần phục chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn cho họ quan chức và cho
họ khai khẩn vùng Mỹ Tho, Biên Hịa. Tổng binh Trần Thượng Xun và phó

tướng Trần An Bình vào Biên Hịa khai khẩn Cù Lao Phố, cịn gọi là Đại phố


14
Nông Nại (theo phát âm của người Hoa, nay thuộc xã Hiệp Hòa - Biên Hòa).
Chùa Thanh Lương là một trong các chùa được xây dựng trong thời gian này,
hiện nay còn long vị và tượng Trần Thượng Xuyên.
Khác với các tài liệu lịch sử Phật giáo Việt Nam đã xuất bản trước đây,
những tài liệu và hiện vật mới phát hiện ở Đồng Nai gần đây cho thấy, vào
khoảng năm 1692 - 1695, thiền sư Nguyên Thiều - vị tổ sơ của phái thiền
Lâm Tế Đàng Trong và một số đệ tử lập chùa Kim Cang ở ấp Bình Thảo, trấn
Biên Hịa (nay là xã Tân Bình, Vĩnh Cửu). Việc phát hiện tháp mộ của thiền
sư Nguyên Thiều ở chùa Kim Cang và long vị hòa thượng Minh Vật Nhất Tri
ở chùa Kim Long (Chùa Kim Long là chùa Kim Cang được xây dựng lại cách
vị trí cũ khoảng 500 m sau khi chùa Kim Cang bị đốt cháy thời chống Pháp
năm 1946. Hiện vẫn chưa xác định được tháp mộ của thiền sư Nguyên Thiều
ở đây là tháp thật hay tháp vọng) đã mở đường cho việc sưu tầm cơng tích
hoằng hóa của thiền sư Ngun Thiều và các đệ tử của thiền sư ở Biên Hòa Đồng Nai. Thiền sư Nguyên Thiều đã truyền thừa cho nhiều đệ tử nổi danh
như thiền sư Minh Vật Nhất Tri sau trụ trì chùa Kim Cang, thiền sư Thành
Đẳng Minh Lương trụ trì chùa Đại Giác, thiền sư Thành Nhạc Ẩn Sơn trụ trì
chùa Long Thiền, thiền sư Thành Trí Pháp Thơng trụ trì chùa Bửu Phong v.v...
Các đệ tử thiền sư Nguyên Thiều ở Biên Hòa - Đồng Nai lại có nhiều đệ tử và
pháp tơn nổi tiếng mở rộng phạm vi hoằng hóa ở Đồng Nai - Gia Định và lan
rộng ra ở Mỹ Tho, Định Tường, Châu Đốc...
Trong thời các chúa Nguyễn, ở Biên Hòa - Đồng Nai có hai ngơi chùa
được sắc tứ là chùa Vạn An ở thôn Phước An (nay thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu)
và chùa Hộ Quốc ở thôn Đắc Phước, huyện Phước Chánh (nay là Tân Vạn Biên Hịa). Ngồi phái thiền Lâm Tế, ở Biên Hòa - Đồng Nai còn có sự truyền
thừa của phái thiền Tào Động.
Sách Thiền sư Việt Nam chỉ cho biết, tông Tào Động ở miền Bắc truyền
từ đời 36 đến đời 47 là Thiền sư Tâm Nghĩa - Thích Nhàn Từ. Tổ đình của



