BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
TƠN QUỲNH THY
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG,
YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH MẠN TÍNH
ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
NĂM 2016
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
CẦN THƠ - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
TƠN QUỲNH THY
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG,
YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH MẠN TÍNH
ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
NĂM 2016
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM THỊ TÂM
CẦN THƠ - 2017
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học
Y Dược Cần Thơ cùng quý Thầy Cô thuộc khoa Y Tế Công Cộng đã tạo
rất nhiều điều kiện thuận lợi để tôi học tập và hồn thành tốt khóa học.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc bệnh viện Trường Đại Học
Y Dược Cần Thơ, tập thể bác sĩ, điều dưỡng của khoa Nội tổng hợp đã tạo
điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc đến
PGS.TS. Phạm Thị Tâm, người đã dành rất nhiều thời gian, tận tình
hướng dẫn và đóng góp ý kiến q báu để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã
ln quan tâm, động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi có
thời gian học tập và hồn thành tốt luận văn.
Cần Thơ, tháng 6 năm 2017
Người thực hiện luận văn
Tôn Quỳnh Thy
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn
Tôn Quỳnh Thy
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMI
CS
CSYT
ĐHYD
ĐKTP
ĐTĐ
GĐ
HTLĐ
IBW
KTC
SDD
SGA
THA
UBW
WL
Body Mass Index
Cộng sự
Chăm sóc y tế
Đại học Y Dược
Đa khoa Thành phố
Đái tháo đường
Gia đình
Hết tuổi lao động
Ideal Body weight
Khoảng tin cậy
Suy dinh dưỡng
Subjective Global Assessment
Tăng huyết áp
Usual Body weight
Weight loss
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Phân loại BMI của Hội đái tháo đường châu Á (2000)
Bảng 1.1 Phân loại BMI của Hội đái tháo đường châu Á (2000)
Bảng 3.1 Đặc điểm về nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2 Đặc điểm về giới của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3 Đặc điểm về dân tộc của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.4 Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.5 Đặc điểm về trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.6 Tình trạng kinh tế của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.7 Tình trạng hơn nhân của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.8 Thói quen hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.9 Thói quen uống rượu bia của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.10 Mối tương quan giữa tỷ lệ suy dinh dưỡng theo BMI và SGA
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa SDD và tuổi
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa SDD và giới
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa SDD và dân tộc
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa SDD và nghề nghiệp
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa SDD và học vấn
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa SDD và kinh tế gia đình
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa SDD và tình trạng hơn nhân
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa SDD và tình trạng hút thuốc lá
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa SDD và tình trạng uống rượu
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa SDD và bệnh đái tháo đường
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa SDD và tình trạng tăng huyết áp
Bảng 3.22 Mối liên quan giữa SDD và tình trạng viêm dạ dày
Bảng 3.23 Mối liên quan giữa SDD và tình trạng tăng huyết áp
kết hợp viêm dạ dày
Bảng 3.24 Mối liên quan giữa SDD và tình trạng tăng huyết áp
kết hợp đái tháo đường
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo SGA
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo BMI
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Vịng xoắn bệnh lý của suy dinh dưỡng liên quan đến điều trị.......10
Hình 1.2 Suy dinh dưỡng và tiên lượng........................................................ 13
11
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng được nhắc đến trong các yếu tố cấu thành nên sự khỏe
mạnh của một cá thể, bao gồm sự khỏe mạnh về thể chất, tinh thần,
về cảm xúc, xã hội và về nghề nghiệp. Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng hợp lý có
một vai trị quan trọng trong dự phòng và điều trị các bệnh lý [15].
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vấn đề về dinh dưỡng có liên quan mật thiết
với tình trạng nằm viện của bệnh nhân với tỷ lệ nghi ngờ suy dinh dưỡng hoặc
suy dinh dưỡng nặng chiếm từ 20-50% [7]. Suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng
lên kết quả điều trị, kéo dài thời gian nằm viện và làm tăng chi phí điều trị
[19], [43].
Khi tuổi thọ tăng lên, con người bắt đầu đối diện với một thách thức
mới cho sức khỏe đó là đảm bảo cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động lâu
dài và bình thường theo thời gian. Sự xuất hiện của một nhóm bệnh lý có
nguyên nhân từ những rối loạn trong hoạt động của các cơ quan trong cơ thể,
và có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề sống còn hàng ngày của sinh vật như
ăn uống, giấc ngủ, cường độ làm việc,…Nhóm bệnh này thường gọi chung là
các bệnh mạn tính khơng lây liên quan đến dinh dưỡng và lối sống.
