Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam từ góc độ quản lý nhà nước và vai trò cộng đồng: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.35 MB, 178 trang )

PGS.TS. NGUYEN THI HIEN

NHA X U A T B A N
VA N HÖA DÄN TQC


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VÀ VAI TRÒ CỘNG ĐỒNG
TRONG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
VẢN HÓA PHI VẬT THỂ


Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Nguyên Thị Hiền
Quản lý nhà nước và vai trò cộng đồng trong bảo vộ và phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể / Nguyễn Thi Hiền. - H. : Văn hóa dân tộc, 2018. 244tr.; 21cm
ISBN 9786047020959
1. Văn hóa phi vật thể 2. Quản lý nhà nước 3. Bảo tổn 4. Việt Nam
306.09597 - dc23
VDM0030p-CIP


PGS.TS. NGUYỄN THỊ HIỀN

Quản lý nhà nuòc
và vai trò cộng dồng
trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản

l/ồk hờ4L
sừH v ệ tịlc ễ



NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA DÂN TỘC
Hà N ội-2 0 1 7


Các cộng tác viên:
- TS. Lê Thị Minh Lý
- TS. Vũ Hồng Thuật
- TS. Vũ Diệu Trung
- ThS. Phan Mạnh Dương
- ThS. Nguyễn Thị Hảo
- ThS. Trương Thị Thúy Hà


M Ở ĐẦU

Hiện nay, Việt Nam có 12 di sản văn hóa phi vật thể được
UNESCO vinh danh trong Danh sách di sản văn hóa phi vật thế đại
diện của nhân loại và Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cãn bảo
vệ khẩn cấp, bao gồm: 1) Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam
(2003); 2) Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2 0 0 5 ); 3)
Hát Ca trù (2009). 4) Dân ca Quan họ Bắc Ninh (2 0 0 9 ); 5) Hội Gióng
ở đền Phù Đổng và đền Sóc [2 0 1 0 ); 6) Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương ở Phú Thọ (2 0 1 2 ); 7) Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ
[2013); 8) Dân ca Ví, Giặm Nghệ - Tĩnh (2 0 1 4 ); 9) Nghi lễ và trò chơi
Kéo co (di sản đa quốc gia năm 2015, gồm: Việt Nam, Hàn Quốc,
Philippines và Cambodia); 10) Thực hành tín ngưỡng thờ Mau Tam
phủ của người Việt (2 0 1 6 ]; 11) Nghệ thuật Bài Chòị ở Trung Bộ Việt
Nam (2017); 12) Hát Xoan Phú Thọ (di sản được vinh danh trong
Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khấn cấp năm 2011;

chuyến sang Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại năm 2017].
Dựa trên đặc điểm loại hình và hình thức quản lý di sản, chúng
tơi lựa chọn 5 di sản: Tín ngưỡng th ờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ,
Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Khơng gian văn h ó a cồn g chiêng
của người Lạch ở tỉnh Lâm Đồng, Dân ca ví, Giặm Nghệ - Tĩnh, Trị chơi
K éo m ỏ ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, làm trường họp nghiên cứu quản lý
nhà nước và vai trò cộng đòng trong bảo vệ, phát huy di sản văn hóa
phi vật thể ở Việt Nam.

s


Đế bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa phi vật
thể, việc nâng cao vai trị chủ động, tích cực của cộng đồng đang
được sự quan tâm lãnh đạo, định hướng, hỗ trợ của Nhà nước. Tuy
nhiên, trên thực tế, sự chỉ đạo, quản lý trong lĩnh vực di sản văn hóa
phi vật thể ở các địa phương là chưa thống nhất, chồng chéo và
không như nhau. Điều này phụ thuộc vào bản chất của di sản văn
hóa phi vật thế, truyền thống tự quản của cộng đòng, việc vận hành
cơ chế quản lý tại địa phương, việc có Ban Quản lý di tích hay không,
và sự kết hcrp của các bên tham gia.
Đối với một sổ di sản, việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản phụ
thuộc rất nhiều vào sự quản lý, điều hành của Ban Quản lý di tích, có
lẽ di sản Hội Gióng ử đền Phù Đổng và đền Sóc là một điển hình. "Hội
Gióng” ở đền Phù Đổng được quản lý, điều hành bời Ban Quản lý di
tích đền Phù Đổng (trực thuộc ủy ban nhân dân xã Phù Đổng, huyện
Gia Lâm, Hà Nội); Trưởng ban là Chủ tịch xã, công việc điều hành,
triển khai lễ hội, tế lễ do các ơng trong Ban Quản lý di tích và Ban
Khánh tiết tổ chức theo truyền thống được lưu truyền từ xưa, đã

được ghi chép trong sổ Hội lệ. Cịn "Hội Gióng" ờ đền Sóc, việc tổ
chức lễ hội lại do Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc
Sơn (trực thuộc ủy ban nhân dân huyện Sóc Son, Hà Nội) quản lý và
điều hành. Điều này đã gây ra nhiều vướng mắc trong công tác tổ
chức lễ hội, cũng như việc phân công các làng xã tham gia lễ rước
vào những ngày lễ hội.
Đối với một số di sản, việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản lại
phụ thuộc trực tiếp vào sự thực hành và trao truyền di sản, vào sự
chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền địa phương. Chẳng hạn
đối với di sản Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, trường
hợp của người Lạch ở tỉnh Lâm Đồng: Thực tế, khi người Lạch ử thị
6


trấn Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng (cách thành phố Đà Lạt 14km, nằm
dưới chân núi Lang Biang) cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây
Nguyên chuyển sang trông cà phê, hạt điều, rau màu, cải đạo sang
Tin Lành và Công giáo, các lễ hội cộng đồng, nghi lễ truyền thống
hầu như vắng bóng, và cồng chiêng khơng cịn được địng bào diễn
tấu trong các lễ hội truyền thống nữa. Trong bối cảnh này, từ những
năm 1990, do nhu càu phục vụ khách du lịch đến thành phố Đà Lạt
và tham quan núi Lang Biang, các Câu lạc bộ Cồng chiêng được các
cá nhân thành lập tự phát. Hay do nhu cầu phục vụ cho các lễ nghi,
các sự kiện quan trọng trong nhà thờ Công giáo tại thị trấn, cha xứ
thành lập các Đội còng chiêng bao gồm các nghệ nhân nam, hay của
các nghệ nhân nữ. Đối với các Câu lạc bộ cồng chiêng, cấp chính
quyền địa phương chỉ là những người quản lý về mặt hành chính,
cấp phép, kiểm tra việc thực hiện theo "tinh thần" giấy phép cấp, còn
những vấn đề về bảo vệ, phát huy di sản để phát triển du lịch thì hầu
như khơng có sự kết họp và quản lý chặt chẽ của ban ngành, các cơ

