Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Tình hình đầu tư ra nước ngoài của malaysia và thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của malaysia tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.27 KB, 36 trang )

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA
MALAYSIA VÀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI CỦA MALAYSIA TẠI
VIỆT NAM
Phần 1: Tổng quan về Malaysia và quan hệ đầu tư Việt Nam- Malaysia
1. Tổng quan về Malaysia
2. Quan hệ Việt Nam- Malaysia
Phần 2: Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Malaysia
1. Khái niệm chung về đầu tư ra nước ngoài
2. Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Malaysia
2.1 Tổng quan
2.2 Các đối tác đầu tư chính của Malaysia
2.3 Các ngành đầu tư chính
2.4 Các công ty của Malaysia đầu tư ra nước ngoài
Phần 3: Thực trạng đầu tư của Malaysia vào Việt Nam
1.Cơ sở mối quan hệ đầu tư
2. Thực trạng đầu tư của Malaysia vào Việt Nam hiện nay
2.1 Năm 2008
2.2 Năm 2009
2.3 Năm 2010
2.4 Năm 2011
2.5 Năm 2012
Phần 4: Đánh giá tác động của việc hợp tác đầu tư và giải pháp thúc đẩy mối
quan hệ đầu tư của hai nước.
1. Tác động của FDI đến kinh tế 2 nước
2. Giải pháp thúc đẩy mối quan hệ đầu tư
Phần 1: Tổng quan về Malaysia và quan hệ đầu tư Việt Nam- Malaysia
1. Tổng quan về Malaysia
1.1 Diện tích:
329.758 km2
1.2 Vị trí địa lý:


Malaysia nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Nam Á. Phía Tây là bán
đảo Malaysia và quần thể các đảo ở ngoài khơi, phía Bắc giáp với Thái Lan, phía
Nam giáp với Singapore. Phía Đông Malaysia giáp với phần phía Nam đảo
Borneo, Brunei và Indonesia.
1.3 Dân số:
Năm 2004 dân số Malaysia là 25,6 triệu người, năm 2005 là 26,13 triệu
người. Tỉ lệ tăng dân số là 1,91%/năm. Dự tính năm 2006, tỉ lệ tăng dân số là
1,42%. Khoảng 58% dân số Malaysia là người Malay, 27% là người Trung Quốc
và 8% còn lại là người Ấn Độ hay Pakistan.
1.4 Ngôn ngữ chính:
Tiếng Malay
1.5 Đơn vị tiền tệ: Đồng Ringgit (MYR)
1.6 Điều kiện kinh tế cơ bản
Kinh tế Malaysia đã có những bước chuyển mình. Từ một nền kinh tế phụ
thuộc chủ yếu vào nông nghiệp trong thập niên 60 của thế kỷ XX, ngày nay
Malaysia là một nền kinh tế hướng ra xuất khẩu với các ngành chủ đạo là công
nghệ cao, các ngành thâm dụng vốn và tri thức.
- GDP:
Ngân hàng Trung ương Malaysia cho biết, mặc dù phải đối mặt với khó khăn và
những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng năm 2012 kinh tế
Malaysia đã tăng trưởng 5,6%.
Chính phủ Malaysia tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng những chính sách
cải thiện môi trường kinh doanh.
- Xuất khẩu: 126,3 tỷ USD (năm 2004), 141,1 tỷ USD (năm 2005), chủ yếu là
hàng hóa chế tạo (điện tử, nhựa và hóa chất, sản phẩm gỗ, sắt thép, dầu mỏ). Xuất
khẩu chủ yếu sang các thị trường: Hoa Kỳ (chiếm 19,8%), Singapore (15,6%),
Trung Quốc (11,5%), Nhật Bản (8,4%), Thái Lan (4,6%), Hồng Kông của Trung
Quốc (4,2%) (năm 2005).
Trong năm 2012: xuất khẩu - trụ cột chính của nền kinh tế Malaysia - tiếp tục giảm
trong tháng Tám và giảm 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 55,97 tỷ ringgit

