Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Câu hỏi ôn tập môn địa văn hàng hải 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.19 KB, 23 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN ÔN TÂP MÔN ĐỊA VĂN HÀNG HẢI 1
1.Trình bày các hình dạng gần đúng của trái đất,các thơng số cơ bản khi
xem trái đất là hình ellipsoid.
Hình dạng :
- Geoid (mơ hình gần đúng, lấy đường bo theo mực nước biển trung bình.)
- Hình cầu (độ chính xác khơng cao, đơn giản).
- Ellipsoid / Ellip (hình cầu dẹt 2 đầu).
- Spheroid ( độ dẹt ở 2 cực nhỏ hơn Ellip)
Thông số Spheroid :
- Gọi a là bán kính lớn (ngang) và b là bán kính nhỏ (dọc).
 a = 6378245 m
 b = 6356863,019 m
 Độ dẹt : f = 1- (a/b)
 Độ lệch tâm : e2 = 1- (a/b)2

2.Trình bày các lưu ý khi sử dụng hải đồ của các nước khác nhau.
* Những lưu ý khi sử dụng hải đồ của các nước khác nhau:
Các nước khác nhau thì việc xây dựng hải đồ theo hệ thống trắc địa cũng khác nhau.
Do đó các sai số về tọa độ (kinh, vĩ độ) cũng khác nhau. Khi chuyển vị trí từ hải đồ nước
này sản xuất sang hải đồ nước khác sản xuất mà 2 nước lại áp dụng 2 hệ quy chiếu khác
nhau, nếu chỉ đồ giải vị trí từ hải đồ này sang hải đồ khác bằng kinh vĩ độ thì vị trí sẽ bị
ảnh hưởng của sự thay đổi hệ quy chiếu làm sai lệch. Cách tốt nhất là chuyển vị trí giữa 2
hải đồ bằng cự li, hướng ngắm của cùng một mục tiêu.
Hiện nay; hệ quy chiếu được áp dụng phổ biến nhất trên thế giới là WGS84. Nếu sử
dụng hải đồ khơng áp dụng hệ quy chiếu WGS84 thì phải đặt chương trình cho thiết bị
theo thơng số tham chiếu của hải đồ hoặc phải hiệu chỉnh tác nghiệp vị trí GPS lên hải
đồ.


3.Trình bày các hiểu biết về chập tiêu,độ nhạy của chập,ứng dụng trong
thực tế.


4.Trình bày nội dung phép chiếu Mercator,cách đo hướng,đo khoảng
cách.
5.Trình bày nội dung phép chiếu gnomonic cách đo hướng,đo khoảng
cách.
6.Trình bày nguyên tắc tu chỉnh hải đồ theo yêu cầu NP 249(how to
correct your chart the admiralty way).
7.Trình bày phương pháp tu chỉnh các ấn phẩm hàng hải.
Hải đồ là căn cứ chủ yếu cho tàu thuyền thực hiện hành trình, vì vậy hải đồ phải
phản ánh đúng và chính xác những tình huống và tư liệu mới nhất. Để hải đồ phản ánh
những biến đổi mới nhất trên thực địa; sỹ quan hàng hải cần phải tiến hành tu chỉnh hải
đồ tỉ mỉ và cẩn trọng. Trước khi hành trình cần dựa vào thơng báo hàng hải mới nhất để
tu chỉnh toàn bộ hải đồ sẽ dùng cho chuyến đi. Trong khi hành trình, căn cứ vào những
thông báo nhận được qua VTĐ để tiếp tục tu chỉnh.
* Các trường hợp yêu cầu tu chỉnh:
- Nhận mới một hải đồ xuống tàu
- Trước khi sử dụng hải đồ để thao tác lập tuyến hành trình.
- Khi nhận được thông báo hàng hải mới nhất, kể cả khi đang hành trình.
- Hải đồ lâu ngày chưa tu chỉnh.
Khi nhận được thông báo hàng hải (NM) cần ghi chép số của thông báo vào một
cuốn sổ riêng (NP133-A). Sau đó tiến hành hiệu chỉnh trên các hải đồ theo yêu cầu của
hải trình.
Cần ưu tiên hiệu chỉnh trước cho các hải đồ quan trọng rồi mới đến hải đồ, tài liệu
tham khảo khác. Khi tu chỉnh cần tu chỉnh theo NM mới nhất có được, rồi mới đến các
bản NM cũ dần. Sau khi tu chỉnh xong, phải ghi chú là đã tu chỉnh theo NM số mấy, ngày
tháng xuất bản NM đó vào đường biên phía dưới bên trái hải đồ, cũng ghi tương tự vào
quyển biên mục hải đồ.
* Các phương pháp tu chỉnh hải đồ:
+ Phương pháp gạch bỏ (đối với các tu chỉnh nhỏ và vừa):
Dùng bút đỏ và thước gạch bỏ những chỗ phải sửa chữa bằng nét mảnh. Sau đó điền
tư liệu mới vào dựa theo NM.

+ Phương pháp dán ghép (đối với tu chỉnh lớn):
Trong các NM thường in sẵn khu vực cần tu chỉnh; chỉ cần cắt ra rồi dán thật trùng
khí vào vị trí cần sửa trên hải đồ.
+ Những thông báo tạm thời nên tu chỉnh bằng bút chì; để đến khi có thơng báo
chính thức mới sửa lại bằng mực đỏ.
* Lưu ý khi tu chỉnh hải đồ:


- Tu chỉnh hải đồ có tỉ lệ xích nhỏ trước, lớn sau.
- Chữ viết, kí hiệu phải rõ ràng, ngay thẳng, đúng mẫu yêu cầu.
- Không viết đè lên các kí hiệu, độ sâu ghi trên hải đồ. Nếu khơng ghi hết được thì
ghi lên chỗ trống gần đó rồi ghi kí hiệu cần hiệu chỉnh.
- Phải tu chỉnh hết các hải đồ có liên quan đến yêu cầu cần tu chỉnh của NM để
tránh nhầm lẫn không đáng có.

