Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Công tác vận động giáo sĩ công giáo ở đồng nai hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.92 KB, 96 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tổ
quốc, dân số trên 2,7 triệu người; là tỉnh có nhiều loại hình tín ngưỡng, tơn
giáo với hơn 1,7 triệu tín đồ, chiếm khoảng 65% dân số; đơng nhất là đạo
Cơng giáo trên 900.000 tín đồ, chiếm gần 35% dân số; gần 500 giáo sĩ, đây là
lực lượng nòng cốt của giáo hội và quyết định đường hướng hoạt động của
Toà a giám mục Xuân Lộc. Trong hành đạo, giáo sĩ Công giáo là người “thay
mặt đấng thiêng liêng” chăm lo phần hồn cho các tín đồ; trong hoạt động
quản đạo, là người điều hành nền hành chính đạo; và trong hoạt động truyền
đạo, là trụ cột để phát triển tín đồ. Hơn nữa, họ là người đại diện cho tổ chức
tôn giáo ở các cấp, nên thường xuyên có mối quan hệ với cấp uỷ, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội ở địa phương.
Với vai trò quan trọng như vậy nên giáo sĩ đạo Cơng giáo ln có
ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí quyết định, đến tính chất tích cực hay tiêu cực
của mọi hoạt động tôn giáo; đến sự đồng hành hay không đồng hành của tôn
giáo với dân tộc, đất nước và với chế độ xã hội chủ nghĩa. Hàng giáo sĩ Công
giáo ở Đồng Nai thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực về tư tưởng
chính trị, có lịng tự tơn dân tộc, u q hương đất nước; trách nhiệm đạo đời của họ ngày càng chu đáo hơn.
Trải qua từng giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách về công tác tôn giáo và đã đạt được kết quả quan
trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế, xây dựng
và phát triển đất nước. Trong đó, cơng tác vận động quần chúng tín đồ, chức
sắc tơn giáo nói chung và giáo sĩ Công giáo được các cấp ủy Đảng quan tâm,
chỉ đạo; giáo sĩ Cơng giáo đã có những đóng góp tích cực cùng với chính
quyền địa phương trong việc nắm bắt tình hình tơn giáo, tham gia vận động
quần chúng tín đồ và tổ chức giáo hội gắn bó, đồng hành cùng dân tộc; tích


2


cực tham gia lao động sản xuất, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; đấu tranh
với những hoạt động lợi dụng tơn giáo gây mất ổn định chính trị, trật tự an
toàn xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn một số giáo sĩ vi phạm quy định trong
hoạt động tơn giáo, gây ra tình hình phức tạp ở một số địa phương. Một số
khác có hành vi đấu tranh, khiếu kiện sai quy định pháp luật; tình trạng sa sút
về đạo hạnh của một số giáo sĩ đang làm cho Giáo hội công giáo cũng như xã
hội phải quan ngại. Ngoài ra, một số giáo sĩ tỏ ra quá đam mê giáo quyền mà
đi ngược lại với những gì tốt đẹp của tơn giáo và lợi ích dân tộc, nên bị các
thế lực xấu lợi dụng vào mục đích chính trị.
Nhận thức về vai trị của giáo sĩ Công giáo trong một bộ phận không
nhỏ cán bộ hệ thống chính trị chưa đầy đủ và thống nhất; cịn xem nhẹ cơng
tác vận động giáo sĩ Cơng giáo trong q trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ
chính trị ở địa phương. Cách thức tổ chức, vận động giáo sĩ thiếu đồng bộ. Cơ
chế, chính sách đối với giáo sĩ và cơng tác xây dựng nịng cốt trong hàng giáo
sĩ còn lúng túng, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Cơng tác nắm tình hình tơn giáo ở nhiều địa phương, cơ sở thiếu kịp
thời; một số cấp ủy, chính quyền cịn lúng túng trong việc giải quyết những
vấn đề bức xúc liên quan đến tôn giáo và nhu cầu hoạt động chính đáng, hợp
pháp của giáo sĩ và quần chúng tín đồ; chưa thực sự quan tâm tháo gỡ những
khó khăn vướng mắc thuộc về cơ chế, chính sách liên quan đến cơng tác tơn
giáo như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng sửa chữa,
thành lập mới cơ sở tôn giáo ...
Từ trước đến nay, công tác vận động giáo sĩ đạo Công giáo ở tỉnh
Đồng Nai chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống nên việc vận dụng ở
từng địa phương còn lúng túng, chưa phát huy hết tiềm năng, vai trò của giáo
sĩ, chưa tạo sự đồng thuận của giáo hội trong việc thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng tỉnh Đồng Nai trở thành tỉnh công nghiệp phát



3
triển. Cá biệt, một số vụ việc phức tạp xảy ra trong đạo Cơng giáo nhưng
khơng có giáo sĩ làm nịng cốt để vận động quần chúng tín đồ, làm chỗ dựa
cho chính quyền địa phương đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tơn giáo vi
phạm pháp luật. Tình hình trên là một thực tế đang đặt ra cho công tác vận
động giáo sĩ đạo Công giáo Đồng Nai và cơng tác tơn giáo nói chung của cả
hệ thống chính trị ở Đồng Nai.
Trước thực trạng đó và u cầu nhiệm vụ công tác tôn giáo của Đảng
trong giai đoạn mới, tác giả chọn đề tài “Công tác vận động giáo sĩ Công
giáo ở Đồng Nai hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả, trên phạm vi cả nước đã
có các đề tài cấp bộ, đề tài thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu, tuy nhiên ở những góc
độ khác nhau như:
Đề tài cấp bộ mang mã số 25.045.009 “Công tác tranh thủ hàng Giám
mục đạo Công giáo phục vụ công tác an ninh từ năm 1990 đến nay” của Cục
A38-Tổng cục An ninh, Bộ Công An, nội dung đề tài chủ yếu nghiên cứu trên
góc độ an ninh chính trị, phục vụ cho công tác đấu tranh với các thế lực thù
địch, diễn biến hịa bình; Đề tài thạc sĩ của tác giả Hà Xuân Bàn: “Công tác
vận động giáo sĩ đạo Công giáo ở Tỉnh Hà Tây từ năm 1986 đến nay”, nhằm
đánh giá, tổng kết vai trò ảnh hưởng của giáo sĩ Công giáo bắt đầu từ thời ky
đổi mới toàn diện đất nước; Đề tài khoa học cấp bộ, mã số B.09-23: “Thực
trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra
hiện nay”, do PGS,TS Ngô Hữu Thảo (chủ nhiệm) - đề tài tập trung nghiên
cứu, phân tích thực trạng của chức sắc Phật giáo và Công giáo, trên cơ sở đó
gợi mở những nội dung để các cấp ủy Đảng, chính quyền từ trung ương đến địa
phương cần quan tâm; đồng thời đề tài cũng kiến nghị Đảng, Nhà nước những
nội dung cụ thể nhằm phát huy vai trị của chức sắc tơn giáo trong giai đoạn hội
nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong phạm vi cả nước. Các bài viết