(18,34 tỷ USD), do nhu cầu yếu từ thị trường châu Âu và Trung Quốc.
- Nhập khẩu: 105,2 USD (năm 2004), 118,7% (năm 2005), chủ yếu là hàng
hóa dùng phục vụ chế tạo tại chỗ (van và đèn điện tử, các nguyên liệu công nghiệp
cơ bản và trung gian, linh kiện, phụ kiện cho thiêt bị vận tải). Nhập khẩu chủ yếu
từ các thị trường: Singapore (27,9%), Nhật Bản (11,6%), Trung Quốc (9,7%), Hoa
Kỳ (9,6%), Thái Lan (5,2%), Hàn Quốc (4,2%) (năm 2005).
2012: nhập khẩu của Malaysia lại tăng 2,8% lên 48,88 tỷ ringgit, chủ yếu là do
nước này mua nhiều máy móc và hàng hóa thiết yếu khác, đưa tổng giá trị thương
mại trong tháng 8 đạt 104,84 tỷ ringgit, thấp hơn so với mức 106,17 tỷ ringgit của
cùng kỳ năm trước.
- Việc làm: Điều kiện thị trường lao động năm 2004 có nhiều ưu đãi với tỷ lệ
thất nghiệp giảm nhẹ còn3,5%. Năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 3,6%.
Hoạt động kinh tế trong nước năng động tiếp tục tạo ra nhiều việc làm trong khi
năng suất lao động trong ngành chế tạo tăng 15,6%.
Trong năm 2012, khi cả thế giới đang đứng trước những khó khăn, thách thức về
kinh tế thì Chính phủ Malaysia công bố nhiều chính sách lớn: Tăng tiền lương tối
thiểu cho lao động khu vực tư nhân; Khởi động nhiều dự án có giá trị lớn, mỗi dự
án hàng chục tỷ đô la Mỹ. Đặc biệt khu vực Đông Malaysia (Sabah và Sarawak)
đang được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh mẽ.
- Lạm phát: Lạm phát tiếp tục thấp mặc dù chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ từ
1,2% (2003) lên 1,4% (2004) do giá hàng hóa, thuốc lá, đồ uống và giá xăng dầu
được điều chỉnh. Tuy vậy, chỉ số giá tiêu dùng vẫn kiểm soát được nhờ điều kiện
thị trường lao động tốt, làm thúc đẩy tăng năng suất lao động và mở rộng năng lực
sản xuất.
- Cán cân thanh toán: Khu vực kinh tế nước ngoài tiếp tục tăng trưởng, thể
hiện trong việc dự trữ trong nước tăng trong khi nợ nước ngoài vẫn kiểm soát
được. Dự trữ ngoại tệ đạt mức kỷ lục 253,5 tỷ ringgit (tương đương 66,7 tỷ USD)
vào cuối năm 2004. Mức dự trữ ngoại tệ lại tiếp tục tăng lên 280,2 tỷ ringgit vào
cuối tháng 4 năm 2005.
2. Quan hệ Việt Nam - Malaysia

2.1 Quan hệ Chính trị, Ngoại giao
Trước năm 1973, Malaysia chỉ có quan hệ với chính quyền Sài Gòn. Sau khi ta và
Mỹ ký Hiệp định Paris, ngày 30/3/1973 Malaysia chính thức lập quan hệ ngoại
giao với ta nhưng đồng thời vẫn giữ quan hệ với chính quyền Sài Gòn. Sau khi ta
giải phóng miền Nam (1975), Malaysia là nước đầu tiên trong ASEAN công nhận
chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Năm 1976, hai
nước lập ĐSQ ở thủ đô mỗi nước. Quan hệ hai nước băng giá khi ta đưa quân vào
Campuchia (1979).
Từ cuối năm 1991, cùng với chuyển biến chung của cục diện quốc tế và khu vực,
đặc biệt là việc ký Hiệp định Paris về Campuchia, cũng như việc ta triển khai chính
sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, quan hệ Việt Nam - Malaysia đã
chuyển sang một giai đoạn phát triển mới về chất và ngày càng được củng cố và
phát triển trên nhiều lĩnh vực cả song phương cũng như trong khuôn khổ ASEAN.
Năm 1994 hai nước thiết lập quan hệ Đảng cầm quyền. Tháng 2/1994, Hội Hữu
nghị Việt-Mã, Mã-Việt đã được lập ở mỗi nước. Tháng 9/1995, hai nước đã lập Uỷ
ban hỗn hợp Việt Nam-Malaysia. UBHH đã họp 3 kỳ (tại Kuala Lumpur tháng
9/1995, tại Hà Nội tháng 10/1996, tại Kuala Lumpur tháng 3/2003 và tại Hà Nội từ
9-10/3/2006). Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đang phát
triển tốt đẹp. Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao và các cấp, các ngành.
Hai nước đã tổ chức tốt kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam–Malaysia (30/3/1973-30/3/2003)
Năm 2013 đánh dấu 40 năm Việt Nam và Malaysia chính thức thiết lập quan hệ
ngoại giao. Với 13 hiệp định hợp tác được ký kết trên nhiều lĩnh vực, mối quan hệ
hợp tác toàn diện Việt Nam và Malaysia đã có nhiều chuyển biến to lớn.
Tên các Hiệp định đã ký giữa hai nước:
Đến nay 2 nước đã ký 13 Hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực:
- Hiệp định về các chuyến bay giữa và qua lãnh thổ hai nước (ký ngày
15/10/1978)
- Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (ký ngày 21/01/1992).
- Hiệp định hàng hải (ký ngày 31/3/1992).

- Hiệp định về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật (ký ngày 20/4/1992).
- Hiệp định hợp tác bưu điện và viễn thông (ký ngày 20/4/1992).
- Hiệp định thương mại (ký ngày 11/8/1992).
- Hiệp định thanh toán song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và
Ngân hàng Quốc gia của Malaysia (ký tháng 3/1993).
- Hiệp định hợp tác Khoa học, công nghệ về Môi trường (tháng 12/1993).
- Hiệp định về hợp tác du lịch (ký ngày 13/4/1994).
- Hiệp định hợp tác văn hoá (ký tháng 4/1995).
- Hiệp định tránh đánh thuế trùng (ký 07/9/1995).
- Hiệp định hợp tác Thanh niên và Thể thao (ký 14/6/1996).
- Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông (25/9/2001).
2.2 Quan hệ Kinh tế
· Kim ngạch buôn bán hàng năm với Việt Nam trong 3 năm qua: (đơn vị tính
USD)
Năm Việt Nam xuất Việt Nam nhập Tổng KN
2007 1,389,950,130 2,289,697,234 3,679,647,364
2008 1,955,264,507 2,596,052,385 4,551,316,892
2009 1.681.601.713 2.504.734.791 4.186.336.504
2010 2,093,117,890 3,413,391,716 5,506,509,606
6 tháng đầu
2011
1,250,643,798 1,860,169,430 3,110,813,228

· Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chính: (USD) 6 tháng đầu năm 2011
Malaysia Đơn vị Số lượng Giá trị USD
Dầu thô Tấn 473,941 394,381,987
Gạo Tấn 309,454 162,819,437
Cao su Tấn 21,485 95,676,340
Sắt thép các loại Tấn 64,551 71,257,256
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ

tùng USD 37,160,045
Xăng dầu các loại Tấn 48,768 36,783,882
Cà phê Tấn 14,401 33,006,944
Điện thoại, linh kiện USD 0 31,086,093
Máy vi tính, sản phẩm điện tử USD 0 29,566,238
· Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính: (USD) 6 tháng năm 2011
Malaysia Đơn vị Số lượng Giá trị USD
Dầu mỡ động thực vật USD 0 237,069,963
Dầu thô Tấn 3,229 188,982,547
Xăng dầu các loại Tấn 269,664 184,345,733
Máy vi tính, điện tử, linh kiện USD 177,712,207
Sắt thép các loại Tấn 251,488 175,441,055
Chất dẻo nguyên liệu Tấn 65,161 118,346,511
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng USD 0 103,135,271
· Tình hình đầu tư của Malaysia vào Việt Nam
Tính đến tháng 6 năm 2011, Malaysia có 386 dự án với tổng số vốn đăng ký là gần
19 tỉ USD, đứng thứ 5 trong số hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực
tiếp vào Việt Nam.
Trong đó, riêng 6 tháng đầu năm 2011, Malaysia có 11 dự án với số vốn đăng ký là
347 triệu USD.
· Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác với
Phòng Thương mại và Công nghiệp Malaysia vào ngày 25 tháng 2 năm 2004,
tại Hà Nội.
Phần 2: Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Malaysia
1. Khái niệm chung về đầu tư ra nước ngoài
Các định nghĩa về đầu tư
• Đầu tư là bỏ nhân lực, tài lực, vật lực vào công việc gì dựa trên cơ sở tính
toán kinh tế xã hội (Từ điển tiến việt, viện ngôn ngữ học- viện kha học xã
hội và nhân văn
• Đầu tư là sự hy sinh tiêu dùng hiện tại nhằm tăng tiêu dùng tương lai

(Samuelson Nordhaus)
• Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực với mong muốn tăng năng lực sản xuất
hay tăng thu nhập tương lai
=> Đầu tư là việc sử dụng vốn vào một hoạt động nhất định nhằm thu lợi
nhuận hoặc lợi ích kinh tế - xã hội
Đầu tư nước ngoài được chia làm 2 loại là Đầu tư trực tiếp và Đầu tư gián tiếp.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt
là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước
khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước
ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.Tổ chức Thương
mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở
một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương
diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần
lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các
cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là
"công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (thường được viết tắt là FPI | Foreign Portfolio
Investment) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động
mua tài sản chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm
theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp giống
như trong hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm :
- Thực hiện sáp nhập và mua lại doanh nghiệp: là hình thức FDI trong đó hai hay
nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh
nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại
một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết
dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào
- Đầu tư phát triển kinh doanh : là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua
sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức

này làm tăng khối lượng đầu tư vào.
- Thành lập tổ chức kinh tế (100% vốn liên doanh): đây là hình thức các công ty
hay xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài và do
bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả
kinh doanh. Đặc điểm của các công ty này là:
+ Được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và là một pháp
nhân mới ở nước nhận đầu tư.
+ Hoạt động dưới sự chi phối của Luật pháp nước nhận đầu tư.
- Theo hình thức hợp đồng: đây là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư
nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước (nước nhận đầu tư) để tiến hành một hay
nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách
nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập một công ty, xí nghiệp
hay không ra đời một tư cách pháp nhân mới nào.Hình thức đầu tư trực tiếp nước
ngoài này có đặc điểm:
+ Cả hai bên cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký kết
giữa các bên về sự phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ.
+ Không thành lập một pháp nhân mới, tức là không cho ra đời một công ty
mới.
+ Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận, phù hợp
với tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu của hợp
đồng.
Vấn đề vốn kinh doanh không nhất thuyết phải được đề cập trong văn bản
hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Các hình thức khác : Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế, thực
hiện những hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao
Đầu tư ra nước ngoài chính là đầu tư nước ngoài của một quốc gia đối với phần
còn lại của thế giới, hay có thể hiểu là hình thức một chiến lược kinh doanh của
một công ty trong nước mở rộng hoạt động ra nước ngoài hoặc thông qua một lĩnh
vực đầu tư , sáp nhập , mua lại hoặc mở rộng một cơ sở nước ngoài hiện có. Sử
dụng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một sự tiến triển tự nhiên cho các công ty