8.Phân biệt các khái niệm sau:Fix,DR,EP.
9.Trình bày nội dung các loại sai số trong hàng hải.
10.Trình bày khái niệm MPP,cách xác định MPP.
15.Trình bày bài tốn thao tác dự đốn vị trí tàu khi có ảnh hưởng của
gió,dịng chảy.
16.Trình bày các bước lập kế hoạch chuyến đi.
Lập kế hoạch chuyến đi nghĩa là lập kế hoạch chạy tàu trước khi tàu hành hải. Việc
này gồm các bước sau:
+ Bước 1: Thu thập, đánh giá thơng tin có liên quan đến chuyến đi từ các ấn phẩm
hàng hải và các nguồn thông tin khác nhau.
- Lựa chọn hải đồ liên quan đến chuyến đi (tham khảo NP-131) và tìm hiểu rõ về các
hải đồ đã lựa chọn, biết rõ các kí hiệu trên hải đồ (tham khảo chart 5011).
- Lựa chọn thêm các hải đồ chuyên dùng, hải đồ tuyến đi, hải đồ độ lệch địa từ…
- Hàng hải chỉ nam (Sailing Direction)
- Bảng tính thủy triều (Tide Tables)

- Danh mục hải đăng (List of lights)
- Danh mục các tín hiệu vô tuyến điện (list of radio signal)
- Các thông báo cho người đi biển (ANM)
- Hướng dẫn ra vào cảng (Guide to port entry)
- Các thông tin khác.
+ Bước 2: Dựa trên thông tin đã thu thập ở trên, thiết kế đường đi kế hoạch trên tổng
đồ từ cảng đi tới cảng đến; sau đó chuyển các thơng tin chi tiết có liên quan lên các hải đồ
thành phần.
- Việc thiết kế phải đảm bảo cho tuyến hành trình an toàn và kinh tế nhất (thời điểm
đi và đến cảng, điều kiện thời tiết, thuỷ triều, đón hoa tiêu, vào cầu, giao nhận hàng hợp
lý, mật độ tàu thuyền…)


+ Bước 3: Trình lên thuyền trưởng, chỉ khi nào thuyền trưởng phê duyệt đồng ý thì
mới đưa kế hoạch đó vào thực hiện. Trong q trình thực hiện kế hoạch phải giám sát các
ca trực để đảm bảo kế hoạch đã đề ra.
+ Bước 4: Kiểm sốt hải trình, kiểm tra, đối chiếu, phân tích và điều chỉnh kế hoạch
chuyến đi cho phù hợp với điều kiện thực tế (thay đổi cảng đích, thay đổi hướng đi nhằm
tránh bão, áp thấp...).

17.Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến tầm nhìn xa mục tiêu,nội dung
List of lights and fog signals.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến tầm nhìn xa mục tiêu:
- Tầm nhìn xa địa dư
Cơng thức tính:
D(knot) = 2,08 () = 1,149()
e: độ cao mắt quan sát (thường e = 5m), nếu e 5m, hiệu chỉnh
 = 2,08-4,7
e > 5m =D +
e < 5m => D h: độ cao mục tiêu; khi ghi trên bản đồ sẽ ứng với MHWS hoặc MHHS

- Tầm nhìn xa quang học
Phụ lục vào:
 Tầm nhìn xa khí tượng (trạng thái khí quyển); điều kiện khúc xạ. Trời càng trong
thì tầm nhìn xa càng lớn và ngược lại.
 Cường độ chiếu sáng, màu sắc của đèn
* Nội dung của List of light and fog signal
Bộ sách này thống kê tồn bộ tiêu đèn; tín hiệu trên biển. Mỗi hàng tiêu đều có số
hiệu, tên gọi, cách lắp đặt, chất phát sáng, độ cao, cự li chiếu sáng, nguồn sáng, cấu tạo,
âm hiệu… để bổ sung tư liệu còn thiếu trên hải đồ dùng cho người đi biển tham khảo.
Trang cuối của từng cuốn sách có bản chỉ dẫn giúp người sử dụng biết tư liệu cần
tìm nằm ở trang nào.
Bộ sách gồm 11 tập được đánh dấu A, B, C, D… L. Mỗi tập tái bản trong chu kì 18
tháng. Trong sách khơng tập hợp những phao đèn nhỏ hơn 8m. Mỗi tập gồm tư liệu của
một khu vực nhất định:
A (NP-74): Các đảo của Anh quốc; bờ bắc nước Pháp.
B (NP-75): Phía Đơng, Nam biển Bắc.
C (NP-76): Biển Baltic
D (NP-77): Bờ Đông Đại Tây Dương
E (NP-78):Địa Trung Hải, biển Đen, biển Đỏ.
F (NP-79): Biển A Rập, Vịnh Bengan, Bắc Paciffic.
G (NP-80): Bờ Tây của Nam Đại Tây Dương, Đông Paciffic.


H (NP-81): Đông Bắc Canada
J (NP-82): Bờ Tây của Bắc Đại Tây Dương
K (NP-83): Ấn Độ, Nam xích đạo, Thái Bình Dương
L (NP-84): Na Uy, biển Greenland; Bắc Băng Dương.

18.Trình bày nội dung NP 201-202.
Bảng thủy triều - NP201-204 - Do cơ quan thủy văn hải quân Anh xuất bản hàng

năm, gồm 4 tập.
NP201: Vương Quốc Anh và Iceland.
NP202: Châu Âu (Trừ Anh, Iceland); Địa Trung Hải, Đại Tây Dương
NP203: Ấn Độ Dương, biển Đông (biển Nam Trung Hoa)
NP204: Thái Bình Dương.
Mỗi tập bao gồm những nội dung chính sau:
Phần I: Giờ, độ cao nước lớn, nước ròng từng ngày trong năm đối với cảng chính.
Phần II: Chênh lệch về giờ, độ cao nước lớn, nước ròng của cảng phụ đối với cảng
chính.
Phần III: Các số liệu về thơng tin thủy triều, hướng dẫn tính thủy triều theo phương
pháp điều hòa và một số bảng biểu liên quan. Trong bảng thủy triều, thời gian áp dụng
cho tính thủy triều là giờ múi địa phương nên khi tính thủy triều cho một cảng nào đó,
cần chú ý giờ múi áp dụng cho cảng phải phù hợp giờ ghi trong bảng thủy triều.

24.Nêu các phương pháp xác định vị trí tàu khi hàng hải ngồi khơi.phân
tích độ chính xác. tàu khi hành hải ngoài khơi chủ yếu bao gồm:
- Xác định vị trí tàu bằng GPS
- Xác định vị trí tàu bằng Loran/Decca
- Xác định vị trí tàu bằng thiên văn
- Xác định vị trí tàu bằng phương pháp dự đốn.
* Xác định vị trí tàu bằng GPS
+ Nguyên lý xác định vị trí của hệ thống GPS:
Hệ thống GPS bao gồm 3 khâu:
- Khâu vệ tinh: gồm 24 vệ tinh bố trí theo 6 quỹ đạo ở độ cao 20200km; các vệ tinh
được bố trí sao cho máy thu ln nhận được ít nhất là tín hiệu của 4 vệ tinh ở mọi điểm
trên trái đất.
- Khâu điều khiển: Gồm 1 trạm điều khiển chính đặt ở Colorado Spring; 5 trạm giám
sát; 3 trạm dẫn động.
- Khâu người sử dụng: Máy thu GPS tiếp nhận tín hiệu từ vệ tinh và cho biết vị trí
hiện tại của người sử dụng.



