Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HÀN QUỐC VÀ THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.19 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI I
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HÀN
QUỐC VÀ THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HÀN QUỐC
GIAI ĐOẠN 2001 - 2012
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Hương
Sinh viên thực hiện:
Đậu Thị Thảo Tiên (nhóm trưởng)
Chu Hà Linh Hàn Huyền Hương
Phạm Hoàng Vân Trang Hà Tú Anh
LỚP: KINH TẾ QUỐC TẾ 52A
HÀ NỘI – NĂM 2013
MỤC LỤC
DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT…………………………………………………… 3
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… 4
Phần I: Tình hình phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Hàn Quốc giai đoạn
2001-2012
• Tổng quan về chính sách thương mại quốc tế của Hàn Quốc……………….5
• Chính sách thương mại quốc tế của Hàn Quốc………………………… 5
• Chính sách FTA của Hàn Quốc……………………………………… 11
• Lộ trình FTA và các bước đi của Hàn Quốc……………………………13
• Thách thức trong chính sách thương mại quốc tế của Hàn Quốc………14
• Tình hình phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Hàn Quốc………….15
• Kim ngạch xuất nhập khẩu …………………………………………….15
• Cơ cấu hàng hóa……………………………………………………… 16
• Cơ cấu thị trường……………………………………………………….20
Phần II: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2001-2012
• Khái quát chung quan hệ thương mại quốc tế Việt Nam – Hàn…………… 29
• Tổng quan về quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc………………………29


• Quan hệ thương mại Việt Nam –Hàn Quốc…………………………30
• Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc giai đoạn 2001 2012 32
• Hoạt động xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc…………………….33
• Hoạt động nhập khẩu Việt Nam từ Hàn Quốc………………………38
• Đánh giá………………………………………………………………………42
• Thành tựu……………………………………………………………42
• Hạn chế…………………………………………………………… 44
Phần III: Giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc
• Nhóm giải pháp chung…………………………………………………… 48
• Nhóm giải pháp trong lĩnh vực trao đổi hàng hóa…………………………53
KẾT LUẬN………………………………………………………………………53
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………54
Danh mục tên viết tắt
Viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng việt
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
FTA Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do
APEC Asia-Pacific Economic
Co-operation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á –
Thái Bình Dương
ASEAN Association of South East Asian
Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
GATT General Agreement On Tariffs and
Trade
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu
dịch
OECD Organization for Economic
Co-operation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

ASEM The Asia – Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu
RTAs Thỏa thuận thương mại khu vực
KITA Korea International Trade Association Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn
Quốc
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, xu hướng chung của toàn thế giới là mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế. Hầu hết tất cả các quốc gia đều nằm trong xu hướng này. Mỗi quốc gia đều có sự
điều chỉnh các chính sách thương mại quốc tế cho phù hợp với tình hình, mục tiêu phát
triển của mỗi nước và không nằm ngoài xu thế của toàn cầu. Hàn Quốc cũng không là
ngoại lệ. Kể từ những năm đầu của thập kỉ 21, chính sách thương mại của Hàn Quốc là
tiếp tục mở cửa thị trường, thúc đẩy cạnh tranh, tự do hóa thương mại thông qua việc xúc
tiến kí kết các hiệp định thương mại tự do FTA với các nền kinh tế đang phát triển và tiên
tiến trên thế giới, trong đó có ASEAN.
Kể từ sau khi đổi mới nền kinh tế đến nay, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến việc
mở rộng mối quan hệ nhiều mặt với các quốc gia, các khu vực trên thế giới khi xu thế hội
nhập và toàn cầu hóa đang trở thành xu thế tất yếu của thời đại. So với nhiều nước trong
khu vực và trên thế gới, quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc phát triển nhanh hơn và trên nhiều
lĩnh vực khác nhau do có được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ hai bên. Kể từ khi hai
nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992 đến nay, trải qua hai thập kỉ phát
triển, mối quan hệ thương mại giữa hai nước đã có những bước phát triển đáng tự hào.
Hàn Quốc hiện đứng thứ 4 trong số 10 quốc gia có quan hệ thương mại lớn nhất với Việt
Nam. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
Đó là việc mất cân đối quá lớn trong cán cân thương mại, Việt Nam luôn nhập siêu và
mức độ nhập siêu ngày càng tăng và thương mại giữa hai nước vẫn chưa tương xứng với
tiềm năng.
Xuất phát từ những đòi hỏi trên, nhóm bắt tay vào nghiên cứu đề tài " Tình hình phát
triển quan hệ thương mại quốc tế của Hàn Quốc và thực trạng quan hệ thương mại Việt
Nam-Hàn Quốc giai đoạn 2001-2012" với hy vọng làm rõ hơn sự phát triển quan hệ
thương mại của Hàn Quốc giai đoạn 2001-2012, đồng thời tìm hiểu thực trạng quan hệ
thương mại Việt Nam- Hàn Quốc trong cùng giai đoạn để từ đó góp phần đưa ra những

giải pháp để thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước.
Mục tiêu của đề tài là: Tìm hiểu về tình hình phát triển quan hệ thương mại quốc tế của
Hàn Quốc, thực trạng mối quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, những khó khăn
còn tồn tại, triển vọng phát triển mối quan hệ từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao mối
quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước lên một tầm quan mới. Ngoài phần mở đầu và
kết luận, đề tài được kết cấu thành ba phần chính:
Phần I: Tình hình phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Hàn Quốc giai đoạn
2001-2012.
Phần II: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2001-
2012.
Phần III: Giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc.
Nhóm xinh chân thành cảm ơn cô giáo-tiến sĩ Đỗ Thị Hương đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ nhóm hoàn thành bài nghiên cứu này. Đây mới là bước đầu nhóm làm quen với
công tác nghiên cứu, do đó không thể tránh khỏi những thiếu sót trong việc triển khai đề
tài. Nhóm mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của cô và các bạn sinh viên.
Nhóm xin chân thành cảm ơn!
Phần I - Tình hình phát triển quan hệ thương mại của Hàn Quốc giai đoạn 2001-
2012
• Tổng quan về chính sách thương mại của Hàn Quốc
Trước tiên, chúng ta cùng nhìn lại tổng quan chính sách thương mại của Hàn Quốc từ
khi cải cách nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ II. Trong những năm 1950, chính
sách kinh tế của Hàn Quốc là phát triển công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu. Chính
sách này giúp bảo hộ nền công nghiệp sản xuất thay thế hàng nhập khẩu trong nước
nhưng lại cản trở xuất khẩu.
Một sự thay đổi lớn về chính sách từ thay thế hàng nhập khẩu sang định hướng xuất
khẩu được chính phủ Hàn đưa ra vào đầu những năm 1960. Trong suốt những năm 1970,
Chính phủ đã đưa ra rất nhiều hỗ trợ cho ngành công nghiệp nặng và hóa chất. Trong
những năm 1980, Chính phủ khởi xướng chính sách tự do hóa toàn diện bao gồm kế
hoạch 5 năm về tự do hóa nhập khẩu được thực thi từ năm 1983-1988.
Trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, Hàn Quốc tiếp tục củng cố chính

