Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xác lập quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, truy cứu trách nhiệm pháp lí, giáo dục pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.36 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Mơn: Lí luận chung về nhà nước và pháp luật
---------*---------Đề bài:

Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với
việc xác lập quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, truy cứu
trách nhiệm pháp lí, giáo dục pháp luật.
Họ và tên:
MSSV:

Trần Hữu Đại

463009

HÀ NỘI, 2022

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU...............................................................................................................
II. NỘI DUNG..........................................................................................................
1. Văn bản quy phạm pháp luật..........................................................................

2.Ý nghĩa đối với việc xác lập quan hệ pháp luật.................................

2.1.Khái niệm............................................


2.2.Ý nghĩa................................................

3.Ý nghĩa đối với việc thực hiện pháp luật............................................

3.1.Khái niệm............................................

3.2.Ý nghĩa................................................

4.Ý nghĩa trong việc truy cứu trách nhiệm pháp lý.............................

4.1 Khái niệm.........................................................................................

4.2.Ý nghĩa................................................

5.Ý nghĩa trong việc giáo dục pháp luật................................................

5.1.Khái niệm............................................

5.2.Ý nghĩa................................................
III. Kết luận............................................................................................................

TIEU LUAN MOI download :


I. MỞ ĐẦU
Trong sự phát triển của xã hội, có phát sinh những hoạt động có ích nhưng tồn
tại song song với cái có ích đó cũng nhiều hoạt động có hại gây mất trật tự, an tồn
xã hội. Để đảm bảo cho xã hội được tốt đẹp, yên bình tránh được những hoạt động
tiêu cực, nhà nước đã tạo ra pháp luật là những quy tắc sử xự chung bắt buộc mọi
người phải làm theo. Những quy tắc sử xự chung đó được trình bày trong văn bản

quy phạm pháp luật cho nên nó có vai trị quan trọng trong việc quản lí xã hội của
nhà nước. Cụ thể hơn, văn bản quy phạm pháp luật cịn có ý nghĩa đặc biệt trong
việc xác lập quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, truy cứu trách nhiệm pháp lí và
giáo dục pháp luật. Bài luận này sẽ phân tích rõ hơn ý nghĩa của văn bản quy phạm
pháp luật đối với từng công việc trên để nhận thức được tầm quan trọng của nó đối
với nhà nước và nhân dân.
II. NỘI DUNG
1. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban
hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định, trong đó có chứa
đựng các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. 1 VD: Hiến
pháp, bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội….
Vì văn bản quy phạm pháp luật có chứa các quy phạm pháp luật nên nó có đầy
đủ các đặc điểm của quy phạm pháp luật, nghĩa là, văn bản quy phạm pháp luật:
Gắn liền với nhà nước, do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Đây cũng
chính là một trong những thuộc tính của pháp luật nói chung. Văn bản quy phạm
pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau trong
đó có các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
Có chứa các quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự (quy tắc xử sự chung)
được ban hành không phải cho một trường hợp cụ thể và đối với những tổ
1GS.TS. Nguyễn Minh Đoan, TS. Nguyễn Văn Năm, Giáo trình Lí luận chung về Nhà nước và
Pháp Luật, Nxb.Tư Pháp,2020, tr.289

TIEU LUAN MOI download :


chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các trường hợp và đối với tất cả những tổ
chức hay cá nhân dự liệu phải thực hiện. Văn bản quy phạm pháp luật được thực
hiện và áp dụng nhiều lần trong đời sống khi xảy ra tình huống mà pháp luật dự
liệu.