Theo nhiều nghiên cứu, có hơn 50% các bệnh mạn tính là hậu quả của dinh
dưỡng không hợp lý (chế độ ăn dư thừa năng lượng và chất béo, tình trạng
thừa cân, béo phì…) và lối sống không phù hợp (hút thuốc lá, uống rượu,…).
Những bệnh mạn tính khơng lây thường gặp nhất là bệnh tim mạch, cao huyết
áp, đái tháo đường,… Do đặc điểm chung của các bệnh lý này là có liên quan
chặt chẽ với chế độ dinh dưỡng hàng ngày nên đa phần các bệnh lý này cần
thiết phải có chế độ ăn điều trị. Dinh dưỡng đúng là một phần bắt buộc phải
có của phác đồ điều trị bệnh nếu khơng muốn nói là phần quan trọng nhất
trong một số bệnh. Hippocrate, ông tổ ngành Y, cho rằng “thức ăn cho bệnh
nhân là một phương tiện điều trị và trong phương tiện điều trị không thể thiếu
13
những chất dinh dưỡng”, “hạn chế ăn uống và ăn uống thiếu chất bổ dưỡng
rất nguy hiểm với những người mắc bệnh mạn tính” [15]. Do đó, việc đánh
giá tình trạng dinh dưỡng cho từng cá thể là việc rất cần thiết trong thực tiễn
lâm sàng.
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng, tuy nhiên
đa phần các nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực dinh dưỡng cộng đồng, nhất là
dinh dưỡng trẻ em. Trong khi đó, dinh dưỡng trên bệnh nhân nằm viện
hầu như ít được đề cập đến. Trước năm 2000, chỉ có một nghiên cứu về
tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nằm viện tại Quảng Ngãi nhưng do
tác giả nước ngoài thực hiện [56]. Năm 2006, tại bệnh viện Bạch Mai đã có
một nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân nằm viện
thực hiện tại khoa tiêu hóa và nội tiết [5]. Tại Đồng bằng Sơng Cửu Long
vào năm 2011 có nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Tâm về nội dung xác định
thực trạng dinh dưỡng của các bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện Đa khoa
Thành phố Cần Thơ năm 2011 [12]. Với mong muốn tìm hiểu về
mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và các bệnh mạn tính trên bệnh
nhân nội trú chúng tơi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và
yếu tố liên quan của người bệnh mạn tính đang điều trị tại khoa Nội – bệnh
viện Đại học Y dược Cần Thơ năm 2016”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng của người bệnh mạn tính đang điều trị
tại khoa nội, bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2016.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của
người bệnh mạn tính đang điều trị tại khoa nội, bệnh viện Đại học Y Dược
Cần Thơ năm 2016.
15
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân nội khoa mắc bệnh mạn tính
1.1.1 Khái niệm:
Theo ANAES, suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng do sự mất cân bằng
giữa lượng thức ăn đưa vào và nhu cầu protein - năng lượng của cơ thể.
Sự mất cân bằng này dẫn đến sự mất mô, gây ra những tổn hại chức năng
[60]. Bên cạnh đó, Stratton và cs định nghĩa SDD là tình trạng trong đó có sự
suy giảm quá mức hoặc mất cân bằng của protein, năng lượng hay của các
thành phần dinh dưỡng khác gây ra những tác động có hại đến tổ chức và
chức năng của cơ thể cũng như kết quả lâm sàng [52].
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các số đo nhân trắc học như chiều
cao, cân nặng, tỷ lệ mỡ/nạc…để kết luận trạng thái dinh dưỡng hiện tại của
cá thể so với mức độ chuẩn của cộng đồng [15]. Như vậy, SDD được định
nghĩa là một tình trạng dinh dưỡng, trong đó thiếu hay dư thừa (mất cân bằng)
năng lượng, protein và các vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong cơ thể,
ảnh hưởng bất lợi lên mơ và cơ thể (hình dạng cơ thể, kích thước,
thành phần), chức năng cơ thể và các kết quả lâm sàng [30], [51]. Đó là
hệ quả của sự thiếu hụt dinh dưỡng trong chế độ ăn, tăng nhu cầu dinh dưỡng
trong một trường hợp bệnh lý hoặc mức độ hấp thu chất dinh dưỡng thấp hơn
nhu cầu chuyển hóa của cơ thể [32]. Tuy nhiên, vẫn chưa có những tiêu chí
được chấp nhận quốc tế để chẩn đốn tình trạng SDD nhằm giải thích được
một phần của tỉ lệ SDD trên diện rộng trong bệnh viện [38].