sách mở cửa thị trường, bãi bỏ quy định và tự do thương mại. Trong những năm đầu của
thế kỉ XXI, tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy cạnh tranh, tự do hóa thương
mại thông qua việc xúc tiến các hiệp định thương mại tự do - FTA với nhiều nền kinh tế
đang phát triển và tiên tiến trên thế giới. Từ đó đến nay, Hàn Quốc nỗ lực để đạt được
FTA hơn bất cứ quốc gia nào khác.
• Chính sách thương mại quốc tế của Hàn Quốc
Chính sách thương mại quốc tế của Hàn Quốc dựa trên việc hiểu biết về 3 nhân tố
then chốt của kinh tế thế giới: “hợp tác quốc tế, toàn cầu hóa và sự chuyển đổi sang nền
kinh tế tri thức”.
Nhận thức được những thực tế trong nước và thế giới, Hàn Quốc đang nỗ lực để xây
dựng một nền kinh tế tiên tiến, tự do và cởi mở. Với quan điểm đó, 4 mục tiêu chính sách
tổng thể đã được đặt ra:
- Tham gia tích cực và nỗ lực toàn cầu để xây dựng một trật tự kinh tế thế giới tự do và
cởi mở hơn
- Củng cố hợp tác kinh tế - thương mại khu vực và song phương nhằm đáp ứng những đòi
hỏi mới của thời đại toàn cầu hóa
- Giúp đỡ xây dựng môi trường thị trường trong nước tự do và cởi mở hơn
- Khuyến khích nền tảng trong nước cho việc thực hiện các chính sách kinh tế và thương
mại quốc tế hiệu quả hơn.
• Tham gia tích cực và nỗ lực toàn cầu để xây dựng một trật tự kinh tế thế giới
tự do và cởi mở hơn
• Củng cố sự tham gia hợp tác đa phương
Sự mở cửa cho thương mại đa phương là sự đảm bảo tốt nhất cho sự thịnh vượng lâu
dài của thế giới. Chỉ bằng những luật lệ và nguyên tắc được sự đồng thuận của các bên
liên quan mới giúp thế giới kiểm soát chủ nghĩa bảo hộ và có những bước đi xa hơn trong
việc tự do hóa thương mại. Thực tế, Hàn Quốc là một trong những quốc gia được hưởng
lợi từ trật tự thương mại đa phương, có niềm tin vững chắc đối với tầm quan trọng của
chủ nghĩa đa biên trong nền kinh tế toàn cầu. Vì lý do đó, Hàn Quốc đã chủ động tham
gia trong nỗ lực khởi động những đàm phán mới của WTO. Chính phủ Hàn đã làm hết
sức có thể để bảo đảm rằng một vòng đàm phán được khởi động tại hội nghị bộ trưởng

Doha và tháng 11 năm 2001. Những nỗ lực dựa trên những tin tưởng sau:
• Thứ nhất, vòng đám phán mới của WTO sẽ giúp cho thế giới duy trì được động
lực cho tự do hóa tiếp tục. Cộng đồng quốc tế cần nỗ lực để có những bước tiến
xa hơn tron việc mở cửa thị trường đa biên có sắp đặt bởi nó là phương tiện sẵn
có tốt nhất để giảm thiểu kháng ngành để tự do hóa.
• Thứ hai, một vòng đàm phán mới giúp củng cố và tinh chế những quy tắc của
WTO trong việc kiểm soát chủ nghĩa bảo hộ. Với sự gia tăng gần đây của các
hàng động chống bán phá giá và tự vệ cho thấy những quy tắc đang ngày càng mờ
hồ.
• Thứ ba, vòng đám phán mới sẽ khiến WTO có liên quan và hiệu quả hơn trong
việc đối phó với những thách thức khác nhau phát sinh từ xu hướng toàn cầu hó,
bao gồm cả những mối đe dọa tiềm năng của chủ nghĩa khu vực độc quyền.
• Tham gia tích cực trong hợp tác toàn cầu để giải quyết những vấn đề mới
Trong cơ chế hợp tác đa phương như WTO và OECD, Hàn Quốc hy vọng sẽ là
một cầu nối giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Vì vậy, chính phủ đã
tăng cường việc chủ động tham gia trong các cuộc hội thảo về các vấn đề mới như môi
trường đầu tư, chính sách cạnh tranh, tiêu chuẩn lao động và thương mại điện tử. Chính
phủ cũng sẽ tiếp tục tìm kiếm sự hài hòa hơn nữa các quy tắc và quy định trong nước
thông qua các diễn đàn như vậy.
Ví dụ: trong khuôn khổ OECD, luật chống tham nhũng đã được kí kết và đang
trong quá trình thực thi. Hàn Quốc tham gia hướng dẫn quản trị doanh nghiệp, làm việc
với các thành viên khác về việc thành lập một định hướng cho cải cách. Chính phủ đã và
sẽ tiếp tục tích cực tham gia vào các cuộc thảo luận của OECD về nền kinh tế mới, phát
triển bền vững, nền kinh tế tri thức, thương mại điện tử, cạnh tranh về thuế có hại và
những vấn đề khác.
Trong các diễn đàn đa phương khác, Hàn Quốc đã tăng cường và sẽ tiếp tục đẩy
mạnh sự tham gia của mình trong các cuộc hội thảo về các vấn đề trên và những vấn đề
khác như lao động, môi trường, đầu tư, cạnh tranh; mà đó là những vấn đề quan trọng
trong việc đảm bảo khả năng cạnh tranh và sự thịnh vượng của nền kinh tế Hàn Quốc
trong tương lai.

• Củng cố hợp tác kinh tế - thương mại khu vực và song phương nhằm đáp
ứng những đòi hỏi mới của thời đại toàn cầu hóa
• Đẩy mạnh hợp tác khu vực.
Các cơ chế đa phương như WTO cung cấp các phương tiện tốt nhất để đạt được
sự cởi mở trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, các diễn đàn hợp tác khu vực như APEC
cũng có thể hỗ trợ trong việc đạt được các mục tiêu này. Dựa trên niềm tin như vậy, Hàn
Quốc đang tích cực tham gia trong cơ chế hợp tác khu vực, chẳng hạn như APEC,
ASEM, ASEAN +3. Hàn Quốc tin rằng việc thúc đẩy sự cởi mở trong khu vực có thể tạo
đà cho những nỗ lực quốc tế trong việc tăng cường do hóa thương mại. Trong APEC,
Hàn Quốc đã tích cực tham gia trong việc thiết kế và cải thiện kế hoạch hành động đơn
phương và tập thể của APEC để đạt được thương mại cởi mở trong khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương. Ngoài ra, Hàn Quốc đã tổ chức Hội trợ đầu tư APEC và tiếp tục hợp tác
cùng thành viên khác để thúc đẩy đầu tư trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trong
tương lai, nó sẽ tập trung nỗ lực vào việc sử dụng APEC để thúc đẩy hơn nữa hợp tác khu
vực.
• Tăng cường quan hệ song phương cùng có lợi.
Tạo lập và duy trì mối quan hệ kinh tế hợp tác, đôi bên cùng có lợi là một trong
những ưu tiên hàng đầu trong chính sách thương mại quốc tế của Hàn Quốc. Vì lẽ đó,
chính phủ đã nỗ lực giải quyết các vấn đề thương mại song phương mà các đối tác đưa ra.
Nỗ lực của Hàn Quốc trong việc xây dựng mối quan hệ song phương vững mạnh không
chỉ dừng lại ở việc nâng cao mối quan hệ với các đối tác thương mại lớn. Hàn Quốc dành
sự quan tâm sâu sắc tới việc mở rộng và phát triển các cơ hội với các nền kinh tế mới nổi
trên thế giới. Phái đoàn thương mại được cử đến các thị trường này và các sự kiện khác
nhau để thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại đang được thành lập. Trong khi đó, thông
qua các đại sứ quán của Hàn Quốc và cơ quan đại diện ở nước ngoài, Chính phủ cũng có
những thông báo tới các doanh nghiệp Hàn Quốc về điều kiện thị trường và cơ hội ở
nước ngoài.
• Hợp tác với những quốc gia đang phát triển.
Chính quyền hiện tại đã tăng cường sự hợp tác của Hàn Quốc với các nền kinh tế
đang phát triển, tiếp tục nhấn mạnh cam kết về các giá trị toàn cầu, chẳng hạn như phát

