Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam từ góc độ quản lý nhà nước và vai trò cộng đồng: Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.17 MB, 67 trang )

CHƯƠNG III

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HỈỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VÀ VAI TRÒ CỘNG ĐỒNG TRONG BẢO VỆ,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
I. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VÀ VAI TRÒ CỘNG ĐồNG
1. Muc tiêu
* Mục tiêu chung:
Xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa quản lý nhà nước và vai
trò cộng đồng trong bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể,
đảm bảo nhà nước thực hiện chức năng chỉ đạo, điều hành, phối
họp, hỗ trợ và cộng địng tham gia chủ động, tích cực, phát huy vai
trò tự quản trong bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể.
* Mục tiêu cụ thế:
-

Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đảm bảo các

giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều
kiện đế phát huy di sản trong giáo dục nhân cách, đạo đức, tâm
hồn, nghĩa vụ công dân, ý thức xã hội, đề cao tinh thần đối thoại
giữa các cộng đông, tôn trọng sự đa dạng văn hóa, trảch nhiệm
của mỗi thành viên cộng đồng đối với di sản văn hóa.
178


- Bảo vệ sức sống của di sản cho hiện tại và cho thế hệ tương
lai, phù họp vói bối cảnh phát triển kinh tế xã hội và hội nhập
quốc tế. Phát huy vai trò chủ động, ưch cực, tự chủ của cộng đòng


nhằm phát huy ý nghĩa, chức năng của di sản văn hóa phi vật thể
đối với cộng đồng, làm cho di sản văn hóa phi vật thể trở thành
nhân tố thúc đẩy con người hoàn thiện nhân cách.
- Hoàn thiện các cơ chế quản lý, chế định pháp lý và chính
sách về di sản văn hóa, đảm bảo sự tham gia rộng rãi nhất của
các cộng đồng, nhóm người vào xây dựng các kế hoạch, chiến
lược, chính sách và chương trình liên quan đến di sản văn hóa
phi vật thể; đảm bảo rằng các cộng đồng là những người được
hưởng lợi chính từ những kế hoạch, chiến lược, chính sách và
chương trình đó.
- Phát huy chức năng chỉ đạo, định hướng của nhà nước
nhằm ngăn chặn lợi dụng di sản để làm lợi cho cá nhân, nhóm
người và giảm thiểu thương mại hóa.
2.Quan điểm
- Di sản văn hóa phi vật thể là nguồn lực văn hóa, là nền tảng
tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất
nước. Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể phải được
lồng ghép vào trong các chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
- Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong sự đa
dạng văn hóa Việt Nam của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với
các đặc trưng của nền văn hóa dân tộc, đảm bảo sự đối thoại và
tơn trọng sự đa dạng văn hóa.
- Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể vì cộng đồng,
vì địi sống tinh thần và xã hội của cộng đơng, vì sự gắn kết xã
179


hội, tạo ra nội lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở
địa phương.
- Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể cần chú trọng đến trao

truyền di sản tại cộng đồng, phát huy vai trò của các nghệ nhân,
những người thực hành và các thành viên gia đình trao truyền
cho thế hệ trẻ trong gia đình và cộng đồng.
- Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể là sự nghiệp
của cả hệ thống chính trị, xã hội do Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, cộng đồng là chủ thể sáng tạo, thực hành, trao truyền
với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà quản lý, các tổ chức
phi chính phủ, các tổ chức phi quan phương.
3. Nhiệm
■ vụ•
* Nâng cao hiệu quả chức năng quản lý nhà nước:
- Nhà nước thực hiện chức năng vai trò chỉ đạo, định hướng
và hỗ trợ cộng đồng trong việc thực hiện chính sách, chiến lược,
chương trình, dự án bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể.
- Phân cấp rõ ràng giữa các Bộ, các ngành, các cơ quan, đơn
vị liên quan từ Trung ương đến địa phương, tránh chồng chéo
giữa các ban ngành, đơn vị.
- Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào công tác thực
hành di sản của cộng đông. Nhà nước không làm thay cho cộng
đồng mà cần thực hiện chức năng lãnh đạo, định hướng, hỗ trợ,
giám sát theo đúng chức năng và nhiệm vụ đã được chế định
theo luật pháp.
- Nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn của các nhà
quản lý, đội ngũ trực tiếp làm công tác quản lý và rèn luyện kỹ
năng làm việc, phối hợp vói cộng đồng.
180


* Phát huy vai trị chủ động, tích cực của cộng đồng:
- Cộng đồng chủ động, tích cực thực hành và bảo vệ di sản

văn hóa phi vật thể của ông cha để lại và trao truyền chúng cho
thế hệ trẻ.
- Cộng đồng là những người có quyền quyết định, tự chủ về
các biện pháp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể với
sự chỉ đạo, định hướng, hỗ.trợ của nhà nước.
- Huy động sự tham gia rộng rãi, quyền làm chủ di sản của
toàn cộng đồng; và vì vậy, mỗi thành viên đều có trách nhiệm
tham gia một cách tự nguyện trong bảo tôn, phát huy di sản văn
hóa phi vật thể, khích lệ những sáng tạo trong bảo vệ di sản văn
hóa phi vật thể.
- Chú trọng bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể
trong cộng đồng, vì cộng đồng; coi bảo đây là nhiệm vụ quan
trong phát huy giá trị của di sản trong giáo dục nhân cách trong
gia đình, nhà trường và xã hội. Đảm bảo giá trị và chức năng của
di sản trong việc duy trì bản sắc văn hóa, sự kế tục của cộng đồng.
- Khuyến khích cộng đồng tham gia tích cực trong trao truyền
các kỹ năng năng thực hành di sản cho thế hệ trẻ tại cộng đồng.
* Xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa quản lý nhà nước và
vai trò của cộng đồng:
- Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa quản lý
nhà nước và vai trò của cộng địng trong bảo vệ, phát huy di sản
văn hóa phi vật thể với phát triển kinh tế - xã hội.
- Đảm bảo sự phân cấp, phân quyền và ranh giới giữa các cơ
quan quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng địa phương.
181


Nhà nước không làm thay công việc của cộng đồng và cộng đồng
tham gia rộng rãi, tích cực, chủ động.
- Nhà nước thực hiện tốt các chức năng chỉ đạo, định hướng,

hỗ trợ, còn cộng đồng phát huy vai trò chủ động, tích cực, tự chủ
trong thực hành, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
- Cộng đồng được hưửng lợi từ di sản văn hóa phi vật thể.
Sự chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ trong các nội dung quản lý nhà
nước theo Luật di sản văn hóa nhằm tạo mọi điều kiện đế cộng
đồng được hưởng lợi từ các chiến lược, chính sách, chương
trình, dự án bảo vệ và phát huy Di sản văn hóa phi vật thể.
II.

PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH vực DI

SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
1. Sự phân cấp và mối quan hệ giữa Trung ương - địa phưong
Việc phân cấp, giao quyền và phân quyền giữa Trung ương và
địa phương, phát huy nhiệm vụ, vai trị, tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các cơ quan quản lý các cấp là chủ trương nhất quán và
xuyên suốt của Đảng, Nhà nước. Trong nhiều năm qua, Đảng và
Nhà nước đã có nhiều chủ trương hồn thiện tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước và theo Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 xác định
rõ: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối họp,
kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chủ; tôn trọng, tận tụy phục vụ nhân dân. Chính quyền địa phương
gồm Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ờ các đơn vị hành
chính bảo đảm thi hành Hiến pháp, pháp luật; quyểt định các vấn
đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cấp
trên; trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa Trung ương và địa
182



phương, chính quyền cấp dưới được thực hiện các quyền của
chính quyền cấp trên nếu có đủ đièu kiện bảo đảm thực hiện.
Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VIII) yêu cầu: Phân định

trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hướng
phân cấp rõ hơn cho địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành
và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tốc tập trung dân
chủ... Văn kiện Đại hội IX của Đảng năm 2001 nêu rõ: Phân cơng,
phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính qun địa phương...
Văn kiện Đại hội X năm 2 0 0 6 yêu cầu: Phân cấp mạnh, giao
quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phương... Văn kiện
Đại hội XI năm 2011 cũng yêu cầu: Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt
động của chính quyền địa phương... Tác động của chủ trương,
đường lối, chính sách đã làm cho hoạt động của chính quyền địa
phương có nhiều thay đổi, bộ máy nhà nước ở địa phương đã
hoạt động năng động, hiệu quả hơn. Việt Nam đã gặt hái được
nhiều thành công trong ổn định chính trị - xã hội, xóa đói giảm
nghèo, phát triển kinh tế... chính là nhờ có những tác động to
lớn của việc phân cấp, phân quyền. Tuy nhiên, chúng ta chưa
thấy rõ việc giao quyền và phân quyền trong quản lý đối với
cộng đồng địa phương dựa trên những tập tục truyền thống như
luật tục, hương ước và các tổ chức phi quan phương.
Mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương là một vấn đề
chính trị - pháp lý, liên quan đến việc xác định hình thức nhà
nước và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước trong mơ hình
nhà nước tương ứng. Quy chế pháp lý của từng cấp chính quyền
được thể hiện ở địa vị hiến định, ở khối lượng thẩm quyền mà
cấp đó đảm nhiệm. Khi thực hiện những thẩm quyền của mình,
mỗi cấp chính quyền có tính độc lập tương đối, song không biệt
183



lập với các chủ thể quản lý nhà nước khác. Đồng thịi, thực tiễn
quản lý nhà nước khơng loại trừ trường họp có nhiều chủ thể
quản lý có cùng chung khách thể và đối tượng quản lý, nhưng
phạm vi quản lý lại ở mức độ khác nhau. Vì vậy, vấn đề đặt ra là
cần định rõ phạm vi hoạt động của mỗi cấp chính quyền nhà
nước. Từ đó, mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương, xét
về bản chất, thể hiện ở việc phân cấp quản lý nhà nước, có nghĩa
là phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước Trung
ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương mà trước hết là
cấp tỉnh. Đối với một số trường họp khác, phân cấp được tiến
hành đế giải quyết mối quan hệ trực tiếp giữa trung ương và các
cấp chính quyền thấp hơn - cấp huyện hoặc cấp xãM.
Theo Hiến pháp, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là nhà nước đơn nhất Nhà nước là chủ thế duy nhất mang
chủ quyền quốc gia và các cơ quan nhà nước được tổ chức theo
thứ bậc và hoạt động theo trật tự hiến định, luật định. Từ đây, việc
xác định, mối quan hệ giữa Trung ương - địa phương phải bảo đảm
tuân thủ nguyên tắc về chủ quyền quốc gia, là noi thể hiện tính tối
cao của quyền lực Nhà nước. Đề cập đến mối quan hệ Trung ương địa phương, cần phải giải quyết một vấn đề mang tính lý luận là kết
họp hai khía cạnh: Tập trung hóa quyền lực nhà nước để bảo đảm
chủ quyền quốc gia và dân chủ vốn là đặc trưng của chế độ nhà
nước xã hội chủ nghĩa. Ngoài mục tiêu bảo đảm tính thống nhất
của quyền lực nhà nước, mối quan hệ Trung ương - địa phương
phải được xác định sao cho phù họp với nhu cầu, nguyên tắc dân
(1) Nguyễn Minh Phương, Thực trạng phân cấp, phân quyên và văn đè tự quản
địa phương tại Việt Nam, Văn phịng Quổc hội, Oxfam, Unicef, Hội thảo Tổ chức
chính quyền địa phương ở Việt Nam - Những văn đê Ịý luận và thực tiễn, Sđd.
184



chủ, bảo đảm quyền tự chủ, sáng tạo của địa phương và phát huy
tối đa năng lực, tiềm năng của địa phương. Để kết họp hai khía
cạnh nói trên, vấn đề đặt ra là cần khai thác một cách khoa học và
vận dụng thích họp nguyên tắc phối họp trong thực hiện quyền
lực nhà nước. Vì vậy, việc phân định thẩm quyền phải được ghi
nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật và nhiệm vụ cấp
bách đặt ra hiện nay là hình thành cơ sở lý luận để xây dựng và
tiễp tục hoàn thiện các nguyên tắc pháp lý, các quy định pháp
luật về mối quan hệ giữa Trung ương - địa phương.
2.

