Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

Quản lý giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.74 KB, 129 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRỊNH THU GIANG

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SINH TỒN
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2021



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRỊNH THU GIANG

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SINH TỒN
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÍNH

THÁI NGUYÊN - 2021





LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Tính. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong
luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2021
Tác giả

Trịnh Thu Giang
XÁC NHẬN
CỦA KHOA CHUYÊN MÔN

XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS Nguyễn Thị Tính

1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, Tác giả đã nhận
được sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ tận tình của các cấp lãnh
đạo, của các thầy, cơ giáo, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo khoa Tâm lý - Giáo
dục, trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Đặc biệt là các thầy, cô giáo đã
trực tiếp giảng dạy lớp Thạc sĩ quản lí giáo dục K27 - Yên Bái đã tạo điều kiện, đóng

góp nhiều ý kiến quý báu cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
văn thạc sĩ.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Tính,
người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả tiến hành các hoạt
động nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn này.
Với thời gian nghiên cứu cịn hạn chế, thực tiễn cơng tác lại vô cùng sinh
động, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý
kiến đóng góp chân thành từ các thầy giáo, cơ giáo, đồng nghiệp và bạn bè để luận
văn được hoàn thiện nhanh chóng và hiệu quả.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2021
Tác giả

Trịnh Thu Giang

2


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục................................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................................iv
Danh mục các bảng...........................................................................................................................v
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................................2
4. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................................2
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.....................................................................................3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu............................................................................................3

7. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................3
8. Cấu trúc của luận văn................................................................................................................ 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SINH T ỒN
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON....................................................................5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề............................................................................................5
1.1.1. Trên thế giới............................................................................................................................5
1.1.2. Ở Việt Nam..............................................................................................................................5
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài.................................................................................7
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục...................................................................................................7
1.2.2. Kỹ năng, kỹ năng sinh tồn, giáo dục kỹ năng sinh tồn...........................................9
1.2.3. Giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6 tuổi...........................................................11
1.2.4. Quản lý giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6 tuổi..........................................12
1.3. Một số vấn đề về giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
mầm non............................................................................................................................................. 13
1.3.1. Đặc điểm của trẻ 5 - 6 tuổi...........................................................................................13
1.3.2. Tầm quan tr ọng c ủa vi ệc giáo d ục kỹ năng sinh t ồn cho tr ẻ 5 - 6
tuổi ở trường mầm non ............................................................................................................15
3


1.3.3. Mục tiêu và nguyên tắc giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6 tu ổi ...........16
1.3.4. Nội dung giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6 tu ổi ở tr ường m ầm
non........................................................................................................................................................ 18
1.3.5. Các phương pháp và con đường giáo dục kỹ năng sinh tồn cho tr ẻ 5 - 6
tuổi ở trường mầm non...............................................................................................................18
1.3.6. Đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
mầm non............................................................................................................................................. 21
1.4. Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục kỹ năng sinh tồn cho tr ẻ 5- 6
tuổi ở trường mầm non...............................................................................................................22
1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm

non........................................................................................................................................................ 22
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5- 6
tuổi ở trường mầm non...............................................................................................................23
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sinh tồn cho tr ẻ 5- 6
tuổi ở trường mầm non...............................................................................................................24
1.4.4. Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng
sinh tồn cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non...................................................................26
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng sinh t ồn cho tr ẻ 5-6
tuổi ở trường mầm non...............................................................................................................26
1.5.1. Các yếu tố chủ quan..........................................................................................................26
1.5.2. Các yếu tố khách quan.....................................................................................................27
Kết luận Chương 1........................................................................................................................ 28
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SINH TỒN CHO
TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ YÊN BÁI,
TỈNH YÊN BÁI................................................................................................................................. 30
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu.....................................................................................30
2.1.1. Khái quát về các trường mầm non thành phố Yên Bái.......................................30
2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng.........................................................................................33
2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6 tu ổi tại các tr ường
mầm non thành phố Yên Bái.....................................................................................................34

4


2.2.1. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5-6 tu ổi ở tr ường m ầm
non thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái......................................................................................34
2.2.2. Nội dung giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6 tu ổi t ại các tr ường
mầm non thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái..........................................................................36
2.2.3. Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sinh t ồn
cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non thành phố Yên Bái...................................40