huy dân chủ và nền kinh tế thị trường. Giúp đỡ các nền kinh tế đang phát triển để nâng
cao hơn các giá trị là một chương trình nghị sự quan trọng.
• Hợp tác để giải quyết các thách thức của toàn cầu hoá.
Toàn cầu hóa, ngoài những lợi ích tuyệt vời, thì nó còn mang đến một số có một
số mặt trái không mong muốn. Nghiêm trọng nhất là những người không có kỹ năng
thích hợp trong một nền kinh tế dựa trên thông tin tri thức thì sẽ bị tụt hậu. Điều này đúng
cho cả cá nhân và các quốc gia. Ngày nay, khoảng cách giữa người đi về phía trước và
những người rơi phía sau có thể phát triển nhanh như tốc độ thay đổi công nghệ, một hiện
tượng được gọi là khoảng cách kỹ thuật số hoặc phân chia kỹ thuật số. Các lợi ích tuyệt
vời của toàn cầu hóa có thể không được đảm bảo trong thời gian dài, trừ khi cộng đồng
thế giới cùng chia sẻ và hưởng thụ với nhau.
Một thách thức nữa của sự toàn cầu hóa là sự tăng lên nhanh chóng của các rủi ro
tài chính. Hoảng loạn cùng với tâm lý bầy đàn có thể quét sạch hàng tỉ, thậm chí hàng
nghìn tỉ từ thị trường chứng khoán toàn cầu trong một thời gian ngắn mà chẳng có một lý
do xác đáng. Trong chiến lược để giảm thiểu các tác động tiêu cực từ sự biến động bất
hợp lý của thị trường tài chính, Hàn Quốc đã chủ động tham gia xây dựng mối quan hệ
về tài chính với các nước thành viên của ASEAN+3 và APEC.
• Xây dựng môi trường thị trường trong nước tự do và cởi mở hơn
Thúc đẩy hơn nữa tự do hóa thương mại và đầu tư, thúc đẩy bãi bỏ quy định và
thực hiện cạnh tranh công bằng.
Là một chuyên viên của GATT và WTO, Hàn Quốc đã thực hiện hành động cắt
giảm thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan trong vài thập kỉ trở lại đây. Trong
khi đáp ứng các trách nhiệm quốc tế và có tiến bộ lớn, như trong bất kỳ nền kinh tế khác
trên thế giới, quá trình tự do hóa của Hàn Quốc không bao giờ kết thúc. Hàn Quốc quyết
tâm tiếp tục loại bỏ các rào cản hiện có và mới xuất hiện để hàng hóa và nguồn nhân lực
tự do di chuyển qua biên giới.
Hàn Quốc tiếp tục thảo luận với các đối tác về việc kí kết các hiệp định thương
mại tự do FTA và các hiệp ước đầu tư song phương BIT bởi Hàn Quốc nhận thức được rõ
lợi ích mà chúng mang lại cho kinh tế nước mình. Các nhà hoạch định chính sách thương
mại Hàn Quốc hiểu rằng tiếp tục tự do hóa là cách tốt nhất để tăng cường tính minh bạch,

trách nhiệm, tính linh hoạt và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Hàn Quốc.
• Khuyến khích nền tảng trong nước cho việc thực hiện các chính sách kinh tế
và thương mại quốc tế hiệu quả hơn.
Khi đề cập đến các vấn đề kinh tế và thương mại quốc tế, Chính phủ Hàn Quốc
hiểu rằng không một quốc gia nào trong một thị trường toàn cầu đang ngày càng trở nên
phức tạp này có thể có thông tin đầy đủ về một vấn đề cụ thể nào đó, và không một quốc
gia nào có thể đơn phương tìm ra những giải pháp tốt nhất. Vì những lí do đó, chính phủ
Hàn Quốc đang cố gắng thực hiện hợp tác và chia sẻ thông tin tốt hơn giữa các cơ quan
chính phủ, các công chức và chuyên gia.
Hàn Quốc đang thiết kế một cơ chế tham vấn mới cho các cuộc đối thoại và lấy ý
kiến rộng hơn, hiệu quả hơn trong nội bộ chính phủ và giữa chính phủ với khu vực tư
nhân. Việc lấy ý kiến từ khu vực tư nhân là rất cần thiết cho chính phủ Hàn Quốc vì hai lí
do:
• Thứ nhất, chính sách thương mại của Hàn là công cụ phục vụ cho doanh nghiệp
và người dân Hàn Quốc.
• Thứ hai, với nhiều vấn đề trong một thị trường thế giới ngày càng phức tạp, thì
chính phủ có thể có ít kinh nghiệm, chuyên môn và thông tin hơn là khu vực tư
nhân.
• Chính sách FTA của Hàn Quốc
Các cuộc thảo luận về chính sách FTA của Hàn Quốc thực sự bắt đầu vào cuối những
năm 1980 và trở nên căng thẳng vào cuối những năm 1990. Trong giai đoạn này, các
động thái hội nhập kinh tế ở Bắc Mỹ trở thành bằng chứng cho sự đảo chiều đột ngột
trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ hướng tới chủ nghĩa khu vực, Hàn Quốc cân
nhắc khả năng của một hiệp định thương mại tự do Mỹ-Hàn, nhưng không có bất kì cam
kết nào của chính phủ.
Tuy nhiên, vào tháng 11 năm 1998, chính phủ Hàn Quốc chính thức tuyên bố sẽ tìm
kiếm FTA đầu tiên với Chile và các cuộc đàm phán FTA song phương được bắt đầu từ
tháng 12 năm 1990. Cùng với đó, Hàn Quốc cũng nghiên cứu khả năng đàm phán FTA
với các đối tác thương mại như Nhật Bản, New Zealand và Thái Lan.
Một câu hỏi đặt ra: Tại sao lại là FTA?

