Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 3-4 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.54 KB, 16 trang )

Phần mở đầu
Bối cảnh, lý do chọn viết sáng kiến
Mỗi chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với
bản thân, không có sức khỏe con người sống đâu - còn ý nghĩa. “Người khỏe
mạnh thì có trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước một điều” chắc hẳn ai còng
đoán được điều ước đó là có sức khoẻ. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để
mỗi người đều có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, thể dục
thể thao tinh thần thoải mái thì môi trường sống trong sạch đóng một vai trò vô
cùng quan trọng. Vậy môi trường sống trong sạch là gì? Làm thế nào để có môi
trường trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày
càng trong sạch hơn? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân
chúng ta.
Năng lượng ngày nay bị con người khai thác và sử dụng một cách cạn
kiệt, kéo theo nữa là hệ quả làm kinh tế xã hội chậm phát triển. Sử dụng tiết
kiệm năng lượng một công việc khó khăn, nhưng nú thực sự cần cố gắng, yêu
cầu và trách nhiệm đối với hành tinh nay để hành động đó trở thành thói quen
trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân.
Đó có nhiều hồi chuông cảnh báo về vấn đề ô nhiễm môi trường. Là một
giáo viên hàng ngày đang trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai của đất
nước, tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải
giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ý thức bảo vệ môi trường. Điều này
là vô cùng quan tọng trong đời sống của trẻ sau này, vì khi trẻ có ý thức bảo vệ
môi trường thì ý thức đó sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ, qua đó tạo nền tảng
hình thành nhân cách cho trẻ vững chắc sau này.

1


Nhận thức rõ trách nhiệm của một cô giáo mầm non ngay từ đầu năm học
tôi đã lựa chọn thực hiện sáng kiến :
“Một số biện pháp giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường cho trẻ 34 tuổi trường Mầm Non................................................................................”.


Phạm vi của sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng tại trường
..........................................................................................................
Đối tượng nghiên cứu: biện pháp giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi
trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ 3 - 4 tuổi.
Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo dục Mầm non.
Mục đích của sáng kiến: góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ
môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ 3 - 4 tuổi.
Phần nội dung
I. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu.
1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
Môi trường và vai trò của môi trường đối với sự phát triển toàn diện
của trẻ
Môi trường
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Ðiều 1, Luật
Bảo vệ Môi trường của Việt Nam)
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên
ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu
hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong
đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống
đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó.

2


Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố
tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động
đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã
hội loài người và các thể chế.

Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều
kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao
quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.
Thành phần của môi trường
Môi trường nói chung bao gồm tập hợp tất cả các thành phần của thề giới
vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của sinh
vật.
Môi trường sống của con người thường bao gồm các thành phần môi
trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo.
Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hóa học,
sinh học tồn tại khách quan, ngoài ý muốn con người hoặc ít chịu tác động, chi
phối của con người.
Môi trường xã hội: gồm mối quan hệ giữa con người với con người (con
người với tư cách là cá thể, cá nhân và nhân cách nghĩa là quan hệ giữa con
người với con người, con người với cộng đồng, cộng đồng với cộng đồng).
Môi trường nhân tạo: gồm các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã
hội.vv… do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.
Vai trò của môi trường
Thứ nhất phải nhắc đến môi trường là nơi chứa đựng và cung cấp tài
nguyên cho đời sống sản xuất của con người chúng ta
Môi trường một không gian sống lý tưởng cho sinh vật và con người
Chứa đựng chất thải đó là chức năng sống còn của môi trường
Môi trường là nơi lưu trữ cung cấp thông tin cho con người
3


Tóm lại môi trường là nơi mà chúng ta cần phải luôn luôn bảo vệ giữ gìn
vì môi trường là nguồn sống thiết thực và mang lại cho con người sự phát triển
phồn thịnh nhất.
Môi trường yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách

Yếu tố môi trường
Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, môi trường xã hội có tầm
quan trọng đặc biệt vì nếu không có xã hội loài người thì những tư chất có tính
người cũng không thể phát triển được. Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh
bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội xung quanh cần thiết cho
hoạt động sống và phát triển của trẻ nhỏ.
Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể được thực hiện trong một
môi trường nhất định. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương
tiện và điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó giúp trẻ chiếm lĩnh
được các kinh nghiệm để hình thành và phát triển nhân cách của mình.
Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách còn tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ
của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó, cũng như tùy thuộc vào xu hướng và
năng lực, vào mức độ cá nhân tham gia cải biến môi trường.
Như vậy có thể khẳng định môi trường nói chung có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với sự phát triển nhân cách của con người nói chung và trẻ em nói
riêng.
2. Thực trạng của vấn đề.
2.1. Thuận lợi:
* Về phía nhà trường Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ khuyến khích
sự tìm tòi sáng tạo của giáo viên, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương
tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ.
- Môi trường lớp học sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của trường khá
đầy đủ nên cho trẻ một môi trường học tập tốt.
4


