Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ở huyện xín mần tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.74 KB, 108 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

XÌN THANH QUYẾT

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

XÌN THANH QUYẾT

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã ngành: 8.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Yến

THÁI NGUYÊN - 2018



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn
trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức và bậc đào tạo nào. Mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận
văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Xìn Thanh Quyết

năm 2018


ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm
ơn đến các thầy, cô giáo Bộ môn Phát triển nông thôn; các thầy giáo, cô giáo Khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn người dân và UBND các xã Pà Vầy Sủ, Chí Cà,
Xín Mần và xã Nàn Sỉn huyện Xín Mần; UBND huyện Xín Mần; Văn phòng
HĐND - UBND, Chi cục Thống kê, Phòng Lao động TB và Xã Hội, Phòng Tài
chính - Kế hoạch, Phòng Dân Tộc và Phòng Nông Nghiệp và PTNT huyện Xín Mần
đã giúp đỡ, tạo điều kiện và cung cấp những số liệu, tài liệu cần thiết để nghiên cứu

và hoàn thành Luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Yến đã dành
nhiều thời gian tâm huyết, trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh bản Luận
văn Thạc sĩ chuyên ngành Phát triển nông thôn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích
lệ, sẻ chia, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong cuộc sống cũng như trong quá trình
học tập, nghiên cứu./.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Xìn Thanh Quyết

năm 2018


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài .............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................2

2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học của luận văn ...............................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..............................................................4
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm ...............................................................................................4
1.1.2. Chính sách giải quyết việc làm .......................................................................10
1.1.3. Vai trò của giải quyết việc làm cho hộ dân tộc thiểu số vùng khó khăn ở
Miền núi phía Bắc Việt Nam ....................................................................................12
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người lao động DTTS .....14
1.2.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái ......................................14
1.2.2. Nhân tố về trình độ phát triển kinh tế .............................................................15
1.2.3. Dân số..............................................................................................................16
1.2.4. Phong tục tập quán ..........................................................................................16
1.2.5. Giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ. ..................................................17
1.2.6. Chính sách vĩ mô .............................................................................................18
1.3. Cơ sở thực tiễn về giải quyết việc làm ...............................................................19
1.3.1. Các kinh nghiệm giải quyết tình trạng việc làm ở Việt Nam .........................19
1.3.2. Kinh nghiệm rút ra cho huyện Xín Mần .........................................................24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................26
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................26


iv
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................26
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................26
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................27
2.3.1. Phương pháp tiếp cận vùng .............................................................................27
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................27

2.3.3. Các phương pháp phân tích .............................................................................28
2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích .............................................................................29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................33
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và KTXH của huyện Xín Mần .............................33
3.1.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên của huyện Xín Mần ..........................33
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Xín Mần ......................................................34
3.2. Thực trạng việc làm của lao động dân tộc thiểu số ở huyện Xín Mần ..............42
3.2.1. Các chính sách giải quyết việc làm đã và đang triển khai cho lao động
dân tộc thiểu số ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang....................................................42
3.2.2. Việc làm và cơ cấu việc làm của lao động dân tộc thiểu số huyện Xín Mần.........46
3.2.3. Phân tích SWOT .............................................................................................64
3.2.4. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc làm của đồng bào dân tộc thiểu
số ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang .........................................................................65
3.2.5. Những vấn đề đặt ra đối với giải quyết việc làm cho người lao động dân
tộc thiểu số ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. .........................................................69
3.3. Định hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc
thiểu số ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang ................................................................73
3.3.1. Định hướng giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ở huyện
Xín Mần, tỉnh Hà Giang ............................................................................................74
3.3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động dân tộc
thiểu số huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang ...................................................................77
KẾT LUẬN ..............................................................................................................90
1. Kết luận .................................................................................................................90
2. Kiến nghị ...............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92
PHỤ LỤC .................................................................................................................95


v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải

CN

: Công nghiệp.

CP

: Chính Phủ.

DTTS

: Dân tộc thiểu số.

HĐND

: Hội đồng nhân dân.

HTX

: Hợp tác xã.

ILO

: Tổ chức lao động quốc tế.

KTXH


: Kinh tế xã hội.



: Lao động.

LN

: Lâm nghiệp.



: Nghị định.

NN

: Nông nghiệp.

NTM

: Nông thôn mới.

NQ

: Nghị Quyết.

RRA

: Kỹ thuật đánh giá nhanh nông thôn.


TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp.

TTGTVL

: Trung tâm giới thiệu việc làm.

TTg

: Thủ tướng.

TU

: Tỉnh uỷ.