• Thứ nhất: Sự gia tăng về tầm quan trọng của các hiệp định thương mại khu vực
(RTAs) trong thương mại thế giới.
Trong khi nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên hội nhập hơn, xuất hiện xu hướng
tăng cường hơn nữa chủ nghĩa khu vực dựa trên sự mở rộng và làm sâu sắc các hiệp định
thương mại khu vực, số lượng RTA tăng lên nhanh chóng vào những năm 90. Và phần
thương mại được thực hiện trong khuôn khổ các hiệp định đó so với thế giới cũng tăng
lên đều đặn.
• Thứ hai: Sự thay đổi nhận thức quốc tế về chủ nghĩa khu vực.
Trong quá khứ, chủ nghĩa khu vực dưới dạng FTA hoặc liên minh thuế quan, được
xem như là chướng ngại vật cho chủ nghĩa đa biên. Tuy nhiên, thông qua các báo cáo
chính thức của WTO và OECD, có thể nhận thấy rằng sự tồn tại của các FTA là thực tế
của nền kinh tế thế giới và chủ nghĩa khu vực được chấp nhận như một khối hợp nhất với
chủ nghĩa đa biên. Thêm vào đó, với sự ra đời của hiệp định thương mại tự do Mỹ-
Canada năm 1989, Mỹ đã từ bỏ xu hướng chống chủ nghĩa khu vực truyền thống. Kết
quả là, chủ nghĩa khu vực không còn là sự đối lập hay lực lượng phá hoại đối với chủ
nghĩa đa biên mà là một nhân tố thúc đẩy tiến trình tự do thương mại quốc tế.
• Thứ ba: Đảm bảo thị trường xuất khẩu.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, Hàn Quốc phụ thuộc rất lớn vào thị
trường nước ngoài thông qua những chiến lược xuất khẩu linh hoạt để đạt được sự tăng
trưởng kinh tế đáng kinh ngạc. Hơn nữa, với việc gia tăng của hội nhập kinh tế thế giới
và và sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc lẫn nhau, thương mại và đầu tư ngày càng trở
thành yếu tố sống còn cho sự phát triển của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu của Hàn Quốc đang thay đổi bởi sự có mặt ngày càng
nhiều của các quốc gia phát triển và đang phát triển. Việc cạnh tranh với những quốc gia
phát triển vẫn rất khó khăn bởi họ vẫn giữ vị trí thống trị trên thị trường thế giới bởi trình
độ công nghệ cao. Mặt khác, các quốc gia đang phát triển đang giành lấy thị phần của
Hàn Quốc tại các thị trường truyền thống với mức giá cạnh tranh hơn do lợi thế về giá
nhân công rẻ.
Hơn nữa, với sự tăng lên của RTA, các đối tác thương mại của Hàn Quốc chuyển
hướng sang tăng thương mại với các nước thành viên trong khối để tận dụng triệt để lợi

ích từ tự do thương mại. Với việc tham gia và các khối khu vực và hợp tác với các thành
viên khác, Hàn Quốc sẽ duy trì được thị trường xuất khẩu ổn định và bảo vệ chính mình
trước ảnh hưởng phân biệt của các khối khu vực khác.
• Thứ tư: Sự cần thiết phải thúc đẩy việc tái cấu trúc và mở cửa nền kinh tế Hàn
Quốc.
Hàn Quốc nhận thấy rằng, việc tái cấu trúc và tiếp tục mở cửa nền kinh tế là chía
khóa quan trọng cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Với việc thành lập FTA toàn
diện với Mỹ và Nhật Bản, Hàn Quốc không chỉ tự do hóa thương mại và dịch vụ và còn
có thể cải thiện biện pháp và luật lệ để tăng tính minh bạch và hiệu quả của nền kinh tế.
• Lộ trình FTA và các bước đi của Hàn Quốc
Bảng: Tiến trình FTA của Hàn Quốc
Tình hình Đối tác FTA Thời gian có hiệu lực
FTA có hiệu lực ( 8 FTA với 45
quốc gia)
Chile 4-2004
Singapore 3-2006
EFTA ( Hiệp hội mậu dịch tự do
Châu Âu)
9- 2006
ASEAN
6- 2006 ( hàng hóa)
5- 2009 ( dịch vụ)
9 -2009 ( đầu tư)
Ấn Độ 1- 2010
EU 7 -2011
Peru 8- 2011
Hoa Kỳ 3 -2012
FTA được kí gần đây
Thổ Nhĩ Kỳ
Colombia

3 - 2012
6-2012
FTA đang được đàm phán Canada, Mexico, GCC( Hội đồng hợp tác vùng vịnh), Australia,
New Zealand, Trung Quốc, Việt Nam.
FTA đang được xem xét Nhật Bản, Hàn Quốc - Trung Quốc - Nhật Bản, Khối thị trường
chung Nam Mỹ, Isarel, Trung Mỹ, Indonesia, Malaysia.
( Nguồn: Bộ ngoại giao và thương mại Hàn Quốc (4-2012) )
Hàn Quốc hoàn thành đàm phán FTA với Chile vào tháng 10 năm 2002. Theo sau
những nỗ lực đó, vào tháng 9 năm 2003, Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố “ Lộ trình FTA”
như một chương trình quốc gia về phát triển kinh tế. Lộ trình FTA đánh dấu một bước
chuyển lớn trong chính sách của Hàn Quốc.
Lộ trình phản ánh hai nguyên tắc chính sách quan trọng:
- Một là nếu như Hàn Quốc có thể hoàn thành càng nhiều FTA trong thời gian ngắn càng
tốt, thì Hàn Quốc sẽ phục hồi được khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và giảm
được chi phí cơ hội cho các doanh nghiệp Hàn Quốc.
- Thứ hai, lộ trình theo đuổi các đàm phán FTA theo nhiều hướng và cùng một lúc với các
nền kinh tế lớn. Lý do chính là tối đa hóa tổng lợi ích kinh tế trong khi tối giản hóa chi
phí từ việc đàm phán FTA.
• Thách thức trong chính sách thương mại quốc tế của Hàn Quốc
Năm 1966, tổng thương mại của Hàn Quốc chỉ đạt 1 triệu đô la, và trong vòng
nửa thế kỉ, con số này đã chạm mốc 1000 tỷ đô la năm 2011, đưa Hàn Quốc trở thành
một trong những con rồng Châu Á và minh chứng rằng, nền kinh tế Hàn có thể tăng
trưởng thông qua thương mại. Mặc dù có sự thành công đáng kinh ngạc đó, nhưng chính
sách thương mại của Hàn Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội trong
tương lai, làm thế nào để duy trì được mức tăng trưởng kinh tế và vị thế cao trong thương
mại toàn cầu.
• Thứ nhất, Hàn Quốc cần phải đa dạng hóa đối tác thương mại và mặt hàng xuất
khẩu để giảm thiểu rủi ro do những cú sốc từ bên ngoài. Nếu như khủng hoảng
không có dấu hiệu lắng xuống, nó sẽ tác động đến kinh tế Hàn thông qua các kênh
thương mại và tài chính.

