Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Công tác giám sát của uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ đắk lắk giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.04 KB, 128 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong q trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định: kiểm
tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là bộ phận quan trọng
trong tồn bộ cơng tác xây dựng Đảng. Nhận thức rõ vị trí, vai trị, tầm quan
trọng của công tác kiểm tra nên qua mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng, vấn đề kiểm
tra của Đảng đều được Đại hội nhấn mạnh sâu sắc, sát yêu cầu nhiệm vụ
chính trị của từng thời kỳ. Dù trong hồn cảnh nào, Đảng ta cũng luôn luôn
khẳng định không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Công tác kiểm tra của
Đảng ngày càng có những đóng góp tích cực vào cơng tác xây dựng Đảng,
góp phần tạo nên những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam.
Từ Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X, bên cạnh cơng tác kiểm tra,
Đảng ta đã bổ sung nội dung giám sát, coi giám sát là một trong những chức
năng lãnh đạo của Đảng. Điều lệ Đảng khóa X, XI nêu rõ: Kiểm tra, giám sát
là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công
tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát
của Đảng. Như vậy, công tác kiểm tra, giám sát nói chung, cơng tác giám sát
nói riêng còn được coi là một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng
Đảng, là một nội dung cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo
của Đảng và các tổ chức đảng.
Trong thể chế chính trị Việt Nam hiện nay, Đảng ta là đảng duy nhất
cầm quyền, Đảng lãnh đạo cả hệ thống chính trị và tồn xã hội. Để Đảng tiếp
tục giữ vững vai trị là đội tiền phong lãnh đạo cách mạng Việt Nam, địi hỏi
cơng tác giám sát của Đảng phải được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc và
chặt chẽ nhằm kịp thời phát hiện những ưu điểm, nhân tố mới để phát huy,
những hạn chế, sai sót để uốn nắn, khắc phục, góp phần giúp cho Đảng khơng
mắc phải các nguy cơ, sai lầm của một đảng cầm quyền. Đó là những nguy cơ
bên trong làm suy yếu, thậm chí làm tan rã Đảng. Đây là điều cần cảnh báo để
Đảng ta thấy rõ và kiên quyết tìm mọi biện pháp khắc phục cho bằng được.



2
Đối với tổ chức càng cao càng cần phải giám sát chặt chẽ, người giữ quyền
hành càng lớn càng phải giám sát nghiêm ngặt, để phòng ngừa lạm dụng
quyền lực, tham nhũng, hối lộ… Hơn nữa, có giám sát chặt chẽ mới biết rõ,
nắm chắc tình hình thực tiễn và tính khả thi của các chủ trương, đường lối,
nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy
nhân tố tích cực, ngăn ngừa, khắc phục khuyết điểm, yếu kém. Vì vậy, cơng
tác giám sát càng chặt chẽ bao nhiêu, càng góp phần phát huy ưu điểm, hạn
chế khuyết điểm, sai phạm bấy nhiêu, thậm chí hạn chế khuyết điểm, sai
phạm khi còn mới manh nha.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI đánh giá:
…cơng tác xây dựng Đảng vẫn cịn khơng ít hạn chế, yếu kém, thậm chí
có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được
khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không
được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự
tồn vong của chế độ. Nghị quyết đã nêu lên một số vấn đề cấp bách sau
đây: Một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng
viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cấp cao, suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống với những biểu hiện khác nhau
về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, cơ hội, thực
dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa, địa vị, cục bộ, tham nhũng,
lãng phí, tùy tiện, vơ ngun tắc.... [19, tr.21-22].
Vì vậy, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên là vấn đề cấp bách
hiện nay. Nó xuất phát từ địi hỏi khách quan của cơng tác xây dựng Đảng và
yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới.
Tuy nhiên, công tác giám sát là nhiệm vụ mới, nên cơ chế, quy trình
giám sát cịn chưa đồng bộ, hồn chỉnh; nhận thức của một số tổ chức đảng và
đảng viên về cơng tác giám sát cịn hạn chế, chất lượng công tác giám sát

chưa cao. Hơn nữa, chúng ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công


3
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, phạm vi lãnh đạo của
Đảng ngày càng rộng và đa dạng, có nhiều phức tạp hơn so với các thời kỳ
cách mạng trước đây. Do vậy, để các chủ trương, đường lối, nghị quyết của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được cụ thể hoá, tổ chức triển khai
trong thực tiễn theo đúng quỹ đạo, mục tiêu, yêu cầu xác định.... thì cần phải
tăng cường cơng tác giám sát của Đảng.
Địa bàn tỉnh Đắk Lắk giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển
kinh tế- xã hội, an ninh quốc phịng ở khu vực Tây Ngun nói riêng và cả
nước nói chung. Trong những năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Tỉnh uỷ)
luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức đảng trong
sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Công tác giám sát là nội dung
mới, được Tỉnh uỷ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong hoạt động của Uỷ ban Kiểm
tra (UBKT) Tỉnh uỷ, UBKT các cấp. Nhờ đó, cơng tác giám sát đã góp phần
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, trong thực tiễn còn nhiều cấp
uỷ, tổ chức đảng chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của
cơng tác giám sát, nên việc xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát chưa bám
sát tình hình thực tế; sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ, tổ chức đảng về
công tác giám sát đối với UBKT chưa sâu sát; một số UBKT khi giám sát đối
với tổ chức đảng cấp dưới, cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý, đảng viên
là cấp uỷ viên cùng cấp chưa thường xun, cịn lúng túng về nghiệp vụ…
Chính vì vậy mà cơng tác giám sát chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ
mới, chưa làm tốt chức năng đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi vi
phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, chậm phát hiện sai phạm của tổ
chức đảng và đảng viên. Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế thị trường, rất dễ xảy
ra các hiện tượng cán bộ, đảng viên tiêu cực, thoái hoá, biến chất trên các lĩnh

vực quản lý xã hội, đất đai, xây dựng kết cấu hạ tầng, thu chi ngân sách, những
suy thoái về tư tưởng chính trị, về phẩm chất đạo đức, lối sống, lề lối, phong
cách làm việc,..v..v.. Công tác giám sát của UBKT Tỉnh uỷ nếu không coi trọng,


