Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Đời sống văn hóa dân tộc la chí ở huyện xín mần, tỉnh hà giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.38 KB, 116 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa Việt Nam là thành quả của hàng nghìn năm lao động sáng tạo,
đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam. Những giá trị văn hóa đó góp phần hun đúc nên tâm hồn, khí phách,
bản lĩnh Việt Nam, góp phần làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta khẳng định việc bảo tồn, phát
huy những giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Xây dựng nền văn hóa mới cũng là quá trình xây dựng nền tảng tinh thần xã
hội phù hợp với thời đại mới, xu thế mới; đảm bảo để văn hóa trở thành mục
tiêu, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo sự cân đối, hài hòa
giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất
nước trong giai đoạn hiện nay.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Mỗi dân tộc sinh sống và phát triển
gắn với những lãnh thổ, cảnh quan xác định tạo nên các vùng sinh thái tộc
người và những truyền thống văn hóa đa dạng, làm phong phú thêm truyền
thống nền văn hóa Việt Nam. Theo số liệu thống kê năm 2000, Việt Nam có
54 dân tộc. Dân số đơng nhất là dân tộc Kinh (Việt) chiếm 87%, cư trú chủ
yếu ở các vùng đồng bằng, ven biển; 53 dân tộc thiểu số còn lại chiếm 13%,
cư trú ở miền núi và vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Đây là vùng
có điều kiện tự nhiên phức tạp, giao thơng đi lại khó khăn; kinh tế, văn hóa,
xã hội chậm phát triển; đời sống của các dân tộc thiểu số chưa được ổn định.
Trong những năm qua, nhằm đưa miền núi tiến kịp miền xuôi Đảng,
Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện hàng loạt các quyết sách: Chương
trình mục tiêu quốc gia về xố đói giảm nghèo (giai đoạn 2001 - 2005 và
2006 - 2010); Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó


2


khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi - Chương trình 135 giai đoạn 1 (1998
- 2005) và giai đoạn 2 (2006 - 2010). Chương trình hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản
xuất và nước sinh hoạt cho hộ nghèo (các Quyết định 134, 167, 74). Chương
trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện nghèo nhất nước (Nghị
quyết 30a). Hệ thống các chính sách, chương trình dự án ưu đãi cho từng lĩnh
vực, ngành: trợ giá, trợ cước vận chuyển các mặt hàng, vật tư thiết yếu; cấp
không thu tiền cho 20 ấn phẩm báo, tạp chí phát hành tại vùng đặc biệt khó
khăn; phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
Chương trình dân số, kế hoạch hố gia đình; chương trình y tế với các mục
tiêu phịng chống các dịch bệnh nguy hiểm, khám chữa bệnh miễn phí cho
người nghèo; chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình cho vùng đặc
biệt khó khăn; chương trình mục tiêu quốc gia về văn hố - thơng tin; chương
trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”
(1995); phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (2000)...
Các chương quyết sách đã làm thay đổi diện mạo đời sống nhân dân
các dân tộc thiểu số miền núi, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội của các địa phương và cả nước. Tuy
nhiên trong thời kỳ đổi mới, hội nhập sâu sắc với nền kinh tế thế giới hiện
nay, các thành tựu bước đầu đó chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Phát
triển kinh tế, văn hóa xã hội, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, đang là vấn đề cấp thiết.
Xín Mần là huyện vùng cao biên giới thuộc phía Tây của tỉnh Hà Giang
với 18 dân tộc cùng chung sống xen kẽ ở 19 xã, thị trấn; 186 thơn bản. Người
La Chí là dân tộc thiểu số đơng đứng thứ 4 ở huyện Xín Mần, với số dân
4.840 người (số liệu tháng 12 năm 2013), chiếm 8% số dân của tồn huyện.
Dân tộc La Chí có truyền thống văn hóa lâu đời, độc đáo, đặc sắc. Các thế hệ


3

người La Chí ln có ý thức gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc mình.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống
kinh tế, văn hóa, xã hội các dân tộc thiểu số nói chung, người La Chí nói
riêng được nâng lên về mọi mặt; nhu cầu vật chất và tinh thần được đáp ứng
ngày càng cao. Tuy nhiên về hạn chế, trong Báo cáo số 250, ngày 20/12/2012
của Huyện ủy Xín Mần về Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương
5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc đã chỉ ra: “Thiết chế văn hóa, thể thao ở cấp cơ sở hầu như
chưa có và chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Các chương trình dự án cho việc
xây dựng các thiết chế văn hóa cịn ít và chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng
thụ các sản phẩm văn hóa của người dân” [35]. Bên cạnh đó việc đầu tư, bảo
tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc La Chí cịn chưa thỏa đáng.
Nhiều di sản văn hóa chưa được khảo sát, đánh giá, mới chỉ chú ý đến lưu giữ
mà chưa có cơ chế khai thác, phát triển; vai trị của văn hóa đối với phát triển
kinh tế xã hội huyện Xín Mần chưa được phát huy; chưa thực sự góp phần
thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với
huyện Xín Mần nói riêng và các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa nói chung.
Vì vậy, nghiên cứu đời sống văn hóa dân tộc La Chí ở huyện Xín Mần tỉnh Hà
Giang hiện nay là vấn đề cấp thiết. Điều đó khơng những có ý nghĩa đối với
với việc bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc La Chí, mà cịn
có ý nghĩa phát huy vai trị của văn hóa đối với phát triển kinh tế-xã hội, góp
phần thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng nơng thơn mới
giai đoạn 2010 - 2020 ở huyện Xín Mần hiện nay.
Từ những lí do trên tơi đã quyết định chọn vấn đề "Đời sống văn hóa
dân tộc La Chí ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang hiện nay" làm luận văn tốt
nghiệp hệ đào tạo cao học, chuyên ngành Văn hóa học tại Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh.