quan liên quan.
Bên cạnh đó, có những di sản được sự chỉ đạo, điều hành của
các cấp chính quyền địa phương tương đối tốt như Dân ca Ví, Giặm
Nghệ - Tĩnh, nhưng các nguồn lực hỗ trợ cho cộng đồng chưa thực
sự nhiều, chưa đi vào chiều sâu. Cộng đồng chưa được hưởng lợi
nhiều từ di sản của họ. Còn đối với di sản Nghi lễ và trò chơi Kéo co,
trường họp Trò chơi Kéo mỏ ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, nhà nước
hồn tồn chỉ đạo từ cấp vĩ mô, hỗ trợ cộng đồng làm hồ sơ đa quốc
gia đệ trình UNESCO vinh danh di sản, và thực hiện công tác kiểm kê
trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể của Hà Nội. Như vậy, cộng
đồng đã và đang tham gia, quyết định và tự chủ vào quá trình bảo vệ
và phát huy di sản Trị chơi Kéo mỏ. Điều này góp phần bảo đảm di
7


sản sống với cộng đồng, phát huy giá trị vổn có của di sản đối với
cộng đồng.
Quản lý di sản văn hóa là một hình thức, một thực hành quản lý
các sản phẩm văn hóa, các nguồn lực văn hóa được đúc kết từ thực
tiễn bảo vệ, phục hồi, trao truyền. Quản lý nhà nước về di sản văn
hóa phi vật thể khơng đơn giản chỉ có cơng tác quản lý hành chính,
hoạch định các chiến lược, chính sách, mà còn phải thực thi những
chức năng như chỉ đạo, điều hành, phối họp, và hỗ trợ cộng đồng về
nguồn lực (tài chính, nhân lực, vật lực), về kiểm tra giám sát... Trong
đó, cộng đồng đóng vai trị quan trọng trong việc đưa ra những quy
định/quy ước bảo vệ di sản phù họp với truyền thống văn hóa và
bảo đảm tính pháp lý của nhà nước, để thực thi các biện pháp bảo vệ
di sản trong cộng đồng một cách tự giác và tự chủ.
Qua công tác quấn lý 5 di sản mà chúng tôi chọn làm trường
hợp nghiên cứu, cho thấy sự đa dạng của các mơ hình quản lý trong

thực tiễn ở nước ta, và những vấn đề còn tồn tại trong những hình
thức quản lý đó. Từ đó, chúng tôi dựa trên những cơ sử lý luận,
đánh giá và phân tích thực tiễn, đúc kết các bài học trong vấn đề
quản lý di sản văn hóa phi vật thể. Với những nội dung đề cập,
cuốn sách vừa mang tính nghiên cứu ứng dụng, bảo đảm cung cấp
những cơ sử lý luận, vừa đề xuất các giải pháp thực hiện mối quan
hệ giữa quản lý nhà nưó-c và vai trị cộng đồng, góp phần xây dựng
cơ chế, chính sách hữu hiệu nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, bảo
vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật th ể ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.

8


CHƯƠNG I

TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu, cơ SỞ LÝ LUẬN
VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ
CỘNG ĐỒNG TRONG BẢỌ VỆ
VẢ PHÁT HUỸ GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
I. TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu
1. Những cơng trình nghiên cứu bằng tiếng Việt
a. N hóm cơ n g trình về q u ả n lý n h à n ư ớ c
*

Về chính sách văn hóa: Một trong những cơng trình đàu

tiên giới thiệu tổng quan về chính sách văn hóa Việt Nam là tập
sách do Nguyễn Văn Kiêu và Trần Tiến biên soạn với nhan đề:
Tổng th u ậ t chính sá ch văn h ó a củ a m ộ t s ố n ư ớ c trên t h ế g i á p ) ,

trong đó các tác giả đã giới thiệu định nghĩa về văn hóa, về chính
sách văn hóa và những ngun lý, ngun tắc, phương hướng,
mục tiêu của chính sách văn hóa. Các lĩnh vực, khía cạnh khác
nhau của chính sách văn hóa được phân tích trong các cơng trình
của các tác giả: Trần Quốc Bảng về Chính s á c h văn h ó a đ ố i v ớ i
p h á t triểnw-, Lưu Trần Tiêu về T h ập kỷ q u ố c t ế p h á t triến vân h ó a
(!) Nguyễn Văn Kiêu và Trần Tiến, Tổng thuật chính sách văn hóa của một số
nước trên th ế giới, Nxb. Hà Nội, 1993.
(2) Trần Quốc Bảng, Chính sách văn hóa đơi với phát triên, Tạp chí Văn hóa
nghệ thuật, Sơ 6, 1995, Tr.15.
9


và đ ổ i m ớ i chính sách p h á t triển văn h ó a V iệt Nam(V; Nguyễn Tri
Ngun về Chính sách vân h ó a - Điều kiện khu n g củ a qu ản lý văn
hốW , Nguyễn Danh Ngà về Chính s á c h văn h ó a tron g g ia i đ oạn
hiện nạy(3); Đỗ Huy với Mấy suy n g h ĩ về p h ạ m vi điều chỉnh chính

sách p h á t triển văn hóa ờ n ư ớ c ta hiện nay(4>. Một số tác giả khác lại
đi sâu nghiên cứu chính sách văn hóa trên những lĩnh vực cụ thể,
như bảo vệ di sản văn hóa®.
Thêm vào đó, có nhiều cơng trìn h nghiên cứu về chính sách
văn hóa của Đảng và Nhà n ư ớ c nhấn m ạnh sự đúng đắn của các
quyết sách kịp thờ i tác động đến sự phát triể n văn hóa(6). Bùi
Quang Thắng cho rằng "đường lối của Đảng”, hay "nghị quyết
của Đảng" tuy chưa phải là tồn bộ chính sách văn hóa nhưng là
khâu quyết địnht7). T rong nhiều năm qua đường lối quan trọng
của Đảng được th ế hiện ở phương châm "xây dựng m ột nền văn