4
của một số tác giả: PGS,TS Nguyễn Hồng Dương: “Hàng giáo phẩm Việt Nam
- vấn đề nhân sự đào tạo”, Tạp chí Nghiên cứu tơn giáo, số 05/2005; tác giả
Nguyễn Văn Thuyên: “Vấn đề đào tạo chức sắc của Giáo hội Công giáo Việt
Nam từ năm 1990 đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu tơn giáo, số 02/2008; TS
Phạm Huy Thơng: “Cách mạng Tháng tám với các Giám mục người Việt”, Tạp
chí Cơng tác tơn giáo, số 08/2010…
Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ khi thực hiện Nghị quyết
25-NQ/TW, năm 2003 đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một các tồn
diện, tổng kết thực tiễn về cơng tác vận động giáo sĩ đạo Công giáo phục vụ
cho cơng tác tơn giáo của cấp ủy, chính quyền ở địa phương.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác vận động giáo
sĩ đạo Công giáo ở tỉnh Đồng Nai, luận văn đề xuất những giải pháp, kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối với đạo Công giáo ở địa phương
trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
- Khái quát chung về Đồng Nai và giáo sĩ đạo Công giáo ở Đồng Nai
hiện nay.
- Đánh giá thực trạng công tác vận động giáo sĩ đạo Công giáo ở
Đồng Nai hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công
tác đối với đạo Công giáo ở Đồng Nai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu: giáo sĩ đạo Công giáo
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: giáo sĩ đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Về thời gian: Từ năm 2003 đến nay



5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Tác giả quán triệt những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vấn đề tôn giáo, công tác
tôn giáo, về công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc tơn giáo.
- Đề tài vận dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, áp dụng các phương pháp nghiên cứu
chuyên ngành tôn giáo học, cũng như các phương pháp nghiên cứu liên ngành
của sử học, xã hội học, trong đó đặc biệt chú trọng phương pháp tổng kết thực
tiễn, xử lý số liệu, khảo sát, điều tra xã hội học, phỏng vấn chuyên gia, phân
tích và tổng hợp, xử lý tư liệu tổng kết thực tiễn ….
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Luận văn tập trung tổng kết thực tiễn và đề xuất một số giải pháp,
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động, tranh thủ giáo sĩ đạo
Công giáo trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
Nhà nước ở tỉnh Đồng Nai
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác
giảng dạy, bồi dưỡng về tôn giáo học, công tác tơn giáo và cơng tác vận động
quần chúng tín đồ, chức sắc tơn giáo của các trường chính trị, trung tâm bồi
dưỡng chính trị. Đồng thời làm tài liệu cho công tác bồi dưỡng cán bộ trong
hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở tỉnh Đồng Nai. Luận
văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, là tư liệu cho các nhà nghiên
cứu, lãnh đạo quản lý về lĩnh vực tôn giáo.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.



6
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐỒNG NAI VÀ GIÁO SĨ CÔNG GIÁO
Ở ĐỒNG NAI HIỆN NAY
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỒNG NAI

1.1.1. Một số đặc điểm của tỉnh Đồng Nai
1.1.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính, diện tích tự nhiên
Đồng Nai là tỉnh nằm trong khu vực miền Đơng Nam bộ, có diện tích
tự nhiên là 5.862,37 km2, tiếp giáp các tỉnh:
- Phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận, Đơng Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Nam giáp tỉnh BàRịa - Vũng Tàu.
- Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước
Tỉnh Đồng Nai có vị trí nằm ở trung tâm kinh tế trọng điểm phía
Nam-khu vực kinh tế năng động nhất cả nước và ngay ở cửa ngõ phía Đơng
của Thành phố Hồ Chí Minh; có hệ thống giao thông khá thuận lợi, bao gồm
đường thủy, đường bộ, đường sắt nối liền với các địa phương khác trong khu
vực và cả nước như Quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51, đường sắt Bắc
Nam...; gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; có sân bay quân sự Biên Hòa và
đang xây dựng sân bay quốc tế Long Thành. Theo đó, Đồng Nai trở thành
một khu vực “bản lề chiến lược” về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc
phòng gắn kết Nam Trung bộ, Tây nguyên với tồn vùng Đơng Nam bộ và
các tỉnh, thành phố ở phía Nam [74].
Qua nhiều lần thay đổi, chia tách, hiện nay tỉnh Đồng Nai có 11 đơn
vị hành chính trực thuộc, bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện; có
171 xã, phường, thị trấn. Thành phố Biên Hồ (đơ thị loại II), là trung tâm văn
hố, chính trị, kinh tế của tỉnh, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 30km về



7
phía đơng Bắc theo quốc lộ 1A; thị xã Long Khánh; huyện Long Thành, Nhơn
Trạch, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Định Quán,
Tân Phú [12].
1.1.1.2. Về kinh tế, văn hóa, xã hội
Đồng Nai là tỉnh nằm trong khu vực miền Đông nam bộ, là một trong
những trọng điểm kinh tế phía nam. Tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân từ
năm 2003 đến nay là 13,2%/năm; trong đó ngành cơng nghiệp, xây dựng tăng
14,4%/năm, dịch vụ tăng 14,9%/năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng
4,6%/năm; cao gấp 1,5 lần mức tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam và gấp 1,9 lần mức tăng chung của cả nước. GDP bình quân đầu người
(theo giá thực tế) đến năm 2013 đạt 47 triệu đồng, tăng gần 5 lần so với năm
2003. cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch theo hướng công
nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp (57%; 37%; 6%) [64].
Là địa phương có thế mạnh về phát triển cơng nghiệp, đến nay tồn
tỉnh được Chính phủ phê duyệt 31 khu với diện tích hơn 10 ngàn ha. Trong đó
đã cho th được 60% diện tích đất dùng cho thuê. Ngoài ra tỉnh đã thành lập
khu liên hợp công nông nghiệp Donataba, khu công nghệ cao chuyên ngành
công nghệ sinh học, khu đô thị công nghệ cao tại Long Thành, Cẩm Mỹ. Các
khu cơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong phát triển các ngành công nghiệp,
tạo động lực cho q trình đơ thị hóa, phát triển dịch vụ; đồng thời tạo điều kiện
đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương [73].
Hoạt động dịch vụ phát triển khá nhanh về quy mô, ngành nghề và
thị trường với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Tốc độ tăng trưởng khá
ổn định, bình quân mỗi năm tăng 14,9% (cao hơn mức tăng trưởng GDP), góp
phần giải quyết việc làm cho trên 191 ngàn lao động. Kinh tế nông thôn và
đời sống nông dân ngày càng phát triển, việc tập trung đầu tư xây dựng hạ
tầng vùng nông thôn đã tác động tích cực đến phát triển sản xuất, xây dựng



8
nông thôn mới, tạo việc làm và giảm nghèo vùng nông thôn. Sản xuất nông
nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao và ổn định, theo hướng sản xuất
hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập người lao động.
Công tác giáo dục đào tạo được xã hội quan tâm và có bước phát
triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập, việc làm của xã hội, góp
phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh. Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học chuyển biến theo hướng
tích cực. Tỷ lệ học sinh huy động ra lớp hàng năm ở các cấp đạt khá (nhà trẻ
14%, mẫu giáo 82,4%, tiểu học 99,9%, trung học cơ sở 95,3%, trung học phổ
thông 60,7%); tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trên 85%; học
sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học đạt trên 20%. Hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật cho giáo dục đào tạo được quan tâm đầu tư, cơ bản đã xóa được
tình trạng lớp học ca 3, phòng học tạm. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục cơ bản được chuẩn hóa và bước đầu được bồi dưỡng đạt trình độ trên
chuẩn theo cấp học. Công tác quản lý nhà nước về giáo dục từng bước được
đổi mới, tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ngành, đồn thể, chính quyền
địa phương; tăng cường chức năng và quyền hạn, quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm cho cơ sở giáo dục và đào tạo [73].
Công tác đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng; số lượng cơ sở đào
tạo, số lượng mã ngành đào tạo, các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao
đẳng và đại học tăng; thực hiện nhiều phương thức đào tạo và mở rộng hình
thức đào tạo sau đại học đáp ứng yêu cầu học tập của xã hội. Đến nay trên địa
bàn tỉnh có 5 trường đại học, gần chục cơ sở đào tạo của các trường đại học
trong khu vực, 9 trường cao đẳng và 80 cơ sở dạy nghề, với năng lực đào tạo
trên 58 ngàn học viên (trong đó có 35 cơ sở là thành lập mới trong 8 năm qua).
Hệ thống chính trị tỉnh Đồng Nai tiếp tục được củng cố, trong đó đặc
biệt quan tâm công tác vận động quần chúng. Khối đại đoàn kết toàn dân



