Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Đạo cao đài và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần người dân nam bộ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.98 KB, 127 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có đời sống tơn giáo, tín ngưỡng hết sức phong
phú và đa dạng. Bên cạnh những tôn giáo ngoại sinh tồn tại và phát triển ở
Việt Nam hàng trăm, hàng ngàn năm nay như Phật giáo, Kitô giáo, Lão
giáo… cũng rất nhiều các hoạt động tín ngưỡng dân gian mang đậm nét văn
hóa của người Việt như thờ cúng tổ tiên, Thờ người có cơng với làng, với
nước, thờ Mẫu... không thể không kể đến những tôn giáo ra đời tại Việt Nam
như Cao Đài và Hòa Hảo. Cả đạo Cao Đài và Hòa Hảo đều là những tôn giáo
ra đời muộn vào những năm đầu của thế kỷ XX ở Nam Bộ.
Nam Bộ là đồng bằng lớn và trù phú ở Việt Nam với diện tích hơn
67.000 km2. Đây là vùng đặc biệt và xã hội mang tính chất mở, thống hơn
các vùng khác trong cả nước.
Trong lịch sử khẩn hoang, Nam Bộ được xem là vùng đất mới của
người Việt, đầy thách thức với người đi khai hoang, vì là vùng đất hoang vu.
Khai phá Nam Bộ là quá trình lao động vất vả và của nhiều thế hệ nối tiếp
nhau. Các lưu dân nhưng chủ yếu là người Việt, sau đó là người Khmer, Hoa,
Chăm cùng cư dân bản địa như S,tiêng, Chauro, đã đổ mồ hôi, xương máu
khai phá vùng Nam Bộ và biến nó thành một vùng trú phú của đất nước như
ngày nay.
Trong quá trình cộng cư, các tộc người ở Nam Bộ cùng hội tụ, cùng
chịu sự chi phối bởi môi trường địa lý - lịch sử, cùng cảnh ngộ, thân phận, trải
qua những khó khăn vất vả trong q trình chinh phục vùng đất hoang vu…
nên họ đã cố kết với nhau, cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Trong quá trình cố kết tộc người, yếu tố tâm linh được chia sẻ, kết quả là hệ
thống tôn giáo tín ngưỡng của cư dân Nam Bộ ln nằm trong sự đan xen lẫn
nhau, dần dần dẫn đến sự biến đổi so với yếu tố ban đầu mà các lưu dân mang
đến. Sự biến đổi đó đã bổ trợ sự khiếm khuyết lẫn nhau trong quá trình tồn tại



2
và phát triển, nhờ đó, hệ thống tơn giáo tín ngưỡng của các cư dân Nam Bộ
dần có điểm chung, bên cạnh những yếu tố riêng biệt của từng tộc người.
Những đặc điểm chung nói trên là kết quả hịa đồng tôn giáo rất đặc trưng của
khu vực Nam Bộ.
Đạo Cao Đài hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ra đời tại khu vực Nam Bộ
vào nửa đầu thế kỷ XX cũng bắt nguồn từ yếu tố hịa đồng tơn giáo đó.
Đạo Cao Đài là một tơn giáo nội sinh, với màu sắc huyền bí, cùng
những hình thức đầu tiên, cầu hơn, cầu cơ, chấp bút (là những hình thức mê
tín của người Nam Bộ rất tin và mê), với mong muốn cuộc sống “tự do, ung
dung, tự tại”, với các lễ hội của đạo Cao Đài gần gũi với những lễ hội truyền
thống văn hóa dân gian của dân tộc Việt Nam, đã tồn tại và phát triển mạnh
mẽ ngay từ những năm đầu thành lập đạo. Đạo Cao Đài đã đáp ứng được nhu
cầu của một bộ phận người dân Nam Bộ trong lịch sử cũng như trong hiện tại.
Nó đã góp phần làm phong phú kho tang văn hóa, tơn giáo của người Việt nói
chung và người Nam bộ nói riêng.
Với tính chất riêng biệt chỉ có ở nó, đạo Cao Đài ln là đề tài nghiên
cứu một cách nghiêm túc và khoa học của các học giả trong và ngoài nước
ngay từ những ngày đầu đạo Cao Đài thành lập cho tới nay. Sự đánh giá đúng
đắn và khoa học về sự ra đời và phát triển, ảnh hưởng của đạo Cao Đài có thể
giúp chúng ta hiểu được phần nào đời sống tâm linh của người dân Việt Nam
nói chung và người dân Nam Bộ nói riêng. Với những lý do và mục đích trên
tơi chọn vấn đề “Đạo Cao Đài và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần
người dân Nam Bộ hiện nay” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đạo Cao Đài là một tôn giáo địa phương, xuất hiện ở nước ta vào đầu thế
kỷ XX, đã thu hút được nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu từ trước đến nay.
Đạo Cao Đài chính thức ra đời năm 1926, từ một hiện tượng tín ngưỡng
mang màu sắc chính trị, đạo Cao Đài phát triển thành một tôn giáo và tồn tại
cho đến ngày nay. Quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của đạo Cao Đài ảnh



3
hưởng rất lớn đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội và tư tưởng của một bộ
phận nhân dân ở nước ta. Chính vì vậy, từ lâu đạo Cao Đài là đề tài được
nhiều nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước, trong đạo và ngoài đạo quan
tâm. Đến nay, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về đạo Cao Đài dưới góc
độ lịch sử, tư tưởng chính trị, xã hội được công bố. Song, các tác giả tiếp cận
đạo Cao Đài ở nhiều góc độ khác nhau, với những quan điểm khác nhau, nên
việc lý giải đánh giá về sự ra đời và những hoạt động của đạo Cao Đài cũng
khác nhau. Có thể phân thành một số nhóm nghiên cứu như sau:
Nhóm tác giả nghiên cứu về lịch sử, năm 1929 ông Đào Trinh Nhất sau
thời gian cộng tác với Tòa Thánh Tây Ninh trong việc dịch thuật kinh sách
Cao Đài ra tiếng Hán đã viết “Cái án Cao Đài” (Imprimerie Commereial, Sài
Gịn năm 1929) nói về nguồn gốc ra đời, giáo lý sự thờ phụng, cách thức hành
đạo của Cao Đài, về tổ chức và hoạt động của các chức sắc Cao Đài. Qua mấy
lời nói đầu của tác giả được biết cuốn sách đã đăng trên báo công luận năm
1928 dưới bút danh là Trương Văn Thu về nguồn gốc của Cao Đài, Đào Trinh
Nhất khơng phân tích hồn cảnh, điều kiện xã hội ở Nam Bộ mà miêu tả các
hoạt động Cơ bút của một số nhà tư sản, địa chủ và công chức của Pháp dẫn
đến việc ra đời đạo Cao Đài. Ông cho rằng những người sáng lập đạo Cao Đài
đã lấy tín ngưỡng cầu Tiên của Á Đơng đem trộn với thuật chiêu hồn Phương
Tây theo công thức tể chức của Tòa Thánh Vatican, cộng thêm với mũ mão
cân đai của hát bội nữa là ra Cao Đài.
Là một trí thức duy lý, bảo vệ giá trị văn hoá truyền thống, sau khi
nghiên cứu giáo lý “Tam giáo”, “Ngũ chi”, “Tam Kỳ Phổ Độ”, nhất là mối
quan hệ giữa “Jésus và đạo Cao Đài”, giữa “Lão Tử và đạo Cao Đài”, giữa
Phật Thích Ca và đạo Cao Đài”, giữa “Khổng Tử và đạo Cao Đài”, giữa “Lý
Thái Bạch và đạo Cao Đài”, giữa “Quan Công, Khương Tử Nha và đạo Cao Đài”,
ông Đào Trinh Nhất phê phán đạo Cao Đài là tà giáo, về sự phát triển của đạo Cao

Đài, ông Đào Trinh Nhất thừa nhận rằng đạo Cao Đài phát triển rất nhanh. Tuy
nhiên, về ảnh hưởng của đạo Cao Đài, ông cho rằng đạo Cao Đài “ngăn trở sự
tiến hố, có hại cho sinh hoạt dân gian và đào sâu hố phân cách giữa giai cấp này