4
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu văn hóa và bảo tồn giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu
số ln là đề tài hấp dẫn, thu hút các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa
học… Liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn, có thể khái quát:
Thứ nhất, Một số cơng trình tiêu biểu nghiên cứu về văn hóa và phát
triển, văn hóa tộc người, đời sống văn hóa, bảo tồn, phát huy các giá trị văn
hóa dân tộc Việt Nam:
- Hoàng Vinh. Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở
nước ta hiện nay, Viện Văn hóa, Nxb Văn hóa Thơng tin Hà Nội, 1999.
- Phan Hữu Dật. Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan
đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb CTQG, 2001.
- Miền núi Việt Nam thành tựu và phát triển những năm đổi mới, Ủy
ban Dân tộc, Nxb Nơng nghiệp, 2002.
- Trần Văn Bính (chủ biên). Văn hóa các dân tộc Tây Bắc - Thực trạng
và những vấn đề đặt ra, Nxb, CTQG, 2004.
- Ngô Đức Thịnh. Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam,
Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện nghiên cứu văn hóa, Nxb Khoa học xã
hội, 2006.
- Nguyễn Thị Hương - Trần Kim Cúc: Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam, Nxb CTQG, 2011.
- Phạm Duy Đức. Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
xu hướng và giải pháp, Nxb CTQG, 2010.
- Một số giá trị văn hóa truyền thống với đời sống văn hóa ở cơ sở
nông thôn hiện nay, Nxb Từ điển Bách khoa và Viện văn hóa, 2005.
- Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, Viện Văn hóa - Bộ văn hóa, Nxb
Văn hóa Hà Nội, 1994.
- Bế Viết Đẳng. Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội
ở miền núi, Nxb CTQG - Văn hóa dân tộc, 1996.



5
- Ngô Văn Lệ - Nguyễn Văn Tiệp - Nguyễn Văn Diệu. Văn hóa các
dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1998.
GS. Hoàng Vinh trong sách “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng
văn hóa ở nước ta”, xuất bản năm 1999 đã coi việc xây dựng đời sống văn
hóa là tiền đề nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc và đưa văn hóa thấm sâu vào đời sống của nhân dân. PGS, TS.
Nguyễn Hữu Thức trong cơng trình “Về văn hóa và xây dựng đời sống văn
hóa” xuất bản năm 2005 đã nêu lên quan niệm về vấn đề xây dựng đời sống
văn hóa ở cơ sở gắn với việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng.
Bên cạnh đó, có một số cuốn sách và cơng trình khoa học đề cập đến
vấn đề văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở như: cuốn "Xây dựng đời
sống văn hoá ở cơ sở" của Viện Văn hoá - Bộ Văn hoá, Nxb Văn hoá Hà Nội,
1984; cuốn “Một số giá trị văn hóa truyền thống với đời sống văn hóa ở cơ sở
nơng thơn hiện nay” của Bộ Văn hóa thơng tin, Nxb Văn hóa dân tộc 1998; cuốn
“Hỏi và đáp về phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của
Ban chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” Trung ương, 2000; cuốn “Xây dựng
tư tưởng, đạo đức lối sống và đời sống văn hóa ở Thủ đô Hà Nội” của TS.
Nguyễn Viết Chức và các tác giả, Nxb Văn hóa thơng tin, 2001…
Thứ hai, Một số đề tài luận văn Thạc sỹ viết về vấn đề xây dựng đời
sống văn hóa, tiêu biểu là: “Đời sống văn hóa của dân tộc Mơng ở tỉnh Hà
Giang hiện nay” của tác giả Vũ Thị Hịa, Viện Văn hóa và Phát triển - Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2008; Đời sống văn hóa ở nơng thơn
huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội hiện nay của tác giả Lê Thị Thanh
Nhàn, Viện Văn hóa và Phát triển - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
2011; Đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn Thành phố Tuyên Quang
hiện nay của tác giả Nông Thị Bích Huệ, Viện Văn hóa và Phát triển - Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2011; Đảng bộ huyện Như Xuân, tỉnh



6
Thanh Hóa lãnh đạo thực hiện cuộc vận động TDĐKXDĐSVH ở khu dân cư
(2000-2010) của tác giả Trương Thị Kim Dung, Học viện Báo chí và tuyên
truyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2011...
Thứ ba, một số nghiên cứu khái quát những thành tựu phát triển kinh tế
và văn hoá trong những năm đổi mới của miền núi và tỉnh Hà Giang:
Cơng trình “Miền núi Việt Nam thành tựu và phát triển những năm đổi
mới” của Uỷ ban Dân tộc, xuất bản năm 2002 đã trình bày những thành tựu phát
triển về kinh tế, văn hóa - xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam;
công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân
tộc thiểu số trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đồng thời, cơng
trình cũng đã đề cập đến các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của
Nhà nước đối với phát triển miền núi đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số. Các tác
giả Hùng Đình Quý - Nguyễn Khắc Sử - Phạm Văn Quang - Lò Giàng Páo Nguyễn Khắc Đãi - Cao Xuân Thái với “Văn hóa truyền thống các dân tộc Hà
Giang”, xuất bản năm 1994; các tác giả Lê Duy Đại - Triệu Đức Thanh với
“Các dân tộc ở Hà Giang”, xuất bản năm 2004 đã phản ánh khá toàn diện về
điều kiện cư trú, lịch sử hình thành và phát triển, phong tục tín ngưỡng... các
dân tộc ở Hà Giang trong đó có người La Chí. Các tác giả khái qt truyền
thống đấu tranh chống ngoại xâm và những thành tích trong xây dựng cuộc
sống mới; vấn đề về bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của các dân tộc
thiểu số ở Hà Giang trong giai đoạn hiện nay.
Thứ tư, một số cơng trình nghiên cứu văn hố truyền thống của dân tộc
La Chí, tiêu biểu: “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc)” của
Viện Dân tộc học xuất bản năm 1978. “Văn hóa truyền thống của người La
Chí” của tác giả Nguyễn Văn Huy, Nxb Văn hóa dân tộc, 1989. “Văn hố
truyền thống các dân tộc Hà Giang” của Hùng Đình Quý (chủ biên) xuất bản
năm 1994. “Nghề đan lát truyền thống của người La chí” của Vi Văn An,
1986; Gần đây nhất là cuốn sách “Người La Chí ở Hà Giang” do Vũ Tú