9
được mở rộng và phát huy; nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận,
các đoàn thể đổi mới theo hướng chất lượng, hiệu quả. Triển khai và thực hiện
có kết quả các chính sách đối với các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, công tác
dân tộc và công tác tôn giáo theo các nghị quyết Trung ương; khối đại đoàn
kết toàn dân được củng cố và tăng cường; tạo sự đồng thuận trong xã hội,
phát huy tiềm năng và vai trị tích cực của các tầng lớp nhân dân tham gia
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữ vững quốc phịng an ninh.
Cơng tác tun truyền, giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng cho
nhân dân được đổi mới và tăng cường. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã
phát động và tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước với nhiều hình thức
phong phú hướng về cơ sở, thu hút đông đảo quần chúng tham gia, mang lại
hiệu quả tích cực; phát động và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Dân vận
khéo” gắn với cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” có tác dụng thiết thực trong hệ thống chính trị và trên các lĩnh vực
của đời sống xã hội.
Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể có tiến bộ trong việc tăng cường và đa
dạng hóa cơng tác tập hợp đơng đảo quần chúng nhân dân vào tổ chức; tiếp tục
đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo có
hiệu quả việc nâng cao chất lượng đồn viên, hội viên, chất lượng tổ chức đoàn,
hội ở cơ sở ấp, khu phố, vùng tôn giáo, dân tộc, khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh; xây dựng và phát huy vai trị của lực lượng đồn viên, hội viên nịng cốt.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” được triển khai trong tồn Đảng bộ và trong nhân dân, trở thành nội
dung sinh hoạt chính trị thường xun, sâu rộng, có sức lan tỏa, tác động tích
cực đến mọi mặt đời sống xã hội. Ngày càng có nhiều gương tập thể, cá nhân
điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương của Bác; qua đó đã
tạo ra các phong trào thi đua sơi nổi, thiết thực, góp phần tích cực vào sự phát



10
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác
cách mạng, đấu tranh chống âm mưu "diễn biến hịa bình", bác bỏ các quan
điểm sai trái, luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch được
quan tâm chỉ đạo.
1.1.1.3. Về tình hình dân cư
Với vị trí quan trọng có địa giới chung cùng nhiều địa phương khác
trong khu vực, với hệ thống giao thông thuận lợi lại được thiên nhiên ưu đãi
tặng cho khí hậu ơn hịa, đa hệ sinh thái, giàu sản vật, Đồng Nai từ lâu đã trở
thành nhịp cầu giao lưu kinh tế-văn hóa giữa các vùng cư dân ở phía Nam, trở
thành địa bàn hấp dẫn cư dân khắp nơi và là nơi giao lưu, dung hợp nhiều
màu sắc văn hóa, dân tộc, tín ngưỡng, tơn giáo. Do vậy, dân cư ở Đồng Nai
được hình thành từ sự hợp cư của nhiều nguồn cư dân, dung hợp nhiều dịng
văn hóa, hay nói cách khác xã hội ở Đồng Nai là cộng đồng đa tộc người, đa
tôn giáo. Đồng Nai là một trong những vùng đất có truyền thống văn hóa lâu
nhất của miền Đơng khi cư dân Việt tới làm ăn sinh sống. Ít nhất, người Việt,
người Hoa đã sinh sống ở Đồng Nai từ thế kỷ XVII. Người địa phương đã có
nhiều chục năm sống ngồi vịng kiểm sốt của chế độ phong kiến trước khi
Nguyễn Hữu Cảnh đặt bộ máy hành chính ở đây. Điều này cùng với đặc điểm
tự nhiên thuận lợi đã hình thành ở người Đồng Nai cách sống phóng khống,
rộng mở, tự chủ và hệ quả của nó là việc hình thành các làng ấp, thơn xóm ở
Đồng Nai khơng theo một khuôn mẫu nhất định.
Các tộc người Mạ, Châu ro, X'tiêng, K'ho được xem là tộc người bản
địa. Các cư dân đến sớm thường cư trú ở gò đồi, vùng có nước ngọt theo
tuyến sơng rạch, chủ yếu là các tuyến sơng chính như sơng Đồng Nai, Thị
Vải, Nhà Bè...hình thành nên các thơn làng gắn với nghề sơng nước, ruộng
rẫy và buôn bán như các làng cổ Bến Gỗ (Biên Hịa), Đồng Mơn (Nhơn
Trạch), Bến Cá (Vĩnh Cửu), Cù Lao Phố (Biên Hòa)... [73].



11
Các đợt chuyển cư từ Trung Bộ, đồng bằng Bắc Bộ với nhiều lý do
và ở nhiều thời điểm khác nhau, dần hình thành các cộng đồng cư dân tỏa
rộng ra các tuyến lộ và vùng trung du. Các lớp người Hoa vùng Quảng Đông,
Phúc Kiến nhập cư giỏi nghề buôn bán sinh sống ở các thị tứ, người Triều
Châu, người Hẹ có truyền thống làm rẫy khai thác các vùng trung du ở Định
Quán, Tân Phú, Xuân Lộc...
Sự giao lưu giữa người Việt, người Hoa với dân tộc ít người như Mạ,
Châu ro, X'tiêng khiến việc giao thoa văn hóa ngày càng phát triển. Và các
cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã làm cho mối quan hệ giữa các
dân tộc ít người với cư dân kháng chiến thêm gắn bó; đời sống của dân tộc ít
người chuyển động theo hướng Kinh hóa.
Người dân Đồng Nai giàu truyền thống yêu nước: kiên cường bất
khuất trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao
động xây dựng và phát triển đất nước. Lúc mới giải phóng, dân số tồn tỉnh
1.223.683 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 92%; số còn lại là hơn 30
tộc người khác nhau, bao gồm Hoa, Nùng, Châu ro, Mạ, X'tiêng....trong đó
đơng nhất là người Hoa [73].
Trong q trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, Đồng Nai đã
tiếp nhận thêm một lượng lớn cư dân từ thành phố Hồ Chí Minh và các địa
phương khác trong cả nước. Đến nay, tổng số dân của Đồng Nai đã lên tới 2,7
triệu người, là tỉnh có dân số trẻ, có nguồn nhân lực lớn thứ hai trong khu vực
sau Thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, do lịch sử hình thành các cộng đồng cư dân và điều kiện
kinh tế-xã hội ở địa phương, xã hội Đồng Nai được tổ chức theo truyền thống
người Việt nhưng không rập khuôn, cũng không xa cội quên nguồn, mà mang
đậm phong cách rộng mở, có khả năng thích nghi cao, dễ tiếp thu nhân tố
mới, nhạy bén với khoa học kỹ thuật, năng động trong cách nghĩ cách làm,
khơng gị bó trong những khn khổ chật hẹp.



