Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở người khmer ở nước ta hiện nay (qua thực tế ở tỉnh kiên giang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.69 KB, 113 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay cả nước ta đang nỗ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu tổng quát
mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra, đó là:
Phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước cơng
nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ
cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ được giữ vững, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp
tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong
giai đoạn sau [35, tr.724-725].
Để phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu đó khơng thể khơng có sự
đóng góp của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở nói riêng.
Trong hệ thống cán bộ của nước ta, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
giữ một vị trí quan trọng. Đội ngũ này chính là cầu nối có hiệu quả nhất giữa
Đảng, Nhà nước với nhân dân. Họ là những người hàng ngày trực tiếp gắn bó,
làm việc với dân, có điều kiện thường xuyên bám sát, thấu hiểu dân đồng thời
trực tiếp chỉ đạo triển khai mọi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ở
bước cuối cùng, đối mặt và giải quyết những vấn đề cụ thể nảy sinh trong hoạt
động thực tiễn. Cũng từ trong hoạt động của họ mà nhiều vấn đề nảy sinh đã
được tổng kết, khái quát thành lý luận, thành những chủ trương, đường lối có
tính chất bước ngoặt trong q trình phát triển của đất nước. Vai trị này của đội
ngũ cán bộ cấp cơ sở càng có ý nghĩa hơn trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hố, hiện đại hoá hiện nay, thời kỳ đặc biệt coi trọng cơng nghiệp hố, hiện
đại hố nơng nghiệp và nơng thôn - khu vực tập trung khoảng 70% dân cư của
xã hội và cũng là nơi tập trung chủ yếu đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.


2


Ở một số tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long như Trà Vinh, Sóc Trăng,
Kiên Giang, An Giang… có đơng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Trong
những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ các tỉnh, cùng với sự nỗ
lực phấn đấu vươn lên của đội ngũ cán bộ các cấp nói chung, đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở, trong đó có một số cán bộ chủ chốt cấp cơ sở người
Khmer nói riêng đã góp cơng sức khơng nhỏ vào những thành tựu trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mình. Nhiều cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở đã giữ vững phẩm chất chính trị, tận tụy với cơng việc, chấp hành và triển
khai đúng đắn các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước, mạnh dạn suy nghĩ, quyết đốn, tìm tịi cái mới từ đó tạo nên
khơng ít các mơ hình phát triển tốt ở nhiều nơi...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động lãnh đạo,
quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, nhất là cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở người Khmer vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Đội ngũ này cịn
nhiều mặt bất cập, cịn yếu cả về trình độ văn hóa, trình độ lý luận, năng lực
chun mơn và phẩm chất chính trị. Những yếu kém này đã làm cho chất
lượng, hiệu quả hoạt động thực tiễn không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn đặt ra, nhất là trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Một trong những nguyên nhân đưa đến hạn chế đó là do đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của các tỉnh, nhất là cán bộ chủ chốt người
Khmer còn mắc bệnh kinh nghiệm trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn.
Do vậy, việc nghiên cứu bản chất, những biểu hiện chủ yếu và những
nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp để ngăn
ngừa, hạn chế căn bệnh này ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp
cơ sở nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở người Khmer nói riêng
thực sự mang tính cấp thiết. Cơng việc này sẽ giúp họ có thể tổ chức thực tiễn
phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn mình phụ trách một cách có hiệu quả
nhất, từ đó góp phần vào việc thực hiện thắng lợi q trình đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh mình.



3
Đây chính là lý do chúng tơi chọn đề tài: “Bệnh kinh nghiệm ở đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở người Khmer ở nước ta hiện nay (qua thực
tế ở tỉnh Kiên Giang)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Triết học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, đã có một số tác giả nghiên cứu bệnh kinh
nghiệm ở nhiều góc độ khác nhau. Có tác giả nghiên cứu về bản chất, tác giả
nghiên cứu về biểu hiện, tác giả nghiên cứu về nguyên nhân… và đưa ra những
giải pháp ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm. Có thể kể tên một số cơng
trình tiêu biểu như: Lê Hữu Nghĩa (1988), “Một số căn bệnh trong phương pháp
tư duy của cán bộ ta”, tạp chí Triết học (số 2) và “Về những khuyết điểm và yếu
kém trong tư duy lý luận ở cán bộ ta”, trong sách: “Mấy vấn đề cấp bách về đổi
mới tư duy lý luận”, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội; Trần Văn Phịng
(1994), “Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa ở đội ngũ cán bộ nước ta trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội”, luận án Phó tiến sĩ khoa học Triết học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Trần Văn Phịng: “Bước đầu tìm hiểu
những biểu hiện đặc thù của bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa ở nước ta so với chủ
nghĩa kinh nghiệm phương Tây”, Tạp chí Giáo dục lý luận số 2/1997 và “Giải
pháp nâng cao năng lực tư duy biện chứng, chống bệnh giáo điều, kinh nghiệm
và chủ quan duy ý chí”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8/2007; Vũ Khiêu (1971),
“Nền sản xuất nhỏ Việt Nam và hậu quả của nó trong tâm lý dân tộc”, Thơng
báo Triết học; Lê Thi (1988), “Thực trạng tư duy cán bộ đảng viên ta và căn
ngun của nó”, Tạp chí Triết học (số 4); Nguyễn Ngọc Long: “Kinh nghiệm và
lý luận”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 1/1984, “Chống chủ nghĩa chủ quan
duy ý chí, khắc phục bệnh kinh nghiệm và giáo điều trong quá trình đổi mới tư
duy lý luận”, Học viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội, 1988…
Ngoài ra cịn có một số luận văn, luận án cũng đề cập tới bệnh kinh
nghiệm. Tác giả Võ Thị Bích trong luận văn thạc sĩ “Bệnh kinh nghiệm ở đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An” (năm 2001) đã tìm hiểu tương đối có



4
hệ thống về bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An,
đó là: bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt tỉnh Long An do họ tuyệt
đối hóa những kinh nghiệm thơng thường của cá nhân họ; chịu sự tác động
nhiều của bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh giáo điều; ảnh hưởng của tâm lý
nông dân gia trưởng tự do tâm lý “liều lĩnh”, “phiêu lưu” dám làm miễn là có
lợi...; xác định được nguyên nhân khách quan, chủ quan. Qua đó luận văn đã
đề ra 04 nhóm giải pháp thiết thực và khoa học. Tuy nhiên, luận văn này tập
trung vào đối tượng là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Long An - một tỉnh của
đồng bằng sông Cửu Long - với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,
dân cư, dân tộc có nhiều khác biệt so với các tỉnh có đơng đồng bào Khmer
sinh sống, hơn nữa tác giả đã tập trung nghiên cứu đối tượng rộng hơn (tức
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói chung). Cùng với tác giả Võ Thị Bích, tác giả
Lương Thị Mến với luận văn thạc sĩ “Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn hiện nay” (năm 2008) đã
chỉ ra những biểu hiện đặc thù của bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn, đó là: bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở gắn bó chặt chẽ với một số tư tưởng lạc hậu của bà con các
dân tộc; với bệnh sự vụ, tùy tiện; lối suy nghĩ sơ lược, áng chừng, đại khái,
thiếu tính hệ thống … và cũng đã đưa ra 05 nhóm giải pháp thiết thực, có tính
khả thi…. Các cơng trình trên đều xuất phát từ thực tiễn của chính tỉnh mà các
tác giả đó đang cơng tác. Do vậy, việc tìm hiểu bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở người Khmer ở nước ta hiện nay qua thực tế ở tỉnh
Kiên Giang, một tỉnh thuộc đồng bằng sơng Cửu Long có biên giới giáp với
nước bạn Campuchia - vẫn là mảng trống cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ bản chất, biểu hiện cơ bản, nguyên nhân của bệnh

kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở người Khmer ở nước ta hiện


