Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.02 KB, 5 trang )
Sơn đậu căn trị viêm amidan
Sơn đậu căn là rễ cây sơn đậu, hay còn gọi là cây quảng đậu, khổ đậu, hòe Bắc
Bộ. Ở nước ta, đậu căn có nhiều ở một số tỉnh như Cao Bằng, Hà Giang,
Quảng Ninh Vào mùa thu, người ta thu hoạch rễ, rửa sạch, phơi sấy khô.
Trước khi dùng, đem cắt đoạn 3 - 5cm, sao vàng. Về mặt hóa học, rễ sơn đậu
chứa alcaloid, flavonoid ; matrin, oxymatrin, anagynin, methylcytisin. Ngoài
ra còn có pterocarpin, sophoranon,
Theo YHCT, sơn đậu căn có vị đắng, tính hàn, hơi có độc (khi dùng cần sao vàng),
nhập vào các kinh tâm, phế, vị, đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu
thũng, lợi hầu họng, dùng trị các bệnh sốt do viêm nhiễm đường hô hấp, viêm
amidan, viêm họng, các bệnh mụn nhọt, đặc biệt nhọt độc, phù thũng, răng lợi
sưng đau; còn dùng trị kiết lỵ, dùng ngoài trị côn trùng, rắn, rết cắn. Ngày dùng 4 -
12g rễ, hoặc 3 - 4,5g vỏ rễ dưới dạng bột hoặc nước sắc, thường phối hợp với một
số các vị thuốc khác.
Cây sơn đậu và vị thuốc sơn đậu căn.
Cách dùng sơn đậu căn làm thuốc
Trị viêm amidan cấp tính: sơn đậu căn, ngưu bàng tử, xạ can, kinh giới, mỗi vị 9g;
kim ngân hoa 12g; phòng phong, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống, ngày một thang
chia 3 lần trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 1 - 2 tuần. Hoặc: sơn đậu căn 12g, sinh
cam thảo 4g, sắc uống, ngày một thang. Hoặc: sơn đậu căn, kinh giới, bạc hà, cát
cánh, mỗi vị 8g, sắc uống ngày một thang. Hoặc phối hợp sơn đậu căn với hạ khô
thảo, huyền sâm, bối mẫu, mỗi vị 8g dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang chia 3
lần uống trước bữa ăn 1,5 giờ.
Trị viêm amidan mạn tính: sơn đậu căn 15g, kim liên hoa 5g, sinh cam thảo 10g.
Sắc uống, ngày 1 thang, 3 lần trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 3 - 4 tuần.