4
với giai cấp kia”. Do đó, theo ơng phải tẩy chay đạo Cao Đài.
Tác giả Trần Văn Giàu trong công trình: Sự phát triển của tư tưởng Việt
Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám đã dành 40 trang để lý giải
hiện tượng Cao Đài từ góc độ lịch sử tư tưởng với tựa đề: “Đạo Cao Đài”.
Trong phần này, sau khi điểm lướt những nhận định đánh giá về đạo Cao Đài
của tác giả người Việt và người Pháp trước đó, ơng Trần Văn Giàu đã nhân
mạnh “đạo Cao Đài chủ yếu bắt đầu từ tục đồng cốt cầu Tiên, nhất là tư tưởng
tín ngưỡng và tư tưởng Tam giáo phổ biến ở Việt Nam từ lâu đời. Tác giả còn
nhấn mạnh đến nguyên nhân sự ra đời của đạo Cao Đài là do các tôn giáo tại
chỗ bị sa sút, yêu kém đã không đáp ứng nổi nhu cầu tín ngưỡng của nhân
dân. về thực chất của đạo Cao Đài, tác giả thống nhất với cách đánh giá của
một số tác giả đi trước, rằng đạo Cao Đài tổng hợp các tôn giáo theo cách
“xào bần”. Tác giả còn cho rằng: “Chẳng qua thuở mới ra đời “quy nguyên
phục nhứt”, “góp hợp tất cả các đạo trên thế giới” là một cách nói nhằm làm
dễ dàng cho các tín đồ Phật giáo, Đạo giáo, Gia tơ và những người dân
thường vào đạo Cao Đài”. Tuy không kết luận Cao Đài là một tổ chức chính
trị, nhưng tác giả cho rằng: “đạo Cao Đài là một tôn giáo vẫn khơng nhiều thì
ít, khơng trực tiếp thì gián tiếp mang màu sắc và ý nghĩa chính trị" [14].
Nhóm tác giả nghiên cứu về văn hoá, tư tưởng, năm 1929, một học giả
ngựời Pháp - ông G. Coulet đã từng làm thầy giáo ở Trường Pétrus Ký (Sài
Gòn) khi nghiên cứu về văn hố, tín ngưỡng tơn giáo ở Việt Nam đã đề cập
đến đạo Cao Đài. Trong sách “Thờ cúng và tôn giáo ở các xứ Việt Nam trong
Đông Dương” (Cultes et Religions de rindochine An-namite) xuất bản năm
1929 ở Sài Gòn G.Coulet đã cho rằng sỡ dĩ đạo Cao Đài ra đời được là do

người Việt Nam có đức tín khoan dung tơn giáo, và nhất là truyền thống Tam
giáo (Phật, Lão, Nho) từ lâu đời. Tuy nhiên, G. Coulet lại cho rằng tinh thần
khoan dung tôn giáo của người Việt Nam đã dẫn đến sự pha trộn văn hố tín
ngưỡng một cách khơng lựa chọn. Sau khi xem xét thấy yếu tố Thuật chiêu
hồn của Phương Tây trong đạo Cao Đài và nhất là đa số những người sáng lập


5
đạo Cao Đài là những cơng chức của chính quyền thuộc địa, G.Coulet đã
nhận đinh rằng: đạo Cao Đài là một linh hồn Pháp - Việt mà chính phủ ta
(chính phủ Pháp) đã đào tạo từ 60 năm nay. Tuy khơng kết luận dứt khốt
Cao Đài là tể chức hội kín nhưng trong sách Tổ chức hội kín ở Việt Nam (Les
Socétés secrètes en Tèrred’ Annam), xuất bản năm 1929 ở Sài Gịn, G. Coulet
đã cho rằng hoạt động chính trị ở Nam Kỳ thời kỳ này gồm ba khía cạnh
chính khơng thể tách rời nhau được là: phép thuật (dựa vào sức mạnh siêu
nhiên), tôn giáo (để vận động quần chúng) và tổ chức trần tục (hoạt động kinh
doanh, đóng góp, tương trợ lẫn nhau). Sau khi nhận định như vậy, G. Coulet
đưa ra kết luận: không thể đơn giản dùng bạo lực, biện pháp hành chánh Pháp
luật để đối phó tiêu diệt những tổ chức chính trị mang màu sắc tôn giáo, hay
những tôn giáo mang màu sắc chính trị như thấy ở Nam Kỳ.
Tập thể tác giả Viện nghiên cứu tôn giáo với tác phẩm “Bước đầu tìm
hiểu đạo Cao Đài”, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1995 đã nghiên cứu rất
nhiều vấn đề xung quanh đạo như vấn đề lịch sử đạo Cao Đài, sinh hoạt và
sức sống của đạo Cao Đài... Các vấn đề trên được trình bày một cách tương
đối hệ thống bao gồm cả điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cùng với các nhân
vật có vai trị đối với việc thành lập đạo.
Tác giả Nguyễn Anh, xã hội Nam Kỳ đầu thế kỷ XX và vai trò của một
số nhân vật có cơng khai Dũng với tác phẩm “Lịch sử đạo cao Đài thời kỳ
tiềm ẩn 1920- 1926”, Nxb Thuận Hóa- Huế, 1996 đã đưa ra bức tranh hết sức
khái quát về diều kiện tự nhiên, kinh tế đạo.

Nguyễn Đăng Duy với tác phẩm “Văn hóa tâm linh Nam Bộ”, Nxb Hà
Nội, 1997 đã trình bày đặc điểm của các tín ngưỡng, tơn giáo hiện có ở Nam
bộ như Nho giáo, Phật giáo,Đạo giáo, Kito giáo... và cả một số tơn giáo mới
như Cao Đài, Hịa Hảo.
Nguyễn Văn Thơng với đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước:
“Phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến sự ra đời


6
của đạo Cao Đài”, Nxb Tp.Hồ Chí Minh, 2004. Cơng trình đã đi sâu nghiên
cứu những nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của đạo Cao Đài.
Nguyễn Quốc Việt với cơng trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước:
“Hoạt động chính trị, xã hội và quân sự của Cao Đài”, Nxb tp.Hồ Chí Minh,
2004. Đề tài đã cho ta thấy vai trò của đạo Cao Đài trong các lĩnh vực chính
trị, xã hội và quân sự.
Nguyễn Thanh Xuân với tác phẩm “Một số tôn giáo lớn ở Việt Nam”,
Nxb tôn giáo Hà Nội, 2005 đã khía quát về các đạo có ở Việt Nam hiện nay
trong đó có đạo Cao Đài.
Bên cạnh đó, cịn có một số bài riêng rẽ nghiên cứu về đạo Cao Đài
dưới nhiều góc độ khác nhau được đăng trên một số tạp trí như lich sử, tơn
giáo, triết học…
Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu nói trên mới chỉ đi sâu vào một
vấn đề cụ thể như vấn đề dân cư, vấn đề điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,
vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo và một số nhân vật khai sáng đạo của vùng đất
Nam Bộ chứ chưa một tác phẩm nào đi sâu vào trình bày một cách đầy đủ
tồn bộ các vấn đề nêu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của ḷn văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở tìm hiểu về sự ra đời, phát triển và thực trạng ảnh hưởng của đạo
Cao Đài đến đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ hiện nay. Luận văn đưa ra

một số phương hướng nhằm phát ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu
cực của đạo Cao Đài đối với đời sống của người dân Nam Bộ hiện nay.
3.2.Nhiệm vụ
Đề đạt được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ làm rõ:
- Sự ra đời, phát triển, nội dung tư tưởng, đặc điểm của đạo Cao Đài
- Phân tích thực trạng ảnh hưởng của đạo Cao Đài đến đời sống tinh
thần của người dân Nam Bộ hiện nay.


7
- Đưa ra một số phương hướng nhằm khắc phục ảnh hưởng tiêu cực,
phát huy ảnh hưởng tích cực của đạo Cao Đài đến đời sống tinh thần của
người dân Nam Bộ hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự xuất hiện, đặc điểm và ảnh hưởng đời sống tinh thần của đạo Cao Đài.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Các điều kiện để đạo cao đài ra đời.
- Đạo Cao Đài ở Nam Bộ.
- Ảnh hưởng của đạo Cao Đài đến đời sống tinh thần của người dân
Nam Bộ. (Ở ba lĩnh vực đó là ảnh hưởng tới tư tưởng chính trị, đạo đức - lối
sống, đời sống văn hóa nghệ thuật).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa
duy vật lịch sử.
- Phương pháp luận nghiên cứu: đề tài có sử dụng phương pháp lịch sử,
phận tích, tổng hợp, phân tích so sánh, phương pháp logic - lịch sử…
6. Đóng góp khoa học của ḷn văn
Luận văn là cơng trình khoa học nghiên cứu một cách trực tiếp, có hệ
thống và tương đối tồn diện về ảnh hưởng tích cực của đạo Cao Đài đến đời

sống tinh thần của người dân Nam Bộ hiện nay. Vì vậy, nó có giá trị tham
khảo cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho các cơ quan nhà nước, cá nhân
lãnh đạo, cán bộ, công chức về đời sống tinh thần của người dân hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm sang tỏ thêm nguần gốc ra đời và một số đặc
điểm cũng như ảnh hưởng của đạo Cao Đài đến đời sống tinh thần của người
dân Nam Bộ hiện nay.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu,
học tập cũng như cho những ai quan tâm đến vấn đề này.