5
nay (qua thực tế ở tỉnh Kiên Giang), luận văn đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm ngăn ngừa, hạn chế bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ này.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích làm rõ bản chất của bệnh kinh nghiệm nói chung.
- Phân tích làm rõ những biểu hiện cũng như những nguyên nhân chủ
yếu của bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở người Khmer
ở nước ta hiện nay (qua khảo sát thực tế ở tỉnh Kiên Giang).
- Đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế bệnh kinh nghiệm
ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở người Khmer ở nước ta hiện nay (qua
khảo sát thực tế ở tỉnh Kiên Giang).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đề tài chỉ nghiên cứu bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở người Khmer ở nước ta hiện nay (qua khảo sát thực tế ở tỉnh Kiên
Giang), trong đó tập trung vào các chức danh như: Bí thư, Phó Bí thư Đảng
ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban
nhân dân (xã, phường, thị trấn).
- Thời gian từ năm 2010 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời, dựa trên quan
điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng
và Nhà nước cũng như Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang.
- Luận văn kế thừa, chọn lọc kết quả của các nhà nghiên cứu có liên
quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp: phân tích - tổng hợp; quy nạp diễn dịch; lịch sử - lơgíc, thống kê số liệu và phương pháp khảo sát thực tế.


6
6. Đóng góp về khoa học của luận văn
- Luận văn chỉ ra những biểu hiện của bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở người Khmer ở nước ta hiện nay (qua khảo sát thực tế ở
tỉnh Kiên Giang).
- Luận văn chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của bệnh kinh nghiệm ở
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở người Khmer ở nước ta hiện nay (qua khảo
sát thực tế ở tỉnh Kiên Giang), đề xuất những giải pháp phù hợp với điều kiện
cụ thể của địa phương, nhằm ngăn ngừa, hạn chế có hiệu quả căn bệnh này.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp những luận cứ
khoa học cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở nói chung và đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở người Khmer ở nước ta hiện nay (qua khảo sát
thực tế ở tỉnh Kiên Giang) nói riêng đáp ứng u cầu trước tình hình nhiệm
vụ mới.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu,
giảng dạy những vấn đề về lý luận nhận thức, về công tác xây dựng Đảng và
công tác tư tưởng hiện nay ở các Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi
dưỡng chính trị cấp huyện,…
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.


7
Chương 1
BỆNH KINH NGHIỆM - BẢN CHẤT VÀ TẦM QUAN TRỌNG

CỦA VIỆC NGĂN NGỪA, HẠN CHẾ NÓ Ở Ở ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ NGƯỜI KHMER Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1.

BẢN CHẤT CỦA BỆNH KINH NGHIỆM

Để tìm hiểu bệnh kinh nghiệm có bản chất như thế nào, trước hết cần
hiểu thế nào là kinh nghiệm. Thuật ngữ kinh nghiệm bắt nguồn từ tiếng HyLạp là empeiria để chỉ những tri thức mà con người có được do tiếp xúc, quan
sát, thực nghiệm. Trong lịch sử tư tưởng của nhân loại đã có nhiều nhà triết
học, nhiều trường phái triết học khác nhau bàn về kinh nghiệm. Về cơ bản có
thể chia thành hai trường phái có quan điểm đối lập nhau về kinh nghiệm, đó
là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. V.I.Lênin trong tác phẩm “Chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” đã chỉ rõ: “Lịch sử triết
học cho biết rằng việc giải thích khái niệm “kinh nghiệm” đã phân chia những
người duy vật cổ điển với những người duy tâm cổ điển” [50, tr.175]. Đồng
thời Người cũng chỉ rõ, dưới danh từ kinh nghiệm nhất định có thể che giấu
đường lối duy vật và duy tâm trong triết học cũng như khuynh hướng của
Can-tơ và Hi-um [50, tr.180]. Lược khảo khái quát lịch sử triết học chúng ta
sẽ thấy rõ hơn nhận định của Lênin.
Nhà triết học Đê-mơ-crít (khoảng 460 - đầu thế kỷ IV tr.CN) là người
đầu tiên trong lịch sử triết học phát triển lý luận nhận thức trên cơ sở phân
chia hai dạng tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức lý tính. Ơng coi kinh
nghiệm cảm tính là điểm khởi đầu của nhận thức, nhưng kinh nghiệm cảm
tính tự nó chỉ có thể cung cấp cho ta những tri thức “mờ tối”, tức là những tri
thức chưa đầy đủ, chưa thật đáng tin cậy, bởi lẽ “bản chất” đích thực của các
vật (các nguyên tử) khơng thể nhận thức được bằng kinh nghiệm cảm tính mà
chỉ nhận thức được với sự trợ giúp của tư duy lý tính mà thơi. Đê-mơ-crít


8

không đối lập tri thức kinh nghiệm với tri thức lý tính. Theo ơng, nguồn gốc
của những tri thức kinh nghiệm là những vật thể cảm giác được và chúng chỉ
tồn tại trong ý kiến, nhưng không phải ý kiến cá nhân mà là “ý kiến chung” mang tính chất con người nói chung. Trên thực tế ơng cơng nhận nguồn gốc
khách quan của những tri thức kinh nghiệm [73, tr.6].
Nhà triết học duy tâm Platôn (427-347 tr.CN) đã phủ nhận mọi tri thức
kinh nghiệm, chỉ công nhận tri thức tiên nghiệm, tri thức có trước và ngồi
kinh nghiệm mà thôi. Bởi vậy tri thức, sự hiểu biết đối với Platơn chính là sự
hồi tưởng lại cái mà linh hồn đã gặp ở đâu đó.
Aristốt (384-322 tr.CN) - nhà triết học cổ Hy-Lạp, người lập ra mơn lơgích học và một số ngành tri thức chuyên môn cho rằng, kinh nghiệm là nấc
thang thứ hai trong quá trình nhận thức sau nấc thang tri giác cảm tính. Kinh
nghiệm cung cấp cho ta những “tri thức về những sự vật riêng lẻ” kinh
nghiệm xuất hiện ở con người nhờ trí nhớ, cụ thể là rất nhiều sự nhớ về một
đối tượng nhất định sẽ tạo nên tri thức kinh nghiệm… khoa học và nghệ thuật
xuất hiện ở con người thông qua kinh nghiệm” [73, tr.6]. Aristốt cũng cho
rằng, kinh nghiệm là tri thức về cái đơn nhất còn nghệ thuật là tri thức về cái
phổ biến. “Bởi thế, những ai có tri thức trừu tượng nhưng lại khơng có kinh
nghiệm và khi nhận thức cái phổ biến mà không biết cái đơn nhất chứa trong
nó thì thường hay mắc phải sai lầm… Những người có kinh nghiệm chỉ biết
được “cái gì” mà không biết được “tại sao”, những người biết nghệ thuật sẽ
biết được “tại sao” tức là biết nguyên nhân” [73, tr.7]. Về cơ bản Aristốt
không phủ nhận nguồn gốc khách quan của kinh nghiệm.
Ph.Bêcơn (1561-1626) - nhà triết học Anh, người sáng lập chủ nghĩa
duy vật và khoa học thực nghiệm cận đại đánh giá cao vai trò của kinh
nghiệm trong nhận thức cũng như trong việc đấu tranh chống chủ nghĩa kinh
viện, giáo điều, luận ba đoạn của triết học trung cổ và ơng đã giải thích duy
vật nguồn gốc của kinh nghiệm. Theo ông, mọi tri thức khoa học đều được


