Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Chính sách khuyến khích sinh con của Hàn Quốc hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.14 KB, 33 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC
-------------------------

Đề tài: “Chính sách khuyến khích sinh con của Hàn Quốc
hiện nay”.

MƠN: KHOA HỌC CHÍNH SÁCH CƠNG

Người thực hiện: PHẠM THỊ HẢI LINH
Mã số sinh viên: 2055270026
Lớp hành chính: QUẢN LÝ KINH TẾ K40A1
Giảng viên: Vương Đoàn Đức

1


Hà Nội, tháng 06 năm 2022

2


MỞ ĐẦU
Dân số thế giới hiện nay đang phải đối phó với nhiều vấn đề từ dịch bệnh, từ
khủng hoảng tài chinh, từ thiên tai,... Nhưng vấn đề nổi bật nhất vẫn là vấn đề
giảm tỉ lệ sinh con. Bên cạnh Trung Quốc – quốc gia có số dân lớn nhất trên thế
là Hàn Quốc – một trong những nước có tỷ lệ dân số đang có sự dịch chuyển.
Do tỷ lệ sinh giảm, cơ cấu dân số lao động có sự chuyển biến. Hàn Quốc khơng
phải quốc gia duy nhất phải giải bài tốn khó này mà nó đã, đang và sẽ là vấn đề
nhức nhối của các dân số khác. Và đặc biệt, nó sẽ là vấn đề mang tính cấp thiết,
quan trọng cần phải hành động kịp thời của toàn dân số trên thế giới. Mặc dù


chuyển biến đã có sự can thiệp kịp thời từ chính phủ Hàn Quốc thơng qua Chính
sách khuyến khích sinh con của Hàn Quốc. Chính sách đã được ban bố từ rất lâu
nhưng những kết quả thu nhận được không mấy khả quan đối với tình hình hiện
tại. Chính phủ Hàn Quốc đã phải sửa đổi rất nhiều trong các kế hoạch, phương
án điều chính của chính sách khuyến khích sinh con nhưng kết quả dường như
đang làm cho mọi sự nỗ lực của chính phủ Hàn Quốc đều đi ngược lại với nhau.
Để tìm hiểu kĩ những vấn đề liên quan đến chính sách khuyến khích sinh
con của Chính phủ Hàn Quốc hiện nay nên em đã lựa chọn đó chính là mục đích
của em khi hướng tới nghiên cứu chính sách này. Và từ đó, ta có thể rút ra được
những giải pháp cần sửa đổi, định hướng cho chính phủ Hàn Quốc cần làm thay
đổi trong kế hoạch của chính sách khuyến khích sinh con ở Hàn Quốc.
1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu về chính sách
khuyến khích sinh con của chính phủ Hàn Quốc.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Hàn Quốc.
+ Phạm vi thời gian: từ 2019 đến hiện tại.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Bài nghiên cứu sẽ đi tìm hiểu và phân tích những vấn đề như đối tượng, tác
động, quá trình hoạch định, quá trình thực thi, đánh giá đối với chính sách
khuyến khích sinh con của chính phủ Hàn Quốc. Từ những đánh giá thực tế
3


về quá trình thực thi và thu nhận kết quả thì ta có thể đề xuất ra một số giải
pháp, định hướng phù hợp với chính sách khuyến khích sinh con ở Hàn Quốc
trong thời gian tới.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Tìm hiểu về cơ sở lý luận chung, bao gồm cả q trình hoạch định chính
sách khuyến khích sinh con của Hàn Quốc.

- Tìm hiểu và nghiên cứu q trình thực thi chính sách khuyến khích sinh
con của Hàn Quốc.
- Đánh giá về quá trình thực thi dựa trên những thông tin thu thập dược.
Đưa ra kiến nghị và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của chính
sách và khắc phục một số hạn chế cịn tồn đọng để nâng cao, phát triển
chính sách khuyến khích sinh con trong những năm tới tại Hàn Quốc.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập số liệu,
thông tin; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích tỷ lệ đưa ra đánh giá và
kết luận từ cơ sở là các số liệu được cung cấp và thực trạng trong q trình
hoạch định và q trình thực thi chính sách khuyến khích sinh con của chính phủ
Hàn Quốc.
5. Kết cấu bài nghiên cứu:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận thì Nội dung của bài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung và khái quát về chính sách khuyến khích sinh
con của chính phủ Hàn Quốc.
Chương 2: Quá trình thực thi và thực trạng thực thi trong q trình thực thi
Chính sách khuyến khích sinh con ở Hàn Quốc hiện nay.
Chương 3: Đánh giá chính sách, bài học kinh nghiệm và giải pháp định hướng
phát triển chính sách khuyến khích sinh con trong những năm tới.

4


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận và khái quát về chính sách khuyến

9


khích sinh con của chính phủ Hàn Quốc.
1.1. Vấn đề chung về chính sách và chính sách cơng.
1.2. Cơ sở lý luận chung về chính sách khuyến khích sinh con.
1.2.1. Khái niệm, vai trị của chính sách khuyến khích sinh con.
1.2.2. Chính sách khuyến khích sinh con của một số nước trên thế

9
10
10

giới.
1.3. Giới thiệu khái quát về Hàn Quốc.
1.3.1. Vị trí địa lý.
1.3.2. Khí hậu của Hàn Quốc.
1.3.3. Quang cảnh thiên nhiên.
1.3.4. Người dân ở Hàn Quốc.
1.3.5. Trình độ phát triển kinh tế ở Hàn Quốc.
1.4. Q trình hoạch định Chính sách khuyến khích sinh con của

12
12
12
12
13
14

Hàn Quốc.
1.4.1. Bối cảnh đề ra Chính sách khuyến khích sinh con của Hàn
Quốc.
1.4.2. Các đối tượng mà Chính sách khuyến khích sinh con mà

Chính phủ Hàn Quốc hướng tới.
1.4.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới Chính sách khuyến khích sinh
con của Chính phủ Hàn Quốc.
1.4.4. Các phương án được Chính phủ Hàn Quốc đưa ra trong
Chính sách khuyến khích sinh con.
1.4.5. Quá trình đánh giá các phương án và sự lựa chọn phương án
trong Chính sách khuyến khích sinh con của Hàn Quốc.
1.4.6. Công cụ và ngân sách khi thực hiện Chính sách khuyến khích
sinh con ở Hàn Quốc hiện nay.
CHƯƠNG 2: Quá trình thực thi và thực trạng thực thi Chính sách
khuyến khích sinh con ở Hàn Quốc hiện nay.
2.1. Các biện pháp và cách thức được thực hiện trong q trình
thực thi Chính sách khuyến khích sinh con ở Hàn Quốc hiện nay.
2.2. Những vấn đề phát sinh trong thực thi Chính sách khuyến
khích sinh con của Chính phủ Hàn Quốc.