• Thứ hai, nền kinh tế Hàn cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của lĩnh vực dịch
vụ và tăng thị phần xuất khẩu dịch vụ so với thế giới.
• Thứ ba, Hàn Quốc cần thực thi các biện pháp chính sách để nâng cao tính hiệu
quả của các FTA.
• Cuối cùng, Hàn Quốc cần phải tập hợp được sự ủng hộ trong nước cho chính sách
FTA, nâng cao sự giao tiếp với các tổ chức và lĩnh vực trong nền kinh tế, kể cả
với những người phản đối chính sách FTA.
• Tình hình phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Hàn Quốc
Trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ 20, Hàn Quốc tiếp tục củng cố chính
sách mở cửa thị trường, bãi bỏ quy định và tự do thương mại. Trong những năm đầu của
thế kỉ 21, tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy cạnh tranh, tự do hóa thương
mại thông qua việc xúc tiến các hiệp định thương mại tự do FTA với nhiều nền kinh tế
đang phát triển và tiên tiến trên thế giới. Từ đó đến nay, Hàn Quốc nỗ lực để đạt được
FTA hơn bất cứ quốc gia nào khác.
• Kim ngạch xuất nhập khẩu
Biểu 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Hàn Quốc giai đoạn 2001-
2012 (triệu USD) Nguồn: Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)
Trong giai đoạn 2001-2012, kim ngạch xuất nhập khẩu của Hàn Quốc tăng trưởng
rõ nét so với giai đoạn trước 2001. Trước năm 2000, kim ngạch xuất - nhập khẩu chỉ ở
mức dưới 150 tỷ USD thì đến năm 2000, kim ngạch xuất khẩu là 172,268 tỷ USD, kim
ngạch nhập khẩu đạt 160,481 tỷ USD. Tổng kim ngạch thương mại giai đoạn 1990- 2000
đạt 2.317,136 tỷ USD.
Nhìn chung, từ năm 2001 tới nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của Hàn Quốc tăng
liên tục. Con số năm 2001 là 291,537 tỷ USD, và tăng nhanh liên tục, và đạt ngưỡng
857,282 tỷ USD vào năm 2008. Đột ngột giảm xuống 686,619 tỷ USD vào năm 2009 do
tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và bật tăng trở lại vào năm 2010, đạt kỷ lục
vào năm 2011 mức hơn 1000 tỷ USD là 1.079,627 tỷ USD , và có chiều hướng giảm nhẹ
vào năm 2012.
Tổng kim ngạch thương mại giai đoạn này là 7.139,121 tỷ USD, gấp 3,08 lần giai
đoạn 1990-2000. Điều này phản ánh sự thành công của chính sách mở cửa thị trường, tự

do hóa thương mại của Hàn Quốc được áp dụng kể từ năm 2000.
• Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
Trong hai mươi năm qua, thương mại quốc tế của Hàn Quốc đã thay đổi đáng kể
trong một số khía cạnh. Giá trị tổng thương mại của Hàn Quốc đã tăng gần 6,5 lần, tăng
từ khoảng 134,9 tỷ USD năm 1990 lên 857,282 tỷ USD trong năm 2008. Con số này sụt
giảm đáng kể trong năm 2009 do suy thoái kinh tế toàn cầu, và bật tăng trở lại vào năm
2010, đạt kỷ lục vào năm 2011 và giảm nhẹ vào năm 2012. Tuy nhiên, Hàn Quốc được
xếp hạng là thương mại lớn thứ 11 quốc gia trên thế giới và chiếm khoảng 2,6% tổng
thương mại thế giới trong năm 2008. Thành phần kinh doanh hàng hóa của Hàn Quốc
cũng làm thay đổi và phản ánh sự phát triển của đất nước qua các giai đoạn khác nhau
của phát triển kinh tế.
Hình 2.1: Đóng góp của các sản phẩm công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của Hàn Quốc
Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)
Hình 2.2: Đóng góp của các mặt hàng tiêu dùng trong tổng kim ngạch nhập khẩu
của Hàn Quốc (1991-2008)
Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)
Về mặt hàng xuất khẩu, trong hình 2.1, Hàn Quốc từng tập trung ở các mặt hàng
công nghiệp nhẹ, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 38% vào cuối năm 1990. Tuy nhiên,
trong năm 2008, 90% kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đến từ hàng công nghiệp nặng
và hóa chất. Kim ngạch xuất khẩu từ ngành công nghiệp CNTT của Hàn Quốc cũng tăng
lên nhanh chóng, và các sản phẩm từ ô tô, đóng tàu, chất bán dẫn, thiết bị nhà, và các
ngành công nghiệp điện thoại di động chiếm gần 60 đến 70% kim ngạch xuất khẩu.
Cho các thành phần nhập khẩu của Hàn Quốc, không có nhiều thay đổi đáng chú
ý. Dầu khí chiếm 19,8% nhập khẩu trong năm 2008, trong khi nhập khẩu của các bộ phận
và các thành phần dành cho việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu chiếm 41%. Trong khi đó,
hàng tiêu dùng chiếm ít hơn 10% hàng nhập khẩu.
Bảng 2.1. Top 10 các mặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc (tỷ USD; %)
Top 10 các mặt hàng xuất khẩu (2001) Top 10 các mặt hàng xuất khẩu (2011)
Bán dẫn 26 15.1 Tàu biển, bộ phận của tàu

biển,vv
56.6 10.2
Máy tính 14.7 8.5 Sản phẩm dầu mỏ 51.6 9.3
Xe hơi 13.2 7.7 Bán dẫn 50.1 9.0
Sản phẩm dầu mỏ 9.1 5.3 Xe hơi 45.3 8.2
Tàu thủy 8.4 4.9 Cảm ứng và màn hình phẳng 31.0 5.6
Thiết bị không dây 7.9 4.6 Thiết bị không dây 27.3 4.9
Se-rin tổng hợp 5.0 2.9 Bộ phận của ô tô 23.1 4.2
Sản phẩm thép tấm
cán
4.8 2.8 Sản phẩm thép tấm cán 21.0 3.8
Hàng may mặc 4.6 2.7 Sê-rin tổng hợp 19.6 3.5
Thiết bị vô tuyến 3.7 2.1 Máy tính 9.2 1.6
Tổng top 10
Tổng Xuất khẩu
97.4
172.3
56.5
100
Tổng top 20
Tổng xuất khẩu
334.8
555.2
60.3
100
Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)
Trong Bảng 2.1 và 2.2 thể hiện top 10 sản phẩm xuát khẩu và nhập khẩu nhiều nhất của
Hàn Quốc.
Về xuất khẩu, có thể thấy, trong năm 2001, các mặt hàng như bán dẫn, máy tính, điện
thoại di động chiếm khoảng 31,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, đến năm 2011,

mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất lại là tầu biển và các sản phẩm từ dầu mỏ chiếm khoảng
29,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc.
Bảng 2.2. Top 10 các mặt hàng nhập khẩu của Hàn Quốc (tỷ USD; %)
Top 10 các mặt hàng nhập khẩu(2001) Top 10 các mặt hàng nhập khẩu(2011)
Dầu thô 25,2 15,7 Dầu thô 100,9 19.2
Bán dẫn 19,9 12,4 Bán dẫn 32,5 6.2
Máy tính 7,9 4,9 Khí tự nhiên 23,9 4.5
Sản phẩm dầu mỏ 4,9 3,1 Sản phẩm từ dầu mỏ 22,9 4.4
Khí tự nhiên 3,9 2,4 Than 18,5 3.5
Thiết bị bán dẫn 3,7 2,3 Sản phẩm thép tấm cán 12,9 2.5
Vàng, bạc hoặc bạch
kim
2,7 1,7 Quặng sắt 11,4 2.2
Thiết bị không dây 2,6 1,6 Máy tính 10,7 2.0
Sản phẩm thép tấm
cán
2,5 1,5 Thiết bị bán dẫn 9,7 1.9
Nguyên liệu hóa chất
tinh luyện
2,3 1,4 Nguyên liệu hóa chất
tinh luyện
8,9 1.7
Tổng top 10
Tổng nhập khẩu
75,6
160,5
47,1
100
Tổng top 10
Tổng nhập khẩu