4
nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến uy tín và sức mạnh của Đảng, dẫn đến các cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng viên
khơng thể hồn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Vì
vậy, việc nghiên cứu tìm giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát của
UBKT Tỉnh uỷ Đắk Lắk đang thực sự là vấn đề cần thiết và rất cấp bách. Do đó,
tơi chọn nội dung: “Cơng tác giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Đắk Lắk
giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên
ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thời gian qua, nhất là từ sau Đại hội X của Đảng, công tác giám sát đã
được bổ sung vào Điều lệ Đảng và được triển khai thực hiện, nhưng đến nay
vấn đề này vẫn là mới, các nghị quyết, văn bản hướng dẫn, cơng trình nghiên
cứu hoặc đăng tải trên các báo, tạp chí... vẫn cịn chưa nhiều. Có thể điểm qua
một số cơng trình tiêu biểu như sau:
2.1. Sách
- Đặng Đình Phú - Trần Duy Hưng (2008), Cơng tác giám sát trong
Đảng giai đoạn hiện nay, Nhà xuất bản (Nxb) Lý luận chính trị, Hà Nội.
- Lê Văn Giảng (2008), Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giám sát của uỷ ban kiểm tra các cấp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Lê Văn Giảng - Cao Văn Thống (2010), Cẩm nang về kỹ năng giám
sát của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Mai Thế Dương (2013), Tăng cường công tác giám sát của Đảng,
Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
2.2. Luận văn

- Lê Minh Sơn (2007), Công tác giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh
uỷ Bình Định giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thị Ngọc Cảnh (2011), Chất lượng công tác kiểm tra, giám
sát của Uỷ ban Kiểm tra cấp uỷ cấp huyện ở tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn


5
hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thị Hằng (2011), Chất lượng công tác giám sát của uỷ ban
kiểm tra cấp uỷ cấp huyện ở tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay, Luận văn
thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
2.3. Báo, tạp chí
- Phạm Minh Tính (2009), “Hậu Giang - Tín hiệu vui từ thực hiện
nhiệm vụ giám sát”, Tạp chí Kiểm tra, (11), tr.33.
- Trần Hồng Châu (2011), “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
góp phần thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng”, Tạp chí Kiểm tra,
(9), tr.15-20.
- Võ Viết Thanh (2011), “Gắn công tác kiểm tra, giám sát với thực
hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương”, Tạp chí Kiểm tra, (9), tr.21-22.
- Cao Văn Thống (2011), “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác
kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên về cơng tác chính trị, tư tưởng”, Tạp chí
Kiểm tra, (9), tr.42-44.
- Ngơ Văn Dụ (2012), “Cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp tích cực, chủ
động thực hiện toàn diện nhiệm vụ tạo chuyển biến mới trong cơng tác kiểm
tra, giám sát”, Tạp chí Kiểm tra, (2), tr.8-13.
- Trần Trọng Dực (2012), “Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ Hà Nội tạo
bước đột phá trong kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và giám sát chuyên đề”,
Tạp chí Kiểm tra, (2), tr.24-25.

- Nguyễn Thị Thu Hà (2012), “Kiểm tra, giám sát là những chức năng
lãnh đạo của Đảng”, Tạp chí Kiểm tra, (2), tr.22-23.
- Nguyễn Hữu Nhân (2012), “Cơng tác kiểm tra, giám sát góp phần quan
trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng
Đảng tại Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Kiểm tra, (2), tr.23-26.
- Trịnh Nhất (2012), “Cơng tác kiểm tra, giám sát góp phần quản lý
cán bộ đảng viên”, Tạp chí Kiểm tra, (7), tr.27- 28.


6
- Vũ Ngọc Lân (2012), “Dựa vào dân - yếu tố quan trọng hàng đầu để
giám sát cán bộ, đảng viên”, Tạp chí Kiểm tra, (7), tr.38-39.
- Lê Văn Đức (2013), “Một số vấn đề về giám sát thường xuyên của
uỷ ban kiểm tra”, Tạp chí Kiểm tra, (9), tr.47.
Cho đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về công tác giám sát
của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Đắk Lắk giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, những
cơng trình khoa học nêu trên đã luận giải những quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị
trí, vai trị, tầm quan trọng của cơng tác giám sát. Có một số đề tài khoa học
có nội dung phong phú, phản ánh các mặt của công tác giám sát mang tính hệ
thống, hàm chứa những kiến thức cơ bản, tính lý luận và tính tổng kết thực
tiễn sâu sắc, liên quan chặt chẽ và định hướng cho việc thực hiện đề tài mà
luận văn đề cập.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Đánh giá thực trạng công tác giám sát và đề xuất phương hướng, giải
pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Đắk
Lắk giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Tổng hợp, hệ thống những vấn đề lý luận về công tác giám sát;

nhiệm vụ giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Đắk Lắk.
- Đánh giá thực trạng công tác giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ
Đắk Lắk, chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và những kinh nghiệm.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám
sát của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Đắk Lắk giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Đắk Lắk từ năm 2006
đến nay và việc nâng cao chất lượng công tác giám sát của Uỷ ban Kiểm tra
Tỉnh uỷ Đắk Lắk giai đoạn hiện nay.


7
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác giám sát của Uỷ ban Kiểm tra
Tỉnh uỷ Đắk Lắk từ năm 2006 đến nay, phương hướng, giải pháp đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn, phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về xây dựng Đảng và công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
5.2. Cơ sở thực tiễn
- Luận văn dựa trên tình hình hoạt động thực tiễn của cơng tác giám
sát của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Đắk Lắk hiện nay.
- Các cơng trình khoa học của các nhà khoa học, các nhà lý luận, các
nhà hoạt động thực tiễn đã được công bố liên quan đến đề tài.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương
pháp: logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tế,
tổng kết thực tiễn,…

6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về giám sát.
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công
tác giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Đắk Lắk giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong
quá trình thực hiện cơng tác giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Đắk Lắk.
- Làm tài liệu tham khảo phục vụ cơng tác giảng dạy của Trường
Chính trị tỉnh Đắk Lắk.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.


