Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tác hại của nước có ga với trẻ em docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.79 KB, 5 trang )





Tác hại của nước có ga với trẻ em


Từ 1 tới 3 tuổi là thời điểm “đánh dấu” cho sự sinh trưởng và phát triển
mạnh của bé. Bởi vậy, trong giai đoạn này, bé cần rất nhiều chất dinh dưỡng
quan trọng.

Hầu hết trẻ em đều cai sữa trước một tuổi, do đó, thời điểm trẻ bắt đầu tập đi cũng
là lúc mẹ cần chăm sóc bé với chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Ở một số nước
phương Tây, điển hình như Mỹ, nước có ga được sử dụng như một loại đồ uống
thông dụng. Hiện nay, điều này cũng đã trở thành xu hướng tại Việt Nam và nhiều
nước châu Á khác. Tuy nhiên, loại đồ uống này được coi là không lành mạnh, đặc
biệt đối với bé mới biết đi.
Dinh dưỡng cho bé mới biết đi
Giai đoạn đầu đời là lúc bé phát triển các vấn đề liên quan tới nhận thức, tình cảm
và xã hội. Những vấn đề này có thể được quyết định bởi gen di truyền. Tuy nhiên,
chúng cũng bị chi phối bởi môi trường xung quanh. Nếu không được chăm sóc đầy
đủ, bé rất dễ bị “còi”. Một em bé phát triển bình thường, khi được một tuổi, cân
nặng của bé sẽ gấp ba lần lúc mới sinh ra. Thậm chí, hơn 50% số trẻ đó có cân
nặng cao hơn mức này.
Trong giai đoạn này, bé cần lượng protein lớn, nhiều chất béo, axit béo, vitamin và
khoáng chất. Đặc biệt, nước vẫn là ưu tiên hàng đầu trong chế độ dinh dưỡng của
bé.
Nước sô đa
Nước ngọt có ga hay còn gọi là sô-đa, có thành phần cơ bản là đường, hương liệu
nhân tạo, chất tạo màu và chất bảo quả. Hầu hết các loại nước ngọt có gà đều chứa
caffein, chất gây nghiện. Dưới đây là những tác hại loại nước này có thể gây ra cho


bé mà không thể lường trước :
- Bệnh tiểu đường
Nước ngọt có ga thường chứa hàm lượng chất tạo ngọt cao. Khi không thể hấp thụ
hết chúng, cơ thể sẽ tích trữ một lượng đường nhất định trong máu. Những bé
thường xuyên uống nước ngọt có ga có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn
44% so với những bé ít uống.
- Sâu răng
Nồng độ đường trong nước ngọt khá cao, cộng thêm sự tác động của vi khuẩn
trong miệng, đường sẽ lên men và tạo axit phá hủy cấu trúc răng đồng thời “mài
mòn” răng trong một thời gian dài. Do đó, bé có thể bị sâu răng nghiêm trọng.
- Nguy hại tới xương
Nước ngọt có ga có thể chứa một lượng phốt pho nhất định. Chất này tích tụ trong
cơ thể dẫn tới “cạn kiệt” dần Canxi. Những bé sử dụng nước ngọt sớm sẽ có bộ
xương kém phát triển, xương yếu, còi xương. Trong trường hợp này, mẹ dù cố bổ
sung dinh dưỡng đầy đủ, xương của bé vẫn khó có thể phục hồi tốt.
- Mất nước
Cơ thể bé khi “dung nạp” nhiều nước ngọt có ga sẽ phải “huy động” một lượng
nước lớn để xử lý lượng đường này. Cơ thể mất nước sẽ gây nhiều nguy hại tới sức
khỏe. Đó cũng là lý do vì sao uống nước ngọt có ga không những không giảm
được cơn khát mà còn khiến chúng ta cảm thấy cơ thể đang thiếu nước hơn rất
nhiều.
Những đồ uống khác bé nên tránh
Ngoài nước ngọt có ga, những thức uống khác cũng có thể gây hại cho sức khỏe
của bé mà mẹ không thể lường trước bởi chúng chứa quá nhiều đường và giá trị
dinh dưỡng thấp. Đó là nước ép trái cây nhân tạo, nước uống của vận động viên thể
thao, nước uống năng lượng… Bên cạnh đó, những nước uống này còn chứa lượng
caffein cao, ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé, gây ra tình trạng căng thẳng cho não
bộ.
Đồ uống tối ưu cho bé
Nước tinh khiết và sữa là sự lựa chọn tuyệt vời cho bé yêu của bạn. Đây đều là

những thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe vì hàm lượng dinh dưỡng trong
chúng cao. Ngoài ra, trong sữa còn có Protein, chất béo lành mạnh, Canxi và
vitamin D. Bên cạnh sữa, nước cũng đóng vai trò quan trọng đối với não bộ, điều
hòa trung khu thần kinh
Mỗi ngày, mẹ nên cho bé uống khoảng 600ml nước lọc để cơ thể được cung cấp đủ
lượng nước cần thiết.

×