Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Triết lý nhân sinh phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần người dân tuyên quang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.93 KB, 99 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đang đặt ra
yêu cầu phải phát triển toàn diện mọi mặt đời sống xã hội, không chỉ là phát
triển kinh tế bền vững, mà còn giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xây dựng đời
sống tinh thần phong phú, lành mạnh cho nhân dân. Trong điều kiện hội nhập
quốc tế hiện nay, các lĩnh vực của đời sống xã hội đang có sự vận động, biến
đổi nhanh chóng, kéo theo sự biến động của tôn giáo theo xu hướng đa dạng
hóa, thế tục hóa và dân tộc hóa.
Trong các tôn giáo, Phật giáo là một học thuyết thể hiện tính triết lý sâu
sắc. Sự hịa quyện giữa Phật giáo và tín ngưỡng văn hóa dân tộc đã hình thành
nên Phật giáo Việt Nam với bản sắc riêng. Trên bước đi lịch sử của mình,
Phật giáo là tơn giáo gắn bó và đồng hành cùng dân tộc, có ảnh hưởng sâu
rộng đến đời sống tinh thần của nhân dân trên nhiều phương diện. Triết lý
nhân sinh của Phật giáo đã thấm sâu vào đời sống, nếp nghĩ của con người
Việt Nam và trở thành những giá trị tinh thần vô giá. Ảnh hưởng của Phật
giáo nói chung, triết lý nhân sinh của Phật giáo nói riêng ln có sự biến đổi
cùng những điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt từ khi
nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, những thành tựu phát triển kinh tế - xã
hội cùng với sự đổi mới tư duy lý luận, nhận thức về tôn giáo đã tạo điều kiện
cho Phật giáo phát triển không chỉ ở vùng Đồng bằng, các trung tâm thành
phố lớn, mà có sự phục hồi phát triển ở một số tỉnh miền núi - nơi trước đây
Phật giáo đã đi qua và để lại dấu ấn, di chỉ. Từ thực tế đó, nghiên cứu tìm hiểu
về sự tồn tại, phát triển cùng những ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống
tinh thần của đồng bào các dân tộc miền núi hiện nay có ý nghĩa thiết thực,
góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.


2


Ở khu vực miền núi Đông Bắc bộ, Tuyên Quang được ví như vùng đất
“phên dậu” của đất nước, nơi đây ghi giữ nhiều dấu tích lịch sử trong cơng
cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Các dấu ấn của Phật giáo ở Tuyên
Quang có từ khá sớm, từ thế kỷ XII-XIII gắn với thời kỳ phát triển rực rỡ của
Phật giáo Việt Nam. Trải qua thăng trầm lịch sử, triết lý nhân sinh của Phật
giáo đã góp phần làm sâu sắc thêm truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, tương
thân tương ái và bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc tỉnh Tuyên
Quang. Trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, những giá trị
văn hóa tinh thần ấy tiếp tục được phát huy, phát triển, đưa Tuyên Quang trở
thành quê hương giàu truyền thống cách mạng.
Trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển, Đảng bộ và nhân dân
các dân tộc tỉnh Tuyên Quang xác định để sớm thoát nghèo phải đi lên bằng
chính sức mạnh nội lực của mình, tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của
địa phương, huy động mọi nguồn lực để phát triển toàn diện. Với sự đổi mới
tư duy và hành động, Tuyên Quang đã đạt được những thành tựu đáng kể, đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, theo đó tín
ngưỡng, tơn giáo cũng có điều kiện để phục hồi phát triển, nhất là văn hóa
tâm linh, lễ hội truyền thống. Cùng với bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng
bào các dân tộc miền núi, các nội dung sinh hoạt Phật giáo trên địa bàn đã và
đang góp phần không nhỏ làm cho đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng
phong phú, đa dạng. Hoạt động Phật sự và hoằng pháp của Phật giáo Tuyên
Quang cũng có sự đổi mới gắn với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương; tổ chức quy mô gắn kết với Phật giáo trong khu vực và cả nước, thu
hút đơng đảo các tín đồ phật tử, nhân dân trong và ngoài tỉnh; các cơ sở thờ tự
được quan tâm tu tạo, xây dựng mới... Bên cạnh đó, ở Tuyên Quang cũng đã
xuất hiện một số đạo lạ phản văn hóa, tun truyền phản động, gây mất đồn
kết, làm ảnh hưởng đến trật tự an ninh.


3

Tình hình đó đặt ra u cầu nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo
trong đời sống tinh thần của người dân Tuyên Quang hiện nay, để có những
nhận định khách quan, đúng đắn và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giải
quyết tốt vấn đề tôn giáo, xây dựng đời sống tinh thần tiến bộ, lành mạnh cho
nhân dân, tạo ra sức mạnh tổng hợp đưa Tuyên Quang vươn lên phát triển.
Đây thực sự là vấn đề có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Triết lý nhân sinh
Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần người dân Tuyên
Quang hiện nay” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời kỳ đổi mới, ở nước ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về
Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần xã hội dưới
các góc độ khác nhau và đã đạt được những kết quả đáng trân trọng. Có thể kể
đến một số cơng trình như:
Việt Nam Phật giáo sử luận của GS Nguyễn Lang (Nxb Văn học, 1992)
đã đề cập đến các giai đoạn du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, vai trị của
các thiền sư trong cơng cuộc dựng nước và giữ nước.
Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam
hiện nay (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997) do GS Nguyễn Tài Thư chủ
biên đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trên một số lĩnh vực như: Ảnh hưởng
của Phật giáo đối với hệ tư tưởng, đối với sự hình thành nhân cách con người
Việt Nam hiện nay.
Văn hóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ
Bắc bộ của tác giả Nguyễn Thị Bảy (Nxb Văn hóa - Thơng tin,1997) đã giới
thiệu khái quát về sự ra đời và phát triển Phật giáo ở miền Bắc nước ta, tiếp
cận văn hóa Phật giáo vùng Hà Nội và châu thổ Bắc bộ từ góc độ vật chất và
tinh thần, tác giả đã cho thấy Phật giáo là một tác nhân trong mối liên kết các