15
tông Tào Động là chùa Hồng Phúc (Hoè Nhai) ở số 19 phố Hàng Than, Hà
Nội và các chùa khác như chùa Hàm Long, chùa Trấn Quốc… đều thuộc tông
Tào Động. Ở Đàng Trong, cũng vào khoảng cuối thế kỷ XVII, có Thiền sư
Thạch Liêm - Đại Xán (1620-1698) thuộc đời 29, tơng Tào Động, người
Trung Quốc đến Thuận Hóa (Huế) vào tháng Giêng, năm Ất Hợi (1695)
truyền bá thiền Tào Động. Vì ngài Thạch Liêm chỉ ở lại hai năm, sau đó về lại
Trung Quốc nên tơng Tào Động ở Đàng Trong gần như khơng có truyền thừa.
Nhưng ở Biên Hòa đã xác định được tháp mộ của thiền sư Pháp Thông Thiện Hỷ
mới biết thiền sư thuộc phái Tào Động thế hệ 36, người khai sơn chùa Long Ẩn
vào năm Ất Sửu (có thể là năm 1733 hay 1793); chùa thuộc làng Tân Lại, huyện
Phước Long, dinh Trấn Biên (nay là phường Bửu Long, Biên Hòa).
Nguyễn Ánh sau khi lên ngôi (1802) đã ban cho chùa Kim Cang 3 pho
tượng (Tam Thế Phật) và bức hoành phi khắc "Kim Cang tự". Nhà vua lại
xuống chiếu chỉ trùng tu chùa Đại Giác và cúng chùa pho tượng Phật A - di đà bằng gỗ cao 2,50 m nên nhân dân địa phương còn gọi chùa Đại Giác là
chùa "Phật lớn". Tháng 10 năm Minh Mạng nguyên niên (1820), công chúa
Ngọc Anh cúng chùa bức hoành phi khắc "Đại Giác tự" sơn son thếp vàng
treo ở chính điện.
Năm Gia Long thứ 14 (1815) vua xuống chiếu triệu thiền sư Mật Hồng
trụ trì chùa Đại Giác về kinh đơ sắc phong Tăng cang trụ trì chùa Thiên Mụ
và thường mời vào nội cung thuyết pháp cho hoàng gia. Năm Gia Long thứ
16 (1817) vua lại triệu thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt là đệ tử của thiền sư
Minh Vật Nhất Tri về kinh đơ phong Tăng cang trụ trì chùa Thiên Mụ (thay
Tăng cang Mật Hồng được cử trụ trì chùa Quốc Ân) v.v...
Phật giáo Đồng Nai thời kỳ Pháp thuộc:
Sau mấy thế kỷ nhịm ngó, điều tra, tính tốn, đến thế kỷ XIX thực dân
Pháp quyết định thơn tính Việt Nam. Tháng 9 - 1858, Pháp nổ súng ở Đà
Nẵng mở đầu thời kỳ xâm lược Việt Nam. Tháng 12 - 1861, Pháp chiếm Biên



16
Hịa. Tháng 6 - 1862, Pháp buộc triều đình Huế phải nhượng 3 tỉnh miền
Đơng Nam bộ (Biên Hịa - Gia Định - Định Tường) cho Pháp làm thuộc địa. Với
truyền thống yêu nước gắn bó với dân tộc, tăng ni, phật tử Đồng Nai tích cực
tham gia cùng với nhân dân đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Khi Bình
Tây Đại ngun sối Trương Định hiệu triệu nhân dân đứng lên chống Pháp ở
Gị Cơng, tăng ni, phật tử Đồng Nai đã hưởng ứng và tham gia các phong trào
chống Pháp trong đạo quân của Đỗ Trình Thoại ở Biên Hòa và nhiều đơn vị
nghĩa quân khác.
Tháng 8 - 1883, Pháp chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Tháng 6 - 1884,
triều đình nhà Nguyễn phải ký hiệp ước thừa nhận sự thống trị của Pháp tại
Việt Nam. Việt Nam từ nước độc lập thành nô lệ, trở thành nước thuộc địa
nửa phong kiến. Người dân mất nước là mất độc lập tự do, mất quyền sống,
quyền sáng tạo mọi giá trị. Người phật tử tu tại gia hay xuất gia, trước hết họ
là người dân của nước Việt Nam, họ cũng có nỗi đau chung của dân tộc. Thực
dân Pháp đã tạo điều kiện cho Công giáo phát triển và âm mưu dùng tôn giáo
này thay thế các tơn giáo bản địa. Trong tình hình như vậy, Phật giáo có nguy
cơ bị đẩy lùi và mất chỗ đứng.
Thời cuộc đặt ra cho Phật giáo Việt Nam hai vấn đề phải giải quyết: đó là
ứng phó với hiện trạng chính trị - xã hội đất nước như thế nào? Và sự phát
triển tiếp theo của Phật giáo ra sao để đối phó thời cuộc? Trong hàng ngũ Phật
giáo lúc bấy giờ khơng có quan điểm thống nhất, khơng có cùng một suy
nghĩ, có người thờ ơ với thời cuộc, nhưng các vị cao tăng và phật tử có lịng
u nước, thương người thấy mình phải quan tâm đến tình hình đất nước, phải
thay đổi quan niệm về giáo lý nhà Phật để thích ứng với dân tộc và thời đại.
Cũng như Phật giáo trong cả nước, Phật giáo Đồng Nai trong giai đoạn này
từng bước tìm cách chấn hưng, nhập thế để góp phần vào sự nghiệp chung
của dân tộc và tạo chỗ đứng trước thời cuộc.