* Giáo viên: Giáo viên đứng lớp đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn,
nhiệt tình, yêu trẻ.
- Bản thân nắm chắc phương pháp dạy học, luôn trau dồi kiến thức học

hỏi kinh nghiệm của chị em trong trường để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Luôn tham gia dự giờ, do trường, tổ chức
- Luôn có sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu trong kế hoạch lịch trình
khi thực hiện chuyên đề.
* Phụ huynh luôn quan tâm ủng hộ nhiệt tình các hoạt động, phong trào
của trường lớp. Kết hợp với giáo viên để chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt.
2.2. Khó khăn:
- Lớp học chật, số trẻ trong lớp đông 39 trẻ
- Hầu hết trẻ trong lớp là con đầu lòng nên được cha mẹ cưng chiều. Phần
lớn trẻ là con em dân tộc lên việc giáo dục bằng tiếng phổ thông gặp nhiều khó
khăn. Trẻ còn chưa có ý thức bảo vệ môi trường. Cha mẹ chưa dạy bảo trẻ về
vấn đề bảo vệ môi trường.
2.3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
- Nắm bắt được tình hình thực tế của lớp, tôi quyết định tìm ra biện pháp
giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy:
STT

Nội dung tiêu chí khảo sát

Số trẻ đạt

1
2
3
4
5

Biết chăm sóc và bảo vệ cây
Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp
Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định

Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào thùng rác
Không la hét to
Phân biệt được những hành động đúng, hành độ sai đối với

10
12
15
10
7

6
7
8

môi trường.
Biết tiết kiệm nước khi sử dụng
Nhắc nhở người lớn tiết kiệm điện

5

10
7
5


Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ có kiến thức trong việc bảo vệ
môi trường còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy việc giáo dục
trẻ bảo vệ môi trường được xác định là một trong các nhiệm vụ quan trọng, được
tiến hành trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Trên thực tế trên tôi đã bàn bạc tham mưu với BGH cùng lớp thống nhất

về phương pháp và đưa ra nhiều biện pháp thực hiện rèn trẻ và tôi đưa ra sáng
kiến “Một số biện pháp giáo dục trẻ Mầm non bảo vệ môi trường cho trẻ 3- 4
tuổi trường Mầm Non ...................................................................................... ”
II. Nội dung của sáng kiến
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Nói đến bảo vệ môi trường như có vẻ cao siêu với trẻ mầm non, nhưng nó
không hề khó khi ta áp dụng chỉ đơn giản là lồng ghép qua các hoạt động hàng
ngày của trẻ giúp trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”.
1. Phát động cuộc thi bảo vệ môi trường ngay tại lớp học.
Bản thân đã tổ chức cho các con thi vệ sinh lớp học tổ chức cho từng
nhóm trẻ giúp cô lao động trực nhật, lau dọn góc học tập, vui chơi, lau lá cây, vệ
sinh đồ dùng cá nhân,
Thi vệ sinh cá nhân: Rửa mặt, tay, chân, đúng cách, nhanh, sạch nhất...
Thi lấy và cất đồ chơi đúng quy định.
Thi thu gom rác thải như ống nhựa vỏ non coca.....
Thông qua các hoạt động hàng ngày trẻ được “Học mà chơi, chơi mà học”
được củng cố lại kiến thức qua đó hình thành những nề nếp, thói quen vệ sinh cá
nhân, bảo vệ môi trường lớp, môi trường sống.
Ưu điểm: Cá nhân trẻ dần sẽ có ý thức bảo vệ bản thân và biết bảo vệ môi
trường xung quanh.
Tính mới: Từ việc Gv không phải quát ác em vệ sinh mà tự trẻ tự giác bảo
vệ môi trường khi được tuyên dương khen ngợi.
6