4

thành phần dân tộc, sự hòa quyện giữa Phật giáo với các tín ngưỡng cổ truyền
của dân tộc và văn hóa ứng xử Phật giáo Việt Nam ảnh hưởng đến lề lối ứng
xử của người dân châu thổ Bắc Bộ.
Lịch sử Phật giáo Việt Nam do GS Nguyễn Tài Thư chủ biên (Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998) đã bàn về lịch sử du nhập và quá trình phát
triển của Phật giáo, các tông phái phật giáo và vai trò của Phật giáo đối với
các lĩnh vực tư tưởng chính trị trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam.
Phật giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy (Nxb Hà Nội,
1999) đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị, văn hóa,
đạo đức của dân tộc Việt Nam.
Đại cương lịch sử triết học Việt Nam của GS Nguyễn Hùng Hậu (Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010) đã hệ thống hóa về sự hình thành và phát
triển tư tưởng triết học Việt Nam, trong đó có tư tưởng triết học Phật giáo Việt
Nam.
Cơ duyên tồn tại và phát triển của Phật giáo Việt Nam hiện nay (Qua
một số tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ) của TS Vũ Minh Tuyên (Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2010). Qua nghiên cứu về Phật giáo ở sáu tỉnh thành Đồng bằng
Bắc Bộ, tác giả đã làm sáng tỏ những cơ sở quy định sự tồn tại và phát triển
của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay.
Vai trò của triết học trong đời sống xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
(Qua ảnh hưởng của Phật giáo) của GS Trần Phúc Thăng và PGS Lê Quốc
Lý (Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2013). Các tác giả đã khái quát về
Phật giáo Việt Nam và ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử;
phân tích thực chất và khả năng thâm nhập của triết học Phật giáo vào đời
sống xã hội, vai trò của triết học Phật giáo trong đời sống xã hội Thành phố
Hồ Chí Minh.
Các trí thức Phật giáo cũng đã đóng góp nhiều cơng trình có giá trị
trong nghiên cứu Phật giáo như: Đại cương triết học Phật giáo của Thích Đạo



5
Quang (Nxb Thuận Hóa, Huế, 1996) đã phân tích những giá trị cơ bản trong
các giáo lý của Phật giáo và đã đề cập một cách khái quát các tông phái cơ
bản của Phật giáo. Phật giáo nhập thế và phát triển của Học viện Phật giáo
Việt Nam (Nxb Tôn giáo, 2008) đã tập hợp các bài viết về vai trò của Phật
giáo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu về Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống
xã hội Việt Nam cịn có một số luận văn, luận án như:
Luận án tiến sĩ triết học của Lê Hữu Tuấn với đề tài “Ảnh hưởng của
những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của dân
tộc Việt Nam” (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1999).
Luận án tiến sĩ triết học của Tạ Chí Hồng với đề tài “Ảnh hưởng của
đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay” (Hà
Nội, 2004). Tác giả đã phân tích khá hệ thống về đạo đức Phật giáo và đưa ra
một số nhận định khách quan về ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế của
đạo đức Phật giáo đối với con người Việt Nam hiện đại.
Luận án tiến sĩ triết học của Đặng Thị Lan với đề tài “Đạo đức Phật
giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người Việt Nam” (Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn, 2004). Tác giả tập trung nghiên cứu những giáo lý,
giới luật căn bản của Phật giáo mà qua đó thể hiện nội dung đạo đức; sự ảnh
hưởng, giao thoa giữa đạo đức Phật giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam;
sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức con người Việt Nam hiện
nay.
Luận văn thạc sĩ triết học của Mai Thị Dung với đề tài “Ảnh hưởng
nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam
và sự biến đổi của nó trong q trình đổi mới hiện nay” (Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, 2003). Tác giả tập trung nghiên cứu sự biến đổi của ảnh
hưởng nhân sinh quan Phật giáo trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay.



6
Luận văn thạc sĩ triết học của Lưu Quang Bá với đề tài “Nhân sinh
quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người dân
vùng Đồng bằng Bắc bộ hiện nay” (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh, 2013).
Một số bài đăng trên các tạp chí đã đề cập đến những ảnh hưởng của
Phật giáo trên các mặt khác nhau của đời sống xã hội Việt Nam như:
“Một vài đóng góp của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam”, của Lê
Đức Hành, tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 5/2005; “Bàn thêm về ảnh hưởng
của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay”, của Lê Văn Đính, tạp
chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 10/2007; “Văn hóa và đạo đức Phật giáo trong
lòng dân tộc Việt Nam”, của PGS,TS Nguyễn Đức Lữ, tạp chí Cơng tác Tơn
giáo, số 1-2/2012; “Thực trạng Phật giáo ở một số tỉnh miền núi phía bắc nước
ta hiện nay”, của Đồng Văn Thu, tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 7/2013.
Qua tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu trên có thể thấy rằng các tác giả
đã nghiên cứu ở các mức độ, khía cạnh khác nhau về Phật giáo và ảnh hưởng
của Phật giáo đối với đời sống xã hội Việt Nam. Các tác giả chủ yếu nghiên cứu
ảnh hưởng của Phật giáo ở các tỉnh Đồng bằng, các trung tâm lớn như Hà nội,
Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu có tính hệ thống về triết lý nhân sinh
Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của người dân các tỉnh
miền núi phía Bắc nước ta hiện nay thì chưa có cơng trình chun sâu nào trực
tiếp đề cập đến.
Vì vậy, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa thành quả nghiên cứu của các cơng trình
đi trước, cùng với sự tìm hiểu của bản thân trong q trình học tập, cơng tác, từ
góc độ triết học tơi quyết định nghiên cứu có tính hệ thống về triết lý nhân sinh
Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của người dân Tuyên
Quang hiện nay, đề xuất các giải pháp cơ bản góp phần xây dựng đời sống tinh
thần phong phú, lành mạnh.



7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ nội dung triết lý nhân sinh Phật giáo và ảnh hưởng
của nó đối với đời sống tinh thần của người dân Tuyên Quang hiện nay, luận
văn đưa ra một số giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của triết lý nhân sinh Phật giáo, góp phần xây dựng đời sống
tinh thần phong phú, lành mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.2. Nhiệm vụ
Một là, khái quát nội dung triết lý nhân sinh Phật giáo.
Hai là, phân tích ảnh hưởng của triết lý nhân sinh Phật giáo đối với đời
sống tinh thần của người dân Tuyên Quang hiện nay.
Ba là, đưa ra một số giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực của triết lý nhân sinh Phật giáo đối với đời sống tinh thần
của người dân Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự ảnh hưởng của triết lý nhân
sinh Phật giáo đối với một số lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần của người dân
Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn không nghiên cứu toàn bộ triết học Phật giáo, mà chỉ tập trung
vào triết lý nhân sinh Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh
thần của người dân Tuyên Quang hiện nay, ở một số lĩnh vực như: Tư tưởng
chính trị, đạo đức lối sống, nghệ thuật kiến trúc, tín ngưỡng tâm linh, trên cả
hai phương diện ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực. Trên cơ sở đó đưa
ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của triết lý nhân sinh Phật giáo đối với đời sống tinh thần của
người dân Tuyên Quang hiện nay.



8
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo; các quan điểm của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước về tôn giáo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời vận dụng các phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh, lơgíc, lịch sử để thực hiện mục đích, nhiệm vụ đề ra. Ngồi
ra, luận văn cịn kết hợp phương pháp khảo sát thực tế để có thêm tư liệu phục
vụ cơng tác nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Luận văn góp phần tìm hiểu có tính hệ thống về triết lý nhân sinh Phật giáo.
- Phân tích ảnh hưởng của triết lý nhân sinh Phật giáo đối với đời sống
tinh thần của người dân Tuyên Quang thuộc khu vực miền núi phía Bắc trong
giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích
cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của triết lý nhân sinh Phật giáo đối với đời
sống tinh thần của người dân Tuyên Quang hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu Phật
giáo, đặc biệt là triết lý nhân sinh Phật giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần giải quyết đúng đắn vấn đề
tơn giáo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và xây dựng đời sống tinh thần phong
phú, lành mạnh cho nhân dân.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.



