Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

ĐẦU tư TRỰC TIẾP RA nước NGOÀI của SINGAPORE THỰC TRẠNG và TÌNH HÌNH đầu tư tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.51 KB, 33 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề tài:
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA SINGAPORE
THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
Học phần Chính sách kinh tế đối ngoại I
Lớp chuyên ngành Kinh tế quốc tế 52A
Giáo viên hướng dẫn TS. Đỗ Thị Hương
Nhóm thực hiện Nhóm 5
Vũ Hoàng Lan (nhóm trưởng) Trần Đức Chung
Phan Bảo Ngọc Nguyễn Quốc Bình
Nguyễn Thị Như Quỳnh Trương Thị Phương
HÀ NỘI – 2013
2
MỤC LỤC
I – TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI 4
1.1 – Khái niệm về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài 4
1.2 – Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với quốc gia đầu
tư 4
1.2.1 – Tích cực 4
1.2.2 – Hạn chế 4
1.2.3 – Nguyên nhân 5
1.3 – Giải pháp 5
II – CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA
SINGAPORE 6
2.1 – Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Singapore 6
2.1.1 – Tầm quan trọng của chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Singapore 7


2.1.2 – Những chính sách thúc đầy đầu tư nước
ngoài 7
2.2 – Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Singapore những năm gần
đây 10
2.2.1 – Đầu tư trực tiếp theo quy mô vốn 10
2.2.2 – Đầu tư trực tiếp theo cơ cấu ngành 11
2.2.3 – Đầu tư trực tiếp theo lĩnh vực 12
2.2.4 – Đầu tư trực tiếp theo khu vực đầu
tư 13
2.3 – Đánh giá thực trạng đầu tư ra nước ngoài của
Singapore 20
3
III – TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA SINGAPORE TẠI VIỆT 21
3.1 – Môi trường đầu tư ở Việt Nam 22
3.2 – Tình hình đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt
Nam 23
3.2.1 – Các hiệp định giữa Singapore và Việt Nam 23
3.2.2 – Tình hình đầu tư trực tiếp của Singapore theo quy mô
vốn 23
3.2.3 – Tình hình đầu tư trực tiếp của Singapore theo cơ cấu
ngành 26
3.2.4 – Tình hình đầu tư trực tiếp của Singapore theo khu
vực 28
3.3 – Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt
Nam 29
3.3.1 – Thành công 29
3.3.2 – Hạn chế 29
3.3.3 – Biện pháp 31
KẾT LUẬN 33
4

I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
1.1 - Khái niệm về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của một nước là hình thức các doanh nghiệp của
nước đó đưa vốn ra nước ngoài để trực tiếp đầu tư quản lý sản xuất kinh doanh, với
mong muốn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và thu được lợi
nhuận cao hơn so với việc đầu tư trong nước. Đây là hình thức di chuyển vốn quốc tế.
Sự ra đời và phát triển của nó là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hóa và phân
công lao động xã hội.
1.2 - Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với quốc gia
đầu tư:
1.2.1. Tích cực
- Thúc đẩy việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn.
- Khai thác được lợi thế so sánh
- Khai thác nguồn nguyên nhiên liệu, chuyên gia và công nghệ, thị trường tiêu thụ
- Đầu tư ra nước ngoài góp phần tạo đội ngũ thương nhân năng động, có kinh
nghiệm kinh doanh quốc tế, góp phần làm tăng năng lực quốc gia.
- Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước đầu tư.
- Đầu tư ra nước ngoài tạo tiền đề cho hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia đó
trở nên đa dạng và phong phú hơn, giúp hoạt động ngoại giao đi vào chiều sâu.
- Đầu tư ra nước ngoài góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của nước
đầu tư theo hướng ổn định và có hiệu quả hơn
- Đầu tư ra nước ngoài thành công sẽ tác động ngược lại nền kinh tế trong nước theo
hướng thúc đẩy công cuộc cải tổ nền kinh tế: về thể chế chính sách, về thuế, về thủ tục
hành chính, về hệ thống thông tin đối ngoại, về chính sách điều hành vĩ mô.
- Củng cố vai trò chính trị và vị thế kinh tế của nước đầu tư ở trong khu vực và trên
thế giới.
1.2.2. Hạn chế:
5
- Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro lớn khi đầu tư vào nước tiếp nhận đầu tư
- Các mặt hàng được đầu tư không đủ sức cạnh tranh với thị trường nội địa

- Nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường, môi trường, văn hóa, tập
quán kinh doanh khác biệt
- Làm giảm tăng trưởng GDP và việc làm ở nước chủ đầu tư.
- Có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám trong quá trình chuyển giao công nghệ.
- Các nhà kinh doanh không muốn kinh doanh trong nước mà chỉ muốn kinh doanh ở
nước ngoài ,gây ra sự tụt hậu của nước chủ vốn đầu tư.
- Gây ra tình trạng thiếu vốn trong nước
1.2.3. Nguyên nhân:
*Đối với nước tiếp nhận đầu tư
- Sự bất ổn về tình hình kinh tế- chính trị- xã hội.
- Thủ tục pháp lý rườm rà, việc hỗ trợ về thông tin chính sách, môi trường còn yếu
kém, không tạo được môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút cho các nhà đầu tư.
*Đối với nước đầu tư:
- Không có đủ năng lực cạnh tranh và năng lực quản lý đối với thị trường đầu tư
- Không hiểu biết về môi trường đầu tư
- Cơ chế quản lý của quốc gia chưa hiệu quả và hợp lý gây ra sự thất thoát vốn, công
nghệ và các doanh nghiệp có năng lực quản lý tốt ra nước ngoài.
- Cơ chế chính sách về việc làm và tăng trưởng kinh tế trong nước chưa ổn định
1.3. Giải pháp:
* Đối với nước tiếp nhận đầu tư:
- Tạo khung pháp lý đơn giản, thuận lợi, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư được đầu
tư một cách dễ dàng hơn.
- Đưa ra các thông tin về thị trường, mặt hàng, chính sách một cách đầy đủ và nhanh
nhất đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
6
- Đưa ra các chính sách quản lý hợp lý để tạo môi trường kinh tế - chính trị- xã hội ổn
định, an toàn
=> Tạo ra môi trường đầu tư thu hút và thuận tiện.
* Đối với nước đi đầu tư:
- Có chính sách hợp lý đối với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài lẫn doanh

nghiệp trong nước, tạo ra cơ cấu kinh tế và việc làm hiệu quả nhất, góp phần phát
triển tối đa nền kinh tế trong nước.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp đi đầu tư về năng lực quản lý vốn và công nghệ đối với các
doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để tránh tình trạng thất thoát, lãng phí và đầu
tư không hiệu quả.
- Hỗ trợ thông tin về môi trường đầu tư, khung pháp lý, chính sách của nước tiếp
nhận đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.
- Có sự liên kết quốc tế rõ ràng, chặt chẽ giữa nước đầu tư và tiếp nhận đầu tư, tạo
môi trường đầu tư thuận lợi.
II. CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA
SINGAPORE
2.1 - Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Singapore
Chính sách đầu tư ra nước ngoài của Singapore đã tăng nhanh chóng trong suốt vài
thập kỉ gần đây, sự phát triển mạnh mẽ này đóng góp vào sự hội nhập sâu rộng hơn
của nền kinh tế nước này với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Trong
số những lí do cho việc tăng đầu tư FDI ra nước ngoài bởi thị trường nội địa ở
Singapore khá là nhỏ bé thì chi phí cao cho nhân công và thuê đất đai văn phòng
cũng là những nguyên nhân chủ chốt thúc đẩy Singapore tìm kiếm môi trường đầu
tư vào các thị trường mới nổi. Thêm vào đó, chính sách của chính phủ nhằm thúc đẩy
xây dựng “động cơ bên ngoài” cho Singapore. Trong đó chi phí lao động dường như
đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên các nước thành viên ASEAN dường như không
khuyến khích vốn đầu tư FDI từ Singapore. Dù các chính sách thúc đẩy đầu tư ra
7
nước ngoài luôn được chính phủ Singapore chú trọng tuy nhiên việc các doanh
nghiệp quốc gia này quá chú trọng vào tối đa hóa lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh khiến
các doanh nghiệp này có xu hướng bóc lột quốc gia nhận được nguồn vốn đầu tư này.
2.1.1 Tầm quan trọng của chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với
Singapore
Chính sách đầu tư ra nước ngoài (Direct Investment Abroad) của Singapore có liên
quan mật thiết đến những nỗ lực không ngừng để đảm bảo duy trì sự cạnh tranh

quốc tế ở quốc đảo này.
Chính sách đối với đầu tư ra nước ngoài đã được chuẩn bị nhằm trang bị và thành
lập những công ty chi nhánh ở nước ngoài. Các công ty có liên quan đến Chính phủ
(Governmental-linked companies) được coi là mũi nhọn đi đầu và mở đường cho các
công ty khác vương tới thị trường nước ngoài. Các quốc gia Châu Á đặc biệt là Trung
Quốc và Ấn Độ là những quốc gia trọng điểm mà Singapore hướng tới đầu tư. Cùng
với đó việc Chính phủ cùng với các tổ chức chính phủ thay đổi tư duy đầu tư mạo
hiểm của các công ty Singapore cũng rất quan trọng.
Dẫn lời Thủ tướng Goh Chok Tong, những chính sách đầu tư nước ngoài của
Singapore gồm:
1. Sự đầu tư cần được tính toán quy mô lớn
2. Đầu tư được xây dựng ở những khu vực có nền xã hội, chính trị ổn định
3. Nhà đầu tư có tầm nhìn trong dài hạn
4. Phải mang lợi nhuận trở lại quốc chủ
2.1.2 - Những chính sách thúc đầy đầu tư nước ngoài
Để đảm bảo chắc chắn, những nỗ lực của Chính phủ bao gồm những chính sách đo
lường cụ thể:
Về đường lối, định hướng chính sách
8
• Dẫn đầu trong việc đầu tư ra nước ngoài. Nhiều hoạt động trong lĩnh vực phát
triển cơ sở hạ tầng, ví dụ như xây dựng khu công nghiệp ở Trung Quốc, India, Riau và
Vietnam
• Thành lập các diễn đàn doanh nghiệp cấp quốc gia hoặc khu vực
• Thành lập các Đơn vị phát triển chiến lược doanh nghiệp quốc tế, Ủy ban phát
triển kinh tế là nơi cung cấp các chuyên gia, phát hiện cơ hội kinh doanh, liên hệ các
nhân viên chính phủ.
• Cộng tác với các công ty xuyên quốc gia phương Tây (MNCs). Những công ty
đến sau sẽ tiếp tục thuê đất trong khu công nghiệp, thành lập quan hệ đối tác với các
công ty Singapore, và đặt trụ sở chính của mình tại Singapore)
• Thành lập Câu lạc bộ đầu tư ra nước ngoài: hiện nay Singapore đã có 48 câu

