Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

THỰC TRẠNG cán cân THANH TOÁN QUỐC tế của VIỆT NAM 5 năm TRỞ lại đây GIAI đoạn 2007 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.56 KB, 41 trang )

Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012

Kinh tế quốc tế 52A

Page 1


Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHĨM
HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT
NAM 5 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY - GIAI ĐOẠN 2007-2012
Giáo viên hướng dẫn: Lương Thu Hằng
Sinh viên thực hiện:
Đậu Thị Thảo Tiên (nhóm trưởng)
Chu Hà Linh

Hàn Huyền Hương

Phạm Hoàng Vân Trang

Hà Tú Anh

LỚP: KINH TẾ QUỐC TẾ 52A

HÀ NỘI – NĂM 2013
Kinh tế quốc tế 52A



Page 2


Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012

Lời mở đầu
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Hầu như nước nào cũng phấn đấu cho 4 mục tiêu- còn gọi là tứ giác mục
tiêu- đó là tăng trưởng nhanh, lạm phát thấp, cán cân thanh tốn có số dư và thất
nghiệp ít. Có chăng chỉ khác nhau ở thứ tự ưu tiên và liều lượng của từng mục tiêu,
trong từng thời gian mà thôi. Trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc
tế, mối quan hệ giữa các quốc gia là rất phong phú và đa dạng, bao gồm: thương
mại, đầu tư, dịch vụ, văn hóa….Những mối quan hệ này tạo nên nguồn thu, chi
ngoại tệ cho một quốc gia và được phản ánh chặt chẽ trên cán cân thanh toán quốc
tế của mỗi nước. Trong điều kiện nền kinh tế mở hiện nay, việc theo dõi các luồng
ngoại tệ ra vào là hết sức quan trọng để có được những chính sách đúng đắn, hiệu
quả cho nền kinh tế, điều này khiến cho vai trò của cán cân thanh toán quốc tế trở
nên hết sức quan trọng.
Kinh tế quốc tế 52A

Page 3


Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
Đối với Việt Nam, 4 mục tiêu cũng gần như tương ứng, đó là: ưu tiên kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội. Cán cân

thanh toán tổng thể có vai trị quan trọng để thay đổi tổng dự trữ ngoại hối, thay
đổi nợ quá hạn và gia hạn nợ- thể hiện sức mạnh tài chính của quốc gia.
Với đề tài tìm hiểu về Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của
Việt Nam 5 năm gầy đây, bài viết sẽ phân tích cụ thể từng biến động để
làm rõ sức ảnh hưởng cũng như vai trò của cán cân thanh toán quốc tế và
giải pháp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong thời
gian tới.

1. Tổng quan về cán cân thanh toán quốc tế
1.1.

Định nghĩa

Khái niệm: “cán cân thanh toán quốc tế (The Balance of Payment – viết tắt là
BOP hoặc BP) là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại giá
trị của tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú với người không cư trú trong
một thời kỳ nhất định, thường là một năm”
“Người cư trú” và “không cư trú” là các cá nhân, các gia đình, các cơng ty, các cơ
quan đại diện cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế… Căn cứ xác định “người cư
trú” của một quốc gia cần hội đủ đồng thời hai tiêu chí:
- Thời hạn cư trú từ 12 tháng trở lên
- Có nguồn thu nhập từ quốc gia nơi cư trú
Những người không hội đủ đồng thời hai tiêu chí nêu trên đều trở thành người
không cư trú.
 Một số quy định chung cần chú ý:
Kinh tế quốc tế 52A

Page 4



Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
- Các cơ quan và những người làm việc tại các cơ quan đại diện cho Chính
phủ các quốc gia (đại sứ quán, tổng lãnh sự quán,…), cho các tổ chức
quốc tế (IMF, WB, UN, WTO…) đều được coi là “người không cư trú”.
- Các công ty xuyên quốc gia có chi nhánh ở nhiều nước khác nhau, thì chỉ
những chi nhánh ở nước sở tại mới được coi là “người cư trú”.
- Công dân của quốc gia này đến quốc gia khác học tập, du học, chữa bệnh
không kể thời gian dài hay ngắn đều được coi là “người khơng cư trú”.
1.2.

Cấu trúc của cán cân thanh tốn quốc tế

1.2.1. Phân loại
Có 2 cách phân loại sau:
-

Cán cân thời điểm và cán cân thời kỳ:

Cán cân thanh toán trong một thời kỳ là bản đối chiếu giữa những khoản
tiền thực tế thu được từ nước ngoài với những khoản tiền mà thực tế nước đó chi ra
cho nước ngoài trong một thời kỳ nhất định. Vậy, loại cán cân này chỉ phản ánh số
liệu thực thu và thực chi của một nước đối với nước ngoài trong thời kỳ đã qua.
Cán cân thanh toán tại một thời điểm nhất định là bản đối chiếu giữa các
khoản tiền đã và sẽ thu về và chi ra ở một thời điểm cụ thể nào đó. Vậy, trong loại
cán cân thanh toán này chứa đựng cả những số liệu phản ánh các khoản tiền nợ
nước ngoài và nước ngoài nợ nước đó mà thời hạn thanh tốn rơi đúng vào ngày
của cán cân.
-

Cán cân song phương, cán cân đa phương :


