Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.08 KB, 3 trang )

Phân tích hình ảnh người lái đị
... “Người lái đị sơng Đà” là một ví dụ khi đã khám phá “chất vàng mười” nơi con người Tây Bắc
giản dị mà rất mực anh dũng: một vẻ đẹp khỏe khoắn của ông đò Lai Châu trong vượt thác, leo
ghềnh, là minh chứng cho ý thơ của Tố Hữu viết cách đây vài chục năm:
“Yêu biết mấy, những con người đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên”
Ơng lái đị ở Lai Châu, nhà ngay tại ngã ba sông Đà. Làm nghề lái đị mười năm, con sơng chính là
một phần máu thịt chảy trong huyết quản để ông dành hết tâm tư thấu hiểu tường tận, cặn kẽ
dịng sơng. Ở cái tuổi 70 bên kia sườn dốc cuộc đời, người lái đị hiện lên với “thân hình cao to và
gọn quánh”, tay “lêu nghêu”, giọng “ào ào như nước” hay bả vai có “vết của nâu trịn” mà nhà văn
coi là thứ “huân chương siêu hạng”. Bằng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm, hình ảnh ví von độc đáo,
Nguyễn Tuân đã chạm khắc vào tiềm thức của người đọc một hình ảnh nhân vật người lái đị gần
gũi với với môi trường lao động trên sông nước, suốt một đời chiến đấu với sông Đà để tồn tại và
xây dựng q hương Tây Bắc. Ơng lão cũng khơng có tên được nhắc tên bởi ông là đại diện cho lớp
người lao động vơ danh mà ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu. Những dòng chữ ấy chấp nên khơng chỉ
để giới thiệu một con người mà cịn để ca ngợi sự gắn bó, yêu quý nghề.
Những nét tả ngoại hình của văn nhân cho thấy người lái đò thực sự là người từng trải, thành
thạo trong nghề. Và chứng minh điều ấy, tác giả đã đặt nhân vật mình vào một hồn cảnh khốc liệt
nhất mà ở đó, những phẩm chất gan dạ và tài hoa được bộc lộ. Ấy chính là cuộc vượt thác nguy
hiểm chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối phương hiện ra với diện
mạo và tâm địa “kẻ thù số một của con người”. Vốn am hiểu điện ảnh lại có lợi thế là bố cục tán tụ của thể loại tùy bút, Nguyễn Tuân như thể một nhà quay phim lão luyện lúc tả bao quát, lúc
quay cận cảnh để thâu tóm cục diện cuộc chiến trọn vẹn nhất. Bắt đầu từ thế trận với dàn đá hậu,
đá tướng, đá tiền vệ hùng hậu dữ dằn với “mặt hịn đá nào trơng cũng ngỗ ngược, hịn nào cũng
nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này” cùng trận đồ bát quái nhiều thủ đoạn nham
hiểm: ba trùng vi, tập đoàn cửa sinh cửa tử, hệ thống boongke hay pháo đài đá chìm nổi, Ân Ngũ
Tuyên đã huy động mọi trường từ vựng quân sự, võ thuật, thể thao đặc sắc nhất để cực tả sự
chuẩn bị kỹ càng của kẻ thù. Ấy vậy mà ơng lái đị lại chỉ sở hữu độc một con thuyền sáu mái chèo.
Ở trùng vi đầu tiên, sông Đà khơng khoan nhượng bày ra năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa
sinh, “cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sơng”, mục đích chính là “ăn chết cái thuyền”. Các ngón địn
về tâm lý như thanh âm trận tiến “hò la vang dậy”, “thanh la não bạt” hay cái điệu “hất hàm”,
“thách thức” cùng cộng hưởng tạo nên khơng khí áp đảo để mở đường cho các địn tấn cơng đều


