Báo cáo thực tập
LỜIMỞĐẦU
Nhân loại đang bước vào kỷ nguyên mới (thế kỷ 21) kỷ nguyên của khoa
học kỹ thuật - công nghệ và kỹ thuật quản lý, đưa con người đến nền văn minh.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất
nước, với những chính sách mở cửa và có bước đi vững chắc, "báo cáo chính trị
trong ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VIII về chính sách đổi mới kinh tế
xã hội của đất nước, là kim chỉ nam, làánh sáng soi đường, chỉ lối để nền kinh tế
của Việt Nam phát triển theo kịp và vượt mức trong khu vực Đông Nam Á.
Để có nền kinh tế phát triển, thực tế khách hàng sinh động đòi hỏi hệ
thống quản lý phải có vai trò tích cực trong việc quản lýđiều hành và kiểm soát
các hoạt động kinh tế mà cụ thể là quản trị doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Muốn cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nhà quản trị cần xác định
đúng vàđiều hành tốt các mục tiêu chiến lược kinh doanh. Đó vừa là khoa học,
vừa là nghệ thuật.
Kết hợp giữa lý thuyết và thực tế- tôi nhận thấy rằng "hoạt động kinh
doanh" là một hoạt động hết sức phong phú vàđa dang chất lượng tư duy và
hành động tạo nên một chuỗi hoạt động và sáng tạo. Để tạo nên sự thành đạt và
thắng lợi của doanh nghiệp yếu tố quan trọng là "quản trị doanh nghiệp”.
Được sự hướng dẫn của tập thể cán bộ nhân viên Công ty cổ phần thương
mại BMV đã giúp tôi viết báo cáo thực tập, chắc chắn báo cáo thực tập này
không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong được sự góp ý chỉđạo của thầy và lãnh đạo Công ty.
Tôi xin chân thành biết ơn Ban Giám Đốc, lãnh đạo các phòng ban và
CBCNV đã tận tình giúp đỡđể báo cáo của tôi được hoàn thành.
Hồ Thị Hải Yến - Lớp 8A07 - MSV: 03D03626
1
Báo cáo thực tập
I- GIỚITHIỆUTÓMLƯỢCVỀDOANHNGHIỆP.
1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp qua các giai đoạn:
- Công ty cổ phần thương mại BMV là một đơn vị kinh doanh thuộc Tập
đoàn ERON - USA.
- Công ty cổ phần thương mại BMV được thành lập theo quyết định số
394/UN ngày 20/06/1990 của ER- USA.
- Được sự cấp phép của UBND TP Hà nội, Công ty cổ phần thương mại
BMV đặt Trụ sở tại số 87 Nguyễn Lương Bằng – Quận Đống Đa – Thành phố
Hà Nội.
- Điện thoại/Fax: 045333610
- Trải qua 16 năm hoạt động, Công ty ngày càng ổn định và phát triển.
2. Chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty:
- Sản xuất chế biến hàng xuất khẩu các loại nông, lâm, thuỷ sản.
- Nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu, vật liệu để sản xuất
hàng xuất khẩu và nhập các loại hàng để kinh doanh.
- Kinh doanh mua bán, trao đổi hàng hoá vật tư sản phẩm các loại, làm gia
công chế biến và tổ chức dịch vụ kinh doanh.
- Phạm vi kinh doanh của Công ty:
a-Kinh doanh trong nước :
- Sản xuất chế biến và gia công các nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản vàđặc
sản (cao su, gỗ, song, tre lá, đồ gốm...)
- Hợp tác, liên kết, liên doanh hoặc kinh doanh mua bán, trao đổi với các
đơn vị trong nước.
b- Kinh doanh với nước ngoài :
- Xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm và thuỷ sản.
- Nhập khẩu các nguyên vật liệu, vật tư máy móc, thiết bị... để phục vụ
xuất khẩu hoặc nhập khẩu các loại hàng nhà nước cho phép để kinh
doanh.
* Quyền hạn và trách nhiệm của Công ty :
Hồ Thị Hải Yến - Lớp 8A07 - MSV: 03D03626
2
Báo cáo thực tập
- Là một đơn vị kinh tế quốc doanh, có tư cánh pháp nhân, hạch toán độc
lập có tài khoản tiền VND và tiền ngoại tệ tại các ngân hàng, có con dấu riêng
để giao dịch.
- Thực hiện các hợp đồng kinh tế uỷ thác xuất nhập khẩu các sản phẩm
theo khả năng của công ty.