Cán cân song phương được lập cho những giao dịch kinh tế phát sinh giữa
hai quốc gia.
Cán cân đa phương được lập cho một nước với phần còn lại của thế giới,
cho biết cơ cấu tỷ lệ mối quan hệ giữa một quốc gia với quốc gia khác từ đó hoạch
định chính sách để điều chỉnh cơ cấu hợp lý.
1.2.2. Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế
Kinh tế quốc tế 52A

Page 5


Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
(1) Cán cân vãng lai
Ghi chép giá trị các dịng hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu và những khoản thu
chi khác có liên quan với nước ngồi về hàng hóa, dịch vụ của quốc gia. Khoản
mục cán cân vãng lai được chia ra: “cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân
thu nhập, cán cân chuyển giao vốn một chiều”
a. Cán cân thương mại (cán cân hữu hình)
Phản ánh tồn bộ các khoản thu chi ngoại tệ gắn với xuất nhập khẩu hàng hóa của
quốc gia đó.Xuất khẩu phát sinh cung về ngoại tệ thì ghi dương (+), nhập khẩu
phát sinh cầu về ngoại tệ thi ghi âm (-). Thơng thường thì khoản mục này đóng vai
trị quan trọng nhất trong cán cân thanh toán quốc tế.
Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng cán cân thương mại:
Là những nhân tố ảnh hưởng đến qui mô hàng hóa xuất nhập khẩu như: tỷ giá,
chính sách thương mại quốc tế, tâm lý ưa chuộng tiêu dùng hàng ngoại, thu nhập
của người dân, giá cả hàng hóa, lạm phát…
b. Cán cân dịch vụ (cán cân vơ hình)
Phản ánh các khoản thu chi từ hoạt động dịch vụ về vận tải (cước phí vận chuyển,
thuê tàu bến bãi…), tài chính, viễn thơng, du lịch, bưu chính, cố vấn pháp luật,

dịch vụ kỹ thuật, bản quyền, sáng chế phát minh…
Giá trị dịch vụ xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố bao gồm: thu nhập,
tỷ giá, giá cả dịch vụ và các yếu tốt về tâm lý, chính trị, xã hội.
c. Cán cân thu nhập
Phản ánh thu nhập ròng của người lao động hoặc thu nhập ròng từ đầu tư, tiền lãi
của những người cư trú và không cư trú
- Thu nhập của người lao động gồm: Các khoản tiền lương, tiền thưởng và
các khoản thu nhập bằng tiền, hiện vật do người cư trú trả cho người
không cư trú và ngược lại.
Kinh tế quốc tế 52A

Page 6


Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
- Thu nhập về đầu tư gồm: thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi đầu tư vào
giấy tờ có giá các khoản lãi từ cho vay giữa người không cư trú trả cho
người không cư trú và ngược lại.
Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động như:
- Năng suất lao động, trình độ lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, chế độ đãi ngộ đối với người lao động..
- Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập về đầu tư như: cổ tức, lãi suất…
d. Cán cân chuyển giao vốn một chiều
Phản ánh các khoản quà tặng, quà biếu, các khoản viện trợ khơng hồn lại và các
chuyển giao khác bằng tiền và hiện vật với mục đích cho tiêu dùng giữa người cư
trú và người không cư trú. Phản ánh sự phân phối lại thu nhập
* Quy mô và tình trạng chuyển giao vãng lai một chiều phụ thuộc vào mối
quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia và tình trạng kinh tế xã hội giữa các quốc gia
(mơi trường kinh tế, tâm lý, tình cảm, chính trị xã hội…)


(2) Cán cân di chuyển vốn
Được tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa “người cư trú” với
“người không cư trú” về chuyển vốn từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển vốn từ
Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá,
vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, chuyển giao vốn một
chiều, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật
Việt Nam làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ.
Cán cân di chuyển vốn dài hạn:
Phản ánh các luồng vốn đi ra, đi vào của một quốc gia trong một thời gian dài.
Gồm :
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài dài hạn (mua cổ phiếu, trái phiếu).
- Đầu tư dài hạn khác: cho vay thương mại dài hạn,…
Kinh tế quốc tế 52A

Page 7


Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
* Quy mơ và tình trạng cán cân vốn dài hạn phụ thuộc vào những nhân tố như tỷ
suất lợi nhuận kỳ vọng dài hạn, môi trường đầu tư…
Cán cân di chuyển vốn ngắn hạn:
Phản ánh các luồng vốn ngắn hạn. Gồm nhiều hạng mục phong phú, nhưng chủ
yếu là:
-

Tín dụng thương mại ngắn hạn.
Hoạt động tiền gửi.
Mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn.
Các khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn.


* Quy mô cán cân di chuyển vốn ngắn hạn ngoài chịu tác động của những nhân tố
như cán cân di chuyển vốn ngắn hạn con chịu tác động của yếu tố lãi suất.
Cán cân di chuyển vốn một chiều:
Phản ánh các khoản viện trợ khơng hồn lại nhằm mục đích đầu tư, phản ánh các
khoản nợ được xóa.
* Quy mơ và tình trạng cán cân chuyển giao vốn một chiều phụ thuộc chủ yếu vào
các mối quan hệ ngoại giao, kinh tế-chính trị, giữa các nước có chung lợi ích và
tình hữu nghị đặc biệt…
1.2.3. Ngun tắc ghi chép cán cân thanh toán quốc tế
a. Ghi chép
Các giao dịch chuyển tiền quốc tế được phản ánh vào bên Có và bên Nợ của
cán cân thanh tốn
- Bên Có: các khoản thu tiền từ người khơng cư trú, biểu hiện bằng dấu
(+), phản ánh sự gia tăng của cung ngoại tệ.
- Bên Nợ: các khoản chi cho người không cư trú, biểu hiện bằng dấu (--),
phản ánh sự gia tăng về cầu ngoại tệ.
b. Hạch toán (bút toán kép)
Hạch toán trong giao dịch quốc tế được thực hiện theo nguyên tắc ghi sổ
kép. Điều này có nghĩa là mỗi giao dịch được ghi kép, một lần ghi Nợ và
một lần ghi Có với giá trị như nhau.