TW

: Trung ương

UBND

: Uỷ ban nhân dân

XKLĐ

: Xuất khẩu lao động


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Địa điểm, thành phần dân tộc thu thập qua phiếu điều tra .......................27
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Xín Mần năm 2017 ............................35
Bảng 3.2. Dân số trung bình năm phân theo giới tính và phân .................................36
Bảng 3.3. Dân số phân theo thành phần dân tộc huyện Xí Mần năm 2016 ..............37
Bảng 3.4. Tín dụng giải quyết việc làm cho lao động tại huyện Xín Mần trong
giai đoạn 2015 - 2017. .............................................................................45
Bảng 3.5. Phân bổ lao động DTTS theo các ngành năm 2017 .................................50
Bảng 3.6. Lao động DTTS phân theo giới tính năm 2017 .......................................51
Bảng 3.7. Trình độ văn hoá của người LĐ DTTS năm 2017....................................53
Bảng 3.8. Trình độ chuyên môn của người LĐ DTTS năm 2017 ............................54
Bảng 3.9. Mức độ tiếp cận các nguồn thông tin của lao động DTTS. ......................56
Bảng 3.10. Tỷ suất sử dụng thời gian lao động phân theo ngành .............................57
Bảng 3.11. Biến động thu nhập của các hộ dân tộc thiểu số năm 2017 ....................59
Bảng 3.12. Tình hình biến động về thu nhập của các hộ DTTS điều tra trong
năm 2017 .................................................................................................60
Bảng 3.13. Kết quả giải quyết việc làm cho lao động DTTS huyện Xín Mần
trong giai đoạn 2015 -2017. .....................................................................61
Bảng 3.14. Phân tích SWOT .....................................................................................64
Bảng 3.15. Số hộ phân theo diện tích đất nông nghiệp .............................................66
Bảng 3.16. Tổng hợp trình độ văn hóa của các lao động điều tra năm 2017 ..............67
Bảng 3.17. Tổng hợp trình độ chuyên môn của các lao động điều tra năm 2017 .......67
Bảng 3.18. Tỷ suất sử dụng thời gian lao động phân theo mức thu nhập .................68


1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nông thôn có vị trí vô cùng quan trọng, nó cung cấp cho xã hội những sản
phẩm tối cần thiết và không thể thay thế được, làm cơ sở cho sự ổn định và phát

triển xã hội. Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở vào thời điểm 01/4/2009, nông
thôn nước ta là nơi cư trú của 70,39% dân số và 55,5% lực lượng lao động xã hội,
vấn đề việc làm và thu nhập của lao động nông thôn hiện nay là hết sức bức xúc.
Hiện tượng thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn là nguyên nhân chủ
yếu cản trở sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội ở nông thôn. Do vậy, giải quyết
việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn là đòi hỏi rất cấp bách.
Hà Giang là tỉnh miền núi có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội vùng Đông Bắc Tổ quốc, là nơi tập trung sinh sống của các hộ gia đình là người
dân tộc thiểu số (tỉnh Hà Giang gồm có 22 anh em dân tộc, trong đó: Mông chiếm:
32,57%; Tày chiếm 23,23%; Dao chiếm 14,95%; Kinh chiếm 12,92%; Nùng chiếm
9,75%; còn lại là các dân tộc khác chiếm 6,57%...), là một tỉnh giáp với 2 tỉnh
Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc (có nhiều huyện có đường biên giới với
Trung Quốc như huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên, Quản Bạ, Yên Minh,
Đồng văn và Mèo Vạc…). Kinh tế chính của người dân chủ yếu là phát triển kinh tế
nông lâm nghiệp, với nguồn nhân lực cho phát triển ngành nông lâm nghiệp, diện
tích đất sản xuất nông lâm nghiệp lớn, tuy nhiên do điều kiện thời tiết khí hậu khắc
nghiệt, điều kiện địa hình phức tạp, đất sản xuất nông lâm nghiệp chủ yếu là đất đồi
núi đá, có độ dốc rất lớn nên việc sản xuất nông lâm nghiệp của người dân gặp rất
nhiều khó khăn (nhất là các huyện, xã vùng biên). Vì vậy tình trạng thiếu đất sản
xuất, thiếu việc làm, thu nhập thấp, đói nghèo... dẫn đến người dân tộc thiểu số đã
phá rừng làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái và tự do vượt biên giới đi
làm thuê, di cư tới vùng khác nhằm tìm kiếm việc làm và thu nhập, tình trạng đó
đang cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và sự ổn định chính
trị của các địa phương tỉnh Hà Giang nói riêng và của đất nước nói chung.
Để có cái nhìn về thực trạng thiếu việc làm và sinh kế của hộ dân tộc thiểu số
ở phía Bắc, em lựa chọn địa bàn huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, là nơi có nhiều


2
đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống (gồm có 15 anh em dân tộc, trong đó dân

tộc Nùng chiếm 44%; Mông chiếm 23%; Tày chiếm 14%; La Chí chiếm 8%; Dao
chiếm 7%; Kinh chiếm 3% và các dân tộc còn lại chiếm 1%). Huyện Xín Mần có 4
xã (Pà Vầy Sủ, Chí Cà, Xín Mần, Nàn Sỉn) với tổng 32 km đường biên giới giáp với
huyện Mã Quan - Tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, kinh tế chủ yếu của người dân là
sản xuất nông lâm nghiệp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao năm 2017 là 47,62% (theo
tiêu chuẩn nghèo đa chiều). Lực lượng lao động tại huyện dồi dào, nhưng chất
lượng nguồn lao động còn thấp, số lao động không có việc làm ổn định chiếm
khoảng trên 60%, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng ngày càng tăng (đặc biệt là các lao
động là DTTS ngày càng thiếu việc làm do trình độ văn hoá, chuyên môn rất thấp,
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay), mức thu nhập thấp đã dẫn tới việc
lao động DTTS phải tự lăn lội tìm kiếm việc làm bằng mọi cách, không ít trường
hợp bị lừa gạt hoặc phải làm những công việc nặng nhọc nhưng cho thu nhập rất
thấp, những việc làm trái pháp luật như: Trộm cắp, lừa đảo, buôn bán ma tuý, mại
dâm và đặc biệt thường xuyên vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê…tất
cả chỉ vì cuộc sống sinh tồn do thiếu việc làm, thất nghiệp, mức thu nhập thấp gây
ra. Từ những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp giải quyết
việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ở huyện Xín Mần - tỉnh Hà Giang” góp
phần tìm ra những giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu
số, góp phần xóa đói giảm nghèo.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn về thiếu việc làm cho
người dân tộc thiểu số ở huyện Xín Mần. Từ đó góp phần vào phát triển kinh tế xã
hội bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số sống ở khu vực phía Bắc Việt Nam nói
chung và huyện Xín Mần nói riêng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng việc làm của các hộ dân tộc thiểu số ở huyện Xín Mần,
tỉnh Hà Giang từ năm 2015-2017.