(!) Lưu Trần Tiêu, Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa và đổi mới chính sách

văn hóa Việt Nam, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, sỗ 10,1997.
(2) Nguyễn Tri Ngun, Chính sách văn hóa - Điều kiện khung của qn lý văn
hóa, Thơng báo khoa học Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, Số 3, 2001,
Tr. 32-44.
(3) Nguyễn Danh Ngà, Chính sách văn hóa trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí
Văn hóa nghệ thuật, So 9, 2002, Tr. 93-99.
w Đỗ Huy, Mây suy nghĩ về phạm vi điều chinh chính sách phát triển văn hóa
ở nước ta hiện nay, Tạp chí Di sản văn hóa, Số 3,2007, Tr. 10-14.
(5) - Hồng Vinh, về chính sách bào vệ và phát triển di sản văn hóa dân tộc,
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 03,1996, Tr. 3-5; số 05, Tr. 65-68.
- Nguyễn Quổc Hùng, Bâo tồn di sán văn hóa phi vật thể, khái niệm và nhận
thức, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 04, 2001, Tr. 14-21.
(6) Lương Hồng Quang, Nghiên cứu chính sách - Một khoa học, Tạp chí Văn
hóa học, SỔ 1, 2012, Tr. 34-46.
(7) Bùi Quang Thắng, Cải cách chính sách văn hóa đ ể văn hóa thực sự trở
thành động lực, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 3,2011.
10


hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" và được th ể chế hóa bằng
nhiều "chư ơ ng trình quốc gia về văn hóa"^). Đánh giá về chính
sách văn hóa Việt Nam, trong cơng trình Văn h ó a V iệt N am
trư ớ c xu t h ế to à n câu h ó a - th ờ i c ơ và th á c h thứ c, tác giả Thành
Duy đã đề xuất 5 mục tiêu lớn về chính sách văn hóa vì sự phát
triển đối với các dân tộc ở Việt Nam, trong đó mục tiêu th ứ ba

là đảm bảo một chính sách văn hóa nhằm bảo vệ những di sản
văn hóa v ật th ể và di sản văn hóa phi vật th ể của cộng địng các
dân tộc V iệt Nam(2).
Nhiều cơng trình của các học giả Việt Nam nghiên cứu, đánh

giá, phân tích những tác động của các văn bản pháp quy về vấn
đề bảo vệ di sản văn hóa Việt Nam trong đó có di sản văn hóa
phi vật thể, đặc b iệt từ thời kỳ đổi mới. Những cơng trình này lý
giải khuynh hướng bảo vệ có chọn lọc được áp dụng cho các yếu
tố trong cùng m ột thực hành văn hóa, ví dụ như quan điểm tăng
phần "hội", giảm phần "lễ" trong lễ hội, khi m ột số nhà nghiên
cứu khẳng định: trong tư ơng lai phần "lễ" của hội lễ sẽ hồn
tồn biến mất, chỉ cịn lại phần "hội" và "hội lễ" sẽ hoàn toàn
biến thành "hội"(3l Theo quan điểm này, trong công tác bảo vệ
dỉ sản, m ột số thực hành văn hóa dân gian bị tách khỏi môi
trư ờ n g diễn xư ớ ng truyền thống, ví dụ như hát chầu văn tách

í1) Bùi Quang Thắng, Cải cách chính sách văn hóa để văn hóa thực sự trở
thành động lực, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Số 3,2011.
w Thành Duy, Vân hóa Việt Nam trước xu thế tồn cầu hóa, thời cơ và thách
thức. Nxb. Văn hóa - Thơng tin, 2007.
(3) Lê Hữu Tầng, Hội lễ dân gian truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại:
Văn đề và ý kiến, In trong sách Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện
đại, Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng, chủ biên, Tr. 293-304. Nxb. Khoa học xã
hội, 1994.
11


khỏi nghi lễ lên đồng; cồng chiêng tách khỏi lễ đâm trâu; hát
then tách ra khỏi nghi lễ sam an giáoM.
*

Vai trò chỉ đạo, định hướng của nhà nước: Nhiều tác giả

đánh giá tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nư ớ c nhằm

phát huy các giá trị của di sản® . T ác giả Bùi Hồi Sơn cho rằng,
di sản văn hóa “được xem là m ột ngành cơng nghiệp"® . Do vậy,
việc tiếp cận dưới góc độ quản lý di sản văn hóa như m ột loại
hình quản lý di sản sẽ đưa đến quan điểm cơng nghệ quản lý lễ
hội nói riêng và di sản văn hóa nói chung. Trên thực tế, việc

quản lý di sản được hiểu theo nghĩa rộng hơn nhiều, "khơng chỉ
hồn tồn là cơng việc trự c tiếp liên quan đến di sản, m à chính

(1) - Fjelstad, Karen and Nguyễn Thị Hiền, Introduction (Giới thiệu), in trong
Possessed by the Spirits: Mediumship in Contemporary Vieữiamese Communities
(Nhập đồng: Lên đồng ưong các cộng đồng Việt Nam đương đại). Karen Fjelstad
và Nguyễn Thị Hiền, chủ biên, Ithaca: Southeast Asia Program Publications,
2006, Tr. 7-17.
- Lê Hồng Lý và cộng sự, Báo cáo đánh giá hai dự án cồng chiêng Tây Nguyên và
Nhă nhạc cung đình Huế, Dự án họp tác giữa Văn phịng UNESCO Hà Nội và
Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam họp tác, 2010.
- Ngữ Thiên, Bảo tồn chọn lọc vd sự nhầm lẫn khái niệm, Tạp chí Tồn cảnh Sự kiện - Dư luận, Số 262, 2012, Tr. 48.
í2) - Đặng Văn Bài, vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di sản
văn hóa, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 4,2001, Tr. 11-13.
- Nguyễn Quốc Hùng, Quanh việc quản lý và phát huy tác dụng di sản văn
hóa, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Số 2,2000, Tr. 50-53.
- Nguyễn Thế Hùng, Phát huy giá trị di tích phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây
dựng và phát triển đất nước, In trong cuốn Một con đường tiếp cận di
sàn văn hóa, Tập 4, Nxb. Thẽ giói, Hà Nội, 2008.
- Trương Quốc Bình, Đổi mới hoạt động bảo vệ và phát huy giá ứ ị kho
tòng di sản văn hóa, Tạp chí Cộng sản, Sổ 2, 2009, Tr. 19-23.
(3) Bùi Hoài Sơn, Quản lý lễ hội truyèn thống của người Việt ồ châu thổ Bắc
Bộ tìr năm 1945 đến nay, Luận án tiến sỹ Văn hóa học, Viện Văn hóa nghệ
thuật quốc gia Việt Nam, 2007.

