Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Trẻ có thể chết vì dầu gió docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.22 KB, 6 trang )




Trẻ có thể chết vì dầu gió

Tinh dầu bạc hà trong dầu gió có thể làm đứa trẻ chết vì
ngưng thở. Vì vậy, đừng bao giờ dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Bác sĩ đông y Nguyễn Văn Hướng cũng cho biết nhiều người
cứ thấy đau hoặc có bất kỳ vết xước nào cũng xoa dầu vào.
Thậm chí có người còn uống dầu để tăng cường đề kháng cho
cơ thể.
Gây tổn thương hệ hô hấp
Dầu gió được chiết xuất từ các loại tinh dầu thảo dược từ
thiên nhiên như: khuynh diệp, hồi, quế, long não. Dầu gió có
vị cay, tính mát, có tác dụng hạ sốt, ra mồ hôi, giảm đau,
giảm ho, sát trùng, chống xung huyết, giảm phù nề, làm cho
tinh thần sảng khoái.

Đặc biệt, hầu hết các chế phẩm dầu xoa và cao xoa đều có
metyl salicylat (dầu nóng) và menthol (chiết từ tinh dầu bạc
hà). Menthol bốc hơi rất nhanh, gây tê tại chỗ và cảm giác
mát lạnh (do kích thích bài tiết mồ hôi, làm hạ thân nhiệt) khi
xoa vào da. Vì vậy, nó được dùng trong một số trường hợp
đau dây thần kinh, trị ngứa, trị bệnh ngoài da.


Dùng dầu gió không đúng cách có thể gây ngừng thở
Ảnh minh họa: Kim Anh

Tuy nhiên, dầu gió có thể gây kích ứng cho trẻ nhỏ. Metyl
salicylat là một chất lỏng dễ thấm qua da, giúp giảm đau,


chống tê thấp, đau cơ bắp. Nhưng nếu dùng nhiều, Metyl
salicylat sẽ làm rộp da, khi gặp nước càng nóng ran mạnh (có
thể gây rối loạn thân nhiệt khi xoa ở diện rộng, toàn thân).

Ngoài ra, dầu gió còn giúp thông mũi và có một số công
dụng nhất định nhưng nếu dùng quá nhiều, tính kích ức của
tinh dầu sẽ gây rách vùng màng nhầy mũi, họng, gây tổn
thương cho hệ hô hấp.
Không nên dùng thường xuyên
BS Hướng khuyến cáo, dầu gió có tác dụng phụ làm tăng bài
tiết mồ hôi, khiến thân nhiệt hạ thấp. Vì vậy không được
dùng cho người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy,
người suy nhược, táo bón, tăng huyết áp.

Hơn nữa, tinh dầu bạc hà có nguy cơ gây hiện tượng ức chế
tuần hoàn và hô hấp dẫn đến ngừng tim và ngừng thở, vì vậy
không dùng dầu gió cho trẻ em dưới 2 tuổi, và phụ nữ có
thai, đang cho con bú. Ngoài ra nếu dùng quá thường xuyên
sẽ dễ gây "nhờn thuốc" giảm tác dụng.

Chỉ nên dùng dầu cao trong các trường hợp bị cảm cúm,
nhức đầu, sổ mũi, đau khớp, đau gân, đau cơ bắp, tụ máu,
thâm tím, đau bụng, đầy hơi, chậm tiêu, khó tiêu, chống lạnh
đường hô hấp, tức ngực, ngạt mũi, ho, say tàu xe.

Khi dùng lấy đầu ngón tay trỏ lấy một lượng thích hợp, bôi
lên chỗ đau nhức hay vết côn trùng cắn đốt. Nếu đau bụng,
khó tiêu, bôi vào vùng quanh rốn; nếu nhức đầu bôi vào thái
dương. Sau đó miết mạnh, day tròn, ấn mạnh bằng ngón tay
trỏ. Chỉ dùng ngoài da, không được uống vì dầu gió có thể sẽ

hủy hoại niêm mạc đường tiêu hóa.

Trước khi thoa dầu cần rửa sạch, lau khô vùng da bị đau, bôi
hoặc xoa bóp một lượng vừa đủ. Không dùng nhiều hơn 4 lần
trong ngày; không nên dùng thường xuyên mà ngưng ngay
khi cơn đau đã chấm dứt; không bôi lên niêm mạc, vùng mắt,
vết thương hở, chỉ bôi ở điểm đau, vùng đau.

×