Bí quyết tối đa hóa trí
thông minh của trẻ
Bạn hãy làm theo những bí quyết sau để tối đa hóa tiềm
năng của não bé từ 2 đến 5 tuổi.
Khi mới sinh ra, bé đã có hơn 100 tỉ tế bào não. Những tế bào
này cần phải liên kết với nhau. Theo thuyết tiến hóa của
Darwin, những liên kết được dùng nhiều nhất sẽ phát triển và
những liên kết ít sử dụng sẽ bị tiêu diệt. Giai đoạn vàng cho
bé để học và hiểu là những năm đầu đời, tạo nền tảng cho cả
cuộc sống sau này. 3 năm đầu tiên là giai đoạn quan trọng
nhất, bộ não của bé lên 3 hoạt động tích cực gấp 2 lần bộ não
của một người trưởng thành. Giai đoạn quan trọng thứ hai là
3 năm tiếp theo. Vì thế, điều quan trọng nhất là khuyến khích
bé những hoạt động để giúp não phát triển trong giai đoạn
này.
Nghiên cứu đã phát hiện vai trò của môi trường, cách chăm
sóc với sự phát triển của não bộ. Bạn hãy làm theo những “bí
quyết” sau để tối đa hóa tiềm năng của não bé từ 2 đến 5 tuổi:
1. Cho phần não xúc cảm và giao tiếp xã hội:
Tạo một môi trường an toàn và đầy tình yêu thương cho con
bạn. Vuốt ve là cách cơ bản để bé cảm thấy được an toàn.
Khi làn da được đụng chạm, ký hiệu sẽ truyền lên não để
hình thành và tạo kết nối. Bé cảm nhận được tình yêu của bạn
qua mỗi cử chỉ âu yếm cũng như cách bạn đáp ứng nhu cầu
ăn khi đói, vỗ về khi khó chịu của bé.
Bạn có biết thiếu sự quan tâm, chăm sóc sẽ ảnh hưởng xấu
lên phát triển não của bé? Khi bé căng thẳng, hoóc môn
cortisol sẽ làm giảm những kết nối trong não và làm cho
phần điều khiển cảm xúc và kết nối trong não nhỏ hơn bình
thường. Vì thế, hãy giúp cho thế giới xung quanh của con an
toàn và theo thời khóa biểu cố định (như giờ ăn, giờ ngủ cố
định) cho bé.
2. Cho phần não về thính giác và thị giác:
Trẻ nhỏ học bằng cách sử dụng và thực nghiệm 5 giác quan –
sờ, nếm, ngửi, nhìn, nói và nghe. Tạo điều kiện cho con tiếp
cận những điều mới mẻ giúp bộ não củng cố những kết nối
cũ và tạo kết nối mới.
- Quan sát khi con chơi: khi bé bỏ đồ chơi vào miệng, đó
cũng là một cách để bé cảm nhận được đồ chơi. Khi đó, bé
cảm nhận sự vật qua 5 giác quan của mình. Do đó, những trải
nghiệm không chỉ bằng tay giúp phát triển các phần khác
nhau trên não. Hãy cho phép bé nghịch ngợm (khi nào bé vẫn
được an toàn) để sớ mó, cảm nhận, ngửi, nhìn, và nghe, các
chất liệu khác nhau.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
- Tạo điều kiện cho bé tự giải quyết những vấn đề đơn giản
như với lấy đồ chơi dưới gầm bàn, chọn quần áo cho dịp nào
đó, hay lựa món đồ chơi mà bé thích. Bạn chỉ dẫn dắt bé, và
hãy đặt câu hỏi, thay vì trả lời thay.
- Khi đọc sách hay chơi đùa, cho phép bé đọc đi đọc lại một
cuốn sách, chơi đi chơi lại một món đồ chơi. Đó là khi não
tạo lập trải nghiệm và đồng thời sự kết nối.
- Cho bé chơi nhiều loại nhạc cụ, nghe nhiều loại âm nhạc, từ
nhiều nền văn hóa khác nhau. Có rất nhiều bằng chứng khoa
học cho thấy trải nghiệm âm nhạc từ khi còn nhỏ có thể giúp
bé học toán tốt hơn. Bên cạnh đó, âm nhạc cho bé giai điệu,
nhịp điệu, các tiết tấu, giúp phát triển kỹ năng về không gian.
Khoảng từ 1 tuổi trở lên cho đến 4 tuổi là khi bé phát triển
khả năng hiểu logic và khái niệm toán, do đó cho bé học nhạc
vào thời gian này là phù hợp.
3. Cho phần não về kỹ năng ngôn ngữ:
Hãy nói và nói chuyện thật nhiều với con, giúp bé phát triển
phần não về kỹ năng ngôn ngữ. Bé cần được nghe bạn nói rất
lâu trước khi bé biết nói. Nghiên cứu phát hiện rằng bé được
nghe mẹ nói chuyện từ khi còn rất nhỏ có vốn ngôn ngữ và
kỹ năng giao tiếp tốt hơn nhiều so với các bạn khác. Đừng
ngại nói đi nói lại một từ cho bé nghe, hát nhiều lần một bài
của bé, đọc sách cho bé, gọi tên các hành động. Khi bé lớn
lên, hãy cùng bé kể lại một câu chuyện, đặt những câu hỏi
mở, đọc sách và viết cùng con.
4. Cho phần não về kỹ năng vận động:
Với trẻ thơ, chơi cũng là một cách học. Thông qua các trò
chơi, trẻ biết cách điều khiển cũng như kết hợp phản xạ tay
chơi khéo léo hơn. Đặc biệt, thông qua nhảy múa, trẻ sẽ học
được nhiều kỹ năng cùng lúc: bé được tạo nền tảng cơ bản
với bộ môn múa, các bước nhảy, chuyển động cơ thê. Đồng
thời, bé học được sự linh hoạt trong ngẫu hứng âm thanh, âm
nhạc với chuyển động của cơ thể, phát triển trí tưởng tượng
qua các điệu múa.
Thông qua hội họa, không chỉ rèn giũa kỹ năng về thị giác,
bé học vẽ các đường nét khác nhau, di màu và thể hiện được
tình cảm tích cực của bé. Bên cạnh đó, phối hợp được cử
động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay-mắt trong các hoạt
động vẽ.
5. Cho sự phát triển nhận thức của não nói chung:
Trẻ cần sự tình yêu, nuôi dưỡng và giúp đỡ của bạn, người sẽ
giúp trẻ tối đa hóa khả năng, trong đó có trí thông minh. Dinh
dưỡng tốt vô cùng cần thiết cho trẻ từ khi sinh ra, và đặc biệt
trong những năm đầu đời. Khoa học đã chứng minh bé cần
một hệ 12 dưỡng chất bao gồm: DHA, AA, Omega 3 & 6,
Taurine, Choline, Sắt, Kẽm, Acid Folic, Lutein- giúp tăng
cường thị giác và Phospholipid – giúp thúc đẩy phát triển não
bộ. Các chất này có trong nhiều nhóm thực phẩm khác nhau
như các loại rau lá xanh thẫm, cá hồi (giàu omega 3), các loại
hạt, dầu thực vật, các loại thịt, trái cây tươi và sản phẩm từ
sữa… Đặc biệt, hệ dưỡng chất này có đầy đủ trong một số
sản phẩm sữa công thức hiện nay có trên thị trường.