12


là quản lý m ột xã hội thu nhỏ"™. Tổ chức, quản lý một di sản văn
hóa phi vật thể như lễ hội truyền thống, ngồi việc xây dựng
chương trình, bố trí nguồn nhân lực, tìm kiếm nguồn tài trợ, cịn
phải có kế hoạch về hậu cần, an ninh, y tế, vệ sinh thực phẩm. Do
vậy, việc quản lý di sản văn hóa cần có chỉ đạo, hướng dẫn của
chính quyền Trung ưong và các cấp, các ngànhC2).
*

Chỉ đạo, quản lý các hoạt động bảo vệ và phát huy di sản

văn hóa: Quản lý nhà nước về di sản văn hóa nói chung, trong
đó có di sản văn hóa phi vật th ể là mối quan tâm hàng đầu ở Việt
Nam, m ặc dù nhận thứ c về vai trò của cộng đồng đã được tăng
lên. Điểm lại m ột số m ặt hoạt động của công tác bảo vệ và phát

huy di sản văn hóa năm 2013, tác giả Nguyễn Thế Hùng trình
bày 11 nhiệm vụ trọng tâm và 7 giải pháp trong thời gian tới,
đồng thời nhấn m ạnh hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa ngày càng nhận đư ợc s ự quan tâm chỉ đạo của Đảng,
nhà nư ớcí3). Tác giả Đặng Thị Bích Liên đánh giá thự c tiễn cơng
tác quản lý di sản văn hóa và cho rằng, tron g thời gian tó i cần
nâng cao vai trị chỉ đạo, định hướng của Bộ chủ quản về văn
hóa; tăng cư ờ n g kiểm tra, đôn đốc, hư ớng dẫn triển khai các

M Bùi Hoài Sơn, Một số vđn đề lý thuyết quản lý lễ hội ứuyền thống, Tham
luận tại Hội thảo Lễ hội - nhận thức, giá trị và giải pháp quản lý do Hội đồng
Di sản văn hóa quốc gia phối hợp vói Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch tổ

chức tại Hà Nội, tháng 5-2012.
[2) - Từ Thị Loan, Cộng đồng chủ th ể của hoạt động lễ hội, Tạp chí Văn hóạ
nghệ thuật, Số 318, 2010.
- Từ Thị Loan, Một số mơ hình tổ chức, quản lý lễ hội cố truyền, Tạp chí Văn
hóa nghệ thuật, Sổ 340, 2012.
(3) Nguyễn Thế Hùng, Công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa năm
2013 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2014, Tạp chí Di sản văn
hóa, Số 1,2014, Tr. 5-7.
13


quy hoạch; triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc
gia trong lĩnh vực di sản văn hóaW.
Di sản văn hóa phi vật thể là một loại hình nhạy cảm, cần
được quan tâm thích đáng với các nguyên tắc khắt khe của nhiều
lĩnh vực khác nhau. Do đó việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động
nghiên cứu, khảo sát, khảo cứu, sưu tãm, bảo tồn và phát huy tác
dụng các di sản văn hóa phi vật thế là rất cần thiết, cần được
quan tâm và ưu đãK2). Tư liệu hóa, in ấn, lưu trữ bằng văn bản,
hình ảnh các loại hình truyền thống cũng là một hình thức
quảng bá, phát huy di sản văn hóa phục vụ cơng tác giáo dục,
đào tạo, nâng cao hình ảnh của cộng đồng.
*

Giáo dục, đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ quản lý di sản

văn hóa: ở Việt Nam, giáo dục tri thức văn hóa truyền thống
được quan tâm và đã được đưa vào trong giáo dục phổ thông và
trong cuộc sống hàng ngàyt3). về chính sách giáo dục văn hóa
qua phương tiện truyền thông, tác giả Lương Hồng Quang cho

rằng, thông qua các phương tiện truyền thông của xã huyện, xây
dựng các chương trình truyền thơng giáo dục nhận thức, bài trừ
M Đặng Thị Bích Liên, Huy động sức mạnh của toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh
hoạt động báo vệ và phát huy giá trị di sản văn hỏa, Tạp chí Di sản văn hóa, số 1,
2013,Trr5-6.
P1 - Lê Thị Minh Lý, về bảo tồn văn hóa phi vật thề, Tạp chí Xưa & Nay, Số
117,2002, Tr. 9-11.
- Nguyễn Chí Bền, Di sản văn hóa phi vật thể, từ sưu tàm, nghiên cứu đến
bảo vệ và phát huy, In trong sách Bảo vệ và phát huy di sán văn hóa phi vật
thế ở Việt Nam, nhiều tác giả, Viện Văn hóa Thơng tín, 2005, Tr. 77-95.
- Lê Hồng Lý và cộng sự, Bảo tồn và phát huy di sán văn hóa trong q trình
hiện đại hóa: Nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú
Thọ), hội Gióng (Hà Nội), tháp Bà Poh Nagar (Khánh Hịa) và văn hóa cồng
chiêng của người Lạch (Lâm Đòng), trong sách: Di sản văn hóa trong xă hội
Việt Nam đương đại, Nxb. Tri thức, 2014.
P) Lê Hồng Lý. Truyền dạy các tri thức văn hóa dân gian qua lễ hội, Tạp chi Di
sản văn hóa, So 7,2004, Tr. 20-23.
14


tệ nạn xã hội, đấu tranh với các hủ tục, bảo vệ và phát huy các
giá trị văn hóat1). Một số tác giả khác đề nghị cần có những cơ
chế chính sách nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo và
nâng cao ý thức của cán bộ quản lý và người dân về Công ước
2 0 0 3 , về Luật di sản văn hóa, về các vấn đề liên quan đến bảo vệ
và phát huy di sản văn hóa sau khi được UNESCO vinh danht2).
b. N hóm cơn g trình về v a i trị củ a cộn g đ ị n g
*

Vai trị chủ động, tích cực của cộng đồng: Những người làm


cơng tác văn hóa và di sản đều đã nhận thức rõ vấn đề bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóa là trách nhiệm trư ớ c hết của cộng
đồngt3). Khuyến nghị đối vói cơng tác bảo tồn và phát huy di sản