8
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 2 chương, 6 tiết.
Chương 1
ĐẠO CAO ĐÀI VÀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN
NAM BỘ HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. ĐẠO CAO ĐÀI

1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Đạo Cao i
Đạo Cao Đài cũng nh các tôn giáo khác ra đời đều gắn
liền với quá trình tồn tại và phát triển của xà hội. Suy cho
cùng, sự ra đời, phát triển và mất đi của một tôn giáo là do
sự phát triển của điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xÃ
hội quy định. Vì vậy, khi nghiên cứu bất kỳ một tôn giáo,
tín ngỡng nào chúng ta không thể tách rời lịch sử của đất nớc,
của một vùng, miền đà là cái nôi của nền tín ngỡng, tôn giáo ấy.
Đạo Cao Đài đợc khởi nguyên trong thập niên 20 của thế kỷ XX,
tại miền Nam, lúc ấy còn đợc gọi là Nam kỳ, Nam kỳ lục tỉnh

với những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xà hội sinh ra
nã.
Sự ra đời của đạo Cao Đài
Đạo Cao Đài ra đời nãm 1926 tại chùa Gò kén, tỉnh Tây Ninh, từ khi ra
đời đã thu hút rất đơng tín đồ, nhưng chỉ 4 năm sau đã tăng lên gần nữa triệu
người [8, tr.198], đến năm 1935, số tín đồ Cao Đài là 1.000.000, chiếm 1/4
trên tổng số dân của vùng đất Nam bộ thời bấy giờ [14, tr.191].
Vấn đề: Tại sao đạo Cao Đài lại ra đời ở Nam bộ và có sức hút lớn đối
với người dân, đặc biệt là nhân dân Nam bộ như vậy. Để tìm hiểu điều này
trước hết ta phải tìm hiểu mơi trường xã hội sinh ra đạo Cao Đài.
Lịch sử ra đời của đạo Cao Đài, đã có rất nhiều bài viết đã phân tích về
vấn đề này và có nhiều cách nhận định khác nhau. Thời gian đầu đã có quan


9
điểm coi đạo Cao Đài là tà đạo, mê tín dị đoan. Theo Đào Trinh Nhất những
người sáng lập đạo Cao Đài đã lấy tín ngưỡng cầu tiên của người Á Đông
đem trộn với Thuật chiêu hồn Tây phương theo cơng thức của Tịa thánh
Vatican, cộng thêm với mũ mão cân đai của hát bội nữa là ra đạo Cao Đài. về
ảnh hưởng của đạo Cao Đài. ông cho rằng, đạo Cao Đài có ba cái hại: một là
ngăn trở cho sự tiến hóa, hai là có hại cho sanh hoạt trong dân gian, ba là đào
xâu thêm cái hố phân cấp giai cấp này với giai cấp kia.
Tuy nhiên trước những phê phán, đã kích đạo Cao Đài, cũng có một số
bài viết cho rằng đạo Cao Đài ra đời là tất nhiên, là hợp lý. Ồng Băng Thanh
trong bài viết “Cải án Cao Đài” cho ràng đạo Cao Đài ra đời xét về mặt đạo
đức là cần thiết, vì rằng Tương lai hiện thời đã quá cùng, người hẳn đã đôi,
cương thường nghiên ngửa, phong tục tập quán suy đồi, nói về sự loạn thì nay
thật là cực điếm. Người theo Phật chỉ biết gõ mõ tụng kinh mà chẳng biết đối
lòng; người theo Đạo giáo chỉ biết yểm quỷ phi phù mà khơng biết sửa tính;
kẻ làm Nho thì lại lợi dụng danh nho đế làm dường sinh hoạt; kẻ theo Thiên

Chúa để làm kế sinh nhai. Vì thế mà bao nhiêu cái tinh thần Tam giáo và Gia
giáo đều bị tay phàm đánh đổ cả... Lấy theo cái lý mà suy thì thời kỳ này mà
có nền đạo Cao Đài xuất thế, tưởng cũng không quá đáng [31, tr.11].
Đến những năm 70, Giáo sư Trần Văn Giàu trong những cơng trình
nghiên cứu của mình về : Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX
đến Cách mạng thảng Tám, trong Chương thứ tư đã dành 40 trang nói về hiện
tượng đạo Cao Đài từ góc độ lịch sử, tư tưởng. Ơng cho rằng: Đạo Cao Đài
chủ yếu bắt nguồn từ tục đồng cốt cầu tiên, nhất là tư tưởng tín ngưỡng và tư
tưởng Tam giáo phổ biến ở Việt Nam từ lâu đời [14, tr.203]. về thực chất của
đạo Cao Đài, tác giả thống nhất với cách đánh giá của một số tác giả trước
Cách mạng tháng Tám, rằng đạo Cao Đài là sự tổng họp các tôn giáo theo
cách “xào bần”, “bá nạp”. Tác giả cho rằng tuy là một tôn giáo vẫn khơng
nhiều thì ít, khơng trực tiếp thì gián tiếp mang màu sắc và ý nghĩa chính trị,
điều đó khơng làm cho dân sợ mà càng làm cho nhiều người theo.
Tác giả Nguyễn Thanh Xuân, khi viết cuốn sách “Một số tôn giáo ở


10
Việt Nam ” cho rằng, đạo Cao Đài ra đời là một sản phẩm tất yếu trong điều
kiện kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng ở Nam Bộ từ sau chiến tranh thế
giới thứ I đến sau Cách mạng Tháng Tám. Nó phản ánh mâu thuẫn tích tụ
giừa các giai tầng trong xã hội với các chính sách cai trị hà khắc của Pháp và
đây là một nhận định mang tính thuyết phục cao [40, tr.178].
Tuy nhiên đế lý giải một cách khách quan, khoa học về sự ra đời của
đạo Cao Đài thì phải lý giải bàng chính mơi trường xã hội sinh ra nó. Về kinh
tế, chính trị, xã hội của Nam Bộ sau chiến tranh thế giới lần thứ I, thực dân
Pháp đã thực hiện chính sách vơ vét bóc lột về kinh tế; áp bức thống trị và nơ
dịch về chính trị; nơ dịch đồng hoá về văn hoá, chúng lập ra hệ thống cai trị
riêng cùng với hệ thống tổ chức cũ của nhà Nguyễn để bóc lột, nhân dân Nam
Bộ phải chịu một cổ hai, ba trịng áp bức.Vì thế, nhiều cuộc khởi nghĩa của

nhân dân Nam Bộ đã nổ ra song đều bị đàn áp và bị “nhấn chìm trong biển
máu”. Cuộc sống của nhân dân ta càng trở nên cùng cực, người dân bị bế tắc
trong cuộc sống và muốn tìm đến tín ngưỡng, tơn giáo để mong có được sự an
ủi và che chở về mặt tinh thần.
Nam Bộ là một vùng đất mới đa dạng về tín ngường, tơn giáo, cùng với
sự thơng thống trong lối sống của người dân Nam Bộ, kết họp với việc hỗn
dung trong sinh hoạt hàng ngày của người dân đã tạo nên sự giao thoa giữa
các tôn giáo, đây cũng là một trong những điều kiện ra đời của đạo Cao Đài.
Một điều kiện nữa, đó là nhân dân Nam Bộ vốn chịu ảnh hưởng của Tam
giáo (Phật, Lão, Nho), song lúc này cả tam giáo đang bị suy giảm nghiêm trọng.
Đạo Phật với phương châm “tự độ, tự tha”, ăn chay niệm phật, chỉ giải
thoát cho những ai xuất gia tu hành, trong khi đó ở Nam Bộ bấy giờ là vùng
đất đầy khắc nghiệt cộng với sự cai trị của thực dân Pháp, người dân phải đấu
tranh để sinh tồn, khơng ngại sát sanh để có cái ăn vì thế đạo Phật khơng cịn
phù hợp với lối sống của người Nam Bộ.
Nho giáo là một học thuyết đạo đức, chính trị chỉ phù hợp với chế độ
quân chủ nông nghiệp, trong khi đó ở Nam bộ đang dần chuyển sang kinh tế
thị trường với sự phát triển của công nghiệp và xu hướng Âu hóa, vì thế nó


11
khơng cịn thích hợp với nhân dân Nam Bộ nữa.
Lão giáo giống như triết học, với các triết lý quá cao siêu, cùng với các
hủ tục mê tín của nó nên khơng thể thích nghi với với người dân Nam Bộ
trong thời kỳ này.
Cịn đạo Cơng giáo, trong con mắt người dân Nam bộ, gắn liền với quá
trình xâm lược của thực dân Pháp ở nước ta, bị coi là cơng cụ để thực dân
Pháp lợi dụng vào mục đích chính trị để áp bức nhân dân ta.
Tóm lại dưới sự cai trị của thực dân Pháp cùng với sự suy sụp của
các tôn giáo đương thời đã tạo khoảng trống về mặt tư tưởng tâm linh, đây là

