Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Muốn con bụ bẫm đừng quên những nguyên tắc vàng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.08 KB, 5 trang )

Muốn con bụ bẫm đừng quên
những nguyên tắc vàng



Nuôi con béo, con khỏe không khó như chị em nghĩ. Kể cả với trẻ
kém hấp thụ, ta luôn có cách cực hiệu quả.

Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé yêu qua từng giai đoạn
và cách chăm sóc từng bữa ăn cho trẻ là vấn đề cần được các mẹ đặc biệt
lưu tâm khi có con trong độ tuổi từ không đến hai năm tuổi. Để trẻ có
một sự phát triển toàn diện về mặt thể chất thông qua chế độ ăn uống,
các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý các nguyên tắc vàng sau đây:
Giai đoạn sơ sinh
1. Cho trẻ bú theo nhu cầu
Giai đoạn trẻ sơ sinh bú mẹ hoặc ăn sữa công thức, bạn nên tạm quên đi
các nguyên tắc về thời gian và cũng không cần thiết phải đặt ra thời gian
biểu cụ thể cho giờ ăn của trẻ. Có một điều mà các mẹ có thể chưa biết
đó là: Trẻ bú theo nhu cầu thường tăng cân một cách tự nhiên và tự xây
dựng một thói quen ăn uống ổn định mà không hề tạo áp lực cho cha mẹ.

2. Cha mẹ hoàn toàn không cần lo lắng khi:
Bắt đầu từ khi bé ba hoặc bốn ngày tuổi, bạn có thể nghe thấy tiếng bé
nuốt sữa; bé tiểu tiện và đại tiện đều đặn; đồng thời bạn theo dõi thấy trẻ
tăng cân một cách hợp lý.
3. Đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ đang trong thời kỳ cho con bú:
Chế độ ăn uống cùng với các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến
hàm lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ và lượng tiết sữa. Do đó, các mẹ
cần ăn uống đầy đủ vitamin và dưỡng chất cũng như có một chế độ làm
việc, nghỉ ngơi hợp lý để luôn có tâm lý thoải mái và đảm bảo lượng tiết
sữa bình thường, cũng như không làm giảm thiểu dinh dưỡng và thành


phần miễn dịch.
Giai đoạn trẻ dưới 1 năm tuổi:
1. Không nên cho trẻ uống nước trái cây (trừ khi trẻ bị táo bón).
Nước trái cây có chứa quá nhiều calo và lượng đường không cần thiết
đối với trẻ. Sữa mẹ, sữa công thức, và nước (ít nhất là đối với trẻ dưới
bốn tháng tuổi) là tất cả các chất lỏng cần em bé.
2. Thức ăn cần tránh đối với trẻ dưới một tuổi:
Mật ong (nguy cơ nhiễm trùng), trái cây họ cam quýt, dâu tây, lòng
trắng trứng, bơ, đậu phộng, cá, và động vật có vỏ (nguy cơ dị ứng), sữa
nguyên kem hay sữa ít béo đóng chai (do hàm lượng dinh dưỡng không
phù hợp với độ tuổi của trẻ).
3. Thời gian hợp lý để bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm là vào tháng thứ sáu.
Không nên cho trẻ ăn dặm sớm hơn thời điểm này do hệ tiêu hóa của trẻ
còn rất non yếu và chưa phát triển hoàn thiện. Nếu trẻ ăn dặm quá sớm,
không chỉ hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng không tốt mà còn khiến trẻ
dễ mắc chứng bệnh khó tiêu và sợ ăn. Cũng không nên bắt đầu thời điểm
ăn dặm quá muộn vì hàm lượng dinh dưỡng từ sữa không đủ để đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cho trẻ, trẻ dễ mắc các bệnh như còi
xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng hoặc sức đề kháng yếu.


Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm (ảnh minh họa)

Giai đoạn trẻ từ 1 – 2 tuổi
1. Tránh nghẹn thức ăn:
Thức ăn không phù hợp có thể trở thành nguy cơ gây hại cho trẻ, trong
đó phải kể đến tai nạn nghẹn thức ăn. Cùng điểm tên các thực phẩm có
nguy cơ gây hóc, nghẹn cho trẻ: xúc xích, một số loại quả tròn như nho,
nhãn,…, các loại hat như đậu phộng, bắp rang hay kẹo cao su, và kể cả
thịt và rau để miếng, không sắt nhỏ cho trẻ.

2. Trẻ khó tính trong vấn đề ăn uống là chuyện bình thường:
Hầu hết trẻ em trong độ tuổi này đều có thời kỳ biếng ăn, chán ăn. Do đó
cha mẹ không cần quá lo lắng nếu trẻ có một bữa trẻ bỏ ăn mà hãy nhìn
vào bức tranh tổng thể khi đánh giá chế độ ăn uống của trẻ: nếu đảm bảo
hai yếu tố: một là một chế độ ăn cân bằng và hợp lý theo chu kỳ tuần và
hai là việc trẻ tăng cân đều đặn, thì cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.
3. Luôn đảm bảo bốn yếu tố trong phục vụ bữa ăn cho trẻ:
Một: sự kiên trì – Nếu mẹ thực sự muốn con mình có thói quen ăn uống
tốt thì sự kiên trì là vô cùng quan trọng. Nó cần thiết trong các tình
huống như: tập cho trẻ quen với món ăn mới, tập cho trẻ tự ăn hay phục
vụ bữa ăn theo nhu cầu của trẻ.
Hai: thói quen ăn uống tốt của cha mẹ: nếu mẹ mong muốn con ăn nhiều
rau và hoa quả thì chính mẹ phải là người rất yêu thích và thường xuyên
ăn các loại thực phẩm này.
Ba: sự sáng tạo. Mỗi bữa ăn cũng là một sự khám phá đối với trẻ nhỏ và
trẻ em sẽ đặc biệt bị hấp dẫn với một hộp cơm mà mẹ nặn theo hình một
chú gấu đáng yêu với rau và củ nhiều màu sắc và được cắt tỉa ngộ
nghĩnh.
Yếu tố cuối cùng là không khí ấm cúng của một bữa ăn gia đình các
thành viên quây quần và cùng ăn những món ăn bổ dưỡng, lưu ý là
không có tivi và các món đồ chơi riêng.

×