11

14
14
16
16
17
17
18
19
19
24
5



CHƯƠNG 3: Đánh giá chính sách, bài học kinh nghiệm và giải
pháp định hướng phát triển chính sách khuyến khích sinh con
trong những năm tới.
3.1. Đánh giá Chính sách khuyến khích của chính phủ Hàn Quốc
hiện nay.
3.1.1. Những điểm mạnh trong Chính sách khuyến khích sinh con
của chính phủ Hàn Quốc hiện nay.
3.1.2. Những điểm hạn chế trong Chính sách khuyến khích sinh con
của chính phủ Hàn Quốc hiện nay.
3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
3.3. Giải phát để phát triển những định hướng của Chính sách
khuyến khích sinh con của Hàn Quốc trong những năm tới.
3.3.1. Giải pháp đối với nhà nước.
3.3.2. Giải pháp đối với các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp.
3.3.3. Giải pháp đối với người dân.

25

25
25
26
27
28
28
29
30

6



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận chung và khái quát về chính sách khuyến khích
sinh con của chính phủ Hàn Quốc.
1.1. Vấn đề chung về chính sách và chính sách cơng.
* Chính sách (tên tiếng Anh là: policy) là sản phẩm của quá trình ra quyết định
lựa chọn các vấn đề, mục tiêu và giải pháp để giải quyết. Là một chuỗi những
hành động mang tính quyền lực nhà nước nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề
thực tiễn, hay thúc đẩy các giá trị ưu tiên
* Chính sách công (tên tiếng Anh là: public policy) là hệ thống những hành động
có chủ đích, mang tính quyền lực nhà nước, được ban hành theo những trình tự,
thủ tục nhất định, nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn,
hay thúc đẩy các giá trị ưu tiên. Nó ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra
đời của nhà nước.
Nhà nước ban hành chính sách cơng với mục đích chính sách cơng là một
cơng cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý đất nước và tạo đà phát triển cho kinh tế xã hội. Với ý nghĩa khái quát hơn thì người ta định nghĩa chính sách cơng là
chính sách của nhà nước, chính phủ nước đó, là kết quả cụ thể hóa đường lối,
chủ trương của tổ chức nhà nước cầm quyền tập hợp thành các quyết định với
mục đích, mục tiêu, phương pháp để giải quyết các vấn đề của kinh tế - xã hội,
duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước.
-Đặc điểm của chính sách cơng:
+ Chính sách cơng được làm ra bởi nhà nước.
+ Chính sách có định hướng giải quyết vấn đề.
+ Chính sách được làm ra thơng qua một q trình tương tác lẫn nhau giữa
các chủ thể theo những quy tắc, trình tự, thủ tục, cấu trúc quyền lực phức tạp.
- Vai trò của chính sách cơng:
7


+ Đây là công cụ định hướng cho người dân, tổ chức, đoàn thể, gọi tắt là các

chủ thể tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội.
+ Đây là công cụ tạo ra đà phát triển, động lực phát triển cho các chủ thể
tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.
+ Khắc phục những mặt hạn chế, nâng cao, phá triển những mặt ưu điểm
trong phát triển kinh tế - xã hội.
+ Phân bố và kiểm tra, kiểm soát các nguồn lực trong kinh tế - xã hội.
+ Tạo sự liên kết, phối hợp hoạt động giữa các ngành, nghề, các cấp chính
quyền.
1.2. Cơ sở lý luận chung về chính sách khuyến khích sinh con.
1.2.1. Khái niệm, vai trị của chính sách khuyến khích sinh con.
Đối với những nước đang có sự suy giảm dân số, dân số đang trong thời
kì bị già hóa, thiếu lực lượng lao động, mất cân bằng giới tính thì Chính phủ các
nước này đều có chính sách khuyến khích sinh con trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của mình.
Vai trị của chính sách khuyến khích sinh con:
+ Chính sách khuyến khích sinh con giúp cân bằng giới tính, phát triển
dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
+ Chính sách khuyến khích sinh con cung cấp một lượng lớn lực lượng
lao động cho đất nước trong tương lai, có thể đưa đất nước từ cơ cấu dân số già
sang cơ cấu dân số “vàng” (có thể hiểu là cơ cấu dân số theo lao động ở độ tuổi
lao động cao).
+ Chính sách khuyến khích sinh con cũng làm giảm áp lực cho chính sách
chăm sóc người già, trợ cấp xã hội, ...

8


+ Tạo cho nhà nước một nguồn thu nhập lớn, tránh được tình trạng thiếu
hụt thi trường lao động.
+ Tỷ lệ đói nghèo, mất cân bằng giới tính, tỷ lệ thất nghiệp, mất việc,...

cũng được giảm đi đáng kể.
1.2.2. Chính sách khuyến khích sinh con của một số nước trên thế giới.
Tỷ lệ sinh thấp đang là tình trạng đáng báo động xảy ra ở một số nước,
hầu hết phần lớn, tỷ lệ sinh thấp được ghi nhận ở những nước có dân số già hóa,
các quốc gia có trình độ phảt triển cao ( các nước phát triển) và nó cũng đã bước
đầu hình thành và xảy ra tại một số nước đang phảt triển. Một số nước có chính
sách khuyến khích sinh con tập trung ở các khu vực châu Âu, Đơng Bắc Á và
khu vực Bắc Mỹ
Ví dụ như ở Nhật Bản – quốc gia đang có tốc độ già hóa dân số nhanh,
người dân ở Nhật Bản không mặn mà trong việc sinh con hiện nay là do văn
hóa, lối sống của người Nhật quá bận, chi phí ni dưỡng, chăm sóc trẻ em và
nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài dễ bị ảnh hưởng. Chính phủ nước
này đã tăng khoản viện trợ chu cấp ni dưỡng, chăm sóc trẻ em từ 879 USD
cho sinh con thức nhất đến 3 500 USD cho sinh con thứ năm để khuyến khích
người dân sinh con.
Ở Trung Quốc – quốc gia có dân số lớn nhất thế giới, cũng đang phải đối
mặt với tỷ lệ đẻ con thưa thớt và ngày một giảm dần. Tình trạng mất cân bằng
giới tính ở Trung Quốc cũng đang là vấn đề nhức nhối đối với Chính phủ nước
này. Chính sách một con của Trung Quốc được ban hành vào năm 1979 với mục
đích kiểm sốt sự bùng nổi dân số Trung Quốc thời kì này. Chính sách này kéo
dài đến khoảng đầu năm 2016, khi nhận thấy sự khủng hoảng dân số, dân số
đang bị già hóa thì Chính phủ Trung Quốc đã bác bỏ chính sách một con, thay
thế bằng chính sách hai con. Hàng loạt ưu đãi về trợ cấp sinh con, thời gian nghỉ
thai sản đã được cơng bố cùng chính sách mới nhưng do ảnh hưởng của chính