12
1.1.2. Đặc điểm về tín ngưỡng, tơn giáo ở Đồng Nai
1.1.2.1. Về tình hình tín ngưỡng, tơn giáo
Ngồi tín ngưỡng dân gian truyền thống thờ cúng tổ tiên, thờ tổ nghề,
tín ngưỡng dân gian của các dân tộc thiểu số, người Hoa..., đến nay (tháng
06/2013), trên địa bàn tỉnh có 10 tôn giáo và 43 tổ chức giáo hội: Công giáo,
Phật giáo, Tin lành (có 30 hệ phái, trong đó đã công nhận về mặt tổ chức 09
hệ phái), Cao đài (có 05 hệ phái), Phật giáo Hịa Hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội,
Tứ ân Hiếu nghĩa, Hồi giáo; với khoảng 1,7 triệu tín đồ, chiếm gần 65% dân
số trong tỉnh, trong đó riêng đạo Cơng giáo có trên 900 ngàn tin đồ, chiếm
33% dân số. Tín đồ các tôn giáo tập trung ở các huyện: Thống Nhất, Trảng
Bom, thành phố Biên Hòa, Định Quán, thị xã Long Khánh, Long Thành...;
110/171 xã, phường, thị trấn có trên 30% quần chúng có tơn giáo; 23 xã,
phường, thị trấn có trên 90% quần chúng có tơn giáo (chủ yếu là đạo Cơng
giáo). Ngồi ra, trên địa bàn tỉnh cịn xuất hiện một số hiện tượng tơn giáo
mới như: Tổ tiên Chính Thống giáo, đạo Dừa, Thanh Hải vô Thượng sư, Vô
vi Phật tử Như lai, Thiên đạo… [64].
Như vậy, tình hình tôn giáo ở Đồng Nai cũng là một sợ phản ánh,
một thu nhỏ của Việt Nam-đất nước có đặc điểm đa tơn giáo, tín ngưỡng.
Song khác với nhiều tỉnh thành khác về số lượng các tôn giáo và về tỷ lệ tín
đồ tơn giáo trong dân cư cũng như tỷ lệ một tôn giáo, như công giáo, Đồng
Nai được xếp vào một tỉnh đứng đầu trong cả nước. Hà nội, có 258.571 tín đồ
các tơn giáo, chiếm khoảng 4% dân số, trong đó tín đồ Cơng giáo có 185.000,
chiếm 2,76% dân số; Bình Thuận, có khoảng 32% dân số là tin đồ các tơn
giáo, trong đó, 170.000 tín đồ Cơng giáo, chiếm 14% dân số; thành phố Hồ
Chí Minh, tín đồ Công giáo chiếm khoảng 9,31% dân số; Bà Rịa-Vũng Tàu,
tín đồ Cơng giáo chiếm 19% dân số [11].
Từ khi thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban chấp hành Trung

ương Đảng (khóa IX) về cơng tác tơn giáo, tỉnh Đồng Nai luôn quan tâm đến


13
nhu cầu tín ngưỡng, tơn giáo chính đáng của nhân dân và tạo điều kiện thuận
lợi để các tôn giáo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Nhiều cơ sở
thờ tự được xây dựng mới, sửa chữa khang trang; chức sắc tơn giáo được
chính quyền tạo điều kiện đi đào tạo ở nước ngoài, được phong chức, phong
phẩm, cầu thăng. Hoạt động của các tôn giáo được Giáo hội tổ chức ngày
càng nhiều với quy mô lớn, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia như các
hoạt động kỷ niệm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Đại lễ Vesak, Đại
hội đại biểu Phật giáo các cấp (Phật giáo); Đại hội Nhơn Sanh cấp cơ sở (Họ đạo
Cao đài Tây Ninh, Cao đài Ban chỉnh); 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt
Nam, 30 năm thực hiện Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm
1980 và năm 2012 đăng cai tổ chức hội nghị toàn thể của Liên Hội đồng Giám
mục Á Châu tại Tịa Giám mục Xn Lộc, tổ chức năm thánh (Cơng giáo) …
So với năm 2003, số cơ sở tôn giáo, chức sắc, tín đồ các tơn giáo đều
tăng nhanh: Cơng giáo tăng 260.000 tín đồ, 344 vị chức sắc và 304 cơ sở.
Ngồi ra cịn có 63 dịng tu; 184 cộng đồn; có Tịa Giám mục Xn Lộc, Đại
Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc, 01 trường tiểu học, 146 cơ sở nhà trẻmẫu giáo-lớp học tình thương, 01 Trung tâm dạy nghề, 15 cơ sở chăm sóc
người khuyết tật-cơ nhi viện-dưỡng lão, 15 phòng lưu trú học sinh, sinh
viên... Phật giáo có khoảng 700 ngàn tín đồ chiếm trên 25% dân số (tăng
200.000 tín đồ) với 194 chức sắc; có 668 cơ sở (tăng 248 cơ sở); có 01 trường
trung cấp phật học (gồm cơ sở Tăng, cơ sở Ni). Tin lành có 30 hệ phái, trong
đó đã cơng nhận về mặt tổ chức 9 hệ phái với khoảng 20 ngàn tín đồ (tăng
8000 tín đồ); có 145 chức sắc (tăng 133 vị); về tổ chức cơ sở hiện nay có 28
chi hội (tăng 13 chi hội và hàng trăm điểm nhóm đã được cấp đăng ký hoạt
động theo tinh thần Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Các tơn
giáo khác có khoảng 22.585 tín đồ (tăng 5.585 tín đồ); có 153 chức sắc (tăng
74 vị); 42 cơ sở thờ tự (tăng 17 cơ sở) [64].



14
Tóm lại, trong phạm vi cả nước, các tơn giáo nói chung và Cơng giáo
thường tăng đều theo mức tăng dân số tự nhiên là chủ yếu, song ở Đồng Nai
thì khơng phải như vậy. Ngồi tỷ lệ tăng của tín đồ các tơn giáo theo mức tăng
dân số tự nhiên, thì tỷ ở Đồng Nai cịn tăng mạnh theo đà di dân, thu hút lao
động từ các tỉnh thành trong cả nước, nhất là tín đồ đạo Cơng giáo. Mặt khác
do chính sách thu hút đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài của tỉnh đã thu hút
một lượng lớn các doanh nghiệp vào kinh doanh, nhất là doanh nghiệp Hàn
Quốc,... tạo môi trường cho tin lành ở Đồng Nai cũng phát triển mạnh.
1.1.2.2. Đặc điểm tín ngưỡng, tơn giáo ở Đồng Nai
Một là, đặc điểm đạo Công giáo:
Đồng Nai là một địa bàn đã được truyền đạo từ lúc các giáo sĩ
phương Tây vừa đặt chân vào miền Nam Việt Nam, tuy nhiên không những
không phát triển được mà còn giảm sút ngay trong thời ky thực dân Pháp
thống trị nước ta. Đạo không mạnh như ở miền Bắc, khơng có những vùng tập
trung đơng giáo dân như ở Bùi Chu, Phát Diệm. Giáo dân sống xen kẽ khơng
có xã tồn tịng, trong một gia đình có thể có những người theo các tơn giáo
khác nhau. Giáo dân gốc Đồng Nai cũng bị thực dân đế quốc lợi dụng, nhưng
khơng nghiêm trọng. Đa số giáo dân gắn bó với dân tộc hăng hái tham gia sự
nghiệp giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó giáo dân cơng tra ở các đồn điền cao
su, là công nhân bị thực dân Pháp, chủ đồn điền cao su áp bức, bóc lột tàn
nhẫn sớm được giác ngộ cách mạng trong suốt hai thời ky kháng chiến, có nơi
đến 90% gia đình giáo dân là cơ sở của cách mạng, gia đình thương binh liệt
sĩ (nông trường Cẩm Đường, An Lộc, Túc Trưng, Dầu Giây). Nhiều giáo dân
tham gia kháng chiến trở thành cán bộ, đảng viên, một số trở thành cán bộ
lãnh đạo của tỉnh.
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ miền Nam tạm thời cịn bị chiếm đóng. Để
làm hậu thuẫn cho ngụy quyền tay sai thực dân Pháp và đặc biệt là đế quốc