9
Chương 1
TRIẾT LÝ NHÂN SINH PHẬT GIÁO
1.1. TRIẾT LÝ NHÂN SINH

1.1.1. Khái niệm về nhân sinh
Hiện nay ở nước ta chưa có một tài liệu nào bàn sâu về khái niệm nhân
sinh. Trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí
Minh, năm 1998) có giải nghĩa về “nhân sinh”: “nhân” là người; “sinh” là sự
sống; theo nghĩa đó: Nhân sinh là sự sống của con người. Từ điển Lạc Việt
cũng có giải nghĩa “nhân sinh” là sự sống của con người.
Trong cuốn sách Triết lý nhân sinh, GS.TS Triết học Lê Kiến Cầu
(Đại học Phụ Nhân, Trung Quốc) đã đề cập đến khái niệm nhân sinh và
xem xét nó theo ba ý nghĩa: “Sinh mệnh, cuộc sống và phương hướng của
con người” [2, tr.12].
Về sinh mệnh của con người: Xét theo khía cạnh nhân tố tự nhiên, sinh
mệnh chính là yếu tố cơ bản duy trì sự sinh tồn của con người, nhưng sinh
mệnh của con người không thể chỉ giới hạn ở sự sinh tồn của cá nhân hoặc
chủng tộc, mà phải xét đến cả ý nghĩa nội tại của sinh mệnh đó là sinh mệnh
của con người do tinh thần và vật chất tạo thành, con người phải là sự tổng
hợp của tinh thần và vật chất. Trong sinh mệnh vật chất của mình, con người
phải nhờ vào nguồn tài nguyên của vạn vật để duy trì sự phát triển của sinh
mệnh. Sinh mệnh tinh thần của con người được nuôi dưỡng bởi lý tưởng, tri
thức và phẩm hạnh. Muốn cho sinh mệnh được phát triển hồn thiện thì phải
làm cho cả hai mặt vật chất và tinh thần có một cơ sở tốt.
Về cuộc sống của con người: Mục đích của cuộc sống khơng chỉ là cần
làm cho mình được sống tốt hơn mà còn phải làm cho cuộc sống của toàn thể
nhân loại được tăng tiến. Tăng tiến cuộc sống của nhân loại có nghĩa là làm

cho nó phong phú hơn, tốt hơn, tiến bộ hơn. Cuộc sống ở đây là một trạng
thái hoạt động, địi hỏi khơng ngừng đổi mới, không ngừng tiến bộ.


10
Phương hướng của con người chính là chỉ rõ một mục tiêu, mục đích
nhất định. Với ý nghĩa chân chính của nhân sinh, con người phải đối mặt với
mặt tiêu cực trong nhân tính để sửa chữa nó, hướng vào mặt tích cực trong nhân
tính để phát huy nó và từ đó vươn tới lý tưởng cao cả của lồi người là thế giới
đại đồng.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về nhân sinh: Nhân
sinh là sinh mệnh của con người, cuộc sống của con người và phương hướng
của con người trong cuộc sống. Ý nghĩa chân chính của nhân sinh là phải
tích cực và chủ động đi tìm những mục tiêu có thể hành động và có thể cố gắng
vì nhân loại.
1.1.2. Khái niệm về triết lý nhân sinh
Trước hết, “triết lý” là thuật ngữ thường được đề cập đến trong triết học
phương Đông, thể hiện nét đặc thù của văn hóa phương Đơng. Trong Từ điển
từ và ngữ Việt Nam (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1998) có
giải nghĩa “triết lý” là sự sáng suốt, lý lẽ. Theo Phạm Khiêm Ích: “triết lý” để
chỉ “những tín niệm chung nhất, những quan niệm và những thái độ của một
cá nhân, hoặc một nhóm”.
Trong cuốn Triết lý phát triển ở Việt Nam - Mấy vấn đề cốt yếu, GS.TS
Phạm Xuân Nam nêu định nghĩa:
Triết lý là kết quả của sự suy ngẫm, chiêm nghiệm và đúc kết
thành những quan điểm, luận điểm, phương châm cơ bản và cốt lõi
nhất về cuộc sống cũng như về hoạt động thực tiễn rất đa dạng của
con người trong xã hội. Chúng có vai trị định hướng trực tiếp
ngược trở lại đối với cuộc sống và những hoạt động thực tiễn rất
đa dạng ấy [31, tr.31].

Tác giả cuốn sách Triết lý phát triển C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và
Hồ Chí Minh, nêu quan điểm:


11
Triết lý có thể thể hiện bằng một mệnh đề hàm súc những ý nghĩa
về nhân tình thế thái; về tự nhiên, về xã hội; nó cũng có thể là một
hệ mệnh đề tạo thành một quan niệm, một luận thuyết... Triết lý
đúng và khoa học thì nó trở thành cơ sở lý luận khoa học cho một
hệ thống quan điểm, học thuyết; nó làm cơng cụ lý thuyết cho hành
động hiệu quả của con người [17, tr.9].
So với triết học, triết lý có thể được hiểu ở trình độ thấp hơn, chỉ là cơ sở
lý luận của một hệ thống quan điểm, một học thuyết và theo nghĩa ở mức độ
cao, nó chính là những quan niệm, tư tưởng sâu sắc nhất của con người về các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhưng dù hiểu theo cách nào, cũng có thể thấy
rằng, triết lý là kết quả của những kinh nghiệm và lẽ sống của nhiều thế hệ đi
trước đúc kết lại, vừa có tính giai cấp vừa có tính lịch sử.
Tuy cịn có những điểm khác khau, nhưng về cơ bản “triết lý” được hiểu
là kết quả của sự suy ngẫm, chiêm nghiệm và đúc kết thành những quan điểm,
quan niệm, luận điểm, phương châm cơ bản và cốt lõi nhất. Theo đó, có thể
hiểu “triết lý nhân sinh” là những quan điểm, quan niệm về con người, về
cuộc sống của con người, về mục đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống mà con
người hướng tới, được khái qt thành lý luận, có vai trị định hướng đối với
cuộc sống của con người.
Triết lý nhân sinh trong triết học Mác-Lênin được thể hiện là một hệ
thống những quan điểm về con người và vai trò, vị trí của con người trong đời
sống xã hội. Triết học Mác - Lênin nghiên cứu về con người, lấy con người
làm điểm xuất phát, đồng thời mục đích cuối cùng là giải phóng con người,
phục vụ đời sống con người. Con người trong triết học Mác - Lênin là con
người hiện thực sống trong một xã hội nhất định với các quan hệ xã hội cụ

thể. Sứ mệnh của mỗi con người là thúc đẩy quá trình phát triển xã hội, thực
hiện những hoạt động lao động sáng tạo và cải tạo xã hội, đem lại một xã hội


12
tốt đẹp, tự do, ấm no, hạnh phúc, đồng thời qua đó hồn thiện năng lực, trí
tuệ, thể chất của chính bản thân con người.
1.2. NỘI DUNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