hiểm hóc. Sóng nước “đá trái”, “thúc gối”, “đội cả thuyền lên”, “túm lấy thắt lưng ông đị địi lật
ngửa mình ra” rồi lại giở ngón địn thâm độc nhất là “bóp chặt lấy hạ bộ người lái đị”. Tất cả đều
được nhân hóa, cường điệu hệt như những tên tướng giặc kiêu căng, hợm hĩnh cùng đội quân
đông đảo, dữ tợn, liều mạng bằng tài nghệ của võ sư. Trong trận này, người lái đò hai tay giữ mái
chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Nhận phải địn đánh bất ngờ, Ơng
đị đã bị thương, nhưng ơng vẫn hết sức bình tĩnh “cố nén vết thương”, hai chân vẫn “kẹp chặt lấy
cuống lái, mặt méo bệch”. Chỉ với 1 câu văn, tác giả đã cực tả chính xác cái đau đớn đột ngột và tận
cùng của ông lái khi bị tấn công. Tuy nhiên, ông lái không một chút nao núng, trên cái thuyền sáu
bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy “ngắn gọn tỉnh táo”. Có thể thấy rằng đoạn văn nghiêng hẳn về
sự cuồng nộ của Đà giang trong khi lão lái đị ln giữ tư thế bị động. Bút pháp tương phản ấy
không phải để cực tiểu hóa vị thế con người trước thiên nhiên, mà trái lại, nhằm mục đích tơ đậm
thêm sự bình tĩnh, gan dạ và quyết tâm của lão.


Nối tiếp ngay trùng vi thứ nhất, vòng thứ hai, thác Sông Đà lại “tăng thêm nhiều cửa tử để đánh
lừa con thuyền”, cũng chỉ có một “cửa sinh” nhưng lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Sự nham
hiểm, xảo quyệt, độc ác đó cùng với sức mạnh như thú dữ tiếp tục thử thách sức chịu đựng và lịng
gan dạ của con người. Nhưng ơng lái cũng táo bạo và giàu kinh nghiệm nắm chặt lấy cái bờm sóng
đúng luồng, ghì cương lái. Đứa thì ơng tránh mà “rảo bơi chèo lên”, đứa thì ơng “đè sấn lên mà
chặt đôi ra” để mở đường tiến,bám chắc lấy luồng nước đúng mà “phóng nhanh vào cửa sinh”,
“lái miết một đường chéo” về phía cửa đá. Đoạn văn sử dụng nhiều động từ, tính từ, phụ từ giúp
miêu tả đúng tư thế và tác phong của người đang cưỡi hổ đá sông Đà đồng thời giàu nhịp điệu, hối
hả, căng thẳng đã tác động mạnh mẽ đến trực cảm người đọc, khiến ta như đang cùng người lái đò
vượt ghềnh. Qua ngôn ngữ phong phú, đậm kiến thức quân sự, võ thuật, người đọc có thể hình
dung về một viên tướng xung trận đầy mưu lược, nắm chắc binh pháp, giàu kinh nghiệm, quyết
tâm.
Đến vịng thứ ba, ít cửa hơn nhưng bên phải, bên trái đều là “luồng chết” cả, cái “luồng sống” ở
ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Lúc này hình ảnh ơng lái khơng được miêu tả cụ thể nữa, chỉ
thấy con thuyền “vút qua cổng đá cánh mở cánh khép” với ba tầng cửa: cửa ngoài, cửa trong, lại
cửa trong cùng; “như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái lượn