Với những đặc điểm trên của văn bản quy phạm pháp luận nên ta có thể hiểu khi
nói đến văn bản quy phạm pháp luật là nói đến quy phạm pháp luật và nói đến pháp
luật vì nguồn chủ yếu của pháp luật nước ta là văn bản quy phạm pháp luật.
2. Ý nghĩa đối với việc xác lập quan hệ pháp luật.
2.1. Khái niệm
Trong quá trình sinh tồn và phát triển, con người luôn liên kết và thiết lập với
nhau tạo ra rất nhiều những mối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp và chúng cần phải
được điều chỉnh theo những quy tắc xử sự chung. Việc dùng pháp luật điều chỉnh
quan hệ xã hội đã làm cho quan hệ xã hội có tính chất pháp lí, nghĩa là, quy định cơ
cấu chủ thể, trình tự, thủ tục hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt của quan hệ xã hội.
Như vậy, quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh trong
đó các bên tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lí được nhà
nước bảo đảm thực hiện.1
2.2. Ý nghĩa
Theo khoa học lí luận lâu nay, việc xác lập quan hệ pháp luật bị ảnh hưởng bởi
yếu tố trực tiếp đó là quy phạm pháp luật. Có thể nói đây là điều kiện cơ bản của đa
số mơ hình quan hệ pháp luật. Sở dĩ đặt vấn đề như vậy vì ở nước ta nguồn pháp
luật chủ yếu là pháp luật thành văn do đó cơ sở pháp lý của hệ thống quan hệ pháp
luật là văn bản quy phạm pháp luật. Chính vì lẽ đó, quy phạm pháp luật có vai trị
quan trọng trong việc xác lập quan hệ pháp luật.

1 GS.TS. Nguyễn Minh Đoan, TS. Nguyễn Văn Năm, Giáo trình Lí luận chung về Nhà nước và Pháp Luật,
Nxb.Tư Pháp,2020, tr.383

TIEU LUAN MOI download :


Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật được coi là cơ sở, tiền đề pháp lý đối
với việc xác lập quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật xuất hiện, thay đổi chấm dứt
trên cơ sở quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật được thực hiện thông qua các

quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật là phương tiện thực hiện các quy phạm pháp
luật trong đa số các trường hợp. Giữa quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật tồn
tại mối quan hệ mật thiết. Không có quy phạm pháp luật khơng có quan hệ pháp
luật. Để trở thành một điều kiện cơ bản để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp
luật, quy phạm pháp luật đã:
Nêu lên phạm vi tác động đối với các các nhân hay tổ chức nào trong hoàn
cảnh, điều kiện nào. (phần giả định)
Khi xảy ra những hoàn cảnh, điều kiện nêu trên thì quy phạm pháp luật phải
đưa ra những yêu cầu, chỉ dẫn của nhà nước có tính mệnh lệnh họ phải làm gì, được
hoặc khơng được làm gì, làm như thế nào…(phần quy định)
Quy định những biện pháp xử lý mà nhà nước dự kiến có thể áp dụng đối với
các chủ thể nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của chủ thể hoặc bảo vệ quan hệ xã hội
khỏi bị xâm hại thông qua hoạt động áp dụng pháp luật.(phần chế tài)1
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật làm cho các quan hệ pháp luật mang tính
ý chí điều này thể hiện ở: một là quy phạm pháp luật dùng để điều chỉnh quan hệ xã
hội bao giờ cũng chứa đựng ý chí nhà nước.Nhà nước quy định các quan hệ xã hội
nào là quan hệ pháp luật thông qua pháp luật. Hai là khi tham gia vào quan hệ pháp
luật, các bên thể hiện ý chí của mình bằng cách thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lí
đối với mình nhưng khơng được trái với ý chí nhà nước được quy định trong quy
phạm pháp luật. Chẳng hạn, quan hệ pháp luật hình sự hình thành giữa nhà nước với
người phạm tội thì mang ý chí nhà nước. Cịn quan hệ pháp luật hợp đồng, hơn
nhân… được xuất phát từ ý chí của bên tham gia quan hệ đó nhưng

1 GS.TS. Nguyễn Minh Đoan, TS. Nguyễn Văn Năm, Giáo trình Lí luận chung về Nhà nước và
Pháp Luật, Nxb.Tư Pháp,2020, tr.319-322

