Lời cam đoan
Em xin cam đoan bài viết của em không sao chếp bất kì bài viết nào, dữ
liệu của em được lấy từ nguồn đáng tin cậy như danh mục tài liệu tham khảo đã
nêu dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Hà
ký tên
1
MỤC LỤC
Danh mục bảng số liệu....................................................................................................3
Danh mục từ viết tắt........................................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................4
Phần 1: Khung lý thuyết trong áp dụng chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung
Quốc sang thị trường EU.........................................................................................7
Phần 2: Thực trạng và phân tích các chính sách xuất khẩu của Trung Quốc sang thị
trường EU trong giai đoạn 2001 đến nay..............................................................10
Phần 3: Kết luận đánh giá khái quát chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc
từ đó rút ra các nhận xét và các gợi ý cho Việt Nam............................................18
Danh mục tài liệu tham khảo........................................................................................19
2
Danh mục bảng số liệu
Bảng 1: Tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001 đến hết tháng 7/2010
Bảng 2: Xuất khẩu của Trung Quốc sang EU và so sánh với các khu vực khác.
Bảng 3: Cơ cấu doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc
Danh mục từ viết tắt
XNK : Xuất nhập khẩu
XK: Xuất khẩu
NK: Nhập khẩu
USD: Đôla mỹ
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
EU: Liên minh Châu Âu
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
DN FDI: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoai
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1Giới thiệu.
Trong suốt thời gian mở cửa, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ
thần kỳ trung bình hàng năm là 9.5% và có xu hướng tiếp tục duy trì trong
những năm tới. Thành công của Trung Quốc được coi là bắt nguồn từ chiến lược
công nghiệp hóa hiện đại hóa, với trọng tâm là việc thực hiện chính sách thúc
đẩy xuất khẩu. Theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong
7 tháng đầu năm 2010, tổng kim ngạch XNK của Trung Quốc đạt 1.617,05 tỷ
USD, tăng 40,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, XK đạt 850,49 tỷ USD,
tăng 35,6%; NK đạt 766,56 tỷ USD, tăng 47,2%; Thặng dư thương mại đạt
83,93 tỷ USD, giảm 21,2%. So với 7 tháng đầu năm 2008 thì giá trị XNK của 7
tháng đầu năm 2010 tăng thêm 9%; XK tăng thêm 5,9% và NK tăng thêm
12,7%. Một trong những yếu tố then chốt đóng góp vào sức mạnh xuất khẩu của
hàng hóa Trung Quốc là những chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu của chính phủ
Trung Quốc trong thời kỳ này.
Trong các bạn hàng lớn của Trung Quốc EU vẫn là bạn hàng số một của
Trung Quốc với kim ngạnh đạt 263,16 tỷ USD, tăng 36,6%. Tiếp theo là Mỹ đạt
207,23 tỷ USD, tăng 30,6%, Nhật Bản đạt 161,71 tỷ USD, tăng 34,9% , ASEAN
đạt 161,0 tỷ USD, tăng 49,6%. Tuy nhiên trong thời gian gần đây hàng hóa của
Trung Quốc liên tiếp gặp phải khó khăn khi thâm nhập vào thị trường xuất khẩu
số một của mình. Như đề xuất tăng thêm 43,6% thuế đối với sợi thủy tinh nhập
khẩu từ Trung Quốc từ ngày 16/9 từ 7% hiện nay lên 50,6%, từ năm 2006 EU
chính thức áp thuế chống bán phá giá trong vòng 5 năm đối với các túi nhựa sản
xuất tại Trung Quốc. Theo đó, một số công ty sản xuất túi nhựa của Trung Quốc
đã phải chịu mức thuế chống bán phá giá lên tới 28,8% hay việc đồng nhân dân
tệ tăng giá khoảng 14,5% so với đồng euro chỉ trong 4 tháng đầu năm 2010 theo
đó hàng hóa của Trung Quốc xuất sang EU sẽ kém cạnh tranh khi đồng euro
đang mất giá.
4
2.1Mục đích.
Với việc lựa chọn đề tài “ Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung
Quốc sang thị trường EU giai đoạn 2001 đến nay” nhằm nghiên cứu những
chính sách mà Trung Quốc đã đang và sẽ áp dụng để khuyến khích các doanh
nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu cũng như giải quyết các khó khăn gặp
phải trong quá trình thâm nhập thị trường EU từ đó :
Hệ thống hóa những cơ sở của các chính sách thúc đẩy xuất khẩu
của Trung Quốc.
Phân tích đánh giá các chính sách mà Trung Quốc đưa ra để giải
quyết các khó khăn trong quá trình thâm nhập thị trường EU.
Đưa ra một số kinh nghiệp cho Việt Nam trong quá trình xây dựng
cách chính sách về xuất khẩu.
3.1Đối tượng phạm vi nghiên cứu.
Do phạm vi nhỏ của bài đề án nên trong phần chình bày dưới đây tác giả
xin giới hạn trình bày về các chính sách chủ chốt mà Trung Quốc đưa ra trong
hỗ trợ xuất khẩu bao gồm các chính sách định hướng thị trường và các chính
sách can thiệp tích cực. Về thời gian nghiên cứu đề án chỉ nghiên cứu thực tiễn
áp dụng chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc trong thời gian sau khi
Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO tức từ năm 2001 đến
nay.