8
Chương 1
CÔNG TÁC GIÁM SÁT CỦA UỶ BAN KIỂM TRA
TỈNH UỶ ĐẮK LẮK - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ UỶ BAN KIỂM TRA TỈNH UỶ
ĐẮK LẮK

1.1.1. Vài nét về tỉnh Đắk Lắk
- Về điều kiện tự nhiên
Đắk Lắk là một tỉnh miền núi, nằm ở trung tâm Tây Nguyên, thuộc
miền Nam Trung bộ, trên độ cao trung bình 500 mét so với mặt nước biển.
Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đơng giáp
tỉnh Khánh Hịa và Phú n, phía Tây giáp tỉnh Đắk Nơng và Vương quốc
Campuchia với đường biên giới dài 73 km. Đắk Lắk có diện tích tự nhiên
13.125,37 km2, dân số hơn 1,796 triệu người, mật độ dân số bình quân 136,88
người/km2, gồm 44 dân tộc sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số

chiếm hơn 33%, riêng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm hơn 22%. Đắk
Lắk có 15 đơn vị hành chính: thành phố Bn Ma Thuột là tỉnh lỵ - đô thị loại
1, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện gồm: Buôn Đôn, Cư M’gar, Cư Kuin, Ea
H’Leo, Ea Kar, Ea Súp, M’Đrắk, Lắk, Krông Ana, Krơng Bơng, Krơng Búk,
Krơng Năng, Krơng Pắc (Phụ lục 1).
Có thể nói, Đắk Lắk là bình ngun trên cao ngun, địa hình tương
đối bằng phẳng, thấp dần theo hướng Đơng Bắc - Tây Nam. Tuy vậy, địa hình
phía ngồi của tỉnh bị chia cắt bởi những thung lũng do sông suối và những
núi cao, đồi dốc tập trung ở các khu vực giáp giới với phía Nam và phía Đơng
của tỉnh tạo nên. Cao nguyên Đắk Lắk còn được các nhà địa chất xem là vùng
giàu tiềm năng nhất Tây Nguyên, với một phần ba diện tích là đất đỏ bazan,
có nhiều loại lâm, khốn sản đa dạng, q hiếm cùng với một khung cảnh
thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ. Đắk Lắk có hệ thống sơng ngịi rất phong phú
và đa dạng, sông Sê-rê-pốc là sông lớn nhất ở Đắk Lắk dài 332 km. Ngoài ra,


9
Đắk Lắk cịn có Hồ Lắk ở phía Nam Bn Ma Thuột rộng khoảng 620 ha, là
hồ nước ngọt lớn thứ 2 ở nước ta (sau hồ Ba Bể), cùng hàng trăm sông, suối
nhỏ khác.
Hệ thống giao thông ở Đắk Lắk với các tuyến đường huyết mạch dọc
Tây Nguyên, đó là quốc lộ chiến lược số 14 nối Đắk Lắk với các tỉnh phía Tây
Nam (Đắk Nơng, Bình Phước) và phía Bắc (Gia Lai), là con đường giao thơng
chủ yếu của tỉnh. Quốc lộ 26 nối liền thành phố Buôn Ma Thuột với tỉnh Khánh
Hoà; quốc lộ 27 kéo dài nối trung tâm tỉnh với thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.
Sân bay Buôn Ma Thuột được Nhà nước quan tâm đầu tư, nâng cấp và mở
rộng, hàng ngày có các tuyến bay chính nối liền Bn Ma Thuột - Hà Nội,
Bn Ma Thuột - Thành phố Hồ Chí Minh, Bn Ma Thuột - Đà Nẵng, Buôn
Ma Thuột - Vinh tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh Đắk Lắk có thể giao lưu nhanh
chóng với các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố của cả nước.

- Về văn hóa, xã hội
Trong quá trình hình thành và phát triển, tỉnh Đắk Lắk có bề dày lịch
sử từ rất lâu, qua các bước đổi thay, Đắk Lắk đã hình thành một cộng đồng
dân cư đa dạng, tuy phong tục tập quán, tâm tư tình cảm khơng đồng nhất,
nhưng các dân tộc đã cùng nhau chung sống, đoàn kết chống thiên tai, địch
họa, xây dựng cuộc sống cho từng dân tộc và chung cho cả cộng đồng.
Hiện nay, Đắk Lắk có 44 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Kinh,
sau đến người Ê Đê, M’Nông, Gia Rai, Xê Đăng, Hoa, Ba Na, Thái, Tày,
Nùng, Dao, Bru - Vân Kiều, Mạ... Có những dân tộc chỉ có vài người như dân
tộc Giáy, Cơ Tu, Hà Nhì Khơ Mú, Pu Péo, Chu Ru v.v... Mỗi dân tộc đều có
ngơn ngữ, phong tục tập qn, bản sắc văn hố riêng, góp phần tạo nên một
nền văn hoá dân tộc nhiều màu sắc, mang đậm nét nhân văn vùng Tây Nguyên.
Đồng bào các dân tộc ở Đắk Lắk rất cần cù, lao động sáng tạo. Ham
cuộc sống tự do, gắn bó với núi rừng và sẵn sàng chống lại bất kỳ kẻ thù nào
xâm phạm, nhưng đối với bà con bn làng, bộ tộc thì sẵn sàng nhường
miếng cơm, chén rượu cho nhau, được cách mạng tuyên truyền, giáo dục nên


10
sớm giác ngộ lịng u nước, căm thù giặc, ni dưỡng giúp đỡ hoặc tham gia
nhiều công tác kháng chiến, chống địch, bảo vệ buôn làng. Nhược điểm của
họ là cịn suy nghĩ giản đơn, máy móc, nhất là cịn bị nhiều phong tục, tập
quán lạc hậu ràng buộc, phần nào gây trở ngại cho tình đồn kết, trong sản
xuất và chiến đấu. Trong lịch sử cũng như hiện tại, cộng đồng dân cư ở Đắk
Lắk có một đời sống tâm linh vơ cùng phong phú. Ở đây có các tín ngưỡng
bản địa và có sự du nhập của nhiều tơn giáo khác nhau, đó là đạo Phật giáo,
đạo Thiên chúa giáo, đạo Tin lành.
Đắk Lắk trước kia được coi là nơi “rừng thiêng, nước độc”, xa xôi,
hẻo lánh, đất rộng, người thưa, ra khỏi Buôn Ma Thuột là rừng núi trùng điệp;
hổ báo, thú dữ luôn đe doạ; giao thơng, liên lạc cực kỳ khó khăn. Chính vì có

địa thế hiểm trở và có vị trí chiến lược quan trọng mà từ những năm cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã chú ý đến vùng đất này. Chúng xây
dựng Buôn Ma Thuột thành căn cứ quân sự chiến lược ở Tây Nguyên, từng
được ví là nóc nhà Đơng Dương, chúng xây dựng “Nhà đày Bn Ma Thuột”
thành nơi đày ải những chiến sĩ yêu nước Việt Nam và trở thành một trong
những nhà tù lớn nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương.
Những đặc điểm về thiên nhiên, con người cũng như truyền thống lịch
sử, cách mạng của Đắk Lắk đã được Đảng, Nhà nước ta vận dụng tài tình, sáng
tạo, phát huy triệt để truyền thống yêu nước, yêu cách mạng, tạo lập nên khối
đại đoàn kết dân tộc, cùng cả nước vượt qua mn vàn khó khăn, gian khổ, hy
sinh, chiến đấu anh dũng, kiên cường, góp phần cùng cả nước đánh thắng thực
dân, đế quốc, cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới.
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, nhất là thực hiện Nghị quyết Đại
hội X, Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIV, Đại hội XV của Đảng
bộ tỉnh, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách
thức, phát huy tốt hơn nội lực và tranh thủ mọi nguồn lực cho đầu tư phát
triển. Năm 2006 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X
của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ tỉnh, những thành tựu của