Phân cấp quản lý trong lĩnh vực di sản văn hóa phi

vật thể
Việt Nam có hệ thống quản lý di sản văn hóa phi vật thể từ
Trung ương đến địa phương, tò Bộ chủ quản đến các cơ quan quản
lý cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, cộng đồng chủ nhân. Sự chỉ đạo từ cơ
quan Trung ương và địa phương tạo nên một hệ thống quản lý
ngành dọc, đồng thời sự kết họp giữa các ban ngành liên quan từ
các đơn vị tài chính, giáo dục, ủy ban UNESCO Việt Nam, các cơ
quan về luật pháp, an ninh, xây dựng, môi trường liên quan. Sự kết
họp các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về quản lý di sản văn hóa
phi vật thể tạo nên một hệ thống khả thi, đảm bảo tính pháp lý
cũng như ngn lực tham gia bảo vệ di sản văn hóa phi vật thế.
* Cơ quan tư vấn:
Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia được thành lập "để tư vấn
giúp Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề quan trọng liên
quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá"W. về di

(1) Theo Điều 1, Quyết định sổ 1243/QĐ-TTG ngày 22 tháng 11 năm
2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và tổ chức hoạt động của
hội đồng di sản văn hóa quốc gia.
185


sản văn hóa phi vật thể, Hội đồng có nhiệm vụ “Đề nghị UNESCO
đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới;
và các vấn đề khoa học về di sản văn hóa liên quan đến các dự
án lớn về kinh tế - xã hội”W. .Trong những năm qua, Hội đồng di
sản văn hóa quốc gia đã thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn Chính phủ
phê duyệt các di sản văn hóa phi vật thể trong danh sách đề nghị
làm hồ sơ quốc gia đệ trình UNESCO vinh danh. Hội địng cũng
đóng vai trị quan trọng trong tư vấn, góp ý để các hồ sơ quốc gia
đạt chất lượng tốt, đáp ứng các tiêu chí của Công ước 2003.
* Cơ quan quản lý, chỉ đạo và điều hành:
Cơ quan quản lý và điều hành trực tiếp về lĩnh vực di sản
văn hóa phi vật thể là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Dưới Bộ,
có các cục, các vụ, các viện và trường liên quan. Cụ thể:
- Cục Di sản văn hóa:
Tại quyết định số 3878/QĐ-BVHTTDL ngày 01-11-2013 của
. Bộ trưửng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn hóa là
tổ chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng tham
mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về di
sản văn hóa, được Bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo và hướng
dẫn hoạt động phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa trong phạm vi cả nước theo đường lối, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nưác. Cục Di sản văn hóa với sự
họp tác và tư vấn của các chuyên gia về văn hóa, di sản văn hóa
cùng với một số cơ quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã

tư vấn và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đây là công tác
(!) Theo Điều 2, Quyết định số 1243/QĐ-TTG ngày 22 tháng 11 năm
2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và tổ chức hoạt động của
hội đồng di sản văn hóa quốc gia.
186


ln được quan tâm, triển khai nhằm hồn thiện hành lang
pháp lý và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực
di sản văn hóa. Trong những năm gần đây, Cục Di sản văn hóa
đã tham mưu lãnh đạo Bộ trình Chính phủ ban hành Nghị định
số 62/2014/NĐ-CP ngày 2 5 -6 -2 0 1 4 quy định về xét tặng danh
hiệu 'Nghệ nhân nhân dân”, "Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di
sản văn hóa phi vật thể. Năm 2015, Cục Di sản văn hóa đã tham
mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2015/N Đ -CP
ngày 28-10-2015 về việc hỗ trợ đối với Nghệ nhân nhân dân,
Nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hồn cảnh khó khăn.
- Cục Văn hóa cơ sở và Thanh tra Bộ:
Tham gia vào công tác quản lý di sản văn hóa phi vật thế
cịn là nhiệm vụ và chức năng của một số đơn vị trong Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch. Quyết định số 3765/QĐ-BVHTTDL
ngày30 tháng 10 năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Văn hóa cơ sả: tham mưu giúp Bộ
trưởng thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa cơ sở,
trong đó một số lĩnh vực của di sản văn hóa phi vật thể quản lý
hoạt động lễ hội như cưới xin, lễ tang.
7hanh tra Bộ có vai trị quan trọng trong giám sát, kiểm tra
các h)ạt động liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể. Theo Nghị
định số 71/2009/NĐ-CP ngày 28 tháng 08 năm 2009 về tổ chức
và hoạt động của Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