Kinh tế quốc tế 52A

Page 8


Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
2. Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
2.1.


Cán cân vãng lai

2.1.1. Cán cân thương mại
a) Giai đoạn 2007-2010
Từ năm 1999 đến năm 2002, cán cân thương mại Việt Nam ở trạng thái cân bằng
hoặc thặng dư, nhưng từ năm 2003 đến nay cán cân thương mại liên tục ở trạng
thái thâm hụt và giá trị thâm hụt ngày càng lớn.
Nếu trong năm 2003 thâm hụt thương mại vào khoảng 2,581 tỷ USD thì đến năm
2008 mức thâm hụt lên đến 12,782 tỷ USD, gấp 5 lần so với năm 2003. Năm 2009
mức thâm hụt là 15,412 tỷ USD, gấp 5,9 lần so với năm 2003.
Trong năm 2010, cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về nhập siêu với mức thâm
hụt vào khoảng trên 12 tỷ USD.
Nếu so sánh giá trị thâm hụt thương mại với giá trị GDP qua các năm thì từ năm
2002 (năm bắt đầu có thâm hụt thương mại) tỷ lệ thâm hụt thương mại so với GDP
ngày càng gia tăng và trở nên đáng báo động trong những năm gần đây (20072010), khi tỷ lệ này vượt trên 10%GDP.
Theo IMF, mức độ thâm hụt tài khoản vãng lai so với GDP nếu vượt quá 5%
thì được xem là nghiêm trọng, vì vậy vấn đề thâm hụt thương mại của Việt Nam
cần phải được xem xét thấu đáo.

Kinh tế quốc tế 52A

Page 9


Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
Hình 1: Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1999-2010. Nguồn: GSO
 Nguyên nhân thâm hụt thương mại
- Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu
Hơn một thập niên qua, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng nông lâm sản,

cơng nghiệp nặng và khống sản, cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
(TTCN).
Theo thống kê của GSO, trung bình giai đoạn 1999 - 2010F, hàng nơng lâm sản
chiếm khoảng 15%, trong đó chủ yếu là hàng nơng sản với các sản phẩm chính như
gạo, hồ tiêu, cao su; hàng cơng nghiệp nặng và khống sản chiếm khoảng 34% mà
chủ yếu là khống sản với mặt hàng chính là than đá và dầu thô; hàng công nghiệp
nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 40% với sản phẩm chủ yếu là hàng dệt
may và giầy da (Hình 2).

Hình 2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo nhóm (trung bình) giai đoạn 1999 2010F.
Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu cho thấy hàng hố xuất khẩu của Việt Nam
khơng có gì nổi trội so với các quốc gia trong khu vực, cơ cấu mặt hàng của Việt
Nam giống với các nước khác trong ASEAN. Có rất nhiều mặt hàng trong nhóm
hàng công nghiêp nhẹ tiểu thủ công nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu, nhập khẩu
Kinh tế quốc tế 52A

Page 10


Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
dây chuyền sản xuất. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều ngành nghề sản xuất
trong nước.
Không chỉ vậy, nhiều mặt hàng xuất khẩu khả năng gia tăng sản lượng khi
giá cả có lợi, chẳng hạn như tỷ giá hối đối tăng thì nhiều mặt hàng xuất khẩu
khơng thể tăng sản lượng vì hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đã phát huy hết công
suất sản xuất và không thể khai thác tiếp nhằm đảm bảo tính bền vững dài hạn
(như dầu thơ, than đá,...) hay một số nhóm hàng phụ bị tác động quá nhiều của thời
tiết (như nơng sản, thủy sản,...).
- Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu
Từ số liệu thống kê của GSO, dễ dàng nhận thấy suốt giai đoạn 1999 - 2010, tổng

giá trị nhập khẩu ngày càng gia tăng và nhập khẩu thuộc nhóm hàng tư liệu sản
xuất chiếm tỷ trọng rất lớn, trung bình khoảng 92% tổng giá trị nhập khẩu, 8% còn
lại chủ yếu là hàng tiêu dùng.
Trong nhóm hàng tư liệu sản xuất thì nhóm hàng máy móc thiết bị chiếm khoảng
29% tổng giá trị nhập khẩu; nhóm hàng nguyên nhiên, vật liệu chiếm khoảng
63,5% tổng giá trị nhập khẩu (Hình 3).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất cao. Như đã đề cập
trong phần trên, nhiều mặt hàng sản xuất trong nước phải nhập khẩu máy móc thiết
bị và nguyên vật liệu, cùng với đó là q trình cơng nghiệp hố đang diễn ra mạnh
mẽ nên nhu cầu thay thế thiết bị lạc hậu bằng cách nhập khẩu cơng nghệ từ các
nước phát triển góp phần làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu chung.
Ngoài ra, lộ trình tự do hố thương mại của Việt Nam nhất là kể từ năm
2007 - năm Việt Nam trở thành thành viên WTO đã thu hút một nguồn vốn FDI
khá lớn hàng năm và kèm theo đó là nhu cầu nhập khẩu trang thiết bị, dây chuyền
sản xuất phục vụ đầu tư. Ngoài những nguyên nhân làm gia tăng việc nhập khẩu
như đã nêu trên, nguyên nhân nhập khẩu tăng cao còn phải kể đến:

Kinh tế quốc tế 52A

Page 11


Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
• Tỷ lệ nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu ở mức khá cao dẫn tới thực tế là
nếu xuất khẩu muốn tăng lên thì nhất thiết nhập khẩu sẽ tăng.
• Thu nhập ở Việt Nam tăng lên sẽ tạo thêm nhu cầu đối với hàng tiêu dùng và
xa xỉ phẩm.
• Đầu cơ bất động sản và các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn cũng là lý do
dẫn tới nhập khẩu gia tăng trong những năm gần đây.
• Sự biến động trong giá hàng hố thế giới dẫn tới hoạt động đầu cơ hàng hoá,

nên nhiều hàng hố được nhập khẩu để tích trữ trước khi giá tăng.

Hình 3: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu khẩu theo nhóm (trung bình) giai đoạn
1999 - 2010F. Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu GSO
Các nhân tố vĩ mô tác động đến cán cân thương mại Việt Nam
(Dưới góc độ thương mại quốc tế, có nhiều nhân tố vĩ mô tác động gây ra thâm
hụt hoặc thặng dư thương mại )
Tỷ giá hối đoái
Ngày nay, quan hệ thương mại là đa phương, một nước có quan hệ buôn bán với
Kinh tế quốc tế 52A

Page 12


Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
rất nhiều nước trên thế giới, để có cái nhìn tồn diện hơn về vị thế cạnh tranh của
hàng hóa trong nước với các đối tác thương mại khác người ta dùng tỷ giá thực đa
phương (tỷ giá trung bình), tỷ giá thực đa phương là một chỉ số phản ánh mức độ
cạnh tranh về giá cả của quốc gia và là cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị định giá
cao hay thấp.

REER (Real Effective Exchange Rate) tỷ giá hối đoái hiệu lực thực tế. Chỉ số này
cho phép đánh giá và dự báo tỷ giá thực theo hướng xem xét sức mua đối ngoại
thực tế của đồng tiền quốc gia và sự tác động đến cạnh tranh xuất khẩu của quốc
gia đó.
Hình 4: Tỷ giá thực và Cán cân thương mại Việt Nam theo quý giai đoạn 1999 –
Q1 2010. Nguồn: IFS và tính tốn của tác giả.
Từ kết quả tính tốn và đồ thị Hình 4 có thể nhận thấy rằng, trong giai đoạn quý
I/1999 đến quý IV/2003, REER có giá trị lớn hơn 100 và có xu hướng tăng, đến
quý I/2004 REER vẫn có giá trị lớn hớn 100 nhưng có xu hướng giảm dần và đến

quý I/2008 REER có giá trị nhỏ hơn 100 và tiếp tục có xu hướng giảm cho những
quý tiếp sau.
Theo lý thuyết kinh tế học, nếu REER lớn hơn 100 thì VND được coi là giảm giá
so với các đồng tiền còn lại và ngược lại khi REER nhỏ hơn 100 thì VND được coi
là tăng giá so với các đồng tiền còn lại.
Khi VND giảm giá sức cạnh tranh quốc tế của hàng hoá Việt Nam được cải thiện,
Kinh tế quốc tế 52A

Page 13


Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
xuất khẩu có lợi thế hơn nhập khẩu nên cán cân thương mại thời kỳ này sẽ được
cải thiện.
Ngược lại, khi VND tăng giá thực sức cạnh tranh quốc tế của hàng hoá Việt Nam
sẽ bị hạn chế, nhập khẩu sẽ có lợi thế hơn xuất khẩu vì vậy cán cân thương mại
thời kỳ này sẽ nghiêng về nhập siêu.
Xét trong thực tế, từ quý I/1999 đến quý IV/2003 là giai đoạn VND giảm giá thực.
So với quý I/1999 tại thời điểm quý IV/2003 VND giảm giá thực khoản 16,01%,
nên trong thời kỳ này cán cân thương mại Việt Nam có nhiều cải thiện (nhiều quý
có thặng dư thương mại).
Trong giai đoạn tiếp sau, từ quý I/2004 đến quý IV/2007, VND giảm giá thực
nhưng tỷ lệ giảm so với thời điểm quý I/1999 giảm dần, cán cân thương mại mất
cân bằng mức thâm hụt thương mại bắt đầu gia tăng.
Đến q I/2008, VND khơng cịn lợi thế giảm giá thực so với các đồng tiền khác,
từ thời điểm này VND bắt đầu tăng giá thực. VND tăng giá đã hỗ trợ cho hoạt
động nhập khẩu gia tăng và thực tế số liệu thống kê cho thấy từ Quý I năm 2004
đến nay cán cân thương mại đã nghiêng hẳn về nhập siêu.
Tăng trưởng kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển nhanh với mức tăng trưởng

