Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.16 KB, 56 trang )

Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
Kinh tế quốc tế 52A Page 1
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ QUỐC TẾ I
ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP AFTA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: Tô Xuân Cường
Sinh viên thực hiện:
Đậu Thị Thảo Tiên (nhóm trưởng)
Phạm Thị Thùy Linh Vũ Thị Linh
Phạm Hoàng Vân Trang Hồ Trà Mi
Chu Hà Linh Trần Khánh Chi
Hàn Huyền Hương Trần Tố Uyên
Hà Tú Anh Trịnh Quỳnh Lệ
Nguyễn Phương Ngọc Lê Thị Oanh
LỚP: KINH TẾ QUỐC TẾ 52A
HÀ NỘI – NĂM 2013
Kinh tế quốc tế 52A Page 2
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
Nội dung
1. Khái quát về ASEAN và khu vực mậu dịch tự do ASEAN……………… 4
1.1. Giới thiệu về ASEAN và khu vực mậu dich tự do Asean (AFTA) …4
1.1.1. Giới thiệu về ASEAN………………………………………………… 4
1.1.2. Giới thiệu về khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)……………… 5
1.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia AFTA……….9
1.2.1. Cơ hội………………………………………………………………….9


1.2.2. Thách thức…………………………………………………………….,11
2. Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu của VN
2.1. Bối cảnh thương mại VN trước khi gia nhập AFTA……………… 13
2.1.1. Thương mại Việt Nam với các nước ASEAN…………………………13
2.1.2. Thương mại Việt Nam với các nước ngoài ASEAN……………………15
2.1.2.1. Việt Nam – Trung Quốc…………………………………………….15
2.1.2.2. Việt Nam – Hoa Kỳ…………………………………………………16
2.1.2.3. Việt Nam – Nga…………………………………………………… 17
2.2. Tác động của việc gia nhập AFTA tới hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam………………………………………………………………… 18.
2.2.1. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước trong AFTA… 18
2.2.2. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước ngoài AFTA….33
2.2.2.1. Việt Nam – Trung Quốc……………………………………………33
2.2.2.2. Việt Nam – Hoa Kỳ…………………………………………………35
2.2.2.3. Việt Nam – EU …………………………………………………… 37
2.2.2.4. Việt Nam – Nhật Bản……………………………………………….38
2.2.2.5. Việt Nam – các nước Bắc Phi………………………………………42
3. Đánh giá tác động của việc tham gia AFTA đối với hoạt động xuất nhập
khẩu của VN……………………………………………………………….45
3.1. Tích cực…………………………………………………………… 45.
3.2. Hạn
chế…………………………………………………………… 47.
4. Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của VN
trong thời gian tới………………………………………………………… 50
4.1. Định hướng và mục tiêu đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt
Nam……………………………………………………………………… 51
4.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của VN
trong thời gian tới………………………………………………………….52
Kinh tế quốc tế 52A Page 3
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt

Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, với những cấp độ toàn cầu hóa và
khu vực hóa, lực lượng sản xuất phát triển vượt qua ngoài phạm vi biên giới của
mỗi quốc gia, sự phân công lao động quốc tế phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu. Việc
hình thành các liên kết khu vực ngày một phát triển, hầu hết các quốc gia đang
chuyển sang mô hình kinh tế với việc khai thác ngày càng triệt để lợi thế so sánh
của mỗi nước đang chiếm ưu thế trong nền kinh tế hiện đại, do đó thương mại quốc
tế ngày càng được tự do hóa. Trình độ quốc tế càng cao thì tỷ trọng trao đổi giữa
các quốc gia càng lớn.
Việt Nam cũng là một quốc gia không nằm ngoài quy luật hội nhập này. Với
việc trở thành thành viên chính thức của ASEAN đồng thời Việt Nam cũng đã cam
kết tham gia vào Hiệp định của ASEAN mà trong đó có lĩnh vực kinh tế quan trọng
nhất là việc thiết lập khu vực thương mại tự do ASEAN – AFTA. Dù ít nhiều
AFTA đã thể hiện một bước chuyển đổi chiến lược đúng đắn của sự hợp tác kinh tế
ASEAN. AFTA là cơ sở để xây dựng khu vực mở và là một đóng góp quan trọng
vào tiến trình tự do hoá thương mại toàn cầu. Bản thân AFTA là bước mở đầu để
đưa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đi từ liên minh thương mại đến các liên
minh về thuế quan, liên minh tiền tệ, liên minh kinh tế.
Để đẩy nhanh tiến trình thực hiện AFTA, các doanh nghiệp trong nước cần
căn cứ theo hướng phát triển trong tình hình mới để có những quyết định kịp thời
và phù hợp. Doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét, đánh giá cụ thể các yếu tố liên
quan đến sản xuất, tiêu thụ của từng mặt hàng trong tương quan các mặt hàng cùng
loại từ ASEAN. Qua đó, doanh nghiệp có thể tìm ra các sản phẩm mới, hay phát
triển các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu, tìm ra thị trường mới cho sản phẩm của
mình, các giải pháp để có thể làm chủ được thị trường nội địa và sau đó phải tìm
kiếm khả năng xuất khẩu, định hướng về các sản phẩm chủ lực, thị trường trọng
điểm để có phương án sản xuất - kinh doanh đáp ứng các nhu cầu xuất khẩu sang
ASEAN hoặc ngoài ASEAN. Việc gia nhập AFTA đã tác động không nhỏ đến hoạt
động xuất nhập khẩu của Việt Nam