í1) Lương Hồng Quang, Vân hóa cộng đồng làng vùng đồng bằng sơng Cửu
Long thập kỷ 80-90, Nxb. Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội, 1997.
í2) - Nguyễn Văn Huy, Vấrì đề bảo vệ và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống:
thảo luận về một sổ khái niệm cơ bản, Tạp chí Dân tộc học, Số 4, 2012, Tr. 44-54.
- Lê Hồng Lý và cộng sự, Vai trò của mơi trường thực hành văn hóa trong
việc bảo vệ di sán: Bài học từ các dự án bào vệ di sản còng chiêng và nhã
nhạc, In trong sách Bảo vệ vờ phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt Nam
đương đại (Trường hợp Hội Gióng), Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt
Nam, Nxi). Văn hóa - Thông tin, 2012.
(3) - Nguyễn Văn Huy, vấn đè bảo vệ và phát huy giá trị của lễ hội truyền
thống: thảo luận vê một số khái niệm cơ bản, Sđd, Trĩ 44-54.
- Lê Thị Minh Lý, Cộng đồng bảo vệ di sản - Kinh nghiệm thực hành tốt từ Dự
án Nhấnhạc, Tạp chí Di sàn văn hóa, Số 4, 2008, Tr. 38-41.
- Nguyễn Chí Bền, Di sản văn hóa phi vật thể, từ sưu tâm, nghiên cứu đến
bảo vệ và phát huy, Sđd, Tr. 77-95.
- Tơ Ngọc Thanh, Văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số Việt Nam: Vai
trị, địa vị của nó, trách nhiệm của chúng ta và giải pháp, In trong Bảo vệ và
phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, nhiều tác giả, Viện Văn hóa Thơng tìn, 2005, Tr. 13-23.
- Lương Hồng Quang (chủ biên), Câu chuyện làng Giang: Các khuynh hướng,
giá trị và khuôn mâu trong m ộtx ă hội đang chuyển đổi. Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nơi 2011.
- Hồng Điệp, Nếu người dân hiểu rõ tín ngưỡng, Bài phỏng vấn Giáo sư Ngô
Đức Thịnh, Tuổi Trẻ Online, 2012.
15



văn hóạ phi vật thể ở Việt Nam, các tác giả Nguyễn Đức Tăng,
Dương Bích Hạnh đề xuất 4 giải pháp then chốt, trong đó đặc biệt
nhấn mạnh đến việc khuyến khích sự tham gia tối đa của cộng
đồngW. Theo tác giả Lê Thị Minh Lý, thành viên cộng đồng, "chính
họ là người làm nên giá trị lễ hội và quyết định cách thức bảo vệ
di sản của họ. Họ là đối tác làm việc với các nhà quản lý văn hóa
để bảo vệ lễ hội"C2).
*

Vai trị tự quản, sự cố kết cộng đồng: Việc cố kết cộng

đồng trong các làng xã đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
và cho rằng đó là một trong những nét văn hóa, xã hội đặc thù của
người Việtí3). Sức mạnh của sự cố kết còn giúp cho việc tự quản
các hoạt động văn hóa xã hội tại các địa phương. Lương Hồng Quang
cho rằng, "Năng lực tự quản cộng đồng ờ nông thôn vẫn là một giá
trị xã hội được coi trọng do ý thức về cộng đồng, về tập thế vẫn còn
sâu đậm trong đời sống tâm linh cũng như trong cuộc sống hàng
ngày, thế hiện qua sự trường tồn của hội làng, tâm thức hướng về
ông tổ của làng, tinh thần tình làng nghĩa xóm, sự kiểm sốt của dư
luận vẫn là những giá trị tác động mạnh đến mọi thành viên trong
cộng địng"W. Thơng qua việc quan sát và nghiên cứu thực tế tại
(1) Nguyễn Đức Tăng, Dương Bích Hạnh, Một s ố khuyến nghị vè công tác bảo
vệ di sản văn hóa phi vật th ể tại Việt Nam, Tạp chí Di sản văn hóa, Sỗ 1,
2014, Tr. 12-19.
P) Lê Thị Minh Lý, Tăng cường nhận thức và biện pháp quản lý lễ hội (Một s ố
ý kiến từ tiếp cận quản lý di sản vãn hóa phi vật thể), Tạp chí Di sản văn hóa,
Số 4,2010, Tr.37.
P) Ngơ Đức Thịnh, về tín ngưỡng lễ hội c ổ truyền, Nxb. Văn hóa - Thơng tin,

2007, Tr. 343.
M Lương Hồng Quang, Các tổ chức phi quan phương trong làng - xã vùng
châu thổ Bắc Bộ (Trường hợp Hội đồng niên). In trong sách Hiện đại và động
thái của ứuyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học, Lương Văn
Hy, Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, 2010,Tr. 307-329.
16


đền Bà Chúa Kho, tác giả Trần Thị Thủy đi sâu phân tích năng lực tự
quản, cố kết cộng đồng trong việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa,
dẫn đến một sự đồng thuận cao, tạo ra một hiệu quả quản lý chung
đảm bảo việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa một cách bền vững.
Thực tế cho thấy, người dân làng Cổ Mễ (Bắc Ninh) đã tạo nên sự

đoàn kết cộng đồng, phát huy sức mạnh tập thể thông qua tổ chức
Hội Người cao tuổi để tự quản lý, phục dựng, tổ chức lễ hội.
* Lợi ích của cộng đồng: Theo tác giả Nguyễn Quang Minh và

Nguyễn Thu Trang việc cố kết cộng đồng xuất phát từ truyền
thống cũng như lợi ích trong hiện tại. Theo hai tác giả, "Trong quá
khứ, yếu tố huyết thống/cội nguồn dịng giống tổ tiên và noi cư
trú/khơng gian sinh tồn có vai trị hàng đầu trong việc gắn kết
cộng đồng. Cịn ngày nay, lợi ích và sự quan tâm chung là yếu tố
quyết định sự bền chặt của cộng đồng"W. Để phát huy tối đa các
nguồn lực xã hội từ cộng đồng, quan điểm cơ bản là: "Tự nguyện,
đồng thuận và cùng có lợi". Cũng cùng quan điểm, tác giả Nguyễn
Hồng Hà đề cao nhiệm vụ bảo vệ di sản văn hóa như là nghĩa vụ,
quyền lợi thiết thực của mỗi người, mỗi nhóm xã hội, cộng đồng®.