Thanh tra Bộ có trách nhiệm giúp Bộ trường quản lý nhà nước về
côngtác thanh tra; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành
chínt và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước
của Eộ, trong đó có lĩnh vực di sản văn hóa (theo Điều 16).
tên cạnh đó, việc hồn thiện và thực thi chính sách về di
187


sản văn hóa phi vật thể cịn có sự đóng góp quan trọng của Vụ
Pháp chế. Các Viện nghiên cứu liên quan đến di sản văn hóa phi
vật thể như Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Viện
Âm nhạc Việt Nam và các chuyên gia trong lĩnh vực di sản đóng
vai trị khơng nhỏ trong việc xây dựng và đóng góp ý kiến vào
các văn bản pháp luật, vào việc triển khai các dự án và làm việc
với cộng đơng. Trong Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong m ột
số công việc, công tác quản lý và bảo vệ di sản văn hóa phi vật
thể bị chồng chéo và có sự tham gia của nhiều đơn vị, gây nên
tình trạng khó quy trách nhiệm về một đầu mốK1).
- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh thành:
ở cấp độ địa phương, di sản văn hóa phi vật thế được điều
hành, quản lý trực tiếp bởi các Sử Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(nay có một số nơi là Sở Văn hóa, Thể thao). Các Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao) chịu sự điều hành,
quản lý trực tiếp của ủy ban nhân dân tỉnh. Tại Thơng tư liên
tích so 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 14 tháng 9 năm
2015 quy định vị trí, chức năng của các Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn, Khoản 4. về di sản văn
hóa: a) Tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy động, quản lý,
sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa ở địa phương sau khi được phê duyệt; b) Tổ chức nghiên

cứu, sưu tầm, kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thế ở
địa phương; cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa
phi vật thể trên địa bàn cho người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài; c) Quản lý, hướng dẫn tổ chức
các hoạt động bảo tòn, phát huy giá trị di sản văn hóa, lễ hội
(1) Nguyễn Văn Huy, Biến tướng ìễ hội: Tín ngưỡng hay cuỗng tín?, Tlđd.
188


truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử ở địa
phương; d) Tổ chức kiểm kê, lập danh mục, lập hồ sơ xếp hạng di
tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh ở địa phương.

- Phịng Văn hóa và Thơng tin:
Tại Thơng tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày
14 tháng 9 năm 2015, Khoản 4, Điều 5 (Nhiệm vụ và quyền hạn)
quy định: phòng văn hóa - thơng tin huyện có nhiệm vụ hướng
dẫn các tố chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện
bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa.
- Trung tâm văn hóa tình, thành phố trực thuộc Trung ương:
Thông tư số 03/2009/TT-BVH TTDL, ngày 28 tháng 8 năm
2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Trung tâm văn hóa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Tại Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn, Khoản 5: Khai thác, sưu
tầm, phát huy các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống,
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; tổ chức các cuộc thi sáng tác,
liên hoan, hội diễn nghệ thuật quần chúng, hội thi tuyên truyền
lưu động, triển lãm, lễ hội truyền thống và hiện đại.
- Trung tâm Ban Quản lý di tích trực thuộc tình, huyện, xã:
Đối với một số di sản văn hóa phi vật thể, quản lý trực tiếp

cịn có Trung tâm /Ban Quản lý di tích trực thuộc cấp tỉnh,
huyện hoặc xã. Ví dụ trường họp Khu Di tích lịch sử Đền Hùng;
ủy ban nhân dân tỉnh, Trung tâm dịch vụ và du lịch văn hóa
huyện Sóc Sơn; Ban Quản lý đền Phù Đổng thuộc xã Phù Đổng.
Hình thứe quản lý trực tiếp tại cấp cơ sử không thống nhất, nơi
thì có trung tâm trực tiếp quản lý trực thuộc chính quyền cấp tinh
189


hoặc huyện, nơi thì do Ban Quản lý của xã đã tòn tại từ nhiều năm
nay. Việc thành lập các đơn vị quản lý này càng thể hiện hệ thống
quản lý phức tạp, với sự tham gia của các ban ngành chồng chéo,
dẫn tói cùng một di sản văn hóa phi vật thể mà có nhiều đon vị
cùng quản lý, khơng có ai chịu trách nhiệm làm đầu mối và giải
quyết thấu đáo các vấn đề phát sinh cũng như các kế hoạch thực
hiện một cách bài bản, có tầm nhìn để hạn chế những bất cậpW.
- Cán bộ văn hóa thơng tin cơ sở:
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
đã ra Nghị quyết về "Đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp, nơng thơn thịi kỳ 2 0 01-2010" và Nghị quyết về
"Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã,
phường, thị trấn", trong đó nêu rõ chủ trương của Đảng trong
việc xây dựng đời sống văn hóa xã hội trong thời kỳ này là: "Đẩy
mạnh phong trào xây dựng làng, xã văn hóa, phục hồi và phát
triến văn hóa truyền thống...". Nghị quyết đã nhấn mạnh: "Các
cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi có tuyệt đại bộ phận nhân dân
cư trú và sinh sống. Hệ thống chính trị cợ sở có vai trị rất quan
trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn
dân, phát huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát

triển kinh tế - xã hội, tố chức cuộc sống của cộng đồng dân cư". Địa
bàn cấp xã cũng là nơi trực tiếp triển khai thực hiện các nhiệm vụ
í1) Nguyễn Văn Huy, Biến tướng lễ hội: Tín ngưỡng hay cuồng tín ?Tlđd.
- Nguyễn Văn Huy, Cần sự đột phá để thiết lập trật tự lễ hội
2017, Tải ngày 10 tháng 02 năm 2017.
190


chính trị - văn hóa - xã hội nói chung của đất nước. Cán bộ chun
trách về văn hóa thơng tin cơ sở là người trực tiếp tổ chức quản lý
và hướng dẫn hoạt động văn hóa thơng tin trên địa bàn cấp xã theo
sự phân công chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và
của ngành dọc cấp trên là Văn hóa - Thơng tin.
Như vậy, hệ thống quản lý từ Trung ương đến địa phương
được thiết lập một cách chặt chẽ với chức năng, nhiệm vụ rõ
ràng, và đon vị dưới cùng ở địa phương là cán bộ thông tin cơ
sờ. Qua nhiệm vụ được phân công, cho thấy cấp cơ sở là đon vị
trực tiếp quản lý và phối hợp với cộng đồng để thực hiện công
tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, nhưng chỉ có
một cán bộ phụ trách rất nhiều việc thơng tin cơ sở, văn hóa, xã
hội, mà khơng có cán bộ phụ trách về di sản văn hóa. Hơn nữa,
cơng tác trực tiếp điều hành quản lý di sản tại các bản, thôn, xã
với sự tham gia của cộng đồng, của các tổ chức phi quan
phương, và sự phối họp giữa nhà nước và cộng đồng chưa được
đưa ra trong Luật di sản văn hóa cũng như trong các văn bản
pháp luật liên quan khác.
*