Kinh tế quốc tế 52A Page 4
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
1. Khái quát về ASEAN và khu vực mậu dịch tự do Asean
1.1. Giới thiệu về ASEAN và khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA)
1.1.1. Giới thiệu về ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian
Nations, viết tắt là ASEAN) là tổ chức liên chính phủ được thành lập ngày
8/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc với 5 thành viên
ban đầu, với mục tiêu tăng cường hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hoá - xã
hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện hội nhập sâu hơn với khu vực và thế
giới.
Qua quá trình phát triển, ASEAN đã mở rộng bao gồm 10 quốc gia ở Đông
Nam Á là In-đô-nê-xia, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xinh-ga-po, Thái Lan, Bru-nây,
Việt Nam, Lào, Mi-an-ma và Căm-pu-chia. Tổng diện tích các nước ASEAN vào
khoảng 4,43 triệu km2, với dân số gần 592 triệu người. Tổng thu nhập quốc dân
của các nước ASEAN năm 2009 đạt 1.492 tỷ đô-la Mỹ.
Hợp tác ASEAN ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, bao gồm
nhiều lĩnh vực từ chính trị-an ninh đến kinh tế thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo
dục, y tế, môi trường, khoa học-công nghệ…
ASEAN cũng đã thiết lập được quan hệ hợp tác nhiều mặt với các Đối tác
trong và ngoài khu vực thông qua các tiến trình như ASEAN+1 (hợp tác ASEAN
với từng Đối tác); ASEAN+3 (với 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc);
Cấp cao Đông Á (với 3 nước Đông Bắc Á và Ấn Độ, Ôx-trây-lia, Niu Di-lân);
Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)…
Sau 4 thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN đã lớn mạnh thành một trở thành
một thực thể chính trị - kinh tế gắn kết, có vai trò quan trọng đóng góp cho hòa
bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và là đối tác không thể thiếu của các nước và
các tổ chức lớn trên thế giới. Trên nền tảng đó, ASEAN đã nhất trí đẩy mạnh hợp
tác và tăng cường liên kết nhằm hướng tới xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững

Kinh tế quốc tế 52A Page 5
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
mạnh dựa trên ba trụ cột là Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội vào năm
2015.
Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN nhằm mục tiêu tạo dựng một môi
trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông qua việc
nâng hợp tác chính trị-an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với sự tham gia và đóng
góp xây dựng của cả các đối tác bên ngoài.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường chung duy
nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa,
dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự
thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo ra sự hấp dẫn với đầu tư-kinh doanh từ bên
ngoài.
Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN với mục tiêu tổng quát là phục vụ và
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, tập trung xử lý các vấn đề
liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, bản sắc văn hóa, môi trường, tác
động của toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ.
1.1.2. Khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA)
Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi trong
môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước ASEAN
trước nhứng thách thức to lớn không dễ dàng vượt qua nếu không có sự liên kết
chặt chẽ và nỗ lực vủa toàn hiệp hội, những thách thức đó là:
Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc
biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong ASEAN ngày
càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong nước cũng như
quốc tế. Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt
như Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ và Khu vực Mậu dịch Tự do châu
Âu của EU, NAFTA sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho
hàng hoá ASEAN khi thâm nhập vào những thị trường này. Những thay đổi về

chính sách như mở cửa, khuyến khích và dành ưu đãi rộng rãi cho các nhà đầu tư
nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn
nhân lực của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nga và các nước Đông Âu đã trở
Kinh tế quốc tế 52A Page 6
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
thành những thị trường đầu tư hấp dẫn hơn ASEAN, đòi hỏi ASEAN vừa phải mở
rộng về thành viên, vừa phải nâng cao hơn nữa tầm hợp tác khu vực.
Do đó, ngay từ năm 1992, trước bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và toàn
cầu đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Theo sáng kiến của Thái Lan, Hội nghị
Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore, Lãnh đạo mười nước ASEAN đã thông
nhất thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA).
 Khu vực mậu dịch tự do AFTA là nơi thu hút sự chú ý của các liên minh
kinh tế thế giới, các công ty, các tập đoàn đa quốc gia cũng như cả cộng
đồng quốc tế, AFTA sẽ là khối mậu dịch "hạt nhân" của Diễn đàn hợp tác
kinh tế Châu Á Thái Bình Dương ( APEC), AFTA có một vị trí quan trọng
với những mục tiêu sau đây:
- Thực hiện tự do hoá Thương Mại ASEAN bằng việc loại bỏ các hàng rào
thuế quan và phi thuế quan trong nội bộ khu vực.
- Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào ASEAN bằng cách tạo dựng
ASEAN thành một thị trường thống nhấtvà hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế.
- Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay
đổi, đặc biệt là phát triển trong xu thế tự do hoá thương mại toàn cầu.
Thông qua việc thành lập AFTA các nước ASEAN muốn tạo ra một thị trường mà
trong đó :
- Một hàng rào thuế quan được xoá bỏ.
- Thuế suất đánh vào các mặt hàng xuất nhập khẩu chỉ từ 0-5%.
- Phương thức để tiến hành giảm thuế là chương trình CEPT.
Tóm lại, AFTA ra đời đã trở thành một bộ phận hợp thành của xu thế tự do
hoá thương mại rộng lớn hơn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và toàn cầu.

Do đó, tạo lập AFTA cho ASEAN cũng chính là tạo lập khu vực mở, một sự thích ứng
mới cho sự phát triển của ASEAN trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hoá. AFTA sẽ
làm tăng khối lượng buôn bán trong nội bộ ASEAN cũng như giữa các nước
ASEAN với các nước ngoài khu vực.
 AFTA có các nội dung chính sau :
(1)Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT).
(2)Thống nhất và công nhận tiêu chuẩn hàng hoá giữa các nước thành viên
Kinh tế quốc tế 52A Page 7
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
(3)Công nhận việc cấp giấy xác nhận xuất xứ hàng hoá của nhau.
(4) Xoá bỏ những qui định hạn chế đối với ngoại thương.
(5) Tiến hành hoạt động tư vấn vĩ mô.
Trong những yếu tố trên CEPT được coi là yếu tố cốt lõi vì thông qua việc
giảm thuế quan, dỡ bỏ dần các hàng rào phi thuế quan người ta sẽ xác lập được
nền thương mại tự do trong nội bộ khối.
Nghĩa vụ chính của các nước thành viên khi tham gia Hiệp định này là thực
hiện việc cắt giảm và xoá bỏ thuế quan theo một lộ trình chung có tính đến sự khác
biệt về trình độ phát triển và thời hạn tham gia của các nước thành viên. Theo cam
kết trong Hiệp định các nước thành viên phải giảm thuế nhập khẩu xuống 0-5%
trong vòng 10 năm. Theo đó, các nước ASEAN 6 sẽ hoàn thành việc cắt giảm thuế
quan xuống 0-5% vào 2003 và đối với Việt Nam là 2006. Tuy nhiên, để theo kịp xu
thế hội nhập khu vực và toàn cầu hoá, các nước ASEAN đã cam kết xoá bỏ hoàn
toàn thuế quan vào năm 2010 đối với 6 nước thành viên cũ của ASEAN (gồm
Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore và Thái Lan) và
2015 có linh hoạt đến 2018 đối với 4 nước thành viên mới (Lào, Campuchia,
Myanmar và Việt Nam, viết tắt là CLMV). Các nước ASEAN cũng đã cam kết đẩy
nhanh tiến trình hội nhập ASEAN đối vói 12 lĩnh vực ưu tiên gồm: gỗ, ôtô, cao su,
dệt may, nông nghiệp, thuỷ sản, điện tử, công nghệ thông tin, y tế, vận tải hàng
không, du lịch và dịch vụ logistics, theo đó thuế quan sẽ được xoá bỏ sớm hơn 3