7
Quyên (chủ biên). Luận văn của Lộc Văn Huy: “Vai trò của người thầy cúng
trong đời sống xã hội người La Chí ở xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà
Giang”, Đại học Văn hóa Hà Nội, 2011…đã phản ánh những nét khái quát về
giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc La Chí và sự vận động của những giá
trị văn hóa đó trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Qua đó, các tác giả nhấn mạnh
vai trị quan trọng của việc giữ gìn phát huy giá trị văn hóa dân tộc La Chí nói
riêng và giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số nói chung.
Có thể khái quát tình hình nghiên cứu trên đây ở các phương diện:
1/ Nghiên cứu quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước
đối với phát triển văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa, thể hiện trong Nghị
quyết Trung ương 5 khóa VIII và Nghị quyết của các Đại hội từ Đại hội VI
đến XI của Đảng cộng sản Việt Nam. Văn hóa có vai trị quan trọng trong đời
sống xã hội, vì vậy xây dựng đời sống văn hóa Việt Nam nói chung, văn hóa
dân tộc La Chí nói riêng đã được quan tâm.
2/ Các cơng trình nghiên cứu đã góp phần làm rõ quan niệm về văn
hóa, đời sống văn hóa, văn hóa tộc người; bảo tồn phát huy giá trị văn hóa các
dân tộc thiểu số Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn.
3/ Tình hình nghiên cứu về văn hóa tộc người, q trình hình thành và
những đặc điểm chính trong đời sống văn hóa dân tộc La Chí; nghiên cứu các
giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; nghiên cứu việc bảo tồn và phát huy vai
trò của văn hóa dân tộc La Chí trong q trình phát triển.
4/ Từ những vấn đề trên cho thấy sự vận động của đời sống văn hóa
bao giờ cũng gắn liền với thực tiễn xã hội. Hiện nay, đất nước ta đang trong
thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, xu thế tồn cầu hóa đang diễn ra
trên mọi lĩnh vực đã tác động trực tiếp đến đời sống văn hóa các dân tộc thiểu
số ở Việt Nam. Vì thế nghiên cứu đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số hiện
nay không chỉ dừng lại ở phương diện văn hóa, mà phải nghiên cứu xem xét

nó gắn với tình hình, nhiệm vụ xây dựng đất nước trong thời kỳ mới; gắn với


8
chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng nơng thôn mới trong giai đoạn
hiện nay.
Luận văn sẽ tiếp thu những kết quả trên đây, vận dụng vào nghiên cứu
thực tiễn đời sống văn hóa dân tộc La Chí ở huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang
hiện nay, giải quyết những vấn đề của thực tiễn đang đặt ra - vấn đề chưa có
đề tài nào nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về đời sống văn hóa,
luận văn khảo sát đánh giá thực trạng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc La
Chí ở Xín Mần tỉnh Hà Giang từ năm 2000 đến 2013; từ đó đề xuất một số
giải pháp tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa dân tộc La Chí trong quá trình
phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
nơng thơn mới.
Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đời sống văn hóa, đặc điểm
của đời sống văn hóa đồng bào thiểu số miền núi.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đời sống văn hóa dân tộc La Chí ở
huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang từ năm 2000 đến 2013, chỉ ra những thành tựu,
hạn chế, nguyên nhân.
- Dự báo và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát triển sâu
rộng và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa vùng dân tộc La Chí ở Xín
Mần trong q trình xây dựng nơng thơn mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng: Luận văn khảo sát, đánh giá thực trạng đời sống văn hóa
dân tộc La Chí ở huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang ở các phương diện: Chủ thể
văn hóa; đời sống văn hóa thể hiện trong hoạt động kinh tế và sinh hoạt; quan

hệ xã hội; hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo và nghệ thuật dân gian; và trong
một số hoạt động khác (hoạt động thông tin tuyên truyền, hoạt động xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở...).


9
Về phạm vi: Thời gian khảo sát, phân tích thực trạng đời sống văn hóa
dân tộc La Chí ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang từ năm 2000 đến 2013.
Khơng gian nghiên cứu: Địa bàn có người La Chí sinh sống tại huyện Xín
Mần (chủ yếu ở xã Bản Díu huyện Xín Mần).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận biện chứng của
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách phát
triển của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng là: Văn hóa học; dân tộc học;
phân tích, tổng hợp; lịch sử lơgic; thống kê, so sánh; khảo sát, điều tra xã hội
học; điền dã; các phương pháp của dân tộc học...cùng với các phương pháp
liên ngành khác.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Qua kết quả khảo sát, đánh giá thực tế về thực trạng đời sống văn
hóa dân tộc La Chí ở huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang từ năm 2000 đến 2013;
luận văn đưa ra cái nhìn tổng quan về diện mạo đời sống văn hóa dân tộc
La Chí. Từ đó, đưa ra những dự báo và các giải pháp về xây dựng và phát
triển đời sống văn hóa dân tộc La Chí ở huyện Xín Mần trong thời gian tới,
có thể phục vụ cho công tác lãnh đạo và quản lý văn hóa vùng đồng bào
dân tộc thiểu số.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Thông qua tìm hiểu đời sống văn hóa dân tộc La Chí ở huyện Xín

Mần, tỉnh Hà Giang hiện nay; luận văn đã bổ sung và làm rõ thêm một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo giúp cho các cơ quan
chức năng và cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa tham mưu, đề xuất các


10
chính sách nhằm bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa tốt đẹp của
dân tộc La Chí nói riêng và văn hóa các dân tộc thiểu số nói chung gắn với
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Xín Mần.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương 12 tiết.


11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỜI SỐNG VĂN HĨA DÂN TỘC
LA CHÍ HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CẤU TRÚC CỦA ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

1.1.1. Khái niệm đời sống văn hóa
Đời sống văn hóa là bộ phận của đời sống xã hội. Đời sống xã hội được
cấu thành bởi hai mặt: vật chất và tinh thần. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất
của đời sống xã hội thì văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội. Đời
sống văn hố chính là sự phản ánh biểu hiện tập trung nhất các mặt của văn
hoá, từ hoạt động sáng tạo, hưởng thụ đến quan niệm về giá trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống, phong tục, tập qn, tín ngưỡng, tơn giáo…
Đời sống văn hóa là gì? Từ năm 1947, trong tác phẩm “Đời sống mới”
được viết tại chiến khu Việt Bắc, Hồ Chí Minh đã bàn đến những nội dung

của đời sống mới, thực chất là những vấn đề về đời sống văn hoá. Theo Người,
đời sống mới là sửa đổi cách ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc; xây dựng tư tưởng yêu
nước; đạo đức, tác phong cách mạng; nếp sống văn hố cho mỗi người và cộng
đồng. Như vậy có thể coi “Đời sống mới” là cơng trình đầu tiên đặt cơ sở lý luận
cho việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở ra đời sau cách mạng tháng Tám
năm 1945.
Cũng giống như nhiều khái niệm khoa học khác, có rất nhiều cách hiểu
khác nhau về “đời sống văn hố”. Thuật ngữ “đời sống văn hóa” hiện nay
được sử dụng khá phổ biến trên sách, báo, Văn kiện của Đảng và các phương
tiện truyền thông của nước ta. Tuy nhiên, cho đến nay trong từ điển Việt Nam
và nước ngồi vẫn chưa có một định nghĩa nào thật hồn chỉnh về thuật ngữ
này. Thường thì khi cần khảo sát đời sống văn hóa gắn với một khơng gian,
chủ thể cộng đồng văn hóa, vẫn cần phải dựa trên quan niệm và giới hạn nhất
định về khái niệm này.