2. Tuyên truyền vận động phụ huynh cùng tham gia giáo dục trẻ.
Ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi đang học kèm người lớn. Chính vì vậy, mà
người lớn luôn luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
Tuyên truyền vận động phụ huynh về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường và tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống hàng ngày và nhắc nhở phụ

huynh cùng tham gia thực hiện bằng khẩu hiệu “Mỗi người hãy trồng thêm một
cây xanh là thêm một hành động bảo vệ môi trường” phụ huynh lớp tôi đã ủng
hộ những chậu cảnh nhỏ để tạo cho khung cảnh vườn trường thêm đẹp hơn.
Vào những giờ hoạt động ngoài trời tôi thường trò chuyện cùng trẻ về ích
lợi của cây xanh như cây xanh đóng góp rất lớn trong việc bảo vệ bầu khí
quyển, làm cho không khí trong lành, cây xanh còn cung cấp cho trẻ nhiều hoa
thơm quả ngọt,
làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bôi, tiếng ồn... cung cấp cho con người
thức ăn, thuốc chữa bệnh, cây xanh của rừng còn giúp ngăn chặn lũ lụt.......
Bên cạnh đó, trẻ còn biết tận dụng các chiếc lá vàng, cây cổ trong vườn.
Chúng tôi hướng dẫn trẻ làm ra những con vật gần gũi như: con mèo, con trâu…
hay cho trẻ chơi bán hàng, nấu ăn, làm nón, quần áo... hay hướng dẫn trẻ tạo ra
các sản phẩm tạo hình. Qua đó chúng tôi giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên biết
chăm sóc, bảo quản, giữ gìn môi trường thiên nhiên mà mình đang sống.
Ngoài ra, tôi còn chuẩn bị nhiều loại hạt như: hạt đỗ, ngô, lạc... những loại
hạt dễ nảy mầm để trẻ dễ thực hành tra hạt và theo dõi sự nảy mầm và phát triển
của cây. Khi cây lớn trẻ chăm sóc cây như thế nào để cây cho quả, từ đó giáo
dục trẻ biết thành quả lao động của con người.
Ưu điểm: Phụ huynh sẽ quan tâm sat sao hơn khi Gv phát những bài tập
về nhà để cho phụ huynh hướng dẫn và nhắc nhở các con em mình về vấn đề
vứt rác đúng nơi quy định.
Tính mới; Bình thường giáo dục là nhiệm vụ của Gv nhưng khi mời cả
phụ huynh tham gia thì hiệu quả tăng gấp đôi.
7


3. Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong
hoạt động dạy học.
Mỗi môn học đều có mục đích – yêu cầu riêng, song tôi luôn chú ý lồng
ghép giáo dục trẻ bảo vệ môi trường một cách linh hoạt. Mỗi chủ đề có một nội

dung khác nhau song nói chung lại đều giúp cho trẻ có ý thức bảo vệ môi
trường.
VD: Lĩnh vực thẩm mỹ: Hàng ngày chúng tôi thống nhất trẻ cùng phụ
huynh mang đến lớp các loại phế liệu (vỏ hộp, bìa cattông, len, vải...) để làm đồ
dùng tự tạo phục vụ cho hoạt động của trẻ. Trẻ rất thích thú khi được cùng cô
tạo ra những con rối, các loại đồ dùng khác phù hợp với chủ đề mà trẻ được làm
quen. từ đó, chúng tôi giáo dục trẻ làm đâu gọn đấy, biết vứt rác vào đúng nơi
quy định, biết rửa tay lau tay khi làm bài xong. Như vậy, trẻ có ý thức tự dọn
dẹp gọn gàng ngăn nắp.
Đối với lĩnh vực khám phá khoa học và xã hội như “Tìm hiểu công việc
của cô lao công”, chúng tôi thường cho trẻ xem hình ảnh cô lao công ngày đêm
quét rác trên đường phố làm cho đường phố thêm sạch đẹp, từ đó trẻ luôn có ý
thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học sạch sẽ.
Tôi nhận thấy rằng giáo dục bảo vệ môi trường có mối liên hệ
khăng khít với bộ môn âm nhạc. Kết hợp giáo dục âm nhạc vào bảo vệ môi
trường giúp trẻ có hứng thú học tập đồng thời kích thích khả năng ghi nhớ, củng
cố rất nhiều kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường. Trẻ biết thể hiện các bài
hát nhẹ nhàng, tình cảm, đúng giai điệu lời ca, không hát quá to.
- Ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cũng góp phần quan trong trong việc
giúp trẻ làm quen với giữ gìn bảo và bảo vệ môi trường. chúng ta biết rằng văn
học là người bạn không thể thiếu đối với trẻ mầm non. Nó giúp trẻ phát triển
toàn diện về trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, đặc biệt phát triển ngôn ngữ mạch lạc,
khả năng nhận thức và hình thành nhân cách cho trẻ. Do vậy, ở lớp tôi việc giáo
dục bảo vệ môi trường cho trẻ tôi đã thường xuyên, kết hợp với môn văn học.
Thông qua các bài thơ, câu chuyện tôi đã dạy cho trẻ đọc diễn cảm, nhẹ nhàng,
8


không la hét to. từ đó, trẻ cảm nhận được về nội dung về thiên nhiên tươi
đẹp, những việc làm có Ých, có hại cho môi trường trẻ sẽ nhận ra đâu là việc tốt