như cơ hội kinh doanh tốt hơn sẽ có sẵn ở nước ngoài khi thị trường trong nước trở
nên quá bão hòa.
Trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa, đầu tư nước ngoài là một lực lượng
mạnh mẽ trong nền kinh tế của hầu hết các quốc gia. Các nhà đầu tư hoạt động để
tận dụng các cơ hội đầu tư sinh lợi ở nước ngoài, trong khi chính phủ muốn để thúc
đẩy nền kinh tế của họ có chính sách để làm cho đất nước của họ hấp dẫn đối với
các nhà đầu tư nước ngoài. Khi một quốc gia nhận đầu tư từ nước ngoài, đó là đầu
tư nước ngoài vào bên trong. Khi một nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài,
nó được gọi là đầu tư nước ngoài ra nước ngoài. Mỗi đầu tư nước ngoài vào bên
trong và bên ngoài, tùy thuộc vào quốc gia có quan điểm , chính sách riêng.
2. Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Malaysia
2.1 Tổng quan
Các công ty của Malaysia đã bắt đầu đầu tư ra nước ngoài từ những năm 70 , tuy
nhiên chỉ từ đầu thập kỉ 90 , dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của nước này mới thật
sự trở thành điểm đáng chú ý của nền kinh tế nước này .Malaysia đang nổi lên như
là nhà đầu tư lớn thứ 5 trong số các quốc gia đang phát triển của khu vưc châu Á
( UNCTAD 2005 ) . Dòng OFDI của Malaysia đã tăng từ 0,45 tỷ RM trong năm
1980 lên đến 10,41 tỷ RM năm 1997 và đạt tới 36,7 tỷ RM năm 2007. Lần đầu
tiên trong năm 2007 , dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của Malaysia cao hơn dòng
vốn thu hút vào trong nước . Và xu hướng này tiếp tục được giữ trong những năm
tiếp theo .

Những năm gần đây , nguồn vốn FDI chảy vào Malaysia liên tục giảm khá
mạnh , thậm chí xếp sau cả Việt Nam trong khu vực . Ngược lại dòng vốn đầu tư ra
các thị trường ngoài liên tục tăng cao thậm chí vào loại cao nhất trong khu vực
Đông Nam Á . Trong năm 2011, lượng FDI mà Malaysia nhận được là 36,62 tỷ
RM trong khi nước này đã đầu tư ra nước ngoài 46,69 tỷ RM. Dòng OFDI của
Malaysia trung bình trong giai đoạn 1999-2008 chiếm khoảng từ 2%-4% GDP
Sự tăng lên nhanh chóng của dòng OFDI của nước này từ năm 2005 là do : nền
kinh tế Malaysia đã có được những phát triển ấn tượng trong một thời gian tương

đối , trở thành một trong những quốc gia phát triển nhất Đông Nam Á , mức sống
của người dân Malaysia tăng rõ rệt và tất nhiên đi cùng với đó là chi phí lao động
tăng cao . Điều này gây nên sự khó khăn tương đối với các doanh nghiệp nước này
khi một trong những thế mạnh trước đây của họ là nguồn nhân công rẻ . Sự suy
giảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu do chi phí lao động cao cùng với sự thay đổi
cấu trúc nền kinh tế Malaysia , áp lực cạnh tranh từ toàn cầu hóa cũng như mở cửa
thương mại ngày càng tăng khiến đã buộc các doanh nghiệp Malaysia phải tự tìm
hướng đi mới cho mình . Hơn nữa chính phủ nước này cũng có những chính sách
khuyến khích các công ty trong nước đầu tư chiếm lĩnh những thị trường mới . Đặc
biệt ttrong thời gian nhiệm kì của thủ tướng Mahathir , người đã từng là một tiến
sĩ kinh tế , ông đã kêu gọi các doanh nghiệp của Malaysia phải “ Di chuyển ra
nước ngoài – Mở rộng quy mô – Thay đổi công nghệ cao ” . Chính phủ Malaysia
cũng khuyến khích cả công ty nhà nước và công ty tư nhân phải biết tận dụng cơ
hội nhanh chóng đi tìm các dự án đầu tư ra nước ngoài với lợi nhuận cao . Trên
thực tế Chính phủ đưa ra rất nhiều biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp đầu
tư ra nước ngoài đặc biệt với những ngành không còn cạnh tranh trong nước .Một
trong những chính sách đáng chú ý là tự do tài khoản vốn được thực hiện bởi ngân
hàng Negara Malaysia với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư trực tiếp
nước ngoài .
Chính phủ hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài tại Malaysia có ba hình thức chính : (1)
miễn thuế, ưu đãi về thuế và các quỹ đặc biệt, (2) đầu tư đảm bảo thỏa thuận, (3)
cơ quan đại diện thương mại và đầu tư, và (4) tổ chức hỗ trợ
Nhờ đó mà nguồn đầu tư ra nước ngoài của Malaysia luôn được xếp hạng khá
cao trên bản đồ thế giới
Ta
Có thể thấy Malaysia luôn nằm trong top 50 nước có lượng vốn đầu tư ra nước
ngoài cao nhất thế giới . Điều này là một bước tiến lớn đối với một nước đang phát
triển như Malaysia trong quá trình nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh chiếm
lĩnh thị trường của các công ty trong nước .
2.2 Các đối tác đầu tư chính của Malaysia