9
bắt nguồn từ kinh nghiệm nhưng không phải từ những kinh nghiệm trực tiếp

đơn thuần mà từ những kinh nghiệm có mục đích rõ ràng tức thực nghiệm.
Kinh nghiệm dựa trên cơ sở thực nghiệm, theo Bêcơn, là tiền đề chứng minh
tốt nhất sự đúng đắn của mọi tri thức. Bêcơn đã chỉ ra hai loại kinh nghiệm đó là kinh nghiệm có kết quả và kinh nghiệm ánh sáng. Kinh nghiệm có kết
quả mang lại lợi ích trực tiếp, còn kinh nghiệm ánh sáng mang lại tri thức
chân thật nhưng khơng phải bao giờ cũng mang lại lợi ích trực tiếp. Ông đánh
giá cao kinh nghiệm ánh sáng. Mặc dù vậy, Bêcơn không đối lập kinh nghiệm
một cách cực đoan với lý tính. Phương pháp thực nghiệm mà ơng đề ra phải
được dựa tối đa vào trí tuệ khi phân tích các dữ kiện kinh nghiệm, khơng phải
ngẫu nhiên mà ông cho rằng các nhà kinh nghiệm cũng giống như những con
kiến chỉ biết có thu nhặt và bằng lịng với những gì thu nhặt được [73, tr.8].
Cũng giống như Bêcơn, Hôp-bơ (1588-1679) - nhà triết học duy vật
Anh, cũng có quan điểm duy vật về kinh nghiệm. Theo ông, khi thế giới
khách quan tác động vào các cơ quan cảm giác thì sẽ làm nảy sinh tư tưởng kinh nghiệm. Nội dung của những tư tưởng - kinh nghiệm này không phụ
thuộc vào ý thức con người và những tư tưởng - kinh nghiệm này phải được
trí tuệ tiếp tục “chế biến”, xử lý bằng các phương pháp so sánh, tổng hợp và
phân chia. Kinh nghiệm, theo Hôp-bơ, là tri thức về các yếu tố đơn nhất hiện
tại hay là các yếu tố đơn nhất đã qua (quá khứ). Kinh nghiệm chỉ có thể cho
những tri thức khơng chắc chắn lắm về mối liên hệ của các vật, còn tri thức
đáng tin cậy về cái phổ biến và cái trừu tượng chỉ có thể xuất hiện nhờ sự hiện
diện của ngơn ngữ. Ơng cũng phân biệt tư duy lý luận với sự quan sát có tính
chất thực nghiệm
Tiếp tục truyền thống duy vật Anh, nhà triết học duy vật G.Lốc-cơ
(1632-1704) cũng có quan niệm duy vật về kinh nghiệm. Theo ông, mọi tri
thức đều bắt nguồn từ kinh nghiệm. Ơng chia kinh nghiệm thành kinh nghiệm
bên ngồi (cảm giác) và kinh nghiệm bên trong (phản xạ). Hai dạng kinh


10
nghiệm này là cơ sở, là nguồn gốc của mọi tư tưởng của chúng ta. Về nguồn
gốc kinh nghiệm, thì cơ bản ơng có quan điểm duy vật, mặc dù khi xem xét

kinh nghiệm bên trong (phản xạ) G.Lốc-cơ đã có sự “lùi bước” nhất định có
lợi cho quan điểm duy tâm, khi ông cho rằng đôi khi kinh nghiệm bên trong
khơng phụ thuộc vào kinh nghiệm bên ngồi và có thể hiểu như một lĩnh vực
độc lập. Nhưng điều kiện quan trọng là theo G.Lốc-cơ “chỉ có thực tiễn mới
hồn thiện trí tuệ của chúng ta cũng như thân thể của chúng ta” [73, tr.9].
Béc-cơ-li (1685-1753) - nhà triết học người Anh, nhà duy tâm chủ quan,
đã vứt bỏ điểm xuất phát duy vật của Lốc-cơ về nguồn gốc khách quan của
kinh nghiệm và tuyên bố rằng cảm giác là hiện thực duy nhất được con người
nhận thức. Quan điểm của Béc-cơ-li về kinh nghiệm là quan điểm duy tâm
chủ quan, bởi lẽ kinh nghiệm theo ông là những “tập hợp ý niệm” hay “những
phức hợp cảm giác”. Cũng giống như Béc-cơ-li, Hi-um (1711-1766) - nhà
triết học duy tâm, nhà tâm lý học, nhà sử học Anh đã có quan điểm duy tâm
về kinh nghiệm, hơn nữa ơng cịn có quan điểm bất khả tri trong nhận thức.
Theo Hi-um chỉ có số lượng và con số - những khách thể của toán học - mới
là đối tượng duy nhất của tri thức tin tưởng còn tất cả những khách thể nghiên
cứu khác đều được rút ra từ kinh nghiệm. Nhưng bản thân kinh nghiệm lại
được ông hiểu một cách duy tâm. Theo ơng, hiện thực đây là “dịng cảm xúc”
và chúng ta không thể biết cũng không thể nhận thức được nguyên nhân của
“dòng cảm xúc” này. Cơ sở của những kết luận được rút ra từ kinh nghiệm
được ơng tìm thấy trong thói quen [73, tr.9].
Nhà triết học và là nhà bác học Đức, người khai sáng chủ nghĩa duy tâm
cổ điển Đức - Can-tơ (1724-1804) cho rằng nhận thức bắt đầu từ thời điểm
khi mà “vật tự nó” tác động lên các cơ quan cảm giác và gây nên những cảm
giác trong ta. Trong điểm khởi đầu này của lý luận nhận thức thì Can-tơ là
người duy vật. Nhưng trong học thuyết về các hình thức và những giới hạn
của nhận thức ông lại là người duy tâm và theo thuyết không thể biết. Theo