11
hơn 20 năm đổi mới, những kết quả đạt được trong thực hiện kế hoạch 5 năm
(2006 - 2010) của tỉnh cùng với việc thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế của cả nước đã tạo cho tỉnh Đắk Lắk những thời cơ, vận hội mới. Bên cạnh
đó, tỉnh cũng đối mặt với khơng ít những khó khăn thách thức, tác động của
thời tiết, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi phát sinh trên diện rộng, giá cả nông
sản bấp bênh, nhất là giá cà phê, trong khi giá cả nhiều vật tư hàng hóa tăng
cao, những rào cản mới trong thương mại quốc tế...đã ảnh hưởng không nhỏ
đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân trong tỉnh.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, sự giúp đỡ

của các ban, bộ, ngành Trung ương; Đảng bộ các cấp, các ngành và nhân dân
trong tỉnh đã nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, phấn đấu thực hiện
nhiệm vụ trong nhiệm kỳ XIV (2006 - 2010) và những năm đầu của nhiệm kỳ
XV (2010 - 2015) bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 12,1%/năm, giai đoạn 2011 2013 là 8,42%/năm, cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng giảm
tương đối tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công
nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Đến nay, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản chiếm 44,4%; công nghiệp - xây dựng chiếm 17,4%; dịch vụ chiếm
38,2%. Tổng sản phẩm địa phương (GDP) năm 2010 đạt 12.810 tỷ đồng, gấp
1,7 lần so với năm 2005, bình quân thu nhập đầu người tính theo giá hiện hành
năm 2010 là 963,3 USD, tương đương 14,2 triệu đồng; năm 2013 thu nhập
bình quân đầu người là 1.363 USD, tương đương 28,7 triệu đồng, tăng 14,5
triệu đồng so với năm 2010. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn
3 năm 2011 - 2013 đạt 10.510 tỷ đồng, tăng bình quân 10,7%/năm, đạt trung
bình 7,7% GDP theo giá hiện hành hàng năm; tổng chi ngân sách địa phương 3
năm 2011 - 2013 đạt 29.086,5 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển chiếm
bình quân 24,4% tổng chi. Huy động vốn đầu tư vào nền kinh tế tăng bình quân
11,5%/năm. Trong 3 năm, từ 2011-2013, tổng huy động vốn đầu tư tồn xã hội
đạt 34.084 tỷ đồng, chiếm bình qn 25% GDP. Tỷ trọng vốn huy động từ


12
thành phần kinh tế ngoài nhà nước và dân cư tiếp tục tăng, chiếm khoảng 60%
tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Cơ cấu đầu tư chủ yếu vào các ngành nông nghiệp
(khoảng 35%), dịch vụ (khoảng 25%). Thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất
công nghiệp đạt được một số kết quả tích cực, đã có một số nhà máy chế biến
nông sản với công suất lớn, công nghệ hiện đại đi vào sản xuất như Nhà máy
chế biến cà phê bột hịa tan của Cơng ty trách nhiệm hữu hạn cà phê Trung
Nguyên, công suất 60.000 tấn/năm; Nhà máy chế biến cà phê hịa tan của Cơng
ty trách nhiệm hữu hạn cà phê NGON, công suất 10.000 tấn/năm... . Các khu,

cụm công nghiệp tiếp tục được đầu tư và tăng dần hiệu quả hoạt động.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tái định canh, định cư, phục
vụ cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới cũng đã phần nào tác
động đến tâm tư, quyền lợi của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch,
quản lý đất đai còn hạn chế, cùng với những tác động của mặt trái cơ chế thị
trường dẫn đến một số cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ, thiếu trách
nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý..., vi phạm chính sách pháp luật, làm thất
thốt tài sản của Nhà nước; một số nơi xuất hiện tình trạng mất đồn kết làm ảnh
hưởng đến uy tín và vai trị lãnh đạo của Đảng.
Để ổn định tình hình chính trị góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã
hội và công tác xây dựng Đảng của tỉnh, UBKT Tỉnh uỷ cùng UBKT các cấp
trong tỉnh đã tích cực thực hiện toàn diện các nhiệm vụ theo quy định của
Điều lệ Đảng, trọng tâm là kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu
vi phạm. Bên cạnh đó, UBKT Tỉnh uỷ đã chú trọng việc giám sát thường
xuyên, chủ động xây dựng kế hoạch giám sát theo chuyên đề đối với đảng
viên và tổ chức đảng; nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm; kết quả các
cuộc giám sát từng bước được nâng cao và phát huy hiệu lực, hiệu quả.
1.1.2. Khái quát về Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk
Tính đến đầu năm 2014, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk có 21 đảng bộ trực
thuộc, gồm: Đảng bộ thành phố Buôn Ma Thuột; Đảng bộ thị xã Buôn Hồ và


13
13 Đảng bộ huyện (Buôn Đôn, Cư M’gar, Cư Kuin, Ea H’Leo, Ea Kar, Ea
Súp, M’Đrắk, Lắk, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông
Pắc); 02 đảng bộ khối (Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh, Đảng bộ khối doanh
nghiệp tỉnh); 03 đảng bộ lực lượng vũ trang (Đảng bộ Công an tỉnh, Đảng bộ
Quân sự tỉnh; Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh) và 01 Đảng bộ Trường Đại
học Tây Ngun). Có 08 đảng đồn (Đảng đồn Hội đồng nhân dân tỉnh,