Các Bộ, ban ngành, viện nghiên cứu, bảo tàng, các nhà khoa


học Trung ương và địa phương phối họp với các đon vị chủ quản:
Đối với các di sản văn hóa phi vật thể trình UNESCO vinh
danh, vai trị của ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam ngày càng
được nâng cao. ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam được thành lập
từ rất sớm, trước khi Việt Nam phê chuẩn Công ước 2003. Theo
Quyểt định sổ 251-TTg ngày 15 tháng 06 năm 1977 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt
Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Ngoại giao để đảm
nhiệm công việc của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
191


trong tổ chức chun mơn về UNESCO, ủy ban có trách nhiệm
phối họp và điều hòa hoạt động của ngành văn hóa trong cơng
tác quan hệ vói UNESCO, nhằm thực hiện những nhiệm vụ và
quyền hạn của Việt Nam với tư cách là một thành viên của
UNESCO. Hiện nay, ủy ban đang tích cực các hoạt động nhằm đẩy
mạnh vai trò của Việt Nam trong diễn đàn của UNESCO, cũng như
quảng bá hình ảnh Việt Nam qua các di sản văn hóa phi vật thể
như là một hình thức ngoại giao văn hóa.
Đối với các di sản ở Việt Nam, cơ chế phối họp giữa ngành dọc
từ Trung ương đến địa phương với các Bộ, ban ngành, viện nghiên
cứu, bảo tàng, các nhà khoa học Trung ương và địa phương tạo nên
một hệ thống cùng tham gia vào quản lý, bảo vệ di sản văn hóa phi
vật thế. Các cơ chế phối họp này được đưa vào phần "Tổ chức thực
hiện” các Thông tư, Nghị định. Chẳng hạn, trong Thông tư số
15/2015/TT-BVHTTDL, ngày 22 tháng 12 năm 2015 quy định về
tổ chức lễ hội. Điều 13, 14, 15 quy định rõ trách nhiệm của cơ
quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ủy ban nhân
dân các tình và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sử Văn hóa,

Thế thao). Một ví dụ khác về Chương trình phối họp số
93/BVHTTDL-CVHCS ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch chỉ đạo công tác quản lý và tổ chức lễ hội quy
định rõ về công tác chỉ đạo thực hiện của các Bộ, ban ngành Trung
ương; Ban Tuyên giáo Trung ương; ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cớ quan thuộc Chính
phủ; Bộ Cơng an; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Bộ Tài Nguyên và Môi trường; Bộ Cơng thương;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài
Tiếng nói Việt Nam; các tổ chính chính trị - xã hội.
Trong hệ thống quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi
192


vật thể Việt Nam cịn có sự phối họp, tham gia nghiên cứu và thực
hiện các biện pháp bảo vệ cùng cộng đồng của các nhà nghiên cứu,
các đon vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như Viện Văn hóa
Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Viện Âm nhạc Việt Nam, Nhạc viện
Hà Nội, Nhạc viện Huế, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Các bên tham gia vào quản lý và bảo vệ di sản văn hóa phi
vật thể
Trong công tác quản lý, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể,
UNESCO khuyến khích sự tham gia tư vấn của các tổ chức phi
chính phủ và sự tham gia trực tiếp của họ trong các dự án bảo
vệ. Hiện nay, có 164 tổ chức phi chính phủ có uy tín đáp ứng
quy định của UNESCO đã đăng ký tham gia vào các hoạt động
của UNESCO. Theo Điều 9 của Cơng ước, ủy ban Liên chính phủ
của Cơng ước đề xuất lên Đại hội đồng việc ủy nhiệm các tổ chức
phi chính phủ có uy tín trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
làm cơng tác tư vấn cho ủy ban. Vì vậy, trong tất cả các hoạt

động, các chương trình nghị sự, các Hội đồng thẩm định đều có
sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ. Chẳng hạn, Hội đồng
thẩm định (Evaluation Body) của UNESCO được thành lập tại Kỳ
họp lần thứ 9 của ủy ban Liên chính phủ Cơng ước 2003 cũng có
6 đại diện của các nước thành viên và 6 tố chức phi chính phủ.
Việt Nam đã có một số tổ chức phi chính phủ tham gia vào
cơng tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Đó là Hội Văn nghệ dân
gian Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn
hóa (thuộc Hội Di sản văn hóa Việt Nam], Trung tâm Nghiên cứu,
Hồ trợ và Phát triến văn hóa

(A&c, thuộc

Liên hiệp các Hội Khoa

học và Kỹ thuật Việt Nam - VUSTA), Trung tâm Nghiên cứu, bảo
tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam (thuộc VUSTA). Và gần
đây tháng 11 năm 2016, Trung tâm xúc tiến và quảng bá di sản văn
193


hóa phi vật thể ra đời (thuộc VUSTA) và một số tổ chức khác. Một
số trung tâm này đã đăng ký là các tổ chức phi chính phủ có uy tín
được UNESCO cơng nhận để đăng ký tham gia các hoạt động của
Công ước 2003. Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ và Phát triển văn
hóa (A&C) có chức năng tư vấn, nghiên cứu, hỗ trợ, phát triến,
thẩm định dự án và phối họp đào tạo, chuyển giao kiến thức trong
nghiên cứu và thực hành, điều phối họp tác theo nhu cầu, nhằm
đưa lại những nhận thức mới, phương pháp tiếp cận mói, cách làm
mới trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật Trung tâm đã được