điều kiện thuận lợi cho đạo Cao Đài ra đời và phát triển một cách nhanh
chóng. Đúng như lời Nguyễn An Ninh nhận xét: Dân đã mê muội trong tôn
giáo, mà các tôn giáo, các đạo lý của nhà nước đều bị suy sụp, làm sao không
theo đạo Cao Đài được. Không trơng thấy, khơng suy ra, gặp Cao Đài có màu
sắc mới mẻ, lại dế dàng cho tâm trí như ngựa quen đường cũ.
Tham gia vào quá trình ra đời của đạo Cao Đài cịn có tục cầu hồn, cầu
tiên của người việt và nhất là tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên” (Phật, Lão,
Nho) có ở Việt Nam từ lâu đời và phong trào Thần Linh Học (Spiritisme) du
nhập từ phương Tây (1920-1930) được tầng lớp trung lưu Nam Bộ đón nhận,
cùng với tục cầu hồn, cầu tiên, hình thành phong trào “cầu cơ”, “chấp bút”
(cơ bút). Đây là những yếu tố trực tiếp dẫn đến việc hình thành đạo Cao Đài.
Sự ra đời của đạo Cao Đài còn gắn liền với tên tuổi các nhà tiền bối
sáng lập đạo như : Ngô Minh Chiêu, Lê Văn Trung, Phạm Công Tắc và một
số nhân vật khác như: Nguyễn Văn Hoài, Đoàn Văn Bản, Vương Quang Kỳ,
Cao Hoài Sang, Võ Văn Sang, Lý Trọng Quý, Lê Văn Giảng, Nguyễn Trung
Hậu,Trương Hữu Đức, Cao Quỳnh Cư.
Tất cả nhũng điều kiện trên được xem là cần và đủ cho sự xuất hiện của
đạo Cao Đài và sự ra đời của đạo Cao Đài là tất yếu trong xã hội Nam Bộ lúc
bấy giờ. Ngày 19 tháng 11 năm 1926, đạo Cao Đài chính thức ra đời tại chùa
Từ Lâm (Gò Kén), xã Hiệp Tân, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh.
.Sự

phát triển của Đạo Cao Đài


12
Nhìn vào hồn cảnh ra đời của đạo Cao Đài ta thấy, tuy Cao Đài khơng
có q trình hình thành lâu dài và giáo lý hồn chỉnh như các tơn giáo lớn
khác ở Việt Nam. Nhưng ngay từ khi ra đời Cao Đài đã phát triển thành
phong trào rộng lớn cả về quy mô lẫn tốc độ, đã thu hút được đông đảo tầng

lớp dân cư trong xã hội đến mức đáng ngạc nhiên.
Ở vào hoàn cảnh nhân dân lao động đang chịu sự thống khổ dưới chế độ
thực dân, phong kiến đang bị cùng quẫn bế tắc, với tâm lý hoang mang trong
cuộc đấu tranh cho sự sống còn của dân tộc, quần chúng đang hướng tới
nguyện vọng thiết tha là được giải phóng khỏi ách nơ lệ. Trong khi các tơ chức
chính trị, các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc bị thực dân Pháp đàn áp
dã man, riêng Cao Đài đã hiển nhiên xuất hiện một cách bình n, lại là tơn
giáo của Việt Nam, tơn giáo mới, mang dáng dấp của một tổ chức chính trị
nhiều hơn là tôn giáo. Ngay 2 câu đối đặc trưng cho tơn chỉ mục đích của đạo
Cao Đài là:
Cao thượng chí tơn đại đạo hồ bình dân chủ mục
Đài tiên sùng bái tam kỳ cộng hưởng tự do quyền
Tức là: Đức chí tơn mở đạo là vì hồ bình, dân chủ, tự do. Ai vào đạo sẽ
được hưởng cái “đức trọng ấy”. Chính điều đó đã làm cho quần chúng chẳng
những khơng sợ hãi, lảng tránh mà cịn cuốn hút được nhiều người [21, tr.12].
Mặt khác trên mảnh đất Nam Bộ lúc bấy giờ đa số là nông dân ít
được học hành, luôn bị tiêm nhiễm những phong tục tập quán, mê tín dị
đoan, lạc hậu lại tiếp thu mọi thứ văn hố đơng, tây, kim cổ điều đó làm
cho họ dễ gần gũi với cái giáo lý “hỗn hợp” của đạo Cao Đài. Vả lại mặc
dù là tôn giáo “hỗn họp” nhưng nhìn chung cái âm hưởng của nền tảng giáo
lý và phương thức hành đạo của đạo Cao Đài vẫn mang nặng màu sắc
phương Đông và sắc thái dân tộc. Điều này làm cho người nông dân dễ gần
gũi và đi đến chấp nhận nó.
Ngồi những điều kiện khách quan nêu trên sự phát triển rộng rãi và
nhanh chóng của đạo Cao Đài cịn do những yếu tố chủ quan khác chi phối,


13
bên cạnh những người tu hành thuần tuý, bị ngấm “thuốc phiện” tơn giáo đến
mức cuồng tín. Cịn lại số khác đến với Cao Đài với nhiều lý do và thái độ

khác nhau; có người vào đạo do sức ép của bộ máy hành chính, có người vì
chiến tranh xơ đẩy vào “đất thánh” nên buộc phải nhập mơn, có người vì
quyền lợi kinh tế thiển cận vào đây tìm cách sinh sống, cũng có người vì bất
mãn với thời cuộc, trốn quân địch tìm chỗ lánh thân... Vì thế mà lực lượng tín
đồ này càng khơng ngừng được bổ sung.
Lịch sử phát triển của đạo Cao Đài đã trải qua nhiều thời kỳ, nhiều sự
biến đổi khác nhau, mỗi giai đoạn nó mang những dấu tích riêng, nhất là với
chế độ thực dân đế quốc, giáo phái Cao Đài đã trải qua một quá trình phát
triển về cơ cấu tổ chức, phân hố về chính trị... Do vậy để tìm hiểu quá trình
phát triển của đạo Cao Đài từ khi ra đời từ năm 1926 cho đến năm 1975 có
thể căn cứ vào tiêu chí hoạt động truyền giáo, phát triển tín đồ, sự phân hóa
chia rẽ thành các chi phái để phân kỳ sự phát triển của đạo Cao Đài thành
những giai đoạn sau:
Giai đoạn từ 1926 - 1930
Đây là giai đoạn Cao Đài đẩy mạnh các hoạt động truyền giáo phát triến
tín đồ, mở rộng lực lượng. Có các khu vực truyền giáo được thực hiện trong giai
đoạn này là Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ, Campuchia và một số nước khác.
Những năm cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX thực dân Pháp đẩy mạnh
công cuộc khai thác thuộc địa ở nước ta. Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp lần
lượt thất bại. Thực dân và phong kiến cấu kết chặt chẽ với nhau đàn áp bóc lột
nhân dân ta vô cùng tàn nhẫn. Đồng bào cả nước (nhất là vùng Nam Bộ - xứ
thuộc địa) phải sống dưới hai tầng áp bức, không những nghèo nàn về kinh tế
mà cịn thấp kém về mặt văn hố, ý thức dân tộc tinh thần chống Pháp giành
độc lập cho đất nước của nhân dân ta không bao giờ cạn nhưng
do hồn cảnh lịch sử lúc đó nhiều người cảm thấy khơng có đường ra cho
nên họ cần đến một sự giải thoát khác, cần một nguồn an ủi. Tâm trạng ấy
khơng phải chỉ có trong nhân dân lao động mà còn là tâm trạng của một số