Nguyễn Hữu Thức thẳng thắn chỉ ra rằng, cộng đồng hơn ai hết
biết phải tổ chức lễ hội như thế nào tùy thuộc vào khả năng tài
chính, ý thức tự giác để đáp ứng các nhu cầu văn hóa lễ hội. Vói
cơ chế tự quản của cộng đồng, người dân biết cách điều chỉnh hài
hịa các lợi ích xuất phát từ nhu càu của họ®.
* Phát huy vai trị của các thiết chế truyền thống, tổ chức phi
w Nguyễn Quang Minh và Nguyễn Thu Trang, Vai trị của cộng đồng nhìn tìrgóc
độ bảo tồn di sản văn hóa, Tạp chí Di sản văn hóa, Số 4,2012.
PĨ Nguyễn Hồng Hà, Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa trong bối cảnh tồn
cồu hóa, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 4, 2014, Tr. 14-18.
(3) Nguyễn Hữu Thức, Một s â vấn đề đặt ra trong quản lý và tổ chức lễ hội
hiện nay, Tạp chí Di sản văn hóa, Số 2, 2012.
17


quan phương: Một số tác giả đã nhận thấy sự cần thiết phải phát
huy vai trò của các thiết chế truyền thống, luật tục, tổ chức phi
quan phương trong quản lý di sản văn hóa phi vật thể. Phân tích
những vai trò của luật tục trong đòi sống hiện nay, tác giải Bùi
Quang Thanh và Phạm Nam Thanh cho rằng, muốn phát huy luật
tục, hương ước, quy ước bảo vệ di sản văn hóa cần có sự kết họp
họp lý giữa pháp luật của Nhà nước, và ngược lại để pháp luật thực
sự đi vào đời sống xã hội nó cần được cụ thế hóa gắn với luật tục,
hương ước, quy ước bảo vệ di sản văn hóaffl.

c.
Nhóm cơng trình về mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và
vai trò của cộng đồng
Về mối quan hệ giữa nhà nước và cộng địng, tác giả Bùi
Hồi Sơn cũng cho rằng, công tác chỉ đạo, định hướng của nhà

nước không đơn thuần là cơng tác hành chính mà trên thực tế
"Sự quan tâm của nhà nước đối với việc bảo vệ và phát huy giá
trị di sản cũng giúp cho người dân có ý thức hơn về di sản của
chính mình"®. Nguyễn Hữu Thức cho rằng, chính quyền sở tại
là cơ quan quản lý, hướng dẫn tổ chức lễ hội, đồng thời cũng là
thành phần giám sát và hỗ trợ người dân tổ chức thực hiện các
loại hình di sản, trong đó tiêu biếu là lễ hội truyền thốngí3).
w - Bùi Quang Thanh, Phạm Nam Thanh, Xu hướng biến đổi luật tục và những
bất cập ừong việc bảo tồn, phát huy giá trị của luật tục trong đời sống đương
đại miền núi Quảng Nam, Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 1,2008, Tr. 25-35.
- Lương Hồng Quang (chủ biên), Câu chuyện làng Giang: Các khuynh hướng,
giá trị và khuôn mẫu ữong một xã hội đang chuyển đổi, Nxb. Đại học Quổc
gia Hà Nội, 2011.
- Nguyễn Văn Huy, vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống:
thào luận vê một số khái niệm cơ bản, Sđd, Tr. 44 - 54.
P) Bùi Hoài Sơn, Di sản đ ể làm gì và m ột số cởu chuyện quản lý di sản ờ Việt
Nam, Tạp chí Di sản Văn hóa, Số 3,2013.
(3)
Nguyễn Hữu Thức, Một số vấn đề đặt ra trong quản lý và tồ chức lễ hội hiện
nay, Sđd.
18


T rong xu th ể hiện nay và trong các diễn ngơn về di sản văn
hóa, vai trị của cộng đồng đang được sự quan tâm từ phía quản
lý nhà nước, đề cao và khuyến khích sự tham gia tích cực của họ,
cũng như tơn trọng tiếng nói và ý kiến của họ. Tuy nhiên, vai trò
thực hiện, tham gia tích cực của cộng đồng cần được chỉ ra rõ
ràng và đ ư ợc thể chế hóa trong các văn bản pháp luật và trong
việc th ự c hiện các hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa

phi vật th ể trong thực tiễn. Khi áp dụng các điều khoản của Công
ư ớc 2 0 0 3 về vai trò của cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ và
phát huy di sản văn hóa phi vật th ể thì ử V iệt Nam, đối với m ột
số loại hình di sản, sự tham gia của họ cịn m ờ nhạt. Thay vào đó
là hình ảnh của các nhà quản lý, của sự chỉ đạo, công tác điều
hành của các cấp chính quyền, các cơ quan nhà n ư ớ c liên quan
từ trên xuống, còn cộng đồng là những ngư ời thự c hiện nhiệm
vụ, phân công của nhà nước. Trong những trư ờ n g họp này,
tiến g nói và vai trị chủ động của cộng đồng ít có trọng lượng,
cộng đồng chưa được làm chủ di sản của m ìnht1).
Đối với m ột số di sản văn hóa, sự can thiệp của nhà nư ớc
quá sâu, dẫn đến tình trạng "làm hộ dân”, làm giảm sự chủ động
của cộng đồngC2). Điều này th ể hiện ở m ột nhận xét khá tinh tế
của tá c giả Nguyễn Văn Huy. Tác giả cho rằng, "Về lý thuyết, vai
trị cộng đồng nay đã được cơng nhận, nhung trên th ự c tế thì việc
(1) - Bùi Hồi Sơn, Di sản đ ể làm gì và một số câu chuyện quản lý di sán ở Việt
Nam, Sđd.
- Nguyễn Văn Huy, văn đè bào vệ và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống:
tháo luận vẽ một số khái niệm cơ bán, Sđd, Tr. 44 - 54.
(2) - Lê Thị Minh Lý, Cộng đồng bảo vệ di sản - Kinh nghiệm thực hành tốt từ
Dự án Nhã nhạc, Sđd, Tr. 38-41.
- Nguyễn Văn Huy, vân đễ bảo vệ và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống:
thảo luận về một số khái niệm cơ bản, Sđd, Tr. 44 - 54.
19


tơn trọng vai trị của cộng đơng như những chủ thế của di sản,
của lễ hội truyền thống có quyền quyết định đối với các hoạt
động của di sản thì lại có khoảng cách rất xa giữa lời nói và hành
động, giữa lý thuyết và thực tế"M. Đối với trường họp thờ cúng