9


sách một con kéo dài nên tâm lí người dân vẫn bị e ngại trước chính sách
khuyến khích sinh con thứ hai của người dân.

Ở nước Đan Mạch – vùng Scandinavia ở Bắc Âu cũng ghi nhận tỉ lệ sinh
thấp nhất trong nhóm các nhóm nước có tỉ lệ sinh thấp nhất thế giới. Tỉ lệ sinh
tại Đạt Mạch theo nghiên cứu là xấp xỉ khoảng 1,8 trẻ ở mỗi phụ nữ. Các lớp
giáo dục giới tính được mở ra, giáo dục cho những người trẻ tuổi rất sớm, trong
đó đặc biệt lưu ý đến việc ảnh hưởng của việc sinh con muộn cũng như già hóa
dân số. Hỗ trợ về tài chính là biện pháp được Chính phủ Đan Mạch sử dụng
nhiều nhất, bao gồm hỗ trợ phí chăm sóc từ 0 – 18 tuổi, miễn học phí đến trung
học, trợ cấp thai phụ, tăng thời gian nghỉ chăm sóc vợ đẻ cho đàn ơng lên đến 8
tháng mà vẫn được nhận lương theo lương hiện hành.

1.3. Giới thiệu khái quát về Hàn Quốc.
1.3.1. Vị trí địa lý.
Đại Hàn Dân Quốc ( hay còn gọi là Hàn Quốc) là một quốc gia thuộc
vùng Đơng Bắc Á, nằm ở phía nam bán đảo Triều Tiên.
Hàn Quốc giáp phía bắc với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
(Triều Tiên), các phía cịn lại Hàn Quốc giáp với biển.
1.3.2. Khí hậu của Hàn Quốc.
Do vị trí địa lý nên khí hậu của Hàn Quốc nằm trong vùng ơn đới, có bốn
mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông. Hai mùa chủ đạo của Hàn Quốc là mùa đơng ( có
kiểu lạnh khơ, có tuyết rơi từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau) và mùa
hè ( khơng nóng gắt, nhiệt độ dao động từ 30 độ đến 33 độ, mưa nhiều). Còn hai
mùa xuân và mùa hạ ở Hàn Quốc thì diễn ra trong khoảng thời gian ngắn
(khoảng 1 tháng) nên khơng có sự thay đổi nhiều về thời tiết.
1.3.3. Quang cảnh thiên nhiên.

10


Hàn Quốc thuộc khí hậu ơn đới nên cảnh đẹp được ví như những bức
tranh ngồi đời thực với màu sắc của hoa anh đào, hoa đỗ quyên, hoa mơ,... Với

phần lớn, 90% diện tích đất nước là đồi núi nên cảnh đẹp mùa đông nổi tiếng với
những bãi trượt tuyết trắng xóa, cịn ở gần biển sẽ là những bãi cát trắng, nắng
đẹp, không quá gay gắt như bãi biển Haeunde, bãi biển Jungmun, bãi biển
Sokcho,...

1.3.4. Người dân ở Hàn Quốc.
Dân số Hàn Quốc (theo số liệu ngày 20/06/2022 của Liên Hợp Quốc)
là 51 329 194 người. Dân số Hàn Quốc xế thứ 28 trên thế giới theo bảng xếp
hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Tính cách người dân Hàn Quốc thân
thiện, gần gũi, hoạt bát, năng động nhưng cũng rất nghiêm túc và có trách nhiệm
trong công việc được giao.
Mật độ dân số của Hàn Quốc là 528 người/ km2 , với tổng diện tích
của cả đất nước là 97 235 km2 . Tỷ lệ dân số sống ở thành thi đạt 81,41%
Ngơn ngữ chính là tiếng Hàn, là một chữ viết tượng hình. Ngơn ngữ
thứ hai cũng phổ biến ở Hàn Quốc đó chính là tiếng Anh nhưng người Hàn Quốc
11


lại không thành thạo tiếng Anh mà cải biến âm trong tiếng Hàn thành tiếng Anh
để phát âm cho dễ.
1.3.5. Trình độ phát triển kinh tế ở Hàn Quốc.
Với trình độ phát triển nhanh chóng từ giữa thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ
21, Hàn Quốc là một trong bốn con rồng kinh tế ở Châu Á. Vào giai đoạn phát
triển đó, Hàn Quốc được mệnh danh là “Kỳ tích sơng Hán” để gọi cho khoảng
thời gian cơng nghệ hóa thần tốc của Hàn Quốc. So sánh với các nước khác trên
thế giới, Hàn Quốc chỉ mất một phần hai thời gian để chuyển đất nước từ nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu biến mình trở thành một cường quốc công nghiệp.
Quốc gia này xếp sau Nhật Bản khi nền kinh tế đạt tới ngưỡng phát triển trong
lịch sử.
GDP bình quân đầu người đạt mức 30 644 USD/ người. Đời sống

nhân dân được nâng cao, cơng nghệ hóa phát triển. Sự phát triển của cơ sở hạ
tầng, phương tiện đi lại (xe bus, tàu điện ngầm) được hiện đại hóa, tự động hóa.
Thủ đơ Seoul vừa là thủ đơ vừa là trung tâm kinh tế nổi bật nhất Châu Á do tập
trung nhiều trụ sở công ty lớn trên thế giới như Huyndai, Samsung,... Kinh tế
Hàn Quốc phát triển mạnh nhờ vào phần lớn sự giúp đỡ to lớn của các tập đồn
gia đình, với sự đầu tư tập trung vào những ngành cơng nghiệp mang tính cơng
nghệ cao, tự động hóa cao.
1.4. Q trình hoạch định Chính sách khuyến khích sinh con của Hàn
Quốc.
1.4.1. Bối cảnh đề ra Chính sách khuyến khích sinh con của Hàn Quốc.
Tỉ lệ sinh con ở Hàn Quốc đang ở mức thất nhất thế giới được ghi
nhận vào năm 2019 ở mức 0,92. Trong năm 2020, tình trạng này cịn giảm ở
mức kỉ lục do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 do tình trạng mất việc làm,
thất nghiệp và tình trạng ngại hẹn hị, ngại kết hơn, áp lực tài chính. Nhiều người
chọn phương án thay thế sống độc thân hoặc hẹn hò ảo trên các trang mạng xã
hội giả lập.
12