TIEU LUAN MOI download :


khơng được trái pháp luật. Ví dụ: pháp luật khơng bắt buộc nam nữ kết hôn nhưng

quy định về độ tuổi kết hôn và một số điều kiện khác…1
Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật làm cho các bên tham gia quan hệ pháp
luật có quyền và nghĩa vụ pháp lí tương ứng và được nhà nước bảo đảm thực hiện.
Cũng như chính bản thân pháp luật, quan hệ pháp luật được nhà nước bảo đảm và
bảo vệ. Các hình thức, biện pháp bảo đảm thực hiện, bảo vệ của nhà nước cũng khác
nhau tùy thuộc vào tính chất của quan hệ pháp luật và những điều kiện khách quan
khác.Ví dụ: trong quan hệ pháp luật đất đai, bên mua đất được quyền sử dụng đất
nhưng đồng thời có nghĩa vụ trả tiền cho người bán đất với số tiền đã được kí kết.
3. Ý nghĩa đối với việc thực hiện pháp luật.
3.1. Khái niệm
Pháp luật chỉ có thể phát huy được vai trò và những giá trị của mình trong việc
điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì trật tự và tạo điều kiện cho xã hội phát triển
khi nó được tơn trọng và thực hiện đầy đủ, nghiêm minh trong cuộc sống. Do vậy,
vấn đề quan trọng không chỉ là ban hành nhiều luật mà là thực hiện pháp luật
nghiêm túc trong thực tế.
Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của các chủ thể
được hình thành trong q trình hiện thực hóa các quy định của pháp luật.2
3.2. Ý nghĩa
Trong cơ chế điều chỉnh pháp luật thì thực hiện pháp luật là giai đoạn thứ hai
sau khi văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng và là giai đoạn quan trọng.
Như vậy có thể thấy quy phạm pháp luật có ý nghĩa rất to lớn đến việc thực hiện
pháp luật.

1 GS.TS. Nguyễn Minh Đoan, Hướng dẫn môn học lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb.Tư

Pháp,2014

2 GS.TS. Nguyễn Minh Đoan, TS. Nguyễn Văn Năm, Giáo trình Lí luận chung về Nhà nước và Pháp Luật,
Nxb.Tư Pháp,2020, tr.401


TIEU LUAN MOI download :


Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật là tiền đề cho việc thực hiện pháp luật.
Nói như vậy vì trước khi pháp luật được thực hiện thì phải có quy phạm pháp luật,
nếu khơng có quy phạm pháp luật thì khơng tồn tại việc thực hiện pháp luật. Các
chủ thể chỉ có thể thực hiện pháp luật khi vào các tình huống thực tế đang xảy ra
được pháp luật quy định. Ví dụ khi tham gia giao thơng trong các trường hợp đã
được pháp luật quy định thì các chủ thể phải thực hiện theo các quy định pháp luật.
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật phân loại các hình thức thực hiện pháp
luật. Các quy phạm pháp luật rất phong phú, đa dạng cho nên hành vi thực hiện
cũng rất phong phú và đa dạng, khác nhau. Căn cứ vào cách thức điều chỉnh pháp
luật gồm cấm, bắt buộc và cho phép thì quy phạm pháp luật chia làm ba nhóm là
quy phạm pháp luật cấm, quy phạm pháp luật bắt buộc, quy phạm pháp luật cho
phép. Với mỗi loại quy phạm pháp luật có các hình thức thực hiện pháp luật tương
ứng: Tuân thủ pháp luật (thực hiện các quy phạm pháp luật cấm), thi hành pháp luật
(thực hiện các quy phạm pháp luật bắt buộc), sử dụng pháp luật (thực hiện các quy
phạm pháp luật cho phép). Ví dụ: Khoản 3 Điều 6 Hiến pháp 2013 quy định:
“Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”. Các chủ thể thực hiện quy định này bằng
việc không tiến hành bất kì một hành động nào nhằm phân biệt đối xử về giới và đó
là hình thức tn thủ pháp luật.
* Ý nghĩa đối với việc áp dụng pháp luật.
Pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội, vào cuộc sống đạt hiệu quả cao nhất
khi tất cả những quy định của nó đều được thực hiện chính xác, triệt để trong thực
tế. Nhưng nếu chỉ thơng qua các hình thức như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp
luật và sử dụng pháp luật thì sẽ có rất nhiều các quy phạm pháp luật không được
thực hiện. Lý do có thể là các chủ thể khơng muốn thực hiện hoặc không đủ khả
năng tự thực hiện nếu thiếu sự tham gia của các chủ thể có thẩm quyền. Do vậy cần
phải tiến hành áp dụng pháp luật.
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thơng

qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ
thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm

TIEU LUAN MOI download :


phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Trong
quá trình áp dụng pháp luật mọi khía cạnh, tình tiết đều phải xem xét và tuân theo
các quy phạm pháp luật. Như vậy, quy phạm pháp luật rất nhiều ý nghĩa trong việc
áp dụng pháp luật.
Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở để các cơ quan nhà nước, các
nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng pháp luật nhằm thực hiện đúng nhiệm vụ
chức năng của mình. Áp dụng pháp luật luôn phải tuân theo nguyên tắc pháp chế xã
hội chủ nghĩa (tổ chức quản lí xã hội bằng pháp luật), tức là nhất nhất phải làm theo
pháp luật. Cơ quan nhà nước phải xác định và minh chứng các tình tiết của sự việc
trong thực tế phù hợp với các quy định của pháp luật. Áp dụng pháp luật phải đúng
thẩm quyền, không chỉ đúng với các quy định của pháp luật nội dung mà còn phải
đúng với cả quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục được đề ra cho mỗi loại vụ
việc.1
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật quy định trình tự, thủ tục chặt chẽ trong
việc tiến hành áp dụng pháp luật. Hoạt động áp dụng pháp luật có trường hợp khá
đơn giản diễn ra trong thời gian ngắn nhưng cũng có những trường hợp áp dụng
pháp luật diễn ra rất phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau và các quy phạm
pháp luật luôn tham gia vào các giai đoạn này.
+
Trong giai đoạn phân tích đánh giá đúng, chính xác các tình tiết của sự việc
thực tế đã xảy ra. Văn bản quy phạm pháp luật quy định các quy trình để đánh giá
các tình tiết đặc trưng pháp lí của vụ việc và các tình tiết xảy ra phải phù hợp với
quy định của pháp luật.
+

Trong giai đoạn lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng, văn bản quy phạm
pháp luật được sử dụng là nguồn để các cơ quan có thẩm quyền lựa chọn và để đối
chiếu, lí giải sự phù hợp giữa quy phạm pháp luật vừa chọn với sự việc cần áp dụng
pháp luật

1 GS.TS Nguyễn Minh Đoan, Thực hiện, áp dụng và giải thích pháp luật ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc

gia sự thật,2019, tr.142

TIEU LUAN MOI download :


+
Trong giai đoạn ra quyết định áp dụng pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền
ban hành văn bản áp dụng pháp luật lấy cơ sở pháp lí là các văn bản quy phạm pháp
luật và trong quá trình ban hành phải tuân theo các quy định của pháp luật.
+
Trong giai đoạn tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật, các cơ quan có
thẩm quyền phải tổ chức thực hiện đúng những gì mà văn bản áp dụng pháp luật quy
định ngoài ra cũng phải kiểm tra giám sát chặt chẽ theo quy định của văn bản quy
phạm pháp luật nhằm thực hiện nghiêm chỉnh, chính xác.
4. Ý nghĩa trong việc truy cứu trách nhiệm pháp lý
4.1 Khái niệm
Khi có vi phạm pháp luật xảy ra, nhà nước thơng qua các cơ quan, nhà chức
trách có thẩm quyền tiến hành các hoạt động nhằm buộc chủ thể vi phạm phải gánh
chịu những hậu quả pháp lí nhất định, hoạt động đó được gọi là truy cứu trách
nhiệm pháp lí.
Truy cứu trách nhiệm pháp lí là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước do cơ
quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hóa bộ
phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.