17
Nối tiếp truyền thống anh dũng đứng lên chống Pháp, thời kỳ Pháp đánh
chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam bộ, nhiều hòa thượng, thượng tọa, tăng ni đã
tham gia phong trào yêu nước chống ách thống trị của thực dân Pháp tiêu biểu
như hòa thượng Hoan Hỉ chùa Long Thành, cùng với tăng ni, phật tử trực tiếp
tham gia vận chuyển lương thực cho phong trào nông dân khởi nghĩa ở Hóc
Mơn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Văn Bường và Phan Cơng Hớn...
Các tăng già tiền bối tìm cách duy trì mối đạo, kêu gọi và tổ chức duy trì
tơng lâm quy chế, tham gia hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học và xuất bản tạp chí
"Từ bi âm". Người trực tiếp tham gia và có nhiều đóng góp là giáo thọ Thiện
Tâm ở chùa Đại Giác đã cổ vũ phong trào chấn hưng Phật giáo ở Đồng Nai.
Năm 1930 - 1931, cao trào đấu tranh của quần chúng nhân dân chống
ách thống trị của thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đơng
Dương đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nội bộ Phật giáo. Tăng ni, phật tử ở
nhiều nơi dùng chùa làm nơi học tập, in ấn tài liệu và nuôi chứa cán bộ cách
mạng. Từ năm 1942 - 1945, nhiều chùa bí mật tham gia Mặt trận Việt Minh,
vận động ủng hộ cách mạng. Tháng 8 - 1945, hịa thượng Thích Huệ Thành
cùng với các nhà sư yêu nước hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban khởi nghĩa
bí mật vận động tăng ni, phật tử tham gia giành chính quyền. Cách mạng
tháng Tám 1945 ở Biên Hịa thành cơng có sự đóng góp của đơng đảo tăng
ni, phật tử.
Phật giáo Đồng Nai trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và
chống Mỹ cứu nước:
Sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân Nam bộ một lần nữa lại đi đầu
trong cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai.
Tổ chức Phật giáo có sự phân hóa mới. Nhiều tăng ni, phật tử hồi cư về vùng
tạm chiếm, một số làm việc trong các cơ quan kháng chiến rút về các căn cứ,
các chiến khu. Được sự giúp đỡ của Mặt trận Việt Minh tỉnh Biên Hòa, ngày

