Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Trẻ sơ sinh cũng có thể bị viêm gan B pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.99 KB, 5 trang )





Trẻ sơ sinh cũng có thể bị viêm gan B


Mọi lứa tuổi và mọi giới đều có thể bị viêm gan bởi các loại virút, trong đó
viêm gan B là nguy hiểm nhất. Trẻ em và người lớn đều có thể bị nhiễm virút
viêm gan B, đặc biệt trẻ sơ sinh thì hậu quả xấu có thể xảy ra.
Nguyên nhân nào?
Nguyên nhân chính của sự nhiễm virút viêm gan B ở trẻ sơ sinh là do mẹ bị nhiễm
virút này rồi truyền sang cho con bởi máu của mẹ hoặc qua nhau thai khi mang
thai. Theo thống kê, ở nước ta có khoảng từ 10 – 13% phụ nữ đang mang thai bị
nhiễm virút viêm gan B. Đây là một tỉ lệ rất lớn.
Nếu người mẹ bị bệnh viêm gan B ở thời kỳ đầu của thai kỳ (3 tháng đầu) thì có tỉ
lệ mẹ truyền mầm bệnh virút cho con chỉ chiếm tỉ lệ thấp (khoảng 1%) và nếu
người mẹ bị bệnh viêm gan B vào 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỉ lệ người mẹ truyền
mầm bệnh cho con lên tới 10%, đặc biệt nếu người mẹ bị bệnh viêm gan B vào giai
đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ thì tỉ lệ người mẹ truyền mầm bệnh cho con lên tới
từ 60 – 70%. Như vậy, tỉ lệ người mẹ mang thai bị nhiễm virút viêm gan B truyền
sang cho thai nhi từ giai đoạn tháng thứ 3 trở đi là rất cao.
Ngày nay, để đánh giá sự tiến triển của virút viêm gan B trong cơ thể người bị lây
nhiễm, có nhiều phương pháp khác nhau nhưng thông thường và có thể áp dụng ở
các phòng xét nghiệm của bệnh viện tuyến tỉnh là xác định HBsAg và HBeAg.
HBsAg là kháng nguyên bề mặt của virút viêm gan B, khi xét nghiệm thấy dương
tính chứng tỏ cơ thể người đó đã bị nhiễm virút này. Còn HBeAg cũng là một loại
kháng nguyên của virút viêm gan B (kháng nguyên lõi). Khi xuất hiện và tồn tại
của kháng nguyên này chứng tỏ virút đang nhân lên (đang sinh sôi nảy nở và tế bào
gan đang bị xâm hại).
Trong giai đoạn này nếu xét nghiệm men gan (SGOT, SGPT, GGT) thì thấy các


loại men gan này tăng rất cao (ít nhất là gấp đôi chỉ số bình thường) do tế bào gan
bị hủy hoại bởi virút, giải phóng ra men gan. Các thống kê cho thấy rằng, khi xét
nghiệm máu của một người mẹ đang mang thai ở 3 tháng cuối mà thấy cả 2 loại
HBsAg và HBeAg cùng dương tính (song song tồn tại) thì tỉ lệ truyền virút từ mẹ
sang cho con lên tới từ 90 -100%. Tuy vậy, nếu tiến hành đồng thời 2 xét nghiệm
này mà chỉ thấy HBsAg dương tính, trong khi đó HBeAg âm tính thì tỉ lệ người mẹ
truyền bệnh cho con có tỉ lệ thấp hơn nhiều (khoảng 20%).

Trẻ cần được tiêm phòng vắc-xin viêm gan B mũi 1 trong vòng 24 giờ sau sinh
Có nguy hiểm cho trẻ không?
Trẻ sơ sinh bị nhiễm virút viêm gan B bởi sự lây truyền từ người mẹ là một vấn đề
nan giải trong công tác chữa bệnh. Số trẻ bị nhiễm virút viêm gan B từ người mẹ
có thể trở thành viêm gan cấp tính, chiếm tỉ lệ khoảng từ 5 – 7%.
Số trẻ sơ sinh bị viêm gan cấp tính thường không có triệu chứng lâm sàng điển
hình mà hầu hết là biểu hiện bệnh không rõ ràng. Viêm gan B cấp tính ở trẻ sơ sinh
có thể có một số triệu chứng như vàng da, nước tiểu vàng, bỏ bú mẹ hoặc bú kém.
Xét nghiệm máu sẽ thấy men gan và các chỉ số bilirubin máu cũng rất tăng rất cao.
Các biểu hiện này rất dễ bỏ qua vì trẻ thường ở trong phòng thiếu ánh sáng và nhất
là quan sát dưới ánh sáng đèn rất khó đánh giá hoặc có phát hiện được thì đôi khi
có thể nhầm với trẻ vàng da sinh lý cho nên không cho trẻ đi khám bệnh ngay.
Người ta cũng thấy rằng có tới 50% số trẻ sơ sinh bị viêm gan B từ người mẹ có
thể trở thành viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành, thậm
chí ung thư gan.
Nên làm gì khi trẻ sơ sinh nghi bị viêm gan B?
Khi trẻ sinh ra nghi ngờ bị viêm gan B thì cần cho trẻ đi khám bệnh ngay, tốt nhất
là khám bệnh ở cơ sở y tế có đủ điều kiện xét nghiệm. Sau khi khám bệnh xác định
trẻ bị viêm gan B, cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khám bệnh và khi thấy trẻ vàng
da thuyên giảm hoặc hết thì nên đưa trẻ đi khám bệnh định kỳ hàng tháng trong
vòng khoảng 6 tháng. Đối với trẻ sau khi sinh ra mà không bị viêm gan B thì cần
được tiêm phòng vắc-xin mũi 1 trong vòng 24 giờ sau sinh. Trẻ đó phải được tiêm

phòng mũi thứ 2 một tháng cách mũi 1 và mũi thứ 3 khi trẻ được 2 tháng tuổi.
Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nếu xét nghiệm máu chưa bị nhiễm virút
viêm gan B thì cần tiêm phòng vắc-xin ngay sau khi xét nghiệm. Đối với phụ nữ
đang mang mầm bệnh virút viêm gan B (HBsAg dương tính và ngay cả khi HBeAg
dương tính) muốn mang thai cần có sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa.
Đối với phụ nữ chưa tiêm phòng vắc-xin mà trong thời kỳ mang thai bị viêm gan B
càng cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để biết nên xử trí như thế nào, nhất là
bị viêm gan B từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi.
Đối với các cặp vợ chồng mà cả hai chưa bị nhiễm virút viêm gan B thì cần tiêm
phòng ngay sau khi xét nghiệm HbsAg âm tính để được an toàn khi người vợ mang
thai. Nếu một trong 2 người (vợ hoặc chồng) bị nhiễm virút viêm gan B thì người
còn lại cũng cần khẩn trương tiêm phòng vắc-xin ngay.

×