lạc bộ đầu tư hải ngoại cung cấp thông tin về các nước và khu vực có đầu tư của
Singapore tìm kiếm đối tác mới, tư vấn đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm, mở lớp đào tạo,
huấn luyện phục vụ cho việc đầu tư ra nước ngoài. Tháng 1/1993 Singapore lập Ủy
ban xúc tiến đầu tư ra nước ngoài. Nhiệm vụ của ủy ban là đánh giá khả năng đầu tư
của các xí nghiệp và đệ trình lên chính phủ những í kiến nghị có tính khả thi.
• Chính sách thúc đẩy hình thành các kế hoạch liên kết các công ty Singapore với
các TNC (Trans National Corporations – Công ty xuyên quốc gia). Singapore chỉ có
thể giải quyết được tình trạng tiền lương gia tăng nếu các công ty bản địa phát triển
được năng lực (các nguồn lực kĩ thuật và con người) và chính phủ khuyến khích
bằng cách tài trợ nghiên cứu và phát triển R&D để nâng cấp các doanh nghiệp, thiết
lập các cơ sở có kĩ năng cáo và các viện nghiên cứu chung
Về tài chính, thuế và các khoản ưu đãi khác
• Cung cấp sự hỗ trợ và khuyến khích về tài chính, như kế hoạch Trợ cấp các
doanh nghiệp (LDF). Có một vài khuyến khích về tài chính như miễn giảm thuế thời
hạn đến 10 năm. Vốn cố định bị mất từ việc bán cổ phần có thể bị giảm trừ khỏi
nguồn thu nhập của nhà đầu tư, giảm một nửa các khoản chi phí cố định (nghiên cứu
9
thực thi, thành lập văn phòng nước ngoài,…) được cho phép. Miễn giảm thuế được
mở rộng nhằm thu hút sự đầu tư vào cổ phần, cổ tức từ sự đầu tư và lãi suất nước
ngoài.
• Hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi: chính phủ cung cấp một phần trên thị trường để
huy động thêm vốn, với các xí nghiệp vừa và nhỏ được tài trợ thông qua Quỹ hỗ trợ
đầu tư nước ngoài
• Miễn giảm thuế thu nhập công ty cho các công ty đầu tư ra nước ngoài chính
phủ quy định tất cả các xí nghiệp đầu tư ra nước ngoài mà có được lợi nhuận đều có
thể xin miễn thuế kể cả xí nghiệp đầu tư vào các nước chưa có Hiệp định bảo hộ với
Singapore đều vẫn được miễn thuế.
Về thị trường đầu tư:
Chính sách về thị trường đầu tư: Ban đầu chú trọng đầu tư vào Trung Quốc, Ấn Độ và
các nước ASEAN khác, sau đó mở rộng sang các nước khác trên thế giới.