15
Mỹ đã thực hiện âm mưu rất thâm độc dụ dỗ, cưỡng ép giáo dân miền Bắc di
cư vào Nam. Chúng đã lôi kéo 540.500 người chiếm 40% tổng số giáo dân ở
miền Bắc. Cùng đi với họ, có 5 giám mục, 809 linh mục chiếm 72% số linh
mục ở miền Bắc [70]. Số giáo dân và giáo sĩ di cư được chế độ ngụy quyền
bố trí ở ven quốc lộ 20 đi Tây Nguyên và quốc lộ 1 Bắc Nam vào Sài Gòn với
mưu đồ chiến lược của Mỹ ngụy. Với số dân di cư đã đưa giáo hội miền Nam
tăng lên gấp đôi và giáo dân ở Đồng Nai tăng lên gấp 5 lần. Chính bộ phận
giáo dân di cư này đã làm thay đổi và quyết định quy mơ, vị trí, tính chất của
đạo Cơng giáo ở Đồng Nai.
Hai là, đặc điểm Phật giáo:
Trong thời Pháp thuộc, thực dân Pháp âm mưu lợi dụng các tôn giáo
để đối phó với các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Với
truyền thống yêu nước gắn bó với dân tộc. Phật giáo đã có đóng góp tích cực
vào các phong trào đấu tranh cách mạng do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo
đưa đến thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Trong thời ky kháng chiến chống Mỹ, Phật giáo tiếp tục phân hóa.
Sau năm 1954 đế quốc Mỹ chính thức thay chân Pháp, xây dựng cơ sở chính
trị cho chủ nghĩa thực dân mới, chúng thực hiện nhiều biện pháp triệt để lợi
dụng Phật giáo. Đây là thời ky hoàng kim của Phật giáo trong việc trùng tu, mở
rộng cơ sở Phật học và đưa tăng ni đi du học ở nước ngoài. Các viện phật học
được trùng tu và mở rộng, hệ thống tổ chức được xây dựng từ trung ương đến cơ
sở và đến năm 1956 đã hình thành tổ chức đến chi hội và khuôn hội ấp.
Sau khi chế độ Diệm đổ (tháng 11/1963) Mỹ rút kinh nghiệm thấy
cần phải tìm cách nắm lực lượng Phật giáo tạo thêm chỗ dựa chính trị. Tháng
1/1964 chúng đã chấp thuận cho các hệ phái Phật giáo gồm 11 tập đoàn tham
dự đại hội lập ra giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, cho hình thành tổ
chức từ Trung ương đến địa phương. Chúng chọn một số con bài đưa vào tổ



16
chức để lèo lái Phật giáo đi theo con đường có lợi cho Mỹ. Điều đáng chú ý là
cịn nhiều hệ phái không tham gia giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất
như: Lục hòa Tăng, giáo hội nguyên thủy, Nam tông, Tịnh độ cư sĩ...
Ngày 4/11/1981 lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Hội nghị thống
nhất Phật giáo trong cả nước được tổ chức tại thủ đô Hà Nội thành lập “Giáo
hội Phật giáo Việt Nam. Đại hội đã suy tôn “Hội đồng chứng minh” và suy cử
“Hội đồng trị sự” là hai cơ quan lãnh đạo cao nhất của giáo hội, đã vạch ra
Hiến chương và chương trình hành động của giáo hội, xác định phương châm
hành động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là “đạo pháp-dân tộc- chủ nghĩa
xã hội”.
Ngay sau đó, Phật giáo Đồng Nai đã tổ chức đại hội tập hợp tất cả
các hệ phái, tông môn tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam và suy cử Ban Trị
sự phật giáo tỉnh. Từ ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến nay, Phật
giáo Đồng Nai đã từng bước phát huy được truyền thống yêu nước đi đôi với
dân tộc theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.
Phật giáo ở Đồng Nai cũng có tính quần chúng rộng rãi, người dân
Đồng Nai tiếp thu các yếu tố tích cực của Phật giáo như: “vơ ngã, vị tha”, “từ
bi, trí tuệ, cứu khổ, cứu nạn” kết hợp với các hình thức tín ngưỡng dân gian
truyền thống tạo thành những nét riêng của mình. Sự phát triển của Phật giáo
Đồng Nai hiện nay (xây dựng mới, trùng tu nhiều chùa chiền khang trang và
hiện đại, số người tu hành tăng gần 5 lần sau giải phóng) chủ yếu là người ở
miền Trung và các nơi về Đồng Nai tu hành và phát triển đạo.
Ba là, đặc điểm đạo Tin Lành:
Vào nước ta từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1911 thành lập hội thánh
đầu tiên ở Đà Nẵng do tổ chức Tin Lành của Mỹ-Hội liên hiệp Phúc âm và
truyền giáo (CMA) thực hiện. Sau đó được truyền vào địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Trong thời Pháp thuộc, đạo Tin Lành khơng phát triển được vì Pháp ngăn cản.



17
Trong thời ky Mỹ ngụy được CMA viện trợ nhiều tiền của và các Mục sư Mỹ
vào giúp đỡ nên đạo Tin Lành phát triển nhanh chóng. Từ chỗ cả miền Nam
năm 1954 chỉ có 4 vạn tín đồ và 60 mục sư, truyền đạo đến trước ngày giải
phóng đã lên tới 20 vạn tín đồ và 517 mục sư, truyền đạo. Ở Đồng Nai năm
2003 có 12.500 tín đồ, đến 2009 có gần 18.000 tín đồ; đáng chú ý là đạo Tin
Lành phát triển mạnh ở vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số, những
năm gần đây phát triển mạnh ở các khu công nghiệp, các trường Đại học, cao
đẳng trên địa bàn. Do nhu cầu về việc làm, đời sống cịn gặp nhiều khó
khăn....nên một bộ phận nhân dân bị dụ dỗ, lôi kéo vào đạo Tin lành, do vậy
một bộ phận khơng nhỏ tín đồ khơng am hiểu về giáo lý, giáo luật, chưa có
niềm tin sâu sắc về đạo.
Bốn là, đặc điểm các tôn giáo khác:
Đạo Cao Đài ở Đồng Nai được hình thành ngay sau khi đạo chính
thức ra đời. Năm 1926 được thực dân Pháp chính thức cho hoạt động, năm
1927 đạo đã có cơ sở ở Đồng Nai, số lượng tín đồ đạo Cao Đài ở Đồng Nai ít
nhưng lại có ở tất cả các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh.
Hồi giáo, Phật giáo Hòa hảo, Tịnh độ cư sỹ Phật hội, Tứ ân hiếu
nghĩa..., số lượng tín đồ khơng nhiều, hầu hết đều làm nông nghiệp, yên tâm
lao động sản xuất, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, phấn
khởi trước những thành tựu về kinh tế xã hội, quốc phịng an ninh và cơng tác
đối ngoại của Đảng, nhà nước ta.
Tóm lại, do điều kiện lịch sử, địa lý, nhân văn, nhân dân Nam bộ nói
chung và nhân dân Đồng Nai có nhu cầu tín ngưỡng tơn giáo khá lớn. Ngồi
tín ngưỡng dân gian truyền thống như thờ cúng ơng bà, thờ những người có
cơng với nước, với dân tộc, thờ tổ nghề..., tín ngưỡng dân gian của các dân
tộc thiểu số, người Hoa, người dân Đồng Nai đã tiếp nhận các tôn giáo từ rất
xa xưa trong lịch sử. Vốn có truyền thống thương người, khoan dung nên các