252,3
524,4
48.1
100
Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)
• Về nhập khẩu, từ năm 2001 đến năm 2011, các nhóm hàng nhập khẩu của Hàn
Quốc không có sự thay đổi lớn. Các mặt hàng như dầu thô, chất bán dẫn, khí đốt
luôn có tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Hàn Quốc, chiếm khoảng
trên 30% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc.
• Cơ cấu thị trường đối tác xuất nhập khẩu của Hàn Quốc
• Tổng quan thị trường xuất nhập khẩu của Hàn Quốc
Biểu 3.1. Số lượng đối tác thương mại của Hàn Quốc (2000-2011)
Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)
Bảng 3.1: Top 10 đối tác thương mại của Hàn Quốc năm 2001
Xuất khẩu Nhập khẩu
STT Tên nước
Kim
ngạch
(Triệu
USD)
Tỷ lệ
(%)
STT Tên nước
Kim ngạch
(Triệu USD )
Tỷ lệ
(%)
1 Hoa Kỳ 37.610 21.8 1 Nhật Bản 31.828 19.8
2 Nhật Bản 20.644 11.9 2 Hoa Kỳ 29.242 18.2
3 Trung Quốc 18.454 10.7 3 Trung Quốc 12.799 8.0

4 Hồng Kông 10.708 6.2 4 A-rập Sau-đi 9.641 6.03.7
5 Đài Loan 8.026 4.7 5 Ô-xtrây-li-a 5.959 3.3
6 Xing-ga-po 5.648 3.3 6 In-đô-nê-xi-a 5.287 2.9
7
Vương quốc
Anh
5.379 3.1 7 Ma-lay-xi-a 4.878 2.9
8 Đức 5.153 3.0 8
Các Tiểu
Vương Quốc
Ả Rập Thống
Nhất
4.703 2.9
9 Ma-lay-xi-a 3.514 2.0 9 Đài Loan 4.701 2.9
10 In-đô-nê-xi-a 3.504 2.0 10 Đức 4.625 2.9
Bảng 3.2: Top 10 đối tác thương mại của Hàn Quốc năm 2011
Xuất khẩu Nhập khẩu
STT Tên nước
Kim
ngạch
(Triệu
USD)
Tỷ lệ
(%)
ST
T
Tên nước
Kim ngạch
(Triệu USD )
Tỷ lệ

(%)
1 Trung Quốc 134.185 24,2 1 Trung Quốc 86.432 16,5
2 Hoa Kỳ 56.208 10,1 2 Nhật Bản 68.320 13,0
3 Nhật Bản 39.680 7,1 3 Hoa Kỳ 44.569 8,5
4 Hồng Kông 30.968 5,6 4 A rập Sau-đi 36.973 7,1
5 Xing-ga-po 20.839 3,8 5 Qatar 56.316 5,0
6 Đài Loan 18.206 3,3 6 Ô-xtrây-lia 20.749 4,0
7 In-đô-nê-xi-a 13.564 2,4 7 In-đô-nê-xi-a 17.216 3,3
8 Việt Nam 13.465 2,4 8 Đức 16.963 3,2
9 Ấn Độ 12.654 2,3 9 Kuwait 16.960 3,2
10 Bra-xin 11.821 2,1 10
Các Tiểu
Vương Quốc Ả
Rập Thống
Nhất
14.759 2,8
Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)
Thành phần và tầm quan trọng tương đối của các đối tác thương mại lớn của Hàn
Quốc cũng đã thay đổi theo thời gian. Ban đầu trong khi Hàn Quốc tập trung vào Hoa
Kỳ, Nhật Bản và châu Âu là những điểm đến quan trọng cho xuất khẩu mở rộng, kim
ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc bắt đầu ngày càng tăng trong những năm 1990, Trung
Quốc cuối cùng đã vượt qua Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc trong
năm 2003. Với việc mở rộng Liên minh châu Âu (EU) trong những năm gần đây, các đối
tác thương mại lớn của Hàn Quốc được xếp hạng theo thứ tự sau: Trung Quốc, Mỹ, và
Nhật Bản. Ngoài ra, thương mại với các nền kinh tế mới nổi cũng đã tăng lên đáng kể.
Từ năm 2000, Hàn Quốc có quan hệ thương mại với hơn 220 quốc gia.
Từ năm 2000 trở lại đây, Hàn Quốc đã kí kết các Hiệp định tự do thương mại với
Chi-lê, Xing-ga-po, Ấn Độ. Quan hệ thương mại của Hàn Quốc với các quốc gia này
luôn tốt đẹp. Năm 2000, Chi-lê là đối tác đứng thứ 34 về xuất khẩu, 30 về nhập khẩu của
Hàn Quốc, Ấn Độ đứng thứ 25 cả về xuất khẩu và nhập khẩu; thì đến năm 2011, quan hệ

thương mại của hàn và Chi-lê chưa mấy cải thiện, tuy nhiên, Ấn Độ vươn lên trở thành
đối tác đứng thứ 9 về xuất khẩu và đứng thứ 17 của Hàn Quốc.
• Các đối tác lớn trong thương mại quốc tế của Hàn Quốc
• Quan hệ thương mại với Hoa Kỳ
Biểu 3.2. Thương mại Hoa Kỳ-Hàn Quốc (1996-2011)
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)
Biểu 3.3. Các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2011
Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)
Biểu 3.4. Các mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2011
Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)
Kim ngạch thương mại của Hoa Kỳ và Hàn Quốc trong giai đoạn 1996-2011 đã
có những bước phát triển. Từ năm 1996 đến 1998, Hàn Quốc ở trong trạng thái thâm hụt
trong thương mại với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, kể từ năm 1999, Hàn Quốc luôn đạt thặng dư
thương mại khi tham gia ngoại thương với Mỹ, và con số này không ngừng tăng lên.
Năm 2011, tổng kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc với Mỹ đạt 100,8 tỷ USD, trong
đó, Hàn Quốc ghi nhận thặng dư 11,6 tỷ USD.
Năm 2011, các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Hàn Quốc sang thị trường Mỹ là vận tải,
đồ điện công nghiệp, linh kiện điện tử, sắt thép, máy móc chiếm khoảng 60% đến 70%
tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Hoa Kỳ.
Các mặt hàng mà Hàn Quốc nhập khẩu chủ yếu là hàng nông sản, linh kiện điện
tử, vận tải, sản phẩm công nghệ hóa học, máy móc chính xác, chiếm khoảng 45,6% tổng
kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc từ Mỹ.
• Quan hệ thương mại Hàn Quốc – Trung Quốc
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Trung Quốc vào
năm 1992, khối lượng thương mại giữa hai nước đã mở rộng với một tốc độ cực kỳ nhanh
chóng.
Biểu 3.5. Thương mại Trung-Hàn giai đoạn 1996-2011(tỷ USD)
Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)
Tổng giá trị thương mại giữa Hàn Quốc và Trung Quốc trong năm 1996 lên đến

