Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác
tôn giáo vào việc thực hiện chính sách tôn giáo
ở Đồng Nai hiện nay
Lê Thị Dung
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Khoa học chính trị: 60 31 02 04
Người hướng dẫn : GS.TS. Đỗ Quang Hưng
Năm bảo vệ: 2013
99 tr .
Abstract. Khái niệm tôn giáo, công tác tôn giáo, hoạt động tôn giáo, chính sách tôn
giáo.Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo.Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về công tác tôn giáo. Đặc điểm tôn giáo ở tỉnh Đồng Nai.Phân tích và đánh giá đúng
thực trạng công tác tôn giáo ở Đồng Nai từ 2010 đến nay. Đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo ở Đồng Nai trong những năm tới.
Keywords.Khoa học chính trị; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chính sách tôn giáo; Công tác
tôn giáo
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần
của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây
dựng xã hội mới. Trong giai đoạn hiện nay, tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ có ảnh
hưởng mạnh mẽ, sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà còn có liên quan
chặt chẽ đến những cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế
giới.
Nhận thức rõ điều đó, lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra và nhất quán
thực hiện chính sách “ tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết ”. Chính sách đúng đắn
của Người đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đoàn kết toàn dân kháng chiến thắng lợi,
giành độc lập tự do hoàn toàn cho đất nước.
Tiếp nối tư tưởng “ tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết ” của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và thực hiện được
nhiều chính sách đúng đắn về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, như: Nghị quyết số 24-
NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị khóa VI về " Tăng cường công tác tôn giáo
trong tình hình mới "; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/03/2003 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX về Công tác tôn giáo; Pháp lệnh số 21/2004/PL-
UBTVQH11 ngày 18/06/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Tín ngưỡng, tôn
giáo; Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg
ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Một số công tác với đạo Tin Lành; Chỉ
thị số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất có liên
quan đến tôn giáo
Những văn bản trên đã thể hiện những bước tiến rất quan trọng trong nhận thức
của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo; thể hiện sự tôn trọng quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đảm bảo về mặt pháp luật quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào các tôn giáo
thỏa mãn nhu cầu tâm linh của mình; tạo hành lang pháp lý cơ bản cho các ngành,
các cấp giải quyết đúng đắn các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang diễn ra trong
đời sống xã hội Điều này đã làm cho công tác tôn giáo ở nước ta trong những năm
qua đạt được những kết quả hết sức khả quan: Các tổ chức tôn giáo đã xây dựng
được đường hướng hành đạo, hoạt động theo pháp luật; Các tôn giáo được Nhà nước
công nhận đã hành đạo gắn bó với dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại
đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo, góp phần vào công cuộc đổi
mới đất nước; Đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Các ngành, các cấp đã chủ động, tích cực thực hiện các
chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và
giữ vững an ninh chính trị ở các vùng đồng bào tôn giáo, đồng thời đấu tranh ngăn
chặn, làm thất bại những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động chống
phá Đảng và Nhà nước ta.
Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo ở nước ta trong thời gian qua còn có những diễn
biến phức tạp cần phải tập trung giải quyết: Một số người chưa tuân thủ pháp luật, còn
tổ chức truyền đạo trái phép, còn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị
đoan, thương mại hóa hoạt động này; Việc khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến đất
đai và cơ sở vật chất của tôn giáo ở một số nơi tăng lên, có nơi gay gắt, phức tạp; Việc
giải quyết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo ở các địa phương chưa đồng bộ: có nơi
thì tỏ ra quá khắt khe, có nơi thì chủ quan nóng vội giản đơn, có nơi lại hữu khuynh
thụ động hoặc buông lỏng quản lý; Một số nơi ( nhất là ở các vùng Tây Bắc, Tây
Nguyên, Tây Nam bộ ) một số người đã lợi dụng tôn giáo để kích động tín đồ tiến
hành những hoạt động gây rối, chống phá Đảng và Nhà nước ta làm tiềm ẩn những
nguy cơ gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân
Còn tồn tại những diễn biến phức tạp trên là do: Các quan điểm, chủ trương,
chính sách của Đảng đối với tín ngưỡng, tôn giáo chậm được thể chế hóa; Công tác tôn
giáo chậm đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, trong khi các thế lực thù
địch ráo riết tranh thủ, giành giật, lôi kéo quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo; Một số
cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đúng đắn, chưa quán triệt đầy đủ quan
điểm, chủ trương và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước; Bộ máy làm công tác
tôn giáo của hệ thống chính trị chưa xác định rõ được mô hình, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, cơ chế phối hợp, thiếu sự quan tâm đầu tư bảo đảm các điều kiện hoạt
động; Đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo còn thiếu về số lượng, còn hạn chế về chất
lượng, chưa được đào tạo kịp thời và chưa được thường xuyên bồi dưỡng để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc
tuyên truyền, giáo dục, tập hợp tín đồ, chức sắc tôn giáo và ứng xử với các hoạt động
tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra trên địa bàn.
Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp, nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam.
Ở đây có nhiều tôn giáo lớn cùng tồn tại, như: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài,
Hồi giáo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Phật giáo Hòa hảo, Tứ ân Hiếu nghĩa Bên cạnh
đó, Đồng Nai còn là tỉnh có số lượng tín đồ tôn giáo đông nhất nước: hơn 1,3 triệu tín
đồ - chiếm khoảng 60% dân số toàn tỉnh. Trong bối cảnh đó, vấn đề tôn giáo ở Đồng
Nai trong những năm qua đã có những diễn biến phức tạp, thậm chí có lúc đã gây ảnh
hưởng nghiêm trọng tới trật tự, an toàn xã hội và đời sống của nhân dân trong tỉnh.
Đứng trước tình hình trên, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn
giáo để góp phần hạn chế, ngăn chặn và giải quyết có hiệu quả vấn đề này nhằm nâng
cao hiệu quả của công tác tôn giáo ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Đồng Nai nói riêng
đã trở thành vấn đề cấp bách. Do đó, tác giả chọn đề tài: " Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về công tác tôn giáo vào việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Đồng Nai hiện
nay " làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ Chính trị học, chuyên ngành Hồ Chí
Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Tôn giáo là một vấn đề được nhiều người nghiên cứu trên cả phương diện lý luận
và thực tiễn. Vì thế, trong những năm qua, ở nước ta và trên thế giới đã có nhiều công
trình, nhiều bài viết về tôn giáo, ảnh hưởng của tôn giáo đối với các lĩnh vực của đời
sống xã hội và công tác tôn giáo. Trong phạm vi luận văn này, có thể nêu ra một số
công trình và tác phẩm tiêu biểu sau đây:
Bộ môn khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, “ Trích tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê nin về tôn giáo ”, do Bộ
môn khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh sưu tầm và tuyển chọn từ các trước tác của C. Mác, Ph. Ăng ghen và VI. Lê nin.
Nội dung cuốn sách gồm 4 phần: Nguồn gốc bản chất của tôn giáo; Vai trò chính trị -
xã hội của tôn giáo; Quan hệ giữa các hình thái ý thức - xã hội khác với tôn giáo; Chủ
nghĩa Mác - Lê nin đối với tín ngưỡng và không tín ngưỡng.
Trung tâm khoa học về tín ngưỡng tôn giáo – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, “ Trích tác phẩm của C. Mác – Ph. Ăng ghen, VI. Lê nin và Hồ Chí Minh về vấn
đề tôn giáo ”. Cuốn sách được tuyển chọn ngắn gọn, dễ hiểu từ những đoạn trích,
những câu nói tiêu biểu, xúc tích của C. Mác, Ph. Ăng ghen, VI. Lê nin và Hồ Chí
Minh về bản chất, nguồn gốc, tính chất và vai trò của tôn giáo, cũng như những luận
điểm có tính nguyên tắc và phương pháp trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Đây là
tập tài liệu tham khảo, chủ yếu phục vụ cho đối tượng là những cán bộ lãnh đạo và
quản lý đang công tác tại các địa phương không có điều kiện nghiên cứu sâu về vấn đề
tôn giáo.
Hồ Chí Minh, “ Về công tác tôn giáo ”. Cuốn sách giới thiệu các bài nói, bài viết,
các bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sưu tầm và
tuyển chọn từ bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập.