trung bình hằng năm khoảng 7%. Cơng nghiệp hóa đặt ra yêu cầu về trang bị cơ sở
vật chất hiện đại nên việc nhập khẩu máy móc thiết bị từ bên ngồi là khó tránh
khỏi, chưa kể một số ngành nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu vì nguồn trong
nước khơng đủ đáp ứng như sản xuất thép, phân bón.
Bên cạnh đó, chính sách mở cửa hội nhập trong những năm gần đây đã tạo nhiều
cơ hội cho xuất khẩu trong nước nhưng cũng làm gia tăng nhập khẩu, nhất là từ khi
Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương như với các
nước ASEAN, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),...
Hình 5 cho thấy, tương quan thuận giữa tăng trưởng kinh tế và gia tăng nhập khẩu
Kinh tế quốc tế 52A

Page 14


Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
trong giai đoạn 1999 - 2010 và mức gia tăng nhập khẩu mạnh mẽ sau khi Việt Nam
chính thức là thành viên của WTO (so với năm 2006, vào năm 2007 mức nhập
khẩu đã tăng 38% và 77% trong năm 2008).

Hình 5: GDP thực và nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn Q1 1999 – Q1 2010.
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu của IMF và GSO.
Ngoài việc gia tăng nhập khẩu đối với máy móc thiết bị, nguyên vật liệu khi thu
nhập gia tăng, những sản phẩm tiêu dùng xa xỉ cũng có xu hướng gia tăng.
Hình 6 cho thấy mức gia tăng ơtơ nhập khẩu (mạnh nhất là ôtô 12 chỗ ngồi trở
xuống trong khoảng 3 năm gần đây) khi thu nhập bình quân đầu người tăng.

Kinh tế quốc tế 52A

Page 15



Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
Hình 6: Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam và số lượng ô tô nhập khẩu
giai đoạn 2000 - 2009. Nguồn: Số liệu thống kê của WB và GSO.
Dưới góc độ xuất nhập khẩu hàng hóa cho thấy có rất nhiều yếu tố tác động đến
cán cân thương mại của Việt Nam, từ các yếu tố nội tại như mất cân đối giữa xuất
khẩu và nhập khẩu đến tác động của các yếu tố vĩ mô như tỷ giá hối đoái, tăng
trưởng kinh tế, lạm phát,…
Trong nhiều yếu tố kể trên, ngun nhân chính gây nên tình trạng thâm hụt thương
mại kéo dài là do mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Khả năng sản xuất
hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu mà chủ yếu là các nguyên nhiên vật liệu phục vụ
sản xuất hàng xuất khẩu gần như không đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Xuất khẩu phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu đã làm hạn chế nhiều giải pháp thúc
đẩy xuất khẩu, như chính sách tỷ giá, chính sách tự do thương mại,…
b) Giai đoạn 2011-2012
Sau khi bị thâm hụt lớn trong năm 2009, tiếp tục bị thâm hụt trong năm 2010, cán
cân thanh toán của Việt Nam đã đạt thặng dư trong năm 2011, tiếp tục thặng dư
trong quý I (4,28 tỷ USD), quý II (2,17 tỷ USD), tính chung 6 tháng đạt 6,45 tỷ
USD và ước năm 2012 thặng dư 8 tỷ USD, được cải thiện rõ rệt; mục tiêu năm
2013 được xây dựng là tiếp tục thặng dư.
Cán cân thương mại, nếu 6 tháng đầu năm 2011 bị thâm hụt 2 tỷ USD, thì năm
2012(cùng tính theo giá FOB) đã thặng dư trên 4,1 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011;
kim ngạch nhập khẩu hàng hoá đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2011;
thặng dư cán cân thương mại hàng hoá đạt 0,3 tỷ US Do vậy, nếu cùng tính theo
giá FOB, thì ước tính cán cân thương mại cả năm sẽ thặng dư khoảng 8 tỷ USD.
Và sau một thời gian khá dài, nền kinh tế nước ta xuất siêu.
Hình 7. Cán cân thương mại giai đoạn 2008 – 2012 (tỷ USD)

Kinh tế quốc tế 52A


Page 16


Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012

( Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá hàng hoá xuất
nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 7/2012 đạt 19,8 tỷ USD, tăng 2% so với
tháng trước; trong đó, xuất khẩu đạt 10,19 tỷ USD, tăng 3% và nhập khẩu là 9,61
tỷ USD, tăng 0,8%.

Kinh tế quốc tế 52A

Page 17


Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
Hình 8: Kim ngạch, xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại từ tháng 1
đến tháng 7/2012 và tốc độ tăng(*) kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu lũy kế so
với cùng kỳ của năm 2011

Ghi chú: Tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu là tốc độ tăng tại thời điểm đó so với
cùng kỳ của năm 2011.
Tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) trong 7 tháng qua là 67,8 tỷ USD, chiếm 53,4% tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong đó, xuất khẩu là 34,64 tỷ USD, tăng
42,5% và nhập khẩu là 33,16 tỷ USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2012: Theo Bộ Công thương, tổng KNXK 11 tháng của cả nước đạt 104 tỷ
USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ, trong đó KNXK của doanh nghiệp (DN) FDI