19.9 tỷ USD. Đến năm 20011, con số này đã tăng gấp hơn mười một lần lên trên 220 tỷ
USD và Hàn Quốc thặng dư thương mại của gần 47,8 tỷ USD. Hàn Quốc luôn đạt trạng
thái thặng dư trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Tăng trưởng khối lượng thương
mại với tốc độ như vậy rất khó để tìm thấy bất cứ nơi nào khác trên thế giới, và mối quan
hệ song phương Hàn-Trung đã được tán dương như là một thành tựu đáng kể của cả hai
nước. Địa lý gần nhau của hai nước cũng như "sự bổ sung đáng kể về khả năng kinh tế
của hai nước là hai lý do cho thương mại phát triển nhanh chóng như vậy giữa Hàn Quốc
và Trung Quốc.
Bảng 3.1. Các mặt hàng chủ đạo trong quan hệ thương mại Trung-Hàn và tỷ lệ đóng
góp trong kim ngạch ( tỷ USD - %)
Xuất khẩu Nhập khẩu
linh kiện điện tử 31.2 linh kiện điện tử 16.3
hóa dầu 16.1 đồ điện công nghiệp 14.3
nhiên liệu khoáng sản 8.2 sản phẩm sắt hoặc thép 14.1
đồ điện công nghiệp 7.7 hàng dệt may 5.1
vận tải 6.4 hóa học chính xác 5.0
sản phẩm của sắt hoặc thép 3.9 thiết bị điện tử hạng nặng 4.5
máy móc nói chung 3.9 vận tải 3.2
máy móc chuyên dụng 3.4 hàng nông sản 3.0
sản phẩm kim loại màu 2.5 đồ điện dân dụng 2.7
hóa học chính xác 2.4 máy móc nói chung 2.3
tổng xuất khẩu 100 tổng nhập khẩu 100
Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)
Trong năm 2011, hàng xuất khẩu chính của Hàn Quốc sang Trung Quốc bao gồm
linh kiện điện tử, hóa dầu, nhiên liệu khoáng sản, đồ điện công nghiệp, máy móc chuyên
dụng và khoa học, hóa học chính xác. Trong cùng năm đó, Hàn Quốc nhập khẩu chủ yếu
từ Trung Quốc bao gồm các sản phẩm như sắt thép, máy móc điện tử, nông sản và dệt
may. Thành phần thương mại nội ngành là khá tích cực giữa hai quốc gia, hơn nữa, mô
hình tổng thể của thương mại chỉ ra rằng Hàn Quốc hiện đang xuất khẩu nhiều nhiên liệu,
các sản phẩm sử dụng nhiều vốn và nguyên liệu hơn đến Trung Quốc, trong khi nhập

khẩu các mặt hàng tiêu dùng nhiều hơn. Một phần lớn xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ có
thể được sử dụng để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Châu Âu, do
đó, hàng xuất khẩu từ Hàn Quốc sang khó có thể tiếp cận được thị trường nội địa của
Trung Quốc.
• Quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc và EU
Biểu 3.6. Thương mại Hàn Quốc- EU giai đoạn 1996-2011(tỷ USD )
Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)
Bảng 3.1. Các mặt hàng chủ đạo trong quan hệ thương mại Hàn Quốc-EU và tỷ lệ
đóng góp trong kim ngạch ( tỷ USD - %)
Xuất khẩu Nhập khẩu
vận tải 40.4 vận tải 15.9
linh kiện điện tử 12.6 hóa học chính xác 10.6
hàng điện công nghiệp 9.2 đồ điện công nghiệp 8.1
nhiên liệu khoáng sản 5.3 máy móc nói chung 6.5
sản phẩm từ sắt và thép 4.8 máy móc chính xác 6.2
máy móc đặc biệt 3.5 máy móc đặc biệt 5.9
đồ điện gia dụng 3.4 sản phẩm sắt hoặc thép 5.4
hóa dầu 3.3 cơ khí, công cụ và khuôn mẫu kim
loại
4.0
máy móc nói chung 2.9 linh kiện điện tử 3.8
công cụ và khuôn kim loại 2.0 hóa dầu 3.5
Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)
Kể từ năm 1988, trong quan hệ thương mại với EU, Hàn Quốc luôn ở trạng thái
thặng dư.
Năm 1996 tổng kim ngạch thương mại Hàn Quốc-EU đạt 36.5 tỷ USD. Đến năm
2011, tổng thương mại tăng gấp 2.82 lần năm 1996, đạt 103.1 tỷ USD; trong đó Hàn
Quốc ghi nhận thặng dư 8,3 tỷ USD.
Năm 2011, Hàn Quốc xuất khẩu sang EU chủ yếu là vận tải, linh kiện điện tử,
máy móc, sản phẩm công nghiệp, hóa dầu, thì EU lại xuất khẩu máy móc, thiết bị hóa

chất sang Hàn Quốc.
Phần II - Thực trạng quan hệ thương mại quốc tế Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn
2001 -2012
• Khái quát chung quan hệ thương mại quốc tế Việt Nam - Hàn
• Tổng quan về quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc
Lịch sử giao lưu Việt Nam – Hàn Quốc bắt đầu từ thế kỉ XIII nhưng sau chiến tranh
thế giới lần thứ II, trong vòng xoáy của cuộc chiến tranh lạnh, quan hệ giữa hai nước đã
bị gián đoạn trong thời gian dài. Thời kỳ trước 1975, Hàn Quốc với vị trí là nước đồng
minh của Mỹ đã có quan hệ ngoại giao, kinh tế, quân sự với chính quyền Sài Gòn, đưa
quân sang Việt Nam tham gia giúp đỡ chính quyền Sài Gòn, gây nhiều tội ác với nhân
dân Việt Nam. Sau năm 1975, với sự bao vây cấm vận của Mỹ, quan hệ giữa Việt Nam và
Hàn Quốc ngày càng khó khăn. Vào đầu năm 1980, khi Mỹ nới lỏng chính sách cấm vận
vì lý do thiếu lương thực phục vụ cho quân đội trong thời kỳ chiến tranh lạnh, mối quan
hệ này đã dần được cải thiện đáng kể, hàng hoá của Việt Nam vào Hàn Quốc thời bấy giờ
là gạo và lúa. Cho đến năm 1990, khi Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa thì mối
quan hệ này đã dần tốt hơn.
Ngày 22/12/1992, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã cùng Bộ
trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Lee Sang Ok kí tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại
giao cấp đại sứ mở đầu một chương mới cho quan hệ thương Việt Nam – Hàn Quốc. Đây
là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển toàn diện về các mặt trong quan hệ Việt
Nam – Hàn Quốc.
Về ngoại giao, hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao và các cấp, các ngành
đã giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tăng cường quan hệ hợp tác song phương và
tăng cường sự phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên trường quốc tế.
Về kinh tế, Hàn Quốc đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam. Trong
15 năm qua (1992-2007), Hàn Quốc luôn đứng trong danh sách nhóm 5 nước có quan hệ
kinh tế quy mô lớn nhất với Việt Nam. Trong đó, hai bên hợp tác về nhiều mặt bao gồm
hợp tác phát triển, đầu tư, thương mại, lao động, du lịch…
Về hợp tác văn hóa - giáo dục, hai nước đã ký Hiệp định Văn hoá tháng 8/1994
cùng nhiều thoả thuận hợp tác giao lưu thanh niên và giáo dục khác, thường xuyên có các