Hệ thống GPS xác định vị trí bằng phương pháp sau: Giả sử vị trí của vệ tinh đã
biết, cả vệ tinh và máy thu được trang bị đồng hồ đồng bộ với nhau, vì thế máy thu biết
được thời điểm vệ tinh phát tín hiệu và thời điểm tín hiệu tới. Từ đó sẽ tính được khoảng
thời gian truyền sóng trong khơng gian là t. Khoảng cách từ máy thu tới vệ tinh được
tính:
D = C.t (C = 3.108m/s)
Khi đó, vị trí máy thu sẽ là một điểm nào đó trên mặt cầu có tâm là vị trí vệ tinh, bán
kính là D. Giao tuyến của mặt cầu này với trái đất là một đường trịn, và vị trí máy thu
nằm trên đường tròn này.
Thực hiện tương tự như vậy đối với vệ tinh thứ 2, ta sẽ có một mặt cầu đẳng trị
khoảng cách khác. Giao của mặt cầu này với đường trịn vị trí máy thu đã nói trên, ta
được 2 điểm trên trái đất, trong đó có vị trí máy thu. Mặt cầu đẳng trị khoảng cách lấy
tâm là vị trí vệ tinh thứ 3 sẽ cho ta vị trí chính xác của máy thu.
Đối với ngành hàng khơng thì cần thêm vệ tinh thứ 4 để xác định vị trí vì phương
tiện khơng hoạt động trên mặt đất.
+ Độ chính xác của hệ thống GPS:
- Đối với mục đích dân sự độ chính xác của hệ thống là 100m.
- Đối với mục đích quân sự: độ chính xác của hệ thống là 16m.
* Xác định vị trí tàu bằng Lorac C:
+ Nguyên lý hoạt động của hệ thống Loran C:
Hệ thống Loran C là một tổ hợp các trạm phát sóng gồm trạm chủ (Master) và trạm
phụ (Slave) đặt trên bờ phát tần số thấp 100MH z dưới dạng xung. Máy thu Loran C đặt
trên tàu nhận sóng từ các đài phát, xác định hiệu thời gian phát sóng tới vị trí quan sát từ
trạm phát chủ và phụ. Hiệu thời gian được đo bằng thời gian trễ của các đường bao xung
(đo thô) và so sánh pha của sóng mang của các xung để đo hiệu thời gian chính xác (đo
tinh).
Quỹ tích các điểm đẳng hiệu thời gian hình thành hệ thống đường vị trí dạng
Hyperbol; nhiều cặp trạm phát hoạt động đồng thời làm hình thành mạng lưới Hyperbol,

máy thu có thể xác định vị trí người quan sát.
Hệ thống Loran C sử dụng tần số phát thấp, có đường cơ sở dài (khoảng cách các
trạm xa nhau); sử dụng mã tín hiệu, kĩ thuật thu tương quan… nên tầm tác dụng của hệ
thống lớn (1000-> 2000 knots)
+ Độ chính xác của hệ thống Loran C
Có thể dùng đường trịn sai số để biểu thị độ chính xác vị trí tàu như sau:
M=
M: bán kính vịng trịn sai số
: Sai số đo hiệu thời gian
, : Góc trương cung của vị trí tàu tương đối đối với 2 cặp trạm chủ và phụ
: Góc kẹp giữa 2 đồng vị trí LoranC
* Xác định vị trí tàu bằng Decca
+ Nguyên lý hoạt động của hệ thống Decca:
Hệ thống định vị Decca sử dụng sóng vô tuyến tần số thấp (70-> 130KHz) để phát
đi. Máy thu sẽ đo hiệu pha của 2 sóng phát liên tục từ 2 trạm phát trên bờ để xác định


hiệu khoảng cách để cho ra một đường Hyperbol vị trí. Giao của nhiều đường Hyperbol
vị trí sẽ cho ra vị trí máy thu.
Hệ thống Decca có tầm hoạt động 240 hải lý; độ chính xác từ vài m -> vài trăm m.
+ Độ chính xác của hệ thống Decca:
Sai số của hệ thống được tính theo vịng trịn sai số:
M=
M: Bán kính sai số
: Sai số đo pha
W1, W2: Chiều rộng dài của 2 cặp trạm phát
: Góc giao nhau của 2 đường vị trí
* Xác định vị trí tàu bằng thiên văn:
+ Xác định vĩ độ người quan sát
- Đo độ cao sao Bắc đẩu để xác định vĩ độ người quan sát:

Độ cao trên chân trời của thiên cựu bắc PN bằng với vĩ độ người quan sát. Gần thiên
cựu bắc PN có ngơi sao Polaris; với xích vĩ lớn hơn 89 0 nằm cách PN dưới 10. Vì thế, độ
cao giữa PN và Polaris chênh lệch rất nhỏ. Ta có thể dựa vào các bảng, tính tốn, lịch
thiên văn để tính vĩ độ người quan sát.
 = hopolaris - 10 + ao + a1 + a2
: Vĩ độ người quan sát
hopolaris: Độ cao thật của sao Bắc đẩu (đã tiến hành các hiệu chỉnh).
ao: Số hiệu chỉnh thứ nhất; số dẫn vào bảng là góc giờ địa phương của điểm xuân
phân (LHA).
a1: Số hiệu chỉnh thứ 2, số dẫn vào bảng là LHA  và độ cao quan sát của sao Bắc
Đẩu (đã hiệu chỉnh).
a2: Số hiệu chỉnh thứ 3, số dẫn vào bảng là LHA và tháng quan sát.
- Ngồi ra cịn khá nhiều các phương pháp xác định vĩ độ khác nhưng thao tác khá
phức tạp và độ chính xác khơng cao.
- Xác định kinh độ người quan sát: (có nhiều phương pháp, đây là 1 VD)
- Xác định kinh độ bằng độ cao thiên thể trên vịng trịn đơng tây:
 Điều kiện:  <  đồng thời cùng tên
: Xích vĩ thiên thể
: Vĩ độ người quan sát
 Thời điểm thiên thể qua vịng trịn đơng tây:
cos LHA* = tg cotg
LHA* : Góc giờ địa phương của thiên thể khi qua vòng tròn đơng tây.
Sử dụng lịch thiên văn để tìm góc giờ địa phương nguyên vòng của thiên thể khi qua
vòng tròn đơng tây.
GHA; GMT; ZT (múi giờ tàu).
 Cơng thức tính kinh độ:
Cos LHA
=
Sin h
-