1.2.1. Khái quát về Phật giáo và sự hình thành
triết lý nhân sinh Phật giáo
* Khái quát về Phật giáo
Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào cuối thế kỷ VI
trước cơng ngun, ở miền Bắc Ấn Độ (phía Nam dãy Himalaya, vùng biên
giới giữa Ấn Độ và Nêpan bây giờ). Phật giáo ra đời trong làn sóng phản đối
sự ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt trong xã
hội. Có thể nói, ngay từ khi mới ra đời, Phật giáo với triết lý nhân sinh sâu sắc
đã trở thành một trong những ngọn cờ của phong trào địi tự do tư tưởng và
bình đẳng ở xã hội Ấn Độ đương thời.
Phật giáo được truyền bá rộng rãi và ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế
giới, trở thành tơn giáo mang tính thế giới. Trong quá trình du nhập, trải qua
các thời kỳ lịch sử và tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia
mà Phật giáo có sự biến đổi ít nhiều. Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến quốc
gia, dân tộc diễn ra rất sớm và nhanh chóng. Đến nay, trên phạm vi quốc tế,
Phật giáo là một trong ba tơn giáo lớn, có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống
tinh thần của nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam.
Người sáng lập ra Phật giáo là Thái tử Siddhartha (Tất Đạt Đa), họ
Sakya (Thích ca), con hồng hậu Mada và vua Suddhodana (Tịnh Phạn) trị vì
nước Catỳlavệ (Kapilavastu) ở Bắc Ấn Độ. Tất Đạt Đa sinh năm 563, mất
năm 483 trước công nguyên. Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử

vẫn nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên Thái tử đã
quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương
pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Mới đầu Ngài tu theo


13
lối khổ hạnh ở núi Tuyết Sơn 6 năm, thấy không kết quả, Ngài đổi cách tu
hành và đi đến giác ngộ được chân lý. Sau khi giác ngộ, Đức Phật đi khắp nơi
giáo hóa, cứu khổ cứu nạn, truyền bá đạo của mình. Từ đó một tơn giáo mới
được hình thành và dần dần lan rộng ra nhiều vùng của Ấn Độ, người ta gọi
đó là Phật giáo (giáo lý giác ngộ). Sinh thời Đức Phật không viết sách, mà chỉ
thuyết giảng cho các học trị của mình bằng lời nói. Sau khi Đức Phật tịch
diệt, các học trị đã tập hợp và phát triển tư tưởng của Người, trải qua bốn lần
kết tập kinh điển để xây dựng thành một học thuyết tơn giáo hồn chỉnh. Kinh
điển của Phật giáo gồm ba bộ phận là: Kinh tạng (ghi lời Phật dạy), Luật tạng
(các giới luật), và Luận tạng (các bài kinh, tác phẩm luận giải, bình chú về
giáo pháp của các cao tăng và học giả sau này).
Cũng như các tôn giáo khác, đối tượng phản ánh của Phật giáo là thế
giới và con người. Quan niệm về thế giới và con người của Phật giáo có hệ
thống chặt chẽ và mang tính triết học sâu sắc, trên cơ sở tiếp thu nhiều yếu tố
của đạo Bàlamôn và các trào lưu triết học Ấn Độ cổ đại. Quan niệm về thế
giới của Phật giáo thể hiện tập trung ở nội dung của ba phạm trù: Vô ngã, vô
thường và duyên. Quan niệm về con người thể hiện tập trung trong thuyết Tứ
diệu đế.
Mục đích chủ yếu của Phật giáo là cứu khổ, nhất là cứu khổ con người,
do đó triết lý nhân sinh là cơ bản và xuyên suốt trong hệ thống giáo lý. Đức
Phật đã nhìn thấy rõ sự đau khổ ở đời sống con người mà sáng lập ra Phật
giáo để giải thoát con người khỏi sự khổ đau. Giáo lý của Phật giáo tập trung
vào hai vấn đề, một là sự khổ não, hai là sự giải thoát ra khỏi khổ não ấy. Khổ
não là sự ln hồi, thốt khỏi vịng ln hồi thì khỏi khổ, mà muốn thốt khỏi

vịng ln hồi thì phải bỏ hết dục vọng trên trần thế. Khi thốt khỏi vịng luân
hồi, con người mới lên được cõi Niết bàn, là cõi cực lạc.
Như vậy, về mặt triết học, Phật giáo ngun thủy có tư tưởng vơ thần,
phủ nhận đấng sáng tạo (vơ ngã, vơ tạo giả), có yếu tố duy vật và tư tưởng


14
biện chứng (vô thường, lý thuyết duyên khởi). Tuy nhiên cũng thể hiện tính
duy tâm chủ quan khi coi thế giới hiện tượng (vạn pháp) là ảo, giả và do cái
tâm vô minh của con người tạo ra. Con đường giải thốt, cứu khổ vẫn mang
tính chất khơng tưởng và duy tâm.
Sự hình thành và phát triển Phật giáo được chia thành ba giai đoạn: Từ
khi Tất Đạt Đa giác ngộ cho đến 100 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, được
gọi là Phật giáo nguyên thủy (Therevada). Từ 100 năm sau khi Phật nhập diệt
đến thế kỷ I, được gọi là Phật giáo Tiểu thừa. Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI, được
gọi là Phật giáo Đại thừa. Sau thế kỷ thứ VIII Phật giáo đi vào suy tàn trước
sự tấn công của Hồi giáo, cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Phật giáo
từng bước được khôi phục và trở thành tôn giáo của Ấn Độ.
Q trình phát triển của Phật giáo có bước thăng trầm. Trong quá trình
truyền bá và phát triển, việc hình thành các tông phái khác nhau, các phương
pháp tu học và cách giải thích khác nhau về giáo lý cho thích hợp với tình
hình của mỗi xã hội, mỗi thời điểm là tất yếu. Tuy vậy, bản thân giáo lý Phật
giáo khơng hề có sự phân chia tơng phái này.
* Sự hình thành triết lý nhân sinh Phật giáo:
Sự hình thành triết lý nhân sinh Phật giáo gắn liền với quá trình hình
thành, phát triển của Phật giáo, trên cơ sở những tiền đề kinh tế - chính trị xã hội và tư tưởng lý luận của xã hội Ấn Độ, đồng thời xuất phát từ tấm
lòng từ bi, thương xót con người, muốn giải thốt con người khỏi khổ đau
của Đức Phật.
Thứ nhất, những tiền đề kinh tế - chính trị - xã hội:
Đặc điểm nổi bật của kinh tế - xã hội Ấn Độ cổ, trung đại là sự tồn tại

sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế - xã hội theo mơ hình “cơng xã nơng
thơn”. Mơ hình này có đặc trưng là ruộng đất thuộc quyền sở hữu nhà nước,
gắn liền với nó là sự bần cùng hố của người dân trong cơng xã và quan hệ