18
tôn giáo du nhập vào Đồng Nai không những không có sự đố kỵ mà cịn có xu
hướng đồn kết, tơn trọng lẫn nhau.
1.2. ĐẠO CƠNG GIÁO VÀ GIÁO SĨ ĐẠO CƠNG GIÁO Ở ĐỒNG NAI

1.2.1. Đạo Cơng giáo ở Đồng Nai, quá trình du nhập và phát triển
1.2.1.1. Từ du nhập cho đến năm 1975
Theo ghi chép của các giáo sĩ phương Tây, nhất là của linh mục
Alexandre Launay, thì “Vào năm 1666, trong quá trình đi truyền giáo vào
Đàng Trong, hai giáo sĩ Chevreuit và Hanques thuộc Hội Thừa sai Paris đã
gặp một gia đình tín đồ Cơng giáo là chủ một thương thuyền lớn ở Bà Rịa”
[70]. Điều đó chứng tỏ cơng cuộc truyền giáo vào vùng đất Đồng Nai được
tiến hành khá sớm.
Hiện nay có thể kể ra khơng ít giáo xứ, họ đạo có lịch sử ra đời ở vào
thời điểm ban đầu Công giáo vào Đồng Nai đó là: giáo xứ Tân Triều (khoảng
1670), giáo xứ Đất Đỏ (năm 1670), giáo xứ Biên Hòa (năm 1861), giáo xứ
Bến Gỗ (năm 1874), giáo xứ Phước Lý (năm 1885), giáo xứ Phước Khánh
(1887).
Đạo Công giáo du nhập vào Đồng Nai cịn gián tiếp qua các chính sách
của thực dân Pháp ở Việt Nam, đó là một bộ phận lưu dân từ miền Bắc, miền
Trung đi vào Nam theo lời chiêu dụ, lừa gạt của thực dân Pháp. Mục đích là làm
nhân cơng và phu đồn điền cao su ở các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng
Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu để thực hiện các chương trình khai thác thuộc địa của
thực dân Pháp lần thứ nhất (1897 - 1914) và lần thứ hai (từ sau năm 1918).
Trong đội ngũ phu cao su có những người Công giáo, họ lập nên những xứ, họ
đạo đến nay vẫn còn tồn tại, nhiều nhất là vùng Đồng Nai, nay thuộc giáo phận
Xuân Lộc như: giáo xứ Dầu Giây (năm 1900), giáo họ biệt lập Hàng Gòn (năm
1906) giáo xứ Bình Lộc (năm 1936), giáo xứ Hịa An (năm 1949).



19
Đáng chú ý là đạo Công giáo được truyền vào Đồng Nai từ các giáo
sĩ phương Tây rất nổi tiếng, như Colombert, Gioan Micho, Lefevre. Đến thế
kỷ 17, Đồng Nai đã hình thành các vùng truyền đạo quan trọng như Mỹ Hội
(Nhơn Trạch), Biên Hòa, Bến Gỗ (Biên Hòa), Tân Triều (Vĩnh Cửu)… Ở các
vùng này, các nhà thờ, nhà nguyện, các cơ sở dòng tu, các trường học, các cơ
sở kinh tế do các dòng tu phụ trách. Các nhà thờ có quy mơ lớn đầu tiên là
Nhà thờ Tân Triều (1680), Biên Hoà (1861), Bến Gỗ (1882), Phước Lý
(1885), Long Thành (1889), Mỹ Hội (1890). Đáng chú ý, năm 1878, Giám
mục Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc) đã chuyển chủng viện từ Hà Tiên về xứ
Tân Triều (Vĩnh Cửu).
Đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp thực hiện các đợt mộ dân từ miền Bắc,
miền Trung vào Nam làm việc tại các đồn điền cao su của chúng, trong số đó
có số lượng lớn là giáo dân nên đã hình thành các xứ đạo, họ đạo của cơng
nhân đồn điền cao su ở Đồng Nai, như: Dầu Giây (1914), Bảo Thị (1917),
Suối Tre (1941), Bình Lộc (1941)…
Năm 1954, trong đời sống chính trị xã hội Việt Nam đã diễn ra một
sự kiện đáng chú ý: 860.000 người miền Bắc di cư vào Nam, trong đó có
550.000 người Cơng giáo, định cư rải rác khắp các tỉnh miền Trung và miền
Nam. Trong số đó, một lượng khá lớn tín đồ Công giáo miền Bắc định cư
tại Xuân Lộc, dần dần hình thành các xứ đạo tồn tịng như Hố Nai, Gia
Kiệm, Phương Lâm, Long Khánh, Bà Rịa… làm cho số lượng giáo dân các
tỉnh Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy đương thời tăng gấp 20 lần so với
trước đó, từ khoảng 8.000 người lên 160.000 người [67, tr.41]. Trước sự
phát triển đột biến này, ngày 04/10/1965, Giáo hoàng Phaolo VI ra sắc chỉ
thành lập Giáo phận Xuân Lộc (tách ra từ Giáo phận Sài Gòn), gồm 3 tỉnh:
Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy và thị xã Vũng Tàu gồm: 10 giáo hạt,
133 giáo xứ, 164.144 giáo dân, 157 linh mục [32, tr.32]. Tòa Giám mục