11
ơng khơng có tri thức nào có thể cho ta hiểu biết đúng về “vật tự nó”. Mặc dù

ơng cho rằng tri thức kinh nghiệm có thể được mở rộng và được làm sâu sắc
hơn, nhưng nó chỉ có thể làm cho chúng ta tiến gần tới nhận thức “vật tự nó”
mà thơi [73, tr.10]. Đồng thời Can-tơ cũng cơng nhận những hình thức tri thức
tiên nghiệm ở con người. Cho nên, trong “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
kinh nghiệm phê phán” V.I.Lênin đã chỉ rõ:
Khi Can-tơ thừa nhận rằng kinh nghiệm, cảm giác là nguồn gốc duy
nhất của những hiểu biết của chúng ta thì ơng ta hướng triết học của
ông ta đến thuyết cảm giác và thông qua thuyết cảm giác, trong
những điều kiện nào đó, hướng đến chủ nghĩa duy vật. Khi ơng ta
thừa nhận tính tiên nghiệm của khơng gian, của thời gian, của tính
nhân quả, v.v., thì ơng ta hướng triết học của ơng ta về phía chủ
nghĩa duy tâm [50, tr.239].
Đối với Hê-ghen (1770-1831) - nhà triết học Đức, nhà duy tâm khách
quan, đại diện của nền triết học cổ điển Đức, thì kinh nghiệm được rút ra một
cách duy tâm từ sự vận động của ý thức. Ý thức, ở Hê-ghen, đã đặt sẵn cho
mình một mục đích và chừng nào, kết quả đạt được của hoạt động khơng
đồng nhất hồn tồn với mục đích đã được đặt ra bởi ý thức thì trong quá
trình so sánh những kết quả này sẽ diễn ra sự hình thành các quan niệm về sự
vật. Khi đó sẽ xuất hiện tri thức mới về sự vật và quá trình này sẽ tạo nên kinh
nghiệm [73, tr.10-11].
Khác với Hê-ghen, nhà triết học duy vật và là nhà vô thần Đức - Phơbách (1804-1872) là người tiếp tục quan niệm duy vật về kinh nghiệm. Kinh
nghiệm theo ông là nguồn gốc đầu tiên của mọi tri thức và nó có nguồn gốc
khách quan ở thế giới hiện thực. Ông cũng là người đã nhấn mạnh mối quan
hệ qua lại giữa kinh nghiệm và lý luận. Nhưng ông chưa hiểu mối quan hệ
giữa kinh nghiệm với hoạt động thực tiễn của con người [73, tr.11].
Trong triết học tư sản ở cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX có nhiều quan
điểm duy tâm chủ quan khác nhau về kinh nghiệm. Chủ nghĩa kinh nghiệm


12

phê phán mà đại biểu là Ma-khơ và A-vê-na-ri-út v.v. cho rằng kinh nghiệm là
tổng số những cảm giác không có quan hệ gì với thế giới khách quan. Kinh
nghiệm là cái hồn tồn có tính chất chủ quan. V.I.Lênin trong “Chủ nghĩa
duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” đã chỉ ra rằng trên thực tế chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán đã tiếp tục theo quan điểm của Béc-cơ-li và Hium. Chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa công cụ coi kinh nghiệm như là kế
hoạch “công cụ” sử dụng các vật dụng sao cho có lợi nhất. Chủ nghĩa hiện
sinh coi kinh nghiệm như là thế giới nội tâm của những cảm xúc, những sự
thể nghiệm trực tiếp của chủ thể. Chủ nghĩa thực chứng mới cho rằng kinh
nghiệm chỉ là những cảm giác, cảm xúc cá nhân của con người khơng có nội
dung khách quan và kinh nghiệm cảm tính chỉ là những mệnh đề mộc mạc
hồn tồn có tính chất chủ quan… Những trường phái triết học trên nói chung
đều coi kinh nghiệm là nguồn gốc của tri thức nhưng họ giải thích nội dung
kinh nghiệm theo lập trường duy tâm, họ đều mượn danh từ “kinh nghiệm” để
che giấu bản chất duy tâm của mình [50, tr.148].
Trong Từ điển triết học do M.Rơ-den-tan và P.I.U.Đin (Liên Xô cũ) chủ
biên được Nhà xuất bản Sự thật in lần thứ ba năm 1976 (trang 422) đã thể
hiện quan điểm đồng nhất kinh nghiệm với một bộ phận của thực tiễn thậm
chí với tồn bộ thực tiễn. Đây là sự lẫn lộn giữa chủ quan và khách quan, giữa
nhận thức và thực tiễn. Quan niệm như vậy sẽ lâm vào bế tắc không giải
quyết được một cách khoa học duy vật triệt để vấn đề kinh nghiệm trong nhận
thức luận.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, kinh nghiệm là một
dạng tri thức phản ánh hiện thực khách quan, cho nên xét về mặt nhận thức
luận, kinh nghiệm là tính thứ hai, thế giới khách quan là tính thứ nhất. Tức là
xét về hình thức thì kinh nghiệm là cái thuộc về chủ quan, là hình thức của ý
thức, của tư duy, còn về mặt nội dung kinh nghiệm ln mang một nội dung
khách quan, nó phản ánh thế giới khách quan. Trong “Chủ nghĩa duy vật và


13

chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” V.I.Lênin đã chỉ rõ những người duy vật
thừa nhận thực tại khách quan mà họ nhận được trong kinh nghiệm vì họ thừa
nhận một nguồn gốc khách quan độc lập đối với con người [50, tr.149].
Nhưng kinh nghiệm không phải là sự thể hiện nội dung thụ động của ý thức
mà là kết quả sự tác động tích cực của con người đối với thế giới khách quan.
Khảo sát về mặt lịch sử, nội dung của kinh nghiệm ln có tính lịch sử cụ thể. Kinh nghiệm là cái riêng nếu so với lý luận là cái chung. Kinh nghiệm
cũng phản ánh trình độ hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người ở một
giai đoạn, một thời điểm lịch sử nhất định. Thế hệ trước truyền lại cho thế hệ
sau những kinh nghiệm đã đạt được và thế hệ sau khi kế thừa kho tàng qúy
báu đó, thơng qua hoạt động thực tiễn lại làm giàu thêm kho tàng ấy bằng
những kinh nghiệm mới, đồng thời làm đầy đủ, chính xác thêm những kinh
nghiệm cũ bằng hàng loạt những tư liệu mới. Tất nhiên, kho tàng tri thức của
nhân loại không chỉ có những tri thức kinh nghiệm mà cịn có tri thức lý luận.
Thực tế chứng minh, kinh nghiệm là điểm xuất phát, là cơ sở ban đầu
vô cùng quan trọng của quá trình nhận thức. Kinh nghiệm càng phong phú thì
càng tạo ra nhiều dữ kiện cho khái quát lý luận, đặc biệt là trong hoạt động thực
tiễn xã hội thì kinh nghiệm của mỗi người là hết sức quan trọng để giúp nhận
thức đúng về xã hội. Thiếu kinh nghiệm, khoa học không thể phát triển được.
Khoa học đã và luôn gắn liền với kinh nghiệm. Khoa học đã trở thành khoa học
khi nó được phát triển từ kinh nghiệm và khắc phục những hạn chế của nó. Tiến
bộ khoa học - kỹ thuật ngày nay, những lý thuyết khoa học bậc cao của tư duy sẽ
khơng thể có được, nếu thiếu các ngành khoa học có tính chất kinh nghiệm. Khoa
học hiện đại biết tới hàng tỷ dạng vật chất trong tự nhiên mà hầu hết chúng đều
được tìm ra bằng con đường kinh nghiệm. Cũng có thể khẳng định được như
vậy đối với các yếu tố hóa học, các loài sinh vật và động vật.
Kinh nghiệm đối với quá trình nhận thức và phát triển tư duy của nhân
loại có vai trị hết sức to lớn. Kinh nghiệm là nấc thang không thể thiếu trong