năm, đó là vào năm 2007 đối với ASEAN 6 và 2012 đối với các nước CLMV.
 Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) với
ba vấn đề chủ yếu ,không tách rời nhau là cắt giảm thuế quan, loại bỏ hàng
rào phi thuế quan và hài hòa các thủ tục hải quan
- Về thuế quan :
Nghĩa vụ chính của các nước thành viên khi tham gia Hiệp định này là thực
hiện việc cắt giảm và xoá bỏ thuế quan theo một lộ trình chung có tính đến sự khác
biệt về trình độ phát triển và thời hạn tham gia của các nước thành viên. Các mặt
hàng cũng được phân loại để đưa vào lộ trình cắt giảm thuế khác nhau, tùy thuộc
vào mức độ nhạy cảm của mặt hàng đó đối với nền kinh tế mỗi nước thành viên.
Hầu hết các mặt hàng thuộc diện trao đổi được đưa vào danh mục thông thường
(IL) để cắt giảm thuế 0-5% theo lộ trình nhanh nhất. Một phần các mặt hàng nhạy
Kinh tế quốc tế 52A Page 8
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
cảm đưa vào danh mục nhạy cảm (SL), nhạy cảm cao (HSL) và danh mục loại trừ
(GE) với lộ trình cắt giảm chậm hơn Theo đó, các nước ASEAN 6 sẽ hoàn thành
việc cắt giảm thuế quan xuống 0-5% vào 2003 và đối với Việt Nam là 2006.
Tuy nhiên, để theo kịp xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu hoá, các nước
ASEAN đã cam kết xoá bỏ hoàn toàn thuế quan vào năm 2010 đối với 6 nước
thành viên cũ của ASEAN (gồm Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia,
Philippine, Singapore và Thái Lan) và 2015 có linh hoạt đến 2018 đối với 4 nước
thành viên mới (Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam, viết tắt là CLMV). Các
nước ASEAN cũng đã cam kết đẩy nhanh tiến trình hội nhập ASEAN đối vói 12
lĩnh vực ưu tiên gồm: gỗ, ôtô, cao su, dệt may, nông nghiệp, thuỷ sản, điện tử, công
nghệ thông tin, y tế, vận tải hàng không, du lịch và dịch vụ logistics, theo đó thuế
quan sẽ được xoá bỏ sớm hơn 3 năm, đó là vào năm 2007 đối với ASEAN 6 và
2012 đối với các nước CLMV.
- Về loại bỏ hàng rào phi thuế quan :
Các nước ASEAN cũng quyết tâm xoá bỏ các rào cản phi quan thuế bao gồm hạn

chế về số lượng (như hạn ngạch thuế quan, giấy phép…), các khoản phụ thu, các
quy định về tiêu chuẩn chất lượng, v v…Các hạn chế số lượng có thể xác định
một cách dễ dàng, do đó quy định loại bỏ ngay với các mặt hàng trong chương
trình CEPT được hưởng nhượng bộ từ các nước thành viên khác. Tuy nhiên, việc
xác định và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan khác phức tạp hơn nhiều và quy
định phải xóa bỏ dần dần trong vòng 5 năm. Ngoài ra CEPT cũng quy định các
nước tiến tới thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, công khai chính sách và thừa
nhận các chứng nhận chất lượng khác nhau .
Trên cở sở đó, các nước thành viên đưa ra và cam kết thực hiên việc xóa bỏ
các hàng rào cản phi thuế quan theo 3 gói lịch trình là giai đoạn 2008-2010 đối với
các nước Asean-6, giai đoạn 2010-2012 đới với Philippin và giai đoạn 2013-2015,
linh hoạt tới 2018 đối với CLMV
- Về hài hòa thủ tục hải quan :
Bên cạnh nỗ lực xoá bỏ thuế quan và các rào cản phi quan thuế, việc đảm
bảo tính thông thoáng, minh bạch các thủ tục hải quan cũng là một nội dung cần
Kinh tế quốc tế 52A Page 9
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
thực hiện khi thiết lập khu vực thương mại tự do Asean. Để tạo điều kiện cho
doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu tiến hành buôn bán nội bộ khu vực và
các cơ quan Hải quan dễ dàng xác định mức thuế cho các mặt hàng, Asean đã
thống nhất biểu thuế quan chung (AHTN) trên cơ sở Hệ thống hài hòa (HS) của cơ
quan Hải quan thế giới (WCO). Biểu AHTN được sửa đổi 5 năm một lần. Mẫu tờ
khai hải quan chung của khu vực đối với các hàng hóa thuộc diện được hưởng thuế
suất CEPT cũng được thống nhất; các thủ tục được đơn giản ,minh bạch hóa để
trao đổi buôn bán diễn ra nhanh chóng , thuận tiện.
1.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập vào AFTA
1.2.1. Cơ hội
- Thứ nhất, AFTA tạo điều kiện thuận lợi mở cửa thị trường hàng hoá dịch
vụ xuất khẩu cho Việt Nam hội nhập vào thương mại khu vực.

Nội dung của AFTA đã đưa lại những nguyên tắc về xoá bỏ các hàng rào thuế
quan và phi thuế quan, thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối sử trong thương
mại, các tranh chấp thương mại được giải quyết công bằng, thực hiện bình đẳng
trong đàm phán. Thông qua các nguyên tắc này, khi các doanh nghiệp Việt Nam
tham gia AFTA , các sản phẩm sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi thấp hơn cả thuế
suất tối hậu quốc (MFN) mà các nước ASEAN giành cho các nước thành viên
WTO, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam có thể thâm nhập thị trường
các nước ASEAN.
- Thứ hai, thông qua AFTA, Việt Nam có cơ thuận lợi mở rộng hợp tác đầu
tư, chuyển giao công nghệ, mua được nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ hơn
từ các nước ASEAN, tận dụng lợi thế sẵn có về nhân công, tài nguyên
thiên nhiên trong nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối
thủ cạnh tranh.
Khi môi trường thương mại nội bộ khu vực ngày càng tự do, cũng có nghĩa là mức
độ hội nhập giữa các thành viên ngày càng tăng lên: Các hình thức liên kết khác
như đầu tư nội bộ ASEAN (AIA), hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO), tài chính ,
năng lượng, GWT… đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam một ’’sân
chơi” rộng để có khả năng nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Mặt khác,
do có đảm bảo bằng cam kết đa phương nên các nhà đầu tư ASEAN và nước ngoài
Kinh tế quốc tế 52A Page 10
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
yên tâm đầu tư và chuyển giao công nghệ tại thị trường Việt Nam cũng như các
doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài cũng được đối sử binh đẳng. Hơn
nữa, các doanh nghiệp Việt Nam có thể hạ giá thành sản phẩm do mua được
nguyên liệu đầu vào rẻ hơn từ các nước ASEAN. Đây là cơ hội không dễ có được
đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. Những khó khăn do khan hiếm nguyên nhiên
vật liệu cho sản xuất sẽ được loại bỏ khi gia nhập AFTA. Nếu các doanh nghiệp
Việt Nam tận dụng được cơ hội này, họ có thể vươn lên cạnh tranh tốt với các đối
thủ ngoài khu vực.