Từ đầu thập kỉ 90 đến nay, Singapore đẩy mạnh xây dựng những khu mậu dịch ở các
nước ASEAN như Indonexia, Malaysia, Vietnam, Thailand và đặc biệt chú trọng tới
hai nước trong khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ. Châu Ấ là vị trí hàng đầu cho các
công ty Singapore đầu tư ở nước ngoài như đầu tư nước ngoài từ khu vực doanh
nghiệp của Singapore đã tăng 12.4% đạt 372 tỉ USD vào cuối năm 2005. Singapore
đầu tư ở Châu Á chủ yếu ở Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và HongKong
Ngoài các nước Châu Á, vốn đầu tư trực tiếp của Singapore đã lan tỏa sang các nước
khác ở Nam Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Châu Âu. Bên cạnh Châu Á, Nam và Trung
Mỹ và vùng Caribean cũng chiếm hơn 25% của đầu tư trực tiếp của Singapore.
Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu:
Với đòn bẩy tài chính và sự tích lũy cho đầu tư trong nước hiện cao hơn nhu cầu đầu
tư nên hướng tập trung đầu tư ban đâu vào các ngành công nghiệp chế biến cần
nhiều lao động như sản xuất đồ điện, đồ điện tử, công nghiệp nặng sử dụng nhiều vốn
như hóa chất, cao su, lọc dầu; ngày nay các nhà đầu tư chú trọng hơn vào dịch vụ tài
10
chính, du lịch và xuất nhập khẩu. Singapore cũng chú trọng đầu tư vào các ngành
dịch vụ sản xuất, tài chính và bảo hiểm và thông tin truyền thông.
Ngoài ra Singapore còn vươn tới đầu tư ở một số nước trong thị trường bất động
sản, nhà hàng, khách sạn và các khu nghĩ dưỡng. Đặc biệt ở Ấn Độ, Singapore có các
dự án đầu tư vào xây dựng chuỗi nhà nghỉ và nhà ở chung cư tại đây.
2.2 - Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Singapore những năm
gần đây
2.2.1 –Theo quy mô vốn
Tổng vốn đầu tư nước ngoài
Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của khu vực doanh nghiệp của Singapore đã tăng từ
747,7 tỷ đô tại cuối-2009 lên 802,6 tỷ đô vào cuối năm 2010.
Các thành phần đầu tư ở nước ngoài
Theo báo cáo của Bộ Thương mại & Công nghiệp Cục Thống kê, trong ba thành phần
của đầu tư quốc tế của Singapore đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư theo
danh mục đầu tư và các tài sản nước ngoài khác thì đầu tư trực tiếp chiếm tỷ trọng

cao nhất, cụ thế, năm 2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp 48,8% hay 359,3 tỷ
USD tổng đầu tư ra nước ngoài còn lại khoảng 28,3% và 22,9% tổng đầu tư ra nước
ngoài do đầu tư theo danh mục đầu tư và các tài sản nước ngoài khác.
Các loại chính đầu tư ra nước ngoài (tính tại thời điểm cuối năm
2009 2010 Change
($ bil) ($ bil) (%)
Tổng đầu tư ra nước ngoài 747.7 802.6 7.3
Đầu tư trực tiếp 373.1 407.2 9.1
Danh mục đầu tư 213.2 227.6 6.8
Tài sản nước ngoài khác 161.4 167.8 4.0
Đối với đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore tăng đến $407.2 tỷ USD vào cuối năm
11
2010, tăng 9.1% so với năm trước. Khoảng 85.2% đầu tư trực tiếp theo hình thức
đầu tư vốn cổ phần trực tiếp trong khi duy trì 14.8% là vay thuần túy cho các chi
nhánh ở nước ngoài
2009 2010
Chang
e
($ bil) ($ bil) (%)
Tổng 373.1 407.2 9.1
Đầu tư vốn chủ sở hữu trực tiếp 310.0 346.9 11.9
Vay thuần túy cho các chi nhánh
nước ngoài
63.1 60.3 -4.5
2.2.2 – Đầu tư trực tiếp theo cơ cấu ngành
Phân phối đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua cơ cấu ngành
2009
($bil)
2010

($bil)
Share in2010
(%)
Tổng
373.
407.2
100.0
Dịch vụ tài chính & bảo hiểm 185.3 196.5 48.3
Sản xuất
87.6
97.5
24.0
Kinh doanh bất động sản 26.2 33.1 8.1
Thông tin & truyền thông 18.3 20.9 5.1
Bán buôn bán lẻ 14.7 16.9 4.1
Giao thông vận tải & lưu
10.1
10.2
2.5
Đi đầu tư trực tiếp ở các khu vực, các doanh nghiệp Singapore đều đầu tư chủ yếu
trong các dịch vụ tài chính và bảo hiểm, các lĩnh vực sản xuất, thông tin và truyền
thông. Năm 2008, khoảng 149,6 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore
được tập trung vào các lĩnh vực tài chính và bảo hiểm, chiếm 50,2% lượng vốn đầu
tư trực tiếp, kế tiếp là lĩnh vực sản xuất thu hút khoảng 72,6 tỷ USD (24,4%) đầu tư
trực tiếp nước ngoài từ Singapore. Trong khi đó, đối với các lĩnh vực bán buôn bán lẻ
12
thương mại, thông tin và truyền thông và bất động sản cho thuê và cho thuê dịch vụ
tài khoản con số này chỉ đạt 4,6% - 5,4% đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Singapore.
2.2.3 – Đầu tư trực tiếp theo lĩnh vực