4.1Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra đề án sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu và phân tích sau:
Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp
hệ thống.
5
Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu và
phân tích định lượng giúp thống kê, khái quát hệ thống chính sách thúc đẩy xuất
khẩu của Trung Quốc từ đó so sánh và đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động
đến xuất khẩu của Trung Quốc.
5.1Kết cấu đề án.
Đề án bao gồm 3 phần lớn
Phần 1: Khung lý thuyết trong áp dụng chính sách thúc đẩy xuất khẩu ở
Trung Quốc. Trong phần này chủ yếu đi vào xây dựng khung lý thuyết phục vụ
cho phân tích các chính sách đưa ra trong các phần sau.
Phần 2: Thực trạng và phân tích các chính sách xuất khẩu của Trung Quốc
sang thị trường EU trong giai đoạn 2001 đến nay. Đưa ra các chính sách định
hướng thị trường và can thiệp tích cực. Phân tích các chính sách thúc đẩy xuất
khẩu của Trung Quốc.
Phần 3: Kết luận đánh giá khái quát chính sách thúc đẩy xuất khẩu của
Trung Quốc từ đó rút ra các nhận xét và các gợi ý cho Việt Nam.
6
Phần 1: Khung lý thuyết trong áp dụng chính sách thúc đẩy
xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường EU.
1.1Các khái niệm chung trong phân tích các chính sách thúc đẩy
xuất khẩu.
Chính sách: Theo Kraft và Furlong (2004)thì chính sách công là một quá
trình hành động hoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề
công cộng. Nó được kết hợp với các cách thức và mục tiêu chính sách đã được
chấp thuận một cách chính thức, cũng như các quy định và thông lệ của các cơ
quan chức năng thực hiện những chương trình.
“phân tích chính sách là quá trình sử dụng các kiến thức khoa học, các
phương pháp và kỹ thuật đa dạng để xử lý thông tin thực tế về chính sách và
trong quy trình chính sách, từ đó rút ra những điều cần sửa đổi, bổ sung để nâng
cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách.” (Lê Chi Mai 2001)
Khái niệm xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài
hoặc thị trường nội địa và khu chế xuất ở trong nước. Xuất khẩu là một hoạt
động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất hiện từ lâu đời và ngày
càng phát triển. từ hình thức cơ bản đầu tiên là trao đổi hàng hoá giữa các nước,
cho đến nay nó đã rất phát triển và được thể hiện thông qua nhiều hình thức.
Theo đó chính sách thúc đẩy xuất khẩu là những ý chí và hành động của
chính phủ nhằm thúc đẩy việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài. Phân
tích chính sách xuất khẩu là việc nêu ra các mối quan hệ nhân quả trong việc
vận hành các chính sách, sử dụng các công cụ kỹ thuật để sử lý thông tin thực tế
về chính sách nhằm thu được kết quả.
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu là tập hợp những biện pháp chính sách
nhằm xóa bỏ các yếu tố bóp méo giá cả theo hướng bất lợi đối với xuất khẩu do
7
chính sách của chính phủ tạo ra đồng thời khắc phục những thất bại của thị
trường trong việc khai thác những tiềm năng và cơ hội xuất khẩu mới của nền
kinh tế.
1.2. Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu.
Theo nội dung của các chính sách thúc đẩy xuất khẩu thì về cơ bản chính
sách thúc đẩy xuất khẩu bảo gồm hai nhóm lớn là: Các chính sách định hướng
thị trường và các chính sách can thiệp tích cực. Tuy nhiên trong điều kiện hiện
nay sau khi các nước gia nhập WTO các chính sach can thiệp có thể bị cấm
trong một số trường hợp nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn.
1.1. Các chính sách định hướng thị trường.
Một trong những nguyên nhân tạo ra rào cản đối với hoạt động xuất khẩu
là các chính sách khác của chính phủ nhằm giải quyết một số vấn đề khác tuy
nhiên chúng lại đồng thời gây tác động xấu đến hoạt động xuất khẩu. Thông
thường các chính sách này xuất hiện do sự yếu kém của quản lý vĩ mô hay các
mục tiêu kinh tế, chính trị khác. Các chính sách định hướng thị trường bao gồm:
Định giá đồng nội tệ thấp hoặc khắc phục tình trạng đồng nội tệ bị định giá quá
cao, giảm bớt bảo hộ đối với sản xuất trong nước, xóa bỏ các trở ngại trong xuất
khẩu. Các biện pháp này gây ít tranh cãi hơn tuy nhiên những biện pháp này
thường phải gắn liền với mục tiêu chung của chính sách kinh tế.
1.2. Các chính sách can thiệp tích cực.
Là các chính sách nhằm khắc phục những thất bại của thị trường, từ đó
giúp khai thác các tiềm năng xuất khẩu tạo ra lợi thế cạnh tranh mới cho hoạt
động xuất khẩu.
Can thiệp tích cực có thể là tạo điều kiện cho các hoạt đông xuất khẩu
thông qua nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở hoặc tác động đến sự phân bổ nguồn
lực cho những ngành được lựa chọn làm ngành chủ lực xuất khẩu.
8