Bệnh khơng lây hay cịn được gọi là bệnh mãn tính là những bệnh
khơng truyền từ người sang người, bệnh ln tiến triển và có thời gian mắc
bệnh kéo dài. Một bệnh được xác định là bệnh mãn tính khi có thời gian
17
mắc bệnh kéo dài từ 3 tháng trở lên (được định nghĩa theo tổ chức NCHS
của Hoa Kỳ) [46].
Hiện nay, bệnh mãn tính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và
là gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới. Bốn loại chính của bệnh mạn tính bao
gồm bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phổi mãn tính, đái tháo đường, dẫn đến
hơn 30 triệu người chết mỗi năm [54].
1.1.2 Mối liên quan giữa dinh dưỡng và các bệnh mạn tính
Ngày nay, càng có nhiều bằng chứng về mối liên quan giữa chế độ
dinh dưỡng, tình trạng dinh dưỡng (suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì) và các
bệnh mạn tính [2],[55]. Gánh nặng của bệnh mạn tính có liên quan đến
dinh dưỡng (béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch, tăng huyết áp và một số
loại ung thư…) đang tăng nhanh trên khắp toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) ước đốn rằng tới năm 2020 các bệnh mạn tính sẽ chiếm gần ¾ số ca
tử vong trên tồn thế giới [2].
Dinh dưỡng và các bệnh mạn tính là một lĩnh vực lớn, kiến thức đang
vận động nhanh, do đó trong tình hình hiểu biết hiện nay, người ta thường tập
trung vào các chủ đề lớn nhất sau đây [8]:
- Tăng huyết áp (THA): là một bệnh lý được xếp vào nhóm bệnh
mạn tính khơng lây liên quan đến dinh dưỡng và lối sống xảy ra do rối loạn hệ
thống kiểm soát huyết áp của cơ thể và được biểu hiện bằng tình trạng
gia tăng mạn tính huyết áp động mạch từ 140/90mmHg trở lên.
THA tiến triển thầm lặng qua nhiều năm, gây các tổn thương cơ quan đích.
THA là một yếu tố nguy cơ chính dẫn đến đột quỵ và là nguyên nhân gây tử
vong đứng thứ ba ở các nước cơng nghiệp. Có rất nhiều yếu tố thuộc về dinh
dưỡng được xem là yếu tố liên quan của THA (natri, chất béo, rượu, cafein,
kali, canxi, chất xơ,…) [15]. Chế độ ăn góp phần kiểm sốt tăng huyết áp. Ví
dụ: khi chất béo trong khẩu phần giảm 25% ở người tăng huyết áp, huyết áp
19
có thể giảm 10%. Huyết áp thường thấp hơn ở những người có chế độ ăn thực
vật và khi chuyển từ chế độ ăn thịt sang ăn chay thì huyết áp cũng giảm đi.
Ăn nhiều muối và thiếu kali cũng góp phần làm tăng huyết áp [8].
- Đái tháo đường (ĐTĐ): là một bệnh lý nội tiết do rối loạn chuyển hóa
chất bột đường trong cơ thể. Khi đường huyết tăng vượt quá ngưỡng hấp thu
đường tại thận sẽ dẫn đến sự xuất hiện glucose trong nước tiểu [15]. Bệnh có
2 thể: type I (ĐTĐ phụ thuộc insulin), type II (ĐTĐ khơng phụ thuộc insulin).
ĐTĐ type I địi hỏi xử trí bằng insulin cịn ĐTĐ type II thường xảy ra khi lớn
tuổi và có thể xử trí bằng chế độ ăn uống và lối sống [8]. ĐTĐ là bệnh mạn
tính không lây liên quan đến dinh dưỡng. Điều này đồng nghĩa với
chuyện người bệnh phải sống cùng với căn bệnh suốt đời và cách ăn uống
hàng ngày của người bệnh là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sự tiến triển của
bệnh [15]. Các thành tố chính của kiểm sốt chế độ ăn bao gồm giảm cân,
giảm các acid béo no, giảm đường và cholesterol [8].