15
giữa gia đình thân tộc được coi là quan hệ cơ bản, cùng với xã hội được phân
chia thành các đẳng cấp.
Thế kỷ thứ VI trước công nguyên, Ấn Độ đang trong thời kỳ chiếm hữu
nô lệ. Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho kinh tế, thương mại có
bước phát triển vượt bậc, con người sống bon chen, khổ sở vì dục vọng tham
lam. Đạo Bà-la-mơn ngự trị đã làm phân hóa giai cấp và mâu thuẫn giai cấp
ngày càng gay gắt. Xã hội có sự phân chia thành bốn đẳng cấp với quyền lợi,
địa vị và nghĩa vụ khác nhau: Đẳng cấp Bà-la-môn (địa vị cao nhất) bao gồm
tăng lữ, những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp; đẳng cấp Sát-đế-lị
gồm vua, quan cai trị thế quyền và tầng lớp võ sĩ; đẳng cấp Vệ-xá gồm dân tự
do làm nông nghiệp, buôn bán, thợ thủ công; đẳng cấp Thủ-đà-la gồm những
người khơng có tư liệu sản xuất như chiến binh bại trận, người bị phá sản,
người nô lệ. Sự phân biệt đẳng cấp không chỉ về quyền lợi kinh tế, địa vị xã
hội, mà cả trong quan hệ giao tiếp, đi lại, ăn mặc, sinh hoạt tôn giáo. Bà-lamôn và Sát-đế-lị là hai đẳng cấp thống trị và bóc lột trong xã hội. Đẳng cấp
Bà-la-mơn được coi là đẳng cấp cao quý, trong sạch nhất, được hưởng mọi
đặc quyền, đặc lợi; trong khi đó đẳng cấp Thủ-đà-la chiếm số đơng nhưng họ
ở vị trí tận cùng của xã hội, làm nô lệ cho các đẳng cấp trên. Sự phân chia
đẳng cấp khắt khe được Luật pháp của nhà nước Mu-nu và đạo Bà-la-môn
bảo vệ đã làm cho những người Thủ-đà-la căm ghét, đấu tranh lại chế độ bóc
lột, dẫn đến mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp giữa các đẳng cấp trong xã hội.
Đồng thời trong xã hội lúc này cũng xuất hiện nhiều trào lưu tư tưởng chống
lại chế độ phân biệt đẳng cấp và đạo Bà-la-mơn, trong đó có trào lưu triết học
Phật giáo.
Thứ hai, những tiền đề tư tưởng lý luận:

Văn hoá Ấn Độ cổ - trung đại được chia làm ba giai đoạn. Khoảng thế
kỷ XXV-XV trước công nguyên gọi là nền văn minh sông Ấn, từ thế kỷ XVVII trước công nguyên gọi là nền văn minh Vê-đa và từ thế kỷ VI-I trước


16
cơng ngun là thời kỳ hình thành các trường phái triết học tôn giáo lớn, gồm
hai hệ thống đối lập nhau là chính thống và khơng chính thống. Tiêu chuẩn
của chính thống và khơng chính thống là có thừa nhận uy thế của kinh Vê-đa
và đạo Bà-la-môn hay không.
Trước khi Phật giáo ra đời, xã hội Ấn Độ có bốn trào lưu tư tưởng: Bàla-mơn giáo chính thống, trào lưu tín ngưỡng tập tục, trào lưu triết học, trào
lưu phản Phệ-đà. Theo đạo Bà-la-môn, mỗi người thuộc một đẳng cấp nhất
định: Bà-la-mơn, q tộc, bình dân gồm người bn bán, thợ thủ cơng, nơng
dân và nơ lệ… tức là có bốn đẳng cấp là Tăng lữ - đẳng cấp cao quý nhất là
Bà-la-môn sinh ra từ miệng của đấng Tối cao là thần Sáng Tạo Brahma và
thấp hèn nhất là tiện dân - nô lệ. Người đẳng cấp nào sẽ mãi mãi thuộc đẳng
cấp ấy, không thể thay đổi. Đạo Bàlamôn chủ trương sát sinh và hiến tế nên
gia súc bị giết chết rất nhiều để hiến tế, thậm chí tế cả người. Đối với phụ nữ,
chồng chết phải hỏa thiêu và vợ cũng bị hỏa thiêu theo…
Phật giáo bắt nguồn từ những suy tư, khát vọng của người Ấn Độ cổ
được tập hợp lại trong Vê-đa. Đối với phái chính thống, Vê-đa có nghĩa là
những tri thức cao cả, thiêng liêng. Tiền đề tư tưởng lý luận của Phật giáo
mang đặc trưng của hệ thống lý luận tôn giáo phương Đông. Phật giáo bác bỏ
sự tồn tại của Brahman (Đấng sáng tạo) và Atman (Ngã) của Upanisad, nhưng
tiếp thu tư tưởng luân hồi (samsara) và nghiệp (karma) của Upanisa là bộ
phận kinh Vê-đa của đạo Bà-la-môn và một số hệ thống khác mang ý nghĩa
truyền thống nối tiếp. Đặc biệt, Phật giáo đã khai thác triệt để mối quan hệ
của Atman và Brahman (trong Upanisad).
Phật giáo xuất hiện trên cơ sở phê phán đạo Bà-la-môn về chế độ đẳng
cấp khắt khe, về học thuyết linh hồn bất tử và thần tạo vật. Thực chất Phật
giáo ra đời là do kết quả của cuộc đấu tranh gay gắt giữa các giai cấp, đấu

tranh giữa thần quyền và thế quyền, giữa những người nắm kinh tế của xã hội
và những người nắm tư tưởng xã hội. Cuộc đấu tranh ấy đã lôi kéo đông đảo


17
quần chúng nghèo khổ tham gia giành bình đẳng thật sự nơi trần gian. Trong
điều kiện đó, triết lý nhân sinh Phật giáo ra đời nhằm xoa dịu nỗi khổ của con
người, giúp con người nhận được sự bình đẳng trong tư tưởng, nơi gọi là cõi
Niết bàn của nhà Phật.
Thứ ba, triết lý nhân sinh Phật giáo được hình thành xuất phát từ chính
tấm lịng từ bi, thương xót con người và giải thoát con người khỏi khổ đau
của Đức Phật:
Mục đích chủ yếu của Đức Phật là cứu khổ, là giải thoát con người
khỏi khổ, do vậy các triết lý thuyết giảng của Đức Phật đều mang tính nhân
sinh sâu sắc. Trong kinh Uđàna, Đức Phật đã khẳng định: “Cũng như nước
của đại dương hùng dũng chỉ có một vị là mặn của muối. Giáo pháp chỉ có
một vị là vị giải thoát” [42, tr.262]. Chúng ta thấy rằng Đức Phật là một con
người cụ thể dám từ bỏ cuộc sống vương giả để đi tìm con đường giải thoát
nỗi khổ cho chúng sinh, đây là nền tảng tư tưởng để hình thành triết lý nhân
sinh của Đạo Phật. Là người có trí tuệ, học rộng, hiểu sâu, có tấm lịng từ bi,
thương người, chứng kiến đời sống khổ cực và sự bất lực của con người trong
xã hội Ấn Độ có phân chia đẳng cấp khắc nghiệt, Thái tử Tất Đạt Đa đã quyết
định từ bỏ cuộc sống giàu sang để đi tìm đạo lý cứu đời. Qua một thời gian
học đạo, Tất Đạt Đa quyết định từ bỏ cuộc sống tu hành khổ hạnh để đi theo
con đường trung đạo, tập trung suy nghĩ để nhận thức chân lý. Qua nhiều lần
tu tập, sau 49 ngày ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ đề, với những suy tư sâu
thẳm, Ngài đã giác ngộ được chân lý, đã lý giải được nguồn gốc khổ đau của
con người, cũng như phương pháp giải thoát diệt khổ.
Như vậy, từ chứng kiến nỗi khổ của con người trong xã hội mà Tất Đạt
Đa đã quyết tâm tu tập để giác ngộ thành đạo, nhằm mục đích giải thốt con

người khỏi khổ đau, như chính lời của Đức Phật thuyết giảng: Việc cấp bách
là cứu khổ giống như việc lấy mũi tên thuốc độc ra khỏi thân thể con người để
cứu người. Đức Phật đã xây dựng nên một mẫu người lý tưởng, đó là con