12
Sau đây là một số quan niệm về đời sống văn hóa.
Tác giả Hồng Vinh trong cơng trình nghiên cứu "Mấy vấn đề lý luận
và thực tiễn xây dựng văn hố ở nước ta" cho rằng:
Đời sống văn hóa là bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các yếu
tố văn hóa tĩnh tại (các sản phẩm văn hóa vật thể, các thiết chế văn
hóa) cũng như các yếu tố văn hóa động thái (con người và các dạng
hoạt động văn hóa của nó). Xét về một phương diện khác, đời sống
văn hóa bao gồm các hình thức văn hóa hiện thực và cả các hình
thức sinh hoạt văn hóa tâm linh [79, tr.268].
Có thể thấy định nghĩa này về cơ bản đã phản ánh được cấu trúc của
đời sống văn hóa, song trong đó vẫn chưa đề cập đến những giá trị văn hóa.
Đồng thời, cách diễn đạt như thế chưa làm rõ được bản chất của đời sống văn
hóa vì chỉ nêu các yếu tố cấu thành ở thể biệt lập.

Tác giả Nguyễn Hữu Thức trong công trình "Một số kinh nghiệm quản
lý và hoạt động tư tưởng - văn hóa" quan niệm:
Đời sống văn hóa được hiểu một cách khái quát là hiện thực sinh
động các hoạt động của con người trong môi trường sống để duy trì,
đồng thời tái tạo sản phẩm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần theo
những giá trị và chuẩn mực xã hội nhất định nhằm không ngừng tác
động, biến đổi tự nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng
cao chất lượng sống của chính con người [59, tr.20].
Đây là một bước cụ thể nhận thức về đời sống văn hóa, tuy nhiên,
quan niệm này đề cập tới phạm vi quá rộng, sẽ khó xác định cho việc triển
khai về xây dựng đời sống văn hóa gắn với khơng gian, lĩnh vực cụ thể...
Giáo trình “Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng” (Khoa
Văn hóa và phát triển - Học viện Chính trị Khu vực I) đưa ra quan niệm:
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm tổng
thể những yếu tố hoạt động văn hóa vật chất và tinh thần, những tác


13
động qua lại lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ
có văn hóa trong cộng đồng, trực tiếp hình thành nhân cách và lối
sống của con người. Đời sống văn hóa bao gồm những nội dung
không tách rời các lĩnh vực của đời sống xã hội và các yếu tố cơ
bản tạo nên văn hóa [29, tr.269-270].
Như vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về đời sống văn hóa. Để đi
đến một quan niệm hồn chỉnh hơn về đời sống văn hố, chúng ta phải tiếp
cận thêm đời sống văn hố trong tồn bộ đời sống xã hội và phải khu biệt,
giới hạn lĩnh vực sáng tạo văn hoá trên cơ sở xuất phát từ quan niệm văn hoá
theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp.
Trước hết, nói đến đời sống văn hóa là nói đến một bộ phận trong đời
sống của con người. Khái niệm "Đời sống" được đưa ra trong Đại từ điển

tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên là “hoạt động của con người về một
lĩnh vực nào đó nói chung” [80, tr.670]. Cịn theo Từ điển bách khoa mở, thì
ngồi nghĩa nói trên, "đời sống" cịn được hiểu là phương tiện để sống, lối
sống của cá nhân hay tập thể (đời sống xa hoa, đời sống cần kiệm…).
Đời sống của con người bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng
có liên quan mật thiết với nhau, chẳng hạn như: đời sống kinh tế, đời sống
chính trị, đời sống xã hội, đời sống văn hóa… Như vậy, đời sống văn hóa là
lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Khẳng định vị trí của văn hóa trong
đời sống xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: trong cơng cuộc kiến thiết nước
nhà, bốn vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đều phải coi trọng ngang
nhau. Người cịn chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc
xây dựng văn hóa, xây dựng kiến trúc thượng tầng. Từ đó, Người nêu ra luận
điểm phải xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng
và phát triển văn hóa. Người lý giải:
Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn
hóa. Vì sao khơng nói phát triển văn hóa và kinh tế? Tục ngữ ta có


14
câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước. Nhưng
phát triển để làm gì? Phát triển kinh tế và văn hóa để nâng cao đời
sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta [44, tr.59].
Từ những cách hiểu trên đây về đời sống văn hóa và các lĩnh vực văn
hóa, trong phạm vi đề tài nghiên cứu, trên cơ sở quan niệm của tác giả Hoàng
Vinh, luận văn bổ sung và đưa ra quan niệm như sau:
Đời sống văn hóa là bộ phận của đời sống xã hội, là phức thể những
hoạt động của con người trong sáng tạo, lưu giữ và hưởng thụ những giá trị
vật chất và tinh thần nhằm nâng cao chất lượng sống của con người và xã
hội. Đời sống văn hóa bao gồm các yếu tố văn hóa tĩnh tại (các sản phẩm văn
hóa vật thể, các thiết chế văn hóa) cũng như các yếu tố văn hóa động thái

(con người và các dạng hoạt động văn hóa của nó).
Văn hố theo quan điểm biện chứng là kết quả của quá trình biến đổi bản
thân con người, với tư cách là sự hình thành lịch sử hiện thực của con người.
Văn hố theo đó xuất hiện từ lao động, hiện ra như một nhiệm vụ thực tiễn biến
đổi các quan hệ qua lại giữa con người và thế giới. Văn hố là một q trình cải
biến con người thành chủ thể của sự vận động lịch sử, thành một cá nhân toàn
vẹn. Nguồn gốc của mọi hiện tượng, mọi quan hệ văn hoá đều gắn với các
hoạt động sống của con người.
Như thế, tiếp cận nghiên cứu văn hoá và đời sống văn hóa phải gắn văn
hố với phương thức sản xuất xã hội, cá nhân với cộng đồng, truyền thống với
hiện đại, dân tộc với quốc tế, đặc biệt là coi trọng vai trò của lao động nhất là
lao động của lực lượng đông đảo nhất trong xã hội là nhân dân lao động. Trên
ý tưởng ấy văn hoá là một hiện tượng xã hội gắn liền với các hoạt động nhiều
mặt của con người. Văn hoá được biểu thị như phương thức hoạt động người
bao chứa toàn bộ các sản phẩm vật chất và tinh thần của con người cũng như
năng lực phát triển của chính bản thân con người. Người ta thường gọi đó là
thế giới của con người, do con người và vì con người.