Đảng đoàn Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đảng đoàn Hội Liên hiệp
Phụ nữ tỉnh, Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh, Đảng đoàn Hội cựu chiến
binh tỉnh, Đảng đồn Hội nơng dân tỉnh, Đảng đoàn Các hội khoa học - kỹ
thuật tỉnh, Đảng đồn Hội văn học nghệ thuật tỉnh); có 03 Ban cán sự đảng
(Ban Cán sự Đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân
tỉnh, Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh); có 796 tổ chức cơ sở
đảng (377 đảng bộ và 419 chi bộ), 5.052 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở với
59.259 đảng viên. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khố XV nhiệm kỳ (2010 2015) có 55 đồng chí. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ có 15 đồng chí, trong đó 01
đồng chí là nữ, 05 đồng chí là dân tộc thiểu số.
Đảng bộ tỉnh có 184 đảng uỷ xã, phường, thị trấn (152 xã, 20 phường,
12 thị trấn với 2.466 thôn, buôn, tổ dân phố (1.536 thôn, 610 buôn, 320 tổ dân
phố); trong đó có 2.459 thơn, bn, tổ dân phố có chi bộ; 100% thơn, bn, tổ
dân phố có đảng viên. Có 189 tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp,
trong đó: có 118 tổ chức cơ sở đảng doanh nghiệp Nhà nước và 71 tổ chức cơ
sở đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (có 52 tổ chức cơ sở
đảng trong doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước, có 04 tổ chức cơ sở đảng
trong hợp tác xã, tổ hợp, có 12 tổ chức cơ sở đảng trong các công ty trách
nhiệm hữu hạn và 03 tổ chức cơ sở đảng trong cơng ty cổ phần tư nhân).
Kết quả phân tích chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên trong
04 năm qua (từ 2010 đến 2013), số liệu bình quân như sau:
Đối với tổ chức đảng: Số tổ chức đạt trong sạch vững mạnh chiếm tỷ
lệ 75,54%, trong đó vững mạnh tiêu biểu chiếm 15,72%; hoàn thành tốt


14
nhiệm vụ 19,12%; hoàn thành nhiệm vụ 4,92%; yếu kém 0,38%; số tổ chức
đảng chưa được đánh giá chất lượng 0,87%.
Đối với đảng viên: Số đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ chiếm tỷ lệ 14,55%; đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ 73,65%; đủ tư
cách hồn thành nhiệm vụ 11,07%; vi phạm tư cách 0,73%.

Nhìn chung công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng được Tỉnh uỷ, Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ coi trọng cả về số lượng và chất lượng, gắn với tăng cường
xây dựng hệ thống chính quyền, đồn thể vững mạnh. Đội ngũ đảng viên giữ
được bản lĩnh chính trị vững vàng, phát huy tính tiền phong gương mẫu, là hạt
nhân trong các phong trào ở địa phương, đơn vị, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối
sống, được quần chúng tín nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, chấp hành quy
định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chấp hành những điều đảng viên khơng
được làm. Ngồi ra, cịn chú trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng,
phát huy tính tiền phong gương mẫu của từng đảng viên trong thực hiện nhiệm
vụ chính trị được giao gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” để mỗi cán bộ, đảng viên tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong
theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
1.1.3. Vài nét về Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Đắk Lắk
UBKT Tỉnh uỷ Đắk Lắk nằm trong hệ thống tổ chức của Đảng nên có
đầy đủ các đặc điểm cơ bản của tổ chức đảng. Tuy nhiên so với các ban xây
dựng Đảng và Văn phịng Tỉnh uỷ, UBKT Tỉnh uỷ có những đặc điểm sau:
UBKT Tỉnh uỷ là cơ quan có chức năng chuyên trách về công tác kiểm
tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng. Chức năng, nhiệm vụ của UBKT
các cấp được quy định cụ thể tại Điều 32, Điều lệ Đảng và hoạt động do Điều lệ
Đảng quy định. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ do cấp uỷ giao và làm tham
mưu cho cấp uỷ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
Chủ nhiệm và các thành viên UBKT Tỉnh uỷ đều phải qua chế độ bầu
cử, do hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu; các phó chủ nhiệm do
UBKT Tỉnh uỷ bầu trong số uỷ viên UBKT. Các thành viên UBKT và Chủ


15
nhiệm, các phó chủ nhiệm UBKT do Bộ Chính trị chuẩn y. Nhiệm kỳ XIV
(2005-2010) và nhiệm kỳ XV (2010 - 2015) UBKT có 11 uỷ viên (9 chuyên
trách, 2 kiêm chức), trong đó có 4 đồng chí uỷ viên UBKT là Uỷ viên Ban

Chấp hành Đảng bộ tỉnh, trong đó, Chủ nhiệm UBKT là Uỷ viên Ban Thường
vụ Tỉnh uỷ, đồng chí Phó Chủ nhiệm Thường trực là Uỷ viên Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh, đồng chí Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ
chức và đồng chí Tỉnh uỷ viên, Chánh Thanh tra tỉnh là uỷ viên kiêm chức.
UBKT Tỉnh uỷ đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, sự chỉ đạo,
hướng dẫn trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của UBKT Trung ương; UBKT
Tỉnh uỷ hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ tập
thể và quyết định theo đa số. Cơ quan UBKT Tỉnh uỷ do Tỉnh uỷ quyết định
thành lập, căn cứ theo Quy định số 222-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương
Đảng khóa X (nay là Quy định 219-QĐ/TW, ngày 27/12/2013) về chức năng,
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh uỷ.
Đồng thời, căn cứ vào tình hình, yêu cầu của công tác xây dựng Đảng từng thời
kỳ và thực tiễn hoạt động của công tác kiểm tra, giám sát để tổ chức cho phù
hợp với tình hình thực tế. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Quyết định số
95-QĐ/TU về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan UBKT Tỉnh uỷ và
quyết định phê duyệt biên chế đối với cơ quan UBKT Tỉnh uỷ là 35 biên chế.
Hiện tại, cơ quan UBKT Tỉnh ủy có 32 đồng chí, trong đó, Thường trực UBKT
Tỉnh uỷ gồm 04 đồng chí: 01 đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ - Chủ
nhiệm; các Phó chủ nhiệm: 03 đồng chí - trong đó có 01 đồng chí là Tỉnh uỷ
viên - Phó Chủ nhiệm thường trực. Các phó chủ nhiệm được phân cơng phụ
trách theo từng lĩnh vực gắn với phụ trách địa bàn từng huyện, thị xã, thành
phố và các đảng uỷ trực thuộc tỉnh.
Địa bàn phụ trách của các phòng:
Phòng Kiểm tra 1: phụ trách địa bàn: Thị uỷ Buôn Hồ và các huyện:
Ea H’leo, Krông Búk, Krông Năng, Đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh, Đảng uỷ
Trường Đại học Tây Nguyên.