Malaysia có dòng vốn đầu tư chảy vào hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới . Qua bảng trên chúng ta có thể thấy ASEAN là điểm đầu tư lớn nhất
của Malaysia năm 1991 ( chiếm 33,8%) với quốc gia nhận được lượng vốn lớn
nhất là Singapore (chiếm 32,16%) . Lượng vốn Malaysia đầu tư vào các nước
ASEAN tăng từ 0,4 tỷ MYR năm 1991 lên đến 3 tỷ MYR năm 1998 . Sau khi
hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính , tổng lượng vốn Malaysia đầu tư vào
ASEAN dù dao động nhưng vẫn tăng lên 7,9 tỷ MYR vào năm 2005. Tuy nhiên
đén năm 2006 nguồn vốn Malaysia đầu tư vào các nước ASEAN sụt giảm
nhanh chóng chỉ còn 6,5 tỷ MYR vào năm 2006 (chiếm 4,56%). Ngay cả tỉ
trọng vốn đầu tư ra nước ngoài của Malaysia vào một số đối tác quan trọng
khác cũng giảm mạnh như : Hồng Kong , Nhật Bản , EU-15 . Các dòng vốn của
Malaysia có xu hướng đổ về Labuan ngày càng lớn ( chiếm 85,59%) vào năm
2006 . Labuan là một lãnh thổ Liên Bang của Malaysia , được biết đến như một
trung tâm tài chính và thương mại quốc tế . Các công ty của Malaysia khi đầu
tư vào đây sẽ được miễn nhiều loại thuế , vị trí địa lí không quá cách biệt . Hơn
nữa Labuan còn nằm sát Brunay , một đất nước giàu có với thu nhập cao hay sử
dụng các sản phẩm và dịch vụ của Labuan .

Malaysia cũng tiến hành tìm kiếm cư hội đầu tư tại một số nước phát triển như
Mỹ , Vương quốc Anh , Hà Lan và cả một số nước đang phát triển tại châu Phi .
Malaysia được coi là một trong 10 nguồn đầu tư lớn nhất vào châu Phi (theo
UNCTAD 2005).

2.3 Các ngành đầu tư chính
Malaysia đầu tư ra nước ngành chủ yếu vào các ngành dịch vụ , tiện ích , sản
xuất chế tạo , sản xuất dầu và khí đốt . Những ngành này chiếm đến khoảng
92% vốn đầu tư của Malaysia ra nước ngoài .Ngân hàng Negara Malaysia đã
thống kê rằng trong đầu tư vào các ngành dịch vụ thì chiếm tỉ trọng cao nhất là
các dịch vụ tài chính, bảo hiểm và kinh doanh (43%) , tiếp đến là giao thông
vận tải và truyền thông (20%) , tiện ích -cung cấp gas, điện và nước(20%) ,

thương mại bán lẻ , khách sạn nhà hàng (12%).
Đầu tư vào sản xuất chế biến ở nước ngoài chủ yếu vào 3 ngành chính : chế
tạo sản phẩm kim loại , máy móc, thiết bị (48%) ; thực phẩm , đồ uống và
thuốc lá (14%) ; hóa chất và dầu khí liên quan đến ngành công nghiệp (10%)
( Ngân hàng Negara Malaysia 2006) . Các công ty Malaysia khá quan tâm đến
việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chế biến chủ yếu là do chi phí sản xuất thấp ở
nước ngoài để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Việc đầu tư vào các ngành giao thông vận tải và viễn thông được đầu tư chủ yếu
bởi các công ty có liên doanh với các công ty nước ngoài tại các nước Indonesia ,
Thái Lan , Pháp , Sri Lanka và Bangladesh . Việc đầu tư vào đây được thúc đẩy bởi
tiềm năng phát triển cùng mối quan hệ sẵn có tại thị trường các nước này .
Malaysia đầu tư vào ngành khai thác chế biến tài nguyên khoáng sản ở nước
ngoài chủ yếu thông qua hoạt động của tập đoàn dầu khí quốc gia PETRNAS .
Việc đầu tư dựa vào những kiến thức và kinh nghiệm sẵn có từ ngành khai thác và
chế biến gas và khí đốt từ công nghiệp nội địa . Dựa trên nhu cầu ngày càng tăng
của thế giới về năng lượng , tập đoàn này đã đặt ra cho mình chiến lược đầu tư và
mở rộng ra toàn cầu .
Malaysia cũng có đầu tư vào nông nghiệp và chủ yếu là đầu tư vào cọ . Trong
hơn một thập kỉ , Malaysia trở thành điểm đến của dòng vốn đầu tư của Malaysia
trong việc canh tác cọ lấy dầu . Với việc nhu cầu dầu cọ trên thế giới đang tăng lên,
các công ty Malaysia lại có đủ kinh nghiệm và công nghệ trong chế biến dầu cọ
nên các dự án đầu tư tiếp tục tăng cả về số lượng và quy mô.
Về lĩnh vực xây dựng , Malaysia chủ yếu đầu tư vào các quốc gia đang phát triển
tại châu Á , châu Phi mà chủ yếu là Ấn Độ , Nam Phi , Trung Quốc , Campuchia
và Indonesia. Dựa vào những kinh nghiệm xây dựng dân dụng trong nước , mặc
dù gặp phải nhiều cạnh tranh , các công ty của Malaysia đã thành công trong việc
đầu tư xây dựng các công trình lứn như đường sá , cầu , hải cảng ,sân bay cũng
như việc xây dựng các khu đô thị và hệ thống cung cấp điện nước .
2.4 Các công ty của Malaysia đầu tư ra nước ngoài
Đầu tư ra nước ngoài của Malaysia chủ yếu qua hình thức công ty mẹ đầu tư vào