6 - 9 - 1945, hịa thượng Thích Huệ Thành đứng ra triệu tập Đại hội Phật giáo


18
Biên Hòa, thành lập Hội Phật giáo cứu quốc tỉnh, do hòa thượng làm chủ tịch,
kiêm ủy viên Mặt trận Việt Minh tỉnh. Trụ sở của Hội đặt tại chùa Long Thiền
(Biên Hịa). Từ đó, các tổ chức cơ sở của Hội được thành lập ở các quận,
huyện và xã trong tỉnh.
Sau khi thành lập, các tổ chức Phật giáo cứu quốc từ tỉnh đến cơ sở đã
vận động tăng ni, phật tử tích cực tham gia ủng hộ kháng chiến, tham gia bầu
cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tham gia hưởng
ứng "Tuần lễ vàng", "Tuần lễ kim khí". Nhiều chùa đã ủng hộ lư đồng, chân
đèn bằng đồng, đại hồng chung... tiêu biểu như chùa Phước Nhĩ xã Phước
Thiền (Long Thành) đã hiến hai đại hồng chung, mỗi cái nặng gần một tạ gởi
vào chiến khu để đúc vũ khí.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ngày một lan rộng, trụ sở của
Phật giáo cứu quốc tỉnh Biên Hòa dời về xã Hiệp Phước (Long Thành). Đến
đầu năm 1946, trụ sở dời về xã Mỹ Lộc quận Tân Un. Hịa thượng Thích
Huệ Thành và một tăng ni thoát ly đi kháng chiến.
Trong thời kỳ kháng chiến, trong vùng tự do mọi hoạt động đều hướng
về mục tiêu kháng chiến và sản xuất để phục vụ kháng chiến. Phần lớn tăng ni
trong vùng tự do đều trực tiếp lao động trồng lúa, tỉa bắp, tiếp tế, liên lạc hoặc
làm công tác xã hội, giáo dục... Tại các vùng tạm chiếm, hoạt động của phật
tử diễn ra sôi động hơn; tăng ni, phật tử có ý thức rất rõ về cuộc kháng chiến
chống Pháp đang diễn ra trên mọi miền đất nước và tâm hồn họ vẫn hướng về
cuộc kháng chiến đó. Bằng mọi cách, tăng ni, phật tử vẫn tìm cách liên lạc,
ủng hộ và một số gia nhập kháng chiến. Sau khi hồi cư, nhiều thanh niên phật
tử lại bỏ nhà đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tìm ra chiến khu...
Những người khác ở lại vùng Pháp kiểm soát vẫn âm thầm hoạt động cho
kháng chiến. Một số tăng ni bí mật hoạt động mà nịng cốt là những nhà sư

đảng viên cộng sản, như nhà sư Thích Thiện Thuận.
Hịa thượng Thích Thiện Khải đã từng đóng vai thầy cúng, người viết
các câu đối cổ bằng chữ Hán len lỏi đi về nội thành để liên lạc giữa chiến khu


19
với bộ phận hoạt động bí mật trong nội thành. Chính trong thời gian này, một
số tăng ni bị địch bắt, bị giam cầm hoặc bị sát hại.
Cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra ngày càng quyết liệt, cũng là lúc
các tổ chức Phật giáo cứu quốc được thành lập ở tất cả các tỉnh, thành phố,
cần phải có sự phối hợp chỉ huy thống nhất chung. Năm 1947, các vị cao tăng
và phật tử trong tổ chức Phật giáo cứu quốc các tỉnh, thành phố ra chiến khu
Đồng Tháp Mười thành lập ban chấp hành Phật giáo cứu quốc Nam bộ. Hịa
thượng Thích Huệ Thành, Chủ tịch Phật giáo cứu quốc tỉnh Biên Hịa làm phó
hội trưởng và được đề cử làm ủy viên Mặt trận Liên Việt Nam bộ.
Sau khi Ban chấp hành Phật giáo cứu quốc Nam bộ được thành lập, một
số cao tăng ở lại chiến khu để tập hợp tăng ni, phật tử trực tiếp tham gia
kháng chiến, một số cao tăng về vùng tạm chiếm bí mật tổ chức đấu tranh
chống thực dân Pháp. Để có một tổ chức hợp pháp đứng ra tập hợp tăng ni,
phật tử hướng về cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, năm 1952, Phật
giáo cứu quốc ở Sài Gòn - Chợ Lớn phối hợp với Phật giáo cứu quốc Biên
Hòa thành lập và mở Trường Phật học. Giáo hội Lục Hòa tăng Việt Nam xuất
bản tờ Phật học tạp chí và mở trường Phật học. Hịa thượng Thích Huệ Thành
ở Biên Hòa được cử làm trưởng ban hoằng pháp. Năm 1953, ông củng cố và
mở rộng tổ chức của giáo hội Lục Hịa tăng. Hịa thượng Thích Thiện Hào,
người đã xuất gia đầu Phật và thọ giới Tỳ kheo tại Đồng Nai làm phó hội
trưởng và hịa thượng Thích Huệ Thành làm phó tăng giám. Từ đó, ảnh hưởng
của Giáo hội Lục Hòa tăng càng được mở rộng.
Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta sắp giành
được thắng lợi, để chuẩn bị thay chân Pháp, đế quốc Mỹ đã lôi kéo gần một

triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam, trong đó có hàng chục vạn tín đồ
Phật giáo. Đế quốc Mỹ đã lôi kéo lợi dụng một số người làm chỗ dựa chính trị
để chúng lèo lái phong trào Phật giáo di cư. Mỹ dàn dựng đưa "Tổng hội Phật
giáo Việt Nam" tham gia "Liên hữu Phật giáo thế giới", lợi dụng mối quan hệ


20
quốc tế này, Mỹ đã gián tiếp hay trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho tăng ni
du học từ năm 1955. Chúng đã trực tiếp cấp hàng loạt học bổng cho tăng ni
học trong nước và nước ngoài để đào tạo lực lượng nòng cốt cho các tổ, các tu
viện, nhà trường... do Mỹ đài thọ xây cất.
Đáng lưu ý, trong giai đoạn này, nhiều hệ phái không tham gia "Tổng hội
Phật giáo Việt Nam" như giáo hội Lục Hịa tăng, giáo hội Ngun thủy, phái
Nam tơng Theravada. Ngược lại, nhiều phái đã tham gia Phật giáo cứu quốc
và phong trào đấu tranh chung của các đô thị. Các phái không tham gia "Tổng
hội Phật giáo Việt Nam" chiếm ưu thế ở Đồng Nai như giáo hội Lục Hòa
tăng, giáo hội Lục Hòa phật tử, ni giới khất sĩ... Các tổ chức và hệ phái Phật
giáo bị đế quốc Mỹ thao túng ít có cơ sở ở Đồng Nai.
Năm 1963 đánh dấu bước ngoặt lịch sử của phong trào Phật giáo miền
Nam. Trong mùa Phật đản, Ngơ Đình Diệm ra lệnh cấm treo cờ Phật giáo đã
gây xúc động cả giới Phật giáo, tiếp đến là nhiều cuộc bao vây thảm sát các
tín đồ Phật giáo tại Đài phát thanh Huế. Trước tình thế đó, "Tổng hội Phật
giáo Việt Nam" đã phát động phong trào đấu tranh chống Diệm địi các tơn
giáo bình đẳng.
Đối với Phật giáo, đây là một phong trào lớn có tính chất tồn miền, xuất
phát từ Huế sau đó lan ra các tỉnh miền Nam, đỉnh cao là cuộc tự thiêu của
hịa thượng Thích Quảng Đức (11/6/1963), song giai đoạn này vẫn mang
nhiều sắc thái tôn giáo. Từ tháng 7/1963 trở đi phong trào Phật giáo đã phối
hợp được các yêu sách chung của các tầng lớp nhân dân các đô thị, chống chế
độ độc tài phát xít gia đình trị Ngơ Đình Diệm, địi tự do dân chủ với quy mô

ngày càng rộng lớn.
Năm 1963 cũng là thời điểm sôi sục của phong trào cách mạng miền
Nam. Sau đồng khởi năm 1960, nhiều vùng nơng thơn rộng lớn được giải
phóng, các đơ thị miền Nam đẩy mạnh cao trào chống Mỹ xâm lược, chống
chế độ độc tài phát xít gia đình trị Ngơ Đình Diệm. Các phong trào đó lan