UNESCO chọn làm thành viên của Ban thẩm định hồ sơ trong Danh
sách khẩn cấp (Consultative Body) nhiệm kỳ 2012-2014, Hội Văn
nghệ dân gian Việt Nam là một tổ chức đã thực hiện được một số
hoạt động đóng góp vào cơng cuộc bảo vệ di sản văn hóa phi vật
thể. Hằng năm, Hội đã xét duyệt hồ sơ công nhận, trao bằng Nghệ
nhân dân gian cho các đối tượng khác nhau. Ngoài ra, theo Quyết
định số 1598/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt dự án công bố, phổ biến tài sản văn hóa văn
nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam giai đoạn II (2013 -2017], Hội
công bố 1.500 tác phẩm/cơng trình thuộc tài sản văn hóa, văn nghệ
dân gian các dân tộc Việt Nam. Việc công bố các công trình cũng là
một hình thức tư liệu hóa, nhằm giúp cho việc nghiên cứu, lưu trữ
các nghiên cứu về Di sản văn hóa phi vật thể, phổ biến các cơng
trình về văn hóa truyền thống các dân tộc. Tuy nhiên, việc bảo vệ di
sản văn hóa phi vật thể cần có sự hỗ trợ ở nhiều mặt, khơng chỉ
sưu tầm nghiên cứu mà bao gồm nhiều lĩnh vực khác như UNESCO
đề ra như khuyến khích nghệ nhân, quảng bá, truyền dạy, kiểm kê.
Từ khi thành lập [năm 2007) Trung tâm Nghiên cứu và Phát
huy giá trị di sản văn hóa (thuộc Hội Di sản văn hóa Việt Nam]
thực hiện các hoạt động về tư vấn, tổ chức các hoạt động nghiên
194


cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa; hội nghị, hội thảo khoa
học, các hoạt động giao lưu trao đổi kinh nghiệm về bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóa. Trung tâm thực hiện các công tác
tư vấn, tổ chức các hoạt động thăm quan, học tập, nghiên cứu
các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh ở trong và
ngoài nước. Trung tâm cũng đã liên kết với các cơ sở giáo dục để
tổ chức các lóp bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, chun mơn,

nghiệp vụ về lĩnh vực di sản văn hóa, như mở các lóp tập huấn tại
cộng đồng về kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Đặc biệt, Trung
tâm tổ chức các hoạt động giao lưu quốc tế về lĩnh vực di sản văn
hóa theo quy định của nhà nước như thực hiện các mối quan hệ
họp tác với các tổ chức NGO, hỗ trợ các đoàn nghệ nhân đi biểu
diễn ở nước ngoài, tổ chức các vvorkshops tập huấn về di sản văn
hóa phi vật thể với sự tài trợ của Văn phòng UNESCO tại Hà Nội.
Một số công tác xúc tiến quảng bá di sản văn hóa phi vật thế
đã được Quỹ Văn hóa của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà
Nội thực hiện trong việc đưa các đoàn biểu diễn di sản văn hóa
của Việt Nam ra nước ngồi. Quỹ Văn hóa đã phối hợp với Trung
tâm Xúc tiến quảng bá di sản văn hóa phi vật thể và các tổ chức,
cá nhân khác để tiến hành quảng bá di sản, trong đó có Thực
hành tín ngưỡng thờ Mẩu Tam phủ của người Việt mới được
UNESCO vinh danh năm 2016. Ngày 25 tháng 12 năm 2016,
Trung tâm đã tổ chức tọa đàm về nhận diện giá trị thực hành tín
ngưỡng thờ Mau được UNESCO vinh danh và tổ chức liên hoan
hầu đồng ở Phủ Tây Hồ và đã đạt được thành công nhất định. Một
điều đáng mừng là các tổ chức, các trung tâm, các hội ở Việt Nam,
mặc dù là phi chính phủ, nhưng trong đa số các trường họp, đều
họp tác vói các Bộ, ban ngành, cơ quan, viện liên quan để tổ chức
các hoạt động về quản lý, quảng bá Di sản văn hóa phi vật thể.
195


Các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam cần tham gia tích cực
hơn nữa trong ĩĩnh vực di sản văn hóa và phối họp chặt chẽ với Bộ,
ban ngành từ Trung ương đến địa phương và các cơ quan, tổ chức
nhà nước trong việc nhận diện, nghiên cứu, thực hiện các biện pháp
bảo vệ. Do đó, chính sách văn hóa của Việt Nam cũng cần ghi nhận

và khuyến khích sự tham gia tích cực của họ trong lĩnh vực di sản.
Hệ thống phân căp quàn lý nhà nư&c với sự tham gia của cộng
đòng và các bên trong bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thế

196


III.

PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Ở VIỆT NAM
Bàn về các phương thức quản lý, trong cuốn sách này chúng
tơi phân loại theo vai trị chủ đạo của nhà nước, cộng đồng và
các bên tham gia, bởi lẽ bất kể một thực hành di sản nào cũng có
sự tham gia quản lý của khơng chỉ cơ quan nhà nước theo Hiến
pháp và pháp luật quy định, mà cịn có nhiều cơ quan liên quan
với mức độ và thẩm quyền khơng như nhau. Phân biệt rạch rịi
các mơ hình quản lý quả là khiên cưỡng. Một đơn vị, một cá
nhân quản lý, hay một nhóm người quản lý là hình thức truyền
thống, khơng cịn phù hợp trong bối cảnh đương đại. Ngày nay,
phương thức quản lý phải được nhìn nhận trong cả một hệ thống
vói sự tham gia của chính quyền, đồn thể, cộng đồng. Qua phân
tích thực trạng của việc quản lý và sự tham gia của cộng đồng địa
phương, chúng tôi đưa ra 03 phương thức quản lý nhấn mạnh sự
tham gia của quản lý nhà nước hoặc vai trò của cộng đồng.
1.