các công ty con hay chi nhánh hoặc mở rộng các chi nhánh ra nước ngoài.
Tập đoàn dầu khí Malaysia Petronas là tập đoàn duy nhất của Malaysia lọt vào
top 100 công ty xuyên quốc gia lớn nhất thế giới , được xếp hạng dựa theo tài sản
tại nước ngoài vào năm 2004 . Ngoài ra Malaysia có 6 công ty thuộc top 100 công
ty xuyên quốc gia lớn nhất của các nước đang phát triển , xếp hạng dựa trên tài sản
tại nước ngoài . Điều thú vị là có đến 4 trong 6 công ty này là liên doanh với Chính
phủ
Ngoài ra một số công ty khác của Malaysia đầu tư ra nước ngoài để có được
nguồn nguyên liệu giá rẻ rồi chuyển về nước để chế biến . Điển hình là 2 công ty
Felda và KL Kepong của Malaysia . Hai công ty này đầu tư sang Indonesia nơi giá
đất và nhân công khá rẻ để trồng cọ rồi xuất khẩu lại trở về nước sau đó chế biến
sản phẩm rối xuất khẩu sang Trung Quốc .
Kết luận : Trong năm 2012 vừa qua , Malaysia tiếp tục đầu tư một cách mạnh mẽ
ra nước ngoài . Tính hết ngày 31/3/2012 , lượng OFDI của Malaysia đạt 16,91 tỷ
RM gấp đôi lượng FDI mà đất nước này thu hút được (7,48 tỷ RM ). Nhiều ý kiến
tỏ ra lo ngại về vấn đề này đối với nền kinh tế . Tuy nhiên theo ông Noruddin
(Malaysia Investment Development Authority CEO ) cho rằng : “ Nguồn vốn
OFDI không phải là một điều xấu . Ở trường hợp của đất nước chúng ta các công
ty phải có những bước tiến đầu tư ra nước ngoài để đạt được thành công ở những
thị trường mới . … Thị trường nội địa của Malaysia vô cùng nhỏ . Tại sao lại phải
hạn chế bản thân ở một thị trường nội địa bé nhỏ chỉ khoảng 28 triệu dân trong khi
chúng ta có thể có được hàng tỷ khách hàng và nhân lực trên khắp thế giới? Chúng
ta cần công ty của mình trở thành những công ty toàn cầu ”. Và thực tế cũng đã
chứng minh , từ 2007 đến nay mặc dù lương vốn OFDI của Malaysia đã vượt xa
lượng FDI thu hút được nhưng nền kinh tế đất nước này vẫn phát triển khá mạnh
mẽ và các công ty có sức cạnh tranh hơn .
Tổng lợi nhuận , cổ tức đổ về các công ty tại Malaysia khi đầu tư tại nước ngoài
đã tăng từ 0,4 tỷ RM năm 1999 lên đến 4,1 tỷ RM năm 2005. Năm 2012, đầu tư ra
nước ngoài đóng góp 25,2% vào GDP của Malaysia.


Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận , càng đầu tư ra nước ngoài nhiều , nền kinh tế
Malaysia sẽ càng dễ bị tổn thương bởi những biến động kinh tế toàn cầu như các
cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới .
Phần 3: Thực trạng đầu tư của Malaysia vào Việt Nam
2.1 Cơ sở mối quan hệ đầu tư
Malaysia và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về địa lý cũng như điều kiện
tự nhiên. Cùng nằm ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, một khu vực phát triển
năng động, trong nhiều năm gần đây đã đón nhận nhiều luồng vốn vào đầu tư, cùng
là các quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu nhiệt đới gió
mùa thuận tiện cho trồng các cây nông nghiệp làm mặt hàng xuất khẩu chính, tài
nguyên biển và rừng phong phú góp phần vào việc phát triển lâm ngư nghiệp, cả
Việt Nam và Malaysia đều đối mặt với những cơ hội cũng như thách thức trong
tương lai khi mang trong mình những tiềm năng tự nhiên to lớn. Sự tương đồng
khiến cho con đường phát triển của hai quốc gia này có nhiều điểm trùng lặp, và do
đó mỗi đất nước đều có thể rút ra bài học kinh nghiệm dựa trên những chính sách
thành công hay thất bại của quốc gia kia. Việc thiết lập quan hệ đầu tư giữa
Malaysia và Việt Nam vừa là sự nâng đỡ, trợ giúp lẫn nhau trên bước đường phát
triển, vừa là cơ hội để học hỏi từ những sai lầm và thành công của đối tác để đạt
được những thành tựu đặc sắc trong tương lai.
Malaysia và Việt Nam đều là 2 quốc gia có nền nông nghiệp và khai khoáng phát
triển. Do đó hai quốc gia này có thể kết hợp với nhau trong việc đầy mạnh sản xuất
nông nghiệp thông qua việc áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào canh tác, giúp đỡ nhau
hạn chết dần trong việc xuất khẩu các nguyên liệu thô mà chuyển dần sang các sản
phẩm đã qua chế biến.
Nền công nghiệp của Việt Nam chưa đạt đến sự phát triển như Malaysia. Đặc
biệt, chính sách phát triển công nghiệp của chính phủ Malaysia đã góp phần đưa
công nghiệp chế tạo của Malaysia đi lên, trong đó nổi trội là lắp ráp điện tử, ô tô,
những ngành mà nền công nghiệp Việt Nam chưa phát triển, còn nhiều yếu kém.
Do đó, cần có một sự đầu tư của Malaysia vào Việt Nam trong lĩnh vực lắp ráp.
Malaysia có cơ hội tìm kiếm nguồn nguyên liệu rẻ trong một thì trường dồi dào