Năm 2010, đầu tư vào dịch vụ tài chính & bảo hiểm (bao gồm cả đầu tư công ty cổ
phần) chiếm gần một nửa ($ 196.5 tỉ USD hay48,3%) trong đầu tư trực tiếp ở nước
ngoài.Các lĩnh vực khác phổ biến cho đầu tư nước ngoài bao gồm sản xuất ($ 97.5 tỉ
USD hoặc 24,0%) và các hoạt động bất động sản ($ 33.1 tỉ USD hoặc 8,1%).
Trong năm 2011, các doanh nghiệp Singapore tiếp tục đầu tư và mở rộng ra nước
ngoài bất chấp những điều kiện biến động kinh tế trong thị trường toàn cầu. Theo số
liệu mới nhất do Doanh nghiệp Quốc tế (IE) Singapore công bố, luồng đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Singapore trong năm vừa qua đạt 31,7 tỷ USD, tăng 9,7% so với
năm 2010.Tính đến cuối năm 2010, tích lũy đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Singapore (DIA) là 393,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2009. Tích lũy DIA đã tăng
27% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2010, bằng 60% GDP vào năm 2000.
2.2.4- Theo khu vực đầu tư
Singapore đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, tập
trung ở Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á
13
Country/Region 2007 2008 2009 2010 2011

ASEAN 16.274,
2
18.886,
4
23.286,
6
23.996,
6
23.478,
5
European Union 151.91
9,5
155.91

3,9
166.72
7,5
174.48
0,3
192.28
2,1
14
Biểu đồ thể hiện quy mô vốn đầu tư của Singapore tại Châu Âu lớn hơn so với quy mô
vốn đầu tư của Singapore tại Đông Nam Á,và quy mô vốn đầu tư của Singapore ở cả
2 khu vực này đều có xu hướng tăng dần qua các năm từ 2007-2011. Tại Châu
Âu,quy mô vốn đầu tư của Singaopore tăng từ 151919,5 triệu đô la Singapore tại
thời điểm cuối năm 2007 lên 192282,1 triệu đô la Singapore vào thời điểm cuối năm
2011, tương đương tăng 26,6%. Tại Đông Nam Á, quy mô vốn đầu tư của simgapore
tăng từ 16274,2 triệu đô la singapore tại thời điểm cuối năm 2007 lên 23478,5 triệu
đô la Singapore vào thời điểm cuối năm 2011, tương đương tăng 44,2%. Có thể thấy
rằng 2 khu vực này ngày càng trở thành điểm thu hút đầu tư từ Singapore
2.2.4.1 – Khu vực Châu Âu
Châu Âu là điểm đến đầu tư chính của Singapore trong nhiều năm qua. Quy mô đầu
tư tăng qua các năm được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:
(nguồn: )
Nhìn vào đồ thì có thế thấy được quy mô đầu tư của Singapore ở Châu Âu có xu
hướng tăng dần qua các năm , tăng từ 197976,8 triệu đô la Singapore thời điểm
cuối năm 2007 lên 247040,7 triệu đô la Singapore thời điểm cuối 2011, tương đương
tăng 24,8%. Có thể thấy răng khu vực Châu Âu ngày càng trở thành điểm đầu tư hấp
dẫn của Singapore
Điểm đến đầu tư chính của Singapore ở Châu Âu
2009
($ bil)
2010

($
bil)
Change
(%)
15
Europe
51.2
52.1
1.9
United Kingdom 32.4 32.3 -0.4
Switzerland
4.7
4.8
1.2
Netherlands 5.0 4.4 -11.9
Singapore đầu tư trực tiếp ở châu Âu đạt mức 51,2 tỷ USD vào cuối năm 2009, so với
45,5 tỷ USD ghi nhận một năm trước đó (2008)và tăng nhẹ từ 51,2 tỷ USD vào cuối
năm 2009 đến $ 52,1 tỷ USD vào cuối năm 2010.
Vương quốc Anh với 32,3 tỷ USD(2010), Thụy Sĩ 4,8 tỷ USD(2010) và Hà Lan
4,4(2010) tỷ USD là những điểm đến chính thu hút số lượng lớn đầu tư của
Singapore tại châu Âu. Đầu tư trực tiếp của Singapore tại Vương quốc Anh chủ yếu
trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và bảo hiểm (20,4 tỷ USD, năm 2008)
2.2.3.2 – Khu vực Châu Mỹ và Châu Úc
Bảng thể hiện quy mô đầu tư trực tiếp vào Australia và Hoa Kỳ
2009
($ bil)
2010
($ bil)
Change
(%)

Australia 23.2 28.8 24.2
United States 13.1 14.1 7.0
Tính đến cuối năm 2009, khoảng 23,2 tỷ USD Singapore đưa đến và đầu tư trực tiếp
tại Úc vào so với 18,1 tỷ USD năm 2008. Đầu tư của Singapore ở Úc chủ yếu trong
dịch vụ tài chính (11,5 tỷ USD) và lĩnh vực thông tin & truyền thông (5,7 tỷ USD).
Đầu tư trực tiếp của Singapore tại Hoa Kỳ lên tới 13,1tỷ USD vào cuối năm
2009. Lĩnh vực sản xuất ( 6,8 tỷ USD) và dịch vụ tài chính (3,0 tỷ USD) ở Hoa Kỳ cũng
là những lĩnh vực phổ biến mà các nhà đầu tư trực tiếp của Singapore hướng tới.
2.2.3.3 – Khu vực Châu Á
Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore vào một số quốc gia châu Á
16
(đơn vị: 1 tỷ USD)
Năm Trung
Quốc
Malaysi
a
Indones
ia
Ấn
Độ
Thái
Lan
Hồng
Kông
Việt Nam
2005 27,3 17,9 14,6 8,6 15,3
2006 30,7 17.5 16,4 2,5 11,3 14,1 1,7
2007 41,8 23,8 20,2 4,6 16,9 19,9 2,1
2008 53,9 25,0 22,4 6,7 18,8 20,1 2,8
2009 58,1 28,7 26,3 10,3 19,5 21,5 3,1