đối với môi trường và trẻ hành động cho phù hợp.
Bên cạnh đó, tôi thường sưu tầm, sáng tạo thơ ca, câu thơ, hò vè có nội
dung bảo vệ môi trường để dạy trẻ.
Ưu điểm; Từ việc llồng ghép vào các môn làm cho trẻ thêm hứng thú tìm
tòi và hứng thú học hơn.
Có nhiều nhieu mon tỏng họp nentrẻ co tỏng họp cac noi dung.
Tính mới: Có nhiều môn học cho trẻ khi được lồng ghép tích hợp lại trẻ sẽ
hiểu rõ hơn về môn học.
4. Dạy trẻ bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động khác:
* Tôi nhận thấy rằng hoạt động góc chính là phương tiện giúp trẻ phát
triển toàn diện, đặc biệt là hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Thông qua hoạt
động trẻ phản ánh lại cuộc sống môi trường xung quanh trẻ, mô phỏng lại những
hành động quen thuộc của người lớn mà trẻ đã thấy, đã biết. Chính vì vậy, khi
cho trẻ hoạt động góc tôi hướng dẫn, gợi mở cho trẻ rõ ràng, chi tiết để trẻ hoạt
động tích cực và luôn chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phong phó, đa dạng nhằm thu
hút trẻ chơi. Đặc biệt tôi luôn lưu ý, kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong
hoạt động một cách phù hợp để qua đó trẻ có được hiểu biết và có được ý thức
tốt khi tham gia bảo vệ môi trường.
- Tôi cho trẻ được cùng nhau làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu
thiên nhiên, các phế liệu, từ đó trẻ rất hứng thú hoạt động và biết quý trọng các
sản phẩm do mình làm ra.
- Thông qua các trò chơi phân vai trẻ đóng vai và thể hiện các công việc
của người làm công tác bảo vệ môi trường như trồng cây, chăm sóc cây, thu gom
rác trong trò chơi “Bộ tập làm nội trợ” tôi chú ý dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước,
chế biến món ăn, thu dọn đồ dùng đoàng hoàng sau khi chế biến.

9


Thông qua các trò chơi học tập tôi dạy trẻ cách tìm hiểu các hiện tượng

trong môi trường, trẻ học cách so sánh, phân loại các hành vi tốt, hành vi xấu đối
với môi trường, phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn và tìm ra nguyên
nhân thông qua các trò chơi đóng kịch: trẻ thể hiện nội dung các câu chuyện bảo
vệ môi trường, thể hiện các hành vi có lợi và hành vi có hại cho môi trường
thông qua các trò chơi vận động. Trẻ mô tả các hành vi bảo vệ môi trường hoặc
làm hại cho môi trường: động tác cuốc đất trồng cây, tưới nước, bắt sâu là hành
vi có lợi cho môi trường, còn động tác gây tổn hại cho môi trường là chặt cây,
dẫn lên cỏ, đốt rừng, săn bắt chim thú.
* Thông qua các hoạt động ngoài trời
Hoạt động ngoài trời là hoạt động cần phải đảm bảo tính tích cực hoạt
động của trẻ làm giàu và củng cố kiến thức cho trẻ về môi trường xung quanh,
giáo dục cho trẻ những thói quen hành vi với mình nơi công cộng. Qua hoạt
động tôi cho trẻ được quan sát cây cối, các loại hoa, các loại rau… giúp cho trẻ
biết gieo hạt chăm
sóc và bảo vệ cây, không hái hoa bẻ cành, quét dọn vệ sinh sân trường
bằng những dông cụ làm bằng đồ phế thải trẻ rất vui thích và hứng thú hoạt
động.
VD: Tôi cho trẻ quan sát về các loại rau ở trong vườn trường trẻ sẽ được
nói lên những gì mà trẻ thấy đặc điểm của các loại rau, lợi ích của chúng thế
nào? Làm thế nào để chúng ta có rau ăn hàng ngày? Nếu không tưới nước và
nhổ cỏ cho rau thì chuyện gì sẽ xảy ra? Vì sao?... Với những câu hỏi mở như
vậy trẻ sẽ đưa ra ý kiến của mình từ đó trẻ thể hiện tính độc lập cá nhân, mạnh
bạo hơn, tự tin hơn. đồng thời kích thích được tính ham hiểu biết của trẻ.
Như vậy, khi trẻ tham gia hoạt động ngoài trời kiến thức sẽ được khắc sâu
trẻ học mà không biết là mình đang học. Đó sẽ là nền tảng để trẻ trở thành một
tuyên truyền viên tốt về chăm sóc và bảo vệ cây xanh cũng như môi trường xung
quanh trẻ.
* Thông qua hoạt động lao động
10