3
- Xác định yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc
thiểu số ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động
dân tộc thiểu số ở huyện Xín Mần - tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2020-2025.
3. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Đề tài là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lý luận và đặc biệt là có
tính thực tiễn; Luận văn là cơ sở giúp cho UBND huyện Xín Mần đánh giá toàn diện
hơn về vấn đề việc làm và các nhân tố ảnh hưởng tới việc làm của các hộ dân tộc
thiểu số huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang hiện nay, những thuận lợi và khó khăn của
người lao động dân tộc thiểu số.
Đồng thời, đề tài sẽ là tài liệu giúp cho cấp ủy, chính quyền và các tổ chức ở
huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch phát
triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số, giải quyết vấn đề việc làm phù hợp và có hiệu
quả, trên cơ sở giải pháp mà đề tài đưa ra. Góp phần thúc đẩy sự phát triển nông
nghiệp nông thôn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội,
xóa đói giảm nghèo của huyện Xín Mần đến năm 2020.


4
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm việc làm
Quan niệm về việc làm không phải là bất biến, cố định mà có sự thay đổi. Nó
luôn được xem xét trên nền tảng của một chế độ chính trị, gắn với trình độ phát
triển kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của mỗi quốc gia, mỗi thời đại. Khi trình độ
phát triển mọi mặt, đặc biệt là định hướng chính trị của một quốc gia thay đổi, quan
niệm việc làm cũng biến đổi. Ở những thời kỳ khác nhau quan niệm về việc làm

cũng có sự khác nhau nhất định.
Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 13 năm 1983, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)
đã đưa ra quan niệm về người có việc làm như sau: "Người có việc làm là những
người làm một việc gì đó, có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán
bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo
việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình, không nhận được tiền công hay hiện
vật" [2].
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, quan niệm về việc làm đã có sự thay đổi.
Trên cơ sở vận dụng khái niệm việc làm của ILO và nghiên cứu điều kiện cụ thể
của Việt Nam, chúng ta đã có khái niệm thống nhất về việc làm được khẳng định
trong điều 13 chương II Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam: "Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được
thừa nhận là việc làm" [7].
Từ những quan niệm trên ta thấy: Khái niệm việc làm bao hàm các nội
dung sau:
+ Là hoạt động lao động của con người.
+ Hoạt động lao động nhằm mục đích tạo ra thu nhập.
+ Hoạt động lao động đó không bị pháp luật cấm.
Với khái niệm việc làm như trên đã xoá bỏ được quan niệm cứng nhắc trước
đây là chỉ những người "trong biên chế nhà nước" mới là người có việc làm. Việc


5
làm không chỉ trong biên chế, mà còn ngoài biên chế, không chỉ ngoài xã hội, mà
còn tại gia đình. Với khái niệm việc làm như vậy, tất cả những ai đang làm việc
trong các thành phần kinh tế, trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh
nghiệp, trường học hoặc tại gia đình (kể cả nội trợ) đều được coi là có việc làm.
Những nội dung trong khái niệm việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau, và
là điều kiện cần và đủ của một hoạt động được thừa nhận là việc làm. Nếu một hoạt
động lao động chỉ tạo ra thu nhập nhưng vi phạm luật pháp như: trộm cắp, buôn bán

hêrôin, mại dâm,... Không thể được công nhận là việc làm. Mặt khác, một hoạt động
dù là hợp pháp, có ích nhưng không tạo ra thu nhập cũng không được thừa nhận là
việc làm - chẳng hạn như việc bà trông cháu hoặc làm những công việc nội trợ hàng
ngày giúp cho gia đình con gái: đi chợ, nấu cơm, giặt giũ quần áo,... Nhưng nếu
người phụ nữ đó cũng thực hiện các công việc nội trợ tương tự cho gia đình người
khác và được trả công thì hoạt động của họ lại được thừa nhận là việc làm.
Điểm đáng lưu ý là tùy theo phong tục, tập quán của mỗi dân tộc và pháp luật
của các quốc gia, các thời kỳ khác nhau mà có những quan niệm khác nhau về việc
làm: Ví dụ: mại dâm của phụ nữ được coi là việc làm của phụ nữ ở Thái Lan, Philippin
vì được pháp luật bảo hộ và quản lý; nhưng ở Việt Nam hoạt động đó được coi là hoạt
động phi pháp, vi phạm pháp luật và không được thừa nhận là việc làm.
Như vậy, khái niệm việc làm được mở rộng về nội hàm và tạo ra khả năng to
lớn giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người. Việc chuẩn
và lượng hoá khái niệm việc làm tạo ra cơ sở thống nhất trong lĩnh vực điều tra,
nghiên cứu và hoạch định các chính sách về việc làm.
* Người có việc làm: là người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các
ngành kinh tế quốc dân, với thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định
cho người có việc làm trong tuần lễ tham khảo. Mức chuẩn ở Việt Nam: Làm việc ít
nhất 16 giờ trong một tuần.
* Người thiếu việc làm: Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì người
thiếu việc làm là người trong tuần lễ tham khảo có số giờ làm việc dưới mức quy
định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu cầu làm thêm.
Ở Việt Nam hiện nay, mức chuẩn về thời gian làm việc cho người thiếu việc
làm là làm việc dưới 40 giờ (5 công) trong tuần lễ tham khảo hoặc trong tuần lễ