2010 68,1 31,0 27,5 12,3 20,5 22,6 2,7
Nguồn: Báo cáo của Bộ Thương mại & Công nghiệp Cục Thống kê 2005-2006,
2008-2009( Cục Thống kê Singapore)
Từ năm 2007 đến 2011, quốc gia nhận nguồn FDI trực tiếp của Singapore có sự thay
đổi. Đứng đầu vẫn là Nhật Bản – quốc gia có tiềm lực kinh tế hàng đầu thế giới, sau
đó là Ấn Độ, Trung Quốc đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn để Singapore sang
đầu tư
Biểu đồ cho thấy Nhật Bản là quốc gia tiếp nhận FDI từ Singapore là lớn nhất vào
năm 2007, tiếp sau đó là Ấn Độ và Malaysia. Trung Quốc là quốc gia tiếp nhận FDI từ
Singapore thấp nhất
(nguồn )
17
Đến năm 2011, Nhật Bản vẫn là quốc gia đứng đầu nhận FDI từ Singapore, tiếp sau
đó là Ấn Độ và Hong Kong, Hàn Quốc là quốc gia tiếp nhận FDI thấp nhất từ
Singapore năm 2011.
Qua 2 biểu đồ có thể thấy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Singapore tại các quốc
gia trên đều có xu hướng tăng dần qua các năm từ 2007-2011. Trong đó đáng chú ý
nhất là Trung Quốc, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Singapore tại Trung Quốc
tăng mạnh trong giai đoạn 2007-2011, từ vị trị thấp nhất nhận FDI từ Singapore vào
2007, Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ 5 nhận FDI từ Singapore vào năm 2011 ,
Trung Quốc đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn để Singapore sang đầu tư
(đơn vị: triệu SGD – nguồn )
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Singapore tại Đông Nam Á có xu hướng tăng qua
các năm từ 2007-2011,, cụ thể tăng từ 16274,2 triệu đô la singspore tại thời điểm
cuối năm 2007 lên 23478,5 triệu đô la Singapore vào thời điểm cuối năm 2011,
tương đương tăng 44,2%.
Năm 2007, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Singapore tại Indonesia là lớn nhất
với 1976,9 triệu đô la Singapore, tiếp sau đó là Thái Lan(1527,5 triệu đô la
Singapore), và Philippine( 984,5 triệu đô la Singapore ), thấp nhất là Campuchia với
1,5 triệu đô la singapore

(nguồn)
18
Đến năm 2011, Thái Lan vươn lên vị trí đứng đầu tiếp nhận FDI từ Singapore lớn
nhất với 3821,3 triệu SGD, tăng 2,5 lần so với năm 2007, tiếp sau là Indonesia
( 2814,2 triệu SGD) và Philippine(1122,1 triệu SGD), thấp nhất là Lào với 8,8 triệu
SGD
Qua 2 đồ thị có thể thấy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Singapore tại các quốc
gia trên đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2007-2011, trong đó Thái Lan, Indo,
Philip vẫn là 3 quốc gia đứng đầu trong thu hút FDI từ Singapore trong giai đoạn từ
2007-2011. Việt Nam và Brunei đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn để Singapore
sang đầu tư.
2.3 - Đánh giá thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Singapore
* Thành công:
- Đi đầu trong việc liên doanh với nước ngoài, có nhiều hoạt động trong phát triển cơ
sở hạ tầng( ví dụ thành lập các khu công nghiệp ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam)
- Hình thành các diễn đàn kinh doanh tại cấp chính phủ (hoặc khu vực, thành phố trực
thuộc Trung ương), góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của công ty
Singapore theo hướng ổn định, thuận lợi và có hiệu quả hơn.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển tốt hơn
- Hợp tác với các công ty đa quốc gia phương Tây (MNCs) => phát triển mối quan hệ
đối tác quốc tế với các quốc gia khác
- Đầu tư ở các nước phát triển giúp chuyển giao công nghệ, tiếp thu công nghệ mới ở
các nước tiên tiến
* Hạn chế
- Thiếu thông tin về triển vọng đầu tư
- Vấp phải sự không ổn định của tình hình kinh tế chính trị, hệ thống tài chính của
nước bản địa sự nóng vội rút vốn đột ngột khỏi dự án đầu tư dẫn đến tổn thất cho cả
hai bên.
- Việc đầu tư vốn chưa hợp lý với điều kiện kinh tế xã hội của nước tiếp nhận đầu tư
dẫn đến đầu tư vốn không hiệu quả, điều này không bắt nguồn trực tiếp từ chính