15
Xét cho cùng, sáng tạo văn hóa là sáng tạo các giá trị tinh thần, dù các
sản phẩm văn hóa tồn tại cả dạng vật thể (vật thể chính là kết quả thăng hoa
cái tinh thần); khái niệm văn hóa cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng và hẹp.
Chính vì thế quan niệm về văn hóa và đời sống văn hóa phải xuất phát từ mục
đích nghiên cứu và góc độ tiếp cận cụ thể.
Ví dụ, nội dung khảo sát đời sống văn hóa và xây dựng đời sống văn
hóa của khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng chưa phát triển, sẽ khác với
khu vực, dân cư đô thị. Tức là phải giới hạn phạm vi khảo sát trên cơ sở một
quan niệm về văn hóa và đời sống văn hóa nhất định. Cấu trúc của đời sống
văn hóa là cơ sở quan trọng để xác định các phương diện đời sống văn hóa.

1.1.2. Cấu trúc của đời sống văn hóa
Quan niệm về cấu trúc của đời sống văn hóa có sự khác nhau, tùy theo
cách tiếp cận nhận thức về đời sống văn hóa
Theo tác giả Hồng Vinh: “muốn cho các sản phẩm văn hóa nảy sinh và
được vận hành trong đời sống xã hội, thì phải có ba yếu tố: sản phẩm văn hóa,
thể chế văn hóa, các dạng hoạt động văn hóa và những con người văn hóa. Ba
yếu tố đó tạo thành cấu trúc của đời sống văn hóa” [79, tr.266].
Trong Giáo trình “Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng”, hệ
cử nhân chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, cấu
trúc của đời sống văn hóa được bao gồm: con người văn hóa, hoạt động văn
hóa và sản phẩm văn hóa [77, tr.374].
Giáo trình “Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng”, tập thể
cán bộ khoa Văn hóa và phát triển Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
quan niệm đời sống văn hóa bao gồm 4 yếu tố cấu thành: Những yếu tố văn
hóa vật thể và phi vật thể tồn tại ở mỗi cộng đồng như: các thiết chế văn hóa,
các tác phẩm, sản phẩm văn hóa, các phương tiện thông tin đại chúng và
truyền bá văn hóa, lễ hội, văn hóa - văn nghệ dân gian, các trường học, các
nhóm văn hóa…. Những yếu tố cảnh quan văn hóa (tự nhiên hoặc do con


16
người tạo ra) hiện diện ở mỗi cộng đồng như: di tích lịch sử văn hóa, danh
lam thắng cảnh, cơng viên, tượng đài…. Những yếu tố văn hóa cá nhân ở mỗi
cộng đồng như: trình độ học vấn, nhu cầu sở thích và thị hiếu văn hóa, định
hướng giá trị, phong cách sinh hoạt, cách sử dụng thời gian rỗi, văn hóa ứng
xử, giao tiếp, nếp sống văn hóa….Những yếu tố văn hóa của các “tế bào”
trong mỗi cộng đồng như: gia đình, nhà trường, cơ quan, cơng sở, tổ nhóm
lao động, học tập...[29, tr.268-269].
Dựa trên cơ sở khái niệm về đời sống văn hóa đã trình bày ở trên, cấu
trúc của đời sống văn hóa được giới hạn trong luận văn này, bao gồm 4 thành

tố cơ bản sau:
- Chủ thể hoạt động văn hóa;
- Hệ thống các giá trị văn hóa, biểu hiện ở các sản phẩm văn hóa vật thể
và phi vật thể;
- Các thiết chế và cảnh quan, mơi trường văn hóa;
- Các hoạt động văn hóa.
Chủ thể hoạt động văn hóa
Chủ thể hoạt động văn hóa chính là con người (hay cịn gọi là con
người văn hóa, xã hội). Con người chính là nhân tố quan trọng và quyết định
nhất cấu thành đời sống văn hóa. Văn hóa là sự thích ứng của con người với
môi trường tự nhiên và xã hội trong từng giai đoạn lịch sử.
Chủ thể của văn hóa tộc người khơng phải là một cá nhân đơn lẻ, mà là
một cộng đồng người nhất định có chung những đặc điểm: Nguồn gốc, phong
tục, tín ngưỡng, mối quan tâm...Đề cập đến chủ thể hoạt động văn hóa tộc
người, cần chú ý đến các đặc điểm của cộng đồng đó như: Phong tục, tập
quán, tín ngưỡng, quan niệm sống, hành vi ứng xử...
Hệ thống các giá trị văn hóa
Theo tác giả Nguyễn Như Ý, trong cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt” định
nghĩa: “Giá trị - cái được xác định có ích, có hiệu quả trong cuộc sống vật


17
chất và tinh thần” [80, tr.725]. Theo định nghĩa này, khi nói đến giá trị văn
hóa là nói đến những giá trị kết tinh trong các sản phẩm văn hóa vật thể và phi
vật thể do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn. Giá trị
văn hóa chính là hạt nhân của đời sống văn hóa; là nhân tố quan trọng tác
động, thúc đẩy sự phát triển cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội.
Hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn hóa
Hệ thống các thiết chế văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng
góp phần thúc đẩy văn hóa phát triển; nó đóng vai trị là nơi lưu giữ và