Tgtg
Coscos
h: độ cao thiên thể đã qua hiệu chỉnh.
 = LHAnguyên vòng - GHAnguyên vòng
(LHA > GHA >  (E); LHA < GHA =>  (w))
+ Đánh giá độ chính xác:
Xác định vị trí tàu bằng thiên văn có độ chính xác khơng cao do bị ảnh hưởng nhiều
về điều kiện quan trắc cũng như độ chính xác của dụng cụ và việc lấy thời điểm. Do đó
ngày nay phương pháp này khơng phổ biến.
* Xác định vị trí tàu dự đoán:
Dựa vào vận tốc tàu, hướng đi của tàu, thời gian tàu đã đi; ảnh hưởng của gió và
dịng chảy… ta có thể suy đốn được vị trí hiện thời của tàu.
Độ chính xác của phương pháp này rất thấp do bị ảnh hưởng mạnh bởi nhiều yếu tố;
do đó khơng nên lấy phương pháp này làm phương pháp chủ đạo để xác định vị trí tàu.

25. Nêu các phương pháp xác định vị trí tàu khi hàng hải ven bờ.phân
tích độ chính xác.
- Sử dụng GPS, Loran C; Decca
- Sử dụng Radar
- Quan trắc bằng mắt thường
* Sử dụng hệ thống định vị GPS; Loran C; Decca
* Sử dụng Radar
Nếu khu vực chạy tàu có nhiều đảo nhỏ độc lập, các mục tiêu bố trí phản xạ radar
đặc biệt (Racon…) thì có thể sử dụng radar để xác định vị trí tàu. Nên chọn các mục tiêu
rõ nét, dễ nhận biết và có biểu thị trên hải đồ. Các phương pháp để xác định vị trí tàu
bằng radar (1 p/vị 1 k/cách; 2 p/vị, 2 khoảng cách…). Nói chung, việc xác định vị trí tàu
đều chung 1 nguyên lý; đó là giao điểm của ít nhất 2 đường vị trí. Radar có thể cho phép
ta tìm được 2 loại đường vị trí.

+ Đường phương vị nghịch: là tập hợp mọi điểm có hướng ngắm khơng đổi tới một
mục tiêu cố định.
+ Đường vị trí đẳng trị khoảng cách: là tập hợp mọi điểm có khoảng cách khơng đổi
đến một mục tiêu cố định.
Vì thế, vị trí tàu được xác định bằng giao của một đường phương vị nghịch với 1
đường đẳng trị khoảng cách hoặc giao của 2 đường phương vị nghịch của 2 mục tiêu
riêng biệt hoặc giao của 2 đường đẳng trị khoảng cách của 2 mục tiêu riêng biệt.
Khi quy đổi phương vị từ tàu → mục tiêu sang phương vị nghịch, ta cần cộng thêm
0
180 và nếu radar đang ở chế độ head up thì ta phải chuyển góc mạn mục tiêu về phương
vị của mục tiêu.


Mục tiNT
êu A

MNục tiêu A
T
NT
Mục tiêu B
VTT
VTT
PTNB
PTNA

1 phương vị và 1 khoảng cách

PTNA
2 phương vị


Khi xác định VTT = 2 phương vị; nên chọn 2 mục tiêu có góc kẹp ngang từ 30 o ->
150o
Mục tiêu A

VTT

Mục tiêu B

Xác định VTT = 2 khoảng cách tới 2 mục tiêu
Đối với việc xác định vị trí tàu = 2 khoảng cách tới 2 mục tiêu, giao của 2 đường
đẳng trị khoảng cách có thể cho ra 2 điểm. Nếu cả 2 điểm đều nằm trên biển thì ta cần lấy
thêm 1 đường phương vị nghịch để có vị trí tàu chính xác.
Đánh giá độ chính xác:
+ Phương pháp 1 phương vị 1 khoảng cách:
M=
+ Phương pháp 2 phương vị:
M=
+ Phương pháp 2 khoảng cách:
M=
: góc kẹp giữa 2 đường phương vị hay 2 đường khoảng cách


Mục tiêu A

εp: Sai số bình phương trung bình của việc đo phương vị
εD: Sai số bình phương trung bình của việc đo khoảng cách
D1, D2: khoảng cách tới các mục tiêu 1 và 2.
* Xác định vị trí tàu bằng việc quan trắc mục tiêu; sử dụng các dụng cụ đo bằng mắt
thường:
Khi tàu chạy gần bờm có khá nhiều mục tiêu địa văn để quan sát. Vì vậy ta có thể sử

dụng chúng để xác định VTT.
Khi chọn mục tiêu để đo đạc, cần chú ý chọn những mục tiêu rõ rệt, nổi bật, dễ quan
sát, có thể hiện rõ trên hải đồ; riêng biệt không dễ nhầm lẫn với mục tiêu khác…
Khi sử dụng sextan để đo góc kẹp đứng nhằm tìm khoảng cách thì độ cao của mục
tiêu phải ghi rõ trên hải đồ.
Cần chú ý thứ tự đo đạc các mục tiêu. Cần ưu tiên đo các mục tiêu ở trước mũi, sau
lái rồi mới đến các mục tiêu ở ngang tàu. Ban đêm khi đo hải đăng, phao đèn nên đo đèn
tối trước, đèn sáng sau; đèn chớp trước, đèn không chớp sau; đèn chu kì dài trước, đèn
chu kì ngắn sau.
- Nếu tốc độ tàu khá lớn thì tốt nhất đo 5 lần cho 3 mục tiêu I, II, III theo tuần tự I,
II, III; II; I rồi lấy giá trị TB.
- Việc xác định vị trí tàu cơ bản là sử dụng giao điểm của ít nhất 2 đường vị trí. Nếu
quan sát bằng mắt thường; ta có thể có 3 loại đường vị trí, đường phương vị nghịch;
đường đẳng trị khoảng cách; đường đẳng trị góc kẹp ngang giữa 2 mục tiêu.
- Do đó có khá nhiều cách xác định vị trí tàu nếu quan sát bằng mắt thường như: 1
phương vị và 1 khoảng cách; 2 phương vị mục tiêu đồng thời; 3 phương vị; 2 khoảng
cách; 2 góc kẹp ngang đồng thời; 1 phương vị và 1 góc kẹp ngang; 1 khoảng cách và 1
góc kẹp ngang…

Mục tiêu
A

Mục tiêu
B

Đường đẳng trị khoảng cách
PTN
A

Đường phương vị nghịch


Đường đẳng trị góc kẹp ngang giữa 2 mục tiêu


+ Đánh giá độ chính xác:
Tùy theo từng phương phác xác định VTT mà có cơng thức xác định sai số riêng;
nhưng nhìn chung, phần lớn các phương pháp xác định VTT bằng mắt thường có sai số
chấp nhận được, nằm trong sự cho phép.