4.2. Ý nghĩa
Truy cứu trách nhiệm pháp lí nhằm bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền,
lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội, đảm bảo cho các quan hệ
diễn ra ổn định, trật tự và phát triển một cách bình thường đồng thời xử lí người vi
phạm pháp luật, trừng phạt nhằm giáo dục họ, ngăn chặn sự tiếp tục vi phạm pháp
luật. Trong hoạt động đó quy phạm pháp luật ln là cơ sở xuyên suốt hoạt động
truy cứu trách nhiệm pháp lí.
Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật có chứa bộ phận chế tài nhờ vào đó các cơ
quan, người có thẩm quyền có thể căn cứ ra quyết định trừng phạt chủ thể vi phạm
pháp luật. Như đã nói, truy cứu trách nhiệm pháp lí là việc cá biệt hóa bộ phận chế
tài của quy phạm pháp luật. Các cơ quan nhà nước trước khi truy cứu trách nhiệm
pháp lí phải xác định rõ chế tài mà quy phạm pháp luật nêu ra nhằm làm sáng tỏ ý

TIEU LUAN MOI download :


chí của nhà nước muốn người vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả là hình
phạt. Chẳng hạn, người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt
tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng.1
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ thẩm quyền của từng chủ thể
trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lí nhằm tránh sự đùn đẩy trách nhiệm,
chồng chéo trong hoạt động của chính chủ thể đó. Có những hoạt động cần được
tiến hành bởi nhiều chủ thể khác nhau thì mới đảm bảo được sự đúng đắn của việc
truy cứu trách nhiệm pháp lí và khi đó pháp luật sẽ xác định vai trò của từng chủ thể
khi tham gia phối hợp hoạt động với những chủ thể khác trong q trình truy cứu
trách nhiệm pháp lí. Ví dụ chiến sĩ công an nhân dân phạt tiền đến 400 ngàn đồng
đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, phạt lớn hơn 400 ngàn
đồng sẽ là trạm trưởng, đội trưởng của chiến sĩ công an nhân dân…2
Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục quy định rõ nội dung, trình tự,
cách thức tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lí. Thủ tục tiến hành hoạt động truy

cứu trách nhiệm pháp lí được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác
nhau. Ngoài quy định về thẩm quyền truy cứu trách nhiệm pháp lí, nhà nước cần
căn cứ vào tính chất của từng loại trách nhiệm pháp lí để xác định thủ tục tương ứng
đối với mỗi loại trách nhiệm đó. Ví dụ về trình tự thủ tục xử phạt giao thông: 1dừng phương tiện, 2- chào hỏi, 3- kiểm sốt giấy tờ và thơng báo lỗi, 4- xử lí vi
phạm và lập biên bản, 5- thủ tục xử phạt. Tất cả trình tự này được quy định trong
văn bản quy phạm pháp luật cụ thể là thông tư 65/2012/ TT-BCA.3
5. Ý nghĩa trong việc giáo dục pháp luật
5.1. Khái niệm
Xã hội ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp , vì vậy muốn quản lý xã hội
bằng pháp luật có hiệu quả cần thường xuyên tiến hành nâng cao ý thức pháp luật.
Trong các giải pháp để nâng cao ý thức pháp luật, giáo dục pháp luật được xác định
là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất.
1 Điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/ NĐ-CP
2 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ- CP
3 Thông tư 65/2012/ TT-BCA

TIEU LUAN MOI download :


Giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ thống, có mục đích và
thường xun tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người trình độ
pháp lí nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử
sự theo yêu cầu của pháp luật.
5.2. Ý nghĩa.
Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật quy định quyền được thơng tin về pháp
luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; nội dung, hình thức
phổ biến, giáo dục pháp luật; quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật.1 Pháp luật bảo đảm cho công tác giáo dục pháp luật được diễn ra hợp pháp
nhưng phải đúng nguyên tắc, nội dụng, hình thức tránh truyền đạt một cách mơ hồ,

không rõ ràng khiến cho công dân khơng hiểu đúng về luật và có thể dẫn đến hành
vi trái pháp luật. Quy phạm pháp luật cũng quy định trách nhiệm cho các cơ quan,
tổ chức, cá nhân về phương thức trợ giúp, phối hợp và giáo dục pháp luật. VD:
Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng
vũ trang nhân dân là chủ động, tích cực kết hợp thực hiện việc phổ biến, giáo dục
pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn, thực thi nhiệm vụ. Hỗ trợ, giúp đỡ
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến
lĩnh vực công tác.2
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật giúp cho cơng dân có cơ sở để hiểu pháp
luật dễ dàng hơn. Với đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật có từ ngữ dễ hiểu,
ngắn gọn nhờ vậy dễ dàng tiếp cận được tất cả các tầng lớp người trong xã hội, giúp
họ tự bổ túc, giáo dục pháp luật cho chính bản thân mình, tránh trường hợp người
dân không hiểu luật mà chỉ những người học và làm luật mới hiểu biết. Điều đó
cũng thể hiện một nguyên tắc của nhà nước ta đó là quyền làm chủ của nhân dân,
người dân được làm chủ pháp luật chủ động tiếp thu nhận thức pháp luật.

1 Điềều 1 Luậ t phổ biềến, giáo dụ c pháp luậ t.
2 Kho ản 2,3 Điềều 34 Luậ t phổ biềến, giáo dụ c pháp luậ t

TIEU LUAN MOI download :


III. Kết luận
Nhìn chung có thể nói rằng ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật trong công
việc quản lí xã hội bằng pháp luật của nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc
biệt trong bốn việc đã phân tích là xác lập quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật,
truy cứu trách nhiệm pháp lí và giáo dục pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật là
nguồn chủ yếu của pháp luật nên nó là nền tảng, cơ sở cho mọi hoạt động pháp lí,
thực hiện theo khuôn khổ và chuẩn mực của quy phạm pháp luật. Với ý nghĩa quan
trọng như vậy, nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền phải ln tích cực cố gắng

xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thật tốt, thống nhất, đồng bộ, dễ hiểu
tránh xảy ra mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác, có như vậy văn
bản quy phạm pháp luật mới thật sự phát huy hết hiệu quả và ý nghĩa của nó trong
các hoạt động pháp lí như việc xác lập quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, truy
cứu trách nhiệm pháp lí và giáo dục pháp luật.

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp
luật, Nxb Tư pháp, 2020.
2. Khoa luật – ĐHQG Hà Nội, Nxb. ĐHQG Hà Nội, Giáo trình lí luận chung về
nhà nước và pháp luật, Nxb. ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, 2005.
3. Lê Vương Long, Những vấn đề lí luận về quan hệ pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà
Nội, 2006.
4. Lê Vương Long, Trách nhiệm pháp lí - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn ở Việt
Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008.
5. Nguyễn Thị Hồi , Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lí luận
và thực tiễn, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2009.
6. Nguyễn Minh Đoan, Thực hiện, áp dụng và giải thích pháp luật ở Việt Nam,
Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, 2019.
Bài viết tạp chí, hội thảo
1. Nguyễn Minh Đoan, Áp dụng pháp luật- Một số vấn đề cần quan tâm, Tạp chí
luật học, số 3/1996
2. Nguyễn Minh Đoan, Bàn về hoạt động áp dụng pháp luật tương tự ở nước ta, Tạp
chí dân chủ và pháp luật, số 9/2002

TIEU LUAN MOI download :




×