nhu cầu và sức mua, còn Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tư và học hỏi những
kinh nghiệm cần thiết trong lĩnh vực kinh tế rất nhiều tiềm năng này.
Malaysia có lịch sử giao thương rất lâu đời, và do đó, so với Việt Nam, đây là
một nước có thời gian nhận đầu tư nước ngoài lâu dài hơn hẳn. Do dó, Malaysia có
được nhiều kinh nghiệm hơn Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
cũng như trong cách quản lý và sử dụng vốn sao cho hiệu quả. Thu hút đầu tư nước
ngoài Malaysia vào Việt Nam là một cơ hội tốt để Việt Nam học hỏi từ đất nước đi
trước này những kinh nghiệm, khả năng quản lý đối với đầu tư nước ngoài, nhanh
chóng bắt kịp với các nước khác trong khu vực trong lĩnh vực thu hút FDI.
Malaysia là một đất nước với cơ sở hạ tầng tương đối ổn định và một lực lượng
lao động có chất lượng cao. Ngược lại, Việt Nam, một đất nước đang nằm trong
giai đoạn "tỉ lệ vàng" về dân số, lại thiếu thốn về trang thiết bị, cơ sỏ hạ tầng cũng
như nguồn nhân lực bị giới hạn về mặt chuyên môn. Do đó cần thu hút đầu tư
Malaysia vào Việt Nam trong lĩnh vực hạ tầng và giáo dục. Áp dụng những thành
tựu của Malaysia, Việt Nam có thể nâng cao chất lượng lao động để phù hợp với
yêu cầu ngày càng cao về tay nghề chuyên môn khi đất nước ta hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tê thế giới.
Xúc tiến quan hệ thương mại với Malaysia sẽ tạo điều kiện gián tiếp cho hoạt
động thu hút nhiều hơn nữa các công ty Malaysia đến đầu tư tại Việt Nam. Tăng
cường giao dịch buôn bán với Malaysia giúp Việt Nam ngày càng hoà nhập hơn
nữa vào thị trường thế giới, vào xu hướng toàn cầu hoá thương mại hoá từ đó tạo
điều kiện cho Việt Nam tham gia đầy đủ hơn nữa vào cộng đồng quốc tế. Bên cạnh
đó, Việt Nam có điều kiện để cải thiện hơn nữa mạng lưới buôn bán của mình với
các nước ASEAN, giúp cho Việt Nam theo kịp nhịp độ tự do buôn bán với các
nước trong cùng khối, mở đường cho sự tham gia toàn diện của Việt Nam vào các
hoạt động hợp tác kinh tế với các thành viên của khối. Hợp tác với Malaysia sẽ là
cách tốt nhất để Việt Nam tiếp cận và chia sẻ những công nghệ và kinh nghiệm
quản lý tiên tiến. Bên cạnh đó, Malaysia có nhiều kinh nghiệm trong phát triển
kinh tế mà Việt Nam có thể học hỏi được như xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp
điện tử và công nghiệp thực phẩm.

Việt Nam và Malaysia đều là những đất nước dồi dào về tài nguyên du lịch.
Malaysia là quốc gia có ngành công nghiệp du lịch phát triển nhất trong khu vực
ASEAN và có những điều kiện văn hóa – xã hội tương đồng với Việt Nam. Đây
cũng là đất nước rất thành công trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch,
đặc biệt là thương hiệu ”Malaysia – Châu Á đích thực” (Malaysia - Truly Asia).
Bên cạnh đó, Chính phủ Malaysia cũng rất quan tâm đầu tư cho ngành du lịch, đặc
biệt là phát triển cơ sở hạ tầng du lịch với 184,94 triệu USD giai đoạn 1996-2000
và khoảng 630 triệu USD giai đoạn 2001-2005. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch
thế giới, năm 2010, Malaysia là một trong 10 nước trên thế giới có lượng khách du
lịch quốc tế đến nhiều nhất với 24,5 triệu lượt khách và doanh thu du lịch đạt 180,8
tỷ USD. Trong kế hoạch phát triển kinh tế của Malaysia, du lịch được xác định là
ngành mang lại nguồn ngoại tệ lớn nhất và tạo ra nhiều việc làm cho đất nước. Do
đó, hấp dẫn khách du lịch Malaysia là một thách thức khó khăn nhưng sẽ mang lại
rất nhiều lợi nhuận.
Việt Nam hấp dẫn du khách Malaysia bởi nét văn hóa và phong cách sống độc đáo
cùng với sự đa dạng, đặc sắc của hệ thống các bảo tàng, di tích lịch sử, các danh
lam thắng cảnh, mua sắm, ẩm thực… Việt Nam còn là đất nước có sự ổn định về
chính trị; quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển và được nâng lên một
tầm cao mới; kinh tế Malaysia có sự tăng trưởng cao và bền vững; giữa hai nước
có các chuyến bay thẳng, thời gian bay ngắn (dưới 4 tiếng); hợp tác du lịch trong
các nước ASEAN được ưu tiên.
Tuy nhiên, Việt Nam còn thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch đạo
Hồi, đặc biệt là thiếu hệ thống nhà hàng phục vụ các món ăn Hồi giáo (Hala food).
Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch của các nước ngày càng trở
nên khốc liệt. Rất nhiều nước coi Malaysia là một thị trường quan trọng và tập
trung tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá nhằm thu hút khách du lịch
Malaysia, trong khi Việt Nam bị coi là kém cạnh tranh về giá các dịch vụ du lịch so
với các nước trong khu vực.
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, chính phủ Malaysia đã thực hiện chính sách
kinh tế mới, tự do hoá kinh tế, khuyến khích tư nhân tham gia phát triển kinh tế,