2.2.4. Các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sinh t ồn cho tr ẻ 5
- 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Yên Bái..........................................................44
2.2.5. Đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sinh tồn cho tr ẻ 5 - 6 tu ổi ở các
trường mầm non thành phố Yên Bái.....................................................................................44
2.3. Thực trạng về quản lý giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6 tu ổi tại
các trường mầm non thành phố Yên Bái..............................................................................46
2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sinh tồn cho tr ẻ 5 - 6 tu ổi
ở các trường mầm non thành phố Yên Bái..........................................................................46
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sinh tồn cho tr ẻ 5 - 6
tuổi ở các trường mầm non thành phố Yên Bái................................................................49
2.3.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai giáo dục kỹ năng sinh t ồn cho tr ẻ 5 - 6
tuổi tại các trường mầm non thành phố Yên Bái.............................................................51
2.3.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá, kết quả giáo dục kỹ năng sinh tồn cho
trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non thành phố Yên Bái...........................................54
2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng sinh tồn cho tr ẻ 56 tuổi ở các trường mầm non thành phố Yên Bái............................................................55
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sinh tồn cho tr ẻ
5 - 6 tuổi tại các trường mầm non thành phố Yên Bái...................................................57
2.4.1. Những ưu điểm...................................................................................................................57
2.4.2. Những hạn chế....................................................................................................................58
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế................................................................................59
Kết luận chương 2......................................................................................................................... 60

5


Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SINH T ỒN CHO
TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ YÊN BÁI,
TỈNH YÊN BÁI................................................................................................................................. 61
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp.........................................................................................61
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu............................................................................61

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn...........................................................................61
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi...............................................................................62
3.2. Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sinh t ồn cho tr ẻ 5 - 6 tu ổi
tại các trường mầm non thành phố Yên Bái.......................................................................62
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và gia đình
trẻ về sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6 tuổi ...................62
3.2.2. Tổ chức phát triển chương trình giáo dục kỹ năng sinh t ồn cho tr ẻ 5
- 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái...............................65
3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về giáo dục kỹ
năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6 tuổi..............................................................................................69
3.2.4. Chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội đ ể tổ chức ho ạt
động giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6 tuổi.........................................................72
3.2.5. Tổ chức giám sát, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sinh t ồn cho
trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Yên Bái.............................................75
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.....................................................................................78
3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các bi ện pháp...........78
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm....................................................................................................78
3.4.2. Phương pháp khảo nghiệm...........................................................................................79
3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm..................................................................................................79
3.4.4. Tiến trình khảo nghiệm.....................................................................................................79
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm......................................................................................................80
Kết luận Chương 3........................................................................................................................ 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................87
PHỤ LỤC

6


7



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGH

: Ban giám hiệu

CBGV

: Cán bộ giáo viên

CBQL

: Cán bộ quản lý

CMHS : Cha mẹ học sinh
ĐTB

: Điểm trung bình

GD

: Giáo dục

GDKNS

: Giáo dục kỹ năng sống

GV


: Giáo viên

GVMN: Giáo viên mầm non
KNS

: Kỹ năng sống

KNST

: Kỹ năng sinh tồn

NXB

: Nhà xuất bản

QL

: Quản lý

SL

: Số lượng

TB

: Trung bình


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Chất lượng chăm sóc, ni dưỡng trẻ bậc học mầm non..................31

Bảng 2.2. Thông tin về đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên....................................32
Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu của giáo dục KNST cho trẻ
5 -6 tuổi ở trường mầm non................................................................35
Bảng 2.4.

Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6
tuổi tại các trường mầm non thành phố Yên Bái........................................36

Bảng 2.5. Thực trạng các kỹ năng sinh tồn đã được giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi
ở các trường mầm non thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.........................38
Bảng 2.6. Thực trạng phương pháp giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6 tuổi
tại các trường mầm non thành phố Yên Bái............................................41
Bảng 2.7. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sinh tồn
cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Yên Bái...................43
Bảng 2.8. Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6
tuổi ở các trường mầm non thành phố Yên Bái.......................................45
Bảng 2.9. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sinh tồn cho tr ẻ 5 - 6
tuổi ở các trường mầm non thành phố Yên Bái..................................47
Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ
5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Yên Bái..........................50
Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo triển khai giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6
tuổi tại các trường mầm non thành phố Yên Bái.....................................52
Bảng 2.12. Thực trạng kiểm tra đánh giá, kết quả giáo dục kỹ năng sinh tồn cho
trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non thành phố Yên Bái........................54
Bảng 2.13. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục KNST cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Yên Bái..................56
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sinh
tồn cho trẻ 5 -6 tuổi................................................................................80
Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sinh tồn cho trẻ 5 -6 tuổi.........................................................................82