18
người có đức từ bi, hỷ xả, vơ ngã và vị tha... là con người hoàn toàn đã vứt
bỏ được những dục vọng cá nhân, có trí tuệ “Bát nhã”, chứng được Niết
Bàn. Triết lý nhân sinh Phật giáo xuất phát từ quan niệm của Đức Phật cho
rằng đời là bể khổ và nguyên nhân của nó là sinh, lão, bệnh, tử, là những
ham muốn nhục dục, xuất phát từ sự che lấp trí tuệ bởi ngũ uẩn (sắc, thụ,
tưởng, hành, thức), làm cho ta cố chấp trong việc phân biệt cái ta và cái
khác ta, dẫn đến thái độ “ngã chấp”, trọng cái ta, khiến con người ta vô
minh. Muốn thốt khỏi bể khổ thì phải diệt dục, nhẫn nhục, từ bi, hỉ xả, hy
sinh, đi theo con đường của bát chánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy,
chánh nghiệp, chánh ngữ, chánh mệnh, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh
định. Từ đây, Đức Phật đi khắp nơi thuyết pháp, giáo hóa chúng sinh.
Những lời Ngài thuyết giảng chính là những triết lý nhân sinh sâu sắc đã
được các học trò của Ngài phát triển thành Đạo Phật. Đức Phật thuyết pháp
trong 49 năm, thuyết pháp của Ngài được các nhà nghiên cứu Phật học sau
này chia ra thành năm thời kỳ, đó là: Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng,
Bát Nhã và Pháp Hoa.
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ ở Ấn Độ, với sự thống trị của tư tưởng
duy tâm tôn giáo Bà-la-môn và chế độ phân biệt đẳng cấp khắt khe, Phật giáo
ra đời là tiếng nói trong làn sóng phủ nhận uy thế của kinh Vê-đa và đạo Bàla-mơn, tố cáo chế độ xã hội bất cơng, địi tự do tư tưởng và sự bình đẳng xã
hội, xóa bỏ nỗi khổ trong đời sống của người dân Ấn Độ. Đây là sự thể hiện
tinh thần phản kháng của quần chúng nhân dân đối với chế độ xã hội đương
thời. Đức Phật tun bố: “Khơng có đẳng cấp trong dịng máu cùng đỏ như
nhau, khơng có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn. Mỗi người sinh ra
không phải mang sẵn trong bào thai dây chuyền ở cổ hay dấu tin-ka (dấu hiệu

quy phái của dịng Bà-la-mơn) giữa trán” [45, tr.21]. Do vậy, nguyện vọng
cứu khổ của Đức Phật mang tính nhân văn sâu sắc, tất cả là vì sự giải thoát
cho con người.


19
1.2.2. Nội dung chủ yếu của triết lý nhân sinh Phật giáo
Phật giáo chủ yếu quan tâm đến cứu khổ chúng sinh, đặc biệt là cứu
khổ cho con người, lấy con người làm trung tâm, do vậy vấn đề nhân sinh là
cốt lõi xuyên suốt. Triết lý nhân sinh Phật giáo là triết lý về con người và cuộc
đời của con người, là sự hội tụ, kết tinh của những yếu tố nhân bản, thể hiện
sự thơng cảm, thương xót, yêu thương chúng sinh vô hạn của Đức Phật và đặc
biệt là khơi dậy nguồn sức mạnh trong chính con người.
* Triết lý về con người:
Triết lý của Phật giáo về con người chủ yếu thể hiện tập trung ở học
thuyết về cấu tạo con người, về sự xuất hiện và tái sinh (nghiệp, luân hồi).
- Về cấu tạo con người hay các yếu tố hình thành nên con người:
Phật giáo cho rằng khơng có đấng sáng tạo ra con người, mà con người
là một pháp đặc biệt của thế giới vạn pháp. Về cấu tạo con người, trong Phật
giáo có nhiều thuyết: Thuyết Danh - sắc, thuyết Lục đại và thuyết Ngũ uẩn.
Nhưng phổ biến hơn cả là thuyết Ngũ uẩn.
Thuyết Danh - Sắc cho rằng con người được cấu tạo bởi hai yếu tố là
vật chất và tinh thần, trong đó danh chỉ yếu tố tinh thần, cịn sắc chỉ yếu tố vật
chất. Sự hình thành con người là do “danh - sắc” tác hợp.
Theo thuyết Lục đại, con người được cấu tạo bởi sáu yếu tố, gồm:
1. Địa (đất, xương thịt);
2. Thủy (nước, máu, chất lỏng);
3. Hỏa (lửa, nhiệt khí);
4. Phong (gió, hơ hấp);
5. Khơng (các lỗ trống trong cơ thể);

6. Thức (ý thức, tinh thần)
Trong sáu yếu tố trên thì năm yếu tố đầu thuộc về vật chất, chỉ có yếu
tố thứ sáu thuộc về tinh thần.


20
Theo thuyết Ngũ uẩn, con người là sự kết hợp hay tích tụ của năm yếu
tố (ngũ uẩn) là sắc, thụ, tưởng, hành, thức:
1. Sắc: Vật chất, bao gồm tứ đại (địa, thủy, hỏa, phong);
2. Thụ: Những cái chỉ cảm tính, tình cảm, cảm giác, biết do cảm
mà biết. Thụ hơi nghiêng về tình;
3. Tưởng: Đó là biểu tượng, tưởng tượng, trí giác, ký ức. Theo Kimura
Taiken, nó là trí;
4. Hành: Đó là ý chí, những yếu tố khiến cho tâm hoạt động. Theo
Kimura Taiken, nó là ý;
5. Thức: Là ý thức, cái biết phân biệt, thức. Thức theo nghĩa rộng còn
bao gồm cả thụ, tưởng, hành.
Con người gồm hai phần: Phần sinh lý và phần tâm lý. Phần sinh lý
“sắc uẩn”: Là thân sắc, hình tướng, được giới hạn bằng xương, thịt, da. Phần
sinh lý của con người là sự kết hợp của 4 yếu tố vật chất hay tứ đại, gồm: địa
(đất), thủy (nước), hỏa (lửa), phong (gió). Tứ đại tạo nên thân, tướng, hình,
sắc. Cụ thể: Đất tạo ra các phần cứng như xương, lơng, tóc, lục phủ, ngũ tạng;
nước tạo ra chất lỏng như máu, mỡ, mồ hơi; lửa tạo nên thân nhiệt; gió tạo
thành hơi thở, khí trong cơ thể con người. Phần tâm lý hay ý thức, tinh thần
gồm: Thụ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn; biểu hiện bảy trạng thái tình
cảm của con người: ái (yêu), ố (ghét), nộ (giận), hỷ (vui), lạc (sướng), ai
(thương), dục (muốn). Phần tâm lý bao giờ cũng gắn kết với phần sinh lý, mọi
biểu hiện dựa trên cơ sở phần sinh lý. Nói cách khác, sự hình thành của con
người là do “danh - sắc” tác hợp. Con người mất đi chẳng qua là sự tan ra của
ngũ uẩn.