đẩy mạnh công nghiệp thay thế nhập khẩu và chế biến hàng xuất khẩu, thu hút đầu
tư nước ngoài, quản lý xã hội và kinh tế bằng luật pháp. Bên cạnh đó, chính sách
định hướng thị trường xuất khẩu rất nhanh chóng và nhạy bén giúp Malaysia luôn
ổn định thị trường trước các biến động kinh tế thế giới, không phụ thuộc nhiều vào
các thị trường truyền thống. Malaysia đã trở thành một trong mười nước xuất khẩu
hàng đầu thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt từ 200 tỷ USD trở lên. Do vậy,
Malaysia là một thị trường xuất khẩu khá ổn định và đầy tiềm năng đối với Việt
Nam.
2.2 Thực trạng đầu tư của Malaysia vào Việt Nam hiện nay ( trong 5 năm gần đây )
Top 20 nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ 1990 - 2010
Nhìn chung, Malaysia luôn là đối tác quan trọng của Việt Nam. Xét cả giai
đoạn hợp tác đầu tư lâu dài 1990-2010, Malaysia là đối tác lớn thứ 5, chiếm 9.5 %
tổng lượng vốn đầu tư tại Việt Nam. Nhiều dự án đầu tư đã được triển khai, các dự
án này tập trung vào lĩnh vực như công nghiệp, năng lượng, sản xuất điện, hợp tác
trong lĩnh vực dầu khí, hợp tác trong lĩnh vực xây dựng trung tâm thương mại,
khách sạn. Với những dự án này đã góp phần thúc đẩy quan hệ đầu tư, đồng thời
góp phần tăng trưởng quan hệ về thương mại giữa Việt Nam và Malaysia. Chúng ta
cùng nhìn lại thực trạng đầu tư trong 5 năm gần đây của Malaysia vào Việt Nam.

2.2.1 Năm 2008
Năm 2008 là năm đánh dấu sự trỗi dậy của làn sóng đầu tư Malaysia vào Việt
Nam.Chín tháng đầu năm 2008,Malaysia đã vượt qua các nhà đầu tư truyền thống
luôn dẫn đầu về vốn đăng ký vào Việt Nam đến từ Nhật, Đài Loan, Singapore, Hàn
Quốc… để trở thành nhà đầu tư có vốn đăng ký cao nhất ở Việt Nam. Theo đó ghi
nhận một luồng vốn đầu tư nước ngoài cao chưa từng có, đạt hơn 57 tỉ đô la Mỹ
với 885 dự án được cấp phép. Đặc biệt, đây được xem là thời kỳ đầu tư nhiều nhất
của Malaysia từ trước đến nay ở thị trường Việt Nam. Cả nước thu hút được hơn
9.580 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký hơn 142,2 tỉ đô la Mỹ.
Malaysia có 281 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 17,7 tỉ đô la Mỹ, đứng thứ hai về
vốn đăng ký sau các nhà đầu tư đến từ Đài Loan (tổng vốn đăng ký hơn 19,46 tỉ đô

la Mỹ).
Danh sách 20 quốc gia đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2008
Các dự án đầu tư nổi bật :
- Dự án lớn nhất đưa Malaysia vươn lên vị trí dẫn đầu ở Việt Nam là liên doanh
xây dựng khu liên hợp thép ở Ninh Thuận giữa Tập đoàn Lion của Malaysia và
Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Dự án có tổng công suất
14,42 triệu tấn thép thô/năm này đã đóng góp gần 10 tỉ đô la Mỹ vào tổng vốn cam
kết đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2008
Thật ra, dự án thép nói trên không phải là dự án đầu tiên của Lion ở thị trường Việt
Nam. Nhà đầu tư đa ngành này đã đến Việt Nam hơn bốn năm nay thông qua công
ty con là Parkson, với ngành nghề kinh doanh là phân phối mở trung tâm thương
mại bán lẻ.
Parkson đã nhanh chóng mở 5 trung tâm thương mại chuyên bán hàng thời trang
cao cấp tại các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội và Hải Phòng. Hiện Parkson
đang cố gắng tìm thêm nhiều địa điểm mới nhằm nhân rộng mô hình kinh doanh
hàng thời trang cao cấp lên khoảng 8-10 trung tâm ở Việt Nam.
- Lĩnh vực xử lý môi trường cũng là một thế mạnh của các doanh nghiệp Malaysia.
Tập đoàn Gamuda khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước thải thuộc dự án
công viên Yên Sở, ở Hà Nội. Dự án có nhiều hạng mục, trong đó nhà máy xử lý
nước thải có diện tích 8,8 héc ta với tổng vốn đầu tư ước tính 233 triệu đô la Mỹ

×