Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tăng sức đề kháng cho trẻ với bệnh cúm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.47 KB, 5 trang )





Tăng sức đề kháng cho trẻ với bệnh cúm


Chẳng khó khăn gì để bạn có thể đánh bật vius cúm ra khỏi cơ thể bé yêu
hoặc ngăn chặn chúng xâm nhập vào cơ thể bé.
Tiêm chủng
Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, cách tốt nhất để tránh cúm cho bé (và ngay
cả người lớn) là tiêm phòng. Tiêm phòng cúm được dành cho nhiều lứa tuổi, nhất
là với những bé dưới 5 tuổi. Đây là một trong các cách hữu hiệu giúp bảo vệ đường
hô hấp cho con bạn chống lại bệnh cúm.
Bạn nên tiêm chủng ngừa bệnh cho bé càng sớm càng tốt, nhất là vào đầu mùa cúm
để đảm bảo vi trùng khó mà “lẻn vào” cơ thể gây bệnh. Tổ chức y tế khuyến cáo,
hàng năm trẻ em từ 6 tháng và người lớn nên tiêm vắc – xin phòng cúm để bảo vệ
cho chính mình và mọi người xung quanh.

Nói cho trẻ hiểu tác hại của bệnh
Hãy nói cho trẻ biết nếu mắc bệnh cúm sẽ khó chịu ra sao và làm thế nào để tránh
tiếp xúc với vi trùng cúm. Bạn hãy dạy trẻ hiểu về tầm quan trọng của việc rửa tay,
giữ vệ sinh nhằm bảo vệ những người xung quanh, che miệng khi ho và hắt hơi.
Ngoài ra, bạn có thể nói thêm cho con biết về lợi ích của việc chủng ngừa cúm để
trẻ bớt sợ hơn khi đi tiêm. Bạn cũng nên trao đổi, kết hợp với cô giáo của trẻ cùng
thực hiện để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!
Rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay
Hãy hình thành cho trẻ thói quen rửa tay vì đây là nơi có rất nhiều vi trùng cư trú.
Bạn nên rửa tay cho con bằng xà phòng, nhất là sau khi bé ăn, ho, hắt hơi, xì mũi
hoặc sau khi đi vệ sinh. Virus gây cúm có thể từ tay bé vào cơ thể qua niêm mạc
mắt, mũi và miệng.


Cố gắng để bé không chạm tay lên mặt càng nhiều càng tốt. Nếu bạn muốn vệ sinh
mặt mũi cho con thì bạn cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng và lau khô trước đã.
Bạn lưu ý, rửa tay cho bé cũng cần đúng cách. Đó là sát xà phòng trong vòng ít
nhất là 20 giây thì mới có tác dụng diệt khuẩn và mầm bệnh cúm.
Mẹo nhỏ là bạn có thể khuyến khích bé hát một bài trong khi con rửa tay để đảm
bảo rằng con rửa tay sạch, đúng cách. Hơn nữa cũng khiến con cảm thấy thú vị hơn
với việc rửa tay.
Giữ gìn cho bé khỏi những yếu tố nguy cơ
Một người bị cúm có thể lây bệnh cho bé nhưng phải đến 5 ngày sau, bé mới bắt
đầu xuất hiện dấu hiệu cúm. Tránh cho bé tiếp xúc với những người có triệu chứng
giống như cúm hoặc ở những nơi đông người không cần thiết.
Khi con bạn bị bệnh, bạn không nên cho bé đến lớp cũng không cho con tiếp xúc
với những trẻ khỏe mạnh khác cho đến khi hết sốt ít nhất 24 giờ mà không cần sự
trợ giúp của thuốc. Điều này giúp bé khỏi tái nhiễm khi con bạn đã khỏe nhưng lại
tiếp xúc với trẻ bệnh.
Trang bị thể chất tốt cho bé
Hãy tạo điều kiện để cho bé yêu của bạn có cơ hội vận động ngoài trời. Đừng lo
lắng môi trường bên ngoài dễ khiến bé bị ốm. Tiếp xúc với không khí trong lành,
kết hợp với vận động hợp lý sẽ nâng cao sức khỏe cho bé, giúp chống cúm hiệu
quả.
Cho bé ăn nhiều hoa quả và rau xanh vì các vitamin cùng khoáng chất được tìm
thấy trong rau quả giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh bệnh tật.
Cho bé nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, các bé cần ngủ nhiều hơn 7-8 tiếng mỗi đêm. Khi
bé ngủ và thư giãn, hệ miễn dịch có cơ hội tìm kiếm và tiêu diệt những vi trùng có
hại. Thiếu ngủ và mệt mỏi sẽ khiến bé dễ bị virus cúm tấn công.
Ngoài ra, tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá vì chúng làm tăng nguy cơ nhiễm
cúm của bé cũng như các bệnh về tim, ung thư.

×