- Thứ ba, khi tham gia AFTA, Việt Nam có khả năng rút ngắn khoảng cách
tụt hậu, tranh thủ và bổ sung các lợi thế sẳn có giữa các doanh nghiệp
trong nội bộ khu vực.
Mặc dù có sự trùng lặp và cơ cấu ngoại thương giữa Việt Nam và ASEAN nhưng
có nhiều lĩnh vực các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác từ thị trường
ASEAN như Việt Nam có thế mạnh về các sản phẩm nông sản, hàng dệt, may mặc
trong khi đó ta cũng có nhu cầu nhập khẩu các thiết bị máy móc hạng trung bình,
các sản phẩm hoá chất, bán thành phẩm từ các nước ASEAN với giá thấp hơn so
với các khu vực khác trên thế giới. Nếu tranh thủ được các lợi thế này Việt Nam sẽ
có lợi do tăng được khả năng cạnh tranh với các đối tác bên ngoài ASEAN về giá
cả, chi phí vận chuyển. Ngoài ra trong quá trình hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp
công nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu kỹ thuật công
nghệ, đặc biệt đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ các nước ASEAN
Thứ tư, tham gia AFTA sẽ tạo tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước
phải tự đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh,tích cực áp
dụng các thành tựu khoa học công nghệ và cung cách làm ăn mới. Hơn nữa khi gia
nhập AFTA sẽ buộc và khuyến khích các doanh nghiệp tập trung vào những ngành
được hưởng ưu đãi và ngừng sản xuất những mặt hàng không đủ sức cạnh tranh.
Sức ép to lớn từ phía AFTA đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải cố gắng nỗ
lực để đuổi kịp và vượt các nước ASEAN về mẫu mã chất lượng giá cả hàng hoá.
Các Doanh nghiệp Việt Nam sẽ trải qua quá trình sàng lọc tự nhiên thông qua cạnh
tranh quốc tế Những doanh nghiệp vốn vẫn được trợ cấp sẽ nhanh chóng bị thay
thế bởỉ những doanh nghiệp nứơc ngoài hay doanh nghiệp trong nước có đủ khả
Kinh tế quốc tế 52A Page 11
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
năng, nếu không tự mình cố gắng đổi mới vươn lên. Nền sản xuất trong nước sẽ
hiệu quả hơn và thích ứng nhanh hơn đối với các điều kiện quốc tế thay đổi.
Thứ năm, vị thế của Việt Nam được cải thiện nhờ quá trình đa phương hoá, đa
dạng hoá các mối quan hệ khu vực và thế giới. Trên cơ sở nguyên tắc đồng thuận

cũng như sức mạnh tập thể của tổ chức ASEAN, Việt Nam sẽ tạo được thế và lực
trong đàm phán thương mại song phương và đa biên với các cường quốc kinh tế
cũng như các tổ chức quốc tế như APEC, EU, WTO…
1.2.2. Thách thức
Bên cạnh những cơ hội những thuận lợi có được khi tham gia AFTA thì với
những hạn chế còn tồn tại, mà hiện nay các doanh nghiệp trong nước đang phải
đương đầu với một số khó khăn và thách thức chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, năng lực cạnh tranh yếu, năng suất lao động, hiệu quả của các sản
phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp còn thấp dẫn đến giá cả chất lượng mẫu mã
của các sản phẩm hàng của Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với hàng hoá của
các nước ASEAN khi hàng rào thuế quan và phi thuế quan được dỡ bỏ.
So sánh với các doanh nghiệp của các nước ASEAN, phần lớn các doanh nghiệp
Việt Nam là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, trình độ
năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh, cơ sở hạ
tầng, giao thông lạc hậu.
Hơn nữa trang thiết bị máy móc của doanh nghiệp VN phần lớn lạc hậu, tiêu hao
năng lượng, nguyên liệu lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp của một số nước
ASEAN khác. trình độ công nghệ của các doanh nghiệp tụt hậu khoảng 25-30 năm
so với Thái Lan dẫn đến chi phí đầu vào cao hơn từ 30-50% so với các đối tác
ASEAN khác
Thứ hai, tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thực hiện còn chậm do
nhiều nguyên nhân(cơ sở pháp lý, tâm lý do dự, thói quen bao cấp, khả năng kinh
doanh… ).
Kinh tế quốc tế 52A Page 12
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
Khi hội nhập vào AFTA với môi trường kinh doanh mới mang tính cạnh tranh đầy
khốc liệt thì nguy cơ các doanh nghiệp Việt Nam thua ngay trên sân nhà do các sản
phẩm hàng hoá của mình không thể cạnh tranh được với sản phẩm của các nước
ASEAN có giá thấp hơn chất lượng cao hơn, mẩu mã phong phú hơn, là điều có