Ngoài hoạt động học chúng tôi thường xuyên giao nhiệm vụ cho trẻ qua
bảng phân công trực nhật hàng ngày.
Trẻ biết giúp cô lau dọn giá đồ dùng, đồ chơi, biết sắp xếp đồ dùng đúng
nơi quy định. Trẻ biết lau lá cây và chăm sóc cây xanh. từ đó, trẻ biết yêu thiên
nhiên yêu lao động.
Ưu điểm: Trẻ sẽ có tính sáng tạo, đoàn kết khi tham gia các hoạt động.
Tính mới: Việc giáo dục trẻ thông qua các hoạt động cho trẻ phát huy tính
nhanh nhạy, sáng tạo và khi về gia đình trẻ cũng sẽ có nhiều ý tướng mới về bảo
vệ môi trường.
III. Khả năng áp dụng của sáng kiến.
Qua tìm hiểu và thực hiện sáng kiến tôi nhận thấy có thể thực hiện đồng
thời, thành công các mục tiêu, yêu cầu của việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
do Bộ GD&ĐT phát động, Kế hoạch xây dựng trường học "Xanh, Sạch, Đẹp và
An toàn" của Phòng GD&ĐT .............,
Sáng kiến đã áp dụng và đem lại hiệu quả rõ rệt tại lớp mẫu giáo bé 3
tuổi ........................................................., kết quả sáng kiến có thể được nhân
rộng và áp dụng có hiệu quả tại nhiều lớp trên địa bàn có điều kiện tương tự như
Trường ..........................................................................
IV. Hiệu quả của sáng kiến
Sau khi áp dụng các biện pháp kể trên của sáng kiến tại lớp mẫu giáo 3
tuổi của trường ........................................ đã đem lại hiệu quả rõ rệt:
Hiệu quả về kinh tế:
Qua tổ chức phát động từ vỏ chai coca, chai dầu ăn đã tạo được nhiều đồ
dùng học tập cho trẻ và đồ chơi cho trẻ . và đã làm được nhiều giỏ hoa từ chai
dầu ăn, bàn là, lọ hoa....
- 100% trẻ ở lớp bước đầu có ý thức bảo vệ môi trường từ những việc làm
đơn giản.
11



- Phụ huynh quan tâm hơn đến công tác này và hỗ trợ nhiệt tình các loại
nguyên vật liệu phế thải cho Giáo viên ở lớp.
- Có rất nhiều sản phẩm được tạo ra từ nguồn nguyên vật liệu này và trẻ
hào hứng chơi với những đồ chơi ấy vì yếu tố mới lạ luôn hấp dẫn trẻ
Hiệu quả về xã hội.
Giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường là một điều vô cùng quan trọng.
Qua đó trẻ có mét số vốn kiến thức, thói quen khá tốt đối với môi trường
sống. Qua một thời gian triển khai đề tài tôi đã tiến hành khảo sát cho thấy kết
quả như sau:

STT

Nội dung tiêu chí khảo sát

1

Biết chăm sóc và bảo vệ cây
Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh

2
3
4

Số trẻ

So với đầu năm

đạt
39


tăng
29 trẻ

39

27 trẻ

39

24 trẻ

39

29 trẻ

39

32 trẻ

trường lớp
Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy
định
Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào

5

thùng rác
Không la hét to
Phân biệt được những hành động


6

đúng và hành động sai đối với môi trường và

39

29 trẻ

7
8

tiết kiệm năng lượng
Biết tiết kiệm nước khi sử dụng
Nhắc nhở người lớn tiết kiệm điện