26.Nội dung NP 131,PILOT CHART .Phân tích các thơng tin được sử
dụng trong hàng hải.
NP131 – Các bản đồ hướng dẫn đường đi do cơ quan thủy văn hải quân Anh xuất bản;
sách được chia theo 5 nhóm ứng với 5 đại dương: Bắc Đại Tây Dương, Nam Đại Tây
Dương, Bắc Thái Bình Dương, Nam Thái Bình Dương, Ấn Dộ Dương. Mỗi nhóm có 12
bản đồ tương ứng với 12 tháng. Loại bản đồ này dùng để tham khảo khi thiết kế đường đi
trên đại dương theo các tháng khác nhau trong năm. Bản đồ này có các tư liệu tham khảo
sau:
+ Đường chạy tàu: Trên bản đồ có vẽ sẵn đường chạy tàu theo tập quán hàng hải
giữa các cảng lớn, có ghi chú chiều dài đường đi.
+ Giới hạn khu vực theo dấu chuyên chở mà công ước quốc tế đã quy định: Trên
bản đồ người ta dùng mực màu xanh để biểu thị khu vực hành hải theo dấu chuyên chở.
+ Kí hiệu gió: Được biểu thị bằng những vịng trịn nhỏ và các mũi tên màu đỏ.
Hướng của mũi tên biểu thị hướng gió; chiều dài của mũi tên biểu thị xác suất xuất hiện
gió trên hướng đó; hình dạng mũi tên biểu thị cấp gió. Trong những con số ghi trong
vịng tròn, số trên là số lần quan sát của tư liệu; số giữa là biểu thị % của gió bất định; số
cuối là biểu thị xác suất (%) lặng gió.
+ Kí hiệu dịng chảy đại dương: Biểu thị bằng mũi tên màu xanh lá cây. Hướng
của mũi tên biểu thị hướng của dịng chảy trên mặt nước, hình dáng mũi tên biểu thị
mức độ ổn định của dòng chảy, tốc độ dịng chảy được ghi trên mũi tên.
+ Tình hình băng: vẽ bằng đường chấm hoặc đường +–+– màu đỏ, biểu thị giới hạn

trung bình số lần xuất hiện núi băng.
+ Khu vực phịng chống ơ nhiễm: Những đường gạch gián đoạn có màu xanh nhạt
biểu thị khu vực cấm thải nước lẫn dầu.


27. Nội dung NP 136.phân tích các thơng tin được sử dụng trong hàng
hải.
NP136 - Ocean Passage for the world (các tuyến đường hàng hải viễn dương) - do
cơ quan thủy văn của hải quân Anh xuất bản. Sách bao gồm các thông tin để lập tuyến
chạy tàu trên khắp thế giới và các thơng tin về khí tượng hải dương toàn cầu. Khi sử dụng
cuốn sách này cần tham khảo thêm hàng hải chỉ nam và hải đồ.
Sách gồm 12 chương; được chia làm 2 phần chính:
Phần đầu có 8 chương nói về đường đi của tàu thuyền máy. Phần 2 có 3 chương nói
về đường đi của tàu buồm. Chương đầu tiên thuyết minh tổng quát về đường đi và tình
hình khí tượng thủy văn trên tồn thế giới.
Cuối cùng của cuốn sách là phần tổng chỉ dẫn các đường chạy tàu máy và tàu buồm,
dùng để tra cứu. Trong phần này, tên cảng xuất phát và cảng đích được sắp xếp theo thứ
tự chữ cái, đồng thời cho biết tuyến đường cần tìm nằm ở trang nào cuốn sách. Phần chỉ
dẫn in nghiêng dùng cho tàu buồm, in đứng dùng cho tàu máy.
Ngoài các hải đồ in trực tiếp trong sách, cách còn kèm theo 8 bản đồ tham khảo xếp
trong 1 túi giấy kẹp trong sách gồm: Bản đồ khí hậu thế giới, bản đồ đường đi viễn
dương chủ yếu trên thế giới dành cho tàu buồm, bản đồ đường đi viễn dương chủ yếu trên
thế giới dành cho tàu máy, bản đồ dòng chảy tầng mặt nước trên thế giới; bản đồ khí hậu
thế giới từng tháng, thời gian và lộ trình…
Sách được tu chỉnh bởi ấn phẩm bổ sung và Suplacement khơng định kì. Trên phần
IV của NM cũng có một nội dung yêu cầu hiệu chỉnh.
* Cách sử dụng sách:
- Căn cứ vào cảng xuất phát và cảng đích, tìm đường đi khái quát trên bản đồ giới
thiệu đường đi; đồng thời xem tàu sẽ qua những khu vực biển chính nào.
- Đọc tài liệu tham khảo về khí tượng hải dương trong chương đầu cuốn sách và

phần có liên quan đến đường đi; tham khảo bản đồ khí tượng thủy văn kèm theo, cần lưu
ý những điều cảnh báo.
- Dựa vào cảng xuất phát và cảng đích, tra cứu vào phần chỉ dẫn đường đi, nghiên
cứu kĩ những phần liên quan đến đường đi đó.

28. Nội dung NP 281-286.phân tích các thơng tin được sử dụng trong
hàng hải.
NP281-288-Admiralty list of Radio signal (danh mục các tín hiệu vơ tuyến điện) do hải quân Anh xuất bản, bao gồm 8 tập:
+ NP281: Các tranh vơ tuyến bờ:
Cho biết tần số, giờ, đặc tính…. phát sóng của các trạm vơ tuyến bờ. Cung cấp
thơng tin về dịch vụ y tế qua vô tuyến; yêu cầu về thủ tục kiểm dịch, báo cáo về ô nhiễm,
cơn trùng, Inmasart, hệ thống an tồn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS), báo cáo về


tình trạng cướp biển, bn lậu… Quy tắc sử dụng radio trong nội thủy, tóm tắt các quy
tắc vơ tuyến điện.
Sách gồm 2 phần:
Phần I: Châu Âu, Á, Phi (Trừ Philipin và Indonêxia)
Phần 2: Philipin, Inđônêxia, Châu Úc, Châu Mỹ, Iceland
+ NP282: Vô tuyến trợ giúp hàng hải
Các tiêu vô tuyến kể cả hàng không vùng ven bờ, các trạm vơ tuyến định hướng,
các trạm vơ tuyến chun phát sóng hiệu chỉnh máy vô tuyến định hướng của tàu, các hải
tiêu, racon, ramark, các hệ thống định vị hàng hải sử dụng vệ tinh, các trạm DGPS.
+NP283: Dịch vụ thời tiết vô tuyến và cảnh báo hàng hải
Cung cấp các thông tin về dịch vụ thời tiết qua vô tuyến, cảnh báo hàng hải, dịch vụ
thơng tin an tồn hàng hải. Trong tập này cịn có dịch vụ khí tượng hàng hải tồn cầu, các
mã khí tượng và sơ đồ liên quan.
Sách chia làm 2 phần:
Phần I: Châu Âu, Á, Phi (Trừ Philipin và Inđônêxia)
Phần II: Châu Úc, Châu Mỹ, Iceland, Philipin và Inđônêxia).