14

tri thức, công chức, quan lại người Việt Nam, trong bộ máy cai trị của thực
dân Pháp. Đốc phủ Lê Văn Chiêu trấn nhậm Phú Quốc đã lập đàn cầu tiên
(theo lời ơng thì ơng đã gặp “Cao Đài Tiên Ông” và Tiên Ông đã trao cho
ông bổn phận truyền đạo). Một số người khác cũng thường tụ tập ở Sài Gòn
lập đàn cầu Tiên, làm thơ phú. Trong số đó phải kể đến: Lê Văn
Trung, Phạm Cơng Tắc, Vương Quan Kỳ... Dần dần, họ tập hợp được khá
đông công chức, tư sản, điền chủ tham gia.
Sau khi chuẩn bị lực lượng, tổ chức, nhất là khi Lê Văn Chiêu được đổi
về Sài Gịn, thì tổ chức tiền thân của Cao Đài (chưa công khai) đã ra đời.
Đêm Noen 24 - 12 - 1925 họ đưa ra tên gọi là Ngọc Hồng Thượng Đế
tạ giáng Cao Đài Tiên Ơng Đại Bồ Tát Ma Ha Tát giáo đạo Nam phương và
đọc bài “Thánh ngôn” (thơ) ghi tên 12 người đầu tiên lập ra Cao Đài.
Chiêu Kỳ Trung độ dẫn Hoài sanh
Bản đạo khai Sang Quý Giảng thành
Hậu Đức Tắc Cư thiên địa cảnh.
Hườn Minh Mân khứ đáo đài danh [35, tr.33].
(Cụ thể là các ông: Ngô Văn Chiêu, Vương Quan Kỳ, Đoàn Văn Bản,
Nguyễn Văn Hoài, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Phạm Công Tắc, Nguyễn
Văn Qúy, Lê Văn Giảng, Nguyễn Trung Hậu, Trương Hữu Đức, Lê Văn
Trung. Các ông Hườn, Minh, Mân là ba đồng tử phò cơ).
Tuy nhiên, hoạt động của họ chưa được công khai và chưa được phép
chính thức. Mãi đến gần một năm sau, ngày 7 - 10 - 1926, nhóm sáng lập làm
tờ khai gửi thống đốc Nam Kỳ, xin phép lập đạo, (có 28 người ký).
Trong số những người sáng lập có ba loại chính: một là quan chức, hai là viên
chức cỡ lớn, địa chủ tư sản, ba là một số giáo viên. Đúng ngày 2 4 - 1 2 -1926
(tức 18 tháng 11 Bính Dần). Họ tổ chức khai đạo tại chùa Từ Lâm (có tài liệu
nói là chùa Gị Kén) - Tây Ninh.
Những người lập ra đạo Cao Đài gọi tôn giáo của họ là “Đại Đạo”, tập
họp các tôn giáo lại thành một đạo duy nhất để có Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.



15
Nay đạo Cao Đài là phổ độ lần thứ ba - kỳ hiện đại. Cao Đài chủ trương, Tam
giáo quy nguyên”, “Ngũ chi hợp nhất”, tư tưởng đó được biểu hiện trên bàn
thờ của các thánh thất Cao Đài.
Sau khi đạo Cao Đài ra đời, các vị khai đạo chia nhau đi lập đàn phổ độ
tại các khu vực ở Nam Bộ. “Đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ” phát triển khắp nơi, từ
thành thị đến nông thôn, ở đâu cũng đông nghẹt người đi hầu đàn Cao Đài.
Sau một năm khai đạo, số lượng tín đồ đã có tới 60.000 người. Những năm
1932 - 1934 đạo Cao Đài mới chỉ có khoảng 500.000 người, đến năm 1954
Cao Đài phát triển rất mạnh số tín đồ lên tới 1,5 triệu người và đến năm 1975
con số lên tới hơn 3 triệu người.
Khu vực truyền giáo của các chức sắc Cao Đài trọng điểm vẫn là khu
vực Nam Bộ. Tại đây, các chức sắc Cao Đài đề cao “Cao Đài là tôn giáo dân
tộc” có tinh thần yêu nước vừa khai thác triệt để sự huyền bí của cơ bút để thu
hút người theo đạo. Đặc biệt các chức sắc Cao Đài chú trọng việc lôi kéo địa
chủ kỳ hào ở vùng nông thôn, các công chức, tri thức thành phố theo đạo. Đối
với lực lượng này khi đã vào đạo, họ đều được đưa vào hàng chức sắc để có
vị trí trong đạo, vừa làm tăng ảnh hưởng của đạo Cao Đài vừa lôi kéo địa chủ
vào đạo. Các ông Nguyễn Văn Ca (Mỹ Tho), Phan Văn Tòng (Vĩnh Long),
Cao Triều Phát (Bạc Liêu), Võ Văn Tám (Cần Thơ)...
Theo đạo đã đưa đến cho Cao Đài sự ủng hộ khá đông của nông dân vùng
đồng bằng sông Cừu Long. Thời kỳ này ở Nam Bộ, ngoài việc lực lượng Cao
Đài tăng lên nhanh cịn có sự gia nhập của những người đã từng ủng hộ hoặc
tham gia Hội kín ở Nam Bộ, của những tín đồ, chức sắc Ngũ Chi Minh Đạo.
Giai đoạn những năm 1920 - 1930, cuộc tranh luận về Cao Đài diễn ra
khá sôi nổi, với sự tham gia của một số tri thức, nhà tu hành, như Trần Huy
Liệu, Nguyễn Anh Ninh... Đen cuối năm 1930, do thái độ im lặng của Cao
Đài, mặt khác do tình hình kinh tế - chính trị ở Nam Bộ diễn ra khá phức tạp
thu hút các lực lượng xã hội tham gia nên các cuộc tranh luận về Cao Đài

giảm dần rồi chấm dứt.


16
Khi phong trào đạo Cao Đài mới xuất hiện, chính quyền Pháp khơng có
thái độ nghi ngờ, mà cịn có thiện cảm vì họ thấy rằng Cao Đài rất gần gũi với
thông linh học, và những người tham gia Cao Đài đa số là địa chủ tư sản, trí
thức. Tuy nhiên đến khi Cao Đài phát triển rầm rộ vượt q tầm kiểm sốt và
nhất là có dấu hiệu chính trị theo kiểu hội kín, chính quyền Pháp bắt đầu thấy
lo ngại. Do đó họ chuyển từ thiện cảm, trung lập sang nghi kỵ và cảnh giác.
Trong các năm 1926 - 1927 chính quyền đã áp dụng một số biện pháp để đạo
Cao Đài hạn chế phát triển. Những năm 1929 -1930 - 1931 đạo Cao Đài dần
dần lan ra đến mười tám trong hai mươi tỉnh Nam Bộ với hàng chục vạn tín
đồ. Nhưng trong thời gian này, Pháp đã thực hiện chính sách cứng rắn với
đạo Cao Đài nên một số thánh thất bị đóng cửa. Một số cuộc lễ bị giải tán,
một số chức sắc bị bắt và theo dõi [35, tr.301]. Trước tình hình đó, các
chức sắc lãnh đạo Cao Đài đã khơn khéo bí mật hoạt động, nhẹ nhàng xoa
dịu Pháp, để làm cho Chính quyền Pháp có chính sách cởi mở với đạo Cao
Đài. Do vậy, cuối 1932, Chính quyền Pháp đã thực hiện chính sách cởi mở
đạo Cao Đài. Tuy nhiên, phải đợi đến năm 1935 khi mặt trận bình dân Pháp
lên nắm chính quyền có nhũng thay đổi trong chính sách ở thuộc địa, đồng
thời phong trào đấu tranh dân chủ (1936 - 1939) ở Việt Nam do Đảng cộng
sản Đông Dương lãnh đạo giành được thắng lợi quan trọng, đạo Cao Đài
mới trở lại hoạt động bình thường.
Những hoạt động truyền giáo của Đạo Cao Đài ra khu vực miền Trung
và miền Bắc triển khai muộn hơn Nam Bộ. Việc truyền giáo ra miền Trung đã
bị chính quyền bảo hộ Pháp thực hiện chính sách cấm đạo Cao Đài một cách
triệt để “Chỉ dụ số mười của Bảo Đại năm 1928 nói rõ”: Nhất thiết Cao Đài
thơ tịch bất đắc truyền bá Trung Kỳ” [35, tr.302]. Đạo Cao Đài đã nhận được
sự tham gia khá đơng đảo và nhiệt tình của người Khơme.