thể thấy trước. Hiện tại hàng hoá nhập khẩu đang tràn ngập thị trường, bóp chết
hoặc làm điêu đứng không ít ngành công nghiệp bản địa (ngay cả khi hàng rào thuế
quan còn được duy trì khá cao) như hàng dệt, cơ khí, điện dân dụng …, đặc biệt
đáng lo ngại là những ngành có hàm lượng vốn, kỹ thuật cao. Bởi sự chênh lệch về
trình độ hiện tại là rất rõ rệt và khi hàng rào bảo họ mậu dịch bị xoá bỏ thì các
ngành sản xuất trong nước sẽ chịu những sức ép lớn hơn nhiều. Đó là bài toán hết
sức hóc búa mà doanh nghiệp Việt nam phải tìm được lời giải nếu không muốn bị
phá sản, trao thị trường vào các đối thủ cạnh tranh.
Thứ ba, phần lớn các doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị đầy đủ cho quá trình hội
nhập kinh tế khu vực, chưa đưa ra được các chiến lược, chính sách thích ứng để
tham gia AFTA .
Vấn đề này liên quan đến nhiều yếu tố. Trước hết, mức độ phổ cập các thông
tin liên quan đến vấn đề AFTA đối với các doanh nghiệp còn thiếu, không đồng bộ.
Nội dung của chương trình AFTA còn mang tính khái quát mà chưa có những nội
dung cụ thể gắn với mục tiêu và chính sách hội nhập kinh tế của doanh nghiệp,
chưa có các biện pháp điều chỉnh sản xuất để tồn tại và phát triển trong môi trường
mở cửa, không còn hàng rào bảo hộ. Nhiều doanh nghiệp chưa có định hướng
phát triển xuất khẩu một cách khả thi để tận dụng cơ hội của AFTA mang lại.
Kế hoạch Xuất Khẩu (nếu có) chỉ là những chỉ tiêu Xuất Khẩu dựa trên kế hoạch
về sản lượng so sánh với kế hoạch tiêu dùng mà không có những phân tích so sánh
cụ thể dựa trên tiêu chí về giá thành, chất lượng, khả năng tiêu thụ… Các doanh
nghiệp chưa có thói quen khai thác tìm hiểu thông tin nội dung về AFTA, hầu
như rất xa lạ với những quy chế, quy định và những ưu thế của CEPT/ AFTA. Mặc
dù chính phủ và các Bộ, Ngành đã triển khai nhiều chương trình phổ biến về
CEPT/ AFTA nhìn chung các doanh nghiệp ( kể cả các doanh nghiệp lớn của Nhà
Nước ) vẫn chưa thực sự quan tâm đến chương trình này.
Thứ tư, khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa chậm, hạn chế đến việc kích
thích các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao hiệu quả sản xuất, cải cách cơ cấu
Kinh tế quốc tế 52A Page 13
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt

Nam
mặt hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến
môi trường kinh doanh mà còn làm giảm tốc độ đầu tư trực tiếp của các doanh
nghiệp nước ngoài tại VN. Thực tế diễn biến ở thị trườngVN hiện nay cho thấy
tình trạng “ cung vượt cầu” trong một số sản phẩm CN như điện tử, dệt may, vải
sợi, xe máy, sắt thép…. Nguyên nhân chủ yếu là do sức mua trong nước giảm. Kết
quả dẫn đến hiện tượng tồn đọng vốn lưu chuyển cũng như làm tăng lãi suất vay
ngân hàng của các doanh nghiệp . Chính vì thế cũng làm giảm vị thế cạnh tranh
cũng như cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam
2. Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu
Việt Nam
2.1. Bối cảnh thương mại Việt Nam trước khi gia nhập AFTA
Những điều kiện và cơ sở ban đầu về kinh tế, thương mại có ý nghĩa rất quan trọng
và ảnh hưởng đến sự thành công của Việt Nam khi tham gia vào các tổ chức liên
minh kinh tế khu vực.
Từ những năm 90, sau khi khối SEV giải tán và Việt Nam thực hiện công cuộc đổi
mới chính sách mở cửa và đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ
thương mại Việt Nam với các nước thành viên ASEAN được cải thiện và phát
triển. Các thành viên ASEAN trở thành những bạn hàng buôn bán quan trọng trong
hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
2.1.1. Thương mại Việt Nam với các nước ASEAN
Thương mại Việt Nam với các nước ASEAN trong những năm đầu thập niên 90
đã phát triển với tốc độ cao mặc dù mức tăng trưởng trong thời kỳ này còn rất đột
biến và thất thường. Mức tăng trưởng bình quân thời kỳ 1991 – 1995 là 2,6%,
chiếm hơn 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore tăng
50%(200 triệu USD), sang các nước ASEAN tăng 67% (630 triệu USD), kim
ngạch xuất khẩu sang Hồng Kong đã giảm mạnh vị trí đầu cầu trung chuyển xuất
khẩu của Việt Nam, phần nào vị trí này đã chuyển sang Singapo.
Kinh tế quốc tế 52A Page 14
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt

Nam
Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN là dầu thô, gạo, lạc,
dầu, cao su, hải sản…Hàng hóa của Việt Nam mới chỉ chiếm 3 phần nghìn tổng giá
trị hàng hóa nhập khẩu của các nước ASEAN. Việt Nam nhập khẩu từ ASEAN
những mặt hàng như xăng dầu, phân bón, chất dẻo, thuốc lá…chiếm khoảng 30%
tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu hàng năm của Việt Nam. Cũng trong thời kỳ 1992-
1994 đã bắt đầu xuất hiện xu hướng đa dạng hóa thị trường, các doanh nghiệp Việt
Nam một mặt tìm cách bán thẳng hàng sang thị trường chính và chuyển kênh nhập
khẩu trực tiếp từ thị trường nguồn. Đây cũng là lý do làm tăng mạnh kim ngạch
xuất khẩu với các nước trong ASEAN.
Trong kim ngạch nhập khẩu từ các nước ASEAN có khoảng 30 – 40% hàng
nhập khẩu không có xuất xứ ASEAN, mà chỉ được chuyển khẩu qua ASEAN. Các
mặt hàng này chủ yếu là xăng dầu và sản phẩm xăng dầu, phân bón. Trong các năm
1992 – 1994 chỉ tính riêng xăn dầu và các sản phẩm liên quan đã chiếm ít nhất
khoảng 50% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapo cụ thể:
năm 1992 là 335 triệu USD chiếm 41% trong tổng số 821 triệu USD, năm 1993 là
650 triệu USD trong tổng số 1058 triệu USD (61%), năm 1994 là 640 triệu trong
tổng số 1146 triệu USD (56%).
Trong những năm qua hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN vào trong thị
trường Việt Nam tuy vẫn còn mang tính thâm nhập thị trường nhưng có những mặt
hàng đã bán rẻ, tạo lập được tập quán tiêu dùng trước hết phải kể đến xe máy nhập
khẩu từ Thái Lan, hàng điện tử điện lạnh từ Singapo, Malaixia, phân bón từ
Indonexia…
Trong thương mại với các nước ASEAN việc xuất khẩu và nhập khẩu
thường hay tập trung vào một nhóm hàng nhất định, chiếm một tỷ trọng rất lớn
trong kim ngạch. Chẳng hạn, năm 1994 chỉ hai mặt hàng là sợi (20 triệuUSD) và
ure (10 triệu USD) đã chiếm 50% kim ngạch nhập khẩu từ Malaixia, cũng trong
năm 1994 xe máy nhập khẩu thẳng từ Thái Lan từ 92 triệu USD trong tổng kim
ngạch là 226 triệu USD, chiếm 41,1%, nếu tính cả 91 triệu USD được nhập qua
đường Lào sẽ chiếm khoảng 58% tổng giá trị nhập khẩu từ Thái Lan. Năm 1994,