chuyển tải các giá trị văn hóa của cộng đồng đến từng cá nhân. Đó là mơi
trường để đảm bảo cho các hoạt động văn hóa diễn ra trong đời sống xã hội.
Vậy, thiết chế văn hóa là gì?
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam:
Thuật ngữ thiết chế văn hóa được sử dụng rộng rãi trong ngành văn
hóa Việt Nam từ những năm 70 thế kỷ XX. Thiết chế văn hóa là
chỉnh thể văn hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ sở vật chất, bộ máy tổ
chức, hệ thống biện pháp hoạt động và kinh phí hoạt động cho thiết chế
đó. Ví dụ, thiết chế nhà văn hóa bao gồm ngơi nhà, bộ máy tổ chức,
nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí; chỉ riêng ngơi nhà hoặc
cơng trình văn hóa chưa đủ để gọi là thiết chế văn hóa [67, tr.230].
Một thiết chế văn hóa được coi là hồn chỉnh phải đảm bảo đủ 3 điều
kiện: có cơ sở vật chất (trụ sở, thiết bị...), bộ máy tổ chức (con người), hệ
thống biện pháp (thể chế, luật lệ...) và kinh phí để vận hành hệ thống. Một số
thiết chế văn hóa tiêu biểu như: nhà truyền thống, nhà văn hóa, CLB, thư
viện, bảo tàng, sân vận động, rạp hát, rạp chiếu phim, cơng viên văn hóa, các
cơ quan thơng tin đại chúng…Đây là nơi các hoạt động văn hóa diễn ra một
cách tập trung, phản ánh những giá trị kết tinh đời sống văn hóa cộng đồng.
Bên cạnh các thiết chế văn hóa nêu trên, cảnh quan văn hóa còn là
những sản phẩm tồn tại trong quan hệ tương tác giữa con người và môi trường


18
tự nhiên, môi trường xã hội, bao gồm các thắng cảnh tự nhiên, các kiến trúc,
cơng trình xây dựng, đường phố, tượng đài… Cảnh quan văn hóa là mơi
trường vật chất - văn hóa mà trong đó con người sinh sống. Nó phản ánh trực
tiếp thực trạng của đời sống văn hóa.
Các hoạt động văn hóa
Các hoạt động văn hố là tổng hợp nhiều hình thức sáng tạo, hưởng
thụ, lưu giữ, bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa. Hoạt động văn hóa là hoạt

động đáp ứng trực tiếp nhu cầu văn hóa của nhân dân. Có thể khái quát một
số dạng hoạt động văn hóa phổ biến như sau:
- Hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động: phổ biến rộng rãi trong
cơng chúng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các
nhiệm vụ chính trị, các qui định của địa phương....
- Hoạt động sáng tác văn chương, nghệ thuật.
- Hoạt động biểu diễn trên sân khấu và trong điện ảnh.
- Hoạt động khai trí - giáo dục trình độ, tri thức cho mọi người: dạy
học, diễn giảng, tọa đàm, thư viện, thông tin.
- Hoạt động quảng bá các giá trị văn hóa: báo chí, xuất bản, truyền thông…
- Hoạt động lưu giữ sản phẩm văn hóa: bảo tàng, lưu trữ, triển lãm…
- Hoạt động tiêu dùng các sản phẩm văn hóa: đọc sách, báo, nghe nhạc,
xem nghệ thuật, phim ảnh, triển lãm…
- Hoạt động lễ hội, tín ngưỡng.
- Hoạt động xây dựng phong tục, nếp sống văn hóa.
- Hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí.
Quan niệm về đời sống văn hóa và cấu trúc của đời sống văn hóa trên
đây là cơ sở giúp chúng ta xem xét đời sống văn hóa của một cộng đồng.
Từ quan điểm trên đây, luận văn đã khảo sát thực trạng đời sống văn hóa
dân tộc La Chí ở huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang trên các phương diện:
- Chủ thể đời sống văn hóa


19
- Đời sống văn hóa trong hoạt động kinh tế và sinh hoạt
- Đời sống văn hóa trong quan hệ xã hội
- Đời sống văn hóa trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và nghệ thuật
dân gian
- Đời sống văn hóa trong một số hoạt động khác
1.2. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRỊ CỦA PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HĨA CÁC

DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI

1.2.1. Đặc điểm đời sống văn hóa vùng các dân tộc
thiểu số miền núi
Việt Nam là một quốc gia đa thành phần dân tộc. Trong 54 dân tộc, có
tới 53 dân tộc thiểu số. Các dân tộc thiểu số có số dân trên 11 triệu người,
chiếm 13% dân số cả nước. Các dân tộc sống đoàn kết, thân ái, tương trợ lẫn
nhau, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết và bản sắc đa dạng, phong phú về văn
hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Các thành phần dân tộc thiểu số cư trú phân tán, ở tất cả các tỉnh, thành
phố trong cả nước; cư trú xen kẽ. Trong một đơn vị hành chính, có nhiều
thành phần dân tộc cùng sinh sống. Địa bàn có đơng dân tộc thiểu số cư trú là
vùng miền núi, biên giới, với diện tích tự nhiên chiếm 2/3 diện tích cả nước;
đây là vùng có vị trí địa lý, kinh tế và quốc phòng an ninh quan trọng.
Các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí, trình độ phát triển kinh tế - xã
hội không đều nhau. Các dân tộc thiểu số ở vùng đồng bằng Nam bộ với địa
hình đất đai khá màu mỡ, khí hậu, thời tiết ổn định, canh tác thuận lợi, đời
sống kinh tế xã hội phát triển, ổn định hơn các vùng khác. Vùng Tây bắc,
Đơng Bắc (Việt Bắc), miền Trung, với địa hình chia cắt, phức tạp, đất đai khô
cằn, nhiều đồi dốc, núi đá, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai,
canh tác rất khó khăn, đời sống các dân tộc thiểu số khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo
cao, kinh tế chậm phát triển. Các dân tộc thiểu số có những sinh hoạt, di sản văn


20
hoá đa dạng, bản sắc riêng do lịch sử di cư, sự phân bố, địa bàn cư trú, điều kiện
kinh tế xã hội, phong tục tập quán... của các tộc người.
Do khó khăn về địa hình, giao thơng, đời sống kinh tế, khả năng hạn
chế của đồng bào nên đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi thường
thấp hơn so với các địa phương vùng đồng bằng và sự chênh lệch này đang có