6
tham khảo không làm việc vì lý do bất khả kháng, nhưng 4 tuần trước đó làm việc
dưới 160 giờ (20 công) và có nhu cầu làm thêm.
* Người đủ việc làm: Là những người có việc làm với thời gian làm việc

không ít hơn mức giờ chuẩn quy định cho người đủ việc làm trong tuần lễ tham
khảo hoặc là những người làm việc dưới giờ chuẩn quy định cho người đủ việc làm,
nhưng không có nhu cầu làm thêm.
Mức chuẩn: Làm việc 40 giờ trở lên trong tuần lễ tham khảo.
* Thất nghiệp: Đối lập với việc làm, thất nghiệp là một tình trạng có tính quy
luật của các nền kinh tế thị trường. Có nhiều khái niệm khác nhau về thất nghiệp.
Theo quan niệm của ILO: "Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong
lực lượng lao động muốn làm việc, nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền
công đang thịnh hành" .
1.1.1.2. Khái niệm dân số
Dân số là cơ sở để hình thành lực lượng lao động. Dân số biến động có tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy mô, cơ cấu cũng như sự phân bố theo không
gian của dân số trong độ tuổi lao động.
Theo nghĩa rộng: Dân số là tập hợp những người cư trú thường xuyên và
sống trên một lãnh thổ nhất định (một quốc gia, một vùng lãnh thổ kinh tế, một đơn
vị hành chính).
Theo nghĩa hẹp: Dân số là một tập hợp người hạn định trong phạm vi nào
đó (về lãnh thổ và xã hội có tính chất gắn liền với sự tái sản xuất liên tục của nó).
Dân số trong độ tuổi lao động: Là những người ở trong độ tuổi lao động theo
quy định của pháp luật nước đó. ở nước ta hiện nay, theo Bộ Luật Lao động quy
định độ tuổi lao động là những người đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam) và đủ 15
tuổi đến 55 tuổi (đối với nữ).
1.1.1.3. Lao động
Giáo trình Phân tích Lao động Xã hội của Khoa Kinh tế Lao động-trường đại
học Kinh tế Quốc dân cho rằng:


7
"Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua hoạt động đó
con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích phục

vụ nhu cầu của con người" [3]
Khái niệm này nhấn mạnh nhiều vào hoạt động sản xuất vật chất tạo của cải
vật chất cho sự phát triển của xã hội. Thực tế, hoạt động lao động của con người
được thực hiện trên nhiều lĩnh vực hết sức phong phú và đa dạng, như nghiên cứu
khoa học, hoạt động văn hoá nghệ thuật...Vì vậy, khái niệm này chưa thể hiện rõ
được hết các hoạt động lao động của con người.
Giáo trình: Kinh tế học chính trị Mác - Lênin viết:
"Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra
các sản phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống con người" [9]
Bộ Luật Lao động của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam viết: "Lao
động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các
giá trị tinh thần của xã hội" [15].
Hai khái niệm sau cơ bản giống nhau và khái quát được một cách toàn diện
các hoạt động lao động phong phú của con người.
Hoạt động lao động của con người có vai trò hết sức quan trọng. Trong lao
động sản xuất ra của cải vật chất, con người luôn tác động vào các vật chất của tự
nhiên, biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầ u của con người. Trong quá trình đó, con
người ngày càng phát hiện được những đặc tính, những quy luật của thế giới tự
nhiên, từ đó họ cũng không ngừng thay đổi phương pháp, cách thức hoạt động của
họ, cải tiến các thao tác và công cụ lao động sao cho hoạt động của họ ngày càng
hiệu quả hơn. Như vậy, con người và tự nhiên có mối quan hệ biện chứng hữu cơ
với nhau trong quá trình con người phát triển hướng tới một xã hội văn minh và
hiện đại. Trong lao động con người không chỉ nâng cao được trình độ hiểu biết về
thế giới tự nhiên mà còn cả những kiến thức về xã hội và nhân cách đạo đức. Lao
động là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển xã hội.
1.1.1.4. Khái niệm nguồn lao động và lực lượng lao động
Nguồn lao động và lực lượng lao động là những khái niệm có ý nghĩa quan
trọng làm cơ sở cho việc tính toán cân đối lao động, việc làm trong xã hội.



8
* Khái niệm nguồn lao động: Theo giáo trình Kinh tế phát triển của trường
Đại học Kinh tế quốc dân (2005) đưa ra khái niệm “Nguồn lao động là bộ phận dân
số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có
nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi
lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân”.
Việc quy định độ tuổi lao động tuỳ mỗi nước có quy định khác nhau, thậm
chí khác nhau ở các giai đoạn của mỗi nước. Điều đó tuỳ thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế.
* Khái niệm lực lượng lao động: Theo quan niệm của tổ chức lao động Quốc
tế (ILO) là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Theo thực tế đang có có việc làm
và những người thất nghiệp.
Theo tổ chức lao động của (ILO): Lực lượng lao động là một bộ phận dân số
trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những người không có việc
làm đang tích cực tìm kiếm việc làm.
Theo thuật ngữ về lĩnh vực lao động của Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội thì lực lượng lao động là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những
người thất nghiệp. Lực lượng lao động đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế; lực
lượng lao động là bộ phận hoạt động của nguồn lao động .
Từ những quan niệm của các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam,
chúng tôi đưa ra quan niệm về lực lượng lao động như sau: Lực lượng lao động bao
gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc
làm, nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.
Khái niệm việc làm và khái niệm lao động không giống nhau, nhưng có liên
quan chặt chẽ với nhau. Việc làm thể hiện mối quan hệ của con người với những
chỗ làm việc cụ thể, là những giới hạn xã hội cần thiết trong đó lao động diễn ra,
đồng thời nó là điều kiện cần thiết để thoả mãn nhu cầu xã hội về lao động, là nội
dung chính của hoạt động con người.
Về góc độ kinh tế, việc làm thể hiện mối tương quan giữa sức lao động và tư
liệu sản xuất, giữa yếu tố con người và yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất.