gạo chiếm 34 triệu USD (55%) trong tổng kim ngạch 64 triệu USD xuất khẩu của
Việt Nam sang Malaixia.
Kinh tế quốc tế 52A Page 15
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
Mặc dù vậy thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN đã tăng trưởng
với một tốc độ lớn trong thời gian vừa qua, tuy nhiên các mối quan hệ thương mại
và giao lưu hàng hóa mới chỉ đang trong quá trình hình thành và đối với các mặt
hàng các mối quan hệ này còn rất mong manh và dễ bị phá vỡ.
Nhìn chung, có thể nói rằng chúng ta xuất phát điểm không thuận lợi khi
tham gia vào Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Điều đó được thể hiện qua
những lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước ASEAN. Khoảng cách và
trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN (về thu nhập bình
quân đầu người, dự trữ ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát, vốn đầu tư, trình độ công nghệ…)
cho thấy sự cách biệt quá lớn, bất lợi cho Việt Nam. Trình độ công nghệ sản xuất
đặc biệt trong các ngành then chốt như công nghệ chế tạo, chế biến còn ở mức yếu
kém. Cơ cấu ngành hàng nhập khẩu của Việt Nam và các nước ASEAN lại tương
đối giống nhau, vì vậy có thể gây ra cạnh tranh trong khu vực trong việc thu hút
đầu tư, tìm kiếm thị trường và công nghệ (ở những mức độ khác nhau). Trình độ
nhận lực kể cả cán bộ quản lý kinh tế và các doanh nhân chưa đáp ứng với nhu cầu
đặt ra tình hình mới
Bên cạnh đó, tác động không thuận lợi do các vấn đề vĩ mô, môi trường vĩ
mô thiếu ổn định với một hệ thống các thủ tục hành chính phức tạp và không rõ
ràng. Thủ tục giấy tờ cồng kềnh gây nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Tóm lại, những thuận lợi và lợi thế so sánh của Việt nam chủ yếu là những
yếu tố bắt buộc từ nội lực của nền kinh tế. Điều này chứng tỏ rằng trong quá trình
hội nhập khu vực, nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương nhất so với các nước
thành viên và trở thành những thách thức to lớn đòi hỏi chúng ta phải có cách đi
hợp lý.
2.1.2. Thương mại của Việt Nam với một số nước ngoài ASEAN

- 1986- 1991: Việt Nam chủ yếu quan hệ đối ngoại đối với một số nước xã
hội chủ nghĩa Đông Âu và Trung Quốc. Trao đổi mậu dịch quốc tế của
Việt Nam trong thời kỳ này hoàn toàn dưới hình thức song phương, theo
kiểu hàng đổi hàng hoặc viện trợ được chuyển giao là chính. Giai đoạn
này chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam là chính sách độc quyền
ngoại thương của Nhà nước, chỉ có công ty xuất nhập khẩu quốc doanh
Kinh tế quốc tế 52A Page 16
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
mới có quyền tham gia hoạt động xuất nhập khẩu; do đó mối quan hệ
thương mại của Nam còn rất hạn hẹp. Thị trường chủ yếu của Việt Nam
là các nước xã hội chủ nghĩa, chiếm đến 70% kim ngạch xuất nhập khẩu
của Việt Nam, còn lại với các nước Tây Âu, châu Á rất hạn chế.
- 1991- 1996: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đã có sự thay
đổi cơ bản: châu Á trở thành nơi tiêu thụ lớn nhất sản phẩm xuất khẩu
của Việt Nam (80%) sau đó là châu Âu (15%)
2.1.2.1. Việt Nam – Trung Quốc
Mối quan hệ thương mại giữa 2 nước còn hạn chế, xuất nhập khẩu tăng đều nhưng
không mạnh. Năm 1991, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt-Trung chỉ đạt 30 triệu
USD. Việt Nam luôn giữ thế xuất siêu
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc, những mặt
hàng nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn này chủ yếu là: thuốc bắc, bông, vải sợi,
hàng dệt kim và quần áo may sẵn, pin các loại, thuốc lá, xà phòng giặt, nước giải
khát, dầu thực vật, đường sữa, đồ dùng gia đình, xe đạp, giấy hàng hóa nhập từ
Trung Quốc với khối lượng lớn, chủng loại đa dạng, chất lượng thấp nhưng giá rẻ,
phù hợp với thu nhập ở mức thấp nên chỉ sau một thời gian ngắn đã tràn ngập thị
trường Việt Nam. Đặc biệt, trong thời kỳ này, hàng hóa nhập lậu qua biên giới với
khối lượng lớn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số ngành sản xuất của Việt
Nam như: dệt kim, may mặc, sành sứ, thủy tinh, sản xuất xe đạp
Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gồm 4 nhóm chính:

nguyên liệu (than đá, dầu thô, quặng kim loại, cao su tự nhiên,…) nông sản (lương
thực, chè, rau, gạo, sắn,…) thủy hải sản (tôm, cá, cua,…) hàng tiêu dùng (giày dép,
đồ da dụng, hàng thủ công mỹ nghệ,…)
Năm Xuất khẩu củaViệt Nam Nhập khẩu của Việt Nam Cán cân thương mại
1991 10,23 21,40 - 11,17
1992 72,71 106,36 - 33,65
1993 122,63 276,00 - 144,37
1994 191,06 341,66 - 150,50
1995 332,06 720,13 - 388,07
1996 308,48 842,15 - 533, 67
Kinh tế quốc tế 52A Page 17
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
Về cán cân thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc, tổng xuất siêu của Việt
Nam đối với Trung Quốc là 298,5 triệu USD, chiếm 46,8% so với kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc. Cán cân thương mại không cân bằng.
(Cán cân thương mại chính ngạch Việt - Trung 1991 - 1996(triệu đô la Mỹ)
2.1.2.2. Việt Nam – Hoa Kỳ
Hầu hết hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ giai đoạn này chịu mức thuế rất cao,
chỉ một số mặt hàng của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh lớn mới có thể xâm nhập
vào thị trường rộng lớn của Mỹ. Việt Nam luôn là nước nhập siêu (nhập gấp đôi so
với xuất)
Năm Nhập Xuất
Tổng kim
ngạch xuất
nhập khẩu
Cán cân
1992 4,5 0 4,5 -4,5
1993 7,0 0 7,0 -7,0
1994 172,7 50,6 223,3 -122,1