+ NP282: Danh mục các trạm quan sát khí tượng và sơ đồ liên quan.
+ NP285: Hệ thống báo nạn và an toàn hàng hải toàn cầu GMDSS.
Cung cấp các thông tin về thủ tục báo nạn và tìm cứu cùng tất cả các dịch vụ hỗ trợ
cho tàu thuyền sử dụng và tham gia vào GMDSS. Ngịai ra cịn bao gồm nhiều sơ đồ giải
thích trích dẫn thiết thực từ quy tắc vô tuyến quốc tế.
+ NP286: Dịch vụ hoa tiêu và hoạt động cảng
Hướng dẫn về các thủ tục vô tuyến hàng hải thiết yếu, dịch vụ hoa tiêu, VHF, từ các
yêu cầu hoa tiêu đến việc cập cầu.
Sách gồm 2 phần:
Phần I: Châu Âu và Địa Trung Hải
Phần II: Châu Phi, Á, Úc, Mỹ, Greenland, Iceland
+ NP287: Dịch vụ kiểm sốt giao thơng tàu thuyền và hệ thống báo cáo.
Cung cấp các thông tin về dịch vụ kiểm sốt giao thơng tàu thuyền địa phương,
quốc gia, quốc tế và chi tiết về hệ thống báo cáo bắt buộc, khuyến cáo, tự nguyện.
Sách gồm 2 phần:
Phần I: Châu Âu và Địa Trung Hải
Phần II: Châu Á, Phi, Mỹ, Úc, Green land, Iceland
+ NP288: Hệ thống vệ tinh hàng hải
Cung cấp cá thông tin về sai số ở các vị trí khác nhau. Trong đó có giải thích chi tiết
và hướng dẫn sử dụng.
* Các ấn phẩm nói trên đều được xuất bản hàng năm để cập nhật thơng tin, riêng NP284
thì 3 năm

29.Nêu nội dung các loại hải đồ dùng trong hàng hải.Công tác chuẩn bị
hải đồ.
* Các hải đồ dùng cho hàng hải được chia ra làm 2 nhóm chính: hải đồ chạy tàu và
hải đồ tham khảo


+ Hải đồ chạy tàu: gồm 5 loại

- Tổng đề: tỉ lệ 1/1 triệu → 1/5 triệu: là loại hải đồ bao quát một vùng đất rộng, trên
đó in khái quát tình hình địa lý cần thiết dùng để chạy ngoài đại dương hoặc tham khảo
thiết kế; lựa chọn đường đi tổng quát.
- Hải đồ chạy đại dương: có tỉ lệ 1/250.000 → 1/1 triệu:
In các hải đăng, mục tiêu có thể quan sát được từ xa, phao tiêu, độ sâu đáy biển.
Loại này chỉ phù hợp với hành trình dài, xa bờ.
- Hải đồ chạy biển có tỉ lệ 1/250.000 → 1/50.000: Tất cả các tư liệu hàng hải cần
thiết đều được ghi trong loại hải đồ này, nó được dùng để kẻ đường đi và xác định vị trí
tàu.
- Hải đồ bờ biển: Có tỉ lệ lớn hơn 1/50.000. Các tư liệu hàng hải được in rõ, tỉ mỉ
hơn. Hải đồ này dùng để chạy ven bờ.
- Hải đồ cảng: Chủ yếu in những khu neo đậu tàu thuyền, các tuyến luồng chạy tàu,
cầu; bến nước được sử dụng cho tàu ra vào cảng. Các cảng nhỏ có thể được in ghép vào
hải đồ bờ biển.
+ Hải đồ tham khảo: Chỉ dùng để tham khảo, không được tác nghiệp chạy biển.
- Routing chart và Pilot chart: Cung cấp thông tin hàng tháng về tuyến luồng giao
thông, hải lưu, gió, băng, các thơng tin về khí tượng thủy văn.
- Hải đồ biểu diễn mạng lưới của hệ thống định vị vô tuyến điện hàng hải: Hải đồ
Decca, hải đồ Loran.
- Hải đồ điện tử: Là một thiết bị khá tiện lợi và nhiều chức năng, nhưng vẫn còn một
số khiếm khuyết. Hiện nay chưa bắt buộc trang bị cho tàu.
- Hải đồ Gronomic: dùng để vạch tuyến đường đi theo đường Octo.
- Hải đồ độ lệch địa từ: Có thể hiện những đường đẳng trị độ lệch địa từ, tham khảo
để khử độ lệch LB từ.
* Công tác chuẩn bị hải đồ:
- Trong khi lập chuyến đi, căn cứ vào tuyến đường, ta sử dụng chart catalogue để
chọn đầy đủ hải đồ sao cho hải đồ phải bao trùm hết vùng biển mà tàu sẽ đi và tỉ lệ xích
hải đồ phải phù hợp, đồng thời phải lấy thêm các loại hải đồ tham khảo phục vụ cho
chuyến đi khi cần.
- Phải tiến hành tu chỉnh hoặc kiểm tra tu chỉnh trước khi sử dụng. Đọc kĩ những

điểm đặc biệt và khuyến cáo trên hải đồ.
- Sắp đặt hải đồ theo thứ tự hành trình hợp lý để dễ dàng lấy ra khi sử dụng.
- Các thao tác trên hải đồ trong chuyến đi phải được lưu giữ, đặc biệt với những khu
vực, vị trí bị sự cố để làm bằng chứng khi cần thiết.
* Lưu ý khi sử dụng hải đồ:
- Cần phân biệt được hải đồ trong tình trạng tốt hay xấu. Các thời điểm đo đạc, xuất
bản và hiệu chỉnh hải đồ phải là thời điểm gần nhất.
- Vùng hiển thị mặt biển nếu có những chỗ bỏ trống được ghi chú là chưa khảo sát
có thể sẽ là những chướng ngại vật nguy hiểm, đặc biệt là hải đồ cũ.
- Không được tin tưởng mù quáng vào hải đồ, nhất là các hải đồ cũ.
- Phải bảo quản hải đồ nơi khô ráo, sắp xếp theo thứ tự, đặt nằm ngang, không được
gấp.