Với sự phát triển như hiện nay, Hàn Quốc là một trong bốn con rồng
của châu Á. Áp lực đi kèm với sự phát triển đó cũng ngày càng tăng lên.Các
công ty, doanh nghiệp ở Hàn Quốc đều yêu cầu các tiêu chí tuyển dụng rất cao,
khắt khe để cạnh trạng với các ứng viên khác. Nhưng đó mới là một tiêu chí, khi
bạn được tuyển vào cơng ty làm việc, bạn sẽ phải hoàn thành theo nhiệm vụ
được giao theo đúng hạn, thậm chí bạn phải ăn, ngủ, làm việc ở công ty 24/7. Họ
luôn phải cống hiến cho sự phát triển vượt bậc và bền vững của tổ chức, doanh
nghiệp. Tâm lí họ đã bị ảnh hưởng bởi công việc, coi công việc là số một, dành
thời gian phần lớn cho công việc mà quên mất đi khác nhiệm vụ khác.
Họ cũng mang trách nhiệm gánh vác kinh tế lớn, nhất là đối với đàn
ông Hàn Quốc. Họ là những người khá gia trưởng, nhiệm vụ đặt ra là rất lớn,

mang trọng trách trụ cột kinh tế của gia đình. Với mức lương cơ bản, họ chỉ đủ
ni dưỡng, chăm sóc gia đình ở một mức nhất định. Nếu có thêm thành viên thì
sẽ làm gia tăng áp lực tài chính đối với gia đình. Đây là bài tốn khó đối với
những gia đình có mức thu nhập trung bình. Trong xã hội đang phát triển, đi
cùng với đó là sự lũy tiến của các loại hàng hóa giá cả, chưa kể các tác động như
khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng dịch bệnh,...
Người Hàn Quốc trong xã hội hiện đại cũng có độ tuổi kết hơn trung
bình tăng cao ở mức 32,8 tuổi. Theo các nhà nghiên cứu khoa học, độ tuổi sinh
con ở mức trên 30 tuổi đã bị suy giảm nhẹ, càng lớn tuổi sinh con thì em bé sinh
ra càng dễ mắc những bệnh lí bẩm sinh như hở hàm ếch, down,... Điều này cũng
dấy lên tình trạng đáng quan ngại khi người mẹ lo sợ tình trạng sức khỏe của
con mình sinh ra khơng được bình thường như những đứa trẻ cùng lứa tuổi.
Đây là vấn đề nhức nhối không chỉ với Hàn Quốc mà với các nước
cũng đang trong tình trạng có tỉ lệ sinh con suy giảm đáng kể, nằm trong nhóm
các quốc gia có tỉ lệ sinh thấp nhất trên thế giới. Bài tốn này khơng những cần
những kế hoạch ngắn hạn mà cịn cần phải có những kế hoạch dài hạn đi cùng.

13


1.4.2. Các đối tượng mà Chính sách khuyến khích sinh con mà Chính phủ
Hàn Quốc hướng tới.
*Mục tiêu của chính sách:
Chính sách khuyến khích sinh con của Hàn Quốc được đề ra với mục
đích là chậm lại q trình giảm gia tăng dân số và củng cố, duy trì cơ cấu dân số
để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Mục tiêu của chính sách là
nâng tỉ lệ sinh con ở phụ nữ (gọi tắt là TFR) lên mức 1,6 em bé/ phụ nữ.
*Đối tượng:
- Nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi và sinh con thứ 2 trước 35 tuổi.
- Những cặp vợ chồng kết hôn nhưng chưa muốn có con do các lí do khác nhau

như: điều kiện sống chưa đảm bảo, muốn tập trung vào sự nghiệp.
- Những cặp vợ chồng kết hôn nhưng quyết định khơng có con
- Tùy theo từng điều kiện mỗi gia đình, có thể sinh con thứ 3, thứ 4 hoặc nhiều
hơn
1.4.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới Chính sách khuyến khích sinh con của
Chính phủ Hàn Quốc.
 Nhân tố chủ quan:
- Các quy định, thể chế, chính trị.
- Người dân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chính sách.
- Chính phủ, nhà nước, cơ quan soạn thảo ban hành chính sách.
- Sự phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa của đất nước Hàn Quốc.
- Quan điểm của người dân, tổ chức.
- Tâm lí của người dân và sự quan tâm của nhà nước tới đời sống nhân dân.
- Các yếu tố khác như: tệ nạn xã hội...
 Nhân tố khách quan:
14


- Xu thế tồn cầu hóa vừa là thách thức vừa là cơ hội đối với sự phát triển
của chính sách khuyến khích sinh con của Chính phủ Hàn Quốc.
- Hội nhập quốc tế.
- Các cuộc khủng hoảng trên thế giới.
- Các yếu tố khác như: môi trường vĩ mô, vi mô; môi trường thiên nhiên,...
1.4.4. Các phương án được Chính phủ Hàn Quốc đưa ra trong Chính sách
khuyến khích sinh con.
- Thứ nhất, là chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ tài chính, cung cấp miễn phí dịch vụ
phúc lợi cơng cộng nhằm khuyến khích phụ nữ sinh con.
- Thứ hai, là chính phủ Hàn Quốc thực hiện tơn trọng nữ giới. Loại bỏ một số
điều không phù hợp đối với lao động nữa, cho phép cả bố và mẹ đều được nghỉ
thai sản cùng thời gian và có thể kéo dài thời gian nghi thai sản có lương theo