(khơng kể dầu thơ) chiếm gần 57,85 tỷ USD, tăng 34,5%. Đóng góp đáng kể vào
tăng tổng KNXK là nhóm hàng cơng nghiệp chế biến với giá trị gần 67 tỷ USD,
chiếm tỷ trọng hơn 64%; nhóm điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện
tử đóng góp 8,5 tỷ USD. Dự kiến, tổng KNXK cả năm sẽ đạt 114,5 tỷ USD, tăng
Kinh tế quốc tế 52A

Page 18


Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
18,2% so với năm 2011. Trong khi đó, KNNK 11 tháng đạt 103,9 tỷ USD, tăng
6,8% so với cùng kỳ (DN trong nước NK 49,03 tỷ USD, giảm 7,8% so với cùng
kỳ, DN FDI NK 54,96 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng gần
53% tổng KNNK cả nước). Đáng chú ý, KNNK của nhóm hàng cần kiểm sốt đã
giảm hơn 35%, nhóm hàng hạn chế đã giảm 5,5% nhưng tổng giá trị NK của hai
nhóm này vẫn là 8,62 tỷ USD. Việt Nam vẫn nhập siêu chủ yếu từ Trung Quốc (15
tỷ USD), Hàn Quốc (9,1 tỷ USD) và ASEAN (3,4 tỷ USD)…
- Nguyên nhân:
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (XK) tiếp tục cao hơn so với tăng trưởng nhập khẩu
(NK), nhóm hàng cơng nghiệp chế biến đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất
khẩu 2012 như hàng dệt may, giày dép,điện thoại các loại và linh kiện, gạo….
Ví dụ: Hàng dệt may: Xuất khẩu trong tháng đạt 1,44 tỷ USD, tăng 5,8% so với
tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2012 lên 8,27 tỷ
USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó: kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 4,22 tỷ USD, tăng 10,6% (tương ứng tăng hơn
404 triệu USD); sang EU đạt 1,39 tỷ USD, giảm 4,7%; sang Nhật Bản đạt 1,06 tỷ
USD, tăng 23,4% (tương ứng tăng hơn 200 triệu USD) và sang Hàn Quốc: 453
triệu USD, tăng 19,4% so với 7 tháng/2011.
Hình 9: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang một số thị
trường chính 7 tháng đầu năm giai đoạn 2009-2012


Kinh tế quốc tế 52A

Page 19


Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
Cán cân thương mại được cải thiện khơng hồn tồn do chính sách thương mại hay
cấu trúc thương mại dịch chuyển theo hướng tích cực mà do nền kinh tế trong nước
có tốc độ tăng trưởng suy giảm. Cán cân thương mại năm 2012 là kết quả nội sinh
của hoạt động sản xuất trong nền kinh tế.
2.1.2. Cán cân dịch vụ

Theo số liệu của bảng thống kê có thể thấy cán cân dịch vụ của nước ta ln trong
tình trạng thâm hụt. Ngoại trừ năm 2006 cán cân gần đạt trạng thái cân bằng( thâm
hụt rất nhỏ, 8 triệu USD) do những ảnh hưởng tích cực từ chỉ thị của Chính phủ
năm 2005 nhằm chuẩn bị cho q trình mở cửa tự do hóa dịch vụ của Việt Nam
theo Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và tiến tới gai nhập WTO thì từ năm 2007 tới
nay, thâm hụt cán cân dịch vụ ngày càng tăng với tốc độ nhanh, năm 2007 mức
thâm hụt là 0,894 USD, đến năm 2011 là 2,98 tỷ USD
Hình 10:Bảng cán cân dịch vụ Việt Nam giai đoạn 2007-2011
Năm
Khoản thu
Khoản chi
Dịch
vụ
ròng

2007
6030

6924
-894

2008
7041
7956
-915

2009
5766
6895
-1129

2010
7460
9900
-2440

2011
8879
11859
-2980

Nguồn: IMF Country Report Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110, 10/281,
12/165
Kinh tế quốc tế 52A

Page 20



Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
Theo thống kê từ Tổng cục thống kê, tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ năm 2008 ước
tính đạt 7,1 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch đạt 4 tỷ
USD, tăng 7,2%; dịch vụ vận tải hàng không đạt 1,3 tỷ USD, tăng 23,7%; dịch vụ
vận tải biển đạt 1 tỷ USD, tăng 27,7%.
Tổng giá trị nhập khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,9 tỷ USD. Tăng 10,3% so
với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch 1,3 tỷ USD, tăng 6,6%; dịch vụ vận tải
hàng không 800 triệu USD , giảm 2,4%; dịch vụ hàng hải 300 triệu USD, tăng
20%. Nhập siêu dịch vụ năm 2008 là 0,8 tỷ USD.
Năm 2009 chứng kiến sự khó khăn của hầu hết các ngành trong đó du lịch dịch vụ
bị ảnh hưởng khá mạnh.
6 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm
2008
2009(thực hiện)
2009(so với cùng
kỳ năm 2008)
3682
2737
74.3
hàng 562
359
62.4

Xuất khẩu
Dịch vụ
khơng
Dịch vụ vận tải
biển
Dịch vụ bưu chính
viễn thơng

Dịch vụ du lịch
Dịch vụ tài chính
Dịch vụ bảo hiểm
Dịch vụ chính phủ
Dịch vụ khác
Nhập khẩu
Dịch vụ hàng
không
Dịch vụ tải biển
Dịch vụ bưu chính
viễn thơng
Dịch vụ du lịch
Dịch vụ bảo hiểm
Dịch vụ chính phủ
Dịch vụ khác