- Viêm, loét dạ dày mãn tính: là tình trạng có sự hiện diện của
tổn thương, loét trên niêm mạc dạ dày. Trên lâm sàng biểu hiện bằng những
cơn đau vùng thượng vị, xuất hiện từ 2 - 3 giờ hoặc 4 - 5 giờ sau ăn và kéo dài
trong 2 - 3 giờ liền. Cơn đau có từng đợt 15 – 20 ngày hoặc dài hơn, sau đó
dịu dần và biến mất trong thời gian khá dài (2 - 3 tháng, hoặc 5 - 6 tháng) và
sau đó lại tái diễn với mức độ nặng hơn. Từ lâu các thầy thuốc đã đề xướng
những chế độ ăn để điều trị viêm, loét dạ dày vì trên thực tế lâm sang có nhiều
thức ăn, ăn vào thì giảm được đau. Ngược lại có thức ăn khi ăn vào thì lại đau
thêm [13]. Các bệnh lý mạn tính ở niêm mạc dạ dày cịn gây giảm các yếu tố
nội tại có liên quan đến sự hấp thu vitamin B12 nên có thể gây hậu quả
thiếu máu [15].
21
1.2 Các yếu tố liên quan SDD ở bệnh nhân mắc bệnh mạn tính
Suy dinh dưỡng liên quan đến bệnh tật rất phổ biến trong các cơ sở
chăm sóc sức khỏe và các nhóm bệnh nhân khác nhau, ảnh hưởng đến
bệnh nhân bệnh mạn tính trong cộng đồng và cả bệnh mạn tính trong bệnh
viện [11]. Bệnh nhân nằm viện thường khơng thể ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng vì
nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn là biếng ăn do bệnh lý nhất là bệnh
mạn tính, hoặc do kém tiêu hóa và hấp thu, hoặc rối loạn tri giác… [15].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO vào năm 2010, SDD làm
tăng yếu tố nguy cơ của các bệnh mạn tính và rút ngắn tuổi thọ.
Suy dinh dưỡng đang là một gánh nặng lớn về y tế khi ảnh hưởng đến hơn
1 tỷ người thuộc 36 quốc gia trên toàn thế giới [55].
Nguyên nhân của SDD liên quan đến bệnh rất đa dạng bao gồm:
thiếu cung cấp chất dinh dưỡng, giảm tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng và
tăng nhu cầu chất dinh dưỡng do tăng mất chất dinh dưỡng (như từ
vết thương, kém hấp thu và dị hóa).
Thiếu cung cấp chất dinh dưỡng (khẩu phần ăn khơng đủ) là
ngun nhân chính của SDD liên quan đến bệnh tật. Khẩu phần ăn không đủ
do các nguyên nhân: giảm khẩu phần khi thực phẩm sẵn có, giảm khẩu phần
khi thực phẩm khơng sẵn có, tăng nhu cầu dinh dưỡng, thiếu nhận thức và
điều trị bằng dinh dưỡng.
Khi có sẵn thực phẩm nhưng khẩu phần của bệnh nhân giảm do ảnh
hưởng bởi các yếu tố: biếng ăn, rối loạn vị giác, nôn, tác dụng phụ của thuốc,
vấn đề khó khăn khi nuốt,.. Đối với trường hợp thực phẩm khơng sẵn có thì
khẩu phần giảm do các vấn đề chuẩn bị bữa ăn (không đảm bảo chất lượng,
không phù hợp tơn giáo của bệnh nhân, khó khăn trong mua và chuẩn bị nấu
nướng thực phẩm,…). Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân có hiện tượng rối
loạn hấp thu và mất các chất dinh dưỡng đồng thời bệnh tật liên quan tới
nhu cầu năng lượng cơ bản và các nhu cầu dinh dưỡng. Bên cạnh đó,
23
nhận thức của bệnh nhân về điều trị bệnh bằng dinh dưỡng kém: không quan
tâm đến dinh dưỡng và số liệu về dinh dưỡng, khơng có thơng tin đầy đủ cho
cán bộ tiết chế dinh dưỡng, thiếu hiểu biết, thiếu tập huấn cho bác sĩ, điều
dưỡng về dinh dưỡng, thiếu hoặc khơng có hoạt động về dinh dưỡng trong
bệnh viện,…
Đặc biệt, nằm viện có thể làm giảm ăn uống do thiếu món ăn phù hợp,
ưa thích cũng như các yếu tố môi trường và xã hội [11].
1.2.1 Tuổi
Bệnh nhân lớn tuổi thường có những yếu tố kèm theo như sa sút trí tuệ,
bất động, chán ăn hay răng yếu,…đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ
SDD trong nhiều nghiên cứu [38].