Hùng Vương ở Phú Thọ, tác giả Nguyễn Văn Huy đặt ra nhiều vấn
đề, câu hỏi và cho rằng, "Nếu chúng ta giải quyết thỏa đáng mối
tương quan nhà nước và cộng đơng trong mơ hình quản lý lễ hội
ở đền Hùng thì sẽ là bài học tốt cho nhiều lễ hội khác"®.
Các quy định pháp luật về vấn đề xếp hạng, quản lý, sân
khấu hóa, bảo vệ có chọn lọc trong cơng tác bảo vệ và phát huy
di sản của các tác nhân bên ngoài (nhà nghiên cứu, cán bộ văn
hóa, tổ chức kinh tế...] có khả năng dẫn đến sự suy giảm quyền
(quản lý, tổ chức, sáng tạo, hưởng lợi...) đối với di sản văn hóa
của cộng đồng. Một số nghiên cứu về bảo vệ di sản văn hóa phi
vật thể tại Việt Nam gần đây đã đề cập đến vấn đề về sự tác động,
can thiệp ở bên ngồi làm giảm vai trị chủ động, tích cực của
cộng đồng. Họ trơng chờ vào sự hỗ trợ, tài trợ và chỉ đạo từ các cơ
quan nhà nước và các tổ chức bên ngoàiP).
(1),(2) Nguyễn Văn Huy, vấn đẽ bảo vệ và phát huy giá trị của lễ hội truyền
thống: thảo luận vè một số khái niệm cơ bản, Sđd, Tr. 44 - 54.
C3). Nguyễn Chí Bền, Di sản văn hóa phi vật thế, từ sưu tâm, nghiên cứu đến
bảo vệ và phát huy, Sđd, Tr. 77-95.
- Lê Thị Minh Lý, Cộng đồng bảo vệ di sản - Kinh nghiệm thực hành tốt từ Dự
án Nhả nhạc, Sđd, Tr. 38-41.
- Lương Hồng Quang, Câu chuyện làng Giang: Các khuynh hướng, giá trị và
khuôn mẫu trong một xã hội đang chuyển đổi, Sđd.
- Tơ Ngọc Thanh, Văn hố phì vật thê của các dân tộc thiểu số Việt Nam: Vai
trị, địa vị của nó, trách nhiệm của chúng ta và giải pháp, Sđd, Tr. 13-23.
- Nguyễn Văn Huy, Đừng biến tín ngưỡng thành cuồng si, Khánh Linh thực
hiện, www.tuanvietnam.net, 16/3/2010.
- Lê Hồng Lý và cộng sự, Vai trò của mơi trường thực hành văn hóa trong việc
bảo vệ di sản: Bài học từ các dự án bảo vệ di sản cồng chiêng và nhă nhạc, Sđd.
20



Khi nghiên cứu về quản lý di sản văn hóa phi vật thể, trong
đó có lễ hội, tác giả Từ Thị Loan đưa ra m ột số vấn đề quản lý
trên phương diện nội dung hoạt động lễ hội, tài chính, bảo vệ
mơi trường, an ninh, xã hội, và m ột số mơ hình quản lý tổ chức
mang tính cộng đồng tự quản, kết hợp vai trò tự quản của cộng
đồng với sự hỗ tr ợ của nhà nước. Dù theo mơ hình nào, cơng tác
quản lý cũng cần phải đảm bảo các nguyên tắc tôn trọng các chủ
thể văn hóa, trao quyền tự quyểt và tự quản cho cộng đồng, đảm
bảo trách nhiệm , sự chủ động của người dân. Tác giả cho rằng,
"Mơ hình phối kết hợp giữa sự tự quản của cộng đồng và sự
quản lý, điều tiế t hợp lý của nhà nước tỏ ra có tính khả thi
nhất"m . Và vì vậy, "Nên trao trả vai trò tự quản lễ hội cho cộng
đồng. Nhà nư ớ c chỉ làm công tác quản lý về m ặt hành chính,
pháp luật, cịn việc quản lý nhân lực, vật lực, tài lực thì nên để
cộng đồng tự quản”(2l T ừ thực tế nghiên cứu về Hội Gióng ở xã
Phù Đổng, người dân cũng cho rằng, "Nhà n ư ớ c nên đầu tư về
việc trùng tu, tôn tạo cơ sở hạ tầng, tư liệu hóa về lễ hội, và có
định hướng cho cơng tác phát triển du lịch m ột cách có hiệu
quả, khơng ảnh hưởng đến di tích. Nhà n ư ớ c can thiệp và quan
tâm đến công tác an ninh trậ t tự. Cùng với UNESCO, nhà nư ớc
cần quan tâm chỉ đạo thực hiện cơng tác bảo vệ đối với di sản
của cộng địng, còn quyền quyết định và quyền tổ chức là của
cộng đồng, theo cha ông để lại như đ ư ợc ghi tron g sổ Hội lệ”(3).
w Từ Thị Loan, Một số mơ hình tổ chức, qn lý lễ hội cố truyền, Sđd, Tr. 15.
(2) Từ Thị Loan, Cộng đồng chủ thể của hoạt động lễ hội, Sđd, Tr. 41.
(3) Nguyến Thị Hiền, Thách thức bảo vệ và phát huy Hội Gióng sau khi đ ư ợ c
UNESCO vinh 'danh, Bài ừình bày tại Hội thảo quốc tế, 10 năm thực hiện
Cơng ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thế của UNESCO - Bài học kinh
nghiệm và định hướng tương lai, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt

Nam tổ chức tại Hội An, tháng 6 năm 2013.
21


Mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng

được tác giả Lưong Hồng Quang phân tích trong một số cơng
trình nghiên cứu của mình. Qua phân tích trường họp quản lý ở
các làng, xã vùng châu thổ sông Hồng, tác giả nhấn mạnh đến sự
tác động từ dưới lên, từ các tổ chức phi quan phương tói nhà
nước, thậm chí "... sự tác động của các làng - xã thông qua các

truyền thống mới về văn hóa đã khiến nhà nước phải điều chỉnh
chính sách của mình. Đây được coi là một hệ quả tất yếu của q
trình đổi mới mà trong đó có một phần khơng nhỏ bắt nguồn từ
những địi hỏi thực tiễn của các làng - xã, từ dưới lên, đối với nhà
nước"W. Tác giả chỉ ra rất rõ vai trò quản lý của các tổ chức phi
quan phương trong việc tổ chức, thực hiện các thực hành văn hóa
truyền thống, nhưng cũng chưa chỉ ra sự tham gia của người dân,
cộng đồng nói chung vào các tổ chức này. Đồng thời, sự phân cấp,
mối quan hệ giữa các tổ chức phi quan phương này với nhà nước
như thế nào thì vẫn chưa được xem x é t Trong cơng trình "Câu
chuyện làng Giang - Các khuynh hướng, giá trị và khuôn mẫu
trong một xã hội đang chuyển đổi", tác giả Lương Hồng Quang
cho rằng, tổ chức phi quan phương có vai trị quyết định trong
việc hồi sinh và giữ gìn di sản văn hóa phi vật thế. Theo tá c giả,