20
Xuân Lộc đặt tại thị trấn Xuân Lộc, tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh (hiện nay
thuộc tỉnh Đồng Nai).
Chính bộ phận giáo dân di cư này đã làm thay đổi và quyết định quy
mơ, vị trí, tính chất của Cơng giáo ở Đồng Nai. Trong thời gian này, Công
giáo ở Đồng Nai bị Mỹ - Ngụy triệt để lợi dụng để chống phá phong trào cách
mạng ở miền Nam. Chúng xây dựng hơn 70% sĩ quan là người Công giáo
cùng hàng chục linh mục tuyên úy được biên chế chính thức trong qn đội
Ngụy. Vì vậy, Giáo hội Cơng giáo được chính quyền sài gịn ban cho nhiều
đặc quyền, đặc lợi nên phát triển về mọi mặt với quy mô lớn và nhanh chóng
chưa từng có. Đó là thời ky “hồng kim” của Giáo hội Công giáo ở Đồng Nai.
Từ năm 1972, Mỹ - Ngụy lại thực hiện di dời một số lượng lớn dân
cư, trong đó có giáo dân tại những vùng chiến sự ác liệt ở các tỉnh miền
Trung, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận … về định cư trên
địa bàn Giáo phận Xuân Lộc, thành lập nên các xứ đạo, họ đạo mới. Đến đầu
năm 1975, Giáo phận Xuân Lộc được chia thành 11 giáo hạt với 354.965 giáo
dân, 167 giáo xứ, 195 linh mục, 915 tu sĩ [32, tr.32].
Tóm lại, giai đoạn trước năm 1975 được chính quyền ngụy Sài gịn
lợi dụng triệt để đạo Cơng giáo vào mục đích chính trị bằng việc hậu thuẩn,
tạo điều kiện thuận lợi cho giáo hội hoạt động, thậm chí tham gia trực tiếp
vào chính trị, bố trí các khu dân cư, xứ đạo tạo thành vành đai khép kín,
bảo vệ, phịng thủ từ xa cho chế độ ngụy Sài gịn. Trong khi đó lại ngăn
cấm, gây khó khăn cho hoạt động của Phật giáo và các tôn giáo khác, từ đó
tạo nên sự bất bình đẵng trong hoạt động của giáo hội các tôn giáo và quần
chúng tín đồ... . Cùng với phong trào yêu nước của quần chúng tín đồ các
tơn giáo dưới sự lãnh đạo của Đảng công sản Việt Nam, phong trào đấu
tranh giành độc lập cho dân tộc, thống nhất tổ quốc do chính giáo hội các
tơn giáo và tổ chức của những quần chúng có tín ngưỡng tơn giáo ngày



21
càng phát triển trên phạm vi cả nước mà đỉnh cao là chiến thắng
30/04/1975 thống nhất tổ quốc.
1.2.1.2. Từ 1975 đến nay
Sau khi miền Nam hồn tồn giải phóng, thời gian đầu, do mặc cảm
và định kiến với chế độ mới, một bộ phận linh mục, tu sĩ, giáo dân Công giáo
tỏ thái độ chống đối, bất hợp tác với chính quyền cách mạng. Nhưng trải qua
q trình tun truyền, giáo dục, giác ngộ của chính quyền cách mạng và thực
tế cuộc sống chứng minh “cách mạng không phân biệt đối xử với tôn giáo,
không trả thù những người tham gia trong chính quyền cũ…”, dần dần, các
linh mục, tu sĩ, giáo dân Cơng giáo đã có chuyển biến theo hướng tích cực.
Giáo hội Cơng giáo cũng có những thay đổi quan trọng, nhất là sau khi Hội
đồng Giám mục Việt Nam có Thư chung năm 1980, Cơng giáo ở Đồng Nai đã
tỏ thái độ tuân thủ chính sách pháp luật của Nhà nước, gắn bó với dân tộc.
Trong thời gian này, điểm đáng chú ý của đạo Công giáo ở Đồng Nai
là trong khi hầu hết các giáo phận ở miền Nam giảm sút về số lượng giáo sĩ,
tu sĩ và giáo dân, thì Giáo phận Xuân Lộc lại tăng nhanh do tiếp nhận một
lượng khá lớn dân di cư (trong đó có giáo dân Cơng giáo) từ các tỉnh miền
Bắc về lập nghiệp ở các vùng kinh tế mới như Long Khánh, Xuân Lộc, Định
Quán, Tân Phú… tạo thành vùng đồng bào Công giáo mới.
Qua nhiều lần chia tách địa giới hành chính, đến năm 1992, Giáo
phận Xuân Lộc giới hạn trong hai tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và một
phần của huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Năm 2005, được sự chấp thuận của
Chính phủ Việt Nam và phê chuẩn của Giáo hoàng Benedicto XVI, Giáo phận
Xuân Lộc được tách thành hai giáo phận: Giáo phận Xuân Lộc và Giáo phận
Bà Rịa-Vũng Tàu. Địa giới Giáo phận Xuân Lộc gồm tỉnh Đồng Nai và một
phần của huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương (04 giáo xứ).



22
Hiện nay, Giáo phận Xuân Lộc là giáo phận lớn, có số lượng giáo
dân đơng nhất trong tổng số 26 giáo phận của cả nước. Hầu như toàn bộ địa
giới của Giáo phận Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai, cho nên Cơng giáo ở
Đồng Nai có giáo dân khá đơng, khoảng hơn 900.000 người (chiếm 13,8%
giáo dân cả nước và 33% dân số trong tỉnh); đội ngũ giáo sĩ, tu sĩ hùng hậu:
02 giám mục, hơn 400 linh mục, 65 phó tế, 1.922 tu sĩ (1.562 tu sĩ nữ, 360 tu
sĩ nam); 238 giáo xứ, 53 giáo họ biệt lập, 58 dịng tu, 176 cộng đồn (41 dịng
tu nữ với 144 cộng đồn, 17 dịng tu nam với 32 cộng đoàn).
Cơ cấu tổ chức của giáo phận Xuân Lộc được giám mục đặc biệt coi
trọng và đã tập trung kiện tồn với mơ hình sau:
Một là, giúp việc cho Giám mục có: Tổng Đại diện Tịa Giám mục,
Tịa án Hơn phối, Văn phòng Tòa Giám mục, Sở Quản lý và các ban chuyên
trách {gồm: Bác ái Xã hội, Mục vụ Giáo dân, Huấn giáo, Phụng vụ, Vun
trồng Ơn gọi, Thánh nhạc, Mục vụ Loan báo Tin mừng, Mục vụ Văn hóa, Xây
dựng (1990 - 2001)} và Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc...
Hai là, giáo phận Xuân Lộc chia thành 12 giáo hạt (An Bình, Biên
Hịa, Gia Kiệm, Hịa Thanh, Hố Nai, Long Thành, Phước Lý, Phương Lâm,
Phú Thịnh, Tân Mai, Túc Trưng, Xuân Lộc). Giáo hạt tuy không phải là cấp
hành chính đạo nhưng có vai trị vị trí quan trọng, là trung gian liên kết, phối
hợp các giáo xứ và Giám mục giáo phận. Đứng đầu giáo hạt là linh mục quản
hạt, có trách nhiệm quản lý các giáo sĩ trong hạt về các hoạt động mục vụ,
thăm viếng các xứ đạo và báo cáo tình hình giáo hạt cho Giám mục.
Ba là, mỗi giáo hạt có nhiều giáo xứ. Giáo xứ là tổ chức giáo hội cơ
sở, có vị trí đặc biệt quan trọng vì là nơi tập hợp đông đảo cộng đồng giáo
dân, là nơi trực tiếp thực hiện các nghi lễ Công giáo, thông qua đó củng cố
đức tin, phát triển tân tịng. Giáo xứ do linh mục chánh xứ coi sóc. Nơi có
đơng giáo dân có từ một đến hai linh mục phó xứ giúp việc. Ngồi ra cịn có
một bộ phận giúp việc cho linh mục chánh xứ trong hoạt động mục vụ, tài