14

quá trình nhận thức của con người. Thiếu kinh nghiệm thì khơng thể có lý
luận. Lý luận xét ở góc độ nhất định chính là kết quả của sự tổng kết, khái
quát những kinh nghiệm. Nếu lý luận tách rời khỏi kinh nghiệm, khơng được
xuất phát từ kinh nghiệm nói chung, thì lý luận đó rất dễ chỉ là một sự tưởng
tượng hoang đường hoặc là một sản phẩm thuần túy của ý thích chủ quan mà
thơi. Tất nhiên chúng ta đều biết rằng không phải mọi lý luận đều được ra đời
trực tiếp từ kinh nghiệm, hơn nữa lý luận với sức mạnh nội tại đặc thù của mình
nó có thể vượt trước các kinh nghiệm, các tài liệu kinh nghiệm. Nhưng xét đến
cùng và xét trong mối quan hệ giữa kinh nghiệm và lý luận nói chung thì lý luận
không thể không xuất phát từ kinh nghiệm. Mỗi lần tổng kết, khái quát kinh
nghiệm cũng có nghĩa là một sự tích lũy dần về lượng để dần dần hình thành nên
lý luận. Lênin đã chỉ rõ: “Muốn hiểu biết thì phải bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu từ
kinh nghiệm, từ kinh nghiệm mà đi đến cái chung” [52, tr.220].
Kinh nghiệm cũng như lý luận đều là kết quả hoạt động nhận thức của
con người được hình thành và phát triển thông qua hoạt động thực tiễn.
Chúng đều phản ánh hiện thực khách quan, song ở những cấp độ khác nhau.
Con đường phát triển từ kinh nghiệm lên lý luận cũng chính là con đường đi
từ cái đơn nhất đến cái phổ biến, từ cái phổ biến ít đến cái phổ biến hơn, từ
bản chất cấp một đến bản chất sâu hơn v. v.. Đó cũng chính là q trình tổng
kết, khái quát kinh nghiệm nhằm gạt bỏ những cái ngẫu nhiên, cái bề ngoài,
cái chưa phải là bản chất để tìm ra cái bản chất, cái quy luật vận động của sự
vật. Q trình tiến triển đó của nhận thức cũng chính là nhằm đạt đến sự chỉ
đạo hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới khách quan đạt hiệu quả cao hơn.
Nhưng bản thân lý luận đó đạt được sự phản ánh đúng đắn chân lý khách
quan khơng thì phải được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Chỉ có thực tiễn mới là
cơ sở, là tiêu chuẩn kiểm nghiệm mọi tri thức. Như vậy là, nếu khơng có kinh
nghiệm hay, thậm chí kinh nghiệm chưa đạt đến trình độ nhất định về phạm vi
cũng như mức độ phản ánh thì cũng khơng có đủ cơ sở cho ra đời một lý luận



15
khoa học thực sự. Kinh nghiệm và lý luận không đối lập nhau, không tách rời
nhau mà thống nhất với nhau thông qua hoạt động thực tiễn. Kinh nghiệm là
cơ sở, là tiền đề cho lý luận, lý luận định hướng cho hoạt động thực tiễn và
thực tiễn đến lượt mình lại cung cấp cho lý luận hàng loạt những kinh nghiệm
mới. Chỉ có thể lấy mặt mạnh của lý luận để khắc phục tính hạn chế vốn có
của kinh nghiệm và lấy mặt mạnh của kinh nghiệm để khắc phục khả năng xa
rời thực tế của lý luận. Có như vậy mới làm cho lý luận ngày càng hoàn hảo,
chính xác, kinh nghiệm ngày càng phong phú, đa dạng.
Tuy nhiên, dù quan trọng đến đâu thì kinh nghiệm cũng chỉ mới phản
ánh được cái bề ngoài chứ chưa phải cái bản chất bên trong của sự vật, mới
phản ánh được tổng số giản đơn chứ chưa phản ánh được mối liên hệ tất yếu
của sự vật. Kinh nghiệm mới dừng lại ở miêu tả, tường thuật, ghi chép các sự
kiện cục bộ, riêng lẻ mà thôi. Bởi vậy như Ph.Ăng-ghen đã viết: “Sự quan sát
dựa vào kinh nghiệm tự nó khơng bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ
tính tất yếu” [2, tr.355].
Đặc điểm cơ bản của kinh nghiệm khơng phải là ở chỗ nó phản ánh mối
liên hệ bên trong hay mối liên hệ bên ngoài của sự vật, mà ở chỗ nó bao giờ
cũng phản ánh một quan hệ riêng biệt hay các quan hệ riêng biệt không liên
quan với nhau trong sự vật. Nội dung của kinh nghiệm biểu hiện ở các sự kiện
- là quan hệ khách quan thu nhận được khi quan sát hay thực nghiệm. Mỗi sự
kiện phản ánh một mặt nào đó của sự vật. Nhưng ngay cả khi có nhiều sự
kiện, thì trong trường hợp này, tri thức nhận được vẫn mang tính chất hạn chế
vốn có ở mức độ kinh nghiệm, vì các sự kiện được biểu hiện ra là những cái
không liên hệ với nhau (xem Vắc-tô-min.N.C: Thực tiễn - tư duy - tri thức.
NXB Khoa học, M.1978. Bản dịch của thư viện Học viện chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh). Đằng sau các sự kiện mà kinh nghiệm ghi nhận còn ẩn giấu
những quan hệ phức tạp hơn, sâu xa hơn, hơn nữa cịn có nhiều lĩnh vực mà
con người không thể trực tiếp tiếp cận được khi nghiên cứu. Chính ở đây phải



16
sử dụng tư duy lý luận. Khi kinh nghiệm không thể vươn được xa hơn thì lý
luận bắt đầu. Chẳng hạn, kinh nghiệm chỉ biết ghi nhận rằng nếu trông thấy
bầu trời bị che khuất trong thời gian ngày hoặc đêm thì người ta cho đó là
hiện tượng nhật thực hay nguyệt thực, còn tại sao như vậy và giữa mặt trời,
mặt trăng và trái đất có mối quan hệ ra sao, chu trình chuyển động của nó như
thế nào thì kinh nghiệm khơng lý giải được; thả giấy qùy vào axit thì nó
chuyển thành màu hồng, thả vào kiềm thì nó chuyển sang màu xanh, cịn tại
sao như vậy và giữa quỳ với axit, quỳ với kiềm có mối quan hệ nội tại ra sao
thì kinh nghiệm khơng lý giải được.
Kinh nghiệm dù là kinh nghiệm thông thường cũng khơng chỉ là kết quả
của nhận thức cảm tính mà còn là kết quả hoạt động của tư duy trừu tượng ở một
mức độ nhất định. Tuy vậy, kinh nghiệm khơng chỉ khác biệt với tri thức cảm
tính. Nếu xét từ phương diện sinh thành thì kinh nghiệm xuất hiện từ tri thức cảm
tính cịn lý luận xuất hiện từ kinh nghiệm, trên cơ sở của kinh nghiệm. Như vậy
thì kinh nghiệm là cái thứ hai so với tri thức cảm tính nhưng là cái thứ nhất so
với lý luận. Tức là kinh nghiệm đã có tính chất lý tính, bởi lẽ trong q trình hình
thành kinh nghiệm đã có sự tham gia tích cực của lý tính. Nếu khơng có các khái
niệm, phán đốn suy lý và được thể hiện bằng ngơn ngữ thì con người khơng thể
diễn đạt ra bằng ngơn ngữ các kinh nghiệm của mình [73, tr.16-17].
Kinh nghiệm có tính chất trực quan dễ nhận biết, dễ cảm nhận nên
chúng dễ bị con người tuyệt đối hóa. Những người tuyệt đối hóa vai trị của
kinh nghiệm, hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò của lý luận là những người kinh
nghiệm chủ nghĩa.
Trong triết học, chủ nghĩa kinh nghiệm được hiểu như là một xu hướng
nhận thức luận, coi kinh nghiệm cảm tính là nguồn gốc duy nhất của mọi tri
thức và cho rằng nội dung của tri thức được hiểu hoặc như là sự mô tả kinh
nghiệm, hoặc là đồng nhất với kinh nghiệm hay là “sự khuếch đại thái hóa
hoạt động thực tiễn - kinh nghiệm có hại cho tri thức lý luận” [73, tr.17-18].