19
dòng vốn mà phát sinh từ các khiếm khuyết và những thông tin sai lệch cơ bản và
tình trạng không đủ điều kiện cần thiết
* Nguyên nhân
- Quản lý quá trình sản xuất kinh doanh của công ty không hiệu quả công ty thua lỗ
hoặc không có lợi nhuận và không phát triển.
- Các quy luật thị trường không được vận dụng một cách hữu hiệu dẫn đến khả năng
kiểm soát rủi ro yếu kém và tình trạng đầu tư không hiệu quả.
- Thiếu cạnh tranh, việc giám sát chưa hiệu quả
- Tỷ giá hối đoái biến động.
- Các can thiệp của nhà nước gây tác dụng tiêu cực đến phân bổ nguồn vốn: nguy cơ
vốn bị đầu tư một cách thiếu thận trọng cũng tăng cao nếu các quyết định cho vay và
các tổ chức tài chính bị tác động tiêu cực của chính sách kinh tế và hệ thống khuyến
khích không hợp lý như sự can thiệp của nhà nước dưới hình thức trợ cấp công
nghiệp các chương trình hỗ trợ về giá sai lệch trong hệ thống thuế phân biệt đối xử
thuế với các ngành khác nhau
*Giải pháp riêng cho Singapore
Ngoài các giải pháp chung chúng tôi đã trình bày ở phần lý luận chung, chúng tôi xin
được đưa ra một số giải pháp đối với Singapore như sau:
- Singapore nên khai thác lợi thế so sánh trong việc thực hiện DIA.
- Singapore cần tích cực ký kết các hiệp định FTA với các nước nhiều hơn. Giảm rào
cản thương mại giữa các thành viên FTA sẽ thúc đẩy dòng chảy của đầu vào trung
gian qua biên giới và do đó sẽ có xu hướng tăng đầu tư trực tiếp thông qua các công
ty đa quốc.
- Singapore cũng nên thực hiện quy trình đầu tư và kinh doanh thân thiện với môi
trường đảm bảo đầu tư bền vững.
III – TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA SINGAPORE TẠI VIỆT NAM
3.1 – Môi trường đầu tư ở Việt Nam
20
- Môi trường chính trị và xã hội: Việt Nam có môi trường chính trị - xã hội ổn định,

đáp ứng được nhu cầu làm ăn lâu dài của các nhà đầu tư.
- Môi trường kinh tế vĩ mô: Sau 27 năm đổi mới, Việt Nam từng bước hình thành thể
chế kinh tế thị trường và duy trì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và nhịp độ tăng
trưởng kinh tế cao
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Ngành xuất nhập khẩu ngày càng phát triển
Việt Nam tăng cường tham gia mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế
- Môi trường luật pháp, chính sách
Về chính sách thuế, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, mặc dù mức thuế suất thu
nhập DN là 25% nhưng do không phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
đồng thời với chính sách thống nhất và bình đẳng nên môi trường đầu tư , kinh
doanh khá hấp dẫn.
Về chính sách ngoại hối ngân hàng, DN được mua bán ngoại tệ ở các ngân hàng,
đối với các dự án quan trọng, có tính chất quyết định đến việc phát triển kinh tế, nhà
nước đảm bảo cân đối ngoại tệ cho doanh nghiệp hoạt động.
Về chính sách lao động, doanh nghiệp được quyền trực tiếp tuyển dụng lao động và
tự thỏa mãn mức lương với người lao động trên cơ sở mức lương tối thiểu do nhà
nước quy định
- Thuận lợi về các nguồn lực : nguồn lực tự nhiên, con người, cơ sở hạ tầng từng
bước phát triển
3.2 - Tình hình đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam
21
3.2.1 - Các hiệp định giữa Singapore và Việt Nam:
+ Hiệp định hàng hải thương mại (4/1992);
+ Hiệp định về vận chuyển hàng không(4/1992);
+ Hiệp định thương mại (9/1992);
+ Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (10/1992);
+ Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường (14/5/1993);
+ Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (3/1994);
+ Hiệp định hợp tác về du lịch (8/1994);

và một số thoả thuận hợp tác trên một số lĩnh vực như thanh niên (3/1995) và báo
chí (01/1996), văn hoá thông tin (4/1998)
3.2.2 – Tình hình đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam theo quy mô vốn
- Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong 7 tháng đầu
năm 2007, Singapore đã có 44 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Việt
Nam, với tổng số vốn trên 1,3 tỷ USD. Đồng thời có 8 dự án của các nhà đầu tư
Singapore được cấp phép tăng vốn với tổng vốn tăng thêm trên 13,3 triệu USD, đưa
Singapore đứng vị trí thứ hai trong tổng số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào
Việt Nam.
HTĐT& QMVốn
đầu tư(2012)
Tỷ lệ %
trong ASEAN
Tỷ lệ %
trong
Singapore
Tổng số 100% (1080
dự án)
100% (474
dự án)
1. XN 100% vốn
nước ngoài
36.14 18.4
- Vốn từ 50 triệu
USD trở lên
25 0.6
- Vốn từ 5 đến 50
triệu USD
38.8 8.5
- Vốn dưới 5 triệu