MỞ ĐẦ U
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ 5 - 6 tuổi tính tự lập chưa cao, các em phụ thu ộc vào cha m ẹ, cô và
người lớn trong mọi mối quan hệ, trẻ có nguy cơ bị tai nạn thương tích và b ị
mất an tồn do nhiều nguyên khác nhau, vì vậy giáo dục kỹ năng sinh t ồn cho
trẻ mẫu giáo là vấn đề được nhiều nước quan tâm giáo dục nhằm giảm thiểu tai
nạn thương tích ở trẻ em. Giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6 tuổi giúp trẻ
nhận diện được những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra và kỹ năng phịng
tránh để đảm bảo an tồn về tính mạng và giảm thiểu tới mức thấp nhất về tai
nạn thương tích có thể xảy ra đối với trẻ. Chính vì vậy mà chương trình giáo dục
mầm non giai đoạn 5 - 6 tuổi có nội dung giáo dục an toàn cho trẻ, điều này được
thể hiện trong bộ Chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi.
Sinh tồn là bản năng sẵn có ở trong mỗi người ngay từ khi m ới sinh ra,
song cần được giáo dục, rèn luyện thường xuyên. Tre mẫu giáo là l ứa tuổi còn
nhỏ chưa có kinh nghiệm sống. Nhưng ở giai đoạn 5, 6 tuổi là trẻ có khả năng
học hỏi, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát tri ển nhân cách trong
tương lai sau này. VÌ vậy việc chuẩn bị hành trang vào l ớp 1 có vai trị là n ền
tảng giúp trẻ hình thành nhân cách gốc đ ể ti ếp tục phát tri ển kỹ năng ở l ứa
tuổi học sinh tiểu học một cách thuận lợi. Giáo dục các kỹ năng sống đặc biệt là
kỹ năng sinh tồn cho trẻ để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân tránh kh ỏi những
nguy hiểm, chủ động trong cách phịng tránh để tự vệ sống an tồn, kh ỏe mạnh
và giảm thiểu tai nạn thương tích là việc làm cần thi ết trong b ối c ảnh hi ện nay.
Khi trẻ được giáo dục các kỹ năng sinh tồn phù h ợp thì chúng có th ể t ự mình
bảo vệ bản thân cũng như có tâm lý vững vàng nếu ch ẳng may r ơi vào hồn
cảnh khó khăn, trẻ sẽ có bản lĩnh để tự thốt khỏi tình hu ống nguy hi ểm. Trên
thực tế tình trạng trẻ em thụ động, khơng biết ứng phó trong những hồn cảnh
nguy cấp, khơng biết cách bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hi ểm, tìm
kiếm sự giúp đỡ... để lại những hậu quả thật thương tâm và đáng ti ếc ngày


1


càng nhiều trong xã hội. Thực tế này khiến cho xã hội, các nhà tâm lý giáo d ục,
đặc biệt là bậc học giáo dục mầm non phải suy nghĩ.
Vấn đề giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5, 6 tuổi ở các tr ường m ầm non
nói chung và các trường mầm non thành phố Yên Bái trong những năm qua đã
được triển khai thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý
giáo dục cấp trên. Tuy nhiên việc tổ chức giáo dục kỹ năng sinh t ồn ch ưa tri ển
khai rộng rãi vì gặp một số khó khăn, bất cập trong q trình tổ chức nên cịn
mang tính hình thức, chất lượng và hiệu quả chưa cao.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu
của mình là “Quản lý giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5-6 tuổi ở các
trường mầm non thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái” làm luận văn thạc sĩ của
mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sinh
tồn cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Yên Bái, t ỉnh Yên Bái, tác
giả đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sinh t ồn cho trẻ nhằm giảm
thiểu những tai nạn đáng tiếc xảy ra, giúp trẻ sống an toàn, khỏe mạnh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý giáo dục kỹ năng sinh tồn cho tr ẻ
5 - 6 tuổi ở các trường mầm non;
3.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sinh tồn cho tr ẻ 5 - 6
tuổi ở các trường mầm non thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6
tuổi ở các trường mầm non tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5- 6 tu ổi tại các tr ường m ầm non thành

phố Yên Bái trong thời gian qua đã được quan tâm thực hiện và đạt được nh ững
kết quả nhất định song vẫn còn những hạn chế do các nguyên nhân khách
quan, nguyên nhân chủ quan, trong đó có nguyên nhân thu ộc về y ếu t ố qu ản lý.