- Khi tác nghiệp trên hải đồ phải cẩn thận, tránh làm hư hỏng, rách nát hải đồ.
- Khi sử dụng hải đồ các nước khác nhau cần đặc biệt lưu ý sự khác biệt giữ hệ
thống trắc địa của các nước khác nhau, nhất là khi đồ giải vị trí từ hải đồ này sang hải đồ
kia.

31.Nêu các yếu tố gió và nước tác động đến hướng đi của tàu.Cách xác
định,hiệu chỉnh để tàu đi đúng hướng.
* Ảnh hưởng của gió:
Khi tàu hành trình trên biển sẽ chịu tác động của gió tổng hợp (gió thật và gió do
con tàu chuyển động gây ra). Do cấu trúc của con tàu mà tàu sẽ bị gió tác động vào một
lực nhất định. Lực này phụ thuộc vào tốc độ gió; hướng gió và diện tích hứng gió của tàu.
Gió sẽ gây ra những hiện tượng:
- Làm tăng tốc độ di chuyển (gió xi hoặc chếch).
- Làm giảm tốc độ (gió ngược hoặc vát)
- Làm lệch hướng đi của tàu (gió ngang; chếch hoặc vát)
Trọng tâm tàu sẽ lệch khỏi hướng đi 1 góc , gọi là góc dạt gió.

+ Các phương pháp xác định góc dạt gió.
- Phương pháp xác định bằng vị trí tàu: Áp dụng khi chỉ có ảnh hưởng của gió.
Tại thời điểm T1, T2, T3 lần lượt xác định VTT tại F1, F2, F3. Nối các vị trí đó ta đựoc
đường HTT.
=>  = HTT hợp với HT
F1
F2
F3
HTT
- Phương pháp kéo phao: Thả xuống biển một phao nối với tàu bằng sợi dây dài
3→4 liên. Do mạn chắn gió của phao rất nhỏ → có thể coi phao khơng bị trơi dạt bởi gió.
Dùng la bàn đo phương vị từ tàu → phao nhiều lần, lấy giá trị phương vị trung bình rồi
chuyển PTB → phương vị nghịch PTBN
=>  = PTBN - HL
Phương pháp này loại trừ ảnh hưởng của dòng do hải lưu tác động cả vào phao lẫn
tàu.
- Phương pháp quan sát radar: Trong chế độ chuyển động tương đối, vị trí tàu ở tâm
màn hình; ảnh các mục tiêu cố định di chuyển ngược lại hướng đi của tàu. Nếu quan sát
mục tiêu độc lập; sử dụng đường EBL để làm trùng hướng chuyển động hay đánh dấu lên
màn hình các vị trí hình ảnh của mục tiêu, ta sẽ xác định được góc dạt gió.
+ Hiệu chỉnh: Để tàu đi đúng hướng, ta đè lái về trên gió 1 góc  = góc dạt gió.
* Ảnh hưởng của dịng:


Tương tự gió, dịng cũng có thể làm cho tàu tăng tốc độ di chuyển, giảm tốc độ di
chuyển hay lệch khỏi hướng đi dự kiến 1 góc  (gọi là góc dạt gió). Ảnh hưởng của dịng
phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy và hướng dòng.
+ Các phương pháp xác định yếu tố của dòng chảy.
- Dựa vào các tài liệu hàng hải để tra cứu hướng, tốc độ dịng chảy, sau đó tính tốn
vận tốc thực tế; góc dạt  theo các bước sau

 Vẽ hướng thật (C)
 Trên (C) lấy AB = Vlog (Vận tốc tàu)
 Tại đầu mút B, kẻ đường // với hướng dòng; trên đó lấy 1 đoạn BD=V drift (vận tốc
dịng).
 Nối A với D thì hướng AD là hướng thật, độ dài AD là vận tốc thực tế, góc tạo bởi
AD và (C) là góc dạt nước .
- Trong trường hợp cần phải tính tốn hướng lái để tàu ln đi trên hướng đó dưới
tác dụng của hải lưu, ta cần tính toán theo các bước sau:
 Kẻ hướng thực tế CMG
 Trên CMG lấy A bất kì, từ A kẻ 1 đường // với hướng dòng; lấy 1 đoạn AD= V drift
(vận tốc dòng).
 Lấy D làm tâm, quay cung tròn bán kính l = V log (vận tốc tàu); cung này cắt CMG
tại B.
 Từ A vẽ đường // với DB; đường này chính là hướng tàu sẽ đi sau khi bị dịng tác
dụng; góc hợp bởi đường nói trên với CMG là góc dạt nước , vận tốc tàu sau khi chịu
dịng tác dụng bằng đoạn AB.

A

VMG

B

Vdrift
Vlog
D

* Góc dạt tổng hợp:

CMG



Thực tế trên biển thì tàu chịu tác dụng của cả gió và dịng; sẽ đi lệch khởi hướng đã
định. Góc dạt nói trên gọi là góc dạt tổng hợp ,  phụ thuộc vào  và 
=   
Hướng đi thực tế trong trường hợp này là:
CMG = C +  = CMG + 

32. Nội dung SAILING DIRECTIONS.phân tích các thơng tin được sử
dụng trong hàng hải.
Sailing Directions (Hàng hải chỉ nam): Gồm 72 tập (NP1->NP72) do cơ quan thủy
văn hải quân Anh xuất bản. Mỗi tập mơ tả một khu vực biển, gồm có đặc điểm bờ biển,
eo biển, luồng lạnh, ghi chú về thủy triều, dòng chảy, hướng dẫn việc chạy tàu; khuyến
cáo về những vùng nguy hiểm chỉ dẫn về hệ thống phao tiêu, hải đăng, các quy tắc quốc
tế và địa phương được áp dụng. Sách còn cho biết về những lưu ý chung của các nước
trong khu vực, điều kiện khí hậu, các thiết bị làm hàng tại cảng… Mỗi tập khác nhau
cung cấp thơng tin về các vùng biển mà nó đề cập tới.
Hàng hải chỉ nam là tài liệu quan trọng để phục vụ thao tác hải đồ, lập kế hoạch
hành trình. Hàng hải chỉ nam cịn dùng để tra cứu những điều khơng có trên hải đồ, do đó
khi đọc đến đâu phải cần đối chiếu với hải đồ khu vực đó. Mỗi tập được sửa đổi hồn
tồn trong vịng 12->15 năm. Trong khoảng thời gian đó, sách được sửa đổi bổ sung hàng
tháng qua các NM.