16
Phòng Kiểm tra 2: phụ trách địa bàn các huyện: Krông Bông, Krông Ana,

Lắk, Cư Kuin và Đảng uỷ Khối các doanh nghiệp tỉnh, Đảng uỷ Cơng an tỉnh.
Phịng Kiểm tra 3: phụ trách địa bàn các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Cư
M’gar, Đảng uỷ Quân sự tỉnh và tham mưu cho UBKT Tỉnh uỷ kiểm tra tài
chính. Tháng 5/2013, UBKT Tỉnh uỷ thành lập Phịng kiểm tra 5, thì nhiệm
vụ kiểm tra tài chính của Đảng được chuyển giao cho Phòng kiểm tra 5.
Phòng Kiểm tra 4: phụ trách địa bàn gồm: Thành uỷ Buôn Ma Thuột,
Đảng uỷ Bộ đội Biên phòng tỉnh và các huyện: M’Đrắk, Ea Kar, Krơng Pắc.
Văn phịng cơ quan UBKT Tỉnh uỷ: đảm nhiệm cơng tác văn phịng.
Cơ quan UBKT Tỉnh uỷ là cơ quan tham mưu giúp việc cho UBKT
Tỉnh uỷ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và
thi hành kỷ luật đảng trong Đảng bộ tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ do Tỉnh uỷ,
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ giao; là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác
kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng của Tỉnh uỷ, nhiệm vụ của Cơ
quan UBKT Tỉnh uỷ như sau:
+ Nghiên cứu, đề xuất:
Xây dựng phương hướng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra,
giám sát tổ chức đảng cấp dưới; kiểm tra, giám sát đảng viên chấp hành
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định,
quy chế của Đảng, giúp Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức thực hiện
chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát.
Đề xuất, đóng góp vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Ban Thường
vụ Tỉnh uỷ đối với công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng bộ.
Sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng bộ.
+ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện:
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cấp uỷ, tổ chức đảng, đảng viên;
thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng trong Đảng bộ;
chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ đối với UBKT và cơ quan UBKT cấp dưới.
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT Tỉnh uỷ; chương
trình cơng tác của UBKT Tỉnh uỷ.



17
+ Thẩm định, thẩm tra:
Đề án của các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đồn thể
về những nội dung liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ
luật trong Đảng trước khi trình Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực
Tỉnh uỷ.
+ Phối hợp:
Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ trong công tác cán bộ theo phân
cấp quản lý cán bộ.
Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ kiểm tra cấp uỷ.
Phối hợp với các cơ quan tham mưu giúp việc của Tỉnh uỷ, giúp Ban
Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ theo dõi giám sát việc thực hiện quy chế
làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
Phối hợp với các cơ quan thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về công tác
kiểm tra, giám sát.
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác được Tỉnh uỷ, Ban thường vụ Tỉnh
uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ giao.
Nhìn chung, tổ chức bộ máy của UBKT Tỉnh uỷ được tổ chức theo mơ
hình bộ máy của UBKT Trung ương nên rất thuận lợi cho quá trình tổ chức
thực hiện nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ UBKT và Cơ quan UBKT Tỉnh uỷ Đắk
Lắk có bản lĩnh, lập trường chính trị vững vàng, dám đấu tranh bảo vệ quan
điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; có ý thức tổ
chức kỷ luật cao, gương mẫu; có tinh thần xây dựng đoàn kết thống nhất trong
Đảng, phát huy dân chủ trong Đảng; nhiệt tình khách quan, cơng tâm, trung
thực trong giải quyết và xử lý cơng việc; có uy tín với cán bộ, đảng viên và
nhân dân, luôn phấn đấu hồn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Vì
vậy, trong năm 2010, UBKT Tỉnh uỷ được Đảng, Nhà nước xét tặng Huân
chương Lao động hạng ba, đó là phần thưởng cao quý, là vinh dự to lớn đã cổ

vũ, động viên cán bộ, đảng viên UBKT và Cơ quan UBKT Tỉnh uỷ luôn nổ


18
lực, phấn đấu thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, góp phần cùng tập
thể hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
1.2. CÔNG TÁC GIÁM SÁT CỦA UỶ BAN KIỂM TRA TỈNH UỶ ĐẮK
LẮK - QUAN NIỆM, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG, HÌNH THỨC,
PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT

1.2.1. Quan niệm về giám sát
Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như ý (chủ biên): “giám sát
(đgt) là theo dõi, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ” [56, tr.728].
Theo Từ điển tiếng Việt: “Giám sát là theo dõi và kiểm tra xem có
thực hiện đúng những điều quy định khơng” [54, tr.389]. Nếu theo khái niệm
này thì giám sát đã bao gồm cả kiểm tra.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Giám sát là một hình thức hoạt
động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nhằm bảo đảm pháp chế hoặc
sự chấp hành những quy tắc chung nào đó” [43, tr.420].
Theo Từ điển Nghiệp vụ phổ thông: “Giám sát là dùng lực lượng công
an hoặc quần chúng để trực tiếp quan sát, theo dõi tại chỗ các biến động của
đối tượng theo yêu cầu cụ thể” [55, tr.224].
Theo Từ điển Luật học:
Giám sát là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động
thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích
cực để buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi
đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được
xác định từ trước, đảm bảo cho pháp luật được tuân theo nghiêm
chỉnh [53, tr.174].
Theo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (số 05/2003/QH11 ngày

17-6-2003): Giám sát là việc Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội
đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Đại biểu
Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân
chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội,


19
pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn
bộ hoạt động của Nhà nước.
Theo Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành
Trung ương về ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm
tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII, Chương VIII, Điều lệ
Đảng khóa XI “Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem xét,
đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới và
đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ
Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng” [47, tr.72].
Hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về giám sát. Nhưng qua
các khái niệm trên cho thấy bản chất chung nhất của giám sát là sự quan sát,
theo dõi của chủ thể đối với khách thể để xem khách thể có thực hiện đúng
những quy định của chủ thể đã đề ra khơng, từ đó tác động vào khách thể để
khách thể phải thực hiện đúng các quy định mà chủ thể đã đặt ra. Vậy, bản
chất của công tác giám sát của Đảng là việc quan sát, theo dõi các tổ chức
đảng có thẩm quyền đối với các tổ chức đảng và đảng viên chịu sự giám sát
để xem xét các tổ chức đảng và đảng viên đó có thực hiện đúng các quy định
của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội mà mình
là thành viên khơng, từ đó tác động vào đối tượng giám sát để buộc đối tượng
giám sát phải thực hiện đúng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Từ các khái niệm giám sát và thực tiễn giám sát của Đảng thời gian
qua, có thể rút ra khái niệm giám sát của Đảng như sau: Giám sát của Đảng

là việc các cấp uỷ, tổ chức đảng, uỷ ban kiểm tra các cấp theo dõi, xem xét,
đánh giá hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên chịu sự giám sát trong
việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy
định của Đảng, đảm bảo cho hoạt động đúng quỹ đạo, mục tiêu, yêu cầu đã
xác định, góp phần phục vụ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và cơng
tác xây dựng Đảng.