2


Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sinh tồn cho tr ẻ 5 - 6
tuổi tại các trường mầm non thành phố Yên Bái một cách khoa học, phù h ợp v ới
điều kiện thực tiễn của nhà trường và đối tượng trẻ mầm non, thì sẽ nâng cao
hiệu quả giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ tại các trường mầm non tại thành
phố Yên Bái.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sinh tồn cho tr ẻ 5 - 6 tu ổi ở các
trường mầm non tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
5.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài khảo sát trên cán bộ quản lý cấp Phòng, cấp trường và giáo viên của
6 trường mầm non tại thành phố Yên Bái.
6.2. Phạm vi thời gian khảo sát nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài được tiến hành từ tháng 11 năm 2020 đ ến tháng 4 năm
2021.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu các đề tài, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà
nước, nhiệm vụ năm học về quản lý giáo dục, giáo dục kỹ năng sinh t ồn cho tr ẻ
5 - 6 tuổi.

Thu thập các tài liệu liên quan đến quản lý giáo dục kỹ năng sinh tồn cho
trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non; từ đó phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ th ống
hóa khái quát hóa, nhằm xây dựng khung lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
Tiến hành quan sát hoạt động giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6 tuổi ở
trường mầm non để thu thập thêm thông tin bổ sung cho vi ệc đánh giá thực

3


trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
tại thành phố Yên Bái.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Thiết kế các phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha m ẹ tr ẻ trên
địa bàn thành phố Yên Bái về thực trạng giáo dục kỹ năng sinh t ồn cho tr ẻ 5 - 6
tuổi ở trường mầm non và quản lý giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6 tu ổi ở
trường mầm non tại thành phố Yên Bái.
7.2.3.Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non nhằm
tìm hiểu sâu hơn về thực trạng vấn đề.
7.2.4.Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp quản lý và tính cần thi ết, khả thi
của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sinh tồn cho tr ẻ 5 - 6 tu ổi ở tr ường
mầm non tại thành phố Yên Bái.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng các công thức toán, thống kê để xử lý số liệu điều tra, kết quả
nghiên cứu, hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu lý luận và th ực ti ễn đã nêu
trên nhằm rút ra các kết luận khoa học.
8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và ph ụ lục,
luận văn gồm ba chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6
tuổi ở trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6 tu ổi
tại các trường mầm non thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sinh tồn cho tr ẻ 5 - 6 tu ổi
tại các trường mầm non thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SINH TỒN
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Tại nhiều nước phương Tây, thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng
về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối di ện và đương đầu v ới
những khó khăn, cách vượt qua những khó khăn đó cũng nh ư cách tránh nh ững
mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người và người. Đó là những kỹ năng quan
trọng để con người làm việc hiệu quả và có thể thành cơng trong cuộc s ống.
Ở Nga đã có một số chương trình giáo dục kỹ năng xã hội, trong đó đ ặc
biệt chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sinh tồn tr ước nh ững tình hu ống khó
khăn trong cuộc sống dành cho trẻ em và phụ huynh. Luật bảo vệ an toàn cho
trẻ em được ban hành rộng rãi trên cả nước Cộng hoà Liên bang Nga. Các đ ịa
phương cũng tuyên bố cam kết bảo vệ an toàn cho trẻ em dưới mọi hình thức.
Ở các nước trong khu vực Châu Á nói chung và những nước trong khu v ực
Đơng Nam Á, gần với Việt Nam thì việc nghiên cứu và áp d ụng th ử nghi ệm giáo
dục các kỹ năng sống cơ bản, trong đó có kỹ năng sinh tồn cũng r ất đ ược quan