17
Chủ nghĩa kinh nghiệm nói chung cho rằng tính chất phổ biến và tất yếu
của tri thức không phải bắt nguồn từ nhận thức lý tính mà từ kinh nghiệm cảm
tính. Sai lầm của chủ nghĩa kinh nghiệm chính là ở chỗ nó phóng đại một
cách siêu hình vai trị của kinh nghiệm, khơng đánh giá đúng mức vai trị của
nhận thức lý tính, của những trừu tượng khoa học trong nhận thức, phủ nhận
vai trị tích cực và tính độc lập tương đối của tư duy lý luận, của lý luận.
Với tư cách là một quan điểm nhận thức luận tương đối hoàn chỉnh
trong triết học, chủ nghĩa kinh nghiệm được hình thành ở thế kỷ XVII, XVIII.
Ngay từ khi mới xuất hiện nó đã thể hiện tính chất không thuần nhất về mặt
thế giới quan. Một mặt chủ nghĩa kinh nghiệm biểu hiện như là một quan
điểm nhận thức luận duy vật. Quan điểm này gắn liền với những thành tựu
của khoa học thực nghiệm mà các đại biểu là Bê-cơn, Hốp-xơ, Lốc-cơ, Đi-đờrô, v.v.. Chủ nghĩa kinh nghiệm của các nhà duy vật thế kỷ XVII-XVIII có vai
trò rất lớn trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Nó góp phần thúc đẩy phương
pháp nghiên cứu thực nghiệm, chống lại phương pháp tư duy tư biện, kinh
viện, giáo điều. Mặt khác chủ nghĩa kinh nghiệm biểu hiện như là một quan
điểm nhận thức luận duy tâm dưới nhiều hình thức khác nhau, dùng danh từ
“kinh nghiệm” để làm bình phong che đậy những hệ thống duy tâm của mình.
Những đại biểu của quan niệm này là Béc-cơ-li, Hi-um, Ma-khơ, A-vê-na-riút… cùng những môn đồ khác của chủ nghĩa hiện sinh mà tiêu biểu là J. P.
Sartre; chủ nghĩa thực chứng mới mà tiêu biểu là K.Pốp-pơ; chủ nghĩa thực
dụng mà tiêu biểu là J. Đin-Uây; chủ nghĩa hiện tượng mà tiêu biểu là Huxerl, v.v.v Từ lược khảo lịch sử triết học ở trên chúng ta đã rõ những đại biểu
này đều coi kinh nghiệm là nguồn gốc của tri thức và mặc dù giữa họ có
những quan điểm khác nhau về kinh nghiệm, song họ đều thống nhất với nhau
ở chỗ giải thích nội dung kinh nghiệm theo lập trường duy tâm.
Tuyệt đối hóa kinh nghiệm cụ thể, cá biệt, biến chúng thành những kinh
nghiệm phổ biến nhằm áp dụng cho mọi trường hợp sẽ mắc bệnh kinh nghiệm



18
chủ nghĩa. Người mắc bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa cho rằng bằng kinh
nghiệm họ có thể giải quyết được mọi vấn đề và họ ln hạ thấp vai trị của lý
luận. Họ còn nhân danh đề cao thực tiễn để hạ thấp lý luận, nhưng thực tiễn
mà họ đề cao là thực tiễn được hiểu bằng vô số các sự kiện riêng lẻ trong đời
thường. Hơn nữa, họ nắm thực tiễn chỉ ở những biểu hiện vụn vặt, bề ngoài,
trong khi đó thì nắm lý luận một cách chấp vá và thiếu hệ thống nên họ càng
hạ thấp lý luận. Họ không hiểu được rằng điều quan trọng là phải nâng trình
độ lý luận tới mức bản thân nội dung và các nguyên lý lý luận không những là
các vấn đề của đời sống hiện thực mà còn là lời giải đáp chính xác các vấn đề
đó. Đúng là khơng có gì thực tiễn hơn một lý luận xuất sắc. Trên đây là sai
lầm cơ bản của bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa xét dưới góc độ triết học. Cịn sai
lầm về phương diện nhận thức luận và phương pháp luận của bệnh kinh
nghiệm chủ nghĩa chính là ở chỗ khơng nắm được thực chất mối liên hệ biện
chứng giữa tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, giữa thực tiễn và lý luận.
Người mắc bệnh kinh nghiệm chỉ biết xem xét sự thật một cách chất phác,
giản đơn, thuần túy ngồi các mối liện hệ và như vậy thì không thể không dẫn
đến sai lầm. V.I.Lênin đã chỉ rõ:
Nếu xét các sự thật trong chỉnh thể của chúng, trong mối liên hệ của
chúng thì sự thật khơng những bao giờ cũng “bướng bỉnh”, mà còn là
những chứng cứ chắc chắn chứng minh được. Nếu xét những sự việc
nhỏ đó không trong chỉnh thể của chúng, không trong mối liên hệ của
chúng, nếu chúng bị tách rời nhau và bị lựa chọn tùy tiện, thì chúng thật
đúng chỉ là những trò chơi hay là một thứ còn tệ hơn nữa [53, tr.436].
Tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách
mạng Việt Nam; đồng thời trong q trình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh rút ra
nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là “thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn”: “Thực tiễn khơng có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù
quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Trong luận