USD
34.8 9.2
2. XN liên doanh 55.4 74.8
22
Vốn từ 50 triệu USD
trở lên
60 9.2
- Vốn từ 5 đến 50
triệu USD
59.4 38.6
- Vốn dưới 5 triệu
USD
49.4 26.9
3. Hợp doanh 57.8 6.7
- Vốn từ 50 triệu
USD trở lên
0 0
- Vốn từ 5 đến 50
triệu USD
50 1.2
- Vốn dưới 5 triệu
USD
75 5.5
Bảng thống kê vốn Singapore đầu tư vào Việt Nam qua các năm
Năm
200
1
200
2
200

3
200
4
200
5
200
6
200
7
200
8
200
9
201
0
201
1
2012 Tổng
Số vốn
(tỷ
USD)
1.07 1.39 1.46 1.53 1.72 1.66 2.12 2.84 3.13 2.8 3.26 3.54 26.5
Nguồn: singstat.gov.sin
3 tháng đầu năm 2011, Singapore đứng thứ nhất với 16 dự án đầu tư mới tại Việt
Nam, tổng vốn đăng ký 1,078 tỷ USD; 3 dự án FDI tăng vốn đầu tư, với tổng vốn đăng
ký tăng thêm là 29,5 triệu USD ( Như biểu đồ dưới đây)
Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 3 tháng đầu năm 2011
23
- Theo số vốn đăng ký, số dự án đầu tư của doanh nghiệp Singapore hiện nay tại Việt
Nam, doanh nghiệp Singapore đang đầu tư lớn vào 5 chuyên ngành là: Kinh doanh

BĐS: 50 dự án với vốn đăng ký trên 7,6 tỷ USD; CN Chế biến, Chế tạo: 329 dự án với
vốn đăng ký trên 6,0 tỷ USD; Xây dựng: 80 dự án với vốn đăng ký trên 3,5 tỷ USD;
Nghệ thuật và giải trí: 12 dự án với vốn đăng ký trên 1,7 tỷ USD; Dịch vụ lưu trú và
ăn uống: 25 dự án với vốn đăng ký trên 1,7 tỷ USD; sau đó mới đến vận tải kho bãi
(60 Dự án - 707tr USD); Y tế và trợ giúp xã hội (11 dự án - 537Tr USD). (Theo
ông Phan Hữu Thắng - Giám đốc trung tâm nghiên cứu đầu tư nước ngoài)
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2012 THEO ĐỐI TÁC
Tính từ 01/01/2012 đến 20/1/2012(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư)
TT Đối tác
Số dự
án cấp
mới
Vốn đăng
ký cấp mới
(triệu USD)
Số lượt
dự án
tăng vốn
Vốn đăng ký
tăng thêm
(triệu USD)
Vốn đăng ký
cấp mới và tăng
thêm
(triệu USD)
1 Nhật Bản 6 8.09 2 7.08 15.17
2 Pháp 2 10.02 0 0.00 10.02
3 Hàn Quốc 4 5.43 0 0.00 5.43
4 Singapore 2 2.00 1 0.40 2.40

24
5 Trung Quốc 3 1.86 1 0.30 2.16
6 Malaysia 2 1.20 1 0.02 1.22
7 CHLB Đức 1 0.50 0 0.00 0.50
8 Thái Lan 1 0.18 0 0.00 0.18
9 Canada 2 0.17 0 0.00 0.17
10
Sierra
Leone 1 0.04 0 0.00 0.04
11 Nigeria 1 0.01 0 0.00 0.01
Tổng số 25 29.48 5 7.80 37.28
3.2.3 - Tình hình đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam theo cơ cấu
ngành
Theo nhận định chung của giới đầu tư Singapore, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi
hơn so với các nước trong khu vực, tiềm năng về bất động sản lớn, thuận lợi cho sản
xuất, xuất khẩu hàng hóa, nhất là lợi thế về biển để phát triển logistic Vậy nên, bất
chấp những biến động của dòng vốn đầu tư trực tiếp từ khu vực ASEAN vào Việt
Nam những năm qua, Singapore luôn dẫn đầu với sự gia tăng liên tục cả về số dự án,
lượng vốn và quy mô vốn của từng dự án đầu tư vào Việt Nam.
Chuyên ngành Số dự án Vốn đăng ký(tỷ USD)
KD bất động sản 50 7,6
Công nghiệp chế biến chế tạo 329 6
Xây dựng 80 3,5
Nghệ thuật giải trí 12 1,7
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 25 1,7
Vận tải kho bãi 60 0,707
Y tế và trợ giúp xã hội 11 0,537
Số liệu năm 2011, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư
25

×