1995 252,5 198,9 451,4 -53,6
1996 616,4 331,8 948,2 -284,6
Quanhệ thươngmại Việt-Mỹ 1992 -1996. Đơnvị:Triệu USD
Do Việt Nam chưa được ưu đãi về thuế quan, nên hàng hóa Việt Nam khó cạnh
tranh được với nước khác. Hơn nữa hai bên chưa có những hiểu biết tốt về thị
trường và luật pháp của nhau, chưa có những biện pháp hữu hiệu để tăng cường
xuất nhập khẩu.
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt nam sang Mỹ thể hiện trình độ phát triển kinh tế
thấp của nước ta giai đoạn này. Cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn nghiêng về
Kinh tế quốc tế 52A Page 18
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
hàng nông sản và nguyên liệu thô. Đó là những mặt hàng mà Việt Nam có tiềm
năng do có tài nguyên thiên nhiên và chúng ta huy động được những nguồn lực sẵn
có như nguồn nhân công dồi dảo, rẻ, và có kỹ thuật, khả năng khai thác nguồn thủy
hải sản, trồng trọt và điều quan trọng hơn là nó phù hợp với điều kiện thực tế của
Việt nam, tức là không yêu càu nhiều vốn, kỹ thuật và công nghệ cao.
Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ: Một số mặt hàng nhập lớn nhất
là bông, phân bón, phương tiện giao thông vận tải,…Ngoài ra còn nhập dược
phẩm, hóa chất, nguyên phụ liệu đệt may, nguyên phụ liệu dược phẩm, chất dẻo,
dầu mỡ động thực vật, đường, kính xây dựng, thuốc trừ sâu và nguyên liệu,…
Những mặt hàng này có tổng kim ngạch khá lớn 113,7 triệu USD năm 1996.
2.1.2.3. Việt Nam – Nga
Giai đoạn 1991- 1993, sự sụp đổ của Liên Xô làm cho các mối quan hệ kinh tế
thương mại với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Việt Nam bị tan vỡ. Nếu
như trước đó, hai nước buôn bán với nhau hàng tỷ USD thì giờ đây quan hệ Việt
nam – Liên Xô đã xuống mức thấp nhất.
Giai đoạn 1993- 1996, quan hệ Việt – Nga từng bước được khôi phục. Quan hệ
thương mại hai nước có khởi sắc nhưng do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở
Đông Nam Á, sau đó lan rộng, đồng thời cơ chế thanh toán giữa hai nước chwua

được xử lý thỏa đáng đén mức chu chuyển buôn bán giữa hai nước vẫn còn rất
khiêm tốn
Việt Nam 1994 1995 1996
Xuất khẩu sang Nga 288,7 144,8 186,5
Nhập khẩu từ Nga 90,2 80,8 84,7
Tổng xuất nhập khẩu 378,9 225,6 271,2
Kinh tế quốc tế 52A Page 19
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
(Quan hệ thương mại Việt Nga 1994- 1996, đơn vị: triệu USD, Nguồn: Tổng cục
thống kê Việt nam)
2.2. Tác động của việc gia nhập AFTA tới hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam
2.2.1. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước trong AFTA
Việt Nam chính thức trở thành thành viên ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á) từ năm 1995. Từ đó đến nay, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực
trên nhiều lĩnh vực quan trọng, trong đó phải kể đến tình hình thương mại giữa
Việt Nam và ASEAN ngày càng phát
triển.
 Kim ngạch xuất nhập khẩu
Biểu đồ: Tỷ trọng kim ngạch xuất
nhập khẩu ra thế giới của từng nước
thành viên ASEAN trong tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu của ASEAN
năm 2011 .Nguồn: www.asean.org
Trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam vẫn duy trì vị trí thứ 5 về
kim ngạch ngoại thương và có tốc độ tăng xuất nhập khẩu cao hơn rất nhiều so với
tốc độ tăng chung của toàn khối. Tuy nhiên, trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam ra
thị trường thế giới lại chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn (năm 2011 chiếm 8,4% toàn
khối – theo số liệu cập nhật ngày 14/01/2013 trên Trang thông tin điện tử của

ASEAN).
Bảng thể hiện tỷ trọng kim ngạch XNK Việt Nam – AFTA trong tổng kim
ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 1996-2000
Năm 1996 1997 1998 1999 2000
Kinh tế quốc tế 52A Page 20
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
XNK nội khối AFTA của Việt Nam (tỷ USD) 1,136 1,9 2,3 2,4 2,6
Tốc độ tăng trưởng XNK Việt Nam - AFTA(%) 3,27 67,2 21,05 4,34 8,33
Tổng kim ngạch XNK của Việt Nam(tỷ USD) 18,399 20,777 20,859 23,283 30,119
Tốc độ tăng trưởng XNK của Việt Nam(%) 35,28 12,92 0,39 11,62 29,36
Tỷ trọng XNK nội khối AFTA trong tổng kim ngạch
XNK Việt Nam %
6,17 9,14 11,02 10,31 8.85
Giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập vào AFTA (1996) kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều có thay đổi
đáng kể thể hiện thông qua tỷ trọng xuất nhập khẩu nội khối AFTA trong tổng kim ngạch XNK Việt Nam liên tục
tăng, đạt cao nhất là năm 1998 là 11,02%. Tuy nhiên sau đó có sự sụt giảm (thể hiện thông qua bảng ngay bên dưới
Bảng thể hiện tỷ trọng kim ngạch XNK Việt Nam – AFTA trong tổng kim
ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 2001-2011
Năm Kim ngạch XNK của Việt
Nam- AFTA (triệu USD)
Tổng kim ngạch XNK của
Việt Nam(triệu USD)
Tỷ trọng %
2001 2.500 31.200 8,01
2002 2.420 36.400 6,64
2003 2.900 52.624 5,51
2004 3.870 58.454 6,62
2005 5.743 69.208 8,29
2006 6.632 84.717 7,83