GS.TS Lê Hữu Nghĩa và PGS.TS Nguyễn Đức Lữ, “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về
tôn giáo và công tác tôn giáo ”. Cuốn sách giới thiệu những bài viết tham gia hội thảo
“ Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo ”, do
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức nhân dịp kỷ niệm 112
năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những bài viết trong cuốn sách được chia
làm 2 phần: Hồ Chí Minh về tôn giáo và Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo. Khi mới
xuất bản, cuốn sách đã góp phần tạo ra sự thống nhất về nhận thức tư tưởng và phương
pháp giải quyết vấn đề tôn giáo trong tình hình mới; phục vụ trực tiếp cho việc chuẩn
bị, nghiên cứu, triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa IX về công tác tôn giáo. Và cho đến nay cuốn sách này vẫn là hành trang
cần thiết cho những ai quan tâm nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và
công tác tôn giáo, nhất là đối với đội ngũ cán bộ đang làm công tác tôn giáo.
GS.TS Đỗ Quang Hưng, “ Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lý luận và
thực tiễn ”. Đây là công trình nghiên cứu có tính tổng hợp và toàn diện nhất từ trước
đến nay về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn
giáo trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng. Nội dung cuốn sách bao gồm: Bối cảnh
quốc tế của vấn đề tôn giáo ở Việt Nam; Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo; Quá trình nhận thức, phát triển quan điểm, đường lối về tôn giáo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, từng bước hoàn thiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam
Cuốn sách là tài liệu tham khảo rất cần thiết đối với các nhà nghiên cứu và quản lý về
công tác tôn giáo ở nước ta hiện nay.
PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ, “ Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt
Nam ”. Tác phẩm đã giới thiệu: Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề tôn giáo; Tình hình tôn giáo trên thế giới và một số đặc điểm tôn giáo
ở Việt Nam; Chính sách và việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo của Đảng và
Nhà nước ta hiện nay Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ công tác đào
tạo, nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu nâng cao sự hiểu biết về tín ngưỡng, tôn giáo cho
người học và cho tất cả những ai quan tâm đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
TS. Hoàng Quốc Bảo, “ Quản lý xã hội về tôn giáo ”. Tác phẩm đã giới thiệu:
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà
nước về tín ngưỡng, tôn giáo; Nguồn gốc ra đời, phát triển và tồn tại của một số tôn
giáo ở Việt Nam; Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy làm
công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị ở nước ta; Các nguyên tắc, phương pháp, nội
dung quản lý xã hội về tôn giáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Cuốn sách đã
được dùng làm tập bài giảng trong chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cử
nhân chính trị học, chuyên ngành Quản lý hoạt động văn hóa – tư tưởng.
Ban Văn hóa Trung ương - Giáo hội Phật giáo Việt Nam, “ Chủ tịch Hồ Chí Minh
với Phật giáo ”. Cuốn sách đã tập hợp những bài viết xuất sắc của các chức sắc Phật
giáo, tăng ni Phật tử và các nhà nghiên cứu tôn giáo tại Hội thảo “ Kỷ niệm 30 năm
thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam ” do Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật
giáo tổ chức. Nội dung của cuốn sách được trình bày theo các chủ đề: Tư tưởng Hồ
Chí Minh với Phật giáo; Chính sách của Đảng, Nhà nước và Hồ Chủ tịch về Phật giáo;
Hồ Chủ tịch với công tác vận động tăng ni, tín đồ Phật giáo Đây là một cuốn sách
hay, có giá trị tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu, học tập và tìm
hiểu về Tư tưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực, đặc biệt là tư tưởng của Người về tôn
giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.
Trương Như Vương, “ Tìm hiểu quan niệm đạo đức trong kinh thánh ”. Sách
được Giám mục Nguyễn Văn Sang, Giám mục giáo phận Thái Bình và GS.TS Đỗ
Quang Hưng - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo viết lời giới thiệu. Đây
là một tập chuyên khảo về quan niệm đạo đức - một trong những nội dung tư tưởng rất
cơ bản trong Kinh Thánh Kitô giáo. Công trình còn như là một dấu chứng làm sáng tỏ
một trong những nhận thức mới của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo đã được nêu
trong Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị khóa VI về " Tăng
cường công tác tôn giáo trong tình hình mới ": “ đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù
hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới ”.