Như vậy, từ khi ra đời cho đến giữa những năm 1930, đạo Cao Đài có
nhiều nỗ lực truyền giáo mở rộng lực lượng. Do nhiều nguyên nhân về kinh
tế, văn hóa, xã hội và tư tưởng ở Nam Bộ, đạo Cao Đài đã phát triển rất


17
nhanh. Điều đó đã giúp cho Cao Đài khẳng định vị trí của mình trở thành mơt
tơn giáo thực thụ.
Giai đoạn từ sau 1930
Khi mới ra đời, đạo Cao Đài, là một tổ chức thống nhất với cơ quan đầu
não là Toà thánh Tây Ninh. Nhưng sau một thời gian ngắn, Cao Đài có sự
phân hố, gàn như là qui luật các tôn giáo khi phát triển đến một mức độ nhất
định đều có sự phân hóa. Nếu như các tơn giáo khác phân hóa do sự bất đồng
về quan điểm, giáo thuyết, thần học thì đạo Cao Đài bị phân hóa và chia rẽ
chủ yếu do những mâu thuẫn giữa cá nhân các chức sắc.
Trong khoảng một năm sau khi thành lập, đạo Cao Đài đã có những dấu
hiệu rạn nứt trong nội bộ. Nhưng mãi đến năm 1934 mới chia rõ thành các chi
phái. Bằng việc ông Nguyễn Ngọc Tương và ông Lê Bá Trang - hai chức sắc
cấp cao vì bất đồng với hai ơng Lê Văn Trung và Phạm Công Tắc
về việc điều hành giáo hội đã rời khỏi Toà thánh Tây Ninh về Ben Tre lập
Cao Đài Ban Chỉnh Đạo. Trong khoảng thời gian những năm 1930, 1940
đạo Cao Đài chia rẽ thành các chi phái (12 chi phái), với đội ngũ tín đồ
chức sắc đông đảo và tồn tại cho đến ngày nay.
Phái Cần Thơ do ông Ngô Văn Chiêu lập ra trước khi đạo Cao Đài
chính thức ra đời. Thật ra đây lúc đầu chỉ là một cơ sở tu hành của Ngô Minh
Chiêu ở Hưng Lợi khi ông tách khỏi Cao Đài vì ngại Cao Đài có liên quan
đến chính trị. Sau này cơ sở này trở thành pháp môn tu hành riêng của đạo
Cao Đài mang tên ông Ngô Minh Chiêu nhưng nói lái đi là Chiếu Minh.
Phái Tây Ninh do Lê Văn Trung, Phạm Cơng Tắc, Cao Hồi Sanh lãnh
đạo. Đây là hệ phái gốc của đạo Cao Đài với tên gọi đầy đủ là Cao Đài Toà

Thánh Tây Ninh. Đầu 1930 do mâu thuẫn giữa số đông chức sắc khi đạo hình
thành những chi phái mới. Nên các ơng Phạm Cơng Tắc, Cao Hồi Sang, Lê
Văn Trung đã tập trung củng cố tổ chức Cao Đài Tây Ninh. Hiện nay Cao Đài
Tây Ninh có 1.509.444 tín đồ, 2.176 chức sắc và 352 thánh thất, 167 điện thờ
Phật, Mầu.


18
Phái Phước Long do Trần Đạo Quang lãnh đạo. Phái này có nguồn gốc
từ Cao Đài Minh Chơn Lý. Những năm 1931 - 1932 khi Cao Đài Minh Chơn
Lý của Nguyễn Văn Ca đang hoạt động mạnh lôi kéo được nhiều chức sắc tên
tuổi của Toà Thánh Tây Ninh trong đó có Trần Đạo Quang. Đến 1932 khi thấy
những nội dung hành đạo khác với đạo Cao Đài, các ông Trần Đạo Quang,
Phan Văn Thiệu rời khỏi Minh Chơn Lý về Bạc Liêu lập ra chi phái Cao Đài
Minh Chơn Đạo Hậu Giang quen gọi là Cao Đài Minh Chơn Đạo. Hiện nay
Cao Đài Minh Chơn Đạo có 30.000 tín đồ, 609 chức sắc, 49 thánh thất Phái
Bến Tre do Nguyễn Ngọc Tương lãnh đạo. Đây là phái lớn thứ 2 sau Cao Đài
Tây Ninh được hình thành vào giữa những năm 1930. Cụ thế
là năm 1934 vì bất bình với cách điều hành của hộ pháp Phạm Công Tắc và
quyền giáo tông Lê Văn Trung, hai ông đầu sư Nguyễn Ngọc Tương và Lê
Bá Trang rời Toà Thánh Tây Ninh về Ben Tre xây dựng “Chương trình
chỉnh đạo”, và thành lập giáo hội mới tại Ben Tre với tên gọi “Cao Đài Ban
Chỉnh Đạo”. Hiện nay phái này có 788.592 tín đồ, 2.977 chức sắc, và 249
thánh thất, 8 điện thờ Phật Mau.
Phái Minh Chân Lí ở Mỹ Tho do Nguyễn Văn Ca lãnh đạo. Năm 1930,
phối sư Nguyễn Văn Ca - một người có lối sống nghiêm túc - phân minh tỏ ra
bất bình với cách điều hành Giáo hội của một số chức sắc đứng đầu Toà
Thánh Tây Ninh đã rời khỏi Tây Ninh về Mỹ Tho hành đạo với ý định làm
sáng tỏ sự thật ở Toà Thánh Tây Ninh. Đến 1932, cùng với một số chức sắc đã
lập ra Cao Đài Minh Chơn Lý. Hiện nay, Cao Đài Minh Chơn Lý có 6.577 tín

đồ, 1.786 chức sắc và 28 cơ sở thờ tự.
Phái Tiên Thiên ở Cai Lậy (Định Tường) do Nguyễn Hữu Chỉnh và Lê
Văn Lịch bị toà thánh Tây Ninh xử lý kỷ luật về việc lạm dụng cơ bút và có ý
đồ cát cứ lập phe nhóm riêng. Năm 1930, sau khi bị trục xuất khỏi đạo, ơng
Nguyễn Hữu Chính về Mỹ Tho được sự giúp đỡ của Lê Văn Lịch đã lập ra
phái Cao Đài Tiên Thiên. Hiện nay Cao Đài Tiên Thiên có 40 ngàn tín đồ,
1.560 chức sắc, 126 thánh thất, 6 điện thờ Phật Mau.


19
Phái Bạnh Y chân Lí ở Rạch Giá, tên gọi đầy đủ của phái này là Cao
Đài Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý. Đây là phái tách ra từ Cao Đài Minh Chơn
Lý của phối sư Nguyễn Văn Ca. Từ năm 1935, khi phái này hành đạo có một
số điều trái với Pháp chánh truyền, Tân luật. Người có cơng khai đạo là ơng
Tơ Bửu Tài, Trương Minh Tịng và Ngơ Văn Nhơ. Hiện nay Cao Đài Bạch Y
có 4.100 tín đồ, 88 chức sắc và 14 thánh thất, ba điện thờ Phật Mầu.
Ngồi các chi phái lớn đã trình bày ở trên đây, đạo Cao Đài cịn bị phân
hố ra thành các chi phái khác như: Phái cần Thơ ở Sài Gòn do Vương Quan Kỳ
lãnh đạo, phái Cao Tượng Bảo Toà ở Bạc Liêu, phái Chân Lý Tầm Nguyên ở
Tân An, phái Tam Kỳ Nguyên Bản ở Tân An, phái Tuyệt Cốc ở Tây Ninh...
Khi Nhật vào Việt Nam, một số người đứng đầu Toà thánh Tây Ninh
liên lạc với Nhật lật Pháp. Nhưng thất bại, Phạm Công Tắc bị pháp bắt đi đày
nhưng đến năm 1946 Pháp lại đưa ông về lãnh đạo Cao Đài. Trần
Quang Vinh cũng đã từng dựa vào Nhật, cho ra những bài “Thánh giáo”
huyền bí... Năm 1946 Pháp đưa Vinh vào chính phủ bù nhìn Nguyễn Văn
Qn, làm bộ trưởng quốc phịng. Đen 1962 ông lại được Mỹ đưa lên nắm
trọn quyền ở tồ thánh Tây Ninh.
Khi ta mới giành được chính quyền tháng 8 - 1945, trong 4 sư đoàn ở
Nam Bộ thì 2 sư đồn của Cao Đài (đệ nhị và đệ tư sư đoàn). Pháp trở lại
xâm lược Nam Bộ, nhiều chức sắc, tín đồ, đã tích cực tham gia chống pháp.

Nhưng do tình hình rất phức tạp, nên cuối năm 1946, Trung ương cử phái
đoàn vào vạch đường lối, chấn chỉnh lại. Cụ Cao Triều Phát từ Bạc Liêu
lên Đồng Tháp Mười tổ chức “Khoáng đạt hội nghị gồm 12 phái cao Đài và
thành lập Cao Đài cứu quốc gồm 12 phái thống nhất (10 - 1947)” [25, tr.35].
Trong thời kỳ chống pháp, tình hình giáo phái ở Nam Bộ rất phức
tạp. Pháp lại tìm mọi cách lơi kéo, chia rẽ lợi dụng tôn giáo nên Cao Đài
vẫn tiếp tục phân hóa. Năm 1950 do mẫu thuẫn với Pháp, về tổ chức và sử
dụng quân đội Cao Đài. Phạm Công Tắc liên hệ với Mỹ và cho Trịnh Minh
Thế ra lập chiến khu, lập “Quân đội quốc gia liên minh”.