33.Trình bày nội dung kinh độ,vĩ độ, hiệu kinh độ,hiệu vĩ độ.
34.Trình bày nội dung hướng đi ,phương vị ,góc mạn.
 Hướng đi : xác định bằng góc hợp bởi hướng Bắc thật (hoặc hướng Bắc đang xét )
với trục dọc tàu theo hướng mũi tàu.
 Phương vị : xác định bằng góc hợp bởi hướng Bắc thật (hoặc hướng Bắc đang
xét ) với đường thẳng tạo bởi mục tiêu quan sát đến vị trí mắt người quan sát.
 Góc mạn : xác định bằng góc hợp bởi trục dọc tàu theo hướng mũi tàu với đường

thẳng tạo bởi mục tiêu quan sát đến vị trí mắt người quan sát.

35.Trình bày các khái niệm sai số la bàn,độ lệch địa từ,độ lệch riêng la
bàn.
 Độ lệch địa từ : góc tạo bởi True North với hướng Bắc địa từ. Do Trái Đất giống
như một nam châm, xung quanh bao bởi từ trường và các cực địa từ luôn thay đổi
( Địa từ trường ) khiến cho các nam châm con (của thiết bị) bị lệch.


 Độ lệch riêng la bàn : góc tạo bởi Bắc địa từ với Bắc la bàn. Do la bàn từ trên tàu
luôn chịu ảnh hưởng của địa từ trường khu vực và từ trường của tàu ( sắt, thép kim
loại, máy móc điện tử, đường dây điện,…)
 Sai số la bàn : góc lệch giữa True North với hướng Bắc các la bàn, do từ trường
Trái Đất luôn biến thiên và ảnh hưởng, khiến kim la bàn luôn bị lệch tạo ra sai số.

36.Trình bày nội dung thơng báo hàng hải xuất bản hàng tuần.
37.Trình bày khái niệm hệ thống thơng tin hải đồ điện tử,hải đồ
vector,hải đồ raster.
38.Trình bày nội dung hệ thống phao luồng trong ấn phẩm của IALA.
Phao luồng (Lateral marks) là loại phao được dung để kí hiệu, đánh dấu, nhận biết
phương hướng và quy định cách thức ra vào luồng, hành hải an toàn.
Phao luồng được quy định theo hai cách khác nhau cho các khu vực : Region A và
Region B.
 Region A :
Mạn trái :
 Màu : đỏ
 Hình dạng : Hình hộp / hình trụ tháp nón / hình trụ dài
 Đỉnh phao : Hình vng đỏ
 Tín hiệu đèn :
- Chớp liên tục (QR – Quick red)

- Chớp đơn ( Fl.R- single flashing red)
- Chớp dài (LFl.R – Long-flashing red)
- Chớp đơi ( Fl(2)R)
Mạn Phải
 Màu : xanh lá
 Hình dạng : Hình nón / hình trụ tháp nón / hình trụ dài
 Đỉnh phao : Hình nón xanh lá.
 Tín hiệu đèn :
- Chớp liên tục (QG – Quick green)
- Chớp đơn ( Fl.G- single flashing green)
- Chớp dài (LFl.G – Long-flashing green)
- Chớp đôi ( Fl(2)G)
 Region B :

- Ngược màu lại thôi !


39. Trình bày nội dung hệ thống phao chỉ hướng trong ấn phẩm của
IALA.
Phao chỉ hướng (cardinal marks) có thể xem như một “la bàn biển”, dùng để định vị
phương hướng và kí hiệu khu vực nguy hiểm.

40.Trình bày tóm tắt các ấn phẩm hàng hải phải có trên tàu theo quy
định của SOLAS.
1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.
8.
9.

Hải đồ
Hàng hải chỉ nam.
Danh mục tín hiệu đèn vượt sương mù.
Thông báo hàng hải.
Lịch thủy triều.
Các tuyến hành trình vượt đại dương tồn cầu.
Bản đồ vạch tuyến và bản đồ hoa tiêu.
Atlas dịng thủy triều.
Thơng báo hàng tuần cho người đi biển, tổng kết hằng năm về thông báo cho
người đi biển.
10. Danh mục thống kê thơng báo cho người đi biển.
11. Kí hiệu – chữ viết dung trong hải đồ Anh
12. Thông tin phân luồng giao thơng.
13. Thơng tin tín hiệu vơ tuyến.
14. Thơng tin khí hậu.
15. Bản đồ dấu chuyên chở.
16. Bản quãng đường.
17. Thông tin hệ thống đieện tử hàng hải.


18. Cảnh báo vô tuyến và địa phương.
19. Lịch thiên văn.
20. Sổ tay người đi biển.
21. Bộ luật tín hiệu quốc tế.
22. Hướng dẫn vào cảng.


41.Trình bày nội dung nghị quyết A.529(13) của IMO.
42. Trình bày nội dung nghị quyết A.953(23) của IMO.
45.Trình bày nội dung NP 203-204.
NP 203 : Bảng thủy triều vùng Ấn Độ dương và biển Nam Trung Quốc / biển Đông.
NP 204 : Bảng thủy triều khu vực vùng biển Nam Thái Bình Dương

52.Trình bày nội dung mức độ tin cậy của hải đồ.
 Nguồn cấp – số hiệu hải đồ.
 Số tu chỉnh hải đồ và năm tu chỉnh được ghi chú ở góc tar1n dưới của tờ hải đồ.
 Mật độ kí hiệu, độ sau dày dặc và ít biến thiên ( chứng tỏ tờ hải đồ đã được đo đạc
và khảo sát, thể hiện rất cụ thể và chi tiết, độ tin cậy cao hơn.)


Và bài tập Thủy triều, tầm nhìn xa, độ lệch địa từ, khoảng cách hướng đi trên biển.
1. Tìm thời gian và độ cao nước lớn, nước ròng của thủy triều tại cảng Homer vào
ngày 17/06/2010?
2. Tìm thời gian và độ cao nước lớn, nước ròng của thủy triều tại cảng Killybegs vào
ngày 14/06/2010?
3. Tìm thời gian và độ cao nước lớn, nước ròng của thủy triều tại cảng Homer vào
ngày 17/06/2010?
4. Tìm thời điểm trong ngày 14/06/2010 độ cao thủy triều lên đạt giá trị 0,5m tại
cảng Killybegs?
5. Tìm thời điểm trong ngày 17/06/2010 độ cao thủy triều lên đạt giá trị 0,8m tại
cảng Homer?



×