2007 8.110 111.326 7,28
2008 10.337 143.399 7,21
2009 8.761 127.045 6,89
2010 10.364 157.057 6,59
2011 13.583 203.660 6,67
(Nguồn: Niên giám trị giá xuất nhập khẩu – Tổng cục thống kê Việt Nam)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam –
AFTA luôn giữ ở một mức ổn định nhưng không cao giai đoạn 2001-2011, chỉ đạt
trong khoảng 6% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên
Kinh tế quốc tế 52A Page 21
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
với con số nay chúng ta thấy được sự thay đổi đáng kể vì trong kim ngạch xuất
nhập khẩu Việt Nam – ASEAN trước khi gia nhập AFTA giai đoạn 1991-1995 chỉ
là 2,6%. Có thể nói việc gia nhập vào AFTA đã làm thay đổi đáng kể tỷ trọng kim
ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN.
Số liệu thống kê
mới nhất của Tổng cục
Hải quan cho thấy
ASEAN là khu vực thị
trường xuất khẩu lớn thứ 3
của Việt Nam, đứng sau
thị trường Liên minh
châu Âu (EU) và Hoa
Kỳ; và là đối tác lớn thứ
hai (sau Trung Quốc) cung cấp hàng hoá cho Việt Nam trong nhiều năm qua.
Tổng trị giá trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và các nước nội khối ASEAN trong
năm 2012 đạt 37,83 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm trước và chiếm 16,6% tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Biểu đồ: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại

giữa Việt Nam và ASEAN giai đoạn 2005-2012
Kinh tế quốc tế 52A Page 22
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Năm 2012, trong bối cảnh sức mua trên các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU,
Nhật Bản, Hàn Quốc…giảm sút đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của
Việt Nam. Tốc độ tăng xuất khẩu sang các thị trường lớn hầu hết đều thấp hơn so
với tốc độ tăng của năm trước và xuất sang thị trường ASEAN cũng không ngoại
lệ. Cụ thể, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng 22,7% (năm 2011 là 45,3%),
sang Nhật Bản tăng 21% (năm 2011 là 39,5%); sang Hàn Quốc tăng 18% (năm
2011 là 52,5%) ; sang Hoa Kỳ tăng 16,2% (năm 2011 là 18,9%) và xuất khẩu sang
ASEAN tăng 25,7% (năm 2011 là 31,2%).
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN đạt
17,08 tỷ USD, tăng 25,7% (tương ứng tăng 3,49 tỷ USD) so với một năm trước đó
và chiếm 14,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường ASEAN năm qua tăng mạnh là do trị giá
xuất khẩu của một số nhóm hàng tăng cao như: máy vi tính sản phẩm điện tử &
linh kiện tăng 844 triệu USD, điện thoại các loại & linh kiện tăng 750 triệu USD,
cao su tăng 339 triệu USD, sắt thép các loại tăng 243 triệu USD, cà phê tăng 224
Kinh tế quốc tế 52A Page 23
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
triệu USD. Chỉ tính riêng 5 nhóm hàng này đã đóng góp gần 2,4 tỷ USD, chiếm tới
81% trong tổng số tăng thêm của kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN năm nay. Tuy
nhiên, xuất khẩu gạo (mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các nhóm
hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN) giảm mạnh, giảm 518 triệu
USD so với năm trước.
Ở chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ thị
trường này là 20,76 tỷ USD, giảm 0,7%và chiếm tới 18,2% tổng kim ngạch nhập

khẩu cả nước từ tất cả các thị trường trên thế giới.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường các nước ASEAN trong
năm 2012 giảm nhẹ so với năm trước, chủ yếu do nhập khẩu một số nhóm hàng
chủ lực suy giảm như xăng dầu giảm 379 triệu USD, linh kiện & phụ tùng xe máy
giảm 373 triệu USD, sắt thép các loại giảm 297 triệu USD, linh kiện & phụ tùng
ôtô giảm 189 triệu USD, dầu mỡ động thực vật giảm 125 triệu USD. Tuy nhiên,
nhập khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện (nhóm hàng chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN) lại có mức
tăng đột biến, tăng tới 77,5% (tương ứng tăng 1,1 tỷ USD) so với năm 2011.
Qua biều đồ trên cho thấy trong nhiều năm qua, cán cân thương mại hàng hóa
giữa Việt Nam và ASEAN luôn mất cân bằng với mức thâm hụt nghiêng về phía
Việt Nam. Cụ thể, mức nhập siêu trong buôn bán với các nước thành viên ASEAN
trong năm 2005 chỉ là 4 tỷ USD thì năm 2008 con số này đã lên tới 9,37 tỷ USD và
gần nhất trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
ASEAN chỉ đạt 8,59 tỷ USD, giảm 15,8%, nhập khẩu là 13,81 tỷ USD, giảm
29,4% so với năm 2008 nên mức thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa của Việt
Nam với các nước ASEAN cả năm là 5,22 tỷ USD.
Kinh tế quốc tế 52A Page 24
Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt
Nam
Bảng: Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam – ASEAN giai
đoạn 2005 - 2009
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các nước
ASEAN
(triệu USD)
5.451 6.362 7.819 10.199 8.592
Tốc độ tăng/giảm xuất khẩu sang các nước
ASEAN (%)

16,7 22,9 30,4 -15,8
Tốc độ tăng/giảm xuất khẩu của cả nước (%) 22,8 21,9 29,1 -8,9
Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ các nước
ASEAN
(triệu USD)
9.457 12.545 15.890 19.567 13.813
Tốc độ tăng/giảm nhập khẩu từ các nước
ASEAN (%)
32,7 26,7 23,1 -29,4
Tốc độ tăng/giảm nhập khẩu của cả nước (%) 21,4 39,6 28,8 -13,3
Cán cân thương mại hàng hóa với các nước
ASEAN
(XK-NK) (triệu USD)
-4.006 -6.183 -8.071 -9.368 -5.221
Cán cân thương mại hàng hóa với tất cả các
nước trên thế giới (XK-NK) (triệu USD)
-4.540 -5.065 -14.121 -18.029 -12.853
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Mặc dù trị giá hàng hoá trao đổi giữa Việt Nam với các nước ASAEN trong
nhiều năm gần đây đều tăng so với năm trước (trừ năm 2009) nhưng vẫn thấp
hơn so với tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân. Do
đó, tỷ trọng giao thương của Việt Nam với khu vực này so với tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu của cả nước với thế giới lại có xu hướng giảm.
Biểu đồ 2: Tỷ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
giữa Việt Nam - ASEAN và thị trường khác giai đoạn từ năm 2005-2009
Kinh tế quốc tế 52A Page 25

×