21
rộng rất nhanh trong công nhân lao động, sinh viên, học sinh... kết hợp các
hình thức đấu tranh địi dân sinh, dân chủ với các hình thức bạo lực xuống
đường, đốt xe Mỹ, tấn công vào các đầu não của Mỹ - ngụy, đồng thời kết
hợp với phong trào của Phật giáo chống kỳ thị tơn giáo, địi thực hiện bản
thông báo chung giữa Phật giáo với chế độ Sài Gịn khiến đế quốc Mỹ lâm
vào tình thế khơng thể duy trì chế độ Ngơ Đình Diệm, buộc chúng phải lật đổ
Diệm - Nhu.
Tháng 11/1963, Diệm - Nhu bị giết, Mỹ tìm mọi cách nắm lực lượng
Phật giáo, tạo thêm chỗ dựa chính trị cho mưu đồ xâm lược của chúng. Tháng
1/1964, chúng đã chấp nhận cho các hệ phái Phật giáo gồm 11 tập đoàn trong
"Ủy ban liên phái bảo vệ Phật giáo" tham dự đại hội lập ra "Giáo hội Phật
giáo Việt Nam thống nhất" hình thành tổ chức từ Trung ương đến địa phương.
Mỹ cũng chọn sẵn một số con bài đưa vào tổ chức để nắm và lơi kéo Phật
giáo đi theo con đường có lợi cho Mỹ - ngụy.
Đối với Phật giáo, đây là cơ hội tốt để phát huy thắng lợi vừa mới giành
được. Tuy nhiên, trong nội bộ Phật giáo lúc bấy giờ lại có nhiều xu hướng
khác nhau, thậm chí trái ngược nhau: thống nhất được với nhau ở mục tiêu
chung là chống Mỹ - ngụy kỳ thị Phật giáo nhằm đưa Phật giáo lên một bước
phát triển mới của phong trào chấn hưng, nhưng từng nhóm, từng hệ phái,
từng miền khác nhau, lại có những khuynh hướng khác nhau.
Về tơn giáo, giáo hội đã đẩy mạnh hoạt động theo hướng hiện đại hóa
Phật giáo, tăng cường thuyết giảng, mở các Phật học viện đào tạo tăng tài, đẩy

mạnh xây dựng nơi thờ tự và các hoạt động từ thiện xã hội. Các chùa được xây
dựng ở Đồng Nai trong giai đoạn này đều được trang trí màu sắc sặc sỡ, đều có
giảng đường để thuyết giảng, các trường Bồ đề và các phòng khám bệnh phát
thuốc được xây dựng ở Biên Hòa, thị xã Long Khánh, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Về chính trị, từ năm 1964 giáo hội tiếp tục chủ trương phát động phong
trào đấu tranh chống độc tài, chống phục hồi chế độ Diệm khơng có Diệm,


22
hưởng ứng và kết hợp chặt chẽ với các khẩu hiệu đấu tranh của các tầng lớp
nhân dân trong phong trào cách mạng miền Nam. Trước tình hình đó, Mỹ ngụy sử dụng nhóm tay sai đứng đầu là Thích Tâm Châu, công khai ra mặt
chống cộng, chống lại cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Bọn này
tìm mọi cách kiềm chế và tiếp tay cho Mỹ - ngụy đàn áp đẫm máu phong trào
học sinh, sinh viên và Phật giáo, công khai phá vỡ và loại trừ các tổ chức cơ
sở và ảnh hưởng của cách mạng trong Phật giáo. Cũng trong thời gian này,
nhà sư yêu nước Thích Thiện Hào, một trong các nhà sư lãnh đạo giáo hội
Lục Hòa tăng và Lục Hòa phật tử sau hợp nhất và đổi thành Phật giáo cổ
truyền Việt Nam có nhiều cơ sở ở Đồng Nai - năm 1964 được bầu làm ủy viên
đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận giải phóng miền Nam và năm
1968 được cử làm ủy viên Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời
cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đây là nguồn cổ vũ lớn cho tăng ni, phật tử
Đồng Nai trên con đường "Đạo pháp dân tộc".
Phong trào đấu tranh của Phật giáo ở Biên Hòa kết hợp rất chặt chẽ với
phong trào đấu tranh của quần chúng và phật tử ở Sài Gịn, như phong trào
cứu đói, cầu nguyện cho hịa bình, tập hợp đơng phật tử.
Cụ thể như trong đại lễ Vu lan 1971 ở chùa Định Quang (An Hảo) do
nhà sư Thích Thiện Hoa chủ trì, đã có buổi nói chuyện của sinh viên phật tử
Thiện Phước (7/8/1971) thu hút gần 3000 phật tử, vạch trần "Việt Nam hóa
chiến tranh" là tiếp tục gây tang thương chết chóc cho nhân dân Việt Nam.
Hoạt động phá hoại phong trào Phật giáo, gây cản trở con đường "Đạo