tâm.
Tại Nhật một quốc gia thường xuyên xảy ra động đất và các th ảm h ọa
thiên nhiên, nên việc giáo dục kỹ năng sinh tồn cho tr ẻ được ti ến hành từ b ậc
học mầm non với những bài học tình huống mô phỏng như thực tế giúp trẻ
biết cách tự bảo vệ mình. Tại Hàn Quốc, học sinh tiểu học được học cách đ ối
phó, thích ứng với các tai nạn như cháy, động đất, thiên tai.
Như vậy, một số quốc gia trên thế giới đã quan tâm đến việc giáo dục kỹ
năng sống, đặc biệt kỹ năng sinh tồn cho trẻ em từ lứa tuổi mầm non. Những
chương trình này nhằm hình thành cho trẻ em những kỹ năng c ơ b ản giúp
chúng thích ứng và thành cơng trong cuộc sống tương lai.
1.1.2. Ở Việt Nam
Những năm gần đây, kỹ năng sinh tồn được coi là kỹ năng s ống c ơ b ản
được đưa vào hoạt động giáo dục. Với ý nghĩa quan tr ọng và cần thi ết cho m ọi

5


người đặc biệt là trẻ em, nó trở thành vấn đề được cả ngành giáo dục và xã h ội
quan tâm.
Các tổ chức phi chính phủ cùng với Chính phủ Việt Nam ti ến hành th ực
hiện các chương trình, dự án giáo dục kỹ năng sinh tồn. Dự án: “Giáo d ục phịng
tránh tai nạn bom mìn cho học sinh tiểu học” do Sở giáo dục và đào tạo t ỉnh
Quảng Trị với Tổ chức Cứu trợ - Phát triển Mỹ Cathilic Relief Services th ực hi ện.
Chương trình “Phịng tránh tai nạn thương tích” do Ủy ban bảo vệ và chăm
sóc trẻ em phối hợp với Tổ chức UNICEF triển khai. Chương trình nh ằm giúp
giảm thiểu tỉ lệ trẻ em bị chết và tàn tật do tai nạn thương tích ở Vi ệt Nam. D ự
án “Bạn hữu trẻ em” được thực hiện bởi UNICEF và Chính phủ Việt Nam. Đây là
chương trình kết hợp các chương trình giáo dục, phát tri ển và s ống cịn c ủa tr ẻ
em, bảo vệ trẻ em và được thực hiện tại một số tỉnh như Đồng Tháp, Kon Tum,
Ninh Thuận,... Dự án “Kỹ năng từ chối - nói không” v ới những cám d ỗ c ủa cu ộc

sống; trang bị cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ mình trước những nguy c ơ nh ư
ma túy, lạm dụng tình dục, bóc lột sức lao động, biết làm chủ chính mình, kỹ
năng nhận thức và quản lý cảm xúc, kỹ năng điều hành sinh hoạt nhóm…
Nhìn chung, các chương trình trên đã giúp tăng cường nhận thức kỹ năng
sinh tồn của trẻ em và hình thành bước đầu kỹ năng này cho các em. Đ ồng th ời
nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng, xã hội trong vi ệc th ực hi ện quy ền
trẻ em. Song, các chương trình này chỉ thực hiện mang tính địa ph ương, th ời
gian thực hiện ít, chưa liên tục. Bên cạnh đó, đối tượng chủ yếu của các ch ương
trình, dự án là học sinh và chưa thật sự có nhi ều chương trình dành cho tr ẻ
mẫu giáo, mầm non.
Trương Thị Hoa Bích Dung (2012), nghiên cứu về hướng dẫn và rèn luy ện
kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, đã xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh tiểu học và khảo sát đánh giá thực tr ạng v ề giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học hiện nay và đ ề xu ất các bi ện
pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ti ểu h ọc trong đó có kỹ năng sinh t ồn
như kỹ năng tự nhận thức, tự vệ vv...[15].
Nguyễn Thế Duy, Nguyễn Mai Anh (2014), nghiên cứu về phịng tránh tai
nạn thương tích thường gặp cho trẻ em trong đó có trẻ mẫu giáo, các tác gi ả đã