Theo một nghiên cứu ở Colombia vào năm 2015 được thực hiện bởi
Diego Chavarro-Carvajal và cs khi nghiên cứu trên 1573 người cao tuổi thì có
4,58% đang trong tình trạng SDD; 34,27% có nguy cơ SDD cho thấy yếu tố
nguy cơ gây suy dinh dưỡng là tuổi già với tỉ số chênh (OR) = 1,02 và khoảng
tin cậy (KTC) 95% = 1,00 – 1,04 [25]. Một nghiên cứu khác được thực hiện
năm 2013 ở Cộng hòa Czech và Hà Lan, Zadak Z và cs đã nhận xét bệnh tật
và các điều kiện thường gặp ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh
suy dinh dưỡng bao gồm những bệnh nhân thuộc nhóm cao tuổi (>80 tuổi)
chiếm 50% ca bệnh [59]. Theo nghiên cứu của Mark R. Corkins, MD, CNSC,
FAAP và cs tại Mỹ (2010) có đến 58,3% bệnh nhân trên 65 tuổi khi nhập viện
thì được chẩn đốn là suy dinh dưỡng so với 33,3% không mắc
suy dinh dưỡng trong cùng nhóm tuổi [35].
25
1.2.2 Giới
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa SDD và giới tính
chưa thật sự rõ. Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Đa Khoa Thành phố Cần Thơ
năm 2011 đã ghi nhận khơng có sự khác biệt về tỉ lệ SDD theo giới tính với
OR = 1,1 và KTC 95% = 0,5 – 2,0 và p = 0,82 [12]. Hai nghiên cứu khác tại
Ấn Độ năm 2013 [24] và Ecuador năm 2012 [28] cũng cho thấy không có
sự khác biệt về tình trạng SDD giữa 2 giới nam và nữ.
1.2.3 Trình độ học vấn
Đã có nhiều cơng trình khoa học chứng minh tình trạng học vấn
liên quan đến SDD. Cụ thể, nghiên cứu của tác giả Tạ Thành Tài và Lại Văn
Nông trên bệnh nhân phẫu thuật vùng bụng tại Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Cần Thơ (2012) ghi nhận: bệnh nhân có trình độ học vấn dưới 5/12 thì
nguy cơ SDD tăng gấp 3,59 lần so với những bệnh nhân có trình độ học vấn
cao hơn với p = 0,016 [10]. Một nghiên cứu khác ở Bồ Đào Nha (2010)
Amaral đã kết luận tỉ lệ SDD ở những người mù chữ tăng cao hơn
(với OR = 2,45 và KTC 95% = 1,52 – 3,96) [17]. Tác giả Trần Hồng Ngân
(2014) khi nghiên cứu trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 cao tuổi điều trị
tại bệnh viện Nhân Dân 115 và phòng khám nội tiết Trung tâm Medic kết luận
rằng có 11,7% bệnh nhân mù chữ; 89,4% bệnh nhân có trình độ học vấn thấp
(khơng q phổ thơng) [9].
1.2.4 Tình trạng hơn nhân
Tình trạng hơn nhân qua nhiều nghiên cứu cũng được chứng minh là có
liên quan đến tình trạng SDD. Gần đây nhất vào năm 2016, nghiên cứu của
Mathew AC và cs về tỉ lệ và mối tương quan về tình trạng suy dinh dưỡng ở
người lớn tuổi tại Coimbatore - Ấn Độ thu được kết quả tỉ lệ bệnh nhân sống
một mình (độc thân, ly dị, góa bụa) có nguy cơ SDD cao hơn với OR = 3,323
p<0,05 [36]. Theo nghiên cứu của Alemtsehay Haile và cs vào năm 2015
27
tại Ethiopia thì tỉ lệ bệnh nhân độc thân và ly dị mắc SDD chiếm 42,9%
so với bệnh nhân sống cùng vợ/chồng là 57,1% [16]. Tuy nhiên, nghiên cứu
của Amaral kết luận rằng tỉ lệ người sống một mình (độc thân, ly dị, góa bụa)
có nguy cơ với SDD cao hơn những người sống cùng gia đình với OR = 1,83
và KTC 95% = 1,34 – 2,51 [17]. Vào năm 2013, nghiên cứu về tình trạng
dinh dưỡng liên quan với tình trạng hơn nhân của bệnh nhân mắc bệnh phổi
do Odencrants S và cs nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ bệnh nhân sống một mình
thì tỉ lệ SDD cao (54%) [50].
1.2.5 Tiền sử hút thuốc
Theo thống kê của Amaral trong một nghiên cứu tại Bồ Đào Nha đã
đưa ra kết luận tỷ lệ hút thuốc lá làm tăng nguy cơ SDD với OR = 1,55 và
KTC = 1,02 – 2,35 [17].
