Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Bài thuốc chữa thủy đậu doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.15 KB, 6 trang )


Bài thuốc chữa thủy đậu
Thủy đậu - dân gian còn gọi là bỏng rạ, trái ra, là một bệnh truyền nhiễm, thường
gặp ở trẻ từ 1 – 6 tuổi, xuất hiện nhiều nhất từ tháng 2 – 4 hằng năm. Theo Đông y,
nguyên nhân là do phong nhiệt thời độc bên ngoài xâm nhập cơ thể qua mũi họng,
kết hợp với thấp tích tụ lâu ngày bên trong ảnh hưởng đến tạng phế và tỳ, tạo nên
các mụn nước trên mặt và toàn thân. Nếu không điều trị tốt, giữ vệ sinh đầy đủ sẽ
gây biến chứng như nốt phỏng bị nhiễm khuẩn, lở loét; viêm phổi, viêm não, viêm
thận cấp ở một số ít trẻ cơ thể ốm yếu.
Triệu chứng ban đầu của bệnh là hắt hơi sổ mũi, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa. Vài
ngày sau xuất hiện những nốt đỏ rải rác ở sau lưng sau đó lan ra khắp chân tay, sau
khi nổi lên ở chính giữa có một bọng nước gọi là bào chẩn. Bào chẩn lớn dần
không đều nhau, hình bầu dục chứa nước trong, không mưng mủ, có viền đỏ xung
quanh, kéo dài độ vài ngày thì khô và bong ra, nốt này mọc thì nốt kia bay. Dưới
đây xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh này.

Cháo đậu đỏ thịt nạc.
Thể nhẹ
Những nốt thủy đậu mọc rải rác, xung quanh màu hồng nhạt, trẻ sốt nhẹ, ho ít,
nước mũi loãng trong, trẻ vẫn ăn uống, tinh thần bình thường. Phép chữa là sơ
phong thanh nhiệt. Dùng một trong các bài:
Bài 1: lá dâu 12g, cam thảo đất 8g, rễ cây sậy 10g, lá tre 16g, hoa cúc 8g, bạc hà
6g, ngân hoa 10g, kinh giới 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: (dùng khi thủy đậu mọc để trừ thấp giải độc): cam thảo dây 12g, lá tre 10g,
sinh địa 12g, vỏ đậu xanh 12g, hoàng đằng 8g, rễ cây sậy 8g, ngân hoa 12g. Sắc
uống ngày 1 thang.

Thể nặng
Thủy đậu mọc dày, sắc tím tối, màu nước đục, xung quanh nốt thủy đậu màu đỏ
sẫm, trẻ sốt cao, khát nước, bứt rứt, mặt đỏ, môi hồng, niêm mạc miệng có những
nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ. Phép chữa là thanh nhiệt giải độc ở khí


phận, lương huyết ở danh phận. Dùng bài: kim ngân 12g, liên kiều 8g, sinh địa
12g, xích thược 8g, bồ công anh 16g, chi tử (sao) 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu
họng đau gia xạ can 4g, sơn đậu căn 8g. Nếu phiền táo gia hoàng liên 8g; táo bón
gia đại hoàng 4g; khát nước, miệng khô gia thiên hoa phấn, sa sâm, mạch môn mỗi
vị 8 - 12g.
Một số món ăn để tăng hiệu quả trị bệnh
Nước hoa kim ngân: hoa kim ngân 15g, cam thảo đất 10g, hai thứ rửa sạch cho vào
nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước đặc, chia 3 lần uống trong
ngày. Uống 2 ngày liền khi mới mắc bệnh.
Canh đậu xanh: đậu xanh 50g, dẻ xương sườn lợn 100g, kinh giới 5g, mắm muối
vừa đủ. Dẻ xương sườn lợn rửa sạch chặt miếng vừa ướp mắm muối 30 phút, cho
vào nồi thêm 400ml nước đun nhừ sườn. Đậu xanh vỡ đôi cả vỏ cho vào nồi sườn
ninh tiếp. Kinh giới rửa sạch thái nhỏ, khi canh chín cho vào đảo đều, canh sôi lại
là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn 2 ngày liền lúc thủy đậu bắt đầu mọc.
Cháo lá dâu: lá dâu non 20g, đậu xanh 20g, đậu đen 20g, gạo tẻ 50g, đường phèn
20g. Đậu xanh, đậu đen, gạo đều xay thành bột mịn, cho vào nồi thêm 300ml nước
quấy đều trên lửa nhỏ. Lá dâu non rửa sạch, thái nhỏ. Khi cháo chín cho lá dâu,
đường phèn vào đảo đều, cháo sôi lại là được, chia 2 lần ăn trong ngày. Trẻ ăn liền
3 ngày trong thời kỳ thủy đậu bay.
Trứng gà hấp: trứng gà 1 quả, cà rốt 20g, rau mùi 5g, bột gia vị. Cà rốt rửa sạch
xay nhỏ, rau mùi rửa sạch thái nhỏ cho vào bát, đập trứng vào, thêm bột gia vị cho
vừa, đánh đều, hấp cách thủy. Cho bệnh nhân ăn ngày 1 lần, ăn liền 2 - 3 ngày.

×