19
điểm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa lý
luận và thực tiễn: lý luận được khái quát từ thực tiễn và hoạt động thực tiễn
của con người phải được soi đường bởi lý luận [67, tr.496].
Người kinh nghiệm chủ nghĩa sẽ bế tắc, mất phương hướng khi số
lượng tri thức kinh nghiệm tăng lên, khi đó họ sẽ bị chìm ngập trong đống
hỗn loạn các sự kiện. Từ đây họ dễ mắc bệnh chủ quan duy ý chí bắt hiện
thực khn theo kinh nghiệm bản thân và rơi vào trạng thái cực đoan đối lập từ chỗ chỉ tin vào những kinh nghiệm cảm tính tới chỗ chẳng tin vào cái gì cả
- vì những cái cực đoan thường hay gặp nhau.
Ph.Ăng-ghen trong “Biện chứng của tự nhiên” đã viết:
ở đây người ta thấy hai năm rõ mười rằng con đường chắc chắn nhất
từ khoa học tự nhiên tới chủ nghĩa thần bí là con đường nào. Đó
khơng phải là sự phát triển dồn dập, về lý luận, của triết học tự
nhiên mà là chủ nghĩa kinh nghiệm nông cạn nhất, khinh thường
mọi lý luận, không tin vào mọi tư duy [1, tr.77].
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán” V.I.Lênin đã chỉ ra rằng trước những phát minh mới của khoa học, đặc
biệt là của vật lý học và do không vượt được giới hạn của những tri thức kinh
nghiệm đã có các nhà khoa học trượt dài sang chủ nghĩa duy tâm. Chẳng hạn
như Poanh-ca-rê, do khơng hiểu phép biện chứng của q trình nhận thức từ
hiện tượng đến bản chất và từ bản chất cấp một đến bản chất cấp sâu hơn đã
cho rằng phát minh ra Ra-đi-um đã lật đổ nguyên lý bảo toàn năng lượng
cũng như hầu hết tất cả những nguyên lý cũ khác của vật lý học. Từ đó ơng
đưa ra kết luận duy tâm về mặt nhận thức luận như sau: “Không phải giới tự
nhiên đem lại cho chúng ta (hay ép buộc chúng ta phải nhận) những khái
niệm về khơng gian và thời gian, mà chính chúng ta đem những khái niệm ấy
lại cho giới tự nhiên”; “phàm cái gì khơng phải là tư tưởng đều là hư vô thuần
túy” [73, tr.21].



20
Người mắc bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa chỉ thấy từng sự kiện riêng lẻ
chứ không thấy mối liên hệ giữa các sự kiện. Họ “chỉ dựa vào thực nghiệm,
nên rất coi khinh tư duy [1, tr.62]. Do vậy mà chính họ đã “ngăn chặn con
đường của mình tiến từ sự hiểu biết cái cá biệt đến sự hiểu biết cái toàn thể,
đến sự thấu suốt mối liên hệ phổ biến của các sự vật” [1, tr.54].
Như vậy là bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa có tác hại vơ cùng to lớn đối
với q trình nhận thức của nhân loại, nó gây cản trở cho sự phát triển tư duy
theo hướng duy lý của tư duy lý luận. Bởi nó gây tâm lý ngại học tập, củng cố
tâm lý đề cao vai trò lãnh đạo của các già làng, trưởng bản thái quá, cũng như
coi thường năng lực của thế hệ trẻ, đồng thời khơng hiểu đúng vai trị của đội
ngũ trí thức và những người làm công tác lý luận.
Ở đây cũng cần phân biệt rõ hơn khái niệm “bệnh kinh nghiệm” và khái
niệm “chủ nghĩa kinh nghiệm”.
Theo Từ điển Triết học, “chủ nghĩa kinh nghiệm” - học thuyết trong lý
luận nhận thức, coi kinh nghiệm cảm tính là nguồn duy nhất của tri thức,
khẳng định rằng toàn bộ tri thức đều dựa trên kinh nghiệm và có được nhờ
kinh nghiệm. Chủ nghĩa kinh nghiệm duy tâm (Béc-cli, Hi-um, Ma-khơ, Avê-na-ri-út, Bơ-gđa-nốp, chủ nghĩa kinh nghiệm lơ-gích ngày nay, v.v) quy
kinh nghiệm thành toàn bộ những cảm giác hoặc biểu tượng, và không thừa
nhận cơ sở của kinh nghiệm là thế giới khách quan. Chủ nghĩa kinh nghiệm
duy vật (Ph.Bê-cơn, Hô-bơ, Lốc-cơ, chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII)
cho rằng cội nguồn của kinh nghiệm cảm tính là cái thế giới bên ngoài tồn tại
khách quan. Tuy nhiên, sự đối lập chủ yếu giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ
nghĩa duy lý không phải ở vấn đề nguồn gốc hoặc cội nguồn của tri thức: một
số nhà duy lý đồng ý cho rằng trong trí tuệ khơng có cái chưa tồn tại trước đó
trong cảm giác. Điểm bất đồng chủ yếu là ở chỗ chủ nghĩa kinh nghiệm cho
rằng, tính chất phổ biến và tất yếu của tri thức không phải bắt nguồn từ bản
thân trí tuệ, mà là từ kinh nghiệm. Một số nhà triết học theo chủ nghĩa kinh



21
nghiệm (thí dụ, Hơ-bơ, Hi-um) do chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy lý nên
đã đi đến kết luận khẳng định kinh nghiệm không thể cấp cho tri thức nghĩa
tất yếu và phổ biến. Tính chất hạn chế của chủ nghĩa kinh nghiệm là ở chỗ nó
phóng đại theo quan điểm siêu hình về vai trị của nhận thức cảm tính, của
kinh nghiệm và khơng đánh giá đúng mức vai trò của những trừu tượng và lý
luận khoa học trong nhận thức, ở chỗ phủ nhận vai trị tích cực và tính độc lập
tương đối của tư duy [95, tr.289-290]. Đặc điểm của chủ nghĩa kinh nghiệm ở
Tây Âu thời kỳ này biểu hiện ở chỗ, cơng nhận tính đúng đắn của các tri thức
khoa học thực nghiệm, đồng thời phủ nhận tính phổ biến của tri thức lý luận.
Với tư cách là một trào lưu nhận thức luận tuyệt đối hóa tri thức kinh
nghiệm, đối lập với chủ nghĩa duy lý, thì ở nước ta khơng có chủ nghĩa kinh
nghiệm. Tuy nhiên, bệnh kinh nghiệm ở nước ta cũng mang bản chất của chủ
nghĩa kinh nghiệm - là cường điệu, tuyệt đối hóa tri thức kinh nghiệm, coi
thường tri thức lý luận.
Đặc điểm của bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ
chốt cấp cơ sở ở nước ta cơ bản là gắn bó chặt chẽ với bệnh giáo điều, chịu
nhiều ảnh hưởng của tư tưởng gia trưởng, phong kiến, phong tục tập quán lạc
hậu, cường điệu kinh nghiệm chiến tranh. Biểu hiện cơ bản của bệnh kinh
nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở ở nước ta là
khơng đánh giá đúng vai trị của tri thức lý luận, coi thường hạ thấp lý luận;
lối suy nghĩ giản đơn, áng chừng, đại khái, thiếu lơgíc, thiếu hệ thống, hướng
vào quá khứ là chủ yếu; cách làm việc mò mẫm, tùy tiện. Nhận thức và vận
dụng tri thức vào thực tiễn đều chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân.
Do vậy, xét về bản chất, hai khái niệm “bệnh kinh nghiệm” và “chủ
nghĩa kinh nghiệm” ở nước ta thường vẫn được sử dụng như nhau, song giữa
chúng có sự khác biệt. Khi dùng khái niệm“chủ nghĩa kinh nghiệm” là muốn
đề cập đến một khuynh hướng trong lý luận nhận thức cho rằng, kinh nghiệm
là nguồn gốc của tri thức, coi nội dung của tri thức chỉ là sự mô tả của kinh