1.2.6 Tiền sử uống rượu bia
Kết quả nghiên cứu “Tỷ lệ SDD và những yếu tố nguy cơ SDD trên
những bệnh nhân nghiện rượu và sử dụng ma túy” (2012) đã cho thấy tỉ lệ
nghiện rượu có liên quan chặt chẽ đến tình trạng SDD [33].
1.2.7 Tình trạng bệnh tật
Ở các nước phát triển, nguyên nhân gây suy dinh dưỡng chủ yếu do
bệnh tật. Bất cứ rối loạn nào dù cấp hay mãn tính đều có nguy cơ gây ra hay
làm trầm trọng thêm tình trạng SDD. Nghiên cứu của Shan-shan zhang và cs
(2013) trên đối tượng bệnh nhân ĐTĐ cho thấy tỉ lệ SDD 62% [48]. Tại Việt
Nam, nghiên cứu của tác giả Đặng Trần Khiêm về “Tình trạng dinh dưỡng
chu phẫu và kết quả sớm sau mổ các bệnh gan mật tụy” (2011) đã thống kê có
53,1% bệnh nhân suy dinh dưỡng mức độ vừa và nặng [7]. Bên cạnh đó,
nghiên cứu “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong xơ gan” (2014) của tác giả
Quảng Đại Hương đã kết luận tình trạng suy gan càng nặng thì suy dinh
dưỡng xuất hiện càng nhiều và càng nặng [6].
29
1.2.8 Các nguyên nhân khác
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tại bệnh viện có thể sa sút hơn do
các thói quen xấu khi nằm viện. Nhiều nghiên cứu chỉ ra bệnh nhân nội trú
thường được chăm sóc dinh dưỡng ít hơn mức cần thiết do đội ngũ nhân viên
y tế thiếu nhận thức và thiếu huấn luyện về dinh dưỡng. Theo Wyszynski và
cs, chỉ có 38,8% bệnh nhân nằm viện được đánh giá dinh dưỡng và chỉ
khoảng 15% được cân đo thường xun [58]. Bên cạnh đó tình trạng
trầm cảm, sa sút trí tuệ và thiếu sự trợ giúp dinh dưỡng cũng làm giảm lượng
thức ăn đưa vào.
Biếng ăn
Bệnh mãn tính
Đói
Kém hấp thu
Ung thư
AIDS
COPD
….
Biếng ăn
Đáp ứng viêm
Kém hấp thu
Stress
chuyển hóa
Bệnh cấp tính
Nhiễm trùng
Chấn thương
Bỏng
….
Nhiễm trùng
Thay đổi chức năng ruột
Chậm lành vết thương
Giảm chức năng cơ
31
Hình 1.1 Vịng xoắn bệnh lý của suy dinh dưỡng liên quan đến điều trị [38].
1.3 Hậu quả của SDD
1.3.1 Ảnh hưởng lên chức năng của cơ thể bệnh nhân [7]
Tình trạng SDD cùng với thời gian điều trị kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cả
chức năng và cấu trúc các cơ quan trong cơ thể như chức năng cơ, chức năng
tim mạch, thận, chức năng hơ hấp, tiêu hóa, hệ thống miễn dịch, lành vết
thương…và cả chức năng tâm thần.
−
Chức năng cơ: sau một vài ngày nhịn đói chức năng cơ bị giảm, sau đó giảm
nặng hơn khi khối cơ bị mất. Ngược lại, chức năng này cải thiện khoảng 10 20% sau một ngày đầu nuôi ăn lại nhờ tác động lên chức năng tế bào,
−
sau một vài tuần chức năng cơ sẽ hồi phục bình thường.
Chức năng tim mạch và thận: Sự mất cơ tim làm giảm hiệu suất của tim,
chậm nhịp tim, hạ huyết áp. Thể tích cơ tim bị giảm tỉ lệ thuận với
sự giảm thể trọng. Dòng huyết tương ở thận và tốc độ lọc tiểu cầu thận có thể
bị giảm. Khả năng bài tiết muối và nước cũng bị giảm đáng kể có thể làm
−
tăng nước trong khoang ngoại bào dẫn đến phù.
Chức năng hô hấp: Đạm giảm trên 20% sẽ ảnh hưởng đến chức năng và cấu
trúc cơ hô hấp, do giảm khối cơ hồnh, thong khí tối đa và sức cơ hơ hấp.
−
Bệnh nhân SDD có tình trạng giảm O2 lúc hít vào và tăng CO2 máu.