Ngoài những công trình và tác phẩm tiêu biểu kể trên, trong những năm qua còn
có nhiều công trình, nhiều bài viết khác về tôn giáo, ảnh hưởng của tôn giáo đối với
các lĩnh vực của đời sống xã hội và công tác tôn giáo như:
Trung tâm khoa học về tín ngưỡng, tôn giáo – Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, “ Lý luận khoa học về tôn giáo và chính sách đối với tôn giáo của Đảng và
Nhà nước ta ”.
Th.S. Dương Thanh Tân, TS. Nguyễn Văn Long, TS. Phẩm An Ninh, “ Công
tác tư tưởng chính trị trong phát hiện và xử lý các điểm nóng chính trị - xã hội trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai, thực trạng và giải pháp ”.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, “ Tổng kết thực tiễn về xử lý những
điểm nóng chính trị - xã hội ”.
PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ, “ Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở
Việt Nam ”, “ Nội dung cơ bản về tôn giáo trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng ” …
GS. TS. Đỗ Quang Hưng, “ Hiện tượng tôn giáo mới – mấy vấn đề lý luận và
thực tiễn ”, “ Từ sự đổi mới nhận thức đến sự đổi mới về chính sách tôn giáo ”, “ Vấn
đề tôn giáo trong Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng ” …
ThS. Nguyễn Khắc Đức, “ Tư tưởng của V.I. Lê nin về phương pháp giải quyết
vấn đề tôn giáo trong CNXH ”, Tạp chí Khoa học Chính trị, số 1/2012.
TS. Phạm Huy Thông, “ Quan điểm và ứng xử của Hồ Chí Minh với tôn giáo ”,
Tạp chí Lý luận chính trị, số 5 / 2012.
Các công trình, tác phẩm trên đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của tôn giáo
và công tác tôn giáo. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình, tác phẩm nào đề
cập sâu vấn đề: “ Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo vào việc thực
hiện chính sách tôn giáo ở Đồng Nai hiện nay ”.
Do đó, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ tiếp thu, kế thừa có chọn lọc thành
quả nghiên cứu của các công trình, tác phẩm liên quan đến luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
*. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo, quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta về công tác tôn giáo, phân tích và đánh giá đúng thực trạng công
tác tôn giáo ở Đồng Nai từ năm 2010 đến nay, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo ở Đồng Nai trong những năm tới.
*. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến luận văn.
- Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo.
- Tìm hiểu quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác tôn giáo.
- Tìm hiểu đặc điểm tôn giáo ở tỉnh Đồng Nai. Phân tích và đánh giá đúng thực
trạng công tác tôn giáo ở Đồng Nai từ năm 2010 đến nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo ở
Đồng Nai trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*. Đối tượng nghiên cứu.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo vào việc thực hiện chính
sách tôn giáo ở Đồng Nai hiện nay.
*. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi lý luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo.
- Phạm vi không gian: Tỉnh Đồng Nai
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
*. Cơ sở lý luận.
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta về công tác tôn giáo.
*. Phương pháp nghiên cứu.
- Luận văn sử dụng đồng bộ một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: phương
pháp mô tả và giải thích, phương pháp định tính và định lượng, phương pháp lôgíc và
lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh và đối chiếu
- Ngoài việc sử dụng đồng bộ các phương pháp trên, luận văn còn tham khảo ý
kiến của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực tôn giáo và các cán bộ đang trực tiếp
làm công tác tôn giáo ở tỉnh Đồng Nai.
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn.
Trên cơ sở phân tích và đánh giá đúng thực trạng công tác tôn giáo Đồng Nai từ
năm 2010 đến nay, luận văn xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả công tác tôn giáo ở Đồng Nai trong những năm tới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
- Luận văn góp phần làm tăng thêm sự hiểu biết: tư tưởng Hồ Chí Minh về công
tác tôn giáo và thực trạng công tác tôn giáo ở tỉnh Đồng Nai.
- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng
trong hệ thống chính trị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tôn giáo
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và một số tỉnh, thành phố có điều kiện tương tự như tỉnh
Đồng Nai.
- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng
dạy chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo ở Trường Chính trị tỉnh
Đồng Nai và hệ thống các Trường Chính trị tỉnh, thành phố có điều kiện tương tự như
tỉnh Đồng Nai.
8. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 02 chương, 08 tiết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Quốc Bảo ( 2009 ), Quản lý xã hội về tôn giáo, Nxb Chính trị - Hành
chính, Hà Nội.
2. Ban Văn hóa Trung ương - Giáo hội Phật giáo Việt Nam ( 2011 ), Chủ tịch Hồ
Chí Minh với Phật giáo, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Bộ môn khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh ( 1996 ), Trích tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê nin về tôn giáo,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ( 1998 ): Kết quả nghiên cứu đề tài
khoa học ( tiềm lực ), Tổng kết thực tiễn về xử lý những điểm nóng chính trị - xã
hội.
5. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ( 2005 ), Báo cáo tổng quan đề tài
khoa học: Một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các vùng đa dân tộc ở
miền núi trong những năm gần đây – hiện trạng, vấn đề, các bài học kinh nghiệm
trong xử lý tình huống.
6. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học
Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh ( 2011 ), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đỗ Quang Hưng ( 2008 ), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lý luận và
thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Lữ ( 2005 ), Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt
Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
9. Nguyễn Đức Lữ ( 2011 ), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam,
Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
10. Hồ Chí Minh ( 2003 ): Về công tác tôn giáo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ ( 2003 ), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và
công tác tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
12. ThS. Dương Thanh Tân, TS. Nguyễn Văn Long, TS. Phẩm An Ninh ( 2008 ),
Công tác tư tưởng chính trị trong phát hiện và xử lý các điểm nóng chính trị - xã
hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
13. Ngô Đức Tính và Lê Hồng Phương ( 2001 ), Về xây dựng cơ sở Đảng trong vùng
đồng bào theo đạo Thiên chúa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Trung tâm khoa học về tín ngưỡng tôn giáo – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh ( 1998 ), Trích tác phẩm của C. Mác – Ph. Ăng ghen, VI. Lê nin và Hồ Chí
Minh về vấn đề tôn giáo, Hà Nội.
15. Trung tâm khoa học về tín ngưỡng tôn giáo – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh ( 2004 ), Lý luận khoa học về tôn giáo và chính sách đối với tôn giáo của
Đảng và Nhà nước ta, Hà Nội.
16. Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Khoa học xã hội Việt Nam ( 2012 ), Bộ sách tôn
giáo, Nxb Từ điển Bách khoa.
17. Trương Như Vương ( 2005 ), Tìm hiểu quan niệm đạo đức trong kinh thánh, Nxb
Tôn giáo, Hà Nội.
18. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ( 2010 ), Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam với công tác tôn giáo, Lưu hành nội bộ.
19. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, 2002.
20. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, 2002.
21. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, 2002.
22. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, 2002.
23. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, 2002.
24. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, 2002.
25. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, 2002.
26. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, 2002.
27. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, 2002.
28. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, 2002.
29. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, 2002.
30. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, 2002.
31. Võ Dũng, Một số khía cạnh tâm lý cần được quan tâm trong công tác quản lý nhà
nước về tôn giáo, Thông tin tư liệu Trường Chính trị Ninh Thuận, số 4 / 2001, tr.
39 - 43.
32. Nguyễn Khắc Đức, Tư tưởng của V.I. Lê nin về phương pháp giải quyết vấn đề
tôn giáo trong CNXH, tạp chí Khoa học Chính trị, số 1 / 2012, tr. 13 - 16.
33. Đỗ Quang Hưng, Hiện tượng tôn giáo mới – mấy vấn đề lý luận và thực tiễn,
Thông tin tư liệu TCT Ninh Thuận, số 4 / 2001, tr. 25 - 35.
34. Phạm Huy Thông, Quan điểm và ứng xử của Hồ Chí Minh với tôn giáo, Tạp chí
Lý luận chính trị, số 5 / 2012, tr. 14 - 17.