20
Đen 1954 khi Ngơ Đình Diệm lên cầm quyền, Cao Đài giữ 4 ghế
trong chính phủ. Tháng 12 - 1954. Diệm đòi thống nhất quân đội
giáo phái vào quân đội chính phủ, ơng Tắc phản đối và gia nhập,
mặt trận thống nhất tồn lực quốc gia của Bình Xun Hồ Hảo
chống lại Diệm. Sau khi có xung đột Diệm - Bình Xun một bộ
phận qn đội Cao Đài khơng ủng hộ Bình Xun mà cịn cho
người đem qn đánh Diệm, đánh Bình Xuyên. Đến tháng 8 - 1955
một số nhân vật cầm đầu Cao Đài cùng bọn "Cần Lao nhân vị” lập
ra “Hội đồng nhân dân cách mạng” phế truất Bảo Đại, suy tơn
Ngơ Đình Diệm làm tổng thống [25, tr.36].
Tháng 10 - 1955, một chức sắc Cao Đài bị Diệm mua chuộc đem
quân lên Tây Ninh đánh đổ Phạm Công Tắc, nhưng không được. Tháng 21956 Diệm cho quân lên Tây Ninh uy hiếp, ông Tắc phải chạy sang
Campuchia năm 1957, Diệm cử người sang Campuchia điều đình đế Phạm
Công Tắc về Tây Ninh hành đạo.
Tháng 2 - 1962, nhóm Cao Đài lưu vong lập “Ban vận động Cao Đài
Trung ương”, Bí mật liên lạc với Pháp, cử người đến thánh thất ở
Campuchia để giúp đỡ. Sau khi Diệm bị lật đổ (11 - 1963) số lớn Cao Đài
lưu vong đã về nước.

Từ 1963 đến 1965, Mỹ nguỵ ra sức thực hiện “Mỹ hóa” tồn bộ Cao
Đài. Nội bộ Cao Đài tiếp tục phân biệt (trong hàng ngũ chức sắc cao cấp
một sổ theo Mỹ, một số theo Pháp, một số chạy sang Campuchia).
Từ 1965 - 1971 Mỹ nguỵ sử dụng Cao Đài để chống phá cách mạng
tháng 7 - 1965, chính phủ Sài Gịn ký sắc lệnh cơng nhận tư cách pháp
nhân của Cao Đài. Tài trợ mở mang tồ thánh, cho người tham gia các tơ
chức Cao Đài...
Từ 1973 đến 1975, các thế lực phản động ra sức thực hiện kế hoạch
“hậu chiến” 8 - 1 - 1975 Cao Đài tổ chức họp các chức sắc, chuẩn bị lực
lượng để tham gia Chính phủ liên hiệp. Sau giải phóng, sau đó tuyên bố


21
thành lập Hội đồng liên tôn và gặp Dương Văn Minh trao đổi Thơng
điệp hồ bình Cao Đài Tây Ninh kêu gọi Chấm dứt chiến tranh đặt
thánh địa ra ngoài vịng chiến và nêu khẩu hiệu Khơng thân tư, khơng thân
hữu, khơng bạo động...
Sau năm 1975, tín đồ Cao Đài được giải phóng sống trong khơng khí
độc lập, tự do, thống nhất. Một số hệ phái nhỏ mới lập thời Mỹ nguỵ bị giải
thể, chỉ còn 12 hệ phái lớn. Và đến năm 1986, các hệ phái Cao Đài tích cực
hoạt động trở lại với ý muốn phục hồi tổ chức như Phật Giáo, Thiên Chúa
giáo... Các hệ phái lớn: Cao Đài Tây Ninh, Minh Chơn Đạo, Tiên Thiên...
Đẩy mạnh các hoạt động bằng nhiều hình thức, đồng thời phát triển Cao Đài
ra nước ngoài. Đáng chú ý từ năm 1991 đến nay tình hình hoạt động của Cao
Đài có những diễn biến mới, đặc biệt là sau thông báo 34 của ban bí thư
(1992) và chỉ thị 379 TT của TTCP (1993) về cơng tác tơn giáo thì các hệ phái
Cao Đài đến đấu tranh với ta để được thừa nhận, tư cách pháp nhân.
Hiện nay, Cao Đài đã có hơn 3,5 triệu tín đồ (trong đó phái Tây Ninh
khoảng 55 vạn). Với gần 5000 chức sắc và hơn 500 thánh thất (nơi thờ tự)..
Nguyên nhân của sự phân hóa thành các chi phái là do mâu thuẫn, bất

đồng trong những người cầm đầu, muốn có quyền lợi, tổ chức riêng. Một số
chức sắc, tín đồ cịn hồi nghi mặc cảm quá khứ, một số còn đam mê cơ bút,
và tổ chức bộ máy hành chính đạo theo kiểu cũ, số chức sắc lãnh đạo giáo hội
với những thái độ chính trị khác nhau, khơng hồn ngun về với hội Thánh,
tình hình nội bộ bất hịa, đã làm cho thế lực thù địch chen vào phá rối gây
hoang mang trong đạo.
Tóm lại, kể từ ngày đạo Cao Đài làm lễ ra mắt tại chùa Từ Lâm (Gò
Kén), cho đến nay. Đạo Cao Đài đã vượt qua những cơn thăng trầm, những
cuộc chia rẽ bè phái... Để rồi tới ngày nay, Cao Đài vẫn tồn tại như một tơn
giáo có đơng đảo tín đồ và cơ sở thờ tự cả nước.
Kể từ ngày đạo Cao Đài làm lễ ra mắt tại chùa Từ Lâm (Gò Kén) cho
đến nay. Đạo Cao Đài đã vượt qua những cơn thăng trầm, những cuộc chia rẽ


22
bè phái… Để rồi tới ngày nay, Cao Đài vẫn tồn tại như một tơn giáo có đơng
đảo tín đồ và cơ sở thờ tự trong cả nước và nhất là vùng đất Nam Bộ hiện nay.
1.1.2. Nội dung tư tưởng của Đạo Cao Đài
Đạo Cao Đài ra đời cho đến nay, trên danh nghĩa đã ngoài 80 năm. Các
điều tra xã hội học cho thấy, không phải bất cứ một tín đồ Cao Đài nào cũng
hiểu thơng suốt giáo lý. Trong số họ chỉ có một số biết mình tin đạo như thế
nào,tại sao mình tin, và đức tin này sẽ đem mình đến đâu. Tuy nhiên, cũng có
một số tín đồ đến với đạo Cao Đài vì họ chỉ thấy cái gì hấp dẫn trong đạo,
hoặc lối kiến trúc của một ngôi Thánh thất, hoặc những nghi lễ của một Đại
đàn, hay hội chứng linh tập thể.
Theo Giáo sư Tiến sĩ Jeremy Davidson, thuộc Viện Đại học Luân Đơn,
sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu ở các chi phái trong đạo Cao Đài,
trước khi về nước, ông đã đưa ra nhận định như sau: Đạo Cao Đài rất khó
hiểu bởi chỗ phức tạp và phong phú của nó. Những Thánh ngơn lại khơng
được hệ thống hố, tối nghĩa và bí ẩn. Ngoại trừ một vài cá nhân trong đạo nói

đến vân đề triết học cịn các Hội thánh thì khơng bao giờ nói tới ngồi những
nghi lễ có tính cách rườm rà và những giáo điều có tính cách chủ quan...
Hoặc theo Mục sư Victor L.Oliver, nhà Nhân chủng học thuộc Viện Đại
học NevvYork cho rằng: đạo Cao Đài là một trào lưu mới được khởi thị bằng
Cơ bút có tác dụng tích cực trong đời sống xã hội Việt Nam gần đây, nhưng khi
tìm bề sâu thì hình như đạo Cao Đài khơng có căn bản giáo lý rõ rệt.
Dù thiện chí đến đâu, người bàng quan cũng rất khó hiểu cho thấu đáo
về đạo Cao Đài khi mà những bài Thánh ngơn tự nó khơng rõ nghĩa, hoặc một
giáo điều tự nó khơng có gì mới mẻ... và các Hội thánh đã làm ngơ đi trước
những sự kiện ấy, hoặc vì cho rằng căn trí của chúng sanh còn hạn hẹp, hoặc
cho rằng sự hiểu biết thế gian không bao giờ bắt gặp đạo giáo v.v...
Thực tế lịch sử chỉ ra rằng, những tôn giáo nội sinh ở một quốc gia
thường phải bám trụ vào ý thức hệ tơn giáo truyền thống, tơn giáo có trước nó
và bổ sung thêm những yếu tơ' mới để làm thành giáo lý riêng của mình, đạo