Chức năng tiêu hóa: sự hiện diện của thức ăn trong lòng ruột là yếu tố kích
thích sự hồi phục tế bào ruột non, ruột già. Sự hấp thụ chất béo, dissacharide
và glucose bị giảm ở những cơ thể bị suy kiệt nặng. Đồng thời, cũng có giảm
bài tiết acid dạ dày, men tụy, mật góp phần làm nặng thêm tình trạng kém hấp
thu. Chính những thay đổi này mà những bệnh nhân bị SDD nặng thường bị
tiêu chảy, làm nặng thêm tình trạng SDD. Thay đổi vi khuẩn đường ruột hay
nhiễm trùng ở ruột có thể làm nặng thêm tình trạng kém hấp thu và tiêu chảy.
Tất cả những thay đổi của hệ thống tiêu hóa có liên quan đến SDD và làm
giảm chức năng rào cản của ruột đặc biệt trong giai đoạn cấp.
33
−
Hệ thống miễn dịch: SDD làm giảm miễn dịch tế bào, giảm khả năng đề
kháng. Sự gia giảm ban đầu trong hệ thống miễn dịch ghi nhận trong
tình trạng đói gồm tế bào lympho T và hệ bổ thể, xuất hiện giảm tế bào
−
lympho ở tuyến ức và teo tuyến ức.
Lành vết thương: lành vết thương phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng. Suy
dinh dưỡng do thiếu năng lượng và đạm thường gặp ở những bệnh nhân nặng
hay kéo dài khả năng lành vết thương. Thiếu protein ảnh hưởng đến sự hình
thành mao mạch mới, tăng sinh tế bào sợi, sản xuất proteoglycan và tổng hợp
−
collagen. Do đó, cung cấp protein là cần thiết cho sự lành vết thương.
Chức năng tâm thần: đói làm tăng chán nản, trầm cảm, tình trạng này giảm
khi được hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ.
1.3.2 Ảnh hưởng lên kết quả điều trị
Dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị. Nhiều nghiên cứu
cho thấy SDD làm gia tăng biến chứng sau mổ (nhiễm trùng, xì rị miệng nối,
áp xe…), kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và tăng tỉ lệ tử vong
[34].
Detsky và cs dùng cụm từ “Biến chứng liên quan đến dinh dưỡng”
(nutrition-related complications) để chỉ những biến chứng của phẫu thuật
bụng trên nhóm có suy dinh dưỡng [27]. Ở Việt Nam, Phạm Văn Năng và cs
báo cáo biến chứng sau mổ ở nhóm SDD nặng (33,6%) cao hơn hẳn so với
nhóm cịn lại [45].
Do có nhiều biến chứng, nhóm bệnh nhân SDD phải nằm viện dài ngày
hơn. Các nghiên cứu cho thấy thời gian nằm viện tăng từ 40-70% ở nhóm
bệnh nhân có SDD. Đặc biệt, ở nhóm SDD nặng, sự khác biệt về thời gian
nằm viện có ý nghĩa thống kê [7].
Theo Pirich và cs trong nghiên cứu trên 1886 bệnh nhân nội trú, SDD
làm tăng thời gian nằm viện lên 43% (p<0,001) [43]. Nghiên cứu của
Pichard C và cs (2008), của Correria và cs (2003) cũng cho kết quả tương tự
35
[38], [21]. Theo Nourissat và cs, SDD làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân ung thư [39]. Tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân SDD
là 44% so với 18% của nhóm khơng SDD (p<0,001) trong nghiên cứu của
Cederholm và cs [23].
Tại Mỹ, Braunschweig C và cs chứng minh ở bệnh nhân nằm viện hơn
7 ngày, những bệnh nhân bị SDD (bất kể tình trạng dinh dưỡng lúc vào viện)
có chi phí điều trị cao hơn có ý nghĩa thống kê, tỷ lệ biến chứng cũng tăng
hơn so với nhóm dinh dưỡng tốt [19]. Correia và cs báo cáo chi phí điều trị và
chăm sóc cho những bệnh nhân SDD cao hơn từ 60% đến 300% những bệnh
nhân có tình trạng dinh dưỡng tốt [21].