quy định. Những nhân viên, cơng nhân có con nhỏ sẽ được tổ chức, công ty,
doanh nghiệp tạo điều kiện để làm việc ít giờ hơn các nhân viên, cơng nhân
khác, dành nhiều thời gian cho gia đình hơn.
- Thứ ba, chính phủ Hàn Quốc sẽ áp dụng phương án tiếp cận hai hướng trao đổi
qua lại hay còn gọi là phương án “hai chiều” vừa khuyến khích sinh con, vừa
tìm cách sửa đổi, điều chỉnh phát triển nền kinh tế sao cho phù hợp với tình
trạng suy giảm dân số và già hóa dân số.
1.4.5. Q trình đánh giá các phương án và sự lựa chọn phương án trong
Chính sách khuyến khích sinh con của Hàn Quốc.
Việc lựa chọn phương án được đánh giá theo từng phương án một.
Với phương án thứ nhất là tăng tiền trợ cấp, hỗ trợ người dân sinh con nhưng
hiệu quả lại không cao. Người dân Hàn Quốc chia sẻ, họ có ý định sinh một đứa
con ngay sau kết hôn nhưng sau khi về sống chung, việc phát sinh nhiều chi phí
đối với hai vợ chồng với mức lương bình thường là khơng đủ. Nếu có thêm
thành viên mới có thể làm ảnh hưởng tới việc chi tiêu hàng tháng, trợ cấp sau
15


này nên họ đã nhanh chóng từ bỏ kế hoạch sinh con và cho rằng chỉ cần dành
thời gian cho bản thân mình là được. “Tại sao chúng tơi lại phải sinh con trong
khi phải cố gắng quá nhiều như vậy? Việc có con và ni con giờ khơng cịn quá
quan trọng trong thời buổi hiện nay. Hãy hỏi những người trong độ tuổi của tôi
về việc anh ấy hay cơ ấy có hứng thú với việc trở thành bố me hay không. Tôi
đảm bảo câu trả lời của bạn nhận được phần lớn là không”, cô Lim- một công
dân Hàn Quốc chia sẻ.
Với phương án thứ hai là thực hiện tôn trọng nữa giới. Loại bỏ một
số quy định và ra một số quy định có lợi cho các cặp đơi có con nhỏ. Đây là
phương án thường thấy ở các nước có chính sách khuyến khích sinh thêm con.
Điều này giảm bớt áp lực công việc, chi tiêu tài chính, tỉ lệ sinh có sự chuyển
biến nhẹ nhưng cũng khơng đáng kể. Cần có sự thúc đẩy mạnh mẽ, tạo điều kiện

tăng tỉ lệ sinh con lên.
Với phương án thứ ba là phương án hai chiều, vừa khuyến khích sinh
con vừa sửa đổi chính sách sao cho phù hợp với tình hình phát triển chung của
kinh tế - xã hội. Phương án này cần xây dựng theo tiến trình thời gian dài phù
hợp với chính sách chiến lược, lâu dài. Với những chuyển biến trước mắt thì
khơng thể thấy rõ được sự chuyển đổi tỉ lệ sinh con ngay lập tức.
Việc chọn phương án sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn khi ra
Chính sách khuyến khích sinh con ở Hàn Quốc hiện nay là một vấn đề cần có sự
tổng hợp của nhiều ý kiến và nhiều tình huống. Vì vậy, việc vừa trợ cấp tài
chính, vừa ra những quy định mới khuyến khích sinh con trong bối cảnh nền
kinh tế thị trường đang phát triển là một phương án phù hợp nhất với Chính sách
khuyến khích sinh con ở Hàn Quốc hiện nay.
1.4.6. Cơng cụ và ngân sách khi thực hiện Chính sách khuyến khích sinh
con ở Hàn Quốc hiện nay.
Cơng cụ thực hiện Chính sách khuyến khích sinh con ở Hàn Quốc hiện nay
là tiền hỗ trợ tài chính, tiền trợ cấp xã hội; bao gồm tiền khuyến khích sinh sản,
16


tiền hỗ trợ khám thai và sau sinh và bao gồm các quy định mới khuyến khích
sinh con, Số tiền này sẽ được trừ vào tiền khám chữa bệnh cho phụ nữa đang
mang thai và trẻ nhỏ. Tiền lương của bố mẹ cũng được cộng thêm hỗ trợ của
doanh nghiệp để nuôi các em nhỏ ăn, học. Hoặc tiền nghỉ dưỡng thai sản ở nhà.
Thời gian nghỉ thai sản của phụ nữ kéo dài từ 6 đến 8 tháng sau sinh, cịn người
bố có thể xin nghỉ ở nhà chăm vợ và con mới sinh khoảng 3 tháng thay vì 2 đến
3 tuần như trước. Tiền lương của cả bố và mẹ lúc này vẫn được nhà nước và
doanh nghiệp chi trả theo mức lương hiện hành. Đối với những người thất
nghiệp thì vẫn được nhận tiền thất nghiệp của chính phủ cộng với khoản hỗ trợ
sinh đẻ. Quy định khuyến khích sinh con cũng được chính phủ Hàn Quốc thiết
lập như tôn trọng nữ giới, quy định về thời gian làm việc cho những người có

con nhỏ, quy định về làm thêm tăng ca đối với những người có con nhỏ,... Quy
định được đề ra với mục đích cuối cùng là vận động tinh thần, khuyến khích các
cặp vợ chồng sinh con, không phân biệt đối xử với người khác về chế độ lương
bổng, thời gian làm việc, trợ cấp xã hội,...
Ngân sách khi thực hiện Chính sách khuyến khích sinh con ở Hàn Quốc
hiện nay là ngân sách nhà nước Hàn Quốc, thu chi ngân sách nhà nước từ tiền
thuế của nhân dân. Ngân sách năm 2021 của Hàn Quốc tăng 8% so với ngân
sách năm 2020, lên tới 550 000 tỉ won (tương đương với 463 tỉ USD). Trong kế
hoạch chi tiêu ngân sách của chính phủ Hàn Quốc thì nhà nước đã lên kế hoạch
tăng 2% ngân sách cho trợ cấp xã hội, chi tiêu phúc lợi cho sinh con.
CHƯƠNG 2: Quá trình thực thi và thực trạng thực thi Chính sách khuyến
khích sinh con ở Hàn Quốc hiện nay.
2.1. Các biện pháp và cách thức được thực hiện trong q trình thực thi
Chính sách khuyến khích sinh con ở Hàn Quốc hiện nay.
Bắt đầu từ năm 2006, chính phủ Hàn Quốc đã chi khoảng 170 tỉ USD
( tương đương khoảng 4 triệu tỉ đồng) khuyến khích người dân nước này sinh
con nhằm ngăn chặn sự già hóa dân số và khủng hoảng dân số.
17