20
Như vậy, giám sát là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động lãnh
đạo và quản lý của bất kỳ tổ chức nào trong xã hội, diễn ra trong tất cả các
khâu của quy trình lãnh đạo và quản lý của mọi tổ chức; là hoạt động có mục
đích, có chủ định từ trước của chủ thể giám sát đối với đối tượng giám sát.
Do vậy, giám sát có một số đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, giám sát là sự quan sát, theo dõi, nắm tình hình hoạt động
mang tính chủ động, trực tiếp, thường xuyên của chủ thể giám sát với đối
tượng giám sát. Hoạt động giám sát cần xác định rõ phạm vi, nội dung, đối
tượng, hình thức, phương pháp giám sát một cách cụ thể trong từng thời điểm,
thời gian, khơng có hoạt động giám sát một cách chung chung, hình thức.
Thứ hai, hoạt động giám sát nhằm bảo đảm cho các quy định của chủ
thể giám sát được chấp hành, thực hiện nghiêm túc, đúng quỹ đạo, mục tiêu,
yêu cầu đã được xác định từ trước có chất lượng.
Thứ ba, qua giám sát, chủ thể giám sát xem xét, nhận xét, đánh giá đối
với đối tượng giám sát nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục thiếu sót, khuyết
điểm trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện; phát hiện những nhân tố mới, những
vấn đề cần nghiên cứu, đề xuất để hoàn chỉnh các quy định của chủ thể giám sát.
Ngăn chặn sai phạm từ lúc manh nha, nếu phát hiện thấy đối tượng giám sát có
những hoạt động chưa đúng với các quy định hoặc có thiếu sót, khuyết điểm thì
chủ thể giám sát kịp thời nhắc nhở, cảnh báo, yêu cầu hoặc đề nghị thực hiện
đúng quy định, nếu thấy có những việc làm có biểu hiện sai trái thì kiến nghị với

tổ chức có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết hoặc kiểm tra, xem xét, quyết định.
Thứ tư, theo quy định hiện hành của Đảng, hiện nay chỉ có tổ chức
đảng cấp trên giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên. Tổ chức đảng và
đảng viên thực hiện nhiệm vụ giám sát theo sự phân cơng của tổ chức đảng có
thẩm quyền.
Như vậy, đã giám sát là phải theo dõi, xem xét đối tượng giám sát có
thực hiện đúng các quy trình, quy định mà đối tượng đó phải thực hiện hay
không để trước hết nhằm nhắc nhở, đôn đốc thực hiện và là cơ sở để quyết định


21
có tiến hành kiểm tra hay khơng? Do đó, muốn thực hiện tốt việc kiểm tra thì
phải thường xuyên giám sát. Giám sát và kiểm tra đều nhằm đạt được mục đích
là nắm vững và đánh giá đúng tình hình, từ đó điều chỉnh, uốn nắn mọi hành vi
liên quan của đối tượng được kiểm tra, giám sát. Nhưng giám sát được tiến
hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình hoạt động và phát triển của tổ
chức và cá nhân, nên có nội dung rất rộng bao gồm: Giám sát các hoạt động về
tư tưởng, chính trị; giám sát về các mối quan hệ; giám sát về sinh hoạt, đạo
đức, lối sống; giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm được giao, việc
thực hiện các quy định, quy chế; giám sát việc thực hiện nghĩa vụ công dân nơi
cư trú,… giám sát mang tính chất chủ động phịng ngừa, ngăn chặn xảy ra vi
phạm nhiều hơn so với kiểm tra. Qua hoạt động giám sát có thể kịp thời cảnh
báo, nhắc nhở các cá nhân và tổ chức có biểu hiện khơng đúng trong q trình
triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết, quyết định hoặc những biểu
hiện không đúng trong đạo đức, lối sống và trong sinh hoạt… còn nội dung của
kiểm tra chủ yếu là kiểm tra theo các nội dung cụ thể (chấp hành hoặc khi có
dấu hiệu vi phạm trong việc thực hiện các nội dung trên) gắn với trách nhiệm
của mỗi cá nhân hay tổ chức, được tiến hành theo chương trình, kế hoạch và
quy trình, phương pháp nhất định theo yêu cầu của từng nhiệm vụ kiểm tra,
được tổ chức thành cuộc kiểm tra; qua mỗi cuộc kiểm tra phải có đánh giá,

nhận xét, kết luận cụ thể và xử lý nếu có vi phạm đến mức phải xử lý.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, nội dung, hình thức, phương pháp
giám sát
1.2.2.1. Chức năng
Vào thời kỳ C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, các ông chưa sử dụng
khái niệm giám sát mà thường sử dụng khái niệm kiểm kê, kiểm tra, kiểm
sốt. Tuy nhiên, khi nói đến kiểm kê, kiểm tra, kiểm sốt các ơng đã bao hàm
cả nội dung giám sát.
Theo V.I.Lênin, nếu buông lỏng kiểm kê, kiểm tra, kiểm sốt thì
những người vơ sản sẽ lại trở lại thành người nô lệ. Người viết: “… rằng nếu


22
nhà nước khơng tiến hành kiểm kê và kiểm sốt toàn diện đối với việc sản
xuất và phân phối sản phẩm, thì chính quyền của những người lao động, nền
tự do của họ, sẽ khơng thể nào duy trì được và nhất định họ sẽ phải sống trở
lại dưới ách của chủ nghĩa tư bản” [27, tr.224]. Theo V.I.Lênin, muốn thực
hiện tốt nhiệm vụ chính trị đã đề ra thì những người cộng sản phải biết nắm
chắc công cụ kiểm kê, kiểm tra, kiểm sốt, coi nó là một cơng cụ hữu hiệu và
là một trong những nội dung lãnh đạo quan trọng đối với tổ chức đảng, cơ
quan nhà nước. Thực hiện việc tổ chức kiểm kê và kiểm sốt tồn dân để quản
lý và điều hành các hoạt động của xã hội là nhiệm vụ trọng tâm mà tất cả các
nước đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần phải làm.
Theo Chủ tịch Hồ chí Minh lãnh đạo là chức năng của tổ chức đảng,
lãnh đạo đúng nghĩa là: “phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng ... phải
tổ chức sự thi hành cho đúng... phải tổ chức sự kiểm soát...” [32, tr.285-286].
Điểm 1, Điều 30, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) quy
định: “kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức
đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên
chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng” [16, tr.50-51].