“Lễ hội làng có được sự vận hành và sức sống như ngày nay là
nhờ các tổ chức xã hội phi quan phương, từ các tổ chức vận hành
trong lễ hội như Ban Khánh tiết, Ban Nghi lễ, Ban Tể sát, Ban Hậu

cần..., đến Ban Quản lý di tích... đều là những tổ chức có vai trị
trong làng xã, theo một sự phân công chức năng riêng, tạo nên
một sức mạnh tổng thể của đời sống xã hội dân sự”C2).
(1) Lương Hồng Quang, Các tổ chức phi quan phương trong làng - xã vùng
châu thổ Bắc Bộ (Trường hợp Hội đòng niên), Sđd, Tr. 325.
P) Lương Hồng Quang, Câu chuyện làng Giang: Các khuynh hướng, giá trị và
khuôn mẫu trong một xã hội đang chuyển đổi, Sđd.
22


Qua thực tế câu chuyện ở làng Giang, tác giả Lương Hòng
Quang nhận thấy vai trò, sức mạnh của cộng đồng trong các hoạt
động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tại các làng xã và cho rằng,
"... Sự tham gia gần như hoàn toàn của tất cả các thành viên trong
cộng đồng... vào các hoạt động tế tự tại đình, chùa, đặc biệt là vào
dịp hội làng... Họ tham gia vói tình thần tự nguyện sâu sắc và ý
thức rõ trách nhiệm của mình vói "việc làng”W. Trên thực tế, các lễ
hội hiện được tổ chức dưới sự điều hành của Ban Khánh tiết, Ban
Quản lý di tích và Ban Tổ chức vói sự đứng đầu và tham gia của đại
diện chính quyền các cấp. Cộng đồng cần phát huy hết nội lực
trong quản lý và bảo vệ di sản văn hóa, bởi lẽ đó khơng chỉ là nghĩa
vụ mà còn là quyền lợi thiết thực của mỗi con ngườK2).
Tóm lại, các vấn đề về quản lý nhà nước với vai trò chỉ đạo,
định hướng, phối họp, hỗ trợ và vai trò chủ động, tự chủ, sự cố
kết của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi
vật thể đã được một số học giả trong nước bắt đầu quan tâm.
Các cơng trình đã đề cập đến sự tác động của chính sách, của
Luật di sản văn hóa, và sự chỉ đạo, định hướng của nhà nước,
đôi khi là sự can thiệp quá sâu vào lĩnh vực di sản văn hóa phi
vật thể. Tuy nhiên, những cơng trình này chưa đặt lĩnh vực quản

lý di sản văn hóa phi vật thể trong một hệ thống với sự chỉ đạo,
định hướng của nhà nước và vai trò chủ động của cộng đồng,
các bên tham gia, cũng như sự hài hòa của các bên để cả hệ thống
quản lý vận hành một cách hiệu quả. Hơn nữa, chưa có một cơng
trình nào mang tính tổng thể phân tích sâu về các mối quan hệ
cn Lương Hồng Quang, Câu chuyện làng Giang: Các khuynh hướng, giá trị và
khuôn mẫu trong một xã hội đang chuyển đối, Sđd.
(2) Hà Nhi, Di sán vắn hóa: Mối tương thích bảo tồn và phát triển, Tạp chí
Văn hóa nghệ thuật, Số 283, 2008, Tr. 8-11.
23


biện chứng giữa quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng. Cụ
thể, chỉ rõ chức năng của nhà nước là chĩ đạo, quản lý, phối hợp,
hỗ trợ, tạo điều kiện, cịn cộng đồng thực hiện các chính sách
của nhà nước và chủ động, tích cực thực hành, bảo vệ di sản của
chính họ. Trong cuốn sách này chúng tơi đi vào nhận diện, phân
tích cụ thể, rõ ràng hơn về mối quan hệ giữa quản lý nhà nước,
vai trò cộng đồng về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn quản
lý một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu.
2. Những cơng trình nghiên cứu bằng tiẽng nước ngồi

a. Nhóm cơng trình về chính sách di sản văn hóa nói chung
Một số tác giả ngước ngồi viểt vè những vấn đề chung của
chính sách di sản văn hóat1), về chính sách văn hóa của khu
vựđ2). Tác giả Lewis trong cơng trình Phác thảo về chính sách

vân hóa đã đưa ra những định hướng chung về chính sách văn
hóa và sự phát huy quyền lực nhà nước trong quản lý di sản văn
hóa®. Trong khi đó, tác giả Mercer lại bàn kỹ hơn về vai trò của

người dân và quyền của họ trong việc hoạch định chính sách và
tham gia vào các hoạt động quản lý di sảnW. Các cơng trình này nói
khá rõ về vai trị của người dân khơng chỉ thực hiện các chính
í1) Borelli, Silvia và Federico Lenzerini, Cultural Heritage, Cultural Rights,
Culturaỉ Diversity: New Developments in International Law (Di sản văn hóa,
quyèn văn hóa và sự đa dạng vân hóa: Những hướng phát triển mới trong
luật quốc tẽ), Martinus Nijhoff Publishers, 2012.
P) Gordon, c. và Mundy, s, European Perspectives on Cultural Policy (Những
cách tiếp cận của châu Âu về chính sách văn hóa), UNESCO Publishing, 2001.
(3) Levvis, J, Designing a Cultural Policy, (Phác thảo về chính sách văn hóa),
Journal of Arts Management, Law and Society, Spring, Vol. 24 (1), Tr. 41-56.
w Mercer, c, Towards Cuìtural Citizenship: Tools fo r Cuỉtural Policy and
Development (Hướng tới quyền cơng dân vè văn hóa: Cơng cụ đối với chính
sách văn hóa và phát triển), Fingraf Tryckeri, Soedertaelje, 2002.
24


×