Kinh tế quốc tế 52A

575

359

62.4

45

37

82.2


2190
120
35
25
130
4414
710

1550
105
31
20
105
3256
570

70.8
87.5
88.6
80
80.8
73.8
80.3

150
28

135
29


90
115.7

110
80
24
560

93
65
20
420

84.5
81.3
83.3
75

Page 21


Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
(Tổng cục thống kê: Xuất nhập khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm năm 2009( đơn vị:
triệu USD)
Từ bảng thống kê trên ta thấy dịch vụ 6 tháng đầu năm 2009 giảm mạnh so với
cùng kì 2008. Suy thối kinh tế đã tác động lớn đến thu nhập của người khơng cư
trú, bên cạnh đó dịch cúm H1N1, dịch sốt xuất huyết đã tác động không nhỏ đến
ngành du lịch. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2009
giảm 16% so với cùng kì năm 2008, các khoản thu từ dịch vụ hàng không và vận
tải đều giảm và chỉ bằng hơn 60% so với cùng kì 2008.Cán cân dịch vụ bị thâm hụt

nặng nề.
Năm 2012: Cán cân dịch vụ quý I tuy thặng dư nhẹ (trên 0,13 tỷ USD), nhưng quý
II thâm hụt lớn (gần 1,38 tỷ USD), tính chung 6 tháng đầu năm bị thâm hụt trên
1,24 tỷ USD.
-Nguyên nhân:
Xuất khẩu dịch vụ tuy có tăng nhưng quy mơ xuất khẩu cịn rất nhỏ, tỷ trọng kim
ngạch xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ vừa
nhỏ lại có xu hướng giảm đi. Trong khi đó chi phí nhập khẩu dịch vụ tăng rất
nhanh qua các năm khiến cho nước ta ln ở trong tình trạng nhập siêu. Chi dịch
vụ tăng phần lớn là do kim ngạch xuất khẩu tăng đã làm tăng các chi phí về vận tải,
bảo hiểm bởi hầu hết các giao dịch nhập khẩu của Việt Nam đều thực hiện theo
điều kiện CIF.
2.1.3. Cán cân thu nhập
Bảng 1. Cán cân thu nhập của Việt Nam 2007-2011
(Đơn vị: Tỷ USD)
Năm
Các khoản thu

2007
1,09

2008
1,36

2009
0,8

2010
0,5


2011
0,4

Các khoản chi

3,26

5,76

3,8

5,0

5,4

Thu nhập ròng

-2,17

- 4,4

-3,0

-4,6

-5,1

(Nguồn: IMF Country Report Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110, 10/281,
12/165)
Kinh tế quốc tế 52A


Page 22


Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
Theo nguyên tắc chung của IMF, cán cân thu nhập của Việt Nam bao gồm
các khoản thu nhập của người lao động (các khoản tiền lương, tiền thưởng) và thu
nhập của nhà đầu tư (lãi từ hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp) thuộc các đối
tượng người Việt Nam cư trú ở nước ngồi và người khơng cư trú ở Việt Nam.
Nhưng do thiếu sót thống kê, các số liệu về thu nhập lao động khơng có sẵn. Do
đó, trong cán cân thanh tốn quốc tế của Việt Nam cũng như các nước khác thường
chỉ tổng hợp và cung cấp số liệu về thu nhập rịng nói chung và thu nhập rịng đầu
tư. (Bảng 1)
Nhìn vào Bảng 1, ta có thể thấy được cán cân thu nhạp rịng của Việt Nam
giai đoạn 2007-2011 luôn thâm hụt. Riêng năm 2012, chỉ tính riêng đến quý III,
cán cân thu nhập ròng thâm hụt -3,834 tỷ USD (số liệu do NHNN Việt Nam công
bố).
Thâm hụt cán cân thu nhập gia tăng do phần thu của các hạng mục thu nhập
đầu tư (gồm thu lãi tiền gửi của hệ thống ngân hàng, thu cổ tức từ hoạt động đầu tư
trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và đầu tư vào chứng khốn do người khơng
cư trú phát hành) tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng chi của các khoản mục này.
Các khoản thu được phản ánh trong cán cân thu nhập còn bao gồm cả các
khoản tiền lương, tiền thưởng của người cư trú làm việc tại nước ngoài. Trong
những năm gần đây thì số lượng người Việt Nam làm việc tại nước ngồi tăng lên
nhanh chóng do những chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động của Nhà nước.
Giai đoạn 2003 - 2005, cả nước đã đưa được 173.000 lao động đi làm việc ở nước
ngoài, năm 2006 đạt 78.855 người, năm 2007 tăng lên 79.950 người. Năm 2011,
nước ta đã xuất khẩu trên 88.000 lao động với 4 thị trường xuất khẩu trọng điểm
là: Ðài Loan, Hàn Quốc, Malaysia và Nhật Bản (Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội, 2011). Ðây là một trong những biện pháp giúp tạo công ăn việc làm đồng thời

tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể bổ sung và bù đắp cán cân thu nhập và cán cân
vãng lai của Việt Nam.
Trạng thái thâm hụt cao của cán cân vãng lai ngoài nguyên nhân do cán cân
thương mại và cán cân dịch vụ thâm hụt cịn có một phần do thâm hụt cán cân thu
nhập gây nên. Như đã phân tích ở trên, các khoản thu nhập ròng từ đầu tư đóng vai
trị đáng kể trong cán cân thu nhập. Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát
triển, cơ sở hạ tầng còn yếu nên rất cần nguồn vốn đầu tư thơng qua hình thức đầu
Kinh tế quốc tế 52A