Suy Dinh Dưỡng
- Sự lành vết thương giảm
- Tỉ lệ tử vong tăng
- Nhiễm trùng tăng
- Chi phí điều trị tăng
- Biến chứng tăng
- Thời gian nằm viện tăng
- Sự hồi phục giảm
Chi phí điều trị tăng
Chất lượng cuộc sống giảm
Hình 1.2 Suy dinh dưỡng và tiên lượng [38]
1.2.3 Ảnh hưởng đối với các cơ sở chăm sóc y tế
37
Tình trạng SDD làm gia tăng việc sử dụng các nguồn lực và chi phí
bệnh viện [31]. SDD là tăng áp lực căng thẳng trong việc chăm sóc bệnh nhân
tại các cơ sở chăm sóc y tế. Như đã nói, bệnh nhân bị SDD thường có tỷ lệ
nhiễm trùng và loét cao hơn và do đó yêu cầu chăm sóc của điều dưỡng và
nhu cầu sử dụng thuốc cũng nhiều hơn. Những vấn đề này kết hợp với nhau
làm tăng chi phí bệnh viện liên quan đến việc điều trị cũng như việc quản lý
bệnh nhân nằm viện.
Ở Đức, để xác định tình trạng SDD người ta sử dụng thang đo SGA, tỷ
lệ SDD được báo cáo là 19% trong tổng số bệnh nhân nhập viện, thời gian
nằm viện tăng 4 ngày ở nhóm bệnh nhân bị SDD và thiếu hụt tài chính hằng
năm là 35.280€ do SDD khơng được ghi nhận [40]. Nghiên cứu của Chima
cho biết những bệnh nhân có nguy cơ SDD có thời gian nằm viện trên 6 ngày
nhiều hơn những bệnh nhân khơng có nguy có SDD, kết quả là chi phí điều trị
cho mỗi bệnh nhân SDD tăng 1.633 USD mỗi ngày [26].
1.4 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
1.4.1 Khái niệm
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và
hóa sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Từ lâu
người ta đã biết giữa dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe có liên quan chặt chẽ
với nhau [15].
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là bước đầu tiên trong chiến lược
điều trị SDD. Một phương pháp đánh giá tối ưu cho phép các nhà điều trị
nhanh chóng phát hiện sự hiện diện của SDD và cung cấp hướng dẫn điều trị
dinh dưỡng một cách kịp thời, cải thiện kết quả lâm sàng cho bệnh nhân [20].
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là quá trình thu thập và phân tích thơng tin, số
liệu về tình trạng dinh dưỡng và nhận định tình hình dựa trên cơ sở các thơng
tin, số liệu đó [14]. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo mối
39
liên quan đến sức khỏe bao gồm: thời kỳ tiền bệnh lý, thời kỳ giảm dự trữ,
thời kỳ bệnh lý [15].
Theo hội các nhà dinh dưỡng Hoa Kỳ việc đánh giá dinh dưỡng được
định nghĩa như là một tiếp cận tồn diện để xác định tình trạng dinh dưỡng
dựa vào bệnh sử, dinh dưỡng, dùng thuốc, khám lâm sàng, đo đạc các chỉ số
nhân trắc và xét nghiệm [22]. Hiện nay, khơng có tiêu chuẩn vàng để đánh giá
dinh dưỡng. Một vài thơng số sử dụng xác định tình trạng dinh dưỡng có thể
bị tác động bởi SDD, nhưng cũng có thể do một bệnh chính hoặc một yếu tố
khác. Đánh giá dinh dưỡng bao gồm đánh giá lâm sàng, cộng với xét nghiệm
để xác định thiếu dinh dưỡng đặc biệt hoặc bệnh nặng.
Đối với tình trạng của từng bệnh nhân thì có thời gian theo dõi và đánh
giá khác nhau. Bệnh nhân có nguy cơ hoặc SDD nhẹ thì có thể tiến hành đánh
giá hàng tháng về chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân.Bệnh nhân SDD nặng
thì việc đánh giá cần tiến hành hàng tuần.
1.4.2 Phương pháp đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng theo chủ
quan (Subjective Global Assessment – SGA)
SGA là công cụ được Hiệp hội dinh dưỡng đường tiêu hóa và đường
tĩnh mạch của Mỹ (American Society of Perenteral and Enteral Nutrition –
ASPEN) khuyến cáo sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh
nhân lúc nhập viện trong vòng 48 giờ. SGA đánh giá tình trạng thơng qua việc
khai thác tiền sử một cách cẩn thận, thăm khám thực thể và không bao gồm
các chỉ số nhân trắc học hay xét nghiệm [18]. SGA đánh giá dinh dưỡng qua 2
phần: bệnh sử và thăm khám lâm sàng.
Bệnh sử: bao gồm 5 tiêu chí đánh giá (sự thay đổi cân nặng, khả năng
ăn uống, triệu chứng đường tiêu hóa, khả năng sinh hoạt, mức độ chuyển hóa
liên quan stress bệnh lý).
Thăm khám lâm sàng: bao gồm 2 mục (độ dày lớp mỡ dưới da, khối cơ,
phù).