6


liệt kê các danh mục kỹ năng cần giáo dục cho trẻ em, tuy nhiên ch ưa nh ấn
mạnh đến kỹ năng sinh tồn cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi [16].
Lê Thị Minh Hà (2015), nghiên cứu về hướng dẫn tình huống thốt nạn,
thốt hiểm, sơ cấp cứu và phòng ngừa chữa cháy trong nhà tr ường, đ ề xu ất các
nội dung giáo dục cho học sinh về cách phịng tránh tình hu ống khi có h ỏa ho ạn
cháy xảy ra trong nhà trường [19].
Nguyễn Thị Thu Hà (2012), nghiên cứu về thực trạng giáo dục trẻ mẫu
giáo 5- 6 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy cơ khơng an tồn t ại m ột s ố

trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả đã giúp trẻ mẫu giáo
nhận diện một số tình huống khơng an tồn đối với trẻ và cách phịng tránh
[20].
Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Việt Dũng (2017), nghiên cứu về giáo dục
kỹ năng phịng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5- 6 tu ổi qua mô ph ỏng b ằng
video hoạt hình với sự hỗ trợ của cơng nghệ điện toán đám mây; tác gi ả đã s ử
dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục KNST cho tr ẻ m ẫu giáo 5- 6
tuổi [24].
Nguyễn Dục Quang (2010), nghiên cứu về những nội dung và bi ện pháp
nhằm hướng dẫn thực hiện giáo dục kỹ năng sinh tồn cho học sinh phổ thông
[36].
Lê Thị Thanh Thúy (2010), nghiên cứu các biện pháp giáo dục kỹ năng sinh
tồn cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động vui chơi; tác gi ả đã khái quát vai trò
của hoạt động vui chơi đối với giáo dục kỹ năng sinh tồn cho tr ẻ và các bi ện
pháp sử dụng hoạt động vui chơi để giáo dục KNST cho trẻ mẫu giáo [39].
Tác giả Đỗ Thị Thu Hương nghiên cứu quản lý hoạt động phịng ngừa tai
nạn thương tích cho trẻ mầm non huyện Đông Anh, thành phố Hà N ội. Tác gi ả
trên cơ sở khái quát cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng ngừa tai nạn
thương tích cho trẻ, tiến hành nghiên cứu thực trạng qu ản lý hoạt đ ộng phòng
ngừa tai nạn thương tích cho trẻ mầm non huyện Đơng Anh và đ ề xu ất các gi ải
pháp quản lý hoạt động này tốt hơn. [Đỗ Thị Thu Hương (2016), Quản lý hoạt

7


động phịng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ mầm non huy ện Đông Anh, thành
phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ]
Tác giả Trương Thị Ngọc Loan nghiên cứu quản lý hoạt động phịng ngừa
tai nạn thương tích cho trẻ mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Trong
đó nhấn mạnh để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phịng ngừa tai n ạn

thương tích cho trẻ cần thực hiện đồng bộ các bi ện pháp nh ư ch ỉ đ ạo kh ảo sát
các nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ mầm non; l ập kế hoạch ho ạt
động phịng chống thương tích cho trẻ; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ,...[ Trương Thị Ngọc Loan (2017),
Quản lý hoạt động phịng ngừa tai nạn thương tích cho tr ẻ m ầm non qu ận C ầu
Giấy, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ ]
Thực tế đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về giáo dục kỹ năng phịng
tránh tai nạn thương tích cho trẻ và giáo dục kỹ năng sinh t ồn cho tr ẻ nh ưng
cịn thiếu vắng những cơng trình nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sinh
tồn cho trẻ tại các trường mầm non thuộc khu vực miền núi đây chính là lý do
tác giả chọn đề tài để nghiên cứu.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục
Theo nghĩa Hán Việt “Quản” có nghĩa là bao trùm, coi sóc, trơng coi t ất c ả,
giữ gìn, duy trì ở trạng thái ổn định; “lý” nghĩa là chỉnh đốn, s ửa sang, đ ổi m ới.
Vì vậy, “Quản lý” tức là bảo quản, duy trì, đổi mới, phát tri ển sự vật ở trạng thái
ổn định trong bối cảnh biến động.
Tác giả Henry Fayol thì cho rằng: “Quản lý nghĩa là dự kiến, tổ chức, lãnh
đạo, phối hợp và kiểm tra”. Harold Koontz định nghĩa: “Quản lý là một thiết yếu,
nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đ ạt đ ược các m ục đích c ủa
nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành m ột mơi tr ường mà
trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với th ời gian, ti ền
bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [Dẫn theo 23].

8


Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “QL là tác động có mục đích, có kế hoạch
của chủ thể người QL đến tập thể người lao động nói chung (khách th ể QL)
nhằm thực hiện mục tiêu dự kiến” [21].