Phương thức quản lý nhà nước vói việc chỉ đạo và trực


tiếp tham gia vào thực hành di sản
Mơ hình Nhà nước Việt Nam là quyền lực nhà nước được
tập trung, thống nhất, trong đó nhà nước là chủ thể duy nhất
mang chủ quyền quốc gia và các cơ quan nhà nước được tổ chức
theo thứ bậc và hoạt động theo trật tự hiến định, luật định. Do
vậy, dù vai trò chủ động, tích cực của cộng đồng trong quản lý,
thực hành di sản văn hóa phi vật thể, thì vai trị quản lý nhà nước
vẫn đặt lên hàng đàu. Công tác quản lý, tham gia của nhà nước
theo các cấp độ, hình thức khác nhau. Đối với một số di sản văn
hóa phi vật thể, nhà nước không chỉ chỉ đạo, mà còn trực tiếp
tham gia vào việc tổ chức, thực hiện.
197


Với phương thức tham gia trực tiếp, thông qua các trường
hợp nghiên cứu cho thấy, các cơ quan của nhà nước thực hiện
công tác chỉ đạo, quản lý di sản văn hóa phi vật thể, khơng chỉ
bằng văn bản mà cịn trực tiếp phân cơng, giao việc, tức là trực
tiếp tham gia vào việc xây dựng chương trình, bố trí, phân công
công việc cho cộng đồng địa phương. Cụ thể, trường hợp tổ
chức Giỗ tổ Hùng Vương ở Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, một lễ
hội cấp quốc gia, ủy ban nhân dân tỉnh trự c tiếp chỉ đạo các sờ,
ban ngành tham gia. Chương trình được giao cho các tiểu ban
chuyên trách xây dựng, bài bản chi tiết, có văn bản chỉ đạo, giao
nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho các ban ngành, các cộng đồng.
Người dân chỉ là những người tham gia rước kiệu truyền thống.
Quản lý theo hình thức này tương đối chặt chẽ và tạo thuận lợi
và điều kiện tốt về an ninh, trật tự cho các đoàn cán bộ cao cấp
cũng như các thành phần quan chức tham gia. Nhưng người dân
khơng có quyền chủ động trong việc tổ chức hội, bố trí nguồn

lực, nhân lực. Họ chỉ là những người thừa hành mệnh lệnh,
những người thực hiện nhiệm vụ do cấp lãnh đạo phân công.
Điều này hạn chế sự chủ động, sự sáng tạo, cũng như sự nhiệt
tình tham gia, đồng thời khơng cịn thấy di sản là của cộng đồng,
cộng đồng có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ và phát huy.
Hiện nay, vai trò tổ chức lễ hội Đền Hùng theo truyền thống
của các làng sở tại (Vi, Trẹo và cổ Tích) đã được thay thế bằng
đại diện lãnh đạo nhà nước (chính quyền Trung ương hoặc cấp
tỉnh tùy theo các năm) thơng qua các quyết định của Chính phủ
khi nâng lễ hội này thành quốc lễ. Sự thay thể này cùng với việc
thành lập Ban Quản lý đã dẫn đến sự suy giảm vai trò chủ động
tham gia của các cộng đồng địa phương vào lễ hội trên các mặt:
tổ chức, thực hiện lễ hội, quản lý và tu bổ các cơ sở thờ tự.
198


Ngày nay, việc tổ chức lễ hội thờ cúng Hùng Vương khơng
cịn là "lệ" làng, khi mọi người dân phải có nghĩa vụ đóng góp
cơng sức, thời gian và tiền của. Thay vào đó, việc tham gia các
hoạt động lễ hội tại đền Hùng chuyển sang những hình thức
mới, mang tính chất nhiệm vụ được cấp trên phân cơng thơng
qua các văn bản. Trước khi tổ chức lễ hội, chính quyền cấp tỉnh
chuẩn bị tồn bộ chương trình, kịch bản, kinh phí và giao đầu
việc cho các sở, phịng ban và các huyện, xã liên quan. Người
dân ba làng Vi, Trẹo, Cổ Tích tham gia vào các hoạt động chuẩn
bị lễ hội và tế lễ một cách bị động theo sự chỉ đạo và điều hành
của các cấp chính quyền.
Tương tự như vậy, đối với quản lý lễ hội ở Hội Gióng (đền
Sóc) Trung tâm Dịch vụ và du lịch văn hóa huyện Sóc Sơn là đơn
vị đứng ra chịu trách nhiệm các khâu tổ chức lễ hội. Kịch bản

cũng được xây dựng, tuy có xin ý kiến của người dân, của những
người cao tuổi. Người dân 7 làng ở huyện Sóc Son tham gia Hội
Gióng có thể cho là những người được phân công, được giao
nhiệm vụ. Tham gia phục vụ hội cũng là nhu cầu, là nghĩa vụ
thiêng liêng và cũng là dịp cầu Thánh phù hộ độ trì cho cá nhân,
gia đình (cầu cơng ăn việc làm, cầu công danh sự nghiệp, cầu
chuyện học hành của con cháu).
Khác với đền Phù Đổng, đền Sóc ở Sóc Son lại được quản lý
bởi Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn, được
thành lập theo quyết định số 1638/QĐ-UB ngày 15 tháng 6 năm
1995 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, theo cán
bộ Ban Quản lý, về các quy ước truyền thống trong việc tổ chức lễ
hội, như thứ tự các làng đi rước, thứ tự đi cờ, trống, chuông,
khênh kiệu, hộ giá... dù có quản lý nhà nước cũng khơng ai có thể
199


thay đổi cấu trúc, cái cốt lõi của lễ hội truyền thốngt1). Với tư
cách quản lý, Ban Quản lý đã bố trí lại thứ tự đám rước. Kịch
bản tổ chức lễ hội đền Sóc, sau khi Ban Quản lý được thành lập,
được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu hồi cố từ người dân và đã
được Sở Văn hóa - Thơng tin Hà Nội, ủy ban nhân dân huyện
Sóc Sơn, Phịng Văn hóa - Thơng tin huyện Sóc Sơn chấp thuận.
Điểm chung của các "kịch bản" do Ban Quản lý di tích đề xuất
như ở Đền Hùng, đền Sóc, thường có xu hướng đơn giản hóa,
lược bỏ những "hủ tục lạc hậu, rườm rà", tục hèm và tiết kiệm
(thời gian, tiền bạc). Ngoài cái lợi của phương thức quản lý kiểu
này là có thể quản lý bằng văn bản pháp quy, tránh mâu thuẫn
giữa các cá nhân và cộng đồng làng xã, tiễt kiệm; thì những kịch
bản "sân khấu hóa" thường phá vỡ cấu trúc vốn có của lễ hội