- Về thân thể con người:
Quan niệm vô thường của Phật giáo cho rằng mọi sự vật, hiện tượng
ln vận động, biến đổi, khơng có cái gì là thường hằng. Thân thể con người
cũng nằm trong quy luật đó, nên nó cũng vơ thường. Con người là sự kết hợp


21
động của những yếu tố động (ngũ uẩn) nên không có gì định hình có thể gọi
nó là nó được, và suy cho cùng nó là vơ ngã. Với cách nhìn như vậy, mọi sự
vật, hiện tượng chỉ là giả danh, không thực. Con người chỉ là giả hợp của ngũ
uẩn mà thành, nên nó là hư vọng, huyễn hóa. Đủ nhân duyên hợp lại thì gọi là
sống, hết duyên tan ra gọi là chết. Sống chết chỉ là hợp, tan của ngũ uẩn. Vô
thường mà tưởng là thường, vô ngã mà tưởng là có ngã, đó là cái mê lầm lớn
nhất của con người.
Phật giáo cho rằng thân là gốc của khổ (thân vi khổ bản), nếu khơng có
thân thì sợ sệt, nóng giận, dâm dục,… từ đâu mà đến được. Mọi đau khổ ở thế
gian như đói khát, nóng lạnh, mỏi mệt, sinh lão bệnh tử đều từ nơi thân thể.
- Về sự xuất hiện của con người:
Phật giáo giải thích sự xuất hiện, mất đi của con người bằng các thuyết
nghiệp, nhân quả, luân hồi. Theo Phật giáo, con người xuất hiện là do nghiệp
(Karma) - luật vơ hình. Tất cả những hành động, cử chỉ, hành vi, suy nghĩ của
con người, mỗi ngày tích lũy một chút, dần dần thành luật vơ hình - Nghiệp.
Nhưng trong từng satna, các yếu tố đều biến đổi, bởi vậy nghiệp cịn có chức
năng kết dính, kết hợp, sắp xếp các yếu tố mới lại, hình thành một sinh linh
mới trong khoảnh khắc đó, thay thế cho các yếu tố cũ đã bị giải thể.
Mọi cái tạo tác của thân, khẩu, ý, đều gây nghiệp. Nghiệp tích tụ
càng lâu ngày càng nặng. Nghiệp có khả năng làm biến đổi dần ngũ uẩn cũ
đồng thời cũng hình thành ngũ uẩn mới. Mặt khác nó cịn chi phối cả sự kết
hợp ngũ uẩn mới để thay thế ngũ uẩn cũ đang bị giải thể. Tái sinh là sự kế
thừa ngũ uẩn biến hóa của tiền kiếp lấy giao hợp đực cái làm nơi nương tựa

để thực hiện hóa sinh mệnh trong khơng gian và thời gian. Khi người chết,
ngũ uẩn tan ra, nhưng nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động nhằm hoàn tất quá
trình hình thành ngũ uẩn mới và kết hợp chúng lại theo một trình tự nhất
định, kể cả ở trong trạng thái trung gian để hình thành một sinh linh mới.
Sinh linh mới này lại chịu quả ở kiếp trước và tạo nhân cho kiếp sau. Cứ


22
như thế, vòng luân hồi tiếp tục quay chừng nào nghiệp còn tồn tại, con
người lại phải quay trở lại để trả giá cho những hành động, hành vi, cử chỉ,
suy nghĩ ở kiếp trước, tức lại phải luân hồi. Gieo nhân nào thì gặt quả ấy,
ác giả ác báo vần xoay. Tự mình gây nghiệp, tự mình gánh hậu quả. Chủ
thể của luân hồi là nghiệp.
Đức Phật đã chỉ ra: “Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo
tác. Nếu nói hoặc làm với tâm ơ nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như
bánh xe lăn theo chân con vật kéo” [37]. “Đời này chỗ này khổ, chết rồi chỗ
khác khổ, kẻ gây điều ác nghiệp, cả hai nơi đều khổ, buồn rằng: “ta đã tạo ác”
phải đọa vào ác thú khổ hơn” [37]. Karma thực ra chỉ là sự tích tụ kinh
nghiệm, tuy vơ thức nhưng là cơ sơ của tính cách con người hiện tại và đến
lượt mình tính cách hiện tại lại quy định nhưng hành vi tương lai. Sinh mệnh
không phải là nghiệp nhưng cũng khơng rời nghiệp trong q trình sống.
Phương hướng của sinh mệnh là do nghiệp quy định, đồng thời nghiệp lại vào
nội dung hoạt động của sinh mệnh để tạo nghiệp mới.
Như vậy, sống chết của con người chỉ là sự hợp tan của ngũ uẩn, của các
yếu tố. Khi sống, tất cả mọi hành động, cử chỉ, hành vi, suy nghĩ, … đều ghi
lại dấu ấn trong tạng thức, dần dần trải qua thời gian dài, hình thành nên luật
vơ hình, đó là nghiệp. Khi chết các yếu tố này tan rã nhưng luật vơ hình vẫn
tiếp tục quay, gặp nhân duyên và điều kiện thuận lợi, luật vơ hình này lại
nhóm các yếu tố để tạo nên một sinh linh mới. Sinh linh này phải trả quả cho
kiếp trước và đồng thời lại tạo nhân cho kiếp sau. Cứ như thế, cuộc đời con

người chỉ là một mắt xích trong một chuỗi dài hầu như vơ tận nếu không bước
trên đường đạo để diệt trừ nghiệp chướng và luân hồi. Cũng xuất phát từ
những quan điểm trên mà Phật giáo phủ nhận linh hồn bất tử và thấy được vị
trí, vai trị của con người trong vũ trụ. Kinh Phật cho rằng bản chất của chúng
sinh là giống nhau, khác nhau là do nghiệp. Khơng có cách nào phán xét công