23
chính, các hoạt động tơng đồ, các hoạt động xã hội từ thiện, bộ phận này được
gọi là Hội đồng Giáo xứ (Ban hành Giáo xứ), gồm trưởng ban, 02 phó trưởng
ban, 01 thư ký và một số thành viên khác phụ trách các hội đoàn.
Bốn là, mỗi giáo xứ có nhiều họ đạo. Mỗi họ đạo đều có ban điều
hành gồm trưởng ban hay còn gọi là trùm trưởng, 1 trùm phó, thư ký và thủ
quỹ do giáo dân bầu ra để chăm lo việc đạo. Điểm khác biệt của Giáo phận
Xuân Lộc là những họ đạo lớn mạnh, có nhà thờ, giáo dân đơng (nhưng chưa
đủ điều kiện thành lập giáo xứ) thì được nâng lên thành “giáo họ biệt lập” và
phân cơng 01 linh mục coi sóc.
Năm là, bên cạnh hệ thống triều, Giáo phận Xuân Lộc cịn có hệ
thống các dịng tu giúp Giáo hội trong việc giữ đạo, phát triển đạo thông qua
các hoạt động tông đồ và hoạt động từ thiện xã hội.
Từ những đặc điểm trên cho thấy:
Thứ nhất, sự hình thành nên các xứ họ đạo đồng thời là sự hình thành
các đơn vị hành chính và khu dân cư. Tổ chức Giáo Hội cơ sở đồng thời là tổ
chức bộ máy hành chính. Mỗi đơn vị xứ, họ đạo là một tổ chức địa bàn dân
cư. Nhà xứ, trường học, cơ sở y tế trong khu vực dân cư là một hệ thống khép
kín. Vì vậy có thể kết luận bộ máy Giáo Hội cơ sở ở Đồng Nai trước giải
phóng 1975 đồng thời là bộ máy tổ chức địa bàn dân cư. Các tổ chức này sau
giải phóng và đến nay vẫn còn dấu ấn ở các tổ chức Giáo Hội cơ sở. Từ đặc
điểm này cần có biện pháp thích hợp khi tiến hành cơng tác xây dựng cơ sở
chính trị và làm cơng tác dân vận tại vùng có đơng đồng bào Cơng giáo trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Thứ hai, về thực hiện giáo luật, giáo lý và lễ nghi tôn giáo, các tổ
chức hôn nhân, tang tế, lễ hội ở những nơi khác do cộng đồng xã (ấp) tổ chức
nhưng trong vùng dân cư Công giáo lại do chính chức sắc, Ban hành giáo của
Giáo Hội cơ sở tổ chức. Những nét đặc thù này tưởng như bình thường nhưng

thực tế nó đi sâu vào đời sống tâm linh, tâm lý, tinh thần, tư tưởng, tình cảm


24
và liên kết cộng đồng xứ, họ đạo một cách chặt chẽ. Vì vậy, cơng tác vận
động, tun truyền, tranh thủ giáo sĩ ở cơ sở những nơi này phải có những
hình thức hoạt động phù hợp.
Thứ ba, một số tổ chức hội đồn Cơng giáo ở các xứ, họ đạo có thời
ky ở một số nơi đã bị bọn phản động đội lốt tơn giáo kích động hành động
chống cộng. Vì vậy phải phân loại, quản lý, nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm
trạng và hoạt động của các hội đoàn như thế nào để loại trừ những khả năng
chính trị trong các hội đồn là một vấn đề nhạy cảm, rất phức tạp, rất dễ sinh
định kiến và cũng rất dễ sinh chủ quan trong công tác tư tưởng của Đảng.
Hầu hết thành viên trong các tổ chức cơ sở của Giáo hội là nhân dân
lao động, có tinh thần yêu nước, theo Đảng và hưởng thành quả do cách mạng
đem lại. Một bộ phận các thành viên lại là Đồn viên, Đảng viên, cán bộ nịng
cốt ở cơ sở. Hiện nay giáo hội Công giáo đường hướng mục vụ “sống Phúc
Âm trong lòng dân tộc” vừa hoạt động xã hội, vừa tuân thủ pháp luật. Đất
nước đang trong tiến trình đổi mới mở rộng mọi mối quan hệ với thế giới, vì
vậy giáo hội cũng củng cố tổ chức giáo hội cơ sở và hàng giáo sĩ, tăng cường
mối liên hệ, liên kết giữa các Giáo xứ, Giáo phận, dịng tu trong và ngồi
nước, củng cố và mở rộng các loại hình hội đồn tơn giáo, tăng cường cơ sở
vật chất cho giáo hội, xây dựng nâng cấp nơi thờ tự là điều dễ hiểu; và đây
cũng là căn nguyên tiềm ẩn điểm nóng, tạo kẽ hở để các thế lực thù địch lợi
dụng về đất đai liên quan đến một số cơ sở thờ tự tôn giáo trên địa bàn, gây
bất ổn về chính trị, lợi dụng, kích động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ
xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, đặc điểm nổi bật của giáo hội Cơng giáo ở tỉnh Đồng Nai là
có số đồng bào Công giáo đông vào hàng nhất cả nước cùng với một đội ngũ
giáo sĩ đông đảo, chỉ sau Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh. Đa số là dân

Công giáo di cư nên đời sống của họ gắn liền với tình cảm tơn giáo; một bộ
phận giáo dân vẫn còn mặc ảm với quê hương, cội nguồn và với Đảng, với


25
chế độ. Lớp giáo dân di cư đã qua các giai đoạn, với đặc điểm đa dạng, đan
xen, khép kín, sự vâng phục, một bộ phận có trình độ văn hóa thấp, với những
dấu ấn chưa thể xóa nhịa hết mặc cảm của tín đồ Cơng giáo.
Người Cơng giáo ở Đồng Nai tiếp thu giáo lý truyền thống chung của
giáo hội, nhưng đời sống đạo của họ gắn liền với đời sống cộng đồng xã hội
do đó những tác động tích cực của xã hội cũng trực tiếp ảnh hưởng đến việc
tiếp thu, nhận thức về giáo luật, giáo lý và lễ nghi tôn giáo, về ý thức và hành
vi của giáo dân. Thành quả của công cuộc đổi mới đất nước đã nâng cao đời
sống vật chất của người giáo dân một cách hiển nhiên, đó là điều kiện thuận
lợi nhất cho việc loại trừ yếu tố chính trị xấu trong tiếp thu giáo lý của người
giáo dân ở Đồng Nai. Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng, thì sự ổn định của xã hội hiện nay đang tác động mạnh mẽ và
tích cực đến nhận thức của người Cơng giáo. Đây cũng là điểm cần khai thác
trong công tác vận động quần chúng tín đồ và giáo sĩ Cơng giáo ở tỉnh
Đồng Nai.
1.2.2. Hàng ngũ giáo sĩ Công giáo ở Đồng Nai
1.2.2.1. Khái niệm giáo sĩ và một số khái niệm liên quan
- Giáo sĩ
Theo giáo luật Công giáo: Giáo sĩ là người có chức thánh, được coi
là người đại diện cho Thiên Chúa để “chăn dắt” đàn chiên ở dưới trần gian.
Giáo sỹ đạo Cơng giáo chỉ có nam giới, khơng có nữ giới. Do được thay
mặt Thiên Chúa qua phép truyền chức thánh nên giáo sĩ đạo Công giáo có
tính "thánh thiêng" trở thành người Cha thiêng liêng của giáo hội để chăn
dắt đàn chiên và cai quản giáo hội. Giáo sĩ đạo Công giáo phải giữ luật độc
thân, không được lấy vợ, sống chung với nhau thành cộng đồn, thực hành

sứ mệnh mà Thiên Chúa đã giao phó. Y phục là áo chùng đen. Lời nói,
hành động của các giáo sĩ về lĩnh vực tôn giáo được xem như là lời nói,


×