xu hướng ngày càng gia tăng. Ngồi nguồn kinh phí, phải nói đến việc ban
hành chính sách, đặc biệt là chính sách về văn hóa cịn thiếu thực tế. Việc đầu
tư khơng phù hợp thực tế và khập khiễng đã làm cho đời sống văn hóa vùng
cao vẫn nghèo nàn. Bên cạnh đó, chưa có chính sách cơng nhận và tơn vinh
một cách xứng đáng các nghệ nhân dân tộc để động viên và nhất là hỗ trợ về
vật chất, tạo cơ sở, điều kiện giữ gìn, trao truyền cho các thế hệ sau những tri
thức, di sản văn hóa của cộng đồng, của dân tộc.
Thực trạng phát triển văn hoá - xã hội ở vùng đồng bào thiểu số miền
núi có sự chênh lệch nhiều so với các vùng miền trên cả nước. Sự nghiệp giáo
dục, văn hoá, xã hội ở miền núi, vùng các dân tộc thiểu số mấy năm gần đây
gặp rất nhiều khó khăn. Nạn mù chữ và tái mù chữ ngày càng nhiều, số trẻ em
bỏ học ngày càng tăng (có nơi tới 30 - 40%). Một phần do tổ chức hệ thống
trường lớp ở miền núi chưa hợp lý, một phần do đi học phải nộp học phí...
Một số dân tộc ở vùng cao, hẻo lánh và có số dân ít, có tới hơn nửa số dân
cịn mù chữ (đặc biệt người Dao, Mơng, Hà Nhì, Gié Triêng, Cà Tu v.v...).
Tình hình văn hố, thơng tin ở miền núi cũng sa sút mạnh. Nhiều thôn, xã ở nơi
xa xơi, hẻo lánh khơng có điều kiện xem phim, văn nghệ, đọc sách báo... Một số
vấn đề đáng chú ý nữa là một số người đã lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng
và chính sách tơn giáo, đã và đang đẩy mạnh việc tuyên truyền, mê hoặc quần
chúng, gây chia rẽ các dân tộc, quấy rối trật tự an ninh địa phương.
1.2.2. Vai trò của phát triển đời sống văn hóa
Văn hóa có vai trị quyết định đối với sự phát triển hay suy vong của
một dân tộc, quốc gia hay cả nhân loại. Nhận thức được vai trò quan trọng của


21
văn hóa, Đảng ta từ ngày thành lập đến nay, đã khơng ngừng tư duy và tìm tịi
sáng tạo và ngày càng hồn thiện lý luận về văn hóa. Đến nay Đảng ta khẳng
định “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là động lực vừa là mục tiêu
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” [17, tr.55]. Trong cương lĩnh bổ sung,

phát triển năm 2011, Đảng ta tiếp tục khẳng định: Văn hóa trở thành sức
mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Như vậy, có thể nói văn hóa biểu
hiện sức sống, sức sáng tạo, sức mạnh tiềm tàng và vị thế, tầm vóc dân tộc.
Trong 4 giải pháp lớn nhằm đưa nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII)
về văn hoá vào cuộc sống thì cuộc vận động: “Tồn dân đồn kết xây dựng
đời sống văn hoá” là giải pháp được xếp ở vị trí hàng đầu có ý nghĩa quyết
định. Phong trào được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đồn thể từ
Trung ương đến các địa phương, cơ sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng
dẫn và tạo điều kiện. Đặc biệt, được cán bộ và các tầng lớp nhân dân trong cả
nước tham gia hưởng ứng đông đảo, nên đã đạt được những thành tựu quan
trọng. Phong trào đã làm thay đổi diện mạo và nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội của các địa phương và cả nước trong giai
đoạn năm 2000 đến nay.
Như vậy, có thể khẳng định xây dựng đời sống văn hóa đã tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc thiểu số ở
nước ta nói chung và dân tộc La Chí ở Xín Mần, tỉnh Hà Giang nói riêng.
Tầm quan trọng đó được thể hiện cụ thể:
Xây dựng đời sống văn hóa - sức mạnh nội sinh quan trọng của sự phát
triển. Văn hóa được coi là một “nguồn lực mềm” làm động lực, đòn bẩy thúc đẩy
kinh tế phát triển, làm “hài hịa hóa” các mối quan hệ xã hội và “lành mạnh hóa”
mơi trường xã hội. Thực tế đã chứng minh, một quốc gia muốn phát triển bền
vững, ngoài dựa vào các “yếu tố cứng” như tài nguyên thiên nhiên, tiền vốn, cơ sở
vật chất…thì cần phải biết tận dụng, khai thác “yếu tố mềm”, đó chính là nguồn


22
nhân lực con người với vai trò là nhân cách văn hóa năng động, sáng tạo nhất,
đóng góp quyết định nhất đến sự hùng mạnh, phồn vinh của xã hội.
Trong những năm qua, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng đời sống văn

hóa thực chất là tiếp tục coi trọng và đề cao “sức mạnh mềm” của đất nước.
Đó là sức mạnh bắt nguồn từ bên trong, được kết tinh từ trí tuệ, ý chí, tâm
hồn, cốt cách, truyền thống lịch sử vẻ vang, tinh thần anh dũng, quật cường,
mưu trí, sáng tạo của dân tộc Việt Nam từ hàng ngàn đời nay. Đánh thức
những “tiềm năng” còn tiềm ẩn trong mỗi con người và kết nối những tiềm
năng ấy thành sức mạnh vật chất trong cuộc chiến chống đói nghèo, lạc hậu;
trong xây dựng xã hội văn minh; đồng thời thể hiện sức mạnh nội sinh của
văn hóa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Vậy, cần phải làm như thế nào
để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của sự phát triển
theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng?
Mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành
hiểu biết đầy đủ và thấm nhuần sâu sắc về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của
văn hóa trong q trình phát triển đất nước. Quan tâm coi trọng, phát huy
đúng mức các giá trị, truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Biết
tiếp thu, tiếp biến các giá trị văn hóa nhân văn tiến bộ của nhân loại, làm giàu
thêm cho nền văn hóa của mình thì văn hóa sẽ là đòn bẩy chủ yếu để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội.
Qua việc tiếp tục duy trì, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả
thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” và
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sẽ tạo điều kiện cho
mọi người dân được sống trong mơi trường văn hóa lành mạnh, được thưởng
thức đời sống văn hóa tinh thần phong phú, sinh động và ln hướng đến một
nhân cách văn hóa tiêu biểu, mẫu mực để từng bước xây dựng, hồn thiện
phẩm chất văn hóa của chính mình. Đó cũng chính là mơi trường rèn luyện tốt
nhất để con người có đủ Đức - Tài (nguồn nhân lực quan trọng nhất) để xây
dựng đất nước trong thời kỳ hội nhập hiện nay.