được”. Câu văn xuất hiện nhiều động từ với nhịp điệu dồn dập, vừa gợi hình, vừa gợi thanh, cấu
trúc câu đầy sự kiện, hình ảnh so sánh chính xác, tinh tế. Từ đó khắc họa sự chủ động, tự tin của
ông cũng như chứng thực “tay lái ra hoa” của một bậc thầy vượt thác đáng nể.
Thoạt đầu, cuộc đấu tranh giữa con người và thiên nhiên dường như không cân sức nhưng càng
về sau, ta thấy được với mỗi trùng vây, ông lão lại có kế sách khác nhau để giành phần thắng. Điều
ấy phải xuất phát từ sự hiểu biết sâu sắc với Đà giang: “Trí nhớ ơng được rèn luyện cao độ bằng
cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con
thác hiểm trở . Sông Đà, đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc
đến cả những cái chấm than chấm câu và những đọan xuống dịng ”.” Chính vì vậy “ông lái đã nắm
chắc được binh pháp của thần sông, thần đá. Ơng đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá”. Người lái
đò là một cá nhân lao động vô danh, làm lụng âm thầm, giản dị, nhờ ý chí kiên cường, bền bỉ,
quyết tâm mà chiến thắng sức mạnh của Hóa cơng đồng thời trở thành đại diện xứng danh “con
người”. Là người suốt đời phụng hiến cho Cái Đẹp, cây độc huyền cầm của văn học Việt Nam có
thói quen nhìn sự vật ở mặt mĩ thuật của nó, cố tìm cho ra ở đấy những gì nên họa, nên thơ. Sau
Cách mạng, ơng bắt đầu tìm thấy chất tài hoa ở nhân dân đại chúng. Với ơng lái đị, đó là “nghệ
thuật lái đị đạt đến mức siêu phàm” và sự bình tĩnh, khơn ngoan để ngày ngày chiến đấu cùng
“con sông hung dữ nhất Đông Dương”. Quy luật ở trên con sông Đà là thứ quy luật khắc nghiệt.
Một chút thiếu bình tĩnh, thiếu chính xác, hay lỡ tay, quá đà đều phải trả giá bằng mạng sống. Ơng
lão lái đị vừa thuộc quy luật của lũ đá nơi ải nước hiểm trở, vừa dũng cảm gan dạ. Vì thế, vào trận
mạc, ơng khơn khéo, bình tĩnh như vị chỉ huy cầm quân tài ba. Mọi giác quan của ông lão đều hoạt
động trong sự phối hợp nhịp nhàng, chính xác. Để rồi, tư thế làm chủ ấy cho phép ông tự do thăng
hoa trong tư thế nghệ thuật mà gò nên tuyệt tác kỳ vỹ.
Ấy vậy, sau khi vắt kiệt sức mình để thai nghén nên tác phẩm, ông chẳng mảy may tán dương về
cơng sức của mình. Nhà văn Nguyễn Tn đưa ra một lời nhận xét: “Cuộc sống của họ là ngày nào
cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy sự sống từ tay những cái thác, nên nó
cũng khơng có gì là hồi hộp, đáng nhớ.” Đối với người lái đị, hiểm nguy trên dịng sơng cũng chính
là một phần đời của ơng. Phải chăng, đấy cũng là một hình thái của chủ nghĩa anh hùng nơi cuộc
sống thường nhật, khi mà hằng ngày người lao động chân chính hiến mình cho lao động, chất chứa



cả một niềm tin yêu, đam mê sâu sắc. Đặc biệt trong bối cảnh lịch sang trang ngày ấy, sự tận tụy
của họ chính là “thứ vàng mười” trân quý, là động lực để phát triển đất nước rũ bùn đứng dậy sáng
lòa như áng thơ của Nguyễn Khoa Điềm:
“Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Khơng ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã làm ra Đất nước”
Cũng phải ca ngợi văn nhân đã phát hiện vẻ đẹp cần lao tinh tế nơi người dân Tây Bắc. Có thể nói
rằng, người cầm bút chỉ có thể sáng tạo một cách hiệu quả, tối ưu khi mà họ đem tấm lịng, đem
sự chú ý của mình dời đến hiện thực. Tức là quá trình viết của văn nhân cũng chính là q trình
sống, trải nghiệm, chiêm nghiệm của họ với cuộc đời hạ giới. Và nghiệp viết của Nguyễn Tn đã
phản chiếu chính lối sống “kỹ lưỡng” nơi ơng.
Nếu như “Khơng có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện của cuộc sống viết ra”, nếu như cái
đẹp đến từ cuộc sống là cái đẹp phong phú và đa dạng nhất thì em hồn tồn tin “Người lái đị
Sơng Đà” đã làm được cơng việc khó khăn đó. Bao trùm trong đoạn văn là khơng khí trận mạc đến
từ nghệ thuật tương phản, âm điệu dồn dập cùng vốn từ, phép so sánh, nhân hóa độc đáo làm nổi
bật lên tầm vóc làm chủ thiên nhiên hung bạo của con người lao động bình dị. Tất cả tựu trung thể
hiện tấm lòng sâu nặng với nhân dân và tư cách nghệ sĩ không thể nghi ngờ của người phu chữ
Nguyễn Tuân.
Tác phẩm dù viết đã lâu, văn nhân cũng về cõi vĩnh hằng thế nhưng lòng người đọc vẫn hồi niệm
mãi vẻ đẹp tài hoa của ơng lái đị trước dịng sơng Đà cuồng nộ. Đây chính là cách Nguyễn Tuân
ngợi ca, tôn vinh những người lao động thầm lặng trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Có lẽ
thiên tùy bút sẽ cịn sống mãi như mà Shchedrin từng nói: "Thi ca nằm ngồi mọi quy luật của bằng
hoại, chỉ có nó khơng thừa nhận cái chết."



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×