9
1.1.1.5. Khái niệm về giải quyết việc làm
Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những nội dung
cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, được toàn thế giới
cam kết trong tuyên bố về chương trình hành động toàn cầu tại thủ đô Cô - pen - ha
- ghen Đan Mạch vào tháng 3/1995.
Giải quyết việc làm cho người lao động được hiểu là tổng thể các quá trình
tạo ra điều kiện và môi trường bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động có cơ
hội làm việc với chất lượng việc làm và thu nhập ngày càng cao.
Quan niệm này cho thấy, giải quyết việc làm chính là để khai thác triệt để
tiềm năng của người lao động, nhằm đạt được việc làm hợp lý và việc làm có hiệu
quả. Vì vậy, nghiên cứu để đề ra các chính sách giải quyết việc làm phù hợp có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động ở chỗ: tạo cơ hội cho họ thực hiện
được quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó có quyền cơ bản nhất là quyền được
làm việc để tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần vào xây dựng
quê hương đất nước.
* Người được giải quyết việc làm: là những người trong độ tuổi lao động mà
trong 12 tháng qua kể từ thời điểm điều tra đã ký được hợp đồng lao động theo Bộ
luật Lao động và những người tự tạo việc làm. Giải quyết việc làm là một trong
những vấn đề quan trọng cần phải giải quyết của mỗi quốc gia.
* Chính sách việc làm: là một hệ thống các chính sách chung có quan hệ và tác
động đến việc mở rộng và phát triển việc làm cho lực lượng lao động của toàn xã hội,
như các chính sách: Khuyến khích phát triển các lĩnh vực, những ngành nghề có khả
năng thu hút nhiều lao động; chính sách tạo việc làm cho những đối tượng đặc biệt
(người tàn tật, đối tượng tệ nạn xã hội, người hồi hương...); chính sách hợp tác và xuất
khẩu lao động đi nước ngoài...
Chính sách việc làm tác động đến một vấn đề nhạy cảm, vừa có ý nghĩa về mặt
kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt chính trị và xã hội. Việc hoạch định và thực hiện không

tốt chính sách việc làm sẽ dẫn đến những hậu quả, những thiệt hại trực tiếp cả về kinh
tế (không sử dụng hết tiềm năng lao động để phát triển kinh tế xã hội) và cả về chính
trị, xã hội cho đất nước (Ví dụ: Thất nghiệp tăng thì tệ nạn xã hội cũng tăng; thất
nghiệp đồng hành với đói nghèo...).


10
1.1.1.6. Đặc điểm sản xuất của hộ dân tộc thiểu số
Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân Dựa vào các khái niệm và các đặc trưng của
kinh tế hộ nông dân ta có thể thấy các đặc điểm cơ bản của kinh tế hộ nông dân là:
- Hoạt động của kinh tế hộ nông dân chủ yếu là dựa vào lao động gia đình hay
là lao động có sẵn mà không cần phải thuê ngoài. Các thành viên tham gia hoạt động
kinh tế hộ có quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế và huyết thống.
- Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất không thể thiếu của sản xuất
kinh tế hộ nông dân.
- Người nông dân là người chủ thật sự của quá trình sản xuất trực tiếp tác động
vào sinh trưởng, phát triển của cây trồng vật nuôi, không qua khâu trung gian, họ làm
việc không kể giờ giấc và bám sát vào tư liệu sản xuất của họ.
Kinh tế nông hộ có cấu trúc lao động đa dạng, phức tạp, trong một hộ có
nhiều loại lao động vì vậy chủ hộ vừa có khả năng trực tiếp điều hành, quản lý tất cả
các khâu trong sản xuất, vừa có khả năng tham gia trực tiếp quá trình đó.
Do có tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động sản xuất nên kinh tế hộ
nông dân giảm tối đa chi phí sản xuất, và nó tác động trực tiếp lên lao động trong hộ
nên có tính tự giác để nâng cao hiệu quả và năng suất lao động.
1.1.2. Chính sách giải quyết việc làm
Chính sách việc làm Chính sách việc làm là tổng thể các quan điểm, tư
tưởng, các mục tiêu, các giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động và
tạo việc làm cho lực lượng lao động đó. Nói cách khác, chính sách việc làm là sự
thể chế hóa pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động và việc làm, là hệ thống
các quan điểm, phương hướng mục tiêu và giải pháp giải quyết việc làm cho người

lao động.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm cho người lao
động, từ những năm 90 của thế kỷ XX, Nhà nước ta đã thể chế hoá nhiều nội dung về
việc làm bằng Hiến pháp, các đạo luật và nhiều văn bản pháp luật khác.
Song song đó, nhiều chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước được
ban hành và thực thi như: huy động nguồn vốn đầu tư phát triển, đẩy mạnh phát
triển kinh tế tạo nhiều việc làm; lập Quỹ Quốc gia về việc làm (năm 1992) để cho