Mặc dù đã phải nỗ lực rất nhiều nhưng tỉ lệ sinh con ở Hàn Quốc vẫn
ghi nhận kỉ lục chạm đáy, thấp nhất trong lịch sử vào năm 2019 khiến tốc độ già
hóa dân số của Hàn Quốc vẫn đang tăng nhanh một cách chóng mặt.
Ngun nhân chính ở đây vẫn là do người dân Hàn Quốc lựa chọn lối
sống tự do, ngại sinh con, ngại hẹn hò do áp lực về tài chính, cơng việc, thời
gian,... Ngồi ra, cịn có ngun nhân khác là do trào lưu, phong cách sống, nhận
thức của giới trẻ,...
Tháng 12/ 2019, chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch chi 196
000 tỉ won (tương đương với 179 tỉ USD) để tạo sự phát triển, nâng lên của tỉ lệ
sinh đẻ trong giai đoạn 5 năm từ 2020 đến 2025. Chính sách có hiệu lực từ 2020,

khi các đôi vợ chồng người Hàn Quốc sinh con sẽ nhận được hỗ trợ tiền mặt là 2
000 000 won/ bé cho tới khi bé được trịn 1 tuổi. Ngồi đó, gia đình bé cũng sẽ
được trợ cấp thêm 300 000 won/ tháng và số tiền này tăng lên là 500 000 won
vào năm 2025. Mỗi cặp vợ chồng cũng được trợ cấp 3 triệu won/ tháng trong
giai đoạn nghỉ thai sản khi sinh con 3 tháng. Số tiền chức mừng cho mỗi một
phụ nữ mang thai tăng khoảng 366 USD, từ 549 USD (khoảng 12,7 triệu đồng)
lên 915 USD ( khoảng 21,2 triệu đồng). Bắt đầu từ đầu năm 2022, chính phủ sẽ
phát bổ sung 1 931 USD, tương đương 44,7 triệu đồng cho những người sắp
sinh. Chính phủ Hàn Quốc sẽ nâng rộng mức hỗ trợ cho gia đình nhiều con
thơng qua việc hỗ trợ cho gia đình có từ 2 con trở lên thay vì chỉ hỗ trợ cho gia
đình có từ 3 con trở lên. Chính phủ Hàn Quốc cũng sẵn sàng hỗ trợ, cung cấp
học phí đại học cho các gia đình có thu nhập thấp có hơn 3 con.
Chính phủ Hàn Quốc cơng bố ra nhiều gói hỗ trợ tùy theo tình hình
phát triển của từng địa phương. Tại thủ đơ Seoul, mỗi gia đình có trẻ em chào
đời sẽ được nhận khoản trợ cấp khoảng 2 triệu won, tương đương 1 676 USD.
Hiệu lực của khoản trợ cấp có giá trị bắt đầu từ năm 2022 và kéo dài trong 1
năm. Bố hoặc người thân trong gia đình hoặc người giám hộ của trẻ sẽ đi đến
nơi đăng kí khai sinh của bé ở cơ quan hành chính phường, quận, tỉnh để đăng kí
18


nhận trợ cấp phúc lợi xã hội của chính phủ. Thời gian chờ khoảng 1 tuần kể từ
ngày đăng kí và xác nhận, nếu thơng minh được xác minh chính xác với bệnh
viện nơi phụ sản đẻ thì tiền trợ cấp sẽ được chuyển khoản vào thẻ của người
nhà. Tiền trợ cấp sẽ có thời hạn sử dụng trong vịng 1 năm kể từ ngày đăng kí
nhận tiền. Trừ các hoạt động, cơ sở vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng thì khoản tiền
này được áp dụng đối với hầu hết các cửa hàng kinh doanh, ăn uống, trung tâm
chăm sóc trẻ em. Ngoài ra, Seoul cũng nâng mức tuổi được nhận mức trợ cấp
100 000 won mỗi tháng từ mức 7 tuổi lên mứ 8 tuổi. Số tiền trợ cấp cũng được
chuyển khoản qua thẻ của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ. Với hiệu lực

quy định từ năm 2022, tất cả trẻ em từ 0 tuổi đến trước sinh nhật tròn 8 tuổi đều
sẽ nhận được mức tiền trợ cấp đó.
Đối với tiền khuyến khích sinh sản, đây là khoản tiền riêng của từng
địa phương, tùy vào tình hình tỉ lệ sinh đẻ với tình hình phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương đó. Như ở thành phố Incheon, khi sinh con thứ 2, gia đình sẽ
được địa phương trợ cấp khoảng 1 000 000 won tiền khuyến khích hỗ trợ sinh
đẻ. Ở thành phố Gimpo liền kề thì sẽ bị giảm một nửa số tiền khoảng 500 000
won. Điều kiện để nhận khoản hỗ trợ là bố mẹ phải cư trú trên 1 năm, có đăng kí
đia chỉ thường trú tại địa phương thì mới được nhận trợ cấp. Sẽ có sự phân biệt
đối với mức tiền hỗ trợ nhưng tùy theo tình hình tài chính của địa phương thì
mức tiền trợ cấp nhận được cũng sẽ khác và phụ thuộc vào nhiều chỉ tiêu đánh
giá cùng với phương thức trợ cấp.
Đối với tiền hỗ trợ khám thai thì bất kì người mẹ mang thai nào trên
đất nước Hàn Quốc đều sẽ được hỗ trợ chi phí chăm sóc thai và sinh nở. Đối với
khoản tiền này thì thống nhất, khơng có sự phân biệt vùng miền. Số tiền này
được thanh toán cho mẹ bé một lần qua thẻ có tên là “Thẻ Hạnh phúc Quốc dân”
hoặc là “Thẻ cho bà mẹ”. Khi đi siêu âm, khám thai định thì và mua thuốc nế có
thì người mang bầu có thể sử dụng thẻ này thanh tốn tại cơ sở ý tế khám thai
của mình, hoặc cơ sở khám thai có chỉ định của bác sĩ.Với trường hợp đơn thai
19


thì số tiền hỗ trợ tăng từ 500 000 won đến 600 000 won, còn đối với trường hợp
đa thai thì tăng thì 900 000 lên 1 000 000.

