Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Thực phẩm tốt cho răng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.85 KB, 5 trang )

Thực phẩm tốt cho răng
Một số thực phẩm có công dụng vừa bổ sung dinh dưỡng lành mạnh cho cơ thể, lại vừa
giúp bạn xóa tan nỗi lo về răng miệng.
1. Cần tây – Cân bằng pH khoang miệng
Cần tây có chứa hàm lượng chất xơ cao. Nó làm giảm nguy cơ sâu răng vì nó có thể quét
đi được một phần cặn bã của thức ăn trên răng. Ngoài ra, cần tây còn kích thích sự tiết
nước bọt, cân bằng độ pH trong khoang miệng, giúp cho khoang miệng đạt được hiệu quả
kháng khuẩn tự nhiên.

Những trái cây nhiệt đới giàu vitamin C như ổi, chuối… rất hữu hiệu trong vai trò duy trì
sức khỏe nướu. Ảnh: internet
2. Trái cây nhiệt đới – Bảo vệ nướu
Những trái cây nhiệt đới giàu vitamin C như ổi, chuối… rất hữu hiệu trong vai trò duy trì
sức khỏe nướu. Sự thiếu hụt chất này sẽ khiến nướu răng trở nên mong manh và dễ bị
bệnh, chẳng hạn như sưng, chảy máu, răng lung lay, gãy và các triệu chứng khác.
3. Pho mát – Củng cố men răng
Trong thành phần của pho mát có chứa một lượng lớn hàm lượng canxi, đây là vi chất rất
cần thiết cho sự phát triển của răng. Vậy nên thường xuyên bổ sung pho mát vào trong
chế độ ăn uống là cách đơn giản giúp bạn trở thành “chủ nhân” của một hàm răng khỏe
đẹp.
4. Kẹo cao su không đường – Ngăn ngừa sâu răng
Một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Nha khoa của Mỹ cho thấy, việc nhai
những chiếc kẹo cao su không đường giúp bảo vệ răng khỏi bị sâu. Nó có thể tăng lượng
bài tiết nước bọt, giảm nồng độ axit trong miệng nên ngăn ngừa sâu răng. Hiệu quả này
còn tồn tại một thời gian nữa sau khi đã thôi nhai kẹo cao su.

Bạc hà có tác dụng làm đầu óc sảng khoái, giảm bớt được mùi hôi của miệng. Ảnh:
internet
5. Bạc hà – Đánh bay vi khuẩn
Bạc hà có tác dụng làm đầu óc sảng khoái, giảm bớt được mùi hôi của miệng và đặc biệt
là có thể làm giảm bớt sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn trong khoang miệng.


6. Nước – Giữ ẩm, kích thích tiết nước bọt
Không chỉ biết đến như một dung môi quan trọng nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể,
nước còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh sâu răng nhờ chức năng giữ ẩm
và làm sạch. Uống nước là một cách bảo vệ răng rất quan trọng lại đơn giản nhất. Nó
khiến hàm răng luôn sạch sẽ, giữ ẩm và kích thích sự tiết nước bọt. Uống nước sau khi ăn
giúp lấy đi những chất tồn dư còn lưu lại trong miệng, không để cho vi khuẩn có cơ hội
làm tổn hại răng.
7. Trà xanh – Ngừa sâu răng, khử hôi miệng
Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy khả năng chống oxy hóa của trà xanh tương đối mạnh,
có thể phòng chống được rất nhiều bệnh ung thư. Ngay cả uống trà xanh cũng rất tốt cho
việc bảo vệ răng, giúp răng khỏe mạnh.
Mặt khác, trà xanh có chứa lượng lớn flour, có thể kết hợp với apatit trong răng tạo nên
hiệu quả chống axit, phòng sâu răng. Theo một số nghiên cứu cho thấy catechins trong trà
xanh có thể làm giảm bớt khuẩn cầu chuỗi biến hình gây nên bệnh sâu răng trong khoang
miệng, đồng thời cũng có thể khử được mùi hôi của răng miệng.

Nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và làm giảm đau nhức răng và nướu. Ảnh:
internet
8. Hành tây – Kháng khuẩn mạnh mẽ
Hợp chất lưu huỳnh trong hành tây là thành phần kháng khuẩn mạnh mẽ. Thí nghiệm cho
thấy, hành tây có thể giết chết rất nhiều vi khuẩn, trong đó bao gồm khuẩn chuỗi cầu biến
hình gây bệnh sâu răng. Dùng hành tây tươi sống có hiệu quả nhất. Mặc dù hành tây có
mùi khá khó chịu nhưng nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và làm giảm đau
nhức răng và nướu.
9. Nấm – Giảm hình thành cao răng
Một số nghiên cứu từ năm 2000 cũng nhận thấy nấm có tác dụng bảo vệ răng hữu hiệu.
Nguyên do vì trong nấm có polysaccharides (lentinan) làm giảm các vết đen trên răng do
vi khuẩn gây ra, đồng thời có thể ức chế vi khuẩn phát triển, hình thành cao răng.
10. Mù tạt – Sát khuẩn
Thưởng thức món cá sống của Nhật Bản phải dùng thêm chút mù tạt, mục đích chủ yếu là

sát khuẩn. Mù tạt tạo ra chất cay là do trong nó chứa một loại thành phần có tên là
isothiocyanates. Trong những nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy, isothiocyanates trong
mù tạt có thể ức chế sự sinh sôi nảy nở của khuẩn cầu chuỗi biến hình.

×