pháp dân tộc" của nhóm Thích Tâm Châu đã gây nhiều công phẫn trong đông
đảo tăng ni, phật tử, bọn chúng ngày càng mất uy tín và bị cơ lập. Từ đó về
sau, các phong trào Phật giáo phản ánh rõ nét cuộc đấu tranh quyết liệt trong
nội bộ Phật giáo, giữa một bên là đa số tăng, ni, phật tử yêu nước, gắn bó với
phong trào cách mạng miền Nam với một bên là nhóm Thích Tâm Châu cố lái
phong trào Phật giáo theo hướng có lợi cho Mỹ - ngụy. Chúng đều bị thất bại


23
trước sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta và trước sức mạnh của truyền
thống yêu nước, gắn bó với dân tộc của Phật giáo Việt Nam.
Phật giáo Đồng Nai từ 30/4/1975 đến nay:
Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tình hình Phật giáo
có nhiều biến đổi. Tăng ni, phật tử các nơi, nhất là ở miền Trung về Đồng Nai
làm ăn sinh sống ngày một nhiều, tập trung chủ yếu dọc quốc lộ 51 Biên Hòa
- Vũng Tàu. Các ngơi chùa đã có từ trước ở đây đều được mở mang, xây dựng
lại, nhiều chùa, viện, tịnh xá, tịnh thất mới được xây dựng khang trang, hiện
đại tạo nên một vùng Phật giáo đông đảo, sầm uất.
Tuyệt đại đa số tăng ni, phật tử tự hào về thắng lợi chung của dân tộc,
phấn khởi và tin tưởng vào công cuộc xây dựng lại quê hương đất nước sau
bao năm chiến tranh tàn phá. Đất nước đã độc lập thống nhất thì Phật giáo
Việt Nam cũng phải thống nhất trong cả nước. Đó là nguyện vọng tha thiết
của mọi tín đồ Phật giáo Việt Nam. Nhưng một số phần tử cực đoan chống
đối vẫn còn nắm quyền hành khống chế Viện Hóa đạo của giáo hội Phật
giáo Việt Nam thống nhất (Ấn Quang) ngăn cản việc thống nhất Phật giáo
Việt Nam.
Ngày 12/2/1980, đông đảo hàng giáo phẩm có uy tín ở cả 3 miền Bắc,
Trung, Nam đã tập hợp lại thành lập "Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt
Nam", tiêu biểu cho hàng lãnh đạo các tổ chức và hệ phái Phật giáo trong cả
nước để vận động thống nhất Phật giáo đã được đông đảo hàng giáo phẩm,

tăng ni, phật tử hưởng ứng.
Ngày 4/11/1981, lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, hội nghị
thống nhất Phật giáo cả nước được tổ chức tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) thành
lập giáo hội Phật giáo Việt Nam, thơng qua Hiến chương và chương trình
hoạt động của giáo hội. Hội nghị đã suy tôn các vị cao tăng vào "Hội đồng
chứng minh" và suy cử "Hội đồng trị sự" là hai cơ quan lãnh đạo cao nhất của
Trung ương Giáo hội.


