Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

CHUYỆN CHỨC PHÁN sự đền tản VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.83 KB, 3 trang )

CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
(trích Truyền kỳ mạn lục)
Nguyễn Dữ
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả Nguyễn Dữ (Tự - Dư)
 Là một dật sĩ, sống vào thế kỉ XVI, xuất thân dòng dõi khoa bảng,
sớm nổi tiếng tinh thông kinh sách.
 Tác giả của Truyền kỳ mạn lục  Áng thiên cổ hùng văn của thời
trung đại.
2. Tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”
a. Nhan đề
- Truyền kì mạn lục là một thể văn tự sự ghi chép tự do, tùy hứng
những câu chuyện kì lạ theo ý đồ sáng tác của tác giả.
b. Thể loại
- Truyện truyền kỳ  Tiếp thu từ Trung Hoa, gồm có 20 truyện.
c. Nội dung
- Bức tranh hiện thực đa diện về cuộc sống đương thời.
- Tiếng nói của con người cá nhân đấu tranh cho tình yeu và khát vọng
hạnh phúc.
d. Nghệ thuật
- Sử dụng thành cơng các yếu tố kì ảo.
- Hình tượng nhân vật sinh động  Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân
vật.
e. Ý nghĩa – giá trị
- Mở đầu cho chủ nghĩa nhân văn thời trung đại Việt Nam, có giá trị
hiện thực và nhân đạo cao cả.
3. Tác phẩm Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên
a. Vị trí
- Truyện thứ 8 trong Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ
b. Bố cục
- Phần 1: “Ngô Tử Văn...không cần gì cả” - Giới thiệu Ngơ Tử Văn


(NTV) và hành động đốt đền tà.
- Phần 2: “Đốt đền xong...không bệnh mà mất” – Tử Văn đấu tranh và
chiến thắng tà gian, trở thành quan Phán sự đền Tản Viên.
- Phần 3: đoạn còn lại – Người quen gặp xe quan Phán sự; lời bình của
tác giả.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa thiện và ác
Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai nhân vật:


+ Ngơ Tử Văn  Cái thiện, cho cơng lí, chính nghĩa.
+ Bách hộ họ Thơi  Cái ác, cho bất cơng, phi nghĩa.
1. Hình tượng Ngơ Tử Văn
a. Lai lịch
- Tên là Soạn, người đất Lạng Giang  Tài năng, đức độ nổi tiếng khắp
vùng.
b. Tính cách
* Tử Văn, người khảng khái đốt đền tà
- Tính cách: khảng khái, cương trực.
- Thản nhiên dốt đền tà trừ hại cho dân: “tắm gọi...đốt đền”.
 Hành động cương trực chống lại cái ác.
* Tử Văn, người sáng suốt phân biệt thật - giả, thiện – ác
- Bị đe dọa, bắt dựng trả đền, Tử Văn nhận ra ngay kẻ ác, đang lộng
hành: “một ông...nhàn nhã”.
- Hiểu ra cớ sự, Tử Văn quyết đấu tranh để bảo vệ cơng lý, chính nghĩa
địi lại công bằng cho Thổ công và nhân dân.
 Tử Văn sáng suốt, công tâm, sẵn sàng đấu tranh cho chính nghĩa dù
phải xuống địa ngục.
* Tử Văn, người dũng cảm đấu tranh cho lẽ phải
- Xuống địa ngục, đối chất với kẻ dối trá ngay trước mặt Diêm Vương,

Tử Văn ln nói “lời rất...chút nào”.
- Bị nghi oan, khép tội: “kẻ hàn...đằng nào?”  Vẫn thản nhiên đối chất,
tranh luận.
 Sự dũng cảm và phẩm chất cao đẹp của một người quân tử sẵn sàng
đấu tranh cho lẽ phải, nêu cao chính nghĩa.
* Tử Văn, người xứng đáng được thưởng công và tôn vinh
 Tử Văn được cho sống lại, hưởng lộc chung với thổ thần.
 Tử Văn được thổ thần tiến cử làm phán sự ở đền Tản Viên.
 Tên tuổi được lưu truyền mn thuở.
*Tóm lại: Tử Văn – một người trí thức hiểu rõ lẽ phải, hành động
dũng cảm, biểu hiện tiết tháo cứng cỏi, khảng khái của một người
quân tử.
3. Nhân vật Bách hộ họ Thôi
a. Bách hộ họ Thôi, yêu quái phá phách dân làng
- Bộ tướng của Mộc Thạnh (đời nhà Minh, Trung Quốc), sau khi chết,
chiếm đền để gây họa cho nhân dân.
- Vì vậy, hắn là địa diện cho thế lực phi nghĩa với sức mạnh bạo ngược,
bất chấp lẽ phải.


b. Bách hộ họ Thôi, kẻ tàn bạo, giả dối núp dưới chiêu bài chính nghĩa
- Khi mới xuất hiện: tỏ ra trang nghiêm, mang đầy chính nghĩa
- Nhưng cách nói năng, quần áo lại giống người phương Bắc.
 Kẻ ác vừa ăn cướp vừa la làng.
c. Bách hộ họ Thôi, kẻ xảo quyệt, tráo trở
- Lời đối thoại thứ nhất đầy giảo quyệt vừa khéo léo kết tội Tử Văn là kẻ
ngông cuồng đã đốt đến vừa mang hàm ý cho rằng mình là người bị hại.
- Lời đối thoại thứ hai: Lí lẽ của họ Thơi bộc lộ rõ sự mập mờ, gian trá
khi mong quan tòa hủy án, miễn tra cứu chẳng cần đòi hỏi dây dưa.
 Diêm Vương nghi ngờ kẻ gian, cho sai nhân đến đền Tản Viên tìm

hiểu, xác minh sự thật.
d. Bách hộ họ Thôi, kẻ xứng đáng nhận sự trừng phạt của công lý
- Cuối cừng thật giả phân định, trắng đen rõ ràng, cơng lí lập tức được
thực hiện, Bách hộ họ Thơi bị trừng trị thích đáng.
- Cơng lí đã lên tiếng: có tác dụng khuyến thiện, trừng ác.
4. Ý nghĩa truyện
- Phản ánh trung thực và sinh động sự rối ren, khủng hoảng của một xã
hội phong kiến, cái ác trỗi dậy hoành hành, lấn át cái thiện.
- Đúc kết chân lí: Cái thiện dù nhất thời có thể bị cái ác lấn át, đẩy vào
thế yếu, nhưng rốt cuộc cũng sẽ chiến thắng cái ác bởi chân lí ngàn đời
nay là chính nghĩa bao giờ cũng thắng gian tà.
5. Vài nét về nghệ thuật
- Yếu tố kì ảo đóng vai trị hết sức quan trọng trong nghệ thuật tổ chức
cốt truyện.
- Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật khá đặc sắc, lột tả được bản
sắc của nhân vật.
6. Tổng kết
- Giá trị nội dung
 Phản ánh hiện thực xã hội xấu xa đương thời.
 Ngợi ca sức mạnh bất diệt của cái thiện
- Nhận xét chung
 Truyện đã tạo được ấn tượng và sức hấp dẫn mạnh đối với người đọc
nhờ các chi tiết kì ảo được tổ chức một cách sáng tạo trong cốt truyện
và hệ thống nhân vật.
 Xét ở phương diện nghệ thuật trần thuật, ơng là một nhà văn có
những đóng góp quan trọng cho sự trưởng thành của văn xuôi tự sự
chữ Hãn Việt Nam thời trung đại.




×