Tại Điểm 3, Điều 32, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) quy
đinh: UBKT các cấp có nhiệm vụ: “Giám sát cấp uỷ viên cùng cấp, cán bộ
diện cấp uỷ cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp uỷ và đạo đức, lối
sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương” [16, tr.52-53].
Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ
luật của Đảng trong Chương VII, Chương VIII, Điều lệ Đảng khoá XI (ban hành
kèm theo Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung
ương) quy định rõ: “Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng.
Lãnh đạo mà khơng kiểm tra, giám sát thì coi như khơng có lãnh đạo” [48, tr.132].
Căn cứ quan điểm của Đảng tại Đại hội lần thứ XI, những quy định
của Điều lệ Đảng, các hướng dẫn thực hiện công tác giám sát của UBKT


23
Trung ương thì cơng tác giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo
của Tỉnh uỷ Đắk Lắk, là trách nhiệm của các tổ chức đảng trong tỉnh. Tất
cả các tổ chức đảng trong tỉnh và đảng viên phải chịu sự giám sát của Tỉnh
uỷ. Tỉnh uỷ phải lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác giám sát đối với
các tổ chức đảng và đảng viên thuộc diện Tỉnh uỷ quản lý trong việc thực
hiện Cương lĩnh Chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; các
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, phẩm chất đạo đức, lối sống
của người đảng viên; giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết
định, quy định, quy chế, kết luận của Tỉnh uỷ; ban hành các văn bản theo
thẩm quyền để lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức đảng thực hiện
nhiệm vụ giám sát và để các đồn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham
gia giám sát tổ chức đảng và đảng viên. Phân công cho các ban của Tỉnh uỷ
giám sát lĩnh vực cơng tác của ban mình phụ trách và giám sát các tổ chức
đảng cấp dưới trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng,
nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước thuộc

lĩnh vực cơng tác của ban mình phụ trách. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện
các quy định về sự phối hợp giữa các tổ chức đảng trong thực hiện công tác
giám sát.
Chức năng giám sát của UBKT Tỉnh uỷ Đắk Lắk:
Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ Đắk Lắk là cơ quan kiểm tra, giám sát
chuyên trách của Tỉnh uỷ; thực hiện việc giám sát đối với các tổ chức đảng
cấp dưới và tất cả đảng viên thuộc thẩm quyền quản lý của Tỉnh uỷ (mà trước
hết là các đồng chí Tỉnh uỷ viên, kể cả các đồng chí Bí thư, Phó bí thư, Uỷ
viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, đảng viên là cán bộ thuộc diện Tỉnh uỷ quản lý)
trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị
của Đảng và pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức
và hoạt động của Đảng và đạo đức, lối sống của người đảng viên; giám sát
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thực hiện các chủ
trương, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế làm việc, kết luận


24
của Tỉnh uỷ; tham mưu, giúp Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
Đối tượng giám sát của UBKT Tỉnh uỷ Đắk Lắk bao gồm:
Ban chấp hành, ban thường vụ các huyện uỷ, thị uỷ, đảng uỷ trực thuộc
Tỉnh uỷ và các tổ chức đảng trong tỉnh (thuộc thẩm quyền quản lý của Tỉnh uỷ).
Các ban đảng thuộc Tỉnh uỷ, Văn phịng Tỉnh uỷ; Đảng đồn Hội
đồng nhân dân tỉnh, Đảng đoàn Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh,
Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh,
Đảng đoàn Hội cựu chiến binh tỉnh, Đảng đồn Hội nơng dân tỉnh, Đảng đoàn
Các hội khoa học - kỹ thuật tỉnh, Đảng đoàn Hội văn học nghệ thuật tỉnh; Ban
Cán sự Đảng Uỷ ban nhân dân, Ban Cán sự Đảng Toà án nhân dân tỉnh, Ban
Cán sự Đảng Viện kiểm soát nhân dân tỉnh.
Các đồng chí Tỉnh uỷ viên (kể cả các đồng chí Bí thư, Phó bí thư, Uỷ

viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ).
Tất cả đảng viên trong tỉnh (mà trước hết là các đồng chí cán bộ thuộc
diện Tỉnh uỷ quản lý).
1.2.2.2. Nhiệm vụ
Tại Điểm 3, Điều 32, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) quy
định UBKT các cấp có nhiệm vụ: “Giám sát cấp uỷ viên cùng cấp, cán bộ
diện cấp uỷ cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp uỷ và đạo đức, lối
sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương” [16, tr.52-53].
Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 01-11-2011 đã quy định rõ hơn về
nhiệm vụ của UBKT các cấp:
Chủ trì phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ
cùng cấp tham mưu, giúp cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực
hiện công tác kiểm tra, giám sát; tổ chức quán triệt trong đảng bộ về
thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; xem xét, xử lý kỷ luật và giải
quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng.


25
Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng tại Điều 32,
Điều lệ Đảng.
Tham gia các cuộc kiểm tra, giám sát do cấp uỷ, ban thường vụ cấp
uỷ, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ cùng cấp chủ trì.
Qua kiểm tra, giám sát nếu phát hiện có vi phạm đến mức phải xử lý
thì đề nghị cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ xem xét, quyết định.
Cùng các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ cùng cấp tham
mưu giúp cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ kết luận các cuộc kiểm tra,
đánh giá các cuộc giám sát; sơ kết, tổng kết thực hiện công tác kiểm
tra, giám sát; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận kiểm tra,
thông báo kết quả giám sát, quyết định của cấp uỷ, ban thường vụ cấp

uỷ sau các cuộc kiểm tra, giám sát. Phối hợp với văn phòng cấp uỷ
giúp cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ lập và nộp lưu hồ sơ.
Hướng dẫn các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ cùng cấp,
ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc cấp uỷ, hướng dẫn cấp uỷ, tổ
chức đảng cấp dưới về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát uỷ ban kiểm tra cấp dưới về
nghiệp vụ, kiện toàn uỷ ban kiểm tra, tổ chức bộ máy cơ quan uỷ
ban kiểm tra, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra [17, tr.138-139].
Nhiệm vụ giám sát của UBKT Tỉnh uỷ Đắk Lắk:
Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, chương trình cơng tác giám sát
nhiệm kỳ, hàng năm, sáu tháng, hàng tháng của UBKT Tỉnh uỷ; sơ kết, tổng
kết công tác giám sát; quyết định triệu tập và chỉ đạo hội nghị cán bộ kiểm tra
toàn tỉnh.
Giám sát đối với ban chấp hành, ban thường vụ huyện, thành phố, thị
xã, đảng bộ các khối và các tổ chức đảng thuộc phạm vi quản lý của Tỉnh uỷ.
Giám sát các ban đảng của Tỉnh uỷ (Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức,
Ban Dân vận và Văn phòng Tỉnh uỷ); Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh,
Đảng đoàn Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đảng đoàn Hội Liên hiệp


×