24
Tại Hội nghị lịch sử này, hai vị cao tăng tiêu biểu cho Phật giáo Đồng
Nai: hịa thượng Thích Huệ Thành được suy tơn làm phó pháp chủ Hội đồng
chứng minh và hịa thượng Thích Thiện Khải được suy tơn làm ủy viên Hội
đồng. Sự tín nhiệm này của hội nghị đã khẳng định vai trị, vị trí của Phật giáo
Đồng Nai trong phong trào Phật giáo chung của cả nước và tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đoàn kết thống nhất Phật giáo trong tỉnh.
Việc thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã mở ra một trang sử
mới, một hướng phát triển mới trong lịch sử Phật giáo Việt Nam để phát
huy cao hơn nữa truyền thống gắn bó giữa đạo Phật với dân tộc trong thời
đại mới theo phương châm "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội".
Sau Đại hội thống nhất Phật giáo trong cả nước năm 1981, Đồng Nai đã
tổ chức Đại hội thống nhất Phật giáo trong tỉnh, thành lập Giáo hội Phật giáo
tỉnh Đồng Nai trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại hội đã suy cử các
thành viên trong Ban trị sự Phật giáo tỉnh gồm 25 thành viên, đại diện tiêu
biểu cho các tông môn, hệ phái Phật giáo trong tỉnh. Ban trị sự có 1 trưởng
ban, 2 phó ban và 12 ủy viên thường trực, đồng thời là trưởng tiểu ban các
ngành hoạt động của Giáo hội. Các huyện và thành phố Biên Hịa có Ban đại
diện Phật giáo huyện và thành phố, do Ban trị sự Phật giáo tỉnh bổ nhiệm để
giúp Ban trị sự thực hiện các phật sự ở địa phương.
Từ ngày Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời đến nay Giáo hội đã làm

được nhiều việc mà từ trước kia trong lịch sử Phật giáo Việt Nam chưa bao
giờ làm được. Đó là thống nhất Phật giáo trong cả nước để duy trì chánh
pháp, góp phần tích cực cùng tồn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hịa bình
an lạc cho mọi người. Về Phật sự, giáo hội đã tổ chức phiên dịch xuất bản Đại
tạng kinh bằng tiếng Việt, biên soạn xuất bản nhiều cơng trình nghiên cứu lịch
sử Phật giáo Việt Nam, làm rõ để duy trì và phát huy một cách độc đáo hơn
nữa "cái chất Việt Nam" ở trong đạo Phật Việt Nam, trong đó có sự đóng góp


25
đáng trân trọng của hịa thượng Thích Thanh Từ, một nhà sư phái Thiền Trúc
Lâm tiêu biểu ở Đồng Nai. Ông là người chủ trương xây dựng Viện nghiên
cứu Phật học, mở hai Trường cao cấp Phật học ở các tỉnh và thành phố trong cả
nước; tổ chức giới đàn truyền giới cho đệ tử được tổ chức với quy mô lớn, trọng
thể trong phạm vi tỉnh, thành phố hoặc một vùng. Nhiều di tích lịch sử Phật giáo
bị hủy hoại do thời gian hoặc bị tàn phá do chiến tranh được trùng tu, xây dựng
lại. Từ ngày thống nhất Phật giáo đến nay, ở Đồng Nai đã mở được trường cơ
bản Phật học, là tỉnh có nhiều tăng ni theo học Trường cao cấp Phật học và du
học ở nước ngoài nhiều nhất trong cả nước, đã 4 lần tổ chức Đại giới đàn cho
trên 700 tăng ni, xây dựng mới, trùng tu hàng trăm chùa, am, tự viện... Một số
chùa, tự viện được xây dựng mới hoặc xây dựng lại to đẹp, hiện đại mà trong
lịch sử Phật giáo Đồng Nai chưa bao giờ làm được.
Gắn bó với dân tộc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn cổ vũ tăng ni,
phật tử chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, luật pháp của Nhà nước,
hưởng ứng, tham gia tích cực các cơng tác ở địa phương, các phong trào hành
động cách mạng do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, nhất là các phong
trào từ thiện xã hội, góp phần ngày càng có hiệu quả hơn vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sự phát triển của Phật giáo Việt Nam trong sự ổn định và phát triển của
đất nước, chứng tỏ con đường "Đạo pháp - dân tộc - Chủ nghĩa xã hội" trong

giai đoạn mới của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, phù
hợp với giáo lý của nhà Phật, phù hợp với nguyện vọng của tuyệt đại đa số tín
đồ phật tử.
1.2. THỰC TRẠNG PHẬT GIÁO Ở ĐỒNG NAI HIỆN NAY

Phật giáo Đồng Nai có nhiều tơng mơn, hệ phái cả Bắc tông và Nam
tông, bao gồm: Cổ truyền, Thiền tông, Khất sĩ, Tịnh Độ tông, Nam tông
Theravada, Phật giáo Khơ - me... Nhưng Thiền tơng nhập thế hịa nhập với tín


×