23
bằng hơn nghiệp. Tự mình gây nghiệp, tự mình thực hiện, tự mình lãnh quả
báo. Cái đó khơng phải chỉ bắt đầu ở kiếp này mà nó nối tiếp từ các kiếp
trước. Quan niệm về nghiệp - luân hồi của Phật giáo thể hiện tư tưởng nhân
văn, khuyến thiện, trừ ác, làm cho cái ác trong con người giảm đi, giúp cho
con người tinh tấn.
* Triết lý về cuộc đời con người:
Triết lý về cuộc đời con người trong Phật giáo được thể hiện một cách
tập trung và sâu sắc nhất trong thuyết Tứ diệu đế (khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo
đế), nghĩa là bốn chân lý tuyệt diệu để giải thoát chúng sinh. Tứ diệu đế là bài
thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật sau khi giác ngộ, đồng thời đây cũng là
giáo lý nền tảng cơ bản nhất của Phật giáo.
- Chân lý thứ nhất là “Khổ đế”:
Theo tiếng Phạn: Khổ đế là “dukkha”; theo tiếng Pali: Khổ đế là
“duhkha’. Nghĩa của dukkha rất rộng, đó là khó chịu, bứt rứt, dày vị, đau
đớn, khổ cực, buồn phiền …, lâu nay chỉ hay nói gọn là khổ. Đức Phật cho
rằng nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển và cái làm cho tâm buồn
phiền gọi là khổ, xuất phát từ khổ để phân tích cuộc đời con người. Đức Phật
dạy: "Người nào thấy rõ được dukkha cũng thấy luôn nguyên nhân của
dukkha, cũng thấy luôn sự diệt dukkha và cũng thấy luôn con đường đưa đến
sự diệt dukkha". Nội dung của khổ đế nói rằng đời là khổ, tồn tại là khổ và có
nhiều loại khổ: Nhị khổ, tam khổ, tứ khổ, ngũ khổ, nhưng phổ biến hơn cả là
bát khổ (tám loại khổ)

Nhị khổ thể hiện ở nội khổ và ngoại khổ. Nội khổ là khổ do bệnh tật
làm thân khổ, buồn phiền, ghen ghét là tâm khổ. Ngoại khổ là nỗi khổ do bị
giặc ác, bị làm hại, bị tai nạn, mưa gió.
Tam khổ là khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. Khổ khổ là nỗi khổ do
nóng, lạnh, đói khát sinh ra. Hoại khổ là nỗi khổ trong cảnh vui nhưng đến lúc
tàn hoại thì sinh ra khổ. Hành khổ là nỗi khổ của hết thảy các pháp hữu vi, vô


24
thường biến động, nỗi khổ về tinh thần của con người, do không làm chủ
được bản thân bị dục vọng lôi kéo làm cho tâm bị dằn vặt sinh ra khổ.
Tứ khổ là khổ do sinh, lão, bệnh, tử.
Ngũ khổ, gồm: Nỗi khổ do sinh lão bệnh tử (hợp bốn khổ thành một
khổ). Nỗi khổ do yêu nhau mà phải xa cách (ái biệt ly khổ). Nỗi khổ vì mình
phải gần gũi với người mà mình ốn ghét (ốn tăng hội khổ). Nỗi khổ do cầu
mà không được (cầu bất đắc khổ). Nỗi khổ do thân và tâm phải chịu hết thảy
trong quá trình sinh trưởng (ngũ thịnh ấm khổ).
Bát khổ là nỗi khổ do sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tăng hội, sở cầu bất
đắc, ngũ thụ uẩn khổ. Tám thứ khổ này là sự cụ thể hóa hơn về các nỗi khổ của
chúng sinh ở trần thế, nội dung của nó đã bao hàm các loại khổ đã nói trên.
Khổ do sinh, lão bệnh, tử: Là nỗi khổ của con người khi mới sinh ra đã
cất tiếng khóc chào đời, lớn lên phải lao động vất vả cực khổ rồi cũng già yếu,
sinh ra bệnh tật ốm đau, suy kiệt sức khỏe và chết, không ai cưỡng lại được.
Ái biệt ly: Là nỗi khổ khi phải xa cách, chia ly người mình yêu mến,
gồm cả nỗi khổ sinh tử biệt ly.
Oán tăng hội khổ: Là nỗi khổ vì phải sống cùng, phải hợp với những
người mà mình khơng thích.
Sở cầu bất đắc khổ: Là nỗi khổ do con người mong muốn điều gì mà
khơng đạt được nên khổ sở, tuyệt vọng
Ngũ thụ uẩn khổ: Là khổ gây ra bởi sắc, thụ, tưởng, hành, thức làm cho

thân tâm phải khổ.
Quan điểm về khổ của Phật giáo còn mang ý nghĩa triết lý sâu xa hơn
nhiều, nó cịn bao hàm khổ do sự thay đổi (vô thường), không hồn thiện,
xung đột, trống rỗng, khơng bản chất. Đức Phật không phủ nhận những hạnh
phúc mà người ta gặp trong đời, những cái đó suy cho cùng cũng nằm trong
dukkha. Như vậy, dukkha không phải khổ theo nghĩa thông thường, mà nó chỉ
là những gì vơ thường. Đức Phật cho rằng tất cả những gì vơ thường là


25
dukkha. Nhưng dukkha còn được hiểu như trạng thái bị quy định. Con
người (thực thể) bị quy định, ràng buộc bởi sắc (vật chất), thụ (tình cảm),
tưởng (trí), hành (ý) và thức, bởi sự kết hợp giữa chúng. Các yếu tố đó là
vơ thường. Sự kết hợp những cái vơ thường lại càng vô thường. Bởi vậy,
ngũ uẩn là khổ; con người, cuộc đời con người là khổ. Ngũ uẩn suy cho
cùng là khơng có tự tính. Sự hình thành con người suy cho cùng cũng chỉ là
giả hợp của ngũ uẩn, là ảo ảnh.
Thực chất, quan niệm về khổ của Phật giáo vừa có khía cạnh bi quan,
tiêu cực, lại vừa có ý nghĩa tích cực. Mọi nỗi khổ đều có ngun nhân của nó.
Tự mình làm, mình chịu. Sự thực cái khổ này vừa là để trả quả, vừa là để tạo
nhân, bởi vậy nó có ý nghĩa và giá trị của nó. Ý nghĩa của nó ở chỗ làm cho
người ta cố gắng vươn lên sống tốt, sống thiện để sau này không gặp lại khổ.
Giá trị ở chỗ, nó là nơi để thử thách con người, trong khổ đau mới thấy được
rõ phẩm giá con người.
- Chân lý thứ hai là “Tập đế”:
Nếu như khổ đế khẳng định “”đời là bể khổ” thì tập đế lại chỉ ra nguyên
nhân của mọi sự đau khổ đó. Có nhiều nguyên nhân con người đến bể khổ
trầm luân, song tựu chung có ba nguyên nhân cơ bản (tam độc) nằm ngay
trong bản thân con người, đó là: “tham, sân, si”. Những nguyên nhân ấy kết
hợp với “duyên khởi” hình thành thuyết “thập nhị nhân duyên”. Mười hai cái

vừa là nhân, vừa là duyên nguồn gốc của sự khổ (vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão - tử). Mọi nguyên nhân của sự
khổ đều bắt nguồn từ con người, do con người hiện diện ra trong mỗi một
hành vi của mình.
Về ba nguyên nhân cơ bản của sự khổ: Tham, sân, si (tam độc)
Tham: Biểu hiện sự tham lam của con người dẫn đến hành động để thỏa
mãn lòng tham ấy. Lòng tham của con người khơng có giới hạn, là ngun
nhân gây ra mọi nỗi khổ cho con người trong cuộc đời.


×