11
vay vốn tạo việc làm vớilãisuất ưu đãitheo các dự án nhỏ; hình thành Quỹ Giải
quyết việc làm địaphương; hình thành và phát triển hệ thống các Trung tâm dịch vụ
việc làm, nay là các Trung tâm giới thiệu việc làm (TTGTVL) và các cơ sở đào tạo
nghề xã hội; phát triển nhiềuhình thức, mô hình tổ chức giảiquyết việc làm phong
phú, đadạng; quan tâm đến hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia nhằm giải
quyết việc làm với thu nhập cao, đồng thời nâng cao trình độ tay nghề, tác phong
công nghiệp cho người lao động ... từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp,
các ngành về tạo việc làm cho người lao động, qua đó, đã huy động được mọi
nguồn lực cho đầu tư phát triển và tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bước đầu
chuyển đổi cơ cấu và chất lượng lao động theo hướng tích cực. [20]
Tuy nhiên trong những năm qua việc thực hiện chính sách còn nhiều bất cập như:
Các chính sách được ban hành tương đối đầy đủ và đồng bộ, tuy nhiên, việc
triển khai tại một số địa phương gặp nhiều lúng túng, vướng mắc do cơ chế chồng
chéo, không phân rõ trách nhiệm giữa các cơ quan thực hiện. Một số địa phương,
doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các chính sách đã được ban hành, ví dụ như
quy định về việc thành lập Quỹ Giải quyết việc làm địa phương, đảm bảo tỷ lệ lao
động là người tàn tật, việc thực hiện các chế độ đối với người lao động, ...[20]
Trái với quy định, nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội phải
gắn với kế hoạch tạo việc làm, tuy nhiên, nhiều chương trình, dự án phát triển kinh
tế - xã hội khi triển khai không gắn với quy hoạch nguồn nhân lực cũng như kế

hoạch tạo việc làm cho người lao động dẫn đến tình trạng nhiều khi không tuyển
được lao động, hoặc có tuyển được nhưng không đáp ứng yêu cầu, đồng thời cũng
ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của bản thân các chương trình, dự án đó.[20]
Các dự án cho vay giải quyết việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm chủ yếu
là dự án trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm trên 60%), đối tượng vay là các cơ sở
sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ thấp (dưới 10%) nên nhìn chung chưa tạo thêm
nhiều việc làm mới; một số dự án cho vay sai mục đích, không đúng đối tượng; nhu
cầu vay vốn lớn nhưng nguồn vốn chỉ đáp ứng được 30-35% nhu cầu của nhân dân,
cơ chế quản lý, sử dụng nguồn vốn chưa hợp lý gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt
động của quỹ [20]


12
Hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là hoạt động mang ý nghĩa
chính trị - kinh tế - xã hội quan trọng nhưng mức độ quan tâm chưa cao, thể hiện ở
chỗ người đưa đi chủ yếu là lao động phổ thông, ý thức kỷ luật còn thấp, tỷ lệ bỏ
trốn caohơn các nước trong khuvực; còn nhiềutiêucực trong hoạt động XKLĐ…
Nguồn kinh phí Nhà nước cũng như địa phương bố trí không đảm bảo theo kế
hoạch, ví dụ như Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm qua 5 năm thực hiện mới
chỉ được phân bổ vốn đáp ứng 76,9% theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.[20]
1.1.3. Vai trò của giải quyết việc làm cho hộ dân tộc thiểu số vùng khó khăn ở
Miền núi phía Bắc Việt Nam
Các chính sách về việc làm đã được ban hành tương đối đầy đủ trong nhiều
lĩnh vực khác nhau như: Chính sách chung về việc làm (quyền và nghĩa vụ của
người lao động về việc làm, trách nhiệm của Nhà nước về việc làm,...); Chính sách
hỗ trợ để tạo và tự tạo việc làm cho người lao động (Chương trình mục tiêu quốc
gia về việc làm, dự án cho vay giải quyết việc làm...); Chính sách hỗ trợ đưa người
lao động đi làm việc ờ nước ngoài (cho vay tín dụng, bồi dưỡng kiến thức, nghề
nghiệp trước khi đi lao động ở nước ngoài,...).
Với hệ thống chính sách việc làm như vậy đã tạo điều kiện thúc đẩy đa dạng

hóa các hình thức kết nối cung cầu lao động thông qua các trung tâm dịch vụviệc
làm. Đến nay, đã có 150 trung tâm giới thiệu việc làm được thành lập, bình quân
mỗi năm tư vấn cho trên 603 nghìn lượt người tìm việc làm. Nhiều địa phương đã tổ
chức sàn giao dịch việc làm có hiệu quả. Việc phát triển thị trường lao động đã tạo
điều kiện cho người dân di chuyển từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm các cơ hội
việc làm tốt hơn.Ước tính mỗi năm có khoảng 200 nghìn lao động nông thôn di cư
tìm việc làm ở đô thị và các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.Thành tựu
nổi bật của hệ thống chính sách việc làm là tạo ngày càng nhiều việc làm cho xã
hội. Cơ hội có việc làm của người lao động tăng lên, giải tỏa sức ép về việc làm cho
người lao động trong bối cảnh lực lượng tham gia lao động ngày càng tăng.[5]
Giai đoạn 2005 - 2015, quy mô lực lượng lao động tăng mạnh, từ 39,3 triệu
người năm 2005 lên 50,5 triệu người năm 2015, tốc độ tăng bình quân 2,6%/năm,
bằng 2 lần tốc độ tăng dân số.[26]