23
Cao Đài cũng không tránh khỏi quy luật này. Nếu đi sâu vào nghiên cứu, khảo
sát thì thấy rõ: giáo lý đạo Cao Đài khơng có hệ thống các tín điều dựa trên cơ
sở triết học, thần học riêng như những tôn giáo khác, mà chỉ là sự dung hợp,
sự hồ trộn giáo lý các tơn giáo, tín ngưỡng cổ, Kim, Đông, Tây. Trong ý
thức, những người sáng lập ra đạo Cao Đài muốn dung chứa hết thảy các tôn
giáo có mặt ở Việt Nam, nhưng trong thực tế, ở đó chủ yếu là sự dung hợp với
Đạo giáo và đạo Phật về mặt tư tưởng, kế thừa đạo Nho về mặt đạo đức và
thâu nạp đạo KiTô về mặt tổ chức. Những điều đạo Cao Đài coi là giáo lý bao
gồm những khái niệm về Tam bảo, Ngũ chi, Cao Đài, Cao Đài Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ.
Nói đến tơn giáo nói chung, Cao Đài nói riêng, tất nhiên trước tiên phải
nói đến ngơi Giáo chủ. Xét về danh xưng cũng như bản thể, Giáo chủ Cao Đài
xuất hiện một cách mới mẻ, khơng có trong kinh điển cũng như quan niệm của

các tôn giáo trước. Chẳng hạn, đạo Phật có Thích Ca, đạo Thiên Chúa có Jésus,
đạo Lão có Lão Đam, đạo Nho có Khổng Tử, đạo Hồi có Mohamet... Đó là
những Giáo chủ của các tơn giáo trước kia, họ vốn là những người bằng xương,
bằng thịt, là những con người đã tìm ra được cách thức tu học để giải cứu cho
mình và cho những người xung quanh. Khác với các tôn giáo trước, Giáo chủ
Cao Đài là một thực thể vơ hình, có tính chất như một linh hồn hay cịn gọi là
Chơn thần, có quyền năng vơ thượng, vơ biên, biến hố khơn cùng, hiện diện ở
khắp càn khôn thế giới. Giáo chủ Cao Đài tự xưng là Thầy, là Cha của nhân
loại từ xưa đến nay. Thánh ngơn đạo Cao Đài có viết: “Khai Thiên, Điạ vốn
Thầy, sanh Tiên, Phật cũng Thầy. Thầy đã nói một chơn thần Thầy mà biến
thành càn khơn thế giới và cả nhân loại... Có Thầy mới có các con, rồi mới có
chư Thần, Thánh, Tiên, Phật..” [35, tr.52].
Từ quan niệm trên, Cao Đài thờ biểu tượng Thiên Nhãn, vì cho rằng:
Thiên Nhãn biểu hiện cho một khối thuần nhất, tối linh, luôn giám sát và điều
động vũ trụ, là phần ánh sáng mầu nhiệm, khai thông cuộc sống con người và
vũ trụ, nếu thiếu nó con người sẽ bị tối tăm mù mịt và bị lạc lỏng [22, tr.29].


24
Hoặc Thiên Nhãn là mắt Trời soi sáng muôn phương trên đời này bao
chuyện xảy ra đều được ghi nhận, nên trước một hành động tội lỗi, nhìn thấy
Thiên Nhãn, con người có thể dừng chân lại. Giáo lý có viết: “Nay như hỏi tại
sao thờ Thiên Nhãn lại gọi là thờ Trời thì Thánh ngơn nói rằng: “Nhãn thị chủ
tam; lưỡng quan chu tế; Quan thị Thân; Thần thị Thiên; Thiên giã ngã dã
Nghĩa là: Mắt là chủ tâm, hai yếng sáng trong mắt là chủ tể, yếng sáng là
Thần, Thần là Trời, Trời là ta vậy” [5, tr.18]. Đồng thời, việc thờ Thiên Nhãn
còn mang một ý nghĩa là để soi rọi lương tâm, dù trước hoàn cảnh khó khăn
vẫn lạc quan, tận tình gánh khổ cho nhân loại. Thờ Thiên Nhãn cũng có nghĩa
là thờ lương tâm, trong đó có đủ Phật Pháp,Tăng, nên khi niệm Phật tức là tập
tính từ bi, niệm Pháp để giữ tâm công bằng niệm Tăng là làm thân tế độ. Khi

giải thích ý nghĩa của việc thờ Thiên Nhãn tác giả Huệ Phong có viết:
Tơn giáo Cao Đài dạy thờ Thiên Nhãn, tức là thờ Trời mà cũng là
thờ chúng ta đó. Về lý âm dương giữa Trời và người cũng như pháp
thập tự giá với hình Tứ Tượng, có ác, có thiện, thể hiện đạo Chúa đủ
lý âm dương mới trường tồn, cịn ta thờ Đức Chí Tơn bằng Thiên
Nhãn, với căn bản tinh tuý ở nguyên lý âm dương. Thờ Thiên Nhãn
tức thờ Thần Thiên lương của nhơn loại [12, tr.14].
Về danh hiệu, thông qua Cơ bũt Giáo chủ Cao Đài tự xưng là Cao Đài
Tiên Ồng Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Danh xưng này vừa nói lên sự tổng hợp các
tôn giáo, Cao Đài thuộc Nho, Tiên Ông thuộc Lão, Đại Bồ Tát thuộc Phật;
đồng thời vừa muôn ám chỉ đạo Cao Đài đã xuất hiện từ ngàn xưa qua các
hình thức như Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo... Và đến thời kỳ này thì đạo
Cao Đài xuất hiện dưới hình thức là tổng hợp 3 tôn giáo lại thành Đại Đạo,
gọi tắt là Cao Đài.
Về tên gọi, những người sáng lập đạo Cao Đài giải thích việc lấy tên gọi
cho đạo này xuất phát từ hai câu thơ trong đạo Minh Sư của người Hoa: Cao
như Bắc khuyết nhân chiêm ngưỡng, Đài tại Nam phương đạo thống truyền.
Nghĩa là: "Đạo cao như Bắc Khuyết, người ta ngước mặt lên mà kính


25
mến. Nơi phát sanh ra Đạo là Phương Nam (ám chỉ nước Việt Nam) và liên
tục truyền bá không ngừng” [12, tr.10]. Ghép 2 chữ đầu của hai câu thơ trên
thành “Cao Đài”.
Có một số người thường lẫn lộn đạo Minh Sư với đạo Cao Đài vì vậy
chúng tơi thây cần phải phân biệt, làm rõ hơn quan hệ giữa hai đạo này. Đạo
Minh Sư là một chi phái của đạo Minh Giáo - một hình thức Đạo giáo Trung
Quốc. Đặc trưng phổ biến của đạo Minh Sư là dùng hình thức cầu cơ để xem
số đốn mệnh và chữa bệnh, ăn chay, tịnh luyện tứ thời. Thập nhị tổ của phái
này là ông Trần Thọ Khánh, người Việt gốc Hoa. Đạo Minh Sư là tín ngưỡng

phổ biến của người Hoa trên vùng đất Nam Bộ. Do có những điểm tương
đồng nên nó nhanh chóng hồ nhập với tục đồng cốt của người Việt và phong
trào Thông linh học Phương Tây cuối thế kỷ XIX, đầu thê kỷ XX, tạo nên
phong trào cầu cơ chấp bút phát triển khắp Sài Gịn và khu vực Đồng bằng
sơng Cửu Long. Tại một đàn cơ ở Châu tế Phật đường - ngôi chùa của đạo
Minh Sư (Tân An), ông Ngô Minh Chiêu và một nhóm tín đồ của đạo Minh
Sư đã nhận được thánh ý của đạo Cao Đài. Có thể nói, xuất phát điểm cũng
như tên gọi, thậm chí cả một sơ' bài kinh của đạo Cao Đài (Khai kinh, Niệm
hương, Đại la Thiên đế) được bắt nguồn từ đạo Minh Sư.
Để đề cao mình, đạo Cao Đài đưa ra thuyết Tam Kỳ Phổ Độ lý giải tính
tất yếu của sự ra đời. Những người lập đạo Cao Đài cho rằng: kể từ khi có
lồi người cho đến khi đạo Cao Đài ra đời, trên thế giới Thượng đế đã có hai
kỳ phổ độ để cứu chuộc loài người.
Thời kỳ thứ nhất gọi là Nhất kỳ Phổ độ, đó là thời Thượng ngươn, nhằm
vào thời Thượng cổ, cách đây 5000 năm, con người đầu tiên cảm thấy nhỏ bé
và sợ sệt trước những hiện tượng của trời đất nên mới sinh ra những tín
ngưỡng ban đầu là vật linh, sau đó tuỳ theo trình độ văn minh của mỗi nơi mà
có sự hình thành một hình thức tơn giáo ở đó như Ấn Độ thì có đạo Vệ Đà
hay Bà La Mơn giáo với các Thần Thi, sau đó khơng lâu thì có đạo Trời với
Phục Hy Văn Vương.


×