Ngồi ra, các lớp học về thai sản, chăm sóc em bé cũng được mở ra
nhằm cung cấp cho mẹ những kiến thức cần thiết trước và sau khi mang thai.
Các liệu trình thực phẩm chức năng cũng được các địa phương phân phát miễn
phí như viên uống bổ sung Axit Folic, viên uống bổ sung sắt hay sữa cho bà bầu.
Đối với hỗ trợ sau khi sinh, ngoài tiền hỗ trợ, quà mừng thai hay

được áp dụng tại các cơ sở mà phụ sản chọn sinh. Chính phủ Hàn Quốc lên kế
hoạch, tổ chức và xây dựng hệ thống ý tế và dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em.
Cùng với đó là tổ chức việc hỗ trợ, chăm sóc trẻ sơ sinh và phụ nữ mới sinh
trong gia đình có hồn cảnh khó khăn. Bao gồm các biện pháp cụ thể như: Thứ
20


nhất là thành lập các trunng tâm rèn luyện chuyên nghiệp cho sức khỏe của mẹ
và bé; thứ hai là chính phủ cần xây thêm cơ sở chất lượng cho việc quản lí hệ
thống y tế cho trẻ sơ sinh ( Bệnh viện, cơ sở mà phụ sản sinh em bé cũng có thể
tích hợp hệ thống này); thứ ba là hỗ trợ chương trình chăm sóc sức khỏe và
chương trình tiêm chủng cho trẻ em và người chuẩn bị mang thai; thứ tư là đặc
biệt nghiên cứu xóa bỏ các hình thức nạo phá thai hợp pháp và bất hợp pháp.

Ngoài ra, doanh nghiệp điện lực Hàn Quốc cũng giảm giá khoảng 30% phí tiền
điện, mức tối đa là 16 000 won/ tháng từ khi sinh đến khi bé được 3 tuổi.
Ngoài ra, đối với những cặp vợ chồng hiếm muộn, khơng có kinh tế
dư dả thì chính phủ sẽ hỗ trợ cung cấp chi phí kinh tế cho các cặp vợ chồng bị
vô sinh, hiếm muộn. Nếu những cặp đơi đó có nhu cầu muốn được thử các
phương pháp nhân tạo như thụ tinh ống nghiệm,...
Khi phụ nữ quay trở lại làm việc sau sinh em bé thì chính phủ hỗ trợ
kịp thời với những trường hợp làm lao động nặng thì cần chuyển sang những
cơng việc lao động nhẹ. Không phân biệt đối xử với các trường hợp phụ nữ mới
đi làm sau sinh và phụ nữa có thai.

21


Ngồi ra, chính phủ Hàn Quốc tăng cường giáo dục giới tính và tăng
cường giáo dục sinh sản ngay từ trong ghế nhà trường kết hợp với phổ cập chính

sách trong đời sống xã hội. Nhà nước cung cấp những chương trình tư vấn về
giáo dục sinh đẻ có kế hoạch cho các gia đình. Khuyến khích sinh đẻ có kế
hoạch, không sinh đẻ quá nhiều vượt kế hoạch tài chính của nhiều gia đình.
2.2. Những vấn đề phát sinh trong thực thi Chính sách khuyến khích sinh
con của Chính phủ Hàn Quốc.
Dù việc xây dựng chính sách có chi tiết, cụ thể đến đâu nhưng khi
thực hiện vẫn có thể xảy ra một số những vấn đề phát sinh trong q trình thực
thi chính sách.
Thứ nhất là vấn đề tỷ lệ giảm sinh vẫn tụt lùi chứ không tăng lên như
mục tiêu chính sách đã đề ra. Với trung bình mỗi năm giảm khoảng 0,01 so với
năm 2021 là 0,81 và năm 2020 là 0,84. Tỷ lệ sinh thấp dẫn đến sự suy giảm
nhân khẩu và cuối cùng thì dẫn đến hậu quả là sự sụt giảm tiêu dùng.
Thứ hai là vấn đề già hóa. Tỷ lệ già hóa dân số được các nhà khoa
học dự báo là vẫn sẽ tiếp tục tăng nhanh, dự báo năm 2030 là 25%, năm 2040 là
34%, năm 2060 là 44%. Điều này sẽ dẫn đến cơ cấu lao động theo độ tuổi bị già
hóa. Cơ cấu dân số của Hàn Quốc lúc này là cơ cấu dân số già. Thiếu lao động
trong độ tuổi lao động, dẫn đến thiếu lực lượng lao động trong tương lai, làm
chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Chi phí phúc lợi cao trong việc chăm
sóc, y tế cho người già.
Thứ ba là tỉ lệ kết hơn có thể tăng nhưng độ tuổi kết hơn có thể q
lớn tuổi hoặc q trẻ. Đối với những cặp đôi lớn tuổi, việc sinh con theo khoa
học không phải là không thể nhưng do lớn tuổi nên dễ gặp nhiều các biến chứng
nguy hiểm khi sinh con, đồng thời con sinh ra cũng sẽ có thể gặp các vấn đề về
bệnh lý bẩm sinh. Còn đối với những cặp đôi trẻ như trong độ tuổi từ 18 đến 25
tuổi, khi có con sẽ khơng có kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ, tiềm lực kinh tế
cũng chưa đủ lớn để có thể gánh vác trọng trách làm cha, làm mẹ. Với độ tuổi
22