13
Xét về giới tính, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cả nam và nữ đều có xu
hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của nam cao hơn của nữ. Điều này nói lên chính
sách việc làm cần phải chú ý đối với nữ giới. [26]
Số việc làm ở nước ta thời gian qua nhìn chung tăng tương đối cao. Trước năm
2008, số việc làm gia tăng hàng năm bình quân đạt từ 1,01-1,16 triệu việc làm/năm.
Năm 2008, khủng hoảng kinh tế đã làm cho số việc làm gia tăng chậm lại, cả nước chỉ
tăng thêm 882.000 việc làm. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009, dù
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2009 không cao so với các năm trước đó nhưng
nền kinh tế vẫn tạo thêm được nhiều việc làm cho người lao động. [26]
Tổng số việc làm tăng lên, việc làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng
nhanh hơn ngành nông nghiệp. Điều này phù hợp với quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Lao động đang làm việc chia theo nghề nghiệp cũng có những thay đổi
nhất định. [26]
Dịch chuyển cơ cấu việc làm không những chỉ diễn ra về số lượng mà còn về

chất lượng. Trong khi lao động đang làm việc theo một số ngành nghề (như các nhà
lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đon vị; chuyên môn kỹ thuật bậc cao; nhân
viên gồm chuyên môn sơ cấp, kỹ thuật làm việc tại văn phòng, bàn giấy) dịch
chuyển không đáng kể, thì ở một số ngành nghề (như nhân viên dịch vụ cá nhân,
bảo vệ trật tự an toàn xã hội và bán hàng có kỹ thuật; lao động có kỹ thuật trong
nông, lâm nghiệp và thủy sản) tăng đáng kể, nhất là trong hai năm 2009, 2010. [26]
Lao động phổ thông giảm cả tương đối và tuyệt đối. Năm 2007, cả nước có
trên 28.122 nghìn lao động làm các nghề giản đơn, chiếm 61,7%. Năm 2010, giảm
xuống còn 19.444 nghìn người, chiếm 39,5% tổng số lao động đang làm việc. Điều
này nói lên nước ta đang trong quá trình chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang
phát triển theo chiều sâu. [26]
Lao động đang làm việc chia theo vị thế công việc cũng có sự thay đổi nhất
định từ năm 2008- 2010. Lao động làm công ăn lương có xu hướng tăng, nhưng xu
hướng này chưa chắc đã phản ánh sự gia tăng của những cơ hội việc làm đầy đủ,
năng suất và việc làm bền vững. Xét theo tiêu chí hiệu quả thì sự tăng lên này
không có nghĩa là tích cực. [26]


14
Lao động tự làm và lao động trong hộ gia đình không hưởng tiền lương, tiền
công còn chiếm tỷ lệ lớn. Đây là những lao động “dễ bị tổn thương” hoặc có nguy
cơ thiếu việc làm thường xuyên. Chính sách việc làm cần phải lưu ý tới đổi tượng
này. Việc làm của các đối tượng này thời gian qua có xu hướng giảm. Lao động tự
làm năm 2008 là 21.792 nghìn người, chiếm 46,9% số lao động có việc làm. Đến
năm 2010 giảm xuống còn 21.583 nghìn người, chiếm 43,9%. Còn lao động trong
hộ gia đình không hưởng tiền lương, tiền công năm 2008 là 8.519 nghìn người,
chiếm 18,3% số lao động có việc làm, đến năm 2010 giảm xuống còn 7.553 nghìn
người, chiếm 15,4%. Việc làm tăng góp phần giảm nghèo và công bằng xã hội cũng
được cải thiện. Tỷ lệ nghèo chung của cả nước đã giảm nhanh, từ 37,4% năm 1998
xuống còn 14% năm 2008 và còn 9,4% năm 2010. Giảm nghèo đạt được ở cả khu

vực thành thị và nông thôn, tỷ lệ nghèo từ mức trên 45% năm 1998 xuống còn 13%
năm 2010. [26]
Việt Nam gần như đã giải quyết được vấn đề đói trong khu vực thành thị, với tỷ
lệ nghèo lương thực thực phẩm còn dưới 1% (năm 2008). Tuy nhiên, vẫn còn khoảng
gần 10% số hộ thiếu ăn, đứt bữa trong khu vực nông thôn. [26]
Thu nhập bình quân của hộ nghèo cũng có xu hướng tăng lên. Chỉ số khoảng
cách nghèo, thể hiện mức chênh lệch của chi tiêu bình quân của số hộ nghèo so với
chuẩn nghèo chung, đạt mức rất thấp vào năm 2008 (0,5% trong khu vực thành thị
và 4,6% so với khu vực nông thôn). [26]
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người lao động DTTS
1.2.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái
Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề
giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và người lao động dân tộc
thiểu số nói riêng. Nếu điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái thuận lợi, sẽ có
nhiều dự án, nhiều chương trình kinh tế - xã hội đầu tư và như vậy nơi đây sẽ
có điều kiện hơn trong giải quyết việc làm cho người lao động. Ngược lại,
không thể có sự thuận lợi trong giải quyết việc làm tại chỗ đối với người lao
động sống ở những nơi điều kiện tự nhiên bất lợi (sa mạc, vùng băng giá, vùng
núi cao, hải đảo...). Không những thế, ở những vùng không có điều kiện tự


15
nhiên thuận lợi thì hiệu quả của những chương trình kinh tế - xã hội, những dự
án đầu tư cũng không cao, nên cũng cản trở tới quá trình giải quyết việc làm
cho người lao động.
Như chúng ta đã thấy, ở Việt Nam phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống ở những nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chủ yếu là ở miền
núi, chỉ một số ít dân tộc thiểu số sống ở đồng bằng. Điều này đã ảnh hưởng
không nhỏ đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số,
những chương trình giải quyết việc làm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