39
30

32 trẻ
25 trẻ

* Về phía trẻ: Khích lệ được trí tưởng tượng sự tò mò của trẻ. Trẻ học
hứng thú hơn không những trong HĐH mà trong hoạt động góc còn thu
hút được nhiều trẻ hơn.
- Trẻ rất thích tham gia làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên liệu.
- Trẻ có hứng thú học, tiếp thu kiến thức nhanh.
- Trẻ yêu lao động và tạo ra cái đẹp
12



- Có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.
* Về phía giáo viên: Nâng cao hình thức đổi mới, tổ chức giờ học, giờ
chơi sinh động hấp dẫn hơn.
- Tham gia tập huấn đầy đủ nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường, vận động các phương pháp phù hợp gắn với cuộc sống thực của trẻ.
Hình thành cho trẻ những hành vi thái độ bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng
lượng.
Phần kết luận
Bài học kinh nghiệm
Bản thân giáo viên phải tự trang bị cho mình những kiến thức, hiểu biết
cặn kẽ về thực hiện các dự án trong trường học, không ngừng tự học tự bồi
dưỡng để đáp ứng nhu cầu đổi mới trong dạy học.
Đối với trẻ phải thường xuyên rèn luyện và được giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường, thường xuyên cho trẻ thực hành các buổi lao động vệ sinh.....
Ý nghĩa
Qua việc thực hiện và triển khai đề tài này đã giúp bản thân tôi tự hoàn
thiện năng lực rèn luyện trẻ và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Kinh nghiệm
tổ chức các các phong trào, các cuộc thi về bảo vệ môi trường cho trẻ. Đây sẽ là
những kinh nghiệm quý báu, là hành trang cho tôi trong quá trình công tác sau
này và tiếp tục đi sâu nghiên cứu và tìm ra phương pháp tổ chức đội phù hợp
trong thời gian tới.
- Với vai trò là người làm công tác giáo dục tôi nhận thức đúng đắn về vai
trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
Nâng cao nhận thức của Phụ huynh thông qua công tác tuyên truyền và vận
động.
đề này tạo được tiếng vang trong nhà trường

13



- Công tác này sẽ đạt được hiệu qủa cao hơn khi có sự tham mưu của Ban
Giám Hiệu nhà trường, sự phối hợp của các giáo viên trong tổ về ý nghĩa của
việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
Khả năng ứng dụng, triển khai của sáng kiến.
Qua tìm hiểu và thực hiện sáng kiến tôi nhận thấy có thể thực hiện đồng
thời, thành công các mục tiêu, yêu cầu của phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động, Kế hoạch xây
dựng trường học "Xanh, Sạch, Đẹp và An toàn" của Phòng GD&ĐT ..........
Sáng kiến đã áp dụng và đem lại hiệu quả rõ rệt tại lớp mẫu giáo 3 - 4
tuổi trường ............................................., kết quả sáng kiến có thể được nhân
rộng và áp dụng có hiệu quả tại nhiều trường trên địa bàn có điều kiện tương
tự ..................................................................................................
Đề xuất kiến nghị.
Kết quả của sáng kiến có thể còn thiếu sót vì vậy rất mong Hội đồng khoa
học các cấp và các bạn đồng nghiệp đóng góp, bổ sung để kết quả đề tài sớm
được áp dụng rộng rãi.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

..................., Ngày 29 tháng 4 năm 2018

HIỆU TRƯỞNG

Người viết sáng kiến

......................

.............................

14



15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008, của Bộ
GD&ĐT V/v phát động Phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” .
2. Kế hoạch số 17/KH-PGDĐT ngày 09 tháng 4 năm 2015 của Phòng
GD&ĐT Sông Mã về xây dựng trường học "Xanh, Sạch, Đẹp và An toàn”.
3. Bộ giáo dục và đào tạo dự án Việt-Bỉ, 2010: Dạy và học tích cực - Một
số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.
4. Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13.
5. Bùi Cách Tuyển, 2012. Vai trò quan trọng của giáo dục môi trương,
NXB giáo dục
6. Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Văn Khang, 1999. Một số phương pháp
tiếp cận giáo dục môi trường. NXB Giáo dục.
7. Hội nghị 10 năm công tác giáo dục, đào tạo môi trường. 2000. Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
9. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Các cơ quan báo chí mặt trận và ngành môi
trường phối hợp tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường. Hà Nội - 2010.
10 Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Giáo dục biến đổi khí hậu, kinh nghiệm từ
châu Âu và Việt Nam. Hà Nội - 2010.
11. Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nâng cao nhận thức môi trường. Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Hà Nội - 2003.

16




×