trẻ, những cặp vợ chồng trẻ còn hay xảy ra xung đột, dễ nóng giận, khiến các

cặp đơi sớm chia tay.
Thứ tư là với những cặp đôi hiếm muộn nếu thử quá nhiều phương
pháp thụ tinh nhân tạo mong có con, gây tốn kém về mặt tài chính cho nhiều
người.
Thứ năm là tỉ lệ sinh con có thể tăng lên nhưng cũng dẫn đến tình
trạng nạo phá thai tăng. Khi phá thai ở những cơ sở khơng có giấy phép thì cũng
dễ gây nên những ảnh hưởng nhất định đối với cơ thể người phụ nữa, đồng thời
cũng gây ám ảnh tâm lí đối với người phá. Đối với những gia đình mong có con
trai, trọng nam khinh nữ thì cũng dễ gây mất cân bằng giới tính nam và giới tính
nữ.
Thứ sau là nếu Chính sách khuyến khích sinh con của chính phủ Hàn
Quốc thực sự có hiệu quả thì sẽ làm tăng dân số nhưng khơng thể để chính sách
được thực thi một cách quá lâu mà nên có điểm dừng. Thay thế vào đó là chính
sách phát triển phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện tại. Ngược lại, nếu
khơng thay đổi thì sẽ dẫn tới tình trạng bùng nổ dân và phải thực hiện lần nữa kế
hoạch giảm dân số.
Thứ bảy là khi Chính sách khuyến khích sinh con của chính phủ Hàn
Quốc không đạt được hiệu quả nhưng nhà nước và chính phủ Hàn Quốc vẫn
theo đuổi chính sách đó thì sẽ gây tốn ngân sách nhà nước.
CHƯƠNG 3: Đánh giá chính sách, bài học kinh nghiệm và giải phát định
hướng phát triển chính sách khuyến khích sinh con trong những năm tới.
3.1. Đánh giá Chính sách khuyến khích sinh con của chính phủ Hàn Quốc
hiện nay.
3.1.1. Những điểm mạnh trong Chính sách khuyến khích sinh con của chính
phủ Hàn Quốc hiện nay.

23


- Chính phủ Hàn Quốc đã có những chỉ đạo kịp thời khi nhận thấy tỉ

lệ sinh con và dân số đang giảm đi đáng kể. Chính sách được nhà nước chỉnh
sửa sao cho phù hợp nhất đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và
sự đón nhận của người dân. Sự quan tâm của nhà nước tới những vấn đề xã hội
cho thấy sự quản lý kịp thời, đúng đắn của nhà nước đối với người dân. Thể hiện
ý chí của giai cấp cầm quyền, đặt quyền lợi của nhân dân lên hàng đầu.
- Chính sách khuyến khích sinh con của Hàn Quốc cũng được nhiều
người ủng hộ, nhất là những người có tiềm lực kinh tế trung bình. Như một lần
thụ tinh như hiện nay có giá khoảng hơn 20 triệu đồng cho 1 lần thụ tinh.
- Chính sách đề ra cũng làm thay đổi nhận thức của các cặp đôi.
Nhiều cặp đôi có quan điểm khơng sinh con, thay vào đó là ni vật ni như
chó, mèo,.. và chăm sóc chúng như con của mình. Thì giờ đây đã có sự thay đổi
về tư duy, họ muốn sinh con để duy trì nịi giống. Với những em bé bất hạnh
khơng có gia đình thì sẽ có thể được nhận ni.
- Chính sách cũng góp phần làm thay đổi quan điểm hủ tục của người
dân Hàn Quốc về tư tưởng trọng nam khinh nữ. Góp phần làm xã hội Hàn Quốc
văn minh hơn, cân bằng giới tính được thiết lập.
- Chính sách có những biện pháp lâu dài, phục vụ cho những kế
hoạch dài hạn trong tương lai. Điều này cho thấy sự tính tốn lâu dài, có tầm
nhìn chiến lược của chính phủ Hàn Quốc.
3.1.2. Những điểm hạn chế trong Chính sách khuyến khích sinh con của
chinh phủ Hàn Quốc hiện nay.
- Những quy định, thể chế, biện pháp mà chính phủ Hàn Quốc đưa ra
chưa thực sự có chiều sâu vào tất cả các lĩnh vực kinh tế - đời sống. Hầu hết
chính sách chỉ mới đưa ra về mặt hỗ trợ tài chính là chủ yếu, cịn các quy định
khuyến khích sinh con chưa rõ ràng và chưa xác định đúng, gây sự hiểu lầm cho
nhiều người.
24


- Chính sách chưa phân bổ hợp lí nguồn ngân sách. Nhiều địa phương

kinh tế phát triển nhưng lại tùy theo mức độ điều kiện mà gia đình đó nhận được
thì mới hỗ trợ.
- Mức hỗ trợ cũng cần thay đổi, làm sao cho tương xứng với vị trí
kinh tế - chính trị. Việc phát triển kinh tế - xã hội được nâng cao cũng góp phần
làm đời sống người dân được nâng cao, chất lượng đời sống được nâng cao cũng
kéo theo giá cả của những loại hàng hóa, dịch vụ tăng cao, gây áp lực cho người
dân. Với nền kinh tế phát triển top 10 thế giới như hiện nay, Hàn Quốc cần có
chính sách sát hơn với thực tiễn, để quyền lợi của người dân lên hàng đầu.
- Ngồi chính sách khuyến khích sinh con của Hàn Quốc, chính phủ
cũng Hàn Quốc cũng cần ban bố thêm nhiều chính sách khác hỗ trợ người dân
thực hiện chính sách khuyến khích sinh con như chính sách ưu đãi thuế, chính
sách điều chỉnh lương,...
- Việc xây dựng chính sách nếu thiên vị q về những cặp đơi chuẩn
bị có con, đang có con nhỏ cũng sẽ gây ra chia rẽ nội bộ. Chính phủ cần bàn bạc,
xây dựng, tổ chức một chính sách phù hợp với tình hình thực tại, với từng đối
tượng, công bằng, tránh thiên vị.
3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Hàn Quốc đã có một thời gian thực hiện chính sách kiểm sốt sinh
con, kết quả tỷ lệ sinh giảm xuống mức đang báo động. Hàn Quốc áp dụng
chính sách này khi đang trong quá trình phát triển đất nước, phát triển kinh tế xã hội. Khi tỷ lệ sinh giảm xuống mức thấp nhất, chính phủ Hàn Quốc đã có
những thay đổi chính sách của mình thành chính sách khuyến khích sinh con.
Nhưng kết quả thu lại là tỷ lệ sinh vẫn ngày càng tụt xuống mức thấp nhất thế
giới. Với nguyên nhân chính vẫn là do áp lực cuộc sống từ cơng việc, từ tài
chính, do tâm lí khơng muốn kết hơn, khơng muốn có con.
Hiện nay, Việt Nam đang có gần 99 triệu người, đang trong thời kì
dân số vàng. Chính phủ Việt Nam đã ban hành chính sách kế hoạch hóa gia đình
25



×