truyền thống, cũng như thay đổi một số ý nghĩa và chức năng
của thực hành lễ hội.
Phương thức quản lý này thường vận hành ở những nơi
thành lập Trung tâm/Khu di tích trực thuộc ủy ban nhân dân
tình hoặc thuộc ủy ban nhân dân huyện. Các Trung tâm quản lý
vơ hình chung làm thay cho cộng đồng những công việc mà họ
đã thực hành trong truyền thống như chương trình, kịch bản, tổ
chức tế lễ, dâng hương, đón khách, phân cơng cơng việc... Những
Trung tâm/Khu di tích là cơ quan nhà nước có các cán bộ biên
chế, hưởng chế độ lương của nhà nước. Còn cộng đồng tham gia
một cách thụ động, với sự phân công và điều động của nhà
nước. Điều này làm mất đi tính chủ động của cộng đồng và họ
chỉ là người thực hiện theo nhiệm vụ cấp trên giao.
(!) Phỏng vấn ông Bân ởxã Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội, tháng 8 năm 2011.
200


2.

Phương thức quản lý nhà nước với việc chỉ đạo, định

hirớng, kiểm tra, giám sát
Các cơ quan nhà nước quản lý di sản văn hóa phi vật thể
trên cơ sở các văn, bản hành chính cho phép như trường họp
hoạt động của các câu lạc bộ cồng chiêng ở Lạc Dương (Lâm
Đồng), nhưng không tham gia vào việc tổ chức, thực hiện mà là
do người dân, cộng đồng tự tổ chức và điều hành các thực hành.
Nhà nước chỉ tham gia sám sát, kiểm tra và xử phạt hành chính
nếu phát hiện vi phạm theo quy định, pháp luật hiện hành.
Trong bối cảnh cuộc sống của người Lạch ở Lạc Dương, khi diễn

xướng cồng chiêng khơng cịn tồn tại trong các nghi lễ cộng
đồng, các câu lạc bộ cồng chiêng đã tự phát thành lập để biểu
diễn phục vụ khách du lịch đến từ thành phố Đà Lạt.
Cồng chiêng được diễn tấu trong nhà thờ ử thị trấn Lạc
Dương cũng ngồi sự kiểm sốt và chỉ đạo của chính quyền mà
phụ thuộc vào cha xứ trong nhà thờ. Cha xứ tổ chức các câu lạc
bộ cồng chiêng nam và nữ bao gồm các nghệ nhân biết nhiều bài
chiêng, đánh chiêng bài bản theo đúng với lối diễn tấu truyền
thống. Cha trực tiếp làm việc với cộng đồng, lựa chọn những nghệ
nhân giỏi, thành lập thành các đội cồng chiêng và phân công họ
biểu diễn trong các nghi thức thánh lễ trong các ngày nghỉ, trong
tuần và các dịp trọng lễ. Các bài diễn táu còng chiêng được sắp
xếp đan xen vói các bài thánh ca, tạo nên những buổi trình diễn
mang âm hưởng của nghi thức nhà thờ và truyền tải thông tin
của những người theo đạo đến Chúa. Trong trường họp này, cha
xứ và nghệ nhân tự thu xếp bài bản, chương trình và diễn tấu,
nằm ngồi sự quản lý về nội dung và tổ chức của cơ quan quản
lý nhà nước. Ở đây, việc quản lý thuộc cha xứ và nhà thờ.
201


Việc quản lý các hoạt động biểu diễn chỉ dựa trên văn bản
cho phép hoạt động, cán bộ văn hóa thỉnh thoảng đi kiểm tra.
Trên thực tế, các câu lạc bộ cụ thể biểu diễn ra sao, như thế nào,
phục vụ ai... thì hầu như mang tính tự phát và tự phát triển theo
yêu cầu của khách du lịch. Điều này dẫn tới việc thương mại
hóa, mạnh ai người nấy làm và thiếu sự quy hoạch, phối họp của
các bên tham gia vào việc bảo vệ giá trị và sức sống của di sản
cồng chiêng. Các bài bản cồng chiêng bị pha trộn với nhạc hiện
đại nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch là những người

ngoài. Một mặt, UNESCO khuyến khích sự chủ động, sáng tạo
của cộng đồng, mặt khác cũng cảnh báo những hành động, biện
pháp bảo vệ làm sai lệch bản chất di sản và ảnh hưởng không tốt
tới sức sống cũng như không đem lại những giá trị thể hiện bản
sắc của cộng đồng.
Với phương thức quản lý nhà nước có chỉ đạo, định hướng,
dần ca Ví, Giặm trong thời gian qua được sự quan tâm của các
cấp chính quyền và của ngành. Chính quyền các cấp từ ủy ban
nhân dân tỉnh đến các cấp lãnh đạo cơ sở đã cấp giấy phép cho
các địa phương thành lập câu lạc bộ, đầu tư tổ chức các liên
hoan dân ca và huy động nguồn lực đế hỗ trợ. Có thể nói rằng,
phương thức quản lý vói sự chỉ đạo, định hướng là tương đối
tiêu biểu, thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền tới di
sản, còn cộng đồng là những người thực hành được tạo mọi điều
kiện để sinh hoạt, trình diễn và được ghi nhận đóng góp trong
cơng cuộc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.
Phương thức quản lý với sự chỉ đạo và định hướng của nhà
nước, hỗ trợ cộng đồng trong việc tìm ra những phương thức
hữu hiệu đế bảo tồn di sản. Nhà nước bảo trợ di sản bằng pháp
202


×