- Được ký kết và thực hiện các hợp đồng liên doanh , liên kết, hợp tác đầu
tư với các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế trong nước
và ngoài nước trong khuôn khổ luật pháp.
- Được tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm.
- Được cử cán bộ ra nước ngoài hoặc mời phía nước ngoài đến Việt Nam
đểđàm phán ký kết hợp đồng, marketing, trao đổi nghiệp vụ...
-Và từđóđến nay, Công ty đã xây dựng cho mình chiến lược sản xuất,
kinh doanh thương mại và dịch vụ tương đối đa dạng.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty:
Hồ Thị Hải Yến - Lớp 8A07 - MSV: 03D03626
3
Báo cáo thực tập
a/ Sơđồ tổ chức của bộ máy:
b/ Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong Công ty :
- Hội đồng quản trị: Phê chuẩn, thông qua các phương án, các quyết định
và những vấn đề màĐại hội cổđông đã biểu quyết tán thành.
Chịu trách nhiệm trước Đại hội cổđông về tổ chức bộ máy hoạt động, kế
hoạch phát triển dài hạn của công ty, về huy động vốn, tăng giảm vốn điều lệ,
Hồ Thị Hải Yến - Lớp 8A07 - MSV: 03D03626
4
Phó Tổng
Giám đốc
P.KhoVận giao Nhận
P.Kế Toán
Tài vụ
P.Kinh Doanh Xuất
Nhập Khẩu
P.Kỹ Thuật
Sản Xuất
P.TCHC
Kỹ Thuật và NCPT SX
Quản Đốc
Marketing
XNK
Ngành Hàng
Lâm Đặc Sản
Ngành hàng
nông sản
Ngành hàng
gia công
TỔNGGIÁMĐỐC
HỘIĐỒNGQUẢNTRỊ
Báo cáo thực tập
chuyển nhượng vốn cổ phần. Có nhiệm vụ báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh,
quyết toán tài chính hàng năm vàđưa ra phương án phân chia lợi nhuận, cổ tức.
Quyết định sản xuất kinh doanh theo đề nghị của Tổng giám đốc. Quy chế
tuyển dụng, thôi việc.
- Tổng Giám đốc:
Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thương mại BMV
trực tiếp bổ nhiệm. Tổng Giám đốc là người đại diện của Công ty trong mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh. Trường hợp vắng mặt Tổng Giám đốc được uỷ quyền
thay là Phó Tổng Giám đốc Công ty.
Tổng Giám đốc Công ty có trách nhiệm xây dựng điều lệ tổ chức, bộ máy
tổ chức trình Hội đồng quản trị quyết định căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Tổng Giám đốc có từ một đến hai Phó tổng Giám đốc giúp việc. Trong
sơđồ tổ chức trên thì chỉ có một Phó tổng Giám đốc và một Kế toán trưởng giúp
việc.
Ngoài ra, theo sự phân công trong Hội đồng quản trị thì Tổng Giám đốc
Công ty trực tiếp phụ trách và chỉđạo các phòng chức năng như sau :
-Phòng Kế toán - tài vụ.
-Phòng Kinh doanh - xuất nhập khẩu.
-Phòng Kỹ thuật - sản xuất.
- Phó Tổng Giám đốc :
Phó Tổng Giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc, do Tổng
Giám đốc đề nghị và Hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm. Phó tổng Giám đốc là
người được Tổng Giám đốc uỷ quyền thay mặt khi Tổng Giám đốc đi vắng : uỷ
quyền một số công việc chính của Công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng
Giám đốc về việc được uỷ quyền. Hiện nay, Phó Tổng Giám đốc Công ty được
Tổng Giám đốc uỷ quyền bộ phận sau đây :
-Phòng Hành chính - tổ chức.
-Phòng Giao nhận - kho vận.
Hồ Thị Hải Yến - Lớp 8A07 - MSV: 03D03626
5
Báo cáo thực tập
- Phòng hành chính - tổ chức :
Gồm 04 nhân sự. Trong đó bao gồm một Trưởng phòng phụ trách chung,
một Phó phòng phụ trách đội xe, một tiếp tân và một văn thư. Phòng hành chính
- tổ chức có nhiệm vụ làm tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác tổ chức
cán bộ, chếđộ chính sách, lao động tiền lương, công tác hành chính văn phòng -
văn thư, công tác thi đua khen thưởng và phụ trách đội xe cuả Công ty.
- Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu :
Gồm 05 nhân sự, một trưởng phòng, một phó phòng, và 03 cán bộ phụ
trách nghành hàng. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu là bộ phận tham mưu cho
Tổng Giám đốc về công tác kế hoạch, các chính sách về marketing, xuất nhập
khẩu, các chính sách về giá cả, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng chiến lược kinh
doanh dài hạn, ngắn hạn và chiến lược xâm nhập thị trường. Làm tham mưu
trong giao dịch ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng mua bán, tiêu thụ
sản phẩm, theo dõi và thanh lý hợp đồng. Chuẩn bịđầy đủ các thủ tục tiếp nhận
hàng xuất nhập khẩu như ký kết hợp đồng bốc dỡ, làm thủ tục hải quan, và các
thủ tục tiếp nhận hàng xuất nhập khẩu, làm các thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu
hàng hoá.
- Phòng kế toán - tài vụ :
Gồm 05 nhân sự, trong đó bao gồm một Kế toán trưởng kiêm trưởng
phòng Tài vụ, một Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp và 03 nhân viên.
Kế toán trưởng là người do Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thương mại BMV
bổ nhiệm và là người giúp việc cho Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện công tác
kế toán thống kê.
Phòng Kế toán - tài vụ là bộ phận tham mưu cho ban Tổng Giám đốc về
toàn bộ công tác tài chính kế toán, tổ chức hoạch toán kinh doanh, theo dõi công
nợ, thu chi tài chính, theo dõi gia công, đầu tư ngắn hạn và dài hạn, theo dõi các
Hồ Thị Hải Yến - Lớp 8A07 - MSV: 03D03626
6
Báo cáo thực tập
hợp đồng hàng hoá, công tác tín dụng. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tài chính
của Công ty.
- Phòng giao nhận - kho vận :
Gồm 07 nhân sự, trong đó : một Trưởng phòng phụ trách chung, một thủ
kho, 03 bảo vệ. 02 cán bộ chuyên trách giao nhận.
Phòng giao nhận - kho vận là bộ phận tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác
nghiệm vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu và hàng nội địa tổ chức quản lý
việc tiếp nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, làm công tác nghiệp vụ với các cơ quan
hữu quan để tiếp nhận hàng hoá như thủ tục hải quan, kiểm dịch, giám định, bảo
hiểm, bốc dỡ, áp tải, bảo vệ hàng hoá về kho an toàn. Quản lý thủ kho và bảo
quản hàng hoá. Làm tham mưu về thống kê hàng hoá xuất nhập khẩu, quyết toán
giao nhận hàng tại cảng, lập báo cáo hàng xuất nhập, tồn kho hàng tháng, hàng
quý và cả năm. Tổ chức bố trí lực lượng công nhân hợp đồng xếp dỡđể xuất
nhập khẩu hàng hoá hàng ngày. giao dịch và làm tham mưu trong việc ký các
hợp đồng thuê kho, hợp đồng bốc xếp, giám định, kiểm tra nhà nước về chất
lượng sản phẩm. Bảo vệ kho hàng và 03 phân xưởng chế biến sản xuất.
- Phân xưởng 1 (Ngành hàng lâm đặc sản ) :
Biên chế 08 người trong đó gồm có một Phó quản đốc và 07 công nhân. Nhiệm
vụ của phân xưởng là chế biến các mặt hàng lâm sản (sản phẩm gỗ các loại ) và
các mặt hàng lâm đặc sản như: lá buông, các sản phẩm song,mây, tre, cói và các
mặt hàng thủ công mỹ nghệ như : mặt hàng gốm, sứ các loại ... đúng tiêu chuẩn
xuất khẩu theo các hợp đồng được Công ty ký kết.
- Phân xưởng 02 ( Ngành hàng nông sản ) :
Biên chế gồm 10 người trong đó gồm một Phó quản đốc và 09 công nhân.
Nhiệm vụ của phân xưởng là chế biến các mặt hàng nông sản xuất khẩu như
quế, hạt điều ( sẽ mở rộng thêm chế biến hạt tiêu, cà phê, ngô... ).
- Phân xưởng 03 ( Gia công chế biến ) :
Hồ Thị Hải Yến - Lớp 8A07 - MSV: 03D03626
7
Báo cáo thực tập
Biên chế gồm 12 người trong đó gồm có một Phó quản đốc phân xưởng,
và 11 công nhân, nhiệm vụ chủ yếu của phân xưởng là gia công chế biến các
mặt hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng của khánh hàng trong và ngoài nước.
Trong phạm vị hiện nay, phân xưởng chỉ gia công cho khách hàng Nhật bản.