hoạt động giao lưu văn hoá, nghệ thuật, triển lãm, điện ảnh và công diễn. Hiện nay có
nhiều du học sinh Việt Nam đnag học tập tại Hàn Quốc.
Hai bên đã ký nhiều hiệp định quan trọng như: Hiệp định hợp tác kinh tế-khoa
học kỹ thuật (02/1993), Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư-sửa đổi (9/2003), Hiệp
định Hàng không, Hiệp định Thương mại (5/1993), Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần
(5/1994), Hiệp định Văn hoá (8/1994), Hiệp định Vận tải biển (4/1995), Hiệp định Hải
quan (3/1995), Hiệp định về hợp tác du lịch (8/2002), Hiệp định miễn thị thực cho hộ
chiếu ngoại giao và công vụ, Hiệp định hợp tác dẫn độ tội phạm (9/2003), Hiệp định
tương trợ tư pháp về hình sự (9/2003), Hiệp định về viện trợ không hoàn lại và hợp tác kỹ
thuật (4/2005 và sửa đổi 5/ 2009), Hiệp định chuyển giao người đã bị kết án phạt tù
(5/2009).
• Quan hệ thương mại quốc tế Việt Nam – Hàn Quốc
Trong 20 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc (12/1992-
12/2012), buôn bán hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc luôn tăng trưởng với tốc độ cao, kim
ngạch hai chiều đã tăng từ 0,5 tỷ USD năm 1992 lên 18 tỷ USD năm 2011, tăng 36 lần
trong 19 năm qua dự kiến đạt 20 tỷ USD trước năm 2015, 30 tỷ USD vài năm sau đó.
Trong những năm gần đây, Hàn Quốc đứng thứ 4 trong 10 đối tác thương mại quan trọng
nhất của Việt Nam. Ngay từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên đã ký một số hiệp
định để hoạt động thương mại trao đổi buôn bán giữa hai bên trở nên dễ dàng hơn như:
Hiệp định Thương mại (5/1993), Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (5/1994), Hiệp định
Vận tải biển (4/1995), Hiệp định Hải quan (3/1995),… Việt Nam - Hàn Quốc cũng đã và
đang hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ hợp tác đa phương như ASEAN – Hàn Quốc,
ASEAN +3, ASEAN + 6, APEC, ASEM, WTO, …
Cho đến nay, hiệp định AKFTA là văn bản pháp lý toàn diện nhất điều chỉnh quan hệ
hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc thông qua thực hiện tự do hóa và thúc đẩy
thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư theo lộ trình đã được hai bên thống nhất. ( Xem
"Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện AKFTA giai đoạn 2009-
2011" tại file đính kèm). Tóm lược biểu thuế đến 2011:
Động vật sống có mức thuế từ 0-5%.
Thịt và phụ phẩm thịt ăn được sau giết mổ có mức thuế từ 5-15%.

Các loại rau là 10-15%
Nguyên liệu công nghiệp 0-5%
Hiệp định AKFTA được ký kết vào năm 2007 giữa Việt Nam cùng các nước ASEAN
khác với Hàn Quốc. Hiệp định này bao gồm 3 cấu phần chính là Hiệp định thương mại
hàng hóa - TIG (ký tháng 8/2006, có hiệu lực từ tháng 6/2007), Hiệp định thương mại
dịch vụ - TIS (ký tháng 11/2007, có hiệu lực từ tháng 5/2009), và Hiệp định đầu tư - IA
(ký tháng 6/2009, có hiệu lực từ tháng 9/2009). Hiệp định AKFTA là một bước đệm đưa
quan hệ thương mại ASEAN - Hàn Quốc lên một tầm cao mới toàn diện hơn. Tuy nhiên,
do nền tảng đa dạng, cơ cấu kinh tế và mức độ phát triển khác nhau của các nước thành
viên ASEAN nên đòi hỏi một số lĩnh vực cần được tự do hóa hơn hoặc cần mở ra khả
năng tiếp cận thị trường tốt hơn nữa. Bên cạnh đó, AKFTA cũng có những hạn chế trong
việc cân bằng thương mại song phương, do bị ảnh hưởng phần lớn bởi cấu trúc kinh tế
khác nhau và việc gia tăng đầu tư của Hàn Quốc sang Việt Nam.
Trước một số hạn chế trong FTA đa phương, bắt đầu từ năm 2012, Việt Nam và
Hàn Quốc đã khởi động quá trình đàm phán FTA song phương Việt Nam - Hàn Quốc.
Phiên đàm phán thứ nhất về FTA giữa hai nước đã được tổ chức vào tháng 9/2012 tại Hàn
Quốc. Khi được ký kết, hiệp định này sẽ tăng cường hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh
vực công nghiệp, năng lượng, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và thủy sản, đồng thời mở rộng
hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước.
Tóm lại, trong hơn 20 năm qua, quan hệ Việt Nam –Hàn Quốc đã phát triển mạnh
cả về chiều rộng và chiều sâu không chỉ trong. Điều này được cụ thể hóa qua từng lĩnh
vực mà cả hai nước đã hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Những phân tích
quan hệ thương mại của hai nước trong giai đoạn 2001-2012 dưới đây sẽ cho chúng ta cái
nhìn cụ thể hơn về quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc nói riêng cũng như quan hệ
Việt Nam - Hàn Quốc nói chung
• Thực trạng quan hệ thương mại quốc tế Việt Nam – Hàn Quốc
Năm
Kim ngạch XNK
Việt Nam – Hàn
Quốc (triệu USD)

Kim ngạch XNK
Hàn Quốc (triệu
USD)
Tỷ trọng ( %)
2001 2.118 291.536 0,72
2002 2.710 319.596 0,84
2003 3.072 372.643 0,82
2004 3.929 478.306 0,82
2005 4.126 545.656 0,75
2006 4.852 634.846 0,76
2007 7.152 806.763 0,88
2008 9.842 857.281 1,14
2009 9.519 686.617 1,38
2010 12.983 819.796 1,45
2011 18.549 1.079.626 1,72
2012 21.665 1.069.453 2,02
Quy mô trao đổi thương mại hai nước liên tục tăng lên kể từ sau khi thiết lập quan
hệ ngoại giao năm 1992 đến nay. Đặc biệt thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày
càng gia tăng trong giai đoạn 2001-2012 với nhiều sự biến động không ngừng của toàn
cầu hóa trên toàn thế giới, cùng với sự phát triển của các khu vực thương mại tự do. Việt
Nam là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc với các nước ASEAN, sau Indonexia
và Singapore.
Bảng tỷ trọng kim ngạch XNK Việt Nam – Hàn Quốc trong kim ngạch XNK của
Hàn Quốc giai đoạn 2001-2012.
Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hàn
Quốc trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hàn Quốc ngày càng gia tăng qua các
năm. Điều đó thể hiện sự quan tâm từ Hàn Quốc cũng như triển vọng trong mối quan hệ
giữa hai nước. Từ bảng số liệu trên cũng cho ta thấy, trong thương mại của Hàn Quốc,
Việt Nam chỉ chiếm một phần tỷ trọng nhỏ bé, năm 2001 là 0,72% đến năm 2012 thì tỷ

trọng là xấp xỉ 2%. Tuy nhiên chúng ta sẽ thấy điều ngược lại trong bảng số liệu tỷ trọng
kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam – Hàn Quốc trong tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2012 là năm 2001 có tỷ trọng là 6,78% đến năm
2012 có tỷ trọng là xấp xỉ gần 10%, điều này cho thấy sự phụ thuộc tương đối lớn của
Việt Nam trong quan hệ thương mại với Hàn Quốc
Bảng tỷ trọng kim ngạch XNK Việt Nam – Hàn Quốc trong kim ngạch XNK của
Việt Nam giai đoạn 2001-2011.
Nguồn: Niên giám trị giá xuất nhập khẩu - Tổng cục thống kêViệt Nam
Năm Kim ngạch XNK Việt
Nam – Hàn Quốc
(triệu USD)
Kim ngạch XNK Việt
Nam (triệu USD)
Tỷ trọng ( %)
2001 2.118 31.200 6,78
2002 2.710 36.400 7,44
2003 3.072 52.624 5,84
2004 3.929 58.454 6,72
2005 4.126 69.208 5,96
2006 4.852 84.717 5,72
2007 7.152 111.326 6,42

×