22
nghiệm đó. Khi dùng khái niệm “bệnh kinh nghiệm” là đề cập đến những sai
lầm trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, đó là do con người
đã tuyệt đối hóa vai trị của kinh nghiệm, hạ thấp vai trò của lý luận. Khái
niệm “bệnh” ở đây cần được hiểu như một trạng thái tư tưởng không lành mạnh,
biểu hiện bằng những thái độ không đúng đắn như tuyệt đối hóa kinh nghiệm;
coi thường, hạ thấp lý luận, khơng đánh giá đúng vai trị đội ngũ trí thức, ngại
học tập; phong cách làm việc luộm thuộm, tùy tiện, sự vụ sự việc, v.v.
1.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGĂN NGỪA, HẠN CHẾ BỆNH
KINH NGHIỆM Ở ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ NGƯỜI KHMER
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Ngăn ngừa, hạn chế bệnh kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ chủ chốt
người Khmer cấp cơ sở Kiên Giang có tầm quan trọng rất lớn đối với q
trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Thứ nhất, ngăn ngừa, hạn chế bệnh kinh nghiệm sẽ góp phần hạn chế,
khắc phục bệnh giấy tờ, sự vụ trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở người Khmer. Một trong những biểu hiện của bệnh
kinh nghiệm là bệnh giấy tờ, sự vụ, sự việc, tức là trong hoạt động lãnh đạo,
quản lý họ thiếu tầm nhìn xa, trơng rộng, chỉ thấy trước mắt không thấy lâu
dài. Do vậy, mà họ thường bị cơng việc sự vụ có tính chất tình huống lơi kéo
nên người cán bộ khơng cịn thời gian để chăm lo đến mục tiêu lâu dài của địa
phương trong phát triển kinh tế - xã hội. Cho nên, họ dễ bị động trong việc
xây dựng các chương trình kinh tế - xã hội ở địa phương. Nếu ngăn ngừa, hạn
chế được bệnh kinh nghiệm thì sẽ giúp cho cán bộ có tầm nhìn xa, trơng rộng
hơn trong việc đề ra các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Khi xây dựng các chương trình này, họ sẽ không chỉ dựa và ỷ lại
những kinh nghiệm của cá nhân hoặc tập thể nữa mà sẽ phải căn cứ vào nhiều

yếu tố khác nhau của địa phương, của ngành và của Trung ương. Điều quan
trọng nữa là nếu ngăn ngừa, hạn chế có hiệu quả bệnh kinh nghiệm sẽ giúp


23
cho cán bộ hiểu được tác hại của bệnh này. Trên cơ sở đó, họ mới tích cực học
tập nâng cao trình độ văn hóa, chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận, trong
cơng tác họ sẽ bớt mị mẫm, bớt vịng vo, sẽ hiệu quả hơn. Tính hướng đích
trong hoạt động lãnh đạo, quản lý sẽ rõ hơn, thiết thực hơn, những quyết định
của họ sẽ khơng cịn bị động, mang tính xử lý tình huống nữa. Cán bộ sẽ chủ
động ra quyết định; tổ chức thực hiện quyết định; tổng kết rút kinh nghiệm
việc tổ chức thực hiện quyết định một cách lý luận hơn, bài bản hơn, khoa học
hơn và có tổ chức hơn.
Thứ hai, ngăn ngừa, hạn chế bệnh kinh nghiệm ở cán bộ chủ chốt người
Khmer cấp cơ sở sẽ góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý của họ trên
địa bàn phụ trách. Chúng ta đều biết, bệnh kinh nghiệm làm cho đội ngũ cán
bộ cấp cơ sở trong đó có cán bộ chủ chốt người Khmer chỉ dừng ở tư duy áng
chừng, đại khái, tác phong làm việc luộm thuộm, sự vụ, xa thực tế địa
phương. . Trong thực tế, để lãnh đạo, quản lý có hiệu quả thì các quyết định
của cán bộ phải đúng và trúng. Muốn vậy, các quyết định không thể được đưa
ra chỉ trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân của người lãnh đạo mà phải sát thực tế
địa phương. Nếu ngăn ngừa, hạn chế được bệnh kinh nghiệm thì việc ra quyết
định nói riêng, hoạt động lãnh đạo, quản lý nói chung sẽ phản ánh được nhu
cầu, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Từ đó, họ mới thu phục được
đơng đảo quần chúng nhân dân tham gia tổ chức thực tiễn trên địa bàn. Như
vậy, thì hiệu quả lãnh đạo, quản lý của cán bộ sẽ được nâng cao.
Thứ ba, ngăn ngừa, hạn chế có hiệu quả bệnh kinh nghiệm ở cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở người Khmer tỉnh Kiên Giang là góp phần nâng cao được trình
độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ này. Như chúng ta đều biết, chính vì
mắc bệnh kinh nghiệm nên người cán bộ mới coi nhẹ lý luận, dẫn tới coi

thường việc học tập nâng cao trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ cũng
như trình độ lý luận. Cũng vì vậy, họ khơng thấy được vai trò to lớn của tri
thức khoa học, của lý luận. Do vậy, ngăn ngừa, hạn chế có hiệu quả bệnh kinh


24
nghiệm sẽ giúp cán bộ nhận thức đầy đủ hơn vai trò của tri thức khoa học, của
lý luận, hiểu được vai trò cũng như hạn chế của bản thân kinh nghiệm. Trên
cơ sở đó cán bộ mới thấy được sự cần thiết phải học tập nâng cao trình độ về
mọi mặt, trong đó có trình độ lý luận. Đối với cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
người Khmer Kiên Giang thì việc ngăn ngừa, hạn chế bệnh kinh nghiệm càng
có vai trị quan trọng. Bởi lẽ, trình độ học vấn, trình độ chun mơn nghiệp vụ
cũng như trình độ lý luận của đội ngũ này rất thấp.


25
Chương 2
NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BỆNH KINH
NGHIỆM Ở ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ
NGƯƠI KHMER
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (QUA THỰC TẾ Ở TỈNH KIÊN GIANG)
2.1. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ Ở NƯỚC TA VÀ ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ NGƯỜI KHMER (QUA THỰC TẾ Ở TỈNH
KIÊN GIANG)

2.1.1. Về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở nước ta
Theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) cơ cấu tổ chức bộ
máy của hệ thống chính trị nước ta được phân chia thành bốn cấp: Trung
ương; tỉnh, thành phố; huyện, quận và cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn). Cấp
cơ sở là nơi nhân dân cư trú, sinh sống gắn bó chặt chẽ trong các quan hệ kinh

tế, dịng tộc và văn hóa. Cấp cơ sở có vị trí rất quan trọng, là nơi trực tiếp giải
quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, là địa bàn tổ chức thực
hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng
cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; là nơi
trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất; là nền tảng cơ bản của xã hội; là nơi có
thể tổ chức huy động, phát huy cao độ nội lực của quần chúng nhân dân. Hiện
nay, cấp cơ sở ở nước ta, chủ yếu là địa bàn nông thôn, nông dân làm nghề
nông nghiệp, nên có nhiều tiềm năng rất lớn về nguồn lao động, đất đai,
ngành nghề. Do chủ yếu là địa bàn nơng thơn nên cơ sở chính là nơi trực tiếp
sản xuất ra lương thực, thực phẩm, tạo ra nhiều của cải vật chất dồi dào cho
xã hội, đồng thời, cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nhiên liệu cho
nhiều ngành nghề, cho công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.


×