chủ yếu là nguồn vốn của Nhà nước. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên
việc thu hút đầu tư tư nhân để giải quyết việc làm cho vùng đồng bào dân tộc
thiểu số là rất hạn chế.
Giải quyết việc làm vừa là nhiệm vụ bức xúc, vừa là chiến lược lâu dài.
Vấn đề đặt ra là phải bảo đảm cho môi trường nhân tạo hoà hợp với môi trường
thiên nhiên, coi đây là một mục tiêu chính quan trọng trong giải quyết việc làm.
Đồng thời, phải có giải pháp khắc phục tác động với thiên tai, sự biến động khí
hậu bất lợi và hậu quả chiến tranh còn lại đối với môi trường sinh thái nước ta.
Vấn đề này cần được xuyên suốt trong toàn bộ chiến lược về việc làm thể hiện
trong từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực, từng cộng đồng dân cư để con
người thực sự làm chủ được môi trường sống của mình hoặc hạn chế được đến
mức thấp nhất những tác động sấu do biến động môi trường. Như vậy, bảo vệ
và cải thiện môi trường không chỉ là mục tiêu trong giải quyết việc làm mà còn
là điều kiện để phát triển bền vững.
1.2.2. Nhân tố về trình độ phát triển kinh tế
Nền sản xuất còn lạc hậu, chất lượng lao động thấp, đại bộ phận người
dân còn sản xuất nương rẫy và trình độ dân trí thấp khó chuyển giao và áp dụng
tiến bộ khoa học vào sản xuất. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải
quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số. Nó làm cho hiệu quả sản
xuất không cao dẫn đến kết quả của giải quyết việc làm cũng không bền vững.
Trình độ phát triển kinh tế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số thường thấp hơn
so với mặt bằng chung của cả nước, năng suất lao động thấp đã gây khó khăn


16
trong vấn đề tích lũy vốn nội tại của vùng để mở rộng sản xuất. Điều này dẫn
đến kết quả là những việc làm cũ thì năng suất không cao, những việc làm mới
thì chậm được mở rộng.
1.2.3. Dân số
Dân số, lao động, việc làm và nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của vùng dân tộc thiểu số
nói riêng. Tăng trưởng dân số với tốc độ và quy mô hợp lý là nguồn cung cấp
nguồn nhân lực vô giá. Tuy nhiên, nếu dân số phát triển quá nhanh, quy mô
phát triển lớn vượt khả năng đáp ứng và yêu cầu của xã hội, thì tăng trưởng dân
số không phải là yếu tố tích cực mà lại là gánh nặng cho nền kinh tế. Đa số các
dân tộc thiểu số đều có tập quán thích đông con và còn hạn chế trong nhận thức
sức khỏe sinh sản, về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Điều này sẽ tạo
nên những áp lực nhất định về mặt dân số và xã hội.
Mức sinh, mức chết, cơ cấu giới, tuổi của dân số đều ảnh hưởng đến quy
mô của lực lượng lao động. Nếu mức sinh cao dẫn đến gia tăng nhanh chóng số
lượng người trong độ tuổi lao động tương lai.
Ngoài ra, vấn đề di dân và các dòng di dân của đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt là di dân tự do, cũng tạo ra những khó khăn nhất định đối với các chương
trình và chính sách giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số.
1.2.4. Phong tục tập quán
Phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số tác động khá nhiều đến
sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và việc giải quyết việc làm cho
người lao động dân tộc thiểu số ở cả hai mặt tích cực và hạn chế. Hiểu rõ
những đặc điểm văn hoá của đồng bào sẽ góp phần cải thiện hoạt động sinh kế,
làm tăng hiệu quả những chương trình, chính sách tạo việc làm cho người lao
động dân tộc thiểu số.
Trong những phong tục tập quán, đặc điểm văn hóa của đồng bào có
những đặc tính tốt cần phát huy là: Truyền thống yêu lao động, cần cù, chịu
khó, tính cộng đồng cao, ý thức đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau, ... Đó sẽ là
những cơ sở, điều kiện cho việc thực hiện các hoạt động giải quyết việc làm.


17
Ví dụ: phát huy tính cộng đồng: cách thức quản lý đất đai theo thôn làng và
cách bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ma, rừng thiêng,... là những kinh nghiệm
quý giúp quản lý tốt đất đai và bảo vệ tài nguyên môi trường. Cần phải vận

dụng các giá trị văn hóa này để phát triển các hoạt ñộng giải quyết việc làm
cho người lao động dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, cũng cần khắc phục và xoá bỏ những phong tục tập quán
không còn phù hợp với xu thế hiện nay như: chủ yếu làm theo kinh nghiệm,
tính bảo thủ, bình quân, tự cung tự cấp, khép kín, lối canh tác dựa nhiều vào tự
nhiên, tính thụ động chỉ quen sống dựa vào tự nhiên để khai thác mà không có
ý thức hoặc không biết quản lý và tái tạo tài nguyên. Truyền thống quá coi
trọng người già và vai trò của đàn ông sẽ làm giảm khả năng sáng tạo của giới
trẻ, không lôi cuốn được lớp trẻ, phụ nữ tham gia vào các hoạt động sinh kế
mới… Những đặc tính đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giải quyết việc làm
cho người lao ñộng dân tộc thiểu số và cũng là nguyên nhân của sự nghèo đói.
Vì thế để làm tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu
số cần phải chú ý phát huy những tập quán, phong tục phù hợp và hạn chế, xóa
bỏ những hủ tục lạc hậu trong vùng dân tộc thiểu số.
1.2.5. Giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ.
+ Về giáo dục - đào tạo: Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ thuộc vào
trình độ khoa học - công nghệ của đất nước đó. Trình độ khoa học - công nghệ lại
phụ thuộc vào các điều kiện giáo dục. Giáo dục - đào tạo giúp cho người lao động
có đủ tri thức, năng lực, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc. Người lao
động qua quá trình đào tạo sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện các công việc mà xã hội
phân công sắp xếp.
Giáo dục và đào tạo là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản để đảm
bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội. Giáo dục và đào tạo nhằm
vào định hướng phát triển, trước hết cung cấp cho xã hội một lực lượng lao
động mới đủ về số lượng, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả để đảm
bảo việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.


×