Hà Thế Ngữ cho rằng QL là một quá trình định hướng, q trình có m ục
tiêu, QL một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định [33].
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau v ề qu ản lý, song t ựu chung l ại
quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế ho ạch và có h ệ th ống
thơng tin của chủ thể quản lý đến khách th ể đối tượng quản lý về các m ặt
chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống các chính sách, các
nguyên tắc và các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong đi ều ki ện
biến động của mơi trường, làm cho tổ chức hoạt động có hiệu quả.
- Quản lý giáo dục
Theo Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có
ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm m ục đích
đảm bảo cho sự hình thành nhân cách thế hệ trẻ trên c ơ s ở nh ận th ức và v ận
dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy lu ật c ủa qu ản lý giáo
dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em” [26, tr.27].
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch, phù hợp quy luật của chủ th ể quản lý (h ệ giáo d ục)
nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối nguyên lý giáo d ục c ủa Đ ảng, th ực
hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội ch ủ nghĩa Vi ệt Nam, mà tiêu
điểm hội tụ là quá trình dạy học giáo dục thế hệ trẻ, đưa h ệ giáo d ục tới m ục
tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [37].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “QL GD nói chung là thực hiện đường lối GD
của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, t ức là đ ưa nhà tr ường v ận hành
tiến tới mục tiêu ĐT theo nguyên lý GD” [4].
Bùi Văn Quân: “QL GD là một dạng của QL xã hội trong đó diễn ra q
trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ ch ức và th ực hi ện các
nguồn lực, các tác động của chủ thể QL theo k ế hoạch ch ủ đ ộng đ ể gây ảnh
hưởng đến đối tượng QL được thực hiện trong lĩnh vực GD, nh ằm thay đ ổi hay

9



tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự ổn định và phát tri ển c ủa GD trong vi ệc đáp ứng
các yêu cầu mà xã hội đặt ra đối với GD [38].
Như vậy có thể hiểu quản lý giáo dục là: “Hệ thống tác động có mục đích,
có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho h ệ th ống v ận hành
theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện đ ược các tính ch ất c ủa
nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm h ội t ụ là quá trình d ạy h ọc giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, ti ến lên tr ạng thái
mới về chất”.
1.2.2. Kỹ năng, kỹ năng sinh tồn, giáo dục kỹ năng sinh tồn
Kỹ năng
Tùy cách tiếp cận, có thể có nhiều cách định nghĩa về kỹ năng.
Từ điển Việt Nam chia kỹ năng thành 2 mức: Kỹ năng b ậc th ấp (b ậc I) và
kỹ năng bậc cao (bậc II). Kỹ năng bậc 1 là năng lực của chủ th ể th ực hi ện công
việc đúng với những mục tiêu và điều kiện cụ thể. Kỹ năng bậc 2 là kh ả năng
chủ thể tiến hành công việc một cách linh hoạt, sáng tạo trong m ọi đi ều ki ện
khác nhau [35].
Nhà nghiên cứu Đặng Thành Hưng kỹ năng việc chủ th ể ti ến hành công
việc một cách tự giác, có kỹ thuật và có kết quả nhất định đáp ứng m ục tiêu hay
chuẩn đã định trước. Có kỹ thuật tức là thực hiện cơng việc có trình tự, tn
theo qui tắc và u cầu kỹ thuật nhất định [25].
Kỹ năng có được hình thành khi cá nhân thực hiện lặp đi lặp lại một hoặc
một nhóm cơng việc nào đó. Hiểu theo nghĩa hẹp kỹ năng là những thao tác, hành
động cụ thể của chủ thể. Hiểu theo nghĩa rộng kỹ năng là khả năng, các năng lực
của con người.
Theo Hoàng Anh: kỹ năng là "khả năng vận dụng ki ến thức để gi ải quy ết
một nhiệm vụ mới" [1]. Còn tác giả Nguyễn Văn Đồng cho rằng kỹ năng là năng
lực vận dụng những tri thức đã được lĩnh hội để thực hiện có hi ệu qu ả một
hoạt động tương ứng trong những điều kiện cụ thể [18].
Từ những khái niệm của những nhà nghiên cứu trên cho th ấy những đi ểm
chung trong quan niệm về kỹ năng:


10


+ Tri thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kỹ năng. Tri th ức ở đây bao
gồm tri thức về cách thức hành động và tri thức về đối tượng hành động.
+ Kỹ năng là sự chuyển hoá tri thức thành năng lực hành động của cá nhân.
+ Kỹ năng luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt đ ộng nh ất đ ịnh
nhằm đạt được mục đích đã đặt ra.
Từ sự phân tích trên, tác giả luận văn chọn khái niệm sau làm khái ni ệm
cơ bản của đề tài: Kỹ năng là năng lực thực hiện một hành động hay m ột hoạt
động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri th ức, cách th ức hành
động, thao tác đúng đắn để đạt được mục đích đề ra.
Kỹ năng sinh tồn
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan niệm khác nhau v ề kỹ năng s ống.
Có thể nêu ra một số cách tiếp cận kỹ năng sống như sau:
Xét ở phạm vi rộng, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục c ủa Liên hi ệp
quốc (UNESCO) đưa ra khái niệm về kỹ năng s ống giáo dục dựa trên c ơ s ở g ồm
bốn mục tiêu - trụ cột cơ bản của giáo dục: Học để bi ết - Học đ ể làm - H ọc đ ể
là chính mình - Học để cùng chung sống, đó là: kỹ năng s ống là năng l ực cá nhân
để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cu ộc s ống hàng ngày. Đó là
khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù h ợp v ới cách ứng x ử tích
cực giúp con người có thể kiểm sốt, quản lý có hi ệu quả các nhu c ầu và nh ững
thách thức trong cuộc sống hàng ngày [45].
Quỹ Cứu trợ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) (2012) đưa ra quan đi ểm:
Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội có liên quan đ ến tri th ức,
những giá trị và thái độ, cuối cùng thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các
cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách th ức
của cuộc sống. Cách tiếp cận này nhấn mạnh sự cân bằng v ề ti ếp thu tri th ức,
hình thành thái độ và kỹ năng nhằm giúp thay đổi ho ặc hình thành hành vi m ới

[45].
Kỹ năng sinh tồn là những kỹ thuật mà một người có thể sử dụng đ ể duy
trì sự sống trong bất kỳ loại môi trường tự nhiên hoặc môi tr ường xây d ựng
nào. Những kỹ thuật này nhằm cung cấp các nhu yếu phẩm cơ bản cho cu ộc

11


sống của con người bao gồm nước, thức ăn và nơi trú ẩn. Các kỹ năng cũng h ỗ
trợ kiến thức và tương tác thích hợp với động vật và thực vật để thúc đẩy sự
duy trì sự sống trong một khoảng thời gian. Kỹ năng sinh tồn th ường g ắn li ền
với nhu cầu sống sót trong tình huống thảm họa. Kỹ năng sinh t ồn th ường là
những ý tưởng và khả năng cơ bản mà người xưa đã phát minh ra và sử dụng
trong hàng ngàn năm.
Tác giả chọn khái niệm sau làm khái niệm cơ bản của đề tài: Kỹ năng sinh
tồn là những kỹ năng hỗ trợ và quyết định sự an toàn c ủa tính m ạng cho con
người nói chung và trẻ em nói riêng trong nh ững tình hu ống khó khăn, nguy
hiểm xuất hiện đột xuất. Đây chính là những kỹ năng c ần đ ược giáo d ục cho tr ẻ
mẫu giáo 5 -6 tuổi.
Kỹ năng sinh tồn là khả năng cá nhân con người có được thơng qua giáo dục
hoặc trải nghiệm thực tiễn, giúp cho con người ứng xử tích cực, hiệu quả với mọi
biến đổi của đời sống xã hội, thích ứng với cuộc sống xã hội, sống mạnh khỏe và
an toàn.
1.2.3. Giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ 5 - 6 tuổi
Hiểu theo nghĩa rộng giáo dục là một q trình tồn v ẹn hình thành nhân
cách được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thơng qua các ho ạt
động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm truy ền
đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.
Hiểu theo nghĩa hẹp giáo dục là bộ phận của quá trình sư phạm (quá trình
giáo dục) là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, đ ộng c ơ, tình c ảm, thái đ ộ,

những nét tính cách, những hành vi, và thói quen cư xử đúng đắn trong xã h ội
thuộc các lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lao động và h ọc tập, th ẩm mỹ, v ệ
sinh... [40].
Với khái niệm về kỹ năng sinh tồn của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tu ổi theo tác gi ả
Mai Hiền Lê là khả năng trẻ 5 - 6 tuổi vận dụng nh ững ki ến th ức, kinh nghi ệm
của trẻ để nhận diện và đồng thời biết cách ứng phó trước các tình hu ống khó

12


×