Vào năm 2004 - 2005 Công ty ký kết hợp đồng gia công sản xuất các sản phẩm
gỗ các loại.
* Đánh giá sơ bộ về công tác tổ chức của doanh nghiệp :
Qua mô hình bố trí bộ máy tổ chức quản lý của Công ty ta thấy rằng mô
hình được tổ chức sắp xếp theo dạng trực tuyến chức năng. Đi sâu vào thực
tếđơn vị, ta nhận thấy Công ty cóđịa bàn hoạt động kinh doanh rộng khắp, sản
lượng và doanh số hàng năm lớn, thị trường xuất nhập khẩu hàng năm đa dạng
và phong phú.
Từđó ta thấy rằng bộ máy đãđược tổ chức tương đối hợp lý, có sự phối
hợp ăn khớp và chặt chẽ, các mối quan hệ logic và có hiệu quả. Doanh nghiệp
đang ở trong giai đoạn phát triển của chu kỳ sống.
Ngành hàng, mặt hàng kinh doanh của Công ty:
Công ty cổ phần thương mại BMV là doanh nghiệp kinh doanh thương
mại kết hợp với sản xuất -gia công chế biến.
- Về xuất khẩu:
Các mặt hàng xuất khẩu đa dạng phong phú bao gồm nhiều chủng loại,
nhưng nhiều nhất vẫn là mặt hàng cao su ( chiếm từ 48,1% - 65,5% ), gỗ ( từ
18,2% - 21,38% ); mây, tre, lá, gốm ( từ 10,8% - 15,5% ). Một số mặt hàng như
quế, hạt điều, mây, đồ chơi trẻ em, linh kiện vi tính năm 2004 có xuất khẩu
nhưng lại không có chỉ tiêu trong năm 2005. Riêng trong năm 2005 có ba mặt
hàng mới là gạo , vỏ dừa , bao PP- PE nhưng tỷ trọng không đáng kể.
Thị trường tiêu thụ rất đa dạng và phong phú , trong đó nổi bật nhất là thị
trương Pháp, Đức, Đài loan. Các thị trường còn lại tiêu thụ hàng hoá không
đáng kể như Hà Lan, Italia, Hoa kỳ, Malaysia, Singapore, Hàn quốc, Đan mạch,
Hồng công, Nhật bản, Trung quốc . Riêng thị trường SNG (Liên bang Nga)
Hồ Thị Hải Yến - Lớp 8A07 - MSV: 03D03626
8
Báo cáo thực tập
trong năm 2004 tiêu thụ khá mạnh mặt hàng cao su nhưng sang năm 2005 thì
mức tiêu thụ giảm xuống đáng kể. Nguyên nhân chính do sự biến động về kinh
tế ,chính trị và những cơ chế chính sách nhập khẩu của Nga còn chồng chéo, khả
năng thanh toán bấp bênh, cộng với cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng ở
vùng đông nam Á và Châu Á trong năm 2005.
Tổng giá trị xuất khẩu của năm 2005 tăng 1,26 lần (126%) so với năm
2004. Trong đó nổi bật là mặt hàng cao su (tăng 127%), gỗ (tăng 107%) nước
hoa (tăng 110%).
Tóm lại, tình hình xuất khẩu của đơn vị trong năm 2005 có chiều hướng
thuận lợi so với năm 2004. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 126%, trong đó thị
trường truyền thống là Pháp, Đức, Đài Loan vẫn được giữ vững và phát huy.
Tuy có một vài mặt hàng còn hạn chế và thu hẹp nhưng nhìn chung trong năm
2005 đơn vị phát triển sản xuất kinh doanh và xuất khẩu gặp nhiều thuận lợi.
-Về nhập khẩu :
Nguồn hàng cung cấp từ các nhà nhập khẩu nước ngoài đa dạng và phong
phú bao gồm nhiều mặt hàng phục vụ sản xuất như hương liệu, vải giả da, dây
đồng, thép tấm hoá chất ... Trong đó hương liệu và vải giả da là hai mặt hàng
nhập khẩu ổn định với tỷ trọng lớn : Hương liệu chiếm từ 25,5% - 27,7%, vải
giả da chiếm từ 9,8%- 14,9%. Còn lại là hai mặt hàng nhập khẩu ổn định . Nhà
cung cấp ổn định làĐài Loan, Singapore, Pháp, Hàn quốc, Nhật bản.
Giá trị nhập khẩu trong năm 2005 giảm so với năm 2004 ( chỉ bằng 59%)
nguyên nhân chủ yếu bao gồm :
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính vùng Đông Nam á, châu á.
Giá trịđồng Rupi, đồng Bạt, đồng Yên đều giảm nhiều lần gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến thị trường thế giới lẫn khu vực trong đó có Việt Nam.
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp. Họ cạnh
tranh bằng cách giảm chi phí uỷ thác nhập khẩu, giảm giá bán hàng hoá dẫn đến
sựếẩm trong tiêu thụ hàng hoá .
Hồ Thị Hải Yến - Lớp 8A07 - MSV: 03D03626
9
Báo cáo thực tập
Quá trình phát triển vươn lên ngày càng mạnh của các Công ty- xí nghiệp
liên doanh với nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu cạnh tranh với hàng nhập
khẩu . Nóảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ hàng nhập khẩu của đơn vị , làm
giảm mạnh giá trị nhập khẩu hàng hoá trong năm 2005 .
- Về tiêu thụ hàng nội địa :
Như phần nhập khẩu đã nêu, quá trình tiêu thụ hàng nội địa có liên quan
trực tiếp đến hàng nhập khẩu. Nếu trong năm 2004 Công ty tiêu thụđược 07 mặt
hàng gồm: xe tải, xe đông lạnh, máy vi tính... thì trong năm 2005 chỉ tiêu thụ
một mặt hàng duy nhất là hạt nhựa với tỷ lệ chỉ bằng 3,26% so với năm 2004 .
Nguyên nhân của sự suy giảm cũng như trình bày ở phần nhập khẩu .
Nhìn chung tổng giá trị xuất nhập khẩu trong năm 2005 tăng 100,67% so
với năm 2004 . Trong đó xuất khẩu tăng 126% và nhập khẩu giảm 59%, hàng
tiêu thụ nội địa chỉ bằng 3,26% so với năm 2004. Nguyên nhân do sự cạnh tranh
gay gắt giữa các đơn vị tham gia xuất khẩu trực tiếp, sự tham gia của các công
ty liên doanh sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam, cuộc khủng hoảng tài chính
vùng Châu á cũng như diễn biến phức tạp trong cơ chế kinh tế thị trường ở nước
ta. Nhưng nguyên nhân chính là Công ty chưa xây dựng được chiến lược
Marketing phù hợp để có thể phát triển được mạng lưới kinh doanh tiêu thụ nội
địa và tổng quan cho thấy đơn vị vẫn còn thuận lợi trong xuất nhập khẩu với
những khách hàng truyền thống tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụổn định giúp
cho Công ty ổn định và ngày càng phát triển.
II.TÌNH HÌNHHOẠTĐỘNGSẢNXUẤTKINHDOANHCHỦYẾUCỦA CÔNGTY.
1. Phân tích vàđánh giá tình hình sản xuất của Công ty:
Năng suất và sản lượng của Công ty thực hiện khá cao, đặc biệt là các
ngành lâm sản. Đây là ngành hàng truyền thống của Công ty, năm sau cao hơn
năm trước, cụ thể năm 2005 doanh thu đạt 27.714.248.150,đ so với năm 2004 là
25.235.159.076,đ.
Hồ Thị Hải Yến - Lớp 8A07 - MSV: 03D03626
10
Báo cáo thực tập
Đối với ngành hàng nông sản, Công ty đã xây dựng được hai mặt hàng ổn
định là quế và hạt điều,tuy nhiên về năng suất và sản lượng còn thấp, do chưa có
sách lược đầu tư sâu rộng và lâu dài.
Đối với ngành hàng gia công, phát triển tương đối đồng đều do được
khách hàng tín nhiệm và mặt hàng cũng đơn giản nên Công ty cóđiều kiện đầu
tư lâu dài.
Những vấn đề này được thể hiện qua các biểu số 1 và biểu số 2.
Hồ Thị Hải Yến - Lớp 8A07 - MSV: 03D03626
11
Báo cáo thực tập
Biểu số 1: Tình hình sản xuất kinh doanh ngành hàng lâm sản năm 2003-2005
Đơn vị: VNĐ.
Tên Hàng
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
So sánh
2004/2003
So sánh
2005/2004
Lượng
(Bộ,
cái)
Tiền
Lượng
(Bộ,
cái)
Tiền
Lượng
(Bộ, cái)
Tiền Số tuyệt đối
Số tương
đối (%)
Số tuyệt đối
Số tương
đối (%)
Tồn đầu kỳ 587.236.352 780.527.534 1.678.467.441 193.291.182 32,92 193.291.182 32,92
Sản phẩm gỗ các loại 925 205.258.321 1.005 284.160.030 4.159 1.175.717.550 -1.768.423.184 -86,16 78.901.709 38,44
Sản phẩm lá buông,tre,
cói,gốm 10.528 381.978.031 15.432 496.367.504 15.630 502.749.891 198.102.152 66,42 114.389.473 29,95
Nhập trong kỳ
24.125.326.352 26.133.098.983 28.108.643.346 2.007.772.631 8,32 2.007.772.631 8,32
Sản phẩm gỗ
48.587 13.256.365.251 54.920 15.525.975.253 56.554 17.655.672.435 2.269.610.002 17,12
2.269.610.00
2 17,12
Sản phẩm lá buông,tre
274.854 10.868.961.101 329.765 10.607.123.730 291.673 10.452.970.911 -351.238.393 -3,21 -261.837.371 -2,41
Xuất trong kỳ 23.653.325.256 25.235.159.076 27.714.248.150 1.581.833.820 6,69 1.581.833.820 6,69
Sản phẩm gỗ
47.255 12.325.362.321 51.766 14.634.417.733 55.769 17.410.692.894 2.309.055.412 18,73
2.309.055.41
2 18,73
Sản phẩm lá buông 296.125 11.327.962.935 329.567 10.600.741.343 290.069 10.303.555.256 -384.506.502 -3,50 -727.221.592 -6,42
Tồn cuối kỳ 1.025.852.321 1.678.467.441 2.072.862.637 652.615.120 63,62 652.615.120 63,62
Sản phẩm gỗ 2.987 984.685.789 4.159 1.175.717.550 4.944 1.420.697.091 191.031.761 19,40 191.031.761 19,40
Sản phẩm lá buông 13.845 41.166.532 15.630 502.749.981 17.234 652.165.546 15.493.329 3,18 461.583.449 1121,26
(Nguồn: Phòng TCKT - Công ty cổ phần Thương mại BMV)
Hồ Thị Hải Yến - Lớp 8A07 - MSV: 03D03626
Báo cáo thực tập
Biểu số 2: Tình hình sản xuất ngành hàng nông sản
Tên Hàng
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
So sánh
2004/2003
So sánh
2005/2004
Lượng
(tấn)
Tiền
(đồng)
Lượng
(tấn)
Tiền
(đồng)
Lượng
(tấn)
Tiền
(đồng)
Số tuyệt đối
(đồng)
Số tương
đối(%)
Số tuyệt đối
(đồng)
Số
tương
đối(%)
Tồn đầu kỳ 1.242.544.845 1.116.043.014 822.422.073 -126.501.831 -10,18 -293.620.941 -26,31
Quế 3,025 984.625.354 2,968 824.168.872 2,226 618.126.660 -160.456.482 -16,30 -206.042.212 -25,00
Hạt điều 41,251 257.919.491 39,336 291.874.142 27,535 204.315.413 33.954.651 13,16 -87.558.729 -30,00
Nhập trong kỳ 7.541.254.154 5.872.118.889 2.948.503.196 -1.669.135.265 -22,13 -2.923.615.69
3
-49,79
Quế
18,45 5.487.215.526 14,84 4.120.844.360 5,524 1.693.940.046 -1.366.371.166 -24,90
-2.426.904.31
4 -58,89
Hạt điều
254,14 2.054.038.628 236,020 1.751.274.529 153,107 1.254.563.150 -302.764.099 -14,74 -496.711.379 -28,36
Xuất trong kỳ
8.457.154.226 6.165.719.830 2.808.208.631 -2.291.434.396 -27,09
-3.357.511.19
9 -54,45
Quế
20,451 5.745.265.985 15,582 4.326.886.572 5,219 1.600.411.495 -1.418.379.413 -24,69
-2.726.475.07
7 -63,01
Hạt điều 250 2.711.888.241 247,821 1.838.033.258 150 1.207.797.136 -873.854.983 -32,22 -630.236.122 -34,29
Tồn cuối kỳ 7.483.625.369 822.442.073 962.736.638 -6.661.183.296 -89,01 140.294.565 17,06
Quế 3,145 2,226 2,531 711.655.211 711.655.211
Hạt điều 24,258 27,535 30,642 251.081.427 251.081.427
(Nguồn: Phòng TCKT - Công ty cổ phần Thương mại BMV)
Hồ Thị Hải Yến - Lớp 8A07 - MSV: 03D03626