23
Trong thời đại tồn cầu hóa hiện nay, văn hóa không chỉ là sức mạnh

nội sinh của một dân tộc, mà cịn là phương tiện, cơng cụ quảng bá hình ảnh
dân tộc, vị thế đất nước ra thế giới hữu hiệu nhất. Qua đó tạo niềm tin, cơ hội
để chúng ta mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa, chính trị, xã hội và kinh tế.
Thu hút các nhà đầu tư lớn, giúp chúng ta tiếp cận khoa học công nghệ hiện
đại và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động... Văn hóa trực tiếp tạo
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Tăng cường đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, hạ tầng cơ sở văn
hóa trong cả nước, trong đó đặc biệt quan tâm đến các địa bàn miền núi, biên
giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng. Để mọi người
dân được tiếp cận, thưởng thức đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong
phú; sẽ nâng cao dân sinh, dân trí; đồng thời khi văn hóa phát triển tồn diện,
lành mạnh vừa góp phần tạo ra “bức tường” ngăn ngừa các loại “vi rút độc
hại” thâm nhập vào môi trường xã hội và đời sống văn hóa của nhân
dân....Đời sống văn hóa càng được nâng cao thì việc bảo vệ, bảo tồn các giá
trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc càng vững chắc; góp phần thúc
đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội.
Từ những luận điểm trên có thể khẳng định văn hóa là lĩnh vực rất phong
phú đa dạng; nó chính là “sức mạnh nội sinh” phục vụ đắc lực công cuộc xây
dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay.
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ ĐỊA LÝ, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ LỊCH SỬ
ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC LA CHÍ

1.3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
Huyện Xín Mần thuộc tỉnh Hà Giang được thành lập ngày 01/4/1965
trên cơ sở chia tách huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang thành hai huyện Xín
Mần và Hồng Su Phì. Nằm ở vị trí địa lý 22 033’30” - 22048’31” vĩ độ Bắc,
104022’30” -104037’30” kinh Đơng, huyện Xín Mần cách thành phố Hà
Giang 150 km. Phía Bắc giáp huyện Mã Quan (Trung Quốc), phía Nam giáp



24
huyện Quang Bình, phía Đơng giáp huyện Hồng Su Phì (Hà Giang), phía
Tây giáp huyện Bắc Hà và Si Ma Cai (Lào Cai). Tổng diện tích tự nhiên tồn
huyện Xín Mần 58.267 ha. Xín Mần là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình nên diễn biến khí hậu khá
phức tạp. Huyện có địa hình phức tạp, thường xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài
trong mùa đơng; mưa đá, gió lốc, lũ ống, lũ quét trong mùa mưa, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Các yếu tố khí hậu đặc trưng như nhiệt độ, lượng mưa cho thấy sự thay
đổi của địa hình; độ cao là tác nhân chính hình thành những vùng tiểu khí hậu
trên địa bàn huyện. Nhiệt độ, theo số liệu quan trắc nhiều năm cho thấy,
huyện Xín Mần thuộc vùng khí hậu khá lạnh, nhiệt độ trung bình năm là
18,90C có những tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới 10 0C. Nhiệt độ có sự
thay đổi theo các độ cao khá rõ nét. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm
rất lớn điều này được thể hiện rõ nhất vào mùa hè, ảnh hưởng bất lợi đến sức
khoẻ của người dân, gia súc và sản xuất nông - lâm nghiệp.
Tổng dân số toàn huyện năm 2013 là 61.238 người với 12.170 hộ; 18
dân tộc anh em chung sống, trong đó đơng nhất là dân tộc Nùng, Mơng, Tày,
La Chí, v.v.. Dân cư phân bố trên địa bàn 18 xã và 1 thị trấn với 186 thôn bản,
dân cư phân bố rải rác trên khắp địa bàn; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,74%,
tăng cơ học 0,1%. Tổng dân số các dân tộc ở huyện Xín Mần những năm qua
(xem Phụ lục 1 - Bảng 1.1).
Về kinh tế - xã hội, Xín Mần là huyện 30a nghèo nhất nước, kinh tế
chậm phát triển, nguồn thu ngân sách hạn chế, đời sống nhân dân gặp nhiều
khó khăn. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và sự
nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện, nhất là từ
khi có đường lối đổi mới đất nước do Đảng ta khởi sướng và lãnh đạo, bộ mặt
của huyện Xín Mần đã có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, bình quân hàng năm 14,35%. Cơ cấu kinh



25
tế chuyển dịch đúng hướng, nông lâm nghiệp 39,31%, công nghiệp - xây
dựng 26,98%, thương mại - dịch vụ 33,71%. Tổng sản lượng lương thực
37.985 tấn, lương thực bình quân đầu người 614 kg/người/năm. Thu nhập
bình quân đầu người 10 triệu đồng/người/năm [70].
Năm 2013 tiếp tục thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
XVI, nhiệm kỳ 2010 - 2015 với tinh thần “đoàn kết - dân chủ - đổi mới - phát
huy nội lực - phát triển bền vững” Đảng bộ huyện Xín Mần tiếp tục lãnh, chỉ
đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kính tế - xã hội với kết quả như sau:
Về sản suất nông lâm nghiệp, đã tập trung đẩy mạnh thâm canh, xây
dựng cánh đồng có năng xuất, chất lượng cao và thực hiện các giải pháp khắc
phục thiên tai, hạn hán, dịch bệnh. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm
2013 đạt 37.450,60 tấn; về chăn nuôi, tổng đàn gia súc: đàn trâu 15.546 con,
đàn bò 8.278 con, đàn lợn 57.815 con, đàn ngựa 1.118 con, đàn dê 16.315
con, đàn gia cầm 368.326 con và đàn ong 1.930 tổ [70].
Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu tập trung ở sản xuất
công nghiệp nhỏ như chế biến chè, thảo quả, xay xát, sản xuất nơng cụ cầm
tay được duy trì thường xuyên, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12.125,65
triệu đồng (theo giá trị thực tế), sản xuất điện 1.658.856 Kwh, doanh thu đạt
6.016,68 triệu đồng phục vụ cho 7.390 hộ/19 xã sử dụng điện của địa phương
[70]. Hoạt động sản xuất cơng nghiệp nhỏ mang tính thời vụ chưa được đầu
tư thích đáng nên sản phẩm sản xuất ra khơng nhiều, giá trị không cao.
Về giao thông vận tải năm 2013, khối lượng hàng hóa vận chuyển của
huyện Xín Mần ước đạt 54.197,5 tấn, khối lượng vận chuyển hành khách ước đạt
37.175 lượt người, khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 7.778.704
người/km, doanh thu ước đạt 11.124,65 triệu đồng. Các tuyến đường được duy tu
bảo dưỡng, khắc phục hậu quả sạt lở các tuyến đường do mưa lũ với khối lượng
32.000 m3 đất, đá; làm đường đại đoàn kết 42,4 km; đường bê tông 17 km; tiếp
tục triển khai thi công đường giao thông của các xã trên địa bàn huyện [70].



×