Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.31 KB, 4 trang )
Đông y trị bệnh viêm cầu
thận mạn
Thận là một trong các cơ quan rất quan trọng của cơ thể.
Chính vậy mà trong Đông y ngay từ xa xưa đã xác định
thận là cơ quan có nhiều vai trò quan trọng nên cho rằng:
thận vi tiên chi bản mệnh chi căn, thận chủ thủy dịch,
thận tư phong tàng, thận chủ nạp khí, thận chủ cốt sinh
tủy, thận khai khiếu vô nhĩ, cập nhĩ âm, thận kỳ hoa tại phát, thận tàng
chí Bởi vậy, mỗi khi thận lâm bệnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống sức khỏe của con người.
Bệnh thận trong Đông y gọi là "thủy lũng" mà thủy lũng lại nằm trong
chứng "cổ" thuộc tứ chứng nan y (phong, lao, cổ, lại). Do vậy việc trị liệu
chứng bệnh này trong đó có cả chứng bệnh viêm cầu thận mạn quả là phức
tạp, nan giải.
Viêm cầu thận mạn được phân loại điều trị theo bản hư và tiêu thực. Bản hư
bao gồm phế tỳ thận hư, khí âm lưỡng hư, can thận âm hư, tỳ thận dương hư.
Tiêu thực bao gồm ngoại cảm, thủy thấp, thấp nhiệt, ứ huyết Từ cơ sở này
có thể biện chứng luận trị sao cho thích hợp mà cơ bản là bổ bản hư kết hợp
với tả tiêu thực. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào thể bệnh để gia phương trị
liệu cho thích hợp. Cụ thể người ta dựa vào chứng trạng mà phân ra các thể
như: tỳ dương hư, thận tỳ dương hư, âm hư dương xung, viêm cầu thận nặng
để có phương trị liệu tương thích với bệnh chứng.
Thể tỳ dương hư: Biểu hiện phù ít không rõ ràng, phù ở mí mắt, sắc mặt
trắng xanh, thở gấp, tay chân mệt mỏi hay đầy bụng, phân nhão, tiểu tiện
sẻn, chất lưỡi bệu có vết răng, chân tay lạnh, mạch hoãn.
Phép trị là ôn tỳ lợi thấp. Dùng phương Thực tỳ ẩm, vị linh thang gồm: bạch
linh 16g, can khương 8g, thảo quả 8g, chích thảo 4g, hậu phác 8g, phụ tử 8g,