Page 23


Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
tư trực tiếp và vay nợ nước ngoài. Trong khi thu nhập từ đầu tư của Việt Nam
không lớn (chủ yếu là lãi của các khoản tiền gửi của người Việt Nam tại các ngân
hàng ở nước ngoài nhưng số lượng và giá trị các khoản tiền này không đáng kể, số
lượng các dự án đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngồi cũng rất ít và giá trị
khơng lớn) thì việc luồng vốn FDI và vay nợ nước ngoài thu hút được trong thời
gian qua tăng nhanh sau khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ khiến các khoản lãi đến
hạn phải trả và các khoản lợi nhuận phải chia cho các nhà đầu tư nước ngoài tăng
mạnh, dẫn đến sự thâm hụt trong cán cân thu nhập.
Ðối với các khoản thu nhập của người lao động ở nước ngoài, mặc dù số
lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam sang các nước khác tăng nhanh qua các
năm nhưng hầu hết lao động đều chỉ ở trình độ phổ thông nên thu nhập từ tiền
lương của họ rất thấp. Trong khi đó, các lao động là người không cư trú ở Việt
Nam chủ yếu là đội ngũ lao động có chất lượng cao từ các nước phát triển nên
khoản thu nhập mà phía Việt Nam phải chi trả cho họ là không nhỏ. Ðây cũng là
một nguyên nhân gây nên tình trạng thâm hụt cán cân thu nhập của Việt Nam.
2.1.4. Cán cân chuyển giao vãng lai ròng
Hạng mục chuyển giao vãng lai một chiều bao gồm các khoản chuyển giao

bằng tiền, hiện vật mang ý nghĩa là quà tặng, viện trợ, bồi thường của tư nhân và
chính phủ. Bảng dưới đây cung cấp số liệu về tình hình cán cân chuyển giao vãng
lai một chiều của Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2011.
Năm
Chuyển giao tư
nhân (rịng)
Chuyển giao chính
thức (rịng)
Chuyển giao vãng
lai rịng

2007
6,18

2008
6,80

2009
6,02

2010
7,6

2011
7,6

0,25

0,51


0,4

0,3

0,3

6,43

7,31

6,42

7,9

7,9

Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam 2007-2011
(Đơn vị: Tỷ USD)
(Nguồn: IMF Country Report Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110,
10/281, 12/165)

Kinh tế quốc tế 52A

Page 24


Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
Trong giai đoạn 2007 - 2011, cán cân chuyển giao vãng lai của Việt Nam
tăng trưởng nhanh (bình quân tăng trưởng cả giai đoạn là 24,56%), trong đó năm
2007, mức chuyển giao vãng lai ròng tăng đột biến 58,8% so với năm 2006.

Nguyên nhân lượng kiều hối tăng đột biến là do Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của WTO cộng với sự ổn định về chính trị, tăng trưởng kinh tế đứng ở
mức cao, sự sôi động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, sự cải
thiện mạnh mẽ về môi trường đầu tư, thị trường xuất khẩu lao động khởi sắc và
mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cao lên. Từ năm 2007 đến nay, chuyển giao vãng
lai rịng ln ở mức trên 6,4 tỷ USD. Trong năm 2012, tính đến quý III, chuyển
giao vãng lai ròng đạt 6.051 tỷ USD. Các khoản chuyển giao, đặc biệt là các khoản
chuyển giao của tư nhân, đã góp phần khơng nhỏ vào việc cải thiện cán cân vãng
lai cũng như cán cân tổng thể. Từ số liệu bảng trên có thể thấy các khoản chuyển
giao vãng lai của khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức chuyển giao
vãng lai ròng hàng năm của Việt Nam (trên 90%), trong đó các khoản chuyển giao
của tư nhân chủ yếu là các khoản kiều hối của người Việt Nam ở nước ngoài.
2.2.

Cán cân vốn

2.2.1. Cán cân di chuyển vốn dài hạn
Cán cân di chuyển vốn dài hạn phản ánh các luồng vốn đi ra, đi vào của một quốc
gia trong một dài hạn, bao gồm:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài dài hạn (mua cổ phiếu, trái phiếu…)
- Vay nợ trung và dài hạn
Quy mơ và tình trạng cán cân vốn dài hạn phụ thuộc vào những nhân tố như tỷ suất
lợi nhuận kỳ vọng, môi trường đầu tư…
2.2.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngồi rịng (FDI)
Trước tiên, cần thấy việc sử dụng các khái niệm của chúng ta khác với thế
giới. Trong khi các con số FDI được nói đến nhiều nhất ở Việt Nam là con số đăng
ký, kế đến là con số thực hiện. Còn trên thế giới lại dùng con số giải ngân.
Con số thứ nhất là tổng vốn FDI đăng ký theo giấy phép, bao gồm vốn tự có
và vốn vay ngân hàng. Vốn tự có gồm vốn nước ngồi và vốn